BÁC SĨ YERSIN
TỪ WIKI MEDIA, NÓI CHUNG
Thiếu thời[ | ]
Yersin là con út trong gia đình có ba người con. Họ là thành viên Giáo hội Tin Lành Cải cách Tổng Vaud. Mẹ ông là hậu duệ của những người ở phải đào thoát khỏi nước để tránh bị bức hại tôn giáo sau khi ra Chỉ dụ Fontainbleau năm 1685 thu hồi Chỉ dụ Nantes do ban hành năm 1598. Lúc ấy Tổng Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803.
Cha ông, Alexandre (1825-1863), là giáo viên môn khoa học tự nhiên tại những trường trung học ở Aubonne và Morges, kiêm nhiệm chức quản đốc kho thuốc súng, và say mê nghiên cứu các loại côn trùng. Ông qua đời chỉ ba tuần lễ trước khi Yersin chào đời do bị xuất huyết não. Mẹ ông một mình nuôi ba con (Émilie, Franck, và Alexandre), dời đến sinh sống ở Morges, tại đây bà mở trường dạy nữ công gia chánh và cung cách sống cho các thiếu nữ.
Học vấn[ | ]
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1883 Yersin đến để học y khoa, rồi sang , , tiếp tục theo đuổi ngành học của mình. Trong thời gian lưu trú ở Marburg, qua báo chí Yersin đọc biết về – nhà truyền giáo và nhà thám hiểm người – và Livingstone trở thành hình mẫu lý tưởng cho chàng trai Yersin nhiều hoài bão. Năm 1885, ông đến , nghiên cứu y học tại Hôtel-Dieu de Paris (bệnh viện lâu đời nhất Paris, liên kết với Khoa Y thuộc Đại học Paris Descartes). Tin tức, những chuyến đi, và những tấm bản đồ về đã khơi dậy niềm đam mê thám hiểm của chàng sinh viên y khoa, người trong suốt cuộc đời luôn muốn chọn những gì mới mẻ và tuyệt đối hiện đại. Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) do lời mời của , và tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa .
Ở tuổi 25, ngay sau khi nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm), Yersin liền sang để kịp ghi danh theo học lớp vi trùng học kỹ thuật do giảng dạy. Trở về Paris, Yersin xin nhập quốc tịch Pháp bởi vì lúc ấy chỉ có công dân nước Cộng hòa Pháp mới được hành nghề y. Ông gia nhập ở Paris mới được thành lập vào năm làm người cộng tác với Roux, hai người cùng khám phá ra độc tố (do trực khuẩn tạo ra).
Đến Đông Dương[ | ]
Tuy nhiên, nhà khoa học trẻ đầy triển vọng này không chịu hài lòng với môi trường học thuật đỉnh cao ở Paris. Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp để đến (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp). Phải đợi đến năm 26 tuổi, Yersin mới thấy biển lần đầu tiên, lúc ấy là một bác sĩ trẻ được cử đi công cán ở làng chài . Trải nghiệm này khơi mở khát vọng được đi và khám phá cũng như sự sẵn lòng từ bỏ tương lai xán lạn trong nghiên cứu khoa học ở Paris như là một môn đệ của Pasteur. Yersin viết cho mẹ, "Con sẽ không buồn nếu phải rời Paris vì con thấy chán ngấy kịch nghệ, đám thượng lưu làm con kinh tởm, và đời mà không đi thì còn gì là đời".
Khi biết chắc không thể thuyết phục Yersin ở lại Paris, Pasteur bèn viết thư cho Công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải), đề cử Yersin làm bác sĩ trên tàu.
Yersin nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Volga, một con tàu cũ kỹ chạy bằng buồm và hơi nước trên tuyến hàng hải Sài Gòn – Manila, chuyên chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa. Đang lúc làm bác sĩ trên tàu Volga, qua lại giữa hai thành phố và , Yersin tự tổ chức cho mình những chuyến thám du ở và , tích lũy kiến thức cùng kinh nghiệm cho ước mơ khám phá những vùng đất mới của ông. Trong thời gian này, , một môn đệ khác của Pasteur, đến Sài Gòn tìm gặp Yersin đề nghị hợp tác trong nỗ lực thành lập Viện Pasteur ở Sài Gòn.
Năm sau, Yersin được thuyên chuyển sang tuyến hàng hải mới mở Sài Gòn – , làm bác sĩ trên tàu Saigon trọng tải chỉ bằng nửa tàu Volga, di chuyển dọc bờ biển. Thời ấy chưa có tuyến đường bộ nối liền hai miền nam bắc. Yersin dùng thời gian rảnh rỗi trên tàu để ký họa địa hình bờ biển và, dưới sự hướng dẫn của thuyền trưởng, học cách sử dụng kính lục phân, nghiên cứu môn trắc địa cũng như thu thập kiến thức toán học cần thiết cho công việc quan sát thiên văn học.
Cả chuyến đi cũng như chuyến về, con tàu đều dừng lại ở , một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng. Lần nào đến Nha Trang, Yersin cũng bị mê hoặc đến sững sờ bởi vùng đất hoang dã đó với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ, bên trên sừng sững những đỉnh núi mây mù chưa từng ai đặt chân đến, cũng chưa hề được vẽ bản đồ.
Andrien Loir, cháu ruột và là một trong những môn đệ đầu tiên của Pasteur, tìm gặp Yersin kêu gọi sự giúp đỡ của bạn đồng môn cũ cho kế hoạch thành lập một viện Pasteur ở lúc ấy là một lục địa đang trên đà phát triển mạnh, nhưng Yersin từ chối như ông đã khước từ lời đề nghị của Calmette trước đó.
Thám hiểm[ | ]Nhà riêng của Yersin tại Nha Trang, nay là Nhà nghỉ Bộ Công An.
Năm 1891, Yersin xin thôi việc ở Messageries, quyết định đến sống tại . Ông cho dựng một ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn, và mở một phòng khám. Ông Năm (Yersin được người dân ở đây gọi như thế) là bác sĩ người Âu đầu tiên hành nghề trong vùng này. Ông nhận tiền khám của những người có máu mặt và có tiền, nhưng tiếp tục chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mặc dù thường khi ông không thể nào phân biệt nổi giữa hai hạng người ấy, trong khi vẫn luyện tập chạy điền dã. Ông thực hiện những chuyến thám du hàng trăm cây số trong những vùng đồi núi, vào ở trong các ngôi làng người Mọi (cách gọi người sắc tộc thiểu số thời bấy giờ), học chút ít ngôn ngữ, săn bắn, và chữa bệnh cho họ.
Muốn tìm một con đường bộ vào Sài Gòn, Yersin đi ngựa đến , thuê người dẫn đường vào rừng, ông tìm ra cao nguyên , nhưng không thể đi tiếp, phải trở lại , rồi lấy thuyền về Nha Trang. Dù vậy, Yersin vẫn tiếp tục ý định khám phá dải rừng núi bí hiểm dọc theo dãy , lúc ấy là một vùng hiểm trở hoang vu, là nơi sinh sống của những bộ tộc thiểu số không chịu khuất phục triều đình.
Với mục tiêu tìm một con đường bộ từ Nha Trang ven băng qua dãy Trường Sơn để đến phía bên kia. Yersin sử dụng phần còn lại của món tiền tiết kiệm còm cõi đang cạn dần để mua trang thiết bị và lên kế hoạch cho chuyến thám hiểm. Ngày 23 tháng 9 năm 1892, đoàn thám hiểm gồm bảy thành viên, với vài con ngựa, hai con voi, và một khẩu súng săn hiệu Winschester, dưới sự lãnh đạo của Yersin khởi hành từ Nha Trang ra rồi lên . Ba tháng sau khi rời Nha Trang, đoàn thám hiểm đến bên bờ sông Mekong. Yersin bán lại mấy con ngựa và voi rồi cùng các bạn đồng hành lên thuyền độc mộc về . Những tấm bản đồ ông vẽ được gởi sang bên để đối chiếu với những ghi nhận của Phái đoàn , rồi chuyển về Paris. Yersin về, ở lại Paris trong ba tháng để ghi danh theo học ở Đài Thiên văn Montsouris, và từ chối gia nhập Phái đoàn Pavie. Nhờ sự vận động của Pasteur, Yersin nhận được sự trợ giúp của Hãng Đường biển để mua dụng cụ và thêm khoản tiền trang trải chi phí cho những chuyến thám hiểm.
Năm 1892, ít lâu sau chuyến thám hiểm lần thứ nhất, theo lời khuyên của , Yersin gia nhập đoàn y sĩ hải ngoại để khỏi phải lo lắng về mặt tài chính. Sau 28 năm phục vụ, năm 1920 ông về hưu với cấp bậc Đại tá Quân y.
Tháng 6 năm 1893, được sự ủy thác của , Yersin tổ chức đoàn thám hiểm theo đường bộ từ ra , lên Di Linh, cuối cùng khám phá . Trong nhật ký đề ngày 21 tháng 6 năm 1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat nằm rải rác trong vùng, "Từ trong rừng thông bước ra tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này." Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng cho người Âu châu, sau trở thành .
Yersin tại Cao nguyên Lâm Viên, năm 1893
Với sự trợ giúp từ chính quyền – được cung cấp vật dụng, nhân lực, tiền và vũ khí - quy mô của chuyến thám hiểm lần này lớn hơn nhiều so với lần trước, đôi khi lên đến tám mươi người đi quanh co dưới tán lá rừng. Để đổi lại, Yersin phải khảo sát tìm ra những con đường mới để phát triển thương mại, những địa điểm thích hợp để chăn nuôi gia súc, cũng như kiểm kê tài nguyên rừng và khoáng sản.
Trên đường về, khi vừa đến một ngôi làng người thiểu số thân quen vừa bị bọn cướp – khoảng năm mươi người là tù vượt ngục – đốt phá. Cùng những người can đảm nhất trong đoàn thám hiểm, Yersin quyết định truy đuổi băng cướp, kịp khi bọn chúng dừng chân, đốt lửa và kiểm kê chiến lợi phẩm. Yersin giơ khẩu súng ngắn lên nhưng Thục, thủ lĩnh băng cướp, nhảy đến đẩy chệch nòng súng. Yersin lĩnh một nhát chùy vào chân gãy cả xương, bị rựa chặt đứt nửa ngón cái của bàn tay trái, bị Thục đâm ngọn giáo vào ngực. Bọn cướp bỏ đi vì đinh ninh Yersin đã chết. Theo sự hướng dẫn của Yersin, người ta khoét rộng vết thương, rút mũi giáo, khử trùng, nẹp chân, đặt ông lên một chiếc cáng kết bằng tre và dây rừng, khiêng đi suốt nhiều ngày đến tận . Ở đó có một chuyên gia điện tín báo cho Calmette ở Sài Gòn biết để gởi thuốc đến. Trong khi các vết thương lên sẹo, Yersin dành thì giờ tìm hiểu cách vận hành của máy phát . Sau đó, ông được đưa về Sài Gòn, viết tường trình, vẽ bản đồ, và phác thảo những tuyến đường tiềm năng.
Yersin chuẩn bị cho chuyến thám hiểm thứ ba, chuyến đi dài nhất và nhiều tham vọng nhất của ông, với dự định mở một con đường mới từ sang Lào, khác với con đường của Pavie qua .
Trước khi Yersin lên đường, Thục bị bắt, ông chứng kiến cuộc hành hình để lại nhiều cảm xúc.
Cuối năm 1893, với một lực lượng hùng hậu - ngoài 54 người tùy tùng còn có một toán lính tập mang súng theo hộ tống. - Yersin khởi hành từ Biên Hòa lên Đà Lạt, đi tiếp đến cao nguyên , vào ở nam , rồi đi theo hướng đông ra biển. Yersin đến vào ngày 17 tháng 5 năm 1894. Cuộc khảo sát lần thứ ba này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc, và từ sông Mekong ở phía tây đến bờ biển Việt Nam ở phía đông. Trang nhật ký ngày 11 tháng 4 của Yersin ghi, "Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế mãi làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét mặc dầu đã uống thuốc ngừa..."
Nghiên cứu bệnh dịch hạch[ | ]Tượng Yersin tại Bảo tàng Y khoa Hồng Kông
Trong khi Yersin đang chuẩn bị cho cuộc thám hiểm thứ tư thì bệnh dịch đã bộc phát ở miền Nam và lan truyền xuống Đông Dương. Tháng 5 năm 1894, dịch phát mạnh ở , gây tử vong cao, và trở thành mối đe dọa cho tất cả cảng biển có giao dịch thương mại với Trung Hoa, trong đó có cảng Hải Phòng. Nhà cầm quyền thuộc địa cử Yersin đến Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch.
Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đặt chân đến Hồng Kông, trông thấy xác người chết vì dịch hạch trên đường phố, giữa những vũng nước, trong các khu vườn, trên ghe thuyền đang cắm neo. Yersin liền ghi lại quan sát ban đầu của mình, "Tôi nhận thấy có rất nhiều chuột chết trên mặt đất."Ba ngày trước đó, đã đến Hồng Kông cũng để nghiên cứu bệnh dịch. Với sự hỗ trợ dồi dào từ , Kitasato lập một phòng thí nghiệm trong Bệnh viện Kennedy Town, Yersin chỉ được phép đến quan sát nhóm Kitasato làm việc. Yersin ngạc nhiên về phương pháp làm việc của Kitasato: khám nghiệm máu và cẩn thận giảo nghiệm các cơ phận của tử thi nhưng bỏ qua chỗ sưng bạch hạch.
Năm ngày sau, ông quyết định hoạt động độc lập. Với sự trợ giúp của Vigano, một sống ở Hồng Kông, Yersin làm việc trong một cái lán bằng tre phủ rơm với vài xác chết có được nhờ Vigano đút tiền cho đám lính thủy trông coi nhà xác, và Yersin xác định được nguyên nhân của bệnh dịch.
Sau khi toán khoa học gia người Nhật ra đi, người Anh muốn giữ Yersin ở lại Hồng Kông nhưng ông từ chối.
Bởi vì những tường trình ban đầu của Kitasato còn mơ hồ và đôi khi có những mâu thuẫn, nhiều người tin rằng Yersin là người duy nhất tìm ra trực khuẩn. Tuy nhiên, một cuộc phân tích hình thái học về những gì Kitasato khám phá cho thấy "Kitasato đã khảo nghiệm trực khuẩn gây bệnh ở Hồng Kông vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1894", chỉ một thời gian ngắn sau khi Yersin công bố khám phá của ông (ngày 20 tháng 6). Do đó, "không thể bác bỏ sự đóng góp" của Kitasato. Cũng nên biết rằng, trực khuẩn gây bệnh phát triển tốt hơn trong môi trường nhiệt độ thấp, vì vậy, phòng thí nghiệm được trang bị kém của Yersin lại có lợi thế hơn trong cuộc chạy đua với Kitasato.
Yersin và lán tre phủ rơm, nơi ông tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, Hồng Kông năm 1894.
Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở bệnh và người bệnh là một, nhờ đó ông đã giải thích được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên gửi đến trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Từ năm đến , Yersin nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với Émile Roux, và đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh, (năm viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Năm 1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh.
Năm 1896, Yersin đến , được phép tiêm huyết thanh được điều chế tại Nha Trang cho một chủng sinh đang mắc bệnh tại đây, và mau chóng thu được kết quả. Ông trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch. Yersin tiếp tục cuộc hành trình chống bệnh dịch hạch bằng huyết thanh với những điểm đến kế tiếp là , Formosa (nay là ), rồi . Song, khi đến , Yersin đối diện với một môi trường phức tạp hơn nhiều – người bệnh từ chối vào bệnh viện cách ly vì ở đó không tuân thủ hệ thống đẳng cấp, loài chuột phát triển mạnh bởi vì người dân không chịu sát sinh, sự đố kỵ của người Anh đối với người Pháp – ông không làm được gì, cuối cùng phải rút lui để lại một đống hỗn độn cho Paul-Louis Simond, người đồng nghiệp được Viện Pasteur cử đến thay thế ông.
Nông nghiệp[ | ]Viện Pasteur Nha Trang
Sau Bombay, Yersin quyết định trở về Nha Trang trong năm 1898. Với sự hỗ trợ từ Toàn quyền Doumer, ông xây dựng Viện Pasteur Nha Trang. Rồi ông mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Giao (nay là Suối Dầu) để làm nông nghiệp và chăn nuôi. Ông cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược, tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại đây, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng. Trong thời gian này, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò là nguồn thu nhập chính của Yersin. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành viện thú y đầu tiên ở Đông Dương.
Là người đầu tiên nhập giống cây cao su về trồng tại Việt Nam, Yersin trở thành chủ một đồn điền cao su lúc đầu rộng khoảng 100 hec-ta, kiếm tiền đủ để nuôi sống Viện của ông. Ông liên lạc với , người sáng lập tập đoàn , một trong những hãng sản xuất bánh xe lớn nhất thế giới. Nhờ cách làm hiệu quả và suy nghĩ quyết liệt nên lợi tức gia tăng đáng kể, ông gởi tiền vàoHongkong and Shanghai Bank (nay là ngân hàng HSBC) và mua các loại cổ phiếu.
Về Nha Trang lập trang trại là khởi điểm cho một giai đoạn khác trong cuộc đời Yersin: sống ẩn dật, để lại đằng sau ánh hào quang của một huyền thoại sống – người đẩy lùi bệnh dịch hạch và là người khám phá cao nguyên Lâm Viên - để sống với niềm đam mê mới: nghiên cứu cùng thực hành nông nghiệp và chăn nuôi. Ông từ chối tiếp các nhà báo, họ bèn dựng nên những câu chuyện huyễn hoặc về Yersin, nhưng ông chẳng hề quan tâm.
Từ Suối Giao, sau một chuyến thám hiểm ngắn với Armand Krempf – hai ngày đi thuyền và hai ngày leo núi – Yersin phát hiện ngọn núi . Trong năm 1915, ông tiến hành di thực các loài thực vật và động vật, gieo các loại hạt giống, và xây dựng một ngôi nhà gỗ kiểu Thụy Sĩ. Ông nghiên cứu điểu học, nghề làm vườn, và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục chặt đốt cây rừng. Ông dựng chuồng nuôi chim và đưa về lãnh địa rộng 15 000 héc-ta của mình các loài chim lạ. Ông trồng thử nghiệm cây canh-ki-na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh . Ông tìm ra thổ nhưỡng thích hợp cho loại cây này ở vùng đất Dran (nay là ) và Di Linh.
"Yersin là một con người đơn độc. Ông biết rằng không sự kỳ vĩ nào được thực hiện ở số nhiều. Ông căm ghét bè nhóm, ở đó hàm lượng trí tuệ tỉ lệ nghịch với số lượng thành viên tạo nên đám đông ấy. Thiên tài luôn đơn độc."
—, nhà văn.
Yersin dùng số tiền có được nhờ những giải thưởng khoa học để xây dựng một con đường dài 30 cây số quanh co uốn khúc từ Suối Giao lên Hòn Bà. Sử dụng thiết bị tiên tiến Improver Road Tracer, ông "đích thân chỉ đạo công việc, với sự giúp đỡ của các cai An Nam, làm một con đường có độ dốc rất đều, ở mức mười phần trăm." Đôi khi phải dùng bộc phá để nổ phá đá, và "dùng các mảnh vụn để xây tường chống." Nhờ con đường này, Yersin chuyển một máy phát điện lên ngôi nhà gỗ, lắp đặt hệ thống đèn, khởi động một máy dẫn nước để tưới cây, và đặt mua từ Pháp một chiếc bánh xích, cùng loại với "những chiếc xe đã băng qua ."
Yersin thích biết mọi thứ, ông là chuyên gia về nông học nhiệt đới, nhà vi trùng học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, rồi nghiên cứu khí tượng. Ông mua máy điện lượng kế, làm một con diều thật lớn thả lên độ cao một ngàn mét để đo điện khí quyển và dự đoán giông bão. Ông muốn giúp những người dân chài thường khi bị mất tích trên biển mỗi lúc có lốc xoáy vụt đến. Yersin thuyết phục Fichot, một kỹ sư thủy văn phục vụ trong hải quân và rất say mê , đến sống với ông trong ngôi nhà lớn ở Xóm Cồn với kính thiên văn và máy quan tinh được lắp đặt trên sân thượng để cùng nhau nghiên cứu khí tượng. Trong những ngày cuối đời, Yersin gắn bó với niềm đam mê mới: văn chương. Ở tuổi tám mươi, ông lại học , , và biên dịch những tác phẩm của , ,, , , , và .
Trường Y Đông Dương[ | ]
Năm 1902 Toàn quyền Paul Doumer, trước khi rời Đông Dương, mời Yersin từ Nha Trang ra Hà Nội để mở một trường Y, một bệnh viện, và một trung tâm vệ sinh. Chỉ với Trường Y "ước tính việc xây dựng sẽ tốn một triệu rưỡi franc!" Một số tiền lớn, song theo nhận xét của Yersin, "vẫn rẻ hơn nhiều, lại hữu ích hơn nhiều so với cái nhà hát ở Sài Gòn."
Đại học Y Hà Nội, năm 1930
Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của École de Médecine de l'Indochine (Trường Y Đông Dương), là tiền thân của .
Ông thiết lập giáo trình theo hình mẫu đại học Pháp – sáng khám bệnh ở bệnh viện, chiều dành cho lý thuyết – đích thân ông giảng dạy trong các giờ , , và .
Trường khai giảng ngày 1 tháng 3 năm 1902, năm học đầu tiên có 29 sinh viên, 15 người đến từ , 5 từ , 8 từ , và 1 từ . Tất cả đều được nhận học bổng 8 đồng mỗi tháng. Ghi nhận của Yersin về những sinh viên Y khoa đầu tiên được đào tạo ở Đông Dương, "Họ rất chăm học, có những người xuất sắc ngang với những sinh viên giỏi nhất bên Pháp. Điều thú vị là ngay cả những người thông minh cũng học rất chăm. Gần như có thể nói rằng không có ai lười biếng."
Ông có công di chuyển trường khỏi làng Kinh Lược, cho xây dựng ngôi trường ở phố Bobillot (Lê Thánh Tông ngày nay), và xây dựng bệnh viện thực hành ở phố Lò Đúc.
Sau hai năm, khi mọi thứ đã vào guồng, Yersin xin từ nhiệm, và trở về Nha Trang.
Từ trần[ | ]
Trong thời gian diễn ra , ngày năm , Yersin từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang, ông để lại di chúc, "Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn." Dù vậy, rất đông người tìm đến để đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người dân Xóm Cồn và Nha Trang than khóc và để tang cho ông. Đoàn người đưa tang dài đến hơn ba cây số
1. Nơi mảnh đất sinh thành
Alexandre Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863, tại miền đồng quê tổng Vaud, hạt Lavaux, nước Thụy Sĩ. Tổ tiên ông gốc người Pháp, sang định cư ở làng Rougemont (thuộc hạt Lavaux) vào thời vua nước Pháp hủy bỏ sắc luật cho phép dân chúng theo đạo Gia tô cải cách (Resvocation de l'Edit de Nantes). Sắc luật mới này do vua Louis thứ 14 ký ngày 18-10-1685. Thân phụ ông là một nhà khảo cứu Côn trùng học hữu danh, làm giáo sư dạy khoa Vạn vật học.
Thuở nhỏ, Yersin học ở tỉnh Morges. Lúc 20 tuổi (1883) ông khởi đầu thuộc thuốc ở học viện Lausanne bên cạnh hồ Léman (Thụy Sĩ). Kế tiếp ông đến học ở Marbourg (Đức), rồi sang tới Paris (Pháp). Ba năm sau ông giúp việc tại phòng thí nghiệm ở Hotel Dieu. Vào lúc đó, Pasteur đang nổi tiếng về công cuộc tìm ra thuốc trừ bệnh chó dại. Ông benfxin vào làm ở phòng thí nghiệm của Pasteur và tôn ông này như là một bậc thầy.
Năm 24 tuổi (1887), Yersin nhập quốc tịch Pháp, và trình một luận án đặc sắc về bệnh lao của giống thỏ nhà để thi bằng bác sĩ Y khoa. Sau đó, ông đến Bá Linh ở một năm theo học hỏi bác sĩ Koch, người đã nổi tiếng nhờ sự tìm ra vi trùng bệnh lao.
Năm 1888, ông trở về Pháp tiếp tục nghiên cứu ở Viện Pasteur Paris vừa mới được khánh thành. Ông được bác sĩ Roux mến tài mời cộng tác tìm thuốc chữa bệnh yết hầu. Ông ký với Roux ba bản kỷ yếu (trois mémories) quan trọng, chứng nhận rằng vi trùng Klebs-Loeffler là giống vi trùng truyền bệnh Yết hầu. Ba bản kỷ yếu đó sau này trở nên những bản làm quy tắc trong các đại học đường khoa học và chính nhờ đó mà khoa vi trùng độc chất học (Toxicologie microbienne) được tiến triển, đồng thời còn giúp ích cho sự phát minh các thứ thuốc khử độc (Antitoxines) và phòng bệnh (Sérothérapie). Chính trong thời gian này ông quen biết bác sĩ Calmette.
Bấy giờ, mới 26 tuổi đầu, danh tiếng ông đã vang lừng trong giới khoa học. Nhưng ông không vì thế mà tự mãn, lúc nào cũng chịu khó cầu tiến.
2. Bén duyên với Đà Lạt
Cuối năm 1889, ông bắt đầu sang Đông Dương, làm y sĩ cho hãng tàu Messageries Maritimes. Mỗi lần tàu cập bến Nha Trang, ông thích thú đưa mắt nhìn ngắm dãy Trường Sơn bao la hung vĩ. Trước sức hấp dẫn của cảnh trí thiên nhiên đó, ông chợt có ý định đi bộ từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù lúc đó chưa có đường xe hơi và xe lửa.
Năm 27 tuổi, vào khoảng tháng 7-1890, ông từ Nha Trang đi ngựa vào Phan Rí. Từ Phan Rí, ông nhờ một người dẫn đường lần mò vào rừng, và sau hai ngày đường khổ cực, ông tới Di Linh. Cuối cùng, ông xuống Phan Thiết, đi thuyền buồm đến Nha Trang rồi ra tới Qui Nhơn.
Vào những năm 1890-1894, các miền rừng núi dọc dãy Trường Sơn từ phía Bắc Nam kỳ đến phía Nam Trung kỳ và Hạ Lào hãy còn là những vùng bí hiểm, chưa được khai khẩn, ngoài một ít bộ lạc thiểu số, chưa ai đặt chân đến vùng đất hoang vu ấy. Vậy mà một người ngoại quốc như bác sĩ Yersin, đơn thân độc mã không kẻ tùy tùng, dám dấn thân vào miền rừng sâu nước độc, bất chấp cả dã thú và sự giết người của thổ dân, thì thật là có gan mạo hiểm phi thường.
Trong cuộc thám hiểm miền Dran vào năm 1893, ông bị bọn cướp chém đứt nửa ngón tay cái trái và bị đâm nhiều nhát dao găm vào ngực đến ngất ngư. Theo hồi ký của ông, bọn cướp này do tên Thouk cầm đầu, vốn là những tên tù chính trị ở Bình Thuận, sau khi thất bại trong việc mưu toàn đánh chiếm tỉnh lỵ này mới trốn vào miền rừng núi. Mặc dù trong lần thám hiểm mày có ba người Việt Nam tháp tùng ông với ba cây súng trường và một cây súng lục, ông vẫn bị chúng tước khí giới, ba người tùy tùng đều bỏ chạy, một mình ông đành chịu trận bán sống bán chết kháng cự với bọn cướp. Theo lời khai của viên đầu đảng sau khi nhà cầm quyền bắt thì nếu mấy tên kia gan dạ hơn một chút, chúng đã cắt cổ ông xong rồi.
Sau khi thoát nạn, nửa đêm ông nhờ người ta võng về Phan Rang. Dọc đường lại rơi vào giữa đàn voi. Mấy người cõng ông hoảng sợ bỏ chạy trốn hết, còn ông một mình bơ vơ giữa rừng. Ông kiệt sức, không hoạt động gì được, đành nằm chờ chết. Nhưng may đàn voi rẽ đi đường khác, không chà đạp thân thể ông. Dù bị thương nặng, thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, ông vẫn không từ bỏ lòng say mê thám hiểm.
Đi đến đâu ông cũng ghi chép địa thế từ dòng sông, từ con suối, ông còn nhận xét về phong tục, về giá trị kinh tế của từng miền. Ông không là nhà du lịch đi ngắm cảnh đẹp thiên nhiên như một khách nhàn du; ông chính là một nhà thám hiểm say mê tìm cái lạ, học cái hay để mở mang kiến thức và mưu ích cho con người.
Sau ba cuộc thám hiểm liên tiếp, bác sĩ Yersin tìm ra Cao nguyên Lâm Viên. Ngày 21-6-1893, đứng trước phong cảnh hung vĩ ở độ cao cách mặt biển 1.500 thước, ông bày tỏ cảm nghĩ của mình như sau: "Cảm tưởng của tôi rất sâu xa khi vượt khỏi rừng thông; tôi đối diện với một cao nguyên mênh mông, không cây cối và hoang vu, có dáng như một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng cồn ba động màu xanh biếc. Dãy núi Lâm Viên đứng sừng sững ở phía chân trời tây bắc cao nguyên, làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp và nổi bật trên một hậu cảnh mỹ lệ".(Tôi cảm thấy chưa dịch được hết ý mấy câu văn đặc sắc của tác giả, nên xin chép lại nguyên văn của ông: Mon impression a été profon de lorsque, débouchant de la forêt de pins, je me suis trouvé en face de ce vaste plateau dénudé et dé sert, don't l'apparence rappelait celle d'une mer boulever sesee par une houle esnorme d'ondulations vertes. Le massif du Lang-bian se dressant à l'horizon nord-ouest du plateau, accentuait la beauté du site en lui donnant du relief et en lui formant un arrièreplan splendide).
Theo hồi ký ông viết, lúc ông đặt chân đến vùng này, thì ở đây chỉ có rải rác vài làng của thổ dân người Lát tụ họp dưới chân núi, dân cư thật là thưa thớt.
Vì nhận thấy vùng đất này khí hậu tốt lành và phong cảnh xinh đẹp, bác sĩ Yersin đề nghị cùng Toàn quyền Paul Doumer nên lập một thành phố tại đây để làm nơi nghỉ mát và dưỡng bệnh. Đề án đó được chấp nhận, và sau khi phái hai đoàn thám hiểm vào năm 1897 và 1898 lên quan sát tại chỗ, Toàn quyền Pháp cho khởi công xây dựng Sở Khí tượng và căn cứ thí nghiệm trồng trọt, lại mở một con đường chạy dài từ miền duyên hải Trung kỳ lên tận miền sơn cước. Thành phố Đà Lạt bắt đầu khai sinh từ đấy.
Nhờ ở vị trí cao lại không xa bờ bể là mấy nên quanh năm khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ, thời tiết không thay đổi, trung bình là 18 độ. Từ năm 1933, sau khi quốc lộ số 20 dài 300 cây số được hoàn thành, bao nhiêu du khách ở đồng bằng miền Nam đều có thể dùng xe hơi đến viếng Đà Lạt một cách dễ dàng để nghỉ mát trong những ngày nóng bức.
Người có công tìm cho chúng ta một nơi nghỉ mát nên thơ đó chính là bác sĩ Yersin.
Đến năm 31 tuổi (1894), bác sĩ Yersin dẫn theo mười lăm người lính tập từ phía Nam đi lần lên tỉnh Đăk Lăk và Kon Tum, vào các xóm người dân tộc thiểu số phía bắc dãy núi Lâm Viên.
3. Nghiên cứu bệnh dịch hạch
Lần đi thám hiểm cuối cùng này về, ông nghe tin bệnh dịch hạch đang phát hiện ở Vân Nam, gần biên giới Việt Hoa, làm chết ngót sau mươi ngàn người ở miền Nam Trung Quốc. Ông liền xin Chính phủ đến tại nơi quan sát bệnh tình về phương diện "vi trùng". Đang lúc ấy bệnh dịch hạch lại lan tràn sang Hồng Kông. Ông quay lại đáp tàu ra Hải Phòng đi Hồng Kông. Thế rồi 48 giờ sau, ông đặt chân đến Hồng Kông, thuê người cất một căn nhà bằng tre lợp tranh dùng để làm phòng thí nghiệm. Ông mua mấy xác chết về mổ xẻ, lấy vi trùng trong các hạch người chết, cấy vào giống chuột bạch và chuột Ấn Độ, thì nhận thấy các con chuột này cũng chết vì dịch hạch. Ông bèn kết luận: Bệnh dịch hạch của người ta giống y như bệnh dịch hạch của loài chuột.
Sau đó ông gởi loại vi trùng dịch hạch về Paris cho các bác sĩ thí nghiệm. Họ cũng đồng một ý kiến với ông là thứ vi trùng ấy chính là căn nguyên bệnh dịch hạch.
Đến năm 1895, ông lập viện Pasteur ở Nha Trang, rồi trở về Pháp, cùng với hai bác sĩ Calmette và Roux kiếm thuốc ngừa bệnh dịch hạch; năm sau ông trở lại Viễn Đông, mang theo thuốc ngừa dịch hạch vừa tìm ra.
Bấy giờ bệnh dịch hạch lại tràn sang Quảng Châu và Hạ Môn. Ông bèn đến tận nơi, thử dung thứ thuốc mới trị bệnh, ông cứu sống được một số người, đủ chứng tỏ là thuốc do nhóm ông tìm ra rất hiệu nghiệm.
4. Vĩ thanh
Sau đó ông trở lại Việt Nam, làm việc ở viện Pasteur Nha Trang cho đến ngày từ giã cõi trần, ngoại trừ mấy năm (1902-1904) ông lo mở trường Cao đẳng Y khoa ở Hà Nội và về Pháp mấy lần thăm bác sĩ Roux.
Từ năm 1905-1918, ông làm Giám đốc hai viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang. Năm 1925, ông làm Tổng Thanh tra các viện Pasteur ở Đông Pháp.
Từ ngày lập viện Pasteur Nha Trang, ông chuyên môn quan sát các bệnh của súc vật và tìm ra được thứ thuốc chữa và phòng bệnh trâu bò. Ông lại cùng với các người giúp việc quan sát các chứng bệnh khác như Barbone, Sura và Piroplasmose.
Ngoài việc nghiên cứu về Y học, bác sĩ Yersin còn là một nhà trồng tỉa, một nông học gia nổi danh. Ông lập ra vườn trồng cây để thí nghiệm những giống cây vùng nhiệt đới. Các loại cây như Guttapercha, Coca, Cacao, cây cọ Phi châu và nhất là cây cao su lấy giống ở Mã Lai đề được ông trồng có kết quả rất tốt tại đồn điền Suối Dầu. Năm 1918, ông lại thử trồng cây Quinquina trên đảo Hòn Bà, nhưng kết quả không tốt vì đất cứng và khí hậu không hợp như ở Suối Dầu. Ông lại đi tìm những vùng đất màu tốt và khí hậu thích hợp ở Dran, Diom, Di Linh. Từ đó về sau, người nước ta khỏi mua chất Quinine ở nước ngoài về làm thuốc, ấy là nhờ công lao hai mươi lăm năm chịu khó ươm giống, thử đất, trồng cây của bác sĩ Yersin.
Lúc làm việc tại Nha Trang, ông sống rất giản dị thanh bạch, mặc dù ông có thừa phương tiện để hưởng thụ cuộc đời phù phiếm xa hoa. Ông ở trong một tòa nhà vuông, cao, có hai tầng. Nhà được cất trên nền cái đồi thứ nhất dựng ở Nha Trang, tại cửa sông, đối diện với di tích Chàm Po Nagar, dưới thấp chung quanh là những căn nhà lụp xụp của dân chài lưới. Bốn mặt nhà đều có hành lang chạy vòng quanh, đứng ở dấy có thể phóng mắt nhìn ra bốn phương trời, núi non hiện ra trước mặt thật bát ngát hung vĩ. Quanh nhà, các loại bìm bìm, bông bụp lục và đỏ, hồng và tím mọc đầy, không hề có một vườn rau, hoa trái, hay cây cảnh dùng trang hoàng cho ngôi nhà của ông thêm đẹp mắt.
Bác sĩ Yersin là một người sống rất bình dân, thường chỉ mặc bộ ka ki màu vàng, và dù đã 80 tuổi rồi mà sáng nào ông cũng cưỡi xe đạp tới viện Pasteur. Ông lại có lòng nhân ái, hay dùng thời giờ rỗi rảnh dạy dỗ mở mang thêm cho những người dân chài lưới chất phác ở miền ông cư trú. Ông thương cả đến loài cầm thú, chim muông và mỗi khi gọi con vật nào cũng lót hai chữ "người ta" ở trước: người ta chó, người ta mèo, người ta két...
Ngày 1-3-1943, bác sĩ Yersin mất tại Nha Trang, hưởng thọ 80 tuổi. Thi hài ông được an táng trên một khoảnh đồi ở khu đồn điền Suối Dầu, bên cạnh những cây cao su thẳng ngọn lên trời xanh. Đây chính là nơi ông đã khai khẩn trồng trọt rộng ngót năm trăm mẫu đất, và di sản này ông tặng cho viện Pasteur Nha Trang. Theo di chúc của ông, đám tang diễn ra cực kỳ giản dị, chẳng có một bài điếu văn nào, nhưng mọi người tiễn đưa ông về ba tấc đất ai cũng ngậm ngùi mến tiếc sự ra đi vĩnh viễn của một bậc vĩ nhân
Một trong những người tin lành đầu tiên đến việt nam
Một trong những người Pháp được nhiều người Việt biết đến đó là Bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943). Alexandre Yersin từng là Giám đốc của Viện Pasteur tại Đông Dương. Ông cũng là người sáng lập và là Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Y Khoa Hà Nội. Bác sĩ Alexandre Yersin cũng là một nhà thám hiểm, một nhà nghiên cứu về canh nông và là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới về vi trùng học. Alexandre Yersin là người Thụy Sĩ, gốc Pháp, nhưng ông sống phần lớn cuộc đời của ông tại Việt Nam và chọn Việt Nam làm quê hương. Trong khi nhiều người biết Alexandre Yersin là một nhà khoa học nổi tiếng thì rất ít người biết ông là người Tin Lành, và ít người biết động cơ chính yếu đã thúc đẩy Alexandre Yersin đến Việt Nam.
Theo Giáo sư Đoàn Xuân Mựu, cựu Giám đốc Viện Dịch Tễ Đà Lạt và là một người gần gũi với Alexandre Yersin đã khẳng định Alexandre Yersin là một tín hữu Tin Lành có niềm tin sâu sắc. Sau vụ thảm sát những người Tin Lành Huguenots tại Pháp vào năm 1572, Hoàng đế Henry Đệ IV ban sắc chỉ cho phép người Tin Lành được phép thờ phượng trong giới hạn tại Pháp (Edict of Nantes - 1598). Tuy nhiên, đến năm 1685, vua Louis XIV thu hồi chiếu chỉ này, ban hành một chiếu chỉ mới gọi là Edict of Fontainnebleau. Sắc lệnh của vua Louis XIV đặt người Tin Lành ra ngoài vòng pháp luật, cho các tín hữu Tin Lành Pháp hai sự chọn lựa: Một là từ bỏ đạo Tin Lành trở lại Công giáo, hai là rời khỏi nước Pháp. Trước hoàn cảnh đó, tổ tiên của Yersin đã lánh nạn sang Thụy Sĩ. Yersin là hậu duệ đời thứ tám của những người Tin Lành Huguenots này. Học giả Thái Văn Kiểm, cựu Tỉnh Trưởng tỉnh Khánh Hòa, trong bài viết Thân Thế và Sự Nghiệp Bác Sĩ Alexandre Yersin (1863-1943) cũng xác nhận chi tiết trên.
1. Tiểu Sử
Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 tại Lavaux, một làng nhỏ tại tổng Vaud của Thụy Sĩ. Vào nửa đầu của thế kỷ thứ 19, các nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Hoa thường kêu gọi những thanh niên có trình độ học vấn tham gia vào chương trình truyền giáo qua phương tiện y khoa. Đáp lời kêu gọi đó, sau khi tốt nghiệp trung học, Yersin theo học y khoa tại Đại học Lausanne được một năm (1883-1884). Năm 1884, Yersin sang Đức học y khoa tại Đại học Marburg. Đây là trường đại học xưa nhất do người Tin Lành sáng lập từ năm 1527, là trường đại học y khoa rất uy tín tại Đức. Tại đây, Yersin theo học với Emil Adolf von Behring, người vài năm sau đó đã đoạt giải Nobel Y Khoa đầu tiên của thế giới (1901). Một thời gian sau, Alexandre Yersin sang Paris (1885-1888) thực tập.
Năm 1886, Yersin gặp Louis Pasteur nhà nghiên cứu vi trùng học nổi tiếng nhất thế giới vào thời đó. Ngưỡng mộ tài năng của Pasteur, Yersin xin vào làm nhân viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm Pasteur tại École Normale Supérieure để có cơ hội nghiên cứu. Tại đây, Yersin trở thành phụ tá của Emile Roux, một học trò thân tín của Pasteur. Năm 1888, Yersin hoàn tất luận án tiến sĩ với đề tài Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên Cứu Về Sự Phát Triển Của Bệnh Lao Bằng Thực Nghiệm). Luận án của Yersin rất ngắn chỉ hơn 20 trang với 6 minh họa, nhưng đây là những khám phá mới và quan trọng của ngành y khoa nên Yersin được ban Giáo sư của trường Đại Học Y Khoa Paris tặng huy chương đồng vào năm 1889. Trong thời gian chờ bảo vệ luận án, Alexandre Yersin cộng tác với nhóm nghiên cứu của Emile Roux nghiên cứu về các độc tố bạch hầu. Alexandre Yersin và Emile Roux sang Đức làm việc vài tháng, đây là những nghiên cứu tiên phong của ngành vi trùng học vào thời đó. Như đã nói ở trên, vị giáo sư dạy ông trong lĩnh vực này về sau đã được trao giải Nobel về y khoa là Emil Adolf von Behring (Nobel 1901).
Louis Pasteur và Emile Roux quí mến ý chí, tính tình và tài năng của Yersin. Hai khoa học gia này muốn mời Yersin cùng nghiên cứu lâu dài nên đã khuyên Yersin nhập quốc tịch Pháp để được phép ở lại làm việc tại Pháp. Yersin đã làm theo lời khuyên của những người bảo trợ mình. Yersin nhập tịch Pháp vào năm 1888, tuy nhiên ông có một dụng ý xa hơn. Hơn một năm sau khi Alexandre Yersin tốt nghiệp, ngày 14/11/1889 Viện Pasteur tại Paris được khánh thành. Yersin được mời vào làm việc tại đây với vai trò là cộng sự viên của Emile Roux. Ngoài việc nghiên cứu, Alexandre Yersin còn có trách nhiệm dạy môn vi sinh vật cho các sinh viên. Emile Roux và Alexandre Yersin là những người đầu tiên soạn giáo trình và dạy môn vi sinh vật trên thế giới.
2. Động Lực Đến Đông Dương
Mới 26 tuổi, tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ y khoa, được mời làm việc trong một viện nghiên cứu y khoa nổi tiếng, tại một thành phố tráng lệ vào thời đó, cuộc sống tốt đẹp và tương lai sáng lạng dọn sẵn cho nhà khoa học trẻ tuổi. Tuy nhiên, Alexandre Yersin không dừng lại ở đó, ông đi theo một tiếng gọi cao cả hơn. Từ nhỏ, Alexandre Yersin ngưỡng mộ David Livingstone (1813-1873), một bác sĩ và là một nhà truyền giáo Tin Lành người Anh. David Livingstone là một trong những người đã sốt sắng hưởng ứng việc truyền giáo qua phương tiện y khoa. Đáp ứng lời kêu gọi của Mục sư Charles Gützlaff, một nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Hoa, David Livingstone đã thuyết phục cha của ông cho ông học y khoa và sau đó sẽ tình nguyện đi truyền giáo qua lãnh vực y khoa tại Trung Hoa. Chẳng may sau khi David Livingstone tốt nghiệp, cuộc Chiến tranh Nha Phiến diễn ra tại Trung Hoa. Vì tình hình tại Trung Hoa bất an nên Hội Truyền Giáo London quyết định gởi Livingstone sang Châu Phi.
Khi đến Châu Phi, bên cạnh chức vụ giáo sĩ trong lĩnh vực y khoa, David Livingstone đã trở thành một nhà thám hiểm. Ông thực hiện nhiều chuyến hành trình xuyên Châu Phi. Ông khám phá thượng nguồn sông Nile và giúp cho thế giới biết về vẻ đẹp và sự phong phú của châu Phi. Sau khi nổi tiếng, David Livingstone dùng uy tín của mình để đấu tranh cho việc bãi bỏ nô lệ, cải tổ chế độ phong kiến và cổ võ cho việc kinh doanh. Để thay đổi Phi Châu, lúc đó được gọi là lục địa đen, khỏi tình trạng hoang sơ, David Livingstone đã hoạt động với phương châm bắt đầu bằng ba chữ C: "Christianity, Commerce and Civilization" (Cơ Đốc giáo, Kinh Doanh và Khai Hóa).
Noi gương David Livingstone, Alexandre Yersin cũng học y khoa và chờ ngày đi truyền giáo. Ông giấu kín ý định đi truyền giáo của mình cho bạn bè và những người cộng sự. Ngoài chuyện học hành nghiên cứu, Yersin đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu bản đồ Trung Hoa và Đông Dương. Thế kỷ 19 là thế kỷ phấn hưng của phong trào truyền giáo Tin Lành. Các giáo sĩ tiên phong thường kêu gọi các thanh niên Châu Âu tận hiến cuộc đời để truyền bá tình yêu của Chúa cho những dân tộc tại các quốc gia xa xôi. Phong trào phục hưng trong cộng đồng Tin Lành khởi đầu từ thập niên 1730 tại Anh với các Mục sư John Wesley và George Whitefield. Trong suốt hơn 150 năm kế tiếp, các giáo sĩ Tin Lành đã hoạt động gần như mọi miền trên thế giới, tuy nhiên có vài nơi có đông dân nhưng các giáo sĩ Tin Lành vẫn chưa đặt chân tới.
Vào cuối thế kỷ 19, các tạp chí truyền giáo thường đăng lời kêu gọi: Sudan, Tây Tạng và Đông Dương là những khu vực rộng lớn đông dân nhưng vẫn chưa có giáo sĩ Tin Lành nào đến hoạt động. Alexandre Yersin và Albert Schweitzer – người nhận giải Nobel Hòa Bình 1952 – là những bác sĩ Tin Lành đã đáp ứng lời kêu gọi đó. Alexandre Yersin đến Đông Dương và Albert Schweitzer đến Gabon, Châu Phi. Bên cạnh việc chia xẻ tình yêu của Chúa cho những dân tộc đang sống trong vùng đất xa xôi, những người này đã dùng những kiến thức y tế và khoa học nâng cao cuộc sống của các dân tộc đó.
Làm việc tại Viện Pasteur Paris chưa trọn một năm, tháng 9 năm 1890 Alexandre Yersin từ chức lên tàu Messangeries Maritimes sang Đông Dương. Vì không hiểu động lực sâu kín của Yersin, các cộng sự viên và bạn bè ông kinh ngạc khi ông từ bỏ công việc nghiên cứu, giảng dạy và một vị trí quan trọng tại viện Pasteur nổi tiếng tại Paris để làm một bác sĩ trên một chiếc tàu viễn dương. Sau khi Yersin ra đi, Louis Pasteur viết trong nhật ký vào ngày 21/10/1890 như sau: "Sự thôi thúc đi đến các quốc gia xa xôi thình lình cuốn hút Yersin, và không có cách nào để giữ anh ở lại với chúng ta."
Là người Tin Lành gốc Pháp, Alexandre Yersin hiểu được những khó khăn mà người Tin Lành phải đối diện khi sống trong lãnh thổ Pháp. Yersin biết được lý do lúc đó vì sao tại Đông Dương những nhà truyền giáo Tin Lành không được phép hoạt động. Do đó, Yersin không xin làm giáo sĩ cho Hội truyền giáo Luân Đôn hoặc Pari, những cơ quan truyền giáo Tin Lành. Yersin chỉ xin nhập quốc tịch Pháp như Sứ Đồ Phao Lô trong Thánh Kinh dùng quốc tịch Roma và nghề may trại của mình đi từ nơi này sang nơi khác hầu việc Chúa, Alexandre Yersin đến Đông Dương với tư cách là một khoa học gia Pháp chứ không phải là một nhà truyền giáo Tin Lành thuần túy. Tháng 10 năm 1890, Yersin đến Sài Gòn, tháng 7 năm 1891, trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hải Phòng, Yersin bị chinh phục bởi vẻ đẹp của bờ biển Nha Trang. Yersin đã chọn thị trấn ven biển này làm nơi định cư.
Ảnh Alexandre Yersin lúc đứng tuổi
3. Thời Gian Đầu Tại Việt Nam
Theo gương David Livingstone, vài tháng sau khi đến Nha Trang, Yersin bắt đầu chuyến thám hiểm đầu tiên. Vì đã đi lại nhiều lần dọc bờ biển Việt Nam bằng đường thủy, Yersin tin rằng ông sẽ tìm được đường bộ từ Nha Trang vào Sài Gòn. Từ Nha Trang, Yersin cưỡi ngựa vào Phan Rí (Bình Thuận). Từ đây, ông thuê một người sắc tộc giúp ông vượt rừng lên cao nguyên Lâm Đồng. Trong cuộc thám hiểm này, Yersin dự định tìm đường lên thượng nguồn sông Đồng Nai rồi từ đó xuôi dòng về Sài Gòn. Đoạn đường dài khỏang 500 cây số. Sau hai ngày gian nan, người dẫn đường dẫn Yersin đến Djiring (Di Linh), nhưng người này từ chối không chịu đi tiếp vì nguy hiểm. Yersin phải một mình quay lại Phan Thiết rồi từ đó trở ra Nha Trang. Thất bại không làm Yersin nản lòng, ông đã chuẩn bị chuyến thám hiểm khác. Năm 1891, Albert Calmette, một học trò của Emile Roux, được cử sang Đông Dương thành lập phòng thí nghiệm của Viện Pasteur tại Sài Gòn. Biết được Alexandre Yersin là một nhân tài, Louis Pasteur và Emile Roux đã dặn Albert Calmette cố gắng mời Alexandre Yersin quay lại con đường nghiên cứu. Trước lời khuyên của các đồng nghiệp, Alexandre Yersin nhận lời làm việc cho Sở Y Tế Thuộc Địa tại Sài Gòn. Mối quan hệ giữa Albert Calmette và Alexandre Yersin được hình thành từ đó. Luận án tiến sĩ của Yersin nghiên cứu về nguồn gốc bệnh lao. Về sau, Albert Calmette cùng với Camille Guérin đã nghiên cứu và chế ra thuốc chủng ngừa bệnh lao mang tên Bacillus Calmette-Guérin (BCG).
4. Thám Hiểm Đông Dương
Động lực khiến Yersin đến Đông Dương không lọt khỏi tầm mắt của chính quyền Pháp. Biết được khả năng của Yersin, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã khéo léo dùng ông cho mục đích của họ. Toàn quyền Đông Dương Jean Marie Antoine de Lanessan đã nhờ Yersin lãnh đạo ba cuộc thám hiểm xuyên vùng cao nguyên Việt Nam và về sau chính quyền Pháp yêu cầu Yersin làm những công việc cao quý khác, có lợi cho chính quyền Pháp và để ông không còn nhiều thời giờ cho việc truyền giáo. Ngày 29/3/1892, chính quyền Đông Dương yêu cầu Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên. Tại Châu Phi có sông Nile, tại Đông Dương có sông Cửu Long. Từ Nha Trang, Yersin ra Ninh Hòa rồi vượt vùng núi Pleiku (Gia Lai), Kon Tum, theo hướng tây bắc tiếp tục đi đến sông Cửu Long tại Stung Treng thuộc miền bắc Campuchia. Từ đó, Yersin thuê thuyền xuôi dòng xuống Phnom Penh vào ngày 15/5/1892. Sau đó, Yersin đi tiếp ra Phú Quốc rồi từ đó về Sài Gòn. Thành công của chuyến thám hiểm đầu tiên khiến Toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan trao cho Yersin trách nhiệm khảo cứu việc mở một con đường từ Sài Gòn lên cao nguyên Trung Phần (Tây Nguyên). Trong chuyến thám hiểm thứ hai này, Yersin đi đường bộ từ Biên Hòa ra Đồng Nai, lên Di Linh rồi đi tiếp đến cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Trong nhật ký ngày 21/6/1893 ghi lại hành trình chuyến đi, Yersin cho biết, có vài làng của người sắc tộc Lạch (D'Lat) nằm rải rác trong vùng này. "Từ trong rừng thông bước ra tôi sửng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Lang Bian hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này."
Trước phong cảnh xinh đẹp, khí hậu mát dịu, có hồ, thác nước, rừng thông, Yersin nhớ lại quê hương tại Thụy Sĩ. Yersin nghĩ rằng đây là một nơi rất tốt để xây dựng một thành phố nghỉ mát. Ông đề nghị chính quyền Pháp tại Đông Dương nên làm điều đó. Về sau Toàn quyền Paul Doumer trong nỗ lực phát triển kinh tế Đông Dương đã thực hiện đề nghị của Yersin. Vùng đất của người D'Lat đã ở là thành phố Đà Lạt ngày nay. Cuối thập niên 1930, người Pháp dự định phát triển Đà Lạt thành thủ đô mới của Đông Dương. Sau đó chiến tranh thế giới thứ II diễn ra và Pháp không còn kiểm soát Đông Dương nên dự án này bị hủy bỏ.
Nhiều người muốn biết tên Đà Lạt xuất phát từ đâu? Có người cho rằng đó là chữ viết tắt của Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperem – "Nơi mang lại niềm vui cho một số người và đem lại sức khỏe cho những người khác." Tuy nhiên, tên Đà Lạt xuất phát từ chữ D'Lat trong nhật ký của Yersin. Theo Mục sư Phạm Xuân Tín, một nhà truyền giáo Tin Lành kỳ cựu tại cao nguyên miền Trung Việt Nam và cũng là một nhà ngôn ngữ học đã đặt chữ viết cho các sắc tộc thiểu số, Đa có nghĩa là xứ, Lạt là Lạch. Đa Lạt là xứ của người Lạch (một nhánh của sắc tộc Cơho). Về sau, người Việt viết thành Đà Lạt. Thành ngữ La Tinh là do những người Châu Âu đặt ra từ tên Đà Lạt khi họ kinh nghiệm được những ích lợi của thành phố này. Một tên khác cũng có cùng nguồn gốc tương tự. Dran hay Đơn Dương là tên một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Lâm Đồng và D'Ran hay Đà Rằn là tên một con sông nhỏ ở Di Linh.
Cuối năm 1893, Yersin thực hiện cuộc thám hiểm thứ ba dọc cao nguyên Trường Sơn. Từ Biên Hòa đến Đà Lạt, Yersin đi tiếp đến cao nguyên Đắc Lắc, vào tỉnh Attopeu phía nam của nước Lào. Từ đó, ông đi về hướng đông ra biển. Yersin đến Đà Nẵng vào ngày 17/5/1894. Cuộc khảo sát lần thứ ba này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc, và từ sông Mekong ở phía tây đến bờ biển Việt Nam ở phía đông.
5. Cống Hiến Cho Y Khoa Thế Giới
Yersin chuẩn bị cho cuộc thám hiểm thứ tư, ông dự định khảo cứu các vùng núi cao tại Cao Bằng, Lạng Sơn qua các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam Trung Hoa tìm đến thượng nguồn sông Cửu Long. Tuy nhiên, chuyến khảo cứu thứ tư này phải bỏ dỡ vì trong năm 1894, dịch hạch bộc phát tại Quảng Đông giết chết khoảng 60.000 người. Sau đó, dịch hạch lan tràn tại Hong Kong và có nguy cơ lây sang Đông Dương. Tỷ lệ tử vong của trận dịch năm 1894 rất cao: 95% người nhiễm bệnh chết. Trước tình hình đó, chính quyền Pháp cử Yersin đến Hong Kong để nghiên cứu và tìm cách giúp đỡ.
Yersin rời Sài Gòn đi Hải Phòng ngày 2/6/1894, từ đó ông đón tàu đi Hong Kong. Khi Yersin đến nơi, gần phân nửa dân số Hong Kong đã di tản. Yersin lập một phòng thí nghiệm dã chiến tại Hong Kong và tập trung nghiên cứu nguồn gốc dịch hạch. Với khả năng chuyên môn về vi trùng học, chỉ trong một tuần lễ, ngày 20/6/1894, Yersin đã phát hiện ra mầm bệnh hạch. Về sau các khoa học gia đặt tên trực khuẩn đó là yersina pestis, theo tên của Yersin. Yersin là người đầu tiên chứng minh trực khuẩn này sống trong chuột và có thể lây sang người. Nguồn gốc dịch hạch đã giết hàng trăm triệu người trên thế giới suốt mấy ngàn năm qua đã được Yersin khám phá. Việc khám phá ra vi trùng bệnh dịch hạch làm Yersin nổi tiếng, tuy nhiên, điều quan trọng đối với ông không phải là việc tìm ra mầm bệnh mà là làm thế nào để tìm thuốc chữa bệnh. Là một người nhạy cảm và đầy lòng yêu thương, trước việc chứng kiến hàng chục ngàn người phải chết vì dịch hạch vào năm đó, năm 1895 Alexandre Yersin gạt bỏ những dự tính khác qua một bên, ông trở lại Viện Pasteur Paris cộng tác với Émile Roux, Albert Calmette và Amédée Borrel tìm cách chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch. Sau khi việc nghiên cứu hoàn tất, vài tháng sau, Yersin quay lại Nha Trang thành lập một phòng thí nghiệm để chế tạo huyết thanh tại Đông Dương. Yersin tin rằng nếu Đông Dương có khả năng sản xuất đủ huyết thanh với lượng lớn thì giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị khi dịch bệnh xảy ra tại Trung Hoa, bởi vì chỉ trong vài ngày thuốc có thể đến tay người bệnh, trong khi đó, nếu chở thuốc từ Pháp gởi sang thì phải mất hằng tháng và người nhiễm bệnh sẽ không sống sót trong khoảng thời gian đó. Cùng với phòng thí nghiệm của Albert Calmette ở Sài Gòn, cơ sở nghiên cứu tại Nha Trang là tiền thân của Viện Pasteur Đông Dương.
Để có huyết thanh chế tạo thuốc, cần phải có nhiều máu. Với uy tín sẵn có, Yersin xin chính quyền Đông Dương cấp đất để ông lập một trại nuôi ngựa cho mục đích này. Năm 1896, chính quyền Đông Dương cấp cho Yersin trại Suối Dầu. Ba năm sau (1899), Thường Trú Sứ của Pháp tại Trung Kỳ cấp cho Yersin thêm 500 mẫu đất tại Khánh Hiệp gần Diên Khánh (Khánh Hòa). Huyết thanh sản xuất từ những trại nuôi ngựa này đã giúp cứu sống hằng trăm người mắc bệnh dịch hạch tại Ấn Độ và Trung Hoa trong những năm về sau.
Vì sao bác sĩ Yersin - một người phương Tây, một ông quan Năm lại nhận được tình cảm sâu sắc của người dân Nha Trang như vậy? Lý giải cho điều đó, đạo diễn Phạm Việt Tùng dẫn dắt người xem đến những việc làm, những cống hiến của bác sĩ Yersin. Tất cả đều xuất phát từ trái tim yêu thương những con người yếu thế trong xã hội. Ông là người góp phần thành lập Trường Đại học Y Hà Nội và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Từ đây, nền y học Việt Nam đã có những nhà khoa học, những bác sĩ giỏi như: Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di... Bác sĩ Yersin đã sống với người dân bằng tình cảm chân thành, dám đứng ra bảo vệ họ trước sự áp bức, đe dọa của chính quyền thực dân; sẵn sàng hy sinh một phần thân thể để minh chứng cho tấm lòng trung thực của mình. Vì lẽ đó, ông đã nhận lại được sự tin tưởng, tin cậy của những người dân nghèo. Từ đây, ông có nhiều điều kiện hơn để thâm nhập thực tế, tìm hiểu những căn bệnh đang hoành hành người dân nghèo và giúp họ điều trị. Chính điều này càng làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa người dân với bác sĩ Yersin. Ở góc độ của một nhà khoa học, ông không chỉ có công trong việc tìm ra vắc xin phòng, chống dịch hạch mà còn là người mở rộng và quản lý hệ thống Viện Pasteur ở Việt Nam. Ông còn giúp những ngư dân nghèo ở Nha Trang dự báo thời tiết để mỗi chuyến đi biển của họ được bội thu...
Thấu hiểu được tình cảm của "ông Năm", người dân Nha Trang - Khánh Hòa đã coi ông như người thân trong gia đình. Khi ông qua đời, người dân đã tổ chức tang lễ trang trọng, nhiều gia đình lập bàn thờ ông. Trong một số ngôi chùa, di ảnh của ông được đặt ngang với các vị bồ tát. Chia sẻ về lý do thực hiện bộ phim tài liệu "Trái tim ông Năm", đạo diễn Phạm Việt Tùng cho biết: "Qua nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của bác sĩ A.Yersin, tôi nhận thấy ở ông có một tình cảm gắn bó đặc biệt, rất hiếm gặp với những người dân nghèo Nha Trang. Gần cả cuộc đời, ông đã dành cho đất và người Nha Trang - Khánh Hòa, để đến tận bây giờ, lòng kính trọng ông vẫn luôn hiện hữu trong tình cảm của mỗi người dân nơi đây. Để xây dựng được tình cảm bền vững đó phải bắt nguồn từ chính trái tim độ lượng, nhân ái; từ đức tính giản dị, chân thành của "ông Năm".
Nhân dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) và 110 năm ngày khởi công xây dựng Trường thuốc Đông Dương (27/2/1902), vào 21h30 ngày 25/2 VTV sẽ công chiếu bộ phim tài liệu Trái tim ông Năm. Bộ phim phản ánh cuộc đời, sự nghiệp của nhà bác học Alexandre Yersin (1863-1943) – Hiệu trưởng sáng lập Trường thuốc Đông Dương (tiền thân Đại học Y khoa Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội), Tổng Giám đốc các viện Pasteur Đông Dương...
Alexandre Yersin sinh năm 1863, người Thụy Sĩ, quốc tịch Pháp, ông mồ côi cha từ khi chưa lọt lòng. Năm 1882, ông nhận bằng tú tài văn khoa. Năm 1888, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông chính thức nhập quốc tịch Pháp. Cũng trong thời gian này, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của Louis Pasteur (1822-1895), trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của bác sĩ Louis Pasteur tiến hành.
Năm 1888, Alexandre Yersin (25 tuổi) đã có thành công vang dội với việc bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa tại Paris, đề tài: "Nghiên cứu sự phát triển chứng nhiễm trùng huyết của bệnh lao thực nghiệm" được Đại học y khoa Paris tặng huy chương đồng. Sau đó, Alexandre Yersin tìm ra độc tố của vi trùng bệnh bạch hầu, khiến tên tuổi của ông càng thêm lừng lẫy.
Nhà bác học Alexandre Yersin sinh năm 1863 ở Thụy Sĩ, quốc tịch Pháp và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam; được người dân Nha Trang gọi thân mật là ông Năm.
Năm 1894, sau nhiều kỳ công nghiên cứu tìm tòi thí nghiệm, Alexandre Yersin đã tìm ra vi trùng dịch hạch, nghiên cứu bào chế thuốc điều trị và phòng bệnh dịch hạch. Thành tựu này được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc Đẩu bội tinh.
Đến năm 1896 lúc bệnh dịch hạch tái phát tràn lan ở Trung Quốc, Hồng Kông, Quảng Đông..., 80% người bệnh được cứu sống nhờ loại thuốc của bác sĩ Alexandre Yersin bào chế. Bệnh dịch hạch vốn đã giết chết trên 50 triệu người trên thế giới, từ đó không còn là bệnh nan y.
Tại Hội nghị Vi sinh vật thế giới lần thứ 10 năm 1970, các nhà khoa học đã quyết định cho vi khuẩn dịch hạch mang tên người khám phá ra nó là Yersinia Pestis.
Năm 1902, Alexandre Yersin làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường thuốc Hà Nội, nay là Đại học Y khoa Hà Nội. Ông là Giám đốc viện Pasteur Đông Dương, gồm cả Viện Pasteur Nha Trang và viện Pasteur Sài Gòn. Kế thừa thành tựu của ông, ngày nay, các Viện Pasteur Việt Nam vẫn đang phát huy hiệu quả việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân.
Alexandre Yersin còn say mê nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Ngoài y học, ông còn thành công trong việc nghiên cứu trên các lĩnh vực khác như: Sinh học, Nông học, Thiên văn học, Vật lý. Ông đã đưa vào trồng và thử nghiệm thành công cây cao su ở Việt Nam, cây Canhkyna ở Hòn Bà, Dran, ở cao nguyên Lang Biang để bào chế thuốc chữa bệnh sốt rét rất hiệu quả. Ông còn nuôi các loại gia súc đặc biệt là ngựa để lấy nguyên liệu sản xuất Vacxin phòng bệnh dịch hạch.
Tại Nha Trang, Alexandre Yersin đã xây dựng Viện Pasteur mang tên người thầy của ông. Kể từ đó phần lớn thời gian ông ở trong phòng thí nghiệm Viện Pasteur, xóm Cồn, Suối Dầu. Ông có nhiều thời gian gần gũi với người xung quanh mình. Ông yêu mến trẻ con, giúp đỡ người già đau yếu, hướng dẫn cho mọi người ăn ở vệ sinh. Ông còn quan tâm đến đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương. Thỉnh thoảng ông chiếu phim tại sân nhà cho nhân dân xem những phim tài liệu về thế giới, khoa học...
Người dân thường gọi ông bằng tên gọi thân mật là ông Năm, xem ông là ân nhân, là vị thần hộ mệnh qua các công việc ông làm cho mọi người như: Bác sĩ chẩn trị, dược sĩ bán thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che...
Khi ông mất, người dân thương khóc ông và đi tiễn đưa rất đông. Có nhiều người lập bàn thờ và thắp hương cho ông theo phong tục của người Việt Nam. Vùng đất này đã gắn liền với phần lớn cuộc đời ông. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã để lại di chúc: "Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu, yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang và những người cộng sự lâu năm. Đám tang làm giản dị, không huy hoàng, không điếu văn".
BÁC SĨ YERSIN GẮN VỚI NHA TRANG- NỬA THẾ KỈ Ở NHA TRANG
Cách đây hơn 120 năm, Nha Trang vẫn còn là một vùng đất hoang sơ, xung quanh là rừng rậm, thú dữ, dân cư thưa thớt. Những xóm chài sống rải rác ven biển, đông nhất vẫn là khu vực Xóm Cồn hiện nay. Một ngày cuối tháng 3-1891, trên mảnh đất này xuất hiện một người đàn ông phương Tây lạ lẫm, đó chính là A.Yersin. Vốn là một người có niềm say mê thám hiểm, sau khi vượt qua chặng đường dài từ nước Pháp đến nhiều nước trên thế giới, ông đã quyết định dừng chân ở đây. Điều gì đã níu bước chàng trai trẻ Yersin ở lại xóm chài nghèo này? Đó có lẽ là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với phong cảnh sông núi kỳ thú, thời tiết, khí hậu thích hợp cho công việc nghiên cứu của ông. Hành trang ông mang theo là tấm bằng BS y khoa cùng những kinh nghiệm khi làm việc chung với nhà bác học Louis Pasteur; Emile Roux và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ với suy nghĩ "khi người ta còn trẻ, hình như không có gì là không làm được".
Người đặt móng cho nền tây y ở Việt Nam
Đến Nha Trang, ông dựng một ngôi nhà nhỏ làm cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm vi trùng học đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1893, nạn dịch hạch bùng nổ khắp vùng Viễn Đông, Yersin quyết định đi thẳng đến Hồng Kông để nghiên cứu. Tháng 6-1894, BS Yersin đã thành công khi tìm ra vi trùng dịch hạch và được thế giới đặt tên là Yersinina Pestis (vi trùng mang tên ông). Trở về Việt Nam, BS Yersin đã phối hợp với BS Calmette (người sáng lập chi nhánh đầu tiên của Viện Pasteur Paris tại Sài Gòn) lập phòng thí nghiệm vào tháng 8-1895, tiền thân của Viện Pasteur Nha Trang.
Theo Giáo sư Nguyễn Thị Thế Trâm - nguyên Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, Chủ tịch Hội Ái mộ Yersin: "Phương tiện làm việc của BS Yersin lúc đầu thật quả khiêm tốn. Một căn nhà làm bằng vật liệu tạm bợ, chừng 20 con ngựa để làm huyết thanh và duy nhất một BS thú y". Những ngày đầu, phòng thí nghiệm của ông gặp nhiều khó khăn khi BS thú y Pescas qua đời, nhiều con ngựa dùng để sản xuất huyết thanh cũng ngã chết vì dịch bệnh không rõ nguyên nhân. Nhưng Yersin vẫn không nản lòng, ông tiếp tục nâng cấp phòng thí nghiệm của mình và hướng tới việc lập chi nhánh ở khu vực Suối Dầu hiện nay. Từ chăn nuôi bò, ngựa, khai thác các loại cây dùng làm thuốc, ông đã biến phòng thí nghiệm của mình thành một cơ sở đa năng. Từ đó dần phát triển thành Viện Pasteur Nha Trang. "Viện Pasteur Nha Trang những ngày đầu đã có khuynh hướng đặc biệt là chuyên nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng của gia súc, cách phòng và điều trị", Giáo sư Nguyễn Thị Thế Trâm cho biết.
Từ việc sáng lập Viện Pasteur Nha Trang, ông đã có những đóng góp vào việc thành lập các Viện Pasteur ở Hà Nội, Đà Lạt, và làm quản lý hệ thống các Viện Pasteur ở Đông Dương. BS Yersin còn là người sáng lập Trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội) vào ngày 27-2-1902 và là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Bằng cái tâm và tầm nhìn của một nhà khoa học, vào thời bấy giờ, BS Yersin đã vượt qua những âm mưu của chính quyền thực dân để cơ sở đào tạo này có sự phát triển toàn diện. Ông cho sinh viên học tất cả các môn cơ bản để nâng dần kiến thức về phương Tây chứ không theo ý định dạy những môn thuần túy y học của nhà cầm quyền. Học sinh Trường Y khoa Đông Dương khi đi học được đeo thẻ bài ngà như những quan lại trong triều đình. Quy chế của trường được ông xây dựng tương đương như quy chế ở Trường Y khoa Paris. Các sinh viên xuất sắc của trường được gửi sang Pháp thi BS thử sức với sinh viên Pháp. Nhờ thế, Việt Nam đã có nhiều BS tài giỏi như: Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng... Đây chính là những nền tảng để xây dựng nên một nền y học phương Tây ở Việt Nam phát triển như hôm nay.
Công đầu trong trồng cây cao su và di thực cây canh ki na
Năm 1895, BS Yersin lập trại chăn nuôi Suối Dầu (huyện Cam Lâm). Ở đây, ông đã trồng thử nhiều loại cây khác nhau, nhưng chỉ thực sự bị cây cao su chinh phục. Năm 1897, ông mang 200 cây cao su đầu tiên trồng thử trong đồn điền của mình và nhanh chóng nhận thấy triển vọng từ loại cây này. Trong một bức thư gửi cho Emile Roux ở Pháp, ông khẳng định: "Tôi tin chắc cây cao su hiện nay là cây mọc tốt nhất trong đồn điền của chúng ta... Tôi ước mong, một cây cao su trưởng thành cho trên 1kg mủ khô mỗi năm và mỗi héc-ta có tối thiểu 400 cây". Sở dĩ nói Yersin có công đầu trong việc trồng cây cao su, đó là ngoài việc trồng thành công cây cao su ở Suối Dầu cho năng suất, chất lượng mủ cao, ông còn có sự liên kết chặt chẽ giữa đồn điền với các phòng thí nghiệm và các công ty tiêu thụ cao su. Nhờ vậy, sau hơn thế kỷ có mặt ở Việt Nam, cây cao su đang là một trong những cây công nghiệp cho nguồn thu lớn.
Với cây canh ki na (quinquina), trước khi được BS Yersin nhập vào trồng ở miền Nam, Toàn quyền Đông Dương Paul Bert cũng đã thí điểm trồng ở miền Bắc vào năm 1886, nhưng không thành công. Bản thân BS Yersin dù biết đưa cây canh ki na vào sẽ rất có lợi cho người dân Đông Dương và một số thuộc địa khác, nhưng những thử nghiệm ban đầu của ông cũng không phải đã nhận được kết quả tích cực. Từ ước vọng đưa cây canh ki na vào trồng ở Việt Nam, ông đã bỏ công đi tìm được vùng đất phù hợp với tập tính sinh trưởng và kết quả Yersin đã tìm ra Hòn Bà (huyện Cam Lâm) ở độ cao 1.500m. Những hạt giống và 30 cây canh ki na ghép nhanh chóng được đưa từ vườn thực vật Buitenzorg (Pháp) lên trồng ở Hòn Bà. Thời gian đầu, những cây ghép mọc không tốt, còn những cây ươm hạt đều phát triển khỏe. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của tất cả các cây dần chậm lại, lá cây nhiễm nấm mốc. Không nản lòng, ông quyết định chuyển việc thực nghiệm sang vùng Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng). Kết quả, cây canh ki na đã phát triển tốt ở vùng đất này.
Có thể nói, việc chủ động trồng được cây canh ki na cũng đồng nghĩa với việc chủ động được nguồn sunfat kí ninh kết tinh dùng để bào chế thuốc chống sốt rét, một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam trong một thời gian dài. Điều này cho thấy sự cống hiến của BS Yersin vào nền nông nghiệp, y học Việt Nam là rất to lớn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro