Nhàn lạc tản hoa: Chương đầu, cuộc sống êm ấm trước kia
"Trước giờ là ba đều nghe con, đều không muốn con thiệt thòi."
"Được sinh ra là con gái của thương nhân có tiếng chắc hẳn là rất có phúc. Huống hồ là con gái rượu của Tiêu Trấn An ở Hà Thành..."
Từ nhỏ tôi đã nghe những lời như thế. Không biết có phải do mẹ mất sớm hay không mà tất cả tình yêu của ba đều dành cho tôi. Tôi muốn gì được đó đã mười mấy năm rồi, tuy đôi lúc có chút thiếu vắng nhưng đều không lâu lại trở nên vui vẻ.
Ba tôi — Tiêu Trấn An là thương nhân chuyên về kinh doanh vải. Dường như việc kinh doanh càng trở nên phát đạt từ khi tôi sinh ra nên bà tôi thường khen tôi là đứa trẻ có vận khí tốt.
Tôi lớn lên, suốt những năm còn bé cứ vào mùa hè thì luôn về thăm bà ở Kiên Lương. Đặc sản và con người ở đó thì tôi luôn nhớ, chỉ là giờ tôi rất ít khi về, mỗi lần về lại là một lần ngạc nhiên vì sự thay đổi quá nhanh của một vùng quê yên bình, hẻo lánh.
Những năm tôi còn bé, cứ buổi chiều nào chẳng phải hè thì tối sẽ đến công ty ba để "học hỏi thêm một chút."
Mọi người hay bảo tính tôi rất nghịch ngợm, càng lớn lại càng trầm. Dù cho một bụng kinh nghiệm chăng nữa thì cũng có khi không có đất dụng võ.
Tất cả tôi đều nghe, tất cả đều là thật.
Tôi rất nghịch ngợm. Có lần tôi đã trèo lên xe chú Phương - một cổ đông lớn của công ty khá thân với ba tôi. Người vừa hiền lương vừa phúc hậu ấy đã mang tôi về đến nhà mà chẳng hay chẳng biết, đến khi tôi gọi một tiếng mới giật mình khẩn hoảng mà hỏi tôi làm gì. Tôi gãi đầu cười một cái, bảo chú cho cháu ở tạm một đêm. Chú bảo 'ừ được' rồi cười, dắt tôi vào.
Chỉ là không ngờ suốt ngày hôm sau tôi neo ở nhà chú chơi với Trình Kim chẳng chịu về, người lớn cũng đành bất đắc dĩ để tôi ở lại. Thời điểm ấy chơi rất là vui, thấy dáng vẻ Trình Kim chơi đàn mà mê xỉu, lúc đó tôi quyết định học đàn. Chỉ là sau này anh đi du học rồi tôi chẳng gặp lại nữa. Chỉ còn chiếc ghi ta tôi mang theo mãi đến bây giờ thôi.
Càng ngày càng ít nói, suốt ngày tôi cứ lầm lầm lì lì, theo ba vào công ty tôi cũng ngại, nhiều lúc không rảnh nên là không đi nữa. Sau đó mấy năm, cứ buổi chiều tôi đến thư viện đọc sách, buổi sáng thì đến trường.
Tôi học nhiều, đọc nhiều thành ra có tư duy khá mở. Sống một mình cũng rất là thoải mái. Ba chăm sóc cho tôi, tôn trọng ý kiến của tôi, cũng là đối với tôi hết mực yêu chiều.
Đến mãi năm tôi mười bốn tuổi, ba mới dẫn về một người phụ nữ tên là Trương Quỳnh Hoa. Ba bảo tôi gọi người ấy là Dì Mỹ vì ngày bé hai người gọi nhau như thế. Nhưng tôi vẫn cứ gọi là Dì Hoa, gọi riết ba cũng không nói nổi tôi nữa, cũng mặc kệ tôi muốn làm sao thì làm.
Sau đó mấy tháng người phụ nữ ấy lại đến, còn dẫn theo một bé gái kém tôi ba tuổi, bảo chào tôi rồi tự giới thiệu bản thân tên là Trương Mẫn Di, mong tôi có thể yêu thương em ấy nhiều hơn thế.
Lúc đó tôi vì chẳng hiểu chuyện gì chăng nên chỉ nghi vấn mà không hỏi. Ví dụ như vì sao tôi phải làm quen, họ đến gặp tôi làm gì? Có liên quan gì đến tôi không?...
Tôi luôn tin tưởng Tiêu Trấn An làm việc có nguyên do của mình nên tôi không hỏi, cũng chẳng quan tâm mấy mà gật đầu ậm ừ cho qua.
Thỉnh thoảng quan sát thấy ba rất yêu thương họ, đứa con gái rượu như tôi có chút chạnh lòng. hưng rồi cũng vì tìm được nơi giải sầu mà phút chốc lại quên đi.
Từng ngày từng ngày trôi qua như thế.
Cho đến mùa thu, ba hỏi ý tôi để dì thay mẹ chăm sóc cho tôi được không, tôi đã lặng im không nói nên lời. Một phần vì tôi không muốn. Một phần khác là vì tôi biết được tình cảm của ba mình. Rất lâu sau ngày hôm đó tôi mới cho ba một lời hồi đáp:
"Ba cứ làm điều gì phù hợp với mình, con có thể thích nghi, nhưng ba phải biết, không bao giờ có thể thay thế mẹ."
Ông nhẹ nhàng đáp rằng ông biết rồi...
Vậy mà hôm đó - thứ sáu cuối cùng của tháng tám, ba vẫn chọn lựa tổ chức kết hôn...
Khi cả bốn bên đều vui vẻ, chỉ có mình tôi là mủi lòng. Cả buổi chiều lẳng lặng đi trốn, tôi một mình ôm cây đàn Trình Kim cho đến một góc công viên mà ngồi, mặc cho buổi lễ muốn thành sao thì diễn. Tôi mặc kệ sự đời, thật muốn quên đi tất cả.
Lá bạch quả nhẹ rơi trong chiều thu gió thổi. Mọi sự buồn bã cứ như đều tụ hội lại một chỗ vậy. Tôi vừa đàn vừa hát, hát đến khi cổ họng khô rát, nước mắt lưng tròng, tôi mới không kìm được mà rơi lệ. Khóc đến nỗi bàn tay cũng run run.
Tiếng đàn vang lên đã chẳng còn chút âm điệu nào dễ nghe nữa. Tôi cũng chẳng hát nổi, chuyển thành những lời trách móc be bé vô cùng thảm thương. Âm thanh đều hỗn loạn hệt như lòng tôi hỗn loạn. Buổi chiều đó là buổi chiều tồi tệ nhất tôi từng trải qua bấy nhiêu năm tôi tồn tại. Cảm giác hoang mang, cô độc, lại nhớ mẹ, lại nhớ bà...
Đến tận khi ánh hoàng hôn buông xuống...
Tôi mới gặp được một người.
Người ấy nhẹ nhàng an ủi tôi rồi cùng tôi tâm sự, khen tôi đàn hay hát giỏi, khen tôi tài hoa, kiên cường. Một lúc nào đó, những giọt nước mắt đã xóa nhòa khuôn mặt ấy khiến tôi chẳng thể nào nhớ được nữa.
Chỉ biết lúc chia tay, tôi đã gỡ sợi chỉ đỏ trên ngón tay út trao cho người ấy thay cho lời cảm ơn. Rồi tạm biệt.
Cuối cùng thì hồi ức thanh xuân tôi dừng lại ở đó.
_____
Trích chương sau:
"Ba à... thật ra thì con diễn vai hạnh phúc đã rất mệt mỏi rồi..."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro