Chương 8
Đúng như lời tuyên bố, hôm sau thời điểm thầy giáo thức dậy là lúc mặt trời đã lên cao chót vót. Chín giờ ba mươi sáng, ánh nắng gay gắt xuyên qua mái lá chiếu đến tận giường, Thien tỉnh giấc vì bị chúng làm cho chói mắt, cậu lười biếng nhấc người, vặn gân vặn cốt.
Người đàn ông bên cạnh cậu đã dời đi từ lâu, đoán không nhầm có lẽ đã trở về đơn vị. Không sao, cậu vốn chẳng để tâm cho lắm. Cậu nhặt khăn lông và bản chải đánh răng, vô tình trông thấy ba lô hành lý đội trưởng tối qua mang tới, cậu nhíu mày nghĩ ngợi rồi nhanh chân bước xuống cầu thang, ngó vào gầm nhà sàn tìm kiếm. Trên chiếc sạp tre cạnh căn bếp vắng bày vài món ăn đơn giản: một đĩa trứng muối, hũ cải chua cùng tô cơm nguội, duy chỉ bóng người cần tìm lại chẳng thấy đâu.
... Anh ta đi đâu rồi nhỉ?
Thien vòng ra sau nhà, nơi có chum đất nung đã đổ nước sạch đầy ắp, lòng vẫn thầm biết ơn ai đó luôn cất công chuẩn bị giúp cậu vào mỗi sáng. Cậu lột hết quần áo, vắt lên phên cửa nhà vệ sinh gần đó, chừa lại trên người mỗi chiếc quần lót, cầm bàn chải đánh răng.
Quá nửa buổi sáng, nhiệt độ ngoài trời đủ ấm áp để chàng trai thành thị bắt đầu tắm rửa. Cậu nhặt chiếc gáo nhựa, múc nước lạnh dội lên người. So với ngày đầu tiên tới đây, việc lần này tương đối đơn giản, trộm nghĩ cậu sẽ sớm quen với nó nhanh thôi.
Bánh xà bông đen sì bằng than hoạt tính tạo ra một đám bọt khí thơm hương nhài dịu mát vẫn dễ chịu như trước. Thien thoa xà bông vào bên trong quần lót rồi dội nước cho tới khi cảm thấy sạch sẽ. Mặc dù xung quanh chẳng có ai, nhưng thay vì trần chuồng tắm rửa, cậu vẫn đề phòng giữ cho mình mảnh vải che chắn nơi trọng yếu, tránh để thần núi thần rừng linh thiêng trách phạt.
Kéo chiếc khăn tắm vắt trên cánh cửa lau khô người xong, cậu quấn nó một vòng quanh eo rồi lột chiếc quần lót ướt sũng bên trong, bỏ lên chồng áo bẩn, vậy là quy trình tắm rửa kết thúc. Chàng trai trẻ trở về căn nhà sàn nhỏ, lục túi hành lý cá nhân, miệng vui vẻ huýt sáo. Một giây sau đã nghe thấy tiếng cậu chửi thề.
"Ôi đậu má! Hết quần áo mặc rồi!"
Cậu công tử vò đầu bức tóc. Chính xác là cậu đã mặc hết lượt quần áo chuẩn bị cho chuyến đi này trong vòng một tuần, và bởi vì không có bột giặt cũng chẳng biết cách giặt tay, nên giờ tính sao đây?
"Có chuyện gì vậy? Cậu tắc ruột hay cầu tắc cống?"
Người sĩ quan quân đội vừa ra ngoài về, thấy thảm cảnh cậu thanh niên ôm đầu bó gối như bị ai đòi mạng thì ngạc nhiên hỏi.
"Tệ hơn thế nữa kìa!"
Vẻ mặt anh chàng hệt 'tái ông mất ngựa'*, giọng mếu máo chực khóc: "...Tôi hết quần áo mặc rồi."
Nghe cậu dãi bày xong, đại úy Phupha thiếu điều té ngửa.
"Thì giặt quần áo bẩn đi, đơn giản vậy mà."
"Không đơn giản tí nào! Tôi không biết giặt."
Phupha đỡ trán, sao anh lại quên mất khả năng tự phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân ở mức âm của cậu ấm cực phẩm này được nhỉ? Ngoài lướt điện thoại đắt tiền ra thì cậu ta đâu biết làm gì khác. Đại úy lắc đầu bất lực, đoạn tới ba lô đựng đồ của mình, lấy ra vài chiếc áo dự phòng.
"Mặc tạm của tôi, lát tôi đưa cậu ra thác giặt giũ."
Thien nhòm chiếc áo phông xanh nhàu nhĩ, bạc màu, trên còn thêu hàng chữ 'Đơn vị Thần Vũ-Pra Piun' - là tên căn cứ, cùng một chiếc quần đùi thể thao cạp chun, giọng hơi hoảng.
"Anh muốn tôi mặc... cái này?" Đổi lại nếu ở nhà cậu, chúng sẽ bị ném vào sọt rác một cách không thương tiếc.
"Nếu cậu muốn phơi mông thì tùy."
Thấy đại úy có vẻ sắp nhét quần áo vào chỗ cũ, Thien vội vàng giật lấy chúng nhìn kỹ hơn. "Đây là quân trang, tôi không phải lính, mặc không vấn đề gì chứ?"
"Không sao, vợ lính vẫn mặc hoài."
Lời nói vô tình, người nghe hữu ý, một màng hồng nhạt nổi lên hai bên gó má mịn màng.
"Tôi đâu phải vợ anh!"
Thien la lối, còn định đấm đá vài phát, chỉ tiếc rằng chân cậu quá ngắn, không thể là đối thủ so với gã khổng lồ Phupha.
"Mặc đồ nhanh lên, tôi xuống dưới đợi cậu cùng ăn sáng."
Chất giọng trầm gần giống ra lệnh càng làm Thien bực bội. Giá như cậu là một đứa bé thì có phải được giậm chân ăn vạ ngay không. Cậu miễn cưỡng mặc chiếc áo phông của Phupha lên người rồi vuốt phẳng phiu thớ vải. Quân phục tuy sờn cũ nhưng thơm mùi nắng và nước giặt, là mùi của sạch sẽ và ấm áp.
Thien lắc lắc, xua đuổi những ý nghĩ ngốc nghếch ra khỏi đầu, nhanh chân bước xuống cầu thang đến với bữa sáng đang cùng đại úy chờ cậu trên sạp gỗ. Bát cơm nguội lúc trước cậu nhìn thấy đã được Phupha hâm nóng từ lúc nào, đang bốc lên làn khói trắng mang hương thơm gạo tám. Cậu trai thành thị chẳng muốn chờ đợi thêm nữa, thoắt cái múc trứng muối trộn cơm rồi chén ngon lành. Phupha bị cái tướng ăn ấy chọc cho vui vẻ, anh nhếch mép, khẽ mỉm cười.
Nếu nhìn thấy hình tượng của bản thân trong gương lúc này: ngồi khoanh chân trên sạp, mặc chiếc áo lính bạc màu và chiếc quần đùi nhăn nhúm, tóc tai bù xù - đảm bảo cậu sẽ kinh hãi mà khóc thét.
Ăn sáng xong, đại úy đưa chàng giáo viên tình nguyện đến nhà già làng mượn một chiếc chậu nhựa đựng quần áo bẩn. Họ đi bộ thêm một đoạn đường tìm đến con thác lớn, nghe tiếng nước ầm ầm từ trên cao dội xuống, Thien lại muốn nhảy xuống tắm cho đã đời.
Cách đó không xa, một nhóm thiếu nữ Akha từ trong bản tìm ra đây giặt giũ. Họ đặt quần áo lên một tảng đá cuội giữa khe suối rồi dùng chân trần giẫm lên. Trông thấy hai chàng đẹp trai từ xa đến, còn mỉm cười bẽn lẽn như gái nhà lành, họ liền vui vẻ ghé tai nhau cười khúc khích. Phupha chỉ đáp lại bằng cái gật đầu nhàn nhạt, sau đó tập trung vào việc chính là đưa cậu ấm rắc rối tới địa điểm sâu bên trong dòng thác.
Thien đặt chậu quần áo nặng trịch lên một phiến đá lớn, lén lén nhìn đội trưởng khổng lồ, giọng bất mãn: "Đại úy, tôi nghĩ món quần áo này không chịu được sự giày vò của đôi chân đâu."
"Trang phục tự dệt, rẻ tiền của dân bản còn chịu được, thì cớ gì của cậu lại không. Cậu chi cả mấy ngàn bạt cho chúng cơ mà?"
Phupha cúi người, bắt đầu nhặt riêng quần áo màu đặt lên phiến đá.
"Chất vải khác nhau phải được giặt bằng những cách khác nhau, anh biết không hả?" Thien chống tay bên hông, dùng tư cách một anh chàng sành điệu phản bác. "Tôi nói thật đó, đội trưởng, giờ có phải lúc nghe anh nói móc đâu."
"Vậy thì dùng tay đi." Phupha nắm tay cậu kéo xuống ngồi bên cạnh. "Từ từ dùng nước làm ướt chúng."
Cậu miễn cưỡng làm theo những gì anh nói, ngâm hết quần áo vào nước rồi thì tò mò hỏi anh. "Sao ở đây chỉ dùng mỗi loại bánh xà bông này vậy, không có nước giặt khác sao?"
"Ông cha ta dùng dấm giặt đồ kia kìa. Xà bông này làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Cậu dùng tắm được thì tại sao không giặt sạch đồ được?"
Lời anh nói đúng là không thể cãi lý, Thien lẩm bẩm cho có rồi cầm bánh xà bông trà lên quần áo, chờ chúng nổi bọt thì dùng tay vò qua vò lại một cách vụng về. Đại úy đứng cạnh không nhìn nổi nữa, đành tiếp tục ra chỉ thị khác. "Dùng cả hai tay giữ chặt hai mép, chà mạnh vào nhau như vậy, chỗ nào bẩn thì thêm xà bông."
Thien tức tối kéo vạt áo trút giận, cho tới khi một tiếng 'rẹt' chói tai vang lên. Bốn bề im lặng. Đôi mắt hạnh đào trợn tròn, hoảng hốt há miệng, mất khống chế buông một câu chửi thề như thế chính mình vừa bị đả thương.
"Đệch mợ! Áo Topman của tôi!!! Anh... Tại anh hết!!!"
Cậu đứng bật dậy, vung mạnh chiếc áo sặc sỡ đắt tiền về phía đại úy to con, khiến đám bọt xà bông trắng xóa mang theo hương nhài thơm mát bám đầy lên gương mặt nam tính đã đông cứng lại.
Đại úy Phupha chậm chạp đứng thẳng lưng, kéo theo cái bóng khổng lồ phủ lên người Thien một luồng áp bức, khiến cậu vô thức lùi lại. Bàn tay rắn rỏi hằn vết chai quệt ngang xương gò má, lau sạch bong bóng xà phòng, ánh mắt anh tối sầm, hung dữ nhìn kẻ phạm tội. Thien bị khí thế đó làm cho tê liệt, hầu kết chuyện động nhấp nhô.
"Là... do anh trước. Đừng có mà đổ lỗi lên người tôi."
Cậu nhanh chóng biện hộ, nhưng hình như mọi sự cố gắng đều vô nghĩa.
"Tôi không đổ lỗi cho cậu,-" Phupha trầm giọng nửa câu trước, nửa câu sau tựa sấm truyền "- mà tôi PHẠT cậu."
Cả nội dung đe dọa lẫn động thái muốn tóm người của đại úy thực sự đã làm cậu ấm Thien khiếp sợ, cậu theo bản năng tự vệ liên vung tay ném mạnh cái áo sũng nước lên mặt đại úy. Hành động này chẳng khác nào châm ngòi cho một cuộc chiến.
Phupha không hề mảy may thương tiếc cái áo đắt tiền, một lực ném thẳng xuống mặt đất, đoạn bắt lấy cái cổ tay của tên nhóc phản nghịch, muốn phát vào đít cho tới khi cậu ta phải khóc lóc xin tha. Thế nhưng đối thủ của anh lại cực kỳ láu cá, cậu lập tức lao xuống suối, đạp sóng chạy tới chỗ nước sâu... đến ngang đầu gối.
Nhờ có đôi chân dài với sải bước hơn người, sĩ quan trẻ tuổi đã bắt kịp cậu thanh niên trong tích tắc. Cậu đổi chiến thuật mới bằng cách chạy vòng quanh vị trí quân địch, đồng thời tạt nước vào người anh ở cự ly gần. Phupha ôm hai cánh tay bảo vệ gương mặt, nhưng vẫn không tránh khỏi ướt luốt thuốt từ đầu tới chân.
"Được lắm, cậu muốn chơi kiểu này đúng không? Cậu đợi đấy!"
Phupha lột áo phông trên người làm tấm lá chắn, rất nhanh đã chụp được thân trên của cậu thanh niên, khóa chặt.
"Ặc! Không thở được!" Thả tôi ra, cái đồ trâu bò nhà anh!
Thien ra sức vùng vẫy, hi vọng thoát khỏi cánh tay rắn rỏi đầy sức mạnh ghìm chặt ở eo nhưng vô dụng. Đại úy bắt đầu hình phạt của mình bằng cách cù khắp eo cậu. Hành động này khiến Thien nhột gần chết, cậu cười đến gập cả người, tưởng đâu tứ chi nhũn thành sợi bún.
Ấm ức vì bị đại úy phát hiện ra điểm nhạy cảm, cậu chẳng buồn giữ mặt mũi bèn áp dụng chiêu thức đàn bà là dùng móng tay cào cho đại úy mấy phát. Thật may, lần này phát huy tác dụng. Phupha ăn đòn đau liền buông tay, nhưng chưa từ bỏ mà rượt theo tên nhóc lắm chiêu ngay lập tức. Một trận thủy chiến của hai gã đàn ông trưởng thành chẳng khác nào trò nghịch nước của học sinh tiểu học, kết quả, cả hai đều ướt như chuột lột.
Thien giành được cơ hội ăn miếng trả miếng, cậu nhào đến từ sau lưng đại úy, quấn lấy cơ bụng sáu múi săn chắc của anh, cù mạnh. Sau đó cậu nhận ra, trò này của mình chỉ như muỗi đốt cột đình* vì Phupha chẳng có lấy một chút phản ứng nào cả. Viên sĩ quan cao lớn bĩnh tĩnh ngoái đầu, cười lộ răng nanh.
"Tiếc nhỉ. Tôi không có lông buồn."
"Anh đang tự nhận mình da dày quá ha?"
"Cậu nghịch chưa đã hả?"
Phupha đuổi theo tên nhóc chém miệng như một vận động viên đuổi bóng bầu dục, một lực đã dễ dàng nhấc bổng thân thể mảnh khảnh kia lên cao. Thien trong tư thế mất thăng bằng, cậu quắp chặt hai chân bám lên người Phupha như con đỉa. Cả hai cùng lúc bổ nhào xuống nước.
Cột nước trong vắt bắn lên cao rồi lại đổ ào lên cơ thể họ. Phupha buông một tiếng thở dài. Trước khi cả hai ngã chổng vó, anh đã kịp xoay người, dùng cơ thể mình đỡ lấy cậu cơ thể cậu phía trên, để phần lưng mình thay cậu hạ thổ; nếu đổi lại là Thien, không chừng có thể gãy xương bởi cú ngã vừa rồi.
Cậu thanh niên đang đè trên anh lồm cồm bò dậy, trộm nghĩ vồ ếch quả này khác nào bị thụi thối phổi, nhưng khi ý thức được tấm nệm hình người đã thay mình nhận một cú va đập mạnh ra sao, cậu mới giật mình cuống quýt hỏi "Anh không ngã vỡ đầu rồi đấy chứ?". Là người đàn ông chu toàn, Phupha chẳng cần Thien phải lo lắng một cách thái quá, nhưng nhìn đáy hồ toàn đá lởm chởm thế kia, cậu thực sự không muốn mình phạm tội giết người ở tuổi thành niên.
"Đầu chưa vỡ đâu nhưng xương sắp gãy rồi, xuống khỏi người tôi ngay, cậu nặng như cái bị thịt."
Thế nhưng thay vì làm theo lệnh anh, kẻ chuyên phá rối ấy lại phá lên cười.
"Cậu cười cái khỉ gì?"
Đối diện với thái độ hằm hằm của đại úy, Thien còn bồi thêm một câu trả lời thiếu đánh. "Cười anh đấy. Trông bộ dạng anh có giống chó ngã ao không?"
Làn da trần rám nắng... mái tóc ướt bồng bềnh nổi trên mặt nước, dựng quanh đầu thành cái bờm, thân hình cao to vạm vỡ bị Thien đè lên mà chìm xuống đáy, hình ảnh đại úy lúc này giống hệt một chú sư tử biển, hơn nữa còn là con sư tử nhe nanh trắng muốt, thứ vũ khí đặc trưng của động vật săn mồi giống đực.
Cái cách mà đôi mắt hạnh đào long lanh màu nâu nhạt của cậu trai thành phố dùng để quan sát lập tức khiến Phupha nổi một trận da gà, đảm bảo bộ não của cậu ta đang nghĩ toàn những điều bậy bạ. Anh bực bội hừ một cái rồi rồi kiên quyết kéo thân thể mỏng dính của đối phương ra khỏi người mình.
"Đừng nghịch loạn nữa. Đi giặt đồ cho xong. Làm ngay!"
"Tuân lệnh! Thưa đại úy! Vậy..."
Thien nâng tay chào quân đội, làm bộ làm tịch nghiêm trang chấp hành mệnh lệnh của cấp trên rồi nhanh chóng tiếp tục đánh vật với đống quần áo ướt.
Thời điểm từ thác nước trở về, mặt trời đã lên quá đỉnh đầu, ánh nắng ấm áp đương buổi ban trưa khiến từng cơn gió lạnh thổi trên da thịt ướt sũng của hai người cũng trở nên dịu dàng chút đỉnh. Băng qua con đường dẫn vào giữa bản, chung quy hai gã đàn ông úng nước vẫn không tránh khỏi ánh mắt đánh giá và tiếng cười khúc khích của những người xung quanh.
"Sao hôm nay ở đây đông vui quá vậy? Công việc nương rẫy cũng được nghỉ cuối tuần như giờ hành chính à?" Big-city-boy chính hiệu hỏi dò.
Bình thường dân bản lên nương khi gà còn chưa gáy và chỉ về nhà khi mặt trời xuống núi, nhưng lúc này, quanh chỗ cậu đứng thấy toàn người là người.
"Họ đang chuẩn bị đám cưới."
Phapha không mặn không nhạt đáp nhưng câu trả lời khiến Thien hai mắt trợn tròn.
"Hôm qua anh đã kịp cầu hôn con gái già làng Bieng Lae rồi cơ á?"
Ánh mắt Phupha sắc lạnh hung hăng lườm tên nhóc cố tình giả ngu gây rối, chỉ muốn một cước đá cậu ta bay khỏi địa cầu, đoạn nhẫn nhịn thở dài giải thích.
"Già làng chỉ có con trai."
Thien khịt mũi, lẩm bẩm một mình. "Thế chẳng phải càng hợp gu anh đó sao..."
"Nói gì đấy, đi mau lên."
Phupha vừa nói vừa kéo cánh tay mảnh khảnh đang bê chiếc chậu nhựa hướng về phía nhà trưởng bản. Anh cần mượn Già quần áo khô để thay trước khi cả hai bị cảm lạnh.
'Phòng tiếp khách' trong ngôi nhà của già Bieng Lae chật kín người, không gian rộng rãi trên sàn trải thảm, dân bản ngồi túm tụm bàn ra tán vào, cũng là để xin ý kiến về thủ tục tổ chức hôn lễ cho chú-rể-tương-lai làng mình sang hỏi cưới con gái làng bên. Tiếng bước chân lên cầu thang thành công thu hút sự chú ý của mấy vị bô lão, sau đó là hai người đàn ông xuất hiện trong bộ dạng như vừa được vớt dưới ao, họ dừng chân ở bậc thang cuối cùng, tránh cho sàn nhà bị nước nhỏ tong tong trên người làm ướt. Ngay khi trông thấy hai vị khách ấy, già làng nhanh tay ném cho họ miếng giẻ dùng lau khô dấu giày.
"Hai người vừa đi bơi hả?"
Vừa nghe già làng hỏi, hai kẻ không đội trời chung lập tức quay sang gườm nhau, một lần nữa châm ngòi cho trận chiến 'mắt to trừng mắt nhỏ'. Hành động phóng tia lửa điện của vị sĩ quan chỉ huy nghiêm khắc và thầy giáo tình nguyện trẻ con đến nỗi làm thế hệ cha chú như ông phải bật cười.
"Chắc hẳn đại úy thấy trời nóng quá."
Thien nhân cơ hội mỉa mai, vị đội trưởng mặt không đổi sắc nhẹ giọng đáp.
"Tôi lạnh."
Bầu không khí lập tức trở nên quỷ dị.
Già làng Bieng Lae ho khẽ, vẫn nên là ông ra mặt để chấm dứt cuộc chiến ngầm này, bèn hỏi. "Cần đồ để thay, đúng không?" Tình huống này dễ đoán, sáng nay lúc tới mượn chậu giặt đồ, ông đã trông thấy Thien mặc áo phông quân đội, bây giờ cả hai đều ướt sùng sũng, hiển nhiên là không có quần áo khô thể thay nữa rồi.
"Đợi ta lấy quần áo của thằng bé nhà ta cho hai đứa."
"Phiền bác quá ạ."
Phupha để ý tới tâm tình của già làng, anh khách sáo nói xong liền kéo cậu thiếu niên rắc rối kia theo, tránh khỏi ánh mắt dò xét của dân bản, khung xương mảnh mai của cậu vì chiếc áo phông mỏng tang đẫm nước bám dính vào da mà lộ nguyên hình.
Thien ngồi co chân trên sạp, cả người run lên mỗi khi gió lạnh thổi qua trong khi người bên cạnh thì sừng sững như núi đá. Khóe môi tím tái của cậu cong lên giễu cợt, cảm thấy có chút thua thiệt với trạng thái chẳng hề hấn gì của đối phương.
"Miệng anh bảo lạnh, coi người anh có miếng lạnh nào không."
Đôi mắt sắc sảo của anh liếc qua cậu thanh niên vừa mới đâm chọc mình một nhát rồi nhàn nhạt cười đểu.
"Ngoài không lạnh. Lạnh trong tim."
Thien đứng hình mất năm giây, mãi sau khi bộ não đình trệ vì phân tích ngôn ngữ chịu hoạt động trở lại, cậu mới ngửa cổ làm bộ.
"Ọe! Buồn nôn vãi."
Đại úy nhún vai, dửng dưng trước phản ứng của cậu đoạn tiến tới chỗ trưởng bản, nhận đống quần áo ông đưa cho, nói mấy lời cám ơn đồng thời xin phép để hai người họ ra về. Quay trở lại nơi ở của mình, Thien nhanh nhảu chiếm dụng căn phòng kín duy nhất để thay đồ, trong khi đại úy tranh thủ lột quần áo ướt ngay dưới nhà sàn.
Lau khô tóc tai, người ngợm đâu ra đấy, Thien vươn tay lấy quần áo già làng đưa, bấy giờ cậu mới giật mình. Đó là chiếc áo tràm dệt tay bằng sợi bông, vạt áo thêu hoa văn trang trí sặc sỡ và một chiếc quần dải rút dài tới bắp chân.
Vẻ mặt chàng công tử bột méo xệch, có chút không nói nên lời. Lúc nhận đồ cậu không để ý... giờ thì hay rồi, biết phải làm sao?
Một cơn gió lạnh tràn vào nhà lập tức giúp Thien đưa ra quyết định. Cậu vứt sạch mặt mũi, tròng bộ trang phục của người Akha lên người trước khi bị biến thành nữ hoàng băng giá. Sau đó cậu khệ nệ bê chậu quần áo đã được giặt sạch sẽ đặt lên bệ cửa sổ, lần lượt lấy từng món đem phơi gió trời nơi ban công bé cỏn con.
Phupha vừa thay đồ xong, ngẩng đầu trông lên nhà sàn thì bắt gặp một màn này, anh nhất thời sửng sốt. Song rất nhanh hồi phục thái độ, anh nín cười đến sái quay hàm, đón nhận một cú lườm sắc lẻm từ người đang giũ áo trên cao.
"Em trai lên núi nào thu hoạch cà rốt thế?"
Dáng người Thien cao gầy, làn da trắng trẻo mịn màng, khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn cùng mái tóc cắt tỉa rất hợp thời trông chẳng có nửa điểm liên quan tới trang phục dân tộc cậu đang mặc, nhưng kỳ lạ ở chỗ nó khiến khoảng cách giữa cậu trai thành phố và những người dân miền núi nơi đây bỗng nhiên thu hẹp lại.
"Cùng ngọn núi với anh." Thien thực sự muốn ném cái thau về phía tên đại úy.
Ngay cả khi Phupha đang mặc trang phục chất liệu thổ cẩm giống hệt cậu, chỉ khác chi tiết cổ thuyền rộng rãi và kích thước vừa vặn hơn cũng đủ tôn lên dáng người anh một cách kỳ lạ. Khí chất đàn ông mạnh mẽ ấy không khỏi làm Thien đỏ mắt ghen tị, dù so sánh kiểu gì cũng thấy anh giống một gã chiến binh cao to vãm vỡ hơn là một cậu bé miền núi gầy gò đi lượm cà rốt như mình.
Cuộc đời thật sự bất công.
"Phơi xong chưa? Cậu tới giúp dân bản không hay muốn loanh quanh ở nhà?" Phupha hỏi.
Đôi mặt phượng sáng ngời của Thien thoáng chút nghi hoặc. "Ý anh là đám cưới? Anh thì sao?"
"Tôi nhận lời Già từ sáng sẽ qua đó giúp rồi."
Thien đảo mắt quanh gian phòng trống trải đến tội nghiệp, im lặng nghĩ nghĩ, ngay cả mạng mẽo cũng chẳng có, nếu quanh quẩn ở ngôi nhà nhỏ này nguyên một ngày cuộc sống sẽ buồn chán và tẻ nhạt biết bao. Thế là cậu nhanh chóng quyết định.
"Tôi đi cùng anh, đợi tôi chút."
Cậu vào nhà, lục mấy vỉ thuốc đáng nhẽ phải uống từ lúc ăn xong, lôi ra uống.
*****
Trên một khoảng đất trống rộng rãi nằm sát bìa rừng, đám trai làng chuyền tay nhau mang vác những thân tre dài rồi chất lên thành đống, một số khác dùng dao phay chặt những khúc gỗ đều tăm tắp rồi ghép thành một tấm phên. Thấy bóng người tới, già làng Bieng Bae nâng tay vẫy họ lại. Ông vui vẻ mỉm cười trước hình tượng đẹp đẽ của hai chàng trai trong trang phục truyền thống địa phương.
"Mặc có thoải mái không? Vợ ta dệt may từ khi con trai mười lăm tuổi, hai đứa thông cảm nếu chúng cũ sờn nhé."
Nghe được giọng điệu pha lẫn tự hào của già làng, Thien mỉm cười đáp lại, cũng mong người lãnh đạo buôn làng này không cố ý nhắc nhở chiều cao của cậu chỉ nhỉnh hơn học sinh cấp hai chút đỉnh.
"Sau này con bác chắc cao lớn lắm nhỉ?"
"Gần bằng đại úy."
Nói về đứa con trai nhất mực thương yêu, Bieng Lae tươi cười hạnh phúc. Con trai ông hiện đang là sinh viên đại học ở trấn Chiang Rai và chỉ về thăm nhà vào dịp cuối tuần.
"Đại úy ấy hả, chắc từ bé đã được nuôi bằng thịt trâu rồi..."
Thien tự mình lẩm bẩm, không nhịn được ánh mắt rơi trên bờ vai rộng săn chắc, vừa khoẻ khoắn vừa đáng tin cậy, tựa như vách núi sừng sững, đặc biệt phù hợp với tên người của Phupha. Có điều vị sĩ quan chỉ huy-ăn-thịt-trâu-rừng trong miệng người ta thì chẳng hay biết gì, anh còn ở tít bên kia góc sân, bận trò chuyện với dân bản bằng thứ ngôn ngữ bản địa.
"Chúng ta đang làm kiệu hoa để đón dâu từ ngọn đồi làng bên."
"Kiệu hoa..." -Thien lục lọi vốn từ vựng ít ỏi liên quan- "Ý là kiệu có người ngồi trên và người khiêng ở dưới đó ạ?"
"Đúng rồi. Kiệu phải đủ chắc chắn để nâng cả cô dâu-chú rể."
"Vậy việc này cần nhiều thanh niên trai tráng đúng không ạ?"
"Hẳn vậy. Mỗi đầu trước sau cần bốn phu kiệu, chỉ cần động tác của họ chệch đi một nhịp là lật kiệu như chơi."
Già làng tếu táo, thế nhưng nếu thực sự có một vụ lật kiệu thì đảm bảo đôi chim câu sẽ chẳng lấy gì làm vui vẻ.
Con đường cắt ngang cánh rừng không những dốc, đất đá gồ ghề mà còn bạt gió, phu kiệu không chỉ chịu sức nặng của đòn tre, thân kiệu mà còn cả trọng lượng của hai người lớn ngồi trên, vậy nên nhiệm vụ rước kiệu hoa này thực sự là thử thách.
Thien gật đầu, lòng có chút nể phục. Già Bieng Lae hướng dẫn cậu dùng dao cạo nhẵn ống tre trong khi Phupa giúp dân bản dựng kiệu.
Ba tiếng trôi qua, chiếc kiệu hoa bằng gỗ đã bước đầu thành hình. Trai làng tiếp tục lựa những thân tre dẻo dai nhẵn bóng luồn dưới đáy kiệu, sau đó dùng dây thừng cố định chắc chắn để tạo cánh tay đòn. Tám phu kiệu cao lớn khỏe mạnh vào vị trí, chiếc kiệu được đoàn rước nâng tập rượt, tiếng hô lấy nhịp vang cả núi rừng, có đôi lúc, một người trong số họ mất thăng bằng, chiếc kiệu lập tức ngả nghiêng như sắp lật. Nhìn gương mặt phừng phừng vì dùng sức của phu kiệu, dẫu không thể làm thay thì Thien vẫn thật lòng mong họ thành công.
"Buộc phải khiêng kiệu trên vai à."
Cậu lẩm bà lẩm bẩm nhưng vị chỉ huy trưởng rước kiệu, già Bieng Lae đứng gần đó nghe thấy, ông nói.
"Cũng không hẳn. Đó là cách chúng ta chào đón cô dâu mới, sẽ tốt hơn nhiều nếu cô dâu phải đi bộ tới bản. Người Akha sinh sống gần thành thị nơi có đường cái lớn còn dùng xe để rước dâu."
"Nếu vậy thì nâng kiệu ngang tầm tay sẽ tốt hơn chứ ạ?"
Bấy giờ, người đứng đầu bản Ngàn Sao mới xoay đầu nhìn cậu trai thành thị, đôi mắt mở to không che giấu sự ngạc nhiên.
Đúng vậy! Sao ông có thể quên chuyên ngành mà chàng giáo viên tình nguyện này theo học?
"Thầy có ý tưởng gì? Có thể góp ý cho ta."
"Sao ạ?"
Thien buột miệt, không ngờ người lãnh đạo giàu kinh nghiệm lại đang hỏi ý kiến mình. Cậu gãi ót, lúng túng đáp. "... Cũng không có gì đâu ạ, cháu sợ không áp dụng được."
"Có còn hơn không."
Một giọng nam trầm vang lên từ phía sau, Phupha tiến lại gần trong tình trạng mồ hôi ướt đẫm, ánh mắt sắc sảo nhìn Thien như hối thúc cậu mau trình bày ý tưởng.
"Đừng có bức bách nhau vậy chứ..." Sinh viên khoa Kỹ thuật của trường đại học danh giá luống cuống vào đề. "... Anh đã nhìn thấy kiệu hoa của người Trung Quốc chưa- thường chiếu trên mấy bộ phim truyền hình ấy. Nó có cả mái che và người ngồi bên trong, nhưng chỉ cần sức hai người khiêng."
"Tôi biết, nhưng họ thì tôi không chắc."
Phupha mỉm cười, hất cằm về phía đám trai làng đang vây quanh thầy giáo trẻ. Họ có vẻ tò mò về những gì cậu nói, hoặc căn bản chưa chắc đã hiểu hết những từ ngữ cậu vừa dùng.
Thien đảo mắt một vòng, nhận lại thái độ chờ mong từ họ thì bất lực thở dài. Cậu cúi người nhặt một thanh nứa rồi bắt đầu vẽ những nét loằng ngoằng lên mặt đất, phác họa ra một chiếc kiệu hình hộp với thanh gỗ dài xuyên qua giữa thân- giống kiểu thời phong kiến Trung Quốc.
"Trung Quốc rất lạnh nên kiệu của họ làm kín bốn vách..." Càng vẽ ý tưởng càng tuôn ra nhiều. "Chúng ta không cần cầu kỳ như họ, chỉ cần cấu trúc hình hộp, lợp mái tranh, không cần vách, sẽ giảm tối đa trọng lượng."
"Vậy cách khiêng kiệu thì sao?"
Già Bieng Lae lên tiếng, ông chưa từng trông thấy chiếc kiệu như cậu nói nên đối với hình vẽ phác họa trên mặt đất sẽ có đôi chút khó hiểu. Tuy vậy ông cố gắng tiếp thu và nghe cậu giải thích để có thể truyền đạt lại cho dân bản một cách chính xác.
"Đầu tiên, chúng ta sẽ đứng ở vị trí giữa tay đòn, hai cánh tay đặt sang hai bên, nâng vuông góc với cơ thế."
"Như vậy cổ tay liệu có chịu nổi sức nặng không? Thầy vừa nói chúng ta chỉ cần hai người để khiêng kiệu?"
Bộ não phủ bụi lâu ngày của Thien bỗng dưng khởi động, dây thần kinh khô dầu nay lại vận hành một cách trơn tru, cậu đảo mắt ngẫm nghĩ. "Nếu thêm một thanh đòn nâng bằng vai- vị trí có bề mặt tiếp xúc lớn hơn sẽ giảm bớt sức nặng, nhưng vấn đề ở chỗ nếu trọng lượng liệu quá lớn, ta sẽ không nhấc nổi."
Cậu dùng ngón tay gõ gõ cằm như đang thiết kế ý tưởng gì đó, đoạn lại cầm thanh nứa vẽ tiếp lên mặt đất.
"Vậy ta thêm một thanh đòn dưới mái che ngang tầm vai, sau đó dùng dây thừng cuộn chặt thanh trên và thanh dưới cho chắc chắn, có khả năng chỉ cần tới bốn người. Khi nâng kiệu cũng tiện hơn khi sức nặng chia đều sang cả cánh tay và bả vai. Nếu cách này thành công, di chuyển với bốn người khiêng cũng trở nên linh hoạt, đồng thời sẽ duy trì được khả năng thăng bằng."
Một bài thuyết trình khoa học được thầy giáo hoàn thành trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người, thế nhưng người đưa ra ý tưởng ấy khi ngẩng đầu đối diện với một màn 'yên tĩnh dị thường' lại vô cùng hoang mang.
"Ý kiến tồi đúng không ạ? Vẫn là cứ dùng cách cũ đi ạ."
"Ai nói chứ. Quá thông minh là đằng khác."
Bieng Lae lập tức khích lệ, ông thật lòng cảm kích vỗ vỗ bờ vai mảnh khảnh của chàng giáo viên, đoạn quay sang đám trai làng túm tụm kế bên, nâng tay ra hiệu, giảng giải cho họ bằng một tràng thổ ngữ.
Dân bản nghe xong thì vô cùng hào hứng, họ thậm chí còn không tận dụng vật liệu từ chiếc kiệu cũ mà nhanh chóng bắt tay vào công việc lựa những thân tre mới để dựng theo bản thiết kế của Thien.
"Cậu thích việc sáng chế à?" Đại úy Phupha yên lặng khoanh tay đứng nghe suốt từ nãy bấy giờ lên tiếng.
Thien còn đang ngây ngốc trước sự thay đổi náo nhiệt xung quanh, nghe anh hỏi mới xoay đầu, ánh mắt gợn sóng.
"Đã từng thích."
"Sao lại là đã từng?"
"Vì bây giờ tôi không thích nữa."
Cậu nhướng mày, nhìn như cố ý khiêu khích anh nhưng thực chất là để che giấu cảm xúc của bản thân. Trước khi Phupha kịp hỏi thêm điều gì, cậu đã theo tiếng gọi của già làng vừa đi vừa chạy về phía đó.
Đúng thế, cậu đã từng đam mê tháo lắp đồ chơi từ khi còn bé tí, đặc biệt là những bộ phận có cơ chế chuyển động như ô tô hay rô bốt điều khiển. Mỗi lần tháo rời từng phần nhỏ, cậu sau đó lại tự sáng chế thành món đồ mới theo ý tưởng của riêng mình. Nhưng cứ mỗi lần cậu muốn khoe thành quả với bậc cha mẹ bận rộn, họ đều không ở nhà; hoặc mỗi lần cậu tự hào đem sản phẩm của mình cho đám bạn con nhà giàu, chúng lại cười nhạo và gọi những phát minh non nớt ấy là 'rác rưởi'.
Dần dà, cậu bé Thien Sophadissakul được chính xã hội thượng lưu mà cậu sinh ra dạy cho bài học đắt giá, rằng muốn bản thân được coi trọng, lời nói và việc làm được tung hô hay ngưỡng vọng, cậu phải ở vị trí hơn tất cả mọi người. Cậu phải trở thành người giàu có nhất, sống cuộc đời sa hoa nhất, lái xế hộp nhập khẩu, dùng điện thoại đời mới, quần áo phụ kiện từ đầu tới chân phải trang bị toàn hàng hiệu xa xỉ... Một xã hội thiên về vật chất khiến con người chạy theo tiền bạc và của cải mà quên đi giá trị cốt lõi của bản thân.
"Thầy... chỗ ngồi nên rộng khoảng bao nhiêu?"
Câu hỏi của già làng cắt ngang dòng suy nghĩ.
"Ừm... Hai người thì cỡ hai mét là được ạ."
Bieng Lae ngửa mặt cười to. "Chúng ta không có thước đo, và nhất là dân miền núi bọn ta chưa từng nghe qua đơn vị đo lường như thế nữa."
"À..." Đây đúng là vấn đề mà cậu quên mất.
Thien ái ngại gãi đầu, cậu đi tới chỗ thân che được chất đống trên mặt đất, chọn một thanh tre nhỏ nhất ước chừng dài một mét, dùng làm thước đo tiêu chuẩn, rồi ra hiệu cho người đang cầm rìu chặt tre.
"Bác bảo họ dùng cái này chuẩn, cháu ước lượng chỉ xê xích đâu đó mười centimet thôi." Cậu hướng dẫn xong cho vị trưởng bối này cách dùng thì tiếp. "... Bác biết hết mọi thứ mà, nói tiếng phổ thông cũng cực thạo nữa."
"Ta trước đây được nhận học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ Đức Vua, ngày đó coi như là chương trình phổ cập giáo dục đặc biệt cho con em miền núi khu vực biên giới. Mỗi làng một đứa được cử đến trường học dưới thành phố cho đến khi tốt nghiệp lớp năm- tương đương với lớp sáu* bây giờ. Sau này ta làm nhân viên thời vụ cho tổ chức thuộc chính phủ ở tỉnh Chiang Rai, về hưu thì trở lại bản làng như thầy thấy đấy."
Già làng kể vắn tắt về cuộc đời của ông cho cậu một cách tự hào, chính sách nhân văn của Đức vua Bhumibol còn truyền cảm hứng cho ông trở về nơi chôn rau cắt rốn, phát triển vùng đất mà cha mẹ, ông bà, tổ tiên để lại.
"Cháu... thực không biết. "
Cậu quả thật không nghĩ những chính sách hoàng gia vẫn đều đặn phát trên bản tin mỗi tối lại thực sự đem lại cuộc sống thay da đổi thịt cho những vùng quê nghèo khó. Nghĩ cũng lạ, những người dân thành thị như cậu có nhiều hơn cơ hội và lợi ích thì chỉ nhìn Đức vua của họ qua màn hình, còn những người dân ở vùng xâu vùng xa, những người thấp cổ bé họng... lại thực sự là đối tượng Ngài không quản khó khăn trở ngại để thăm nom, giúp đỡ.
"Nếu có thời gian rảnh, thầy hãy leo lên đỉnh cao nhất của vách núi Ngàn Sao. Đứng ở đó và ngắm nhìn xung quanh: những cánh rừng bạt ngàn và ruộng đồng tươi tốt trong tầm mắt thầy đều do Đức Vua khởi sướng."
"Tuyệt thật!"
"Gọi là 'đặc ân' có lẽ đúng, chúng ta được sinh ra trên mảnh đất này là một đặc ân."
Thien mỉm cười, sự tự hào từ già Bieng Lae lây sang cả cậu, chắc có lẽ do cười thoải mái quá nên vết thương trên gò má nhói đau, nét mặt của ông vì động tác nhăn nhó của cậu mà trầm xuống.
"Ta có chuyện này cần nói... Đám gian thương lợi dụng dân làng không chỉ có tên trùm Sakda và người của hắn. Nhưng sau này gặp chuyện tương tự, thầy hãy báo cho ta hoặc đại uý, không được tự mình đứng ra giải quyết."
"Chờ báo xong thì dân làng cũng bị lợi dụng xong rồi ạ." Cậu sửng sốt, khó hiểu trước lời dặn của già làng. " Cháu hỏi bác điều này, cháu báo hai người thì bác hay đại uý sẽ xử lý thế nào ạ?"
Câu hỏi còn khó hơn là 'con gà hay quả trứng có trước'? Trưởng bản im lặng hồi lâu đặng thở dài.
"Thầy Thien, ta không thể nói rõ vấn đề thế giới ngầm ở đây chỉ bằng dam ba câu. Nhưng tin ta, thầy không phải là người đầu tiên nhiệt tình giúp đỡ dân làng chống lại đám gian thương mà về sau còn lành lặn."
Ông vỗ nhẹ lên bờ vai gầy giống như khuyên nhủ. "... Ta chỉ có thể nói như vậy thôi. Thầy là người thông minh, chắc chắn sẽ hiểu ý ta."
Đầu lưỡi Thien cứng lại, một lần nữa cảm thấy mình bị cảnh cáo vì tai nạn lần đó... Việc tung hê cậu thông minh chỉ là cách họ dùng bịt miệng cậu mà thôi. Cậu chán nản lắc đầu, lầm lũi tới chỗ đám thanh niên đang dựng kiệu.
Điều gì đến cũng phải đến thôi. Cậu nghĩ.
Dưới sự chỉ đạo tỉ mỉ của kỹ sư trưởng, từ bước đầu tiên cho tới công đoạn cuối cùng là cố định thân tre bằng dây thừng, một chiếc kiệu hoa kiểu dáng thô sơ đã nên hình nên dạng. Ngay khi hoàn thiện, Thien chỉ định bốn thanh niên trai tráng có cùng chiều cao, thử sức nâng kiệu lên khỏi mặt đất.
Hai phu kiệu chịu trách nhiệm khiêng cánh tay đòn phía dưới sẽ được đặt thêm trên vai một đoạn tre nhô ra từ mái. Dẫu phương tiện vận chuyển còn cồng kềnh, nhưng với thiết kế mới nó đã dễ dàng điều chỉnh và phân tán trọng lực hơn rất nhiều kiểu dáng truyền thống. Cậu sinh viên khoa kỹ thuật chống cằm quan sát, đoạn ra hiệu cho mọi người hạ kiệu.
Thien nheo mắt ước lượng, sau đó yêu cầu một người có thể hiểu tương đối tiếng phổ thông cưa bớt thanh đòn gánh vài centimet, dù độ dài ban đầu có tác dụng giảm bớt sức nặng nhưng lại gây vướng víu trong quá trình khiêng vác. Khi các bộ phận gần như hoàn hảo, cậu cẩn thận kiểm tra tổng thể lần cuối: cậu đi vòng quanh chiếc kiệu, sờ chỗ nọ nắn chỗ kia chán chê rồi mới dựng ngón tay cái tán thưởng trước sự mong đợi của dân làng.
Nhiệm vụ hoàn tất.
Đám trai làng tốn không ít tâm huyết và sức lực cho chiếc kiệu liền hét lên vui sướng, họ vây quanh thầy giáo tình nguyện vỗ tay reo hò, bày tỏ sự cảm kích bằng thứ tiếng Thái lơ lớ. Thien không hề có sự chuẩn bị bỗng chốc vụt sáng, trở thành tâm điểm của sự chú ý, cậu nhận lại từng cái bắt tay, đáp lại mỗi một nụ cười.
Đại úy Phupha thưởng thức một màn thi nhau tiếp cận chàng trai ấy, nhận thấy nụ cười 'đãi khách' trên gương mặt sượng trân của cậu, anh áp lòng bàn tay lên cái đầu tròn, vỗ vỗ khen ngợi.
"Giỏi lắm."
Thấy cậu im lặng không phản ứng, Phupha nghiêng đầu nhìn sang, thật không ngờ người này vậy mà rơm rớm nước mắt. Anh mỉm cười dịu dàng.
"Giá trị của việc làm không phải do người ngoài đánh giá ra sao mà ở chỗ bản thân cảm thấy như thế nào. Vậy nên... đừng biến mình thành người khác."
Không cần miễn cưỡng bản thân bằng vỏ bọc... chỉ để vừa lòng số đông.
Hình như đã qua rất rất lâu, cậu vẫn ước có ai đó nói với mình như thế. Không vì địa vị hay tư lợi, chỉ cần chấp nhận cậu là chính cậu mà thôi.
Thien khịt khịt sống mũi cay xè, làm bộ làm tịch gạt tay người ta ra khỏi đầu mình, giả giọng giận dỗi.
"Tôi có phải trẻ con đâu."
Phupha nín cười, đưa cho cậu một ly nước suối trong vắt mát lạnh. "Muốn uống nước không? Quý ngài người lớn."
Bực dọc trước lời lẽ ghẹo gan của đại úy, Thien vùng vằng giật lấy ly nước, uống cạn một hơi.
"Cậu đói à?"
"Đói sắp cạp được cả con ngựa luôn rồi." Cậu cao giọng, một nhúm rau luộc chấm tương ớt cho bữa trưa đã bốc hơi từ bao giờ, bảo sao không đói chứ.
"Chịu khó chút, thằng Wasant có việc dưới thị trấn, nó kêu mua vịt tiềm ở quán nổi tiếng mang về cùng ăn."
Vừa nghe thấy tên vị bác sĩ treo trên miệng Phupha, Thien lập tức xù lông. "Còn tưởng hai người hẹn ăn nhau cơ đấy."
Anh nào để ý tới ám chỉ vớ vẩn của cậu, giải thích. "Tôi nói cùng ăn là ăn vịt, ăn nhau là sao."
"Biết rồi, tôi không điếc!"
Phupha ngẩn ra thật lâu, thực sự không theo nổi tâm trạng lên xuống như đồ thị hình sin của cậu thiếu niên, mãi mới cau mày hỏi. "Vậy cậu cáu cái gì chứ?"
"Đói nên cáu."
Cậu gằn từng chữ, hùng hổ huých vai anh đến thẳng chỗ già làng, người đứng từ xa, câu được câu chăng vẫn nghe ra hai người khẩu chiến, bỏ lại đại úy chống tay phía sau, nhìn theo bóng lưng cậu oan ức lắc đầu.
*****
Gần sáu giờ, mặt trời xuống núi, chiều tà lui dần nhường chỗ cho đêm đen. Bác sĩ Wasant đậu xe từ phía cuối làng, tay xách nách mang đống đồ ăn lỉnh kỉnh, một mình đi tắt qua con đường dốc. Tới ngôi nhà sàn quen thuộc, hắn cất giọng gọi tên bạn cao to như gã khổng lồ đang ngồi trên chiếc sạp dưới tầng gầm ra đỡ giúp.
"Mua gì mà nhiều thế này?"
Phupha đón đống đồ ăn, mở từng túi rồi bày biện ra đĩa.
"Tao mua cả cái quán đấy để chiều lòng em Thien. Nghe nói ẻm đánh nhau giữ lắm."
Khóe môi đại úy giần giật, cong lên giễu cợt. "Chắc ẻm nghĩ mình là Lý Tiểu Long, may mà bọn chúng chưa rút súng."
Wasant đặt một chiếc đĩa lên sạp, vừa đổ cơm trắng vừa thở dài thườn thượt.
"Chẳng phải điềm gì tốt lành cả, tao sợ em ấy sắp hết nổi rồi."
Cho dù khu vực này thuộc quyền bảo vệ của quân đội, song một vài ảnh hưởng xấu vẫn còn tác động nặng nề; là vùng sâu vùng xa kém phát triển, dân trí thấp, nơi đây biến thành miếng mồi ngon của những kẻ trục lợi. Những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn khiến công việc tuần tra hơn chục cây số mỗi ngày để rà soát, bảo vệ khỏi bọn lâm tặc trở nên vô cùng vất vả.
Hồi Phupha và Wasant mới được điều động về căn cứ, họ hầu như phải đối mặt với những vụ việc như thế hằng ngày, khi thì chiến đấu với bọn chặt phá rừng, lúc thì truy bắt lũ buôn thuốc phiện. Dần dà, tội phạm cũng đánh hơi được khả năng truy quét của vị chỉ huy mới, chúng có lẽ đã chuyển hoặc thu hẹp địa bàn hoạt động, tình trạng buôn lậu những năm gần đây vì thế mới giảm đi.
Nhưng giảm không có nghĩa là không còn nữa.
"Vậy cũng tốt."
Một câu không đầu không cuối nhưng kiên quyết của Phupha khiến bác sĩ ngước mắt, một bên khóe môi mỏng của hắn kéo cao, biểu tình rằng 'anh biết tỏng', hỏi lại.
"Mày chắc chứ?"
"Chắc." Miệng anh trả lời rất nhanh, nhưng ánh mắt cố tình lảng sang hướng khác.
Tên bạn bác sĩ đứng bật dậy, khoanh tay trước ngực ra dáng người phán xử. "Đừng tưởng tao không biết mày đang nghĩ gì trong bụng, thằng cờ hó. Từ ngày đầu tiên em nó đến đây mày đã dính lấy chăm sóc từng li từng tí, đêm qua còn không có liêm sỉ mà ngủ lại. Tính vải thưa che mắt thánh hả?* Được thôi, tiếc rằng anh đây không mù."
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời Phupha cảm thấy hối hận khi có một thằng bạn thân trời đánh đến thế. Bao nhiêu năm cùng chung quân ngũ, ngay cả khi nhận lệnh điều động, nó cũng theo anh tới nơi này, việc Wasant chỉ cần nửa cái liếc mắt đã đi guốc trong bụng anh là điều không thể chối cãi.
"Coi như lần này tao xin mày đừng nhúng cái mũi béc-giê kia vào chuyện của tao được không?" Phupha cáu kỉnh đặt đĩa vịt lên sạp tre đánh cộp một tiếng.
"Được được. Nhưng có một việc tao thắc mắc... Mày chăm em ấy như gà mẹ là do... yêu từ cái nhìn đầu tiên hay do 'ai đó' hạ lệnh?"
Vị sĩ quan chỉ huy im lặng, lúng túng chuyển ánh mắt xuống đồ ăn bày trên sạp, giọng điệu bất đắc dĩ. "Đấy chính là việc đầu tiên mày không nên chõ mũi vào."
"Á thằng bạn chết bằm, mày thế mà dám giấu giấu giếm giếm tao à?" Wasant trước tiên chửi ổng, sau còn nhăm nhe đe dọa. "Được lắm. Tao sẽ méc em Thien cẩn thận giữ mình, đề phòng mày đầu tiên."
"Vâng tao lại sợ mày quá." Phupha dửng dưng.
Bác sĩ chẹp miệng, buồn bực nói. "Đừng chủ quan. Mày còn chưa biết cảm giác của em ấy với mày ra sao đâu."
Lần này Phupha không bật lại hắn nữa, anh lẳng lặng xoay người lấy một chai nước đặt lên bàn ăn, hàm ý kết thúc câu chuyện. Nhận ra thằng bạn thân của mình chẳng thèm phản ứng nữa, anh chàng bác sĩ khôn khéo lên nhà gọi thầy giáo đang tranh thủ nghỉ giấc xuống dùng cơm. Hắn đi rồi, Phapha mới thả người xuống sạp, uể oải thở dài.
Nếu ngay từ đầu anh đừng gieo 'hi vọng' thì về sau cũng không phải quan tâm cậu ấy 'nghĩ' thế nào?
Thien chạy như bay xuống cầu thang vì dạ dày cậu đang kêu gào thảm thiết. Đôi mắt hạnh xinh đẹp mở to thích thú khi nhận ra những món ăn thân thuộc với mình-- vịt tiềm, thịt quay thịt nướng, há cáo tôm chiên giòn. Cậu hướng về phía ân nhân với nụ cười và lòng biết ơn sâu sắc.
"Cám ơn rất rất rất nhiều, anh bác sĩ! Toàn món em thích."
"Em thích là được. Ăn nhiều vào. Anh không muốn bị chê là trên này tụi anh không biết chăm em đâu."
Wasant còn định nâng tay xoa đầu cậu, nhưng chưa kịp hành động thì bị ánh mắt hình viên đạn của ai đó bắn cho rụt trở về.
"Anh yên tâm, em sẽ ăn nhiệt tình." Nói rồi cậu còn vỗ vỗ cái bụng mỏng quẹt, đảm bảo.
"Tiếc quá, cơm hết nóng rồi, anh mua từ chiều, tối mới về đến đây." Bác sĩ quân y vừa nói vừa xới cho thầy giáo đang ngồi khoanh chân trên sạp một đĩa cơm đầy.
"Em quen ăn cơm nguội luôn rồi, ăn riết thành ngon, vẫn còn tốt hơn là không có gì ăn ấy."
Thien vừa vô tư cười nói vừa ngoạm một miếng thịt vịt béo ngậy đã miệng. Chiếc thìa trên tay hai người đàn ông còn lại chơi vơi giữa không trung, họ đưa mắt nhìn nhau như có cùng suy nghĩ.
Người này đang dần thay đổi.
Sự im lặng khác thường làm Thien ngước mắt. "Sao vậy, hai người không ăn còn đợi chờ gì, em ăn hết bây giờ." Nói xong cậu còn vét thịt quay, rưới nước sốt lên đĩa cơm của mình rồi ăn ngon lành.
"Này bác sĩ, mang thuốc tiêu hóa không?" Phupha đột nhiên hỏi.
"Không. Ai bị làm sao?"
"Bây giờ chưa, nhưng lát nữa biết được ai đó ăn tới bục dạ dày."
Phupha vừa dứt lời đã nhận ngay một cú lườm sắc lẹm, Thien trả thù bằng cách liên tục gắp thức ăn chất đầy lên đĩa cơm của anh.
"Ăn nhiều chút đi cho cái miệng đỡ rảnh, đại úy."
"Ái chà... nhìn hai người quan tâm chăm sóc nhau thế này, mày về bảo mẹ xin cưới luôn đi." Wasant rất có lòng đá đểu bạn thân.
"Mẹ tao mất lúc tao mười tuổi, nếu mày định tiếp tục nhắc tới ba tao thì để tối tao đốt nhang khấn ổng về bẻ cổ mày." Phupha kết thúc bằng động tác cắt cổ đầy đe dọa.
"Được rồi, được rồi. Tao đầu hàng được chưa." Wasant rất thức thời xoay sang thầy giáo.
"Đêm nay, anh chắc đám trai làng sẽ thích thú lắm."
"Sao vậy ạ? Mai mới cưới mà?"
Wasant đổi giọng, lấy kinh nghiệm là kẻ đi trước mà truyền bá. "Theo tập tục lâu đời của người Akha, thanh niên trước khi kết hôn phải 'thanh lọc cơ thể'... bằng cách ngủ với Sa Kor Her- là một góa phụ do dân làng chỉ định, người này sẽ giúp chú rể 'khai trai' và dạy anh ta chuyện chăn gối."
"Hả?!?" Nghi thức kỳ lạ ấy dọa Thien rớt cằm. "Cái này, giống như lễ phát bằng gì gì đó thế? Kiểu họ hàng chứng kiến coi như anh ta đạt chuẩn."
"Anh không rõ nữa."
Hoặc cái gọi là chuẩn mực xã hội, đơn thuần xuất phát từ tính gia trưởng mà thôi. Wasant xúc một thìa cơm, nhún vai từ chối đưa ý kiến.
"Nhưng như thế thì có liên quan gì tới trai bản? Theo anh nói thì đó là chuyện riêng tư của chú rể mà."
Bác sĩ già đời cười ngả ngớn, trông chả đáng tin tí nào, hắn nheo nheo mắt hệt con cáo tinh ranh, nghiêng đầu ghé vào vành tai trắng nõn của cậu công tử, điệu bộ thì thà thì thụt. "Tối nay, em lượn vào bản, nếu trông thấy một đám trai làng vác đèn đuốc thì đi theo họ nhá."
"Bác sĩ!" Phupha ngắt lời. "Mày lo đớp cho xong đi rồi còn về căn cứ." Anh cao giọng như quát trước khi thằng bạn thiếu đứng đắn nhồi nhét những ý tưởng bậy bạ vào đầu chuyên gia gây rắc rối.
Chuyên-gia-gây-rắc-rối do chẳng hiểu đầu cua tai nheo, lập tức ném câu chuyện ra sau đầu, chuyên tâm vào bữa ăn thịnh soạn cho đến khi no căng bụng.
Sau khi dọn dẹp bát đĩa sạch sẽ, Thien vẫn như mọi khi tiễn hai người họ ra về, mỗi người họ đều có phương tiện riêng, bác sĩ lái ô tô còn Phupha đi xe máy. Đương nhiên, vị sĩ quan chỉ huy chưa lần nào quên lời dặn dò 'không ra ngoài ban đêm, không đảm bảo an toàn' dành cho thầy giáo trẻ, ngược lại cậu cũng vì chút cảm giác ấm áp khi được quan tâm mà gật đầu đáp ứng anh.
Tạm biệt rồi, Thien xoay người vào nhà, bắc siêu nước đặt lên bếp lò, chờ nước ấm thì mang ra sau nhà tắm rửa. Tắm xong, cậu nghiến răng nghiến lợi chịu đựng giá rét, khỏa thân chạy một mạch lên nhà, hoàn thành việc thay đồ thì thiếu chút nữa bị đông thành tượng sáp. Bấy giờ cậu mới có tâm trạng đế ý tới sự xuất hiện của một vật thể lạ.
Chậu giặt đồ... Quên trả cho Già làng rồi.
*****
Ít phút sau, trước căn nhà lớn nhất bản Ngàn Sao, cậu thanh niên trong trang phục quần ngủ chưa khô hẳn phối cùng áo khoác hàng hiệu run run đứng trong gió lạnh, cất giọng gọi chủ nhà. Cánh cửa gỗ cuối cầu thang từ từ hé mở, già làng Bieng Lae tay nâng đèn bước ra.
"Thầy?!? Muộn thế này sao còn tới đây?"
"Cháu tới trả đồ, sợ mai vợ già cần dùng ạ." Bởi vì cậu biết, phụ nữ Akha thường ra thác nước giặt giũ từ sáng sớm.
"Ôi dào... thầy khách sáo quá. Nhà ta có nhiều chậu lắm, thầy giữ một cái mà dùng."
"Thế được ạ?" Cậu lúng túng gãi ót, ngại ngùng vì đến làm phiền không đâu, định dời đi thì già làng như chợt nhớ ra điều gì bèn gọi lại.
"Đằng nào thầy mất công đến đây, vào nhà một lát, chúng ta có thứ muốn đưa cho thầy."
"Chúng ta...?"
Thien ngớ người chưa kịp hiểu 'chúng ta' đại diện cho những ai thì chân trước chân sau đã bước tới cầu thang vào nhà. Cậu ngồi trên chiếc chiếu trải dưới sàn, đặt chiếc thau bên cạnh, ngó nghiêng quan sát cách người Akha bài trí ngôi nhà. Theo đánh giá chủ quan của bản thân, mọi thứ ở đây khá phù hợp với tác phong của người từng học tập và làm việc dưới thành phố như già làng. Đồ đạc được trang bị đầy đủ và hiện đại, còn có cả giá sách. Ánh mắt cậu dừng trên một khung ảnh mạ vàng- bức hình chụp Vua Bhumibol trong một chuyến đến thăm người dân ở vùng sâu vùng xa. Ảnh sắc nét đến từng giọt mồ hôi trên mặt Đức Vua vừa có chất đời vừa cho thấy sự vất vả và hi sinh lớn lao vì con dân đất nước.
Nó làm cậu nhớ tới tờ lịch treo tường có in hình Đức Vua, vì bị rớt đinh nên đang phải đặt tạm trên mặt tủ ở cuối lớp. Có lẽ ngày mai cậu sẽ mượn già làng búa, treo lại tờ lịch ấy, lấy hình ảnh vị lãnh đạo đáng kính để khuyến khích lũ trẻ học tập tốt hơn.
"Xin lỗi vì để thầy chờ lâu."
Bieng Lae từ phòng ngủ bước ra cùng vợ, trên tay bà ôm theo kha khá trang phục truyền thống của người Akha. "Vợ ta vừa sửa xong cái cuối cùng."
"Sao nhiều quần áo vậy ạ?" Chàng trai thượng lưu lúng túng hỏi.
Người đàn ông ngũ tuần mỉm cười trìu mến, đón món đồ trên tay vợ đẩy đến trước mặt thầy giáo, đoạn nói. "Trang phục nam này được bàn tay thợ giỏi dệt từ chất liệu tốt nhất. Lâu không dùng dù có hơi cũ, nhưng vợ ta đã sửa cho vừa vặn với thầy. Hôm nay trông thấy thầy mặc trang phục truyền thống cùng dựng kiệu, dân bản vui lắm. Chúng ta có chút lòng thành, gọi là cám ơn thầy."
Thien im lặng, chẳng hiểu sao vành mắt nóng lên. "Mọi người... vui khi thấy cháu mặc trang phục này thật ạ?"
"Hầu như ai ở đây cũng thích mặc trang phục hiện đại của người thành phố, nhưng không phải người thành phố nào cũng thích mặc loại trang phục truyền thống quê mùa như chúng ta." Tay ông mân mê vạt áo thêu họa tiết thổ cẩm nhiều màu sắc. "Nếu thầy không chê, có thể nhận trang phục cũ này được không?"
"Cháu..." Cậu dằn cổ họng nghèn nghẹn. Thời gian ở đây dù ngắn ngủi, nhưng những giá trị tốt đẹp của bạn thân bị lãng quên bao năm lại đang từ từ quay trở về, chậm rãi mà rõ rệt.
"Ai nỡ từ chối chứ ạ?" Thien cúi đầu, nâng niu đống quần áo như một món quà đắt đỏ, rồi xoay mặt đối diện với nụ cười thường trực của người phụ nữ Akha đứng cạnh già làng.
"Ừm... Kuelong... hue... matae... Dì."
Cậu dùng thổ ngữ ban chiều mới học được từ đám trai làng để nói 'Cảm ơn.' Một câu ngắt ba bốn lần mới hết lại khiến cặp vợ chồng trung niên hiền hậu bật cười.
"Thee jay mah nger, ah khu." Nghe vợ mình nói vậy, Bieng Lae còn dịch cho cậu ý bà. "Không có gì, thầy giáo."
Thien đặt quần áo vào chậu, tạm biệt hai người rồi bước xuống cầu thang. Cậu soi đèn pin, dọc theo con đường chính trở về nhà. Bầu trời đêm không trăng, một khoảng đen tuyền bao la nổi bật những vì sao nhỏ lấp lánh. Nhiệt độ miền núi cao càng về khuya càng xuống thấp, hơi thở hóa thành làn sương trắng lượn lờ. Chàng trai thành phố chưa từng có trải nghiệm về cái lạnh như vậy bao giờ, cậu nâng tay khịt mũi, bất thường dựng hết cả lông tơ- từ sau dãy nhà sàn bằng gỗ, một đám người khuất trong bóng tối, ánh lửa chập chờn hắt sáng như có như không.
Họ đã nhận ra có người từ xa tới, một bóng đen trong số đó bước ra, nâng ngọn đèn măng-sông lên cao, từng gương mặt thân thuộc hiện dưới ánh đèn mờ tỏ: là đám trai làng dựng kiệu cùng Thien ban chiều.
Giữa đêm hôm khuya khoắt tụ tập ở đây? Họ đang làm gì vậy?
Thế nhưng chưa có cho mình câu trả lời, đám trai bản đã vẫy vẫy tay ra hiệu.
Thien nhìn quanh, đoạn trỏ vào mình. Gọi cậu hả? Họ gật đầu xong còn vẫy cậu nhanh hơn. Cậu không kịp nghĩ nữa, bước tới nhập hội.
Đám trai làng thấy thầy giáo đồng ý tham gia thì tỏ vẻ vui mừng, họ vỗ mạnh lên bả vai gầy gò của cậu, vừa cười nói vừa lôi kéo cậu đi cùng. Một tay cầm đèn pin, tay bên kia thì ôm chậu nhựa, Thien mờ hồ bước theo bọn họ, trong đầu suy đoán. Cậu nhớ tới những lời bác sĩ Nam nói với mình trong bữa cơm, bấy giờ mới giật mình hiểu ra, mục đích của 'đám trai làng cầm đèn đi đêm' này là gì.
Một suy nghĩ thiếu đứng đắn chợt lóe lên trong đầu cậu, phấn khích như mấy đứa choai choai lần đầu lẻn ra ngoài làm chuyện xấu. Họ đi tới một chân núi cách xa bản rồi dừng trước một cái chòi dựng dưới gốc cây to.
"Sao lại tới đây?" Thien hạ thấp âm lượng, những giữa màn đêm tĩnh mịch thế này, câu hỏi nghe rõ rành rành. Đám thanh niên đồng loạt quay đầu, đặt một ngón tay lên môi ra dấu im lặng.
Giáo viên tình nguyện lập tức ngậm miệng, rón rén theo sau áp sát gian chòi. Một người nhận trách nhiệm 'mở đường', lần mò trên bức vách bằng phên nứa tìm kiếm khe hở, sau đó ra ám hiệu cho 'đồng đảng' đến gần hơn. Bên trong túp lều, ánh đèn bão phản chiếu hai bóng người nhấp nhô mờ tỏ. Tiếng rên rỉ kìm nén, tiếng thủ thỉ rù rì và nụ cười khó cưỡng của đám trai làng đủ để cậu biết sự kiện gì đang diễn ra bên trong.
Trông thấy Thien lùi ra xa, đám thanh niên Akha còn có lòng kéo cậu lại gần khe hở, nhường vị trí quan sát tốt nhất cảnh 'sinh hoạt vợ chồng' giữa chú rể và Sa Khor Her.
Bầu ngực căng tròn của người góa phụ đập ngay vào mắt khiến cậu giật mình hét lớn.
"Đê-!!!" Còn chưa hoàn thành câu chửi tục, miệng đã bị một bàn tay bịt lại.
Bị vây giữa đám trai làng, cậu công tử nhà đại tướng miễn cưỡng xem phát trực tiếp phim con heo một cách đầy xấu hổ. Khi phân đoạn cao trào đã tới, hơi thở dồn dập xung quanh hòa cùng nhân vật đóng chính khiến cậu đỏ mặt muốn nhìn sang hướng khác, nhưng ánh mắt chẳng hiểu sao cứ đông cứng một đường.
... Bắp đùi nuột nà mở rộng sang hai bên, lối vào sẵn sàng bại lộ; bộ phận bỏng rẫy đại biểu cho khả năng duy trì nòi giống của chú rể đã căng chướng hết cỡ, từ từ mất hút trong cơ thể người phụ nữ, hai cái bóng trên vách nứa hòa làm một, xô nhau chuyển động nhịp nhàng. Sau mỗi cú thúc sâu là mỗi lần góa phụ dạy yêu rên lên dâm mĩ, một đám rình rập bên ngoài vì thế cũng rục rịch rùng mình.
"Vui vậy đủ chưa?"
Thề rằng, chất giọng nam trầm từ tính cực kỳ quen thuộc này nói một câu tiếng Thái phổ thông rất nhẹ và chẳng hề mang theo sức uy hiếp, thậm chí một số thanh niên địa phương còn chưa hiểu ra sao, thế nhưng một tích tắc lọt vào tai người nghe, đám trai làng đã cuống cuồng chạy khắp bốn phương tám hướng.
Phải đội ơn trời đã ban cho Thien cái thau vướng víu cản đường, để cậu được bàn tay nặng trịch của ai đó yêu thương giữ chặt. Dù nhiệt độ ngoài trời có thể khiến người đông lạnh, nhưng vầng trán nhẵn mịn của cậu đã mướt mồ hôi. Cậu miễn cưỡng nặn ra tiếng cười khô khốc rồi chậm chạp xoay đầu, đối diện với vị sĩ quan quân đội khổng lồ đã bay màu vì tức giận.
"Đại úy, không phải anh về căn cứ rồi sao?"
"Tôi có linh tính cậu sẽ làm bậy nên tắm xong liền quay lại ngay, không thấy cậu ở nhà bèn chạy thẳng đến chỗ này. Nhìn xem, tôi bắt quả tang cái gì, hửm?" Phupha gằn từng chữ dọa nạt.
"Tôi nói này, không phải anh bám đuôi tôi đấy chứ?" Gương mặt tái nhợt của Thien bấy giờ nở nụ cười nịnh nọt. Nếu hỏi cậu có sợ thật không thì rất tiếc câu trả lời là không. Người này chẳng hề có chút uy hiếp nào với cậu.
"Về ngay lập tức!" Đại úy lôi cánh tay của cậu ấm rắc rối, dùng lực khiến cậu cảm tưởng mình sắp bị kéo trệch khớp vai.
"Ôi, nhẹ thôi, đại úy!" Đứa nhóc vừa bị bắt gian lớn tiếng kêu đau hi vọng chút lòng vị tha, nhưng bàn tay như gọng kìm vẫn nắm chặt khuỷu tay khẳng khiu của cậu.
Phupha lôi thân hình mảnh khảnh như xách một con gà về phía chiếc mô tô dựng gần đó, nhưng sự di chuyển bất thường của đối phương khiến anh khựng lại. Anh xoay người, ánh mắt sắc lẹm quét xuống phía hạ thân, phát hiện một điểm gồ lên trước đũng quần, khóe môi khuất trong bóng đêm không nhìn thấy độ cong, chỉ nghe tiếng cười lạnh đã làm Thien giật thột.
"Nhìn gì mà nhìn." Cậu mắng, luống cuống kéo vạt áo khoác che bộ phận ngóc đầu kia lại, mặt đỏ bừng vì xấu hổ.
"Xem trộm được những gì rồi?"
"Không phải việc của anh."
Không biết đại úy cao to đã áp sát từ lúc nào, sự áp bức do chênh lệch quá nhiều về thể chất khiến cậu nghiêng người né tránh.
"Cần giúp không?" - Chiếc mũi cao thẳng tắp nổi bật của đại úy ghé vào tai Thien, chóp mũi mang theo hơi lạnh ẩm ướt chạm vào vành tai trắng nõn, chất giọng nam trầm từ tính thì thầm - "Đàn ông như nhau cả, ngại cái gì."
Thien nhất thời dựng hết lông tơ, cậu nhắm tịt mắt rồi gào lên như trâu bị chọc tiết, cao độ vượt xa núi rừng đại ngàn. "Người thịt đàn ông như anh mới là nguy hiểm nhất đấy."
Cậu ấn cái chậu nhựa vào cơ bụng sáu múi của Phupha, buộc đối phương lùi sau mấy bước rồi hằm hằm đi thẳng một mạch về gốc cây dựng xe, leo lên ghế sau đoạn ngoái đầu quát.
"Nhanh lên, tôi sắp chết cóng rồi!" Bộ mặt vô cùng nhăn nhó cáu kỉnh.
Vị sĩ quan chỉ huy bị bỏ lại phía sau đưa mắt nhìn theo bóng lưng thiếu niên rắc rối, buông một hơi thở dài nặng nề. Từ những gì cậu vừa buột miệng quát tháo ban nãy, phải chăng là đã nghe được gì từ chỗ bác sĩ Wasant rồi? Nếu thật là như vậy, đảm bảo tên bạn lắm lời kia khi về doanh trại sẽ bị anh trừng trị.
Phupha buồn bã lắc đầu.
Sợ rằng trái tim anh đã để cho chút 'hi vọng' kia nảy mầm bén rễ.
*****
Theo phong tục của người Akha, đám cưới diễn ra trong vòng ba ngày liên tiếp. Ngày đầu tiên, cô dâu sẽ được rước về nhà trai, sau đó một người cao tuổi được kính trọng trong bản gọi là Yae Moh thực hiện nghi thức 'gọi vía cô dâu' bằng cách tắm rửa sạch sẽ rồi gõ lên mái nhà chủ rể.
Sang ngày thứ hai, cô dâu mới sẽ phải trổ tài nội trợ, thông qua việc nấu cơm tiếp các vị trưởng bối trong làng như một cách bày tỏ lòng biết ơn.
Đến ngày cuối cùng, cô sẽ vào rừng tìm cây chuối đỏ, tên gọi gna nay, chặt thân chuối mang về đốt sau đó đem cho khách. Khách khứa sẽ dùng dầu quết với nhọ nồi, người này chuyền tay bôi lên mặt người kia. Cứ như vậy cô dâu và chú rể cũng không ngoại lệ. Đây được xem như bài kiểm tra tính nhẫn nại, để cặp vợ chồng son có thể bên nhau đến bạc đầu.
Sau khi bị rủ rê tham gia vào đoàn đón dâu từ làng bên, Thien vừa dừng chân liền uống cạn một bát nước. Dù không nhận nhiệm vụ khiêng kiệu nhưng con đường xuyên rừng vừa quanh co gập ghềnh, vừa dốc lên dốc xuống cũng đủ vắt cậu kiệt sức, trong khi đám trai làng xung quanh vẫn cười nói hi ha suốt cả hành trình.
Hôm nay thầy giáo tình nguyện mặc trang phục truyền thống của người Akha, đầu đội chiếc mũ do già làng đưa từ sáng sớm. Chiếc mũ giống chiếc băng đô xinh xắn với một dải tua rua bện bằng lụa mềm nhiều màu sắc. Thien khoác trên mình tạo hình ấy lẫn trong dân bản, danh giới giữa người miền núi - trai thành thị thực sự bị xóa nhòa.
Trong số quân nhân hỗ trợ hành trình rước dâu đảm bảo an toàn và suôn sẻ không có đại úy Phupha mà là mấy người lính thường xuyên thay phiên canh gác tại trường học. Mặc cho bản thân ôm một bụng thắc mắc về sự vắng mặt của anh, Thien vẫn nhất quyết không chịu mở miệng hỏi thăm lấy một lời.
Cậu lười biếng duỗi người xua tan cảm giác mỏi nhừ gân cốt, rồi bước vào căn nhà của cặp vợ chồng mới. Cô dâu chú rể đang đứng giữa trung tâm tiến hành nghi thức tiếp theo: họ sẽ chuyền qua chuyền lại một quá trứng gà ba lần. Trông thấy vẻ mặt khó hiểu của Thien, già làng bước lại gần giải thích.
"Đây hiểu như cách người xưa tiên toán, thầy Thien. Nếu họ làm rớt trứng thì coi như không có phúc phần, là không có con đó."
Chàng trai thành phố ngơ ngác gật đầu, vậy 'trứng' hẳn là tượng trưng cho chu kỳ kinh của người phụ nữ?
Bữa tiệc diễn ra sau đó kéo dài từ trưa cho tới chiều muộn, dân bản nhảy múa ca hát trong sân sinh hoạt chung của cả làng. Gà đồi luộc chín đem ra đãi khách, cũng là đãi cặp vợ chồng bữa ăn gia đình đầu tiên.
Thien, người chỉ có thể dùng tiếng Thái phổ thông giao tiếp với người lãnh đạo duy nhất của bản, tay vo viên nắm xôi chấm sốt ớt, ăn xong thì buồn chán vô cùng, cậu lẳng lặng rút lui, một mình loanh quanh trong sân văn hóa.
Những cô gái trẻ cùng đám nhỏ nhảy múa theo điệu nhạc trông vô cùng đáng yêu, nhưng thứ thu hút cậu lại là tiếng hò hét huyên náo của đám đông trước mặt. Nam giới trong làng cả già lẫn trẻ túm tụm thành vòng tròn, đang chơi trò chơi gì đó.
"Ah Koo!" Một trong số họ trông thấy cậu đến gần thì cất giọng gọi 'Thầy' bằng tiếng địa phương.
"Mọi người đang chơi gì vậy?"
Tuy không hiểu câu hỏi, nhưng từ ánh mắt chăm chú quan sát vật thể đang xoay tít giữa vòng tròn, người này cũng đoán được phần nào ý cậu.
"Chong..." Những người xung quanh cố gắng tìm cách diễn tả "Q... Ua...Y..."
Thien cố gắng sắp xếp ngôn từ thành câu có nghĩa rồi xác nhận. "Là con quay phải không ạ?"
Dân bản rối rít gật đầu, họ tươi cười ý rủ cậu cùng chơi. Hình dáng con quay của người Akha có đặc điểm khác biệt so với con quay cậu từng thấy. Món đồ chơi này thông thường có gắn một mũi nhọn dài bằng kim loại cứng cáp nhưng ở đây phần đầu mũi được làm bằng gỗ cực mảnh và phần thân thì to hơn hẳn kiểu thịnh hành. Sợi dây kéo cuộn quanh con quay làm bằng chất liệu ni lông hoặc dây thừng, đầu kia cột vào một thanh gỗ.
Thien là cậu ấm được sinh ra trong thế giới đồ chơi của các loại xe điều khiển, được học tập trong môi trường ưu việt nhất, thế nên thứ cậu thiếu vĩnh viễn là loại đồ chơi rẻ tiền mang tên con quay bằng nhựa tặng kèm trong những gói ăn vặt cổng trường hay những lần nhảy dây lấm lem cùng chúng bạn.
Giờ phút này, cậu nhìn chăm chú thứ đồ chơi địa phương đơn giản mà ai đó vừa nhét vào lòng bàn tay, ngơ ngác không biết làm thế nào cho đúng. Những tiếng reo hò cổ vũ bằng ngôn ngữ Akha mà cậu không thể hiểu, thế nhưng bằng một loại giao tiếp đặc biệt nào đó- qua những động tác mô tả tay chân chẳng theo thứ tự nào- cậu lại nhận ra mọi người đang nỗ lực giúp mình.
Chàng trai thành thị quyết định kéo mạnh đầu sợi dây, con quay bật ra, món đồ chơi xoay vài vòng ngả nghiêng trên mặt đất rồi bất động, thành tích so với cách dân ở đây chơi có vẻ đáng thương gấp nhiều lần.
Tiếng cười vang lên bốn phía khiến cậu cảm thấy xấu hổ vì một màn lâm trận thất bại. Cậu cuộn chặt nắm tay, bừng bừng nhiệt huyết muốn thể hiện năng lực bản thân hơn nữa. Cậu xoay về phía người vừa đưa cậu món đồ chơi, nhét con quay vào tay anh ta, ngay lập tức ra hiệu hãy dạy mình ném sao cho chuẩn.
Người đàn ông Akha nhiệt tình biểu diễn giúp cậu nhìn ra điểm khác biệt. Thông thường, với con quay hiện đại, sợi dây sẽ được cuốn thành nhiều vòng từ điểm đầu nhọn dưới cùng lên hết thân quay, kết thúc đầu dây kia cột trên ngón tay của người ném. Nhưng bọn họ thay vì ngón tay lại sử dụng một thanh tre vót mảnh làm tăng lực ly tâm, chính là lực giúp độ lớn và số lượng vòng quay tăng lên đáng kể.
Tương tự cách ném bóng chày trong khóa học hè tại Mỹ cậu đã từng chơi. Tưởng tượng mình là người giao bóng -pitcher- với trái bóng chính là con quay, cậu bỗng thấy tự tin gấp bội. Một đường quăng dứt khoát hoàn hảo tung ra, người vừa dạy Thien phải há mồm kinh ngạc.
Con quay vừa to vừa nặng vút lên khoảng cách mấy chục mét rồi đáp xuống mặt đất, xoáy tít như cơn lốc nhưng cũng dừng lại rất nhanh.
Thien đổi nhiều tư thế quăng khác nhau, nhưng kết quả số vòng quay cậu ném ra so với người Akha vẫn ít hơn nhiều. Cậu dừng lại, đứng khoanh tay quan sát, muốn tìm xem rút cuộc vì sao lại có sự chênh lệch như vậy, sau đó xoay người hướng tới chủ nhân con quay, chỉ vào sợi dây ni lông.
Người kia cũng nhận ra yêu cầu của thầy giáo, anh ta cười trừ, xua xua tay ý nói mình không có. Sinh viên kỹ thuật cuối cùng cũng hiểu ra vấn đề ở đây là gì-sợi nilon có độ trơn trượt lớn, vì thế độ bám trên bề mặt không thể tốt bằng sợi dây thừng.
Cậu nhìn quanh, muốn tìm giải pháp thay thế một cách hợp lý. Nếu muốn tăng ma sát bề mặt, cậu cần phải có giấy nhám, còn nếu muốn làm nhẵn sợi dây thừng, cậu phải xoa nó vào cát mịn. Song Thien dùng loại logic ngược lại, cậu vò sợi nilon ném xuống đất, rồi dùng bàn chân miết qua miết lại nhiều lần nhằm giảm độ trơn trượt, sau đó cuộn quanh con quay lần nữa.
Lần này vẫn là một cú quăng cực xa, con quay bằng gỗ xé gió lao vút giữa không trung, đáp xuống mặt đất vẽ những đường soắn ốc bằng tốc độ quay đáng kinh ngạc. Đám thanh niên Akha gần đó chứng kiến màn biểu diễn, cảm xúc trên gương mặt thật khó diễn tả bằng lời. Thien nắm hai bàn tay kéo một động tác 'Yes!' đắc thắc, rồi hí hửng mang thứ 'chiến binh hạng nhất' của mình đi thách đấu với trai làng.
...
Hoàng hôn buông xuống, một tốp quân nhân có giao tình thân thiết với dân địa phương tới chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới. Đại úy Phupha xuất hiện trong chiếc quần rằn ri, chân đi ủng cao tới đầu gối, áo phông xanh mặc trong cùng khoác áo thực chiến bên ngoài, điều này có nghĩa anh vừa trở về sau nhiệm vụ tuần tra.
Bác sĩ Wasant có lẽ đã kịp thay một nửa trang phục đi tuần, hắn bước tới chỗ già làng Bieng Lae đưa cho ông một túi bia rượu dán nhãn thương hiệu nổi tiếng làm quà cưới.
"Cám ơn, bác sĩ."
Người lãnh đạo của bản Ngàn Sao nâng tay mời quân nhân mới tới chiếc sạp dài ăn tối cùng mọi người. Nhìn thấy đại úy Phupha chống tay nhìn quanh như đang tìm kiếm ai đó, ông mỉm cười thâm nho.
"Tìm thầy Thien hả? Phía đằng kia."
Bieng Lae chỉ tay sang phía đầu kia của sân sinh hoạt, nơi có một đám thanh niên lố nhố túm năm tụm ba.
"Họ đang chơi trò gì ạ?" Sĩ quan trẻ nghển cổ ngó nghiêng, nhưng đám đông chật cứng làm anh chẳng thể nhìn ra điều gì cả.
"Thầy Thien đang thi đấu chơi quay với trai làng đấy."
Phupha nheo mắt khó tin hỏi lại. "Già không say đấy chứ? Cậu ấy khéo còn không biết con quay là cái gì?"
"Đại úy, theo ta!" Già Bieng Lae vỗ trán "Nếu không tin, đến nhìn tận mắt đi." Rồi dẫn anh lách vào bên trong đám đông.
Hình ảnh chàng trai vừa bước qua tuổi thiếu niên đang nhấc một chân lên cao, ra sức ném con quay từ sợi dây nối liền với thanh tre mảnh bằng một tư thế cực kỳ chuyên nghiệp làm anh kinh ngạc dừng bước.
Tiếng reo hò vang lên trong ánh mắt ngỡ ngàng anh dành cho người đó: gương mặt mịn màng, gò má ửng hồng bừng lên nét thanh xuân- vẻ đẹp tự nhiên trời ban đã phá tan lớp mặt nạ phồn hoa đô thị bấy lâu nay che phủ.
Cậu ấm rắc rồi dường như cảm nhận được ánh mắt dán vào mình, khi xoay người thì đối diện với Phupha. Thien nghiêng đầu, cằm khẽ nhếch lên, hai tay chống hông bay ra tư thế của nhà vô địch. Khóe môi Phupha cong cong thành nụ cười dịu dàng, đoạn khẽ lắc đầu nửa cưng chiều nửa bất lực. Anh vẫn luôn hi vọng quãng thời gian ở nơi này, đối phương được trải nghiệm về cuộc sống càng nhiều càng tốt. Cho tới lúc đó...
Lúc cậu trở về với 'thế giới' trước kia của mình.
"Ta chưa từng nghĩ thầy Thien có thể ở đây tới hết kỳ. Nhưng bây giờ... có lẽ ta nên nghĩ lại."
Phupha rũ mắt nhìn già. Thien xuất thân từ nơi có nền tảng xã hội hoàn toàn khác biệt, điều này từ cách ăn vận đến thường thức cuộc sống của cậu đều thể hiện quá rõ ràng. Người có đôi mắt tinh tường như già làng không thể không nhìn thấu.
"Cháu cũng nghĩ vậy."
Phupha tuy nói bằng tông giọng nhẹ bẫng nhưng trong lòng anh đang có một hòn đá chẹn ngang lồng ngực. Mỗi ngày trôi qua, hòn đá ấy mỗi lúc một nặng dần.
Cho tới lúc đó... liệu anh có còn chịu nổi sức nặng ấy nữa không đây?
Chú thích:
.Lớp năm- lớp sáu: trong hệ thống giáo dục Thái Lan tương đương với Hệ 10 năm - Hệ 12 năm của Việt Nam.
.Đi được nửa chặng đường rồi, cho tôi tâm sự mấy câu: Người dịch tiếng Anh rất chịu khó dùng thành ngữ, các cụm từ và cả tiếng lóng, khi dịch sang tiếng Việt tôi không muốn giải thích cách dùng từ hay giải nghĩa nữa mà đã cố gắng sử dụng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nghĩa tương đương. Nếu mọi người cảm thấy khó hiểu hay có góp ý gì khác tôi rất hoan nghênh để bản dịch hoàn thiện nhé. Cám ơn nhiều nà.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro