36-50
36. MẤT BÚACó người đánh mất cái búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh
ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn trộm búa, nhìn vẻ mặt nó, rõ ra đứa ăn trộmbúa, thấy nó cất nhắc, hành động không một tí gì là không rõ ra một đứa ăntrộm búa cả.Ðược một lúc, người ấy bới trong hố, lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trôngđứa con nhà láng giềng ngôn ngữ cử chỉ không một tí gì giống đứa ăn trộmbúa nữa.LỜI BÀNNgười ta khi mất một cái gì, thì một mất mười ngờ. Mà khi trong bụng đãngờ vực thì các ngoại vật cũng theo đấy mà biến đổi đi cả. Phàm tâm trí mìnhđã cảm giác làm sao, thì tự mình lại tưởng tượng một cái cảnh sắc hợp nhưthế. Người mình vui, thì mình thấy sự vật ngoài hình như cũng vui, ngườimình buồn thì mình thấy sự vật ngoài cũng buồn. Chẳng qua là tại tự mình intrí như vậy, chớ ngoại vật hồ dễ đã có mối liên lạc mật thiết với mình mà thậtthay đổi như thế đâu! Cái tâm chuyển thời hết thảy muôn pháp đều chuyểntheo. Cho nên tâm cần phải chính. Tâm có chính thì tư tưởng hành vi mớithoát khỏi tà khúc được.
37. TƯỜNG ÐỔNước Tống có người nhà giàu. Một hôm trời mưa, tường nhà anh ta đổ.Ðứa con nói: "Thưa cha, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào."Người láng giềng thấy tường đổ, cũng nói: "Này bác, không đắp ngaytường lại, e có trộm vào."Tường chưa kịp đắp, tối hôm ấy, nhà anh ta quả nhiên mất trộm thật.Anh ta khen đứa con là khôn ngoan biết trước, mà người láng giềng là giangiảo làm xằng.Cùng một câu nói: con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ làtrộm cắp, bởi tại cớ làm sao? Tại con thì tình thân, cho nên không có bụngngờ, láng giềng là tình sơ, cho nên sinh ra ngờ vực. Thế cho nên phận sơ màcâu nói thân, thì thế nào cũng làm cho người nghe mình đem lòng nghi ngờ.Hàn Phi TửLỜI BÀNBài này cốt dạy ta phải thận trọng câu nói. Người láng giềng đây sở dĩ màđể người nhà giàu ngờ vực, là vì không được thân với người ta, mà nói mộtcâu ra chừng thân lắm, muốn lo việc của người như việc của mình, coi việcthiết đến người cũng như thiết đến mình vậy. Cho nên gặp người đáng nói màkhông nói là bỏ hoài mất một người, thì gặp người không đáng nói mà lại nói,chẳng những làm phí mất lời nói, mà lại để cho người ta sinh nghi tình ranữa!
38. NGƯỜI CON CÓ HIẾUThầy Tử Lộ vào hầu đức Khổng Tử, nói rằng: - "Đội nặng đi đường xa thìtiện đâu nghỉ đấy, không đợi chọn chỗ, rồi mới nghỉ. Nhà nghèo, cha mẹ già,thì con làm nên thế nào, hay thế ấy, không đợi có quyền cao, chức trọng, mớichịu làm. Ngày trước Do này, lúc song thân còn, cơm thường đưa dưa muối,dường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân. Lúc song thân mất, làmquan ở nước Sở, xe ngựa hàng trăm, lương bổng hàng vạn, ăn những miếngngon, mặc những của tốt, mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn dưa muối, độigạo để nuôi người như trước thì không sao được nữa! Cha mẹ già như bóngqua cửa sổ. Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, con muốn nuôi, mà cha mẹkhông còn sống.Đức Khổng Tử nói: "Do, nhà ngươi phụng sự song thân rất là phải. Lúcngười còn thì hết lòng phụng dưỡng, lúc người mất, thì hết lòng thương tiếc."Gia NgữGIẢI NGHĨATử Lộ: Người thời Xuân Thu, học trò đức Khổng Tử, tính hiếu thảo, hùngdũng có tài chính sự.Bóng qua cửa sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, ý nói thời giờ chóng qua cũngnhư câu ngựa phi qua khe cửa.LỜI BÀNKhi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ,đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bấthiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, "nghĩa là lúc chamẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy,làm văn tế ruồi", như thế cũng là bất hiếu, cho nên người con có hiếu, còncha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kíp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúccha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được. Vì rằng làm con mà đượccòn có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là có duyêncó phúc nữa.
39. THẦY TĂNG SÂMThầy Tâng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là TăngTích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tâng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếngđi một lúc mới hồi lại.Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng: "Lúc nãy con có tội, để đến nỗi chaphải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo".Nói xong, lùi xuống vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết chorằng mình không còn đau đớn gì nữa.Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện, bảo học trò cấm cửa không cho TăngSâm vào.Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà Ngài giận.Đức Khổng Tử nói: "Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúccha sai khiến gì, thì ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa;cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế chonên ông Cổ Tẩu không mang tiếng là bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình đểchiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá như cha đánh quá tay mà chết mất, thì cóphải là làm cho cha mắc tội không, tội bất hiếu còn gì to hơn nữa."Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là lầm lỗi, đến tạ tội đức Khổng Tử.Thuyết UyểnGIẢI NGHĨABất từ: Không có lòng thương yêu con.Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chépnhững việc đạo đức đáng dạy người ta.LỜI BÀNNgười làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mạng cũngkhông có gì là quá tạm. Song, liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp làchí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mạng, thìchẳng những là bất hiếu mà còn mang tiếng là hãm cha mẹ vào tiếng bất từnữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, Ông Thuấn cũng hiếu nhưngbiết phải trái. Kẻ làm con, khi thấy cha mẹ làm trái còn có chức trách phảiliệu đường trốn tránh hay ủy khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bấthiếu.
40. ÔNG QUAN THANH BẠCHDương Chấn được bổ đi làm thái thú quận Đông Lai. Lúc đi phó nhậm quađất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước được nhờ ông đề bạtcho, vào yến kiến. Rồi đợi đêm khuya, đem vàng đến lễ.Dương Chấn bảo: "Trước tôi biết ông là người khá, mới cử ông lên, thế màông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng tới cho tôi ư."Vương Mật cố nài, thưa rằng: "Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuyakhông ai biết."Dương Chấn nói: "Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là khôngai biết."Vương Mật nghe nói, xấu hổ, lùi ra. Dương Chấn thật là một ông quanthanh liêm, chỉ chăm việc dân, việc nước không tham nhũng, không làm giàucho mình, ông thường nói: "Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch chocon cháu, chẳng quý hơn tiền của ruộng nương lại cho chúng ư?"Hậu Hán ThưLỜI BÀNLàm quan như ông Dương Chấn, đối với người mình đã đề bạt, không cầnơn, đối với người dân, mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòngcũng rõ rệt như lúc thanh thiên bạch nhật, cũng là một ông quan thanh liêm,làm gương cho bọn quan gian tham, lại nhũng muôn đời ư!Làm quan mà vơ vét cho nhiều, chính mình có chắc đâu sẽ giữ được,huống chi còn mong để lại cho con cháu. Như thì để lại cho chúng cái tiếngthanh bạch, thơm tho muôn thuở, chả hơn là cái của phi nghĩa, chỉ tổ làm chochúng kiêu sa, dâm dật, rồi đi đến bại vong ư!
41. KHÔNG NHẬN CÁCông Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính hay thích ăn cá. Một hôm cóngười đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông lấy làm lạ hỏi: "Anh sở thíchăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?"Công Nghi Hưu nói: Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu tanhận, tất ta phải giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì đếnmất quan. Mà mất quan, thì chẳng nhưng không có cá biếu, mà đến cá mualấy cúng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn được cócá ăn lâu dài mãi mãi đó.Ông Lão Tử xưa có câu rằng: Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứngtrước; gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình vẫn còn". Thế chẳng phải làbởi mình không có lòng riêng mà được thoả lòng riêng của mình ư?(Hàn Thi Ngoại Truyện)GIẢI NGHĨACông Nghi Hưu làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến Quốc. Ônglà người tính khí điềm đạm, công minh giữ phép, không cùng dân tranh lợi.LỜI BÀNLàm quan như Công Nghi Hưu thật là thanh liêm. Dù đến con cá (trongsách không nói rõ cá gì), là vật nhỏ mọn mà ông cũng còn cân nhắc khôngchịu nhận. Ông hiểu cái lẽ rằng: Người ta vị mình mà chiều mình, chỉ đượccó 1 thời, sao cho bằng chính mình trọng lấy mình, mới là kế lâu dài mãi mãi.Thiên hạ chưa lo đến mà mình đã lo trước cho thiên hạ; thiên hạ đã vui rồi,mà mình mới vui sau thiên hạ, thế là mình gác thân mình ra ngoài để thânmình lại sau, mà không có điều gì riêng tư vậy. Khi thân mình lại được trước,lại vẫn còn, thì lòng riêng gì của mình mà không thoả. Nếu làm quan mà chỉchăm chăm hại người để cầu lợi riêng cho mình, thì người còn, bụng chết tựcho là sướng, mà kỳ thật có gì sung sướng đâu?
42. CỦA BÁUNước Tống có người được hòn ngọc, đem biếu quan Tư thành là Tử Hãn.Tử Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa rằng: "Ngọc này tôi đã đem chothợ ngọc xem, quả là một thứ ngọc rất báu, mới dám đem dâng quan lớn, xinquan lớn nhận cho tôi được vui lòng."Tử Hãn nói: "Người cho ngọc là của báu, ta cho tính không tham là củabáu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên cùng mất cả của báu.Âu là ngươi cứ đem về. Ai giữ lấy của báu của người ấy, như thế của báu củahai người đều còn cả, thì những là hơn ư!"Người biếu ngọc, cúi đầu thưa: "Chúng tôi là thường dân mà lại có ngọcnày, chỉ sợ bị trộm cướp mà có khi hại đến thân."Tử Hãn thấy thế, lưu người ấy lại, gọi thợ ngọc đến giũa ngọc, bán đượctiền rồi, bèn đưa cho người ấy để làm giàu.Tả TruyệnGIẢI NGHĨATư thành: quan coi thành.LỜI BÀNĐã là người, ai cũng có hiếu thượng, cái hiếu thượng ấy tức là của báu củamình. Nhưng hiếu thượng không ai giống ai. Người kiến thức thô bỉ, thì hiếuthượng thô bỉ, người kiến thức cao minh, thì hiếu thượng cao minh. Kẻ dângngọc, chỉ biết ngọc là báu, nhưng người không nhận ngọc, lại cho thanh liêmmới là báu. Làm quan mà ai cũng có tính nhất quyết không nhận lễ vật củadân như Tử Hãn, lại có trí hiểu rõ được nguyện vọng của dân như Tử Hãn, cóbụng che chở gây dựng cho dân như Tử Hãn nói trong truyện này, thì dân nàochẳng kính, chẳng trọng, chẳng yêu quan như cha mẹ, sợ quan như thầnminh!
43. BIẾT RÕ CHỮ "NGHĨA"Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặpmột người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm áingại, thuận cho. Một mình Hoa Hâm nói: "Không nên. Ðang bước nguyhiểm; sinh, tử, họa, phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một ngườivậy. Bây giờ, vô cớ nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì có bỏ đượcngười ta không?"Chúng bất nhẫn, cố nói với Hoa Hâm cho người kia cùng đi. Hoa Hâmbằng lòng.Người kia đi được một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống giếng.Cả bọn muốn bỏ mặc, để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói: "Khôngnên. Người ta cùng đi với mình là người bọn mình. Người ta gặp sự chẳngmay như vậy, mà mình bỏ người ta sao cho đành."Nói rồi, bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu mãikhông được, Hoa Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đi.GIẢI NGHĨAHoa Hâm: Người cuối đời nhà Ðông Hán, học giỏi, làm quan đến chứcThượng thư lệnh.Chúng: Nhiều, đây chỉ bọn người cùng đi với Hoa Hâm.Bất nhẫn: Không nỡ, không đành để như thế.LỜI BÀNVô cớ cho một người lạ nhập bọn, nghĩa cũng không nên, một là e xẩy rasự gì thì hại đến thân mình, hai là sợ không được thủy chung với người ta -Ðã nhận người ta đi với mình một bọn, giữa đường người ta gặp sự chẳngmay mà bỏ mặc người ta, nghĩa lại càng không nên lắm, vì như thế là bạc ácbất nhân, chỉ biết nhau trong lúc vô sự, đến khi nguy hiểm rồi lại bỏ nhau.Biết được cái đạo không nên nhận và cái đạo đã nhận như Hoa Hâm đây mớithực là người hiểu rõ chữ "Nghĩa" tức là hiểu việc nên làm thế nào mới làphải vậy.
44. TRI KỶBảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo.Có người hỏi: "Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì, màsao ông thương khóc quá như vậy?"Quản Trọng nói: "Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốnkhổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phầnhơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắcdĩ phải lấy thế. Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ nạt dọa, Bảo Thúc khôngcho ta là hèn nhát, biết ta có lượng bao dung. Ta bàn việc với Bảo Thúc,nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúckhông may, cho nên công việc thành hay bại. Ta ba lần ra làm quan, bao lầnbị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu biết ta chưa gặp thời, chưa tìm đượcvua giỏi. Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài,biết ta còn có mẹ già phải phụng dưỡng. Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công,Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợicho cả thiên hạ... Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với ngườibiết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chithương khóc thế này đã thấm vào đâu!"Thuyết UyểnGIẢI NGHĨABảo Thúc: Tức Bảo Thúc Nha thường còn gọi là Bảo Tứ, người giỏi nướcTề, tiến Quản Trọng cho Hoàn Công dùng.Quản Trọng: Tên là Di Ngô, người nước Tề, làm tướng giúp Hoàn Cônggiỏi có tiếng.Bất tiếu: Người không ra gì.LỜI BÀNKhó thật! Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bè bạn tưởng vô số,nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỷ. Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ làngười biết mình, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình,chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chở cho mình, lúc sống cùng hưởng,họa cùng đau, lúc chết, tưởng cho chết với nhau cũng không hối. Quí thật!Người tri kỷ! cho nên cổ nhân có câu nói: "Ðắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận"nghĩa là ở đời có được một người tri kỷ cùng không còn ân hận gì nữa; lúcsống, có được một người biết mình, thì mình chết cũng không lấy làm uổngđời.
45. CẢM TÌNHCó một người nước Yên lúc sinh, thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên, thì sangở nước Sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi ngang qua nước Tấn (gần nướcYên), bạn cùng đi đường, chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: "Ðây là thànhnước Yên". Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: "Ðây lànền xã làng anh". Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: "Ðâu lànhà của ông cha anh". Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói:"Ðây là mồ mả ông cha anh". Anh ta òa lên khóc. Bọn cùng đi, ai nấy phìcười, nói: "Chúng tôi nói đùa đấy. Ðây mới là nước Tấn, chưa phải là nướcYên". Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn. Kịp khi về đến nước Yên, anh tatrông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cử mồ mả của ông cha,thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.Liệt TửGIẢI NGHĨAYên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên,Trực Lệ và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họNgụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệbây giờ.LỜI BÀNThường khi người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời cảnh xúc độngđến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy dẫy hiện ra ngoài. Tuy vậy, mốicảm tình đã dùng lầm, thì sau nầy không còn được như trước. Một người đãđem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gáibất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảmtình cũng không còn được đằm thắm như xưa. Chẳng khác nào như ngườinước Yên nầy, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khigặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi. Cho nên đối với tính tình,người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tínhtình dùng mới chính đáng và thuần túy được. Xưa nay thánh hiền hào kiệtđều là người biết lý hội tính tình cả.
46. VÌ NGHĨA CÔNG, QUÊN THÙ RIÊNGÐời nhà Ðường, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật cùng làm phó tướng củaAn Tử Thuận. Tính hai người vốn không ưa nhau; nhiều khi, tuy cùng đi vớinhau một xe, ngồi với nhau một tiệc, mà vẫn như cừu địch, không ai đàm đạovới ai cả.Sau Tử Nghi được lên làm tướng thay Tử Thuận, Quang Bật sợ Tử Nghihại mình, quả cảm đến nói rằng: "Phần tôi chết cũng cam tâm, nhưng xinrộng lượng đừng hại đến vợ con tôi là kẻ vô tội."Tử Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng: "Tôi đâudám đem lòng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay trong nước loạn lạc,vua tôi lo và nhục, không ông thì không ai gánh vác nổi việc thiên hạ."Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa khuyên răn,và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ.Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vực nhau, chỉcùng nhau một lòng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước.GIẢI NGHĨAÐường: Một nhà thống trị nước Tàu 618- 901 sau CN.LỜI BÀNThù riêng cá nhân là việc nhỏ mọn, nghĩa công đối với cả nước là việc rấttrọng. Biết quên thù riêng để làm nghĩa công như Quách Tử Nghi, Lý QuangBật, thực là đáng khen vậy. Nghĩ đến thân, đến nhà trước, đến quốc gia saucũng là nghĩa, song nghĩa hẹp mà gọi là tư. Nghĩ đến quốc gia trước, đếnthân, đến nhà sau cùng là nghĩa song nghĩa rộng mà gọi là công. Quốc giahay, hay dở, một kẻ bình dân cũng có trách nhiệm, huống chi là người gánhvác được việc quốc gia như Tử Nghi và Quang Bật. Ôi! nước là cái thành đểgiữ thân, giữ nhà không biết trọng nước tức là khinh thân, khinh nhà vậy.Tiếc thay cho những kẻ chức trọng, quyền cao, đối với thân, với nhà, thì việcnhỏ mọn cũng lấy làm lo lắng quan tâm, mà đối quốc gia thì việc dù to lớnđến đâu cũng xem thường, xem khinh, chỉ thù hằn nhau, khuynh loát nhau,không biết đồng tâm hiệp lực lo liệu việc dân việc nước, thật là lầm to vậy.
47. DUNG NGƯỜI ĐƯỢC BÁOVua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúcrượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơkéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vuarằng: "Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đènngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp..." Vua gạt đinói: "Thôi! không làm gì! cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễphép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!"Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà khôngsay đến bứt đứt giải mũ là chưa được vui".Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vuivầy ổn thỏa.Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Ðánh luôn năm trận, màtrận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sống, liều chết xông ra trước vàđánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. TrangVương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đãi nhà người cũngnhư mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác ngườinhư vậy?"Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vuađã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thầnlắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vuakhông nỡ làm tội đấy".Ðào Ngột (Sở Sử)GIẢI NGHĨADung người được báo: Rộng lượng tha lỗi cho người, được người tìm cáchbáo đền.Quả nhân: Tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ítđức.Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họNgụy lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệbây giờ.LỜI BÀNÔng vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thực là có độ lượng,bao dung được lỗi của người. Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đãchịu, tìm cách để báo đáp, thực là có nghĩa, tỏ được cái bụng trung thành vớingười gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế thì nước đời nào mấtđược.
48. NÓI THÍ DỤCó người bảo vua nước Lương rằng: "Huệ Tử nói việc gì cũng hay thí dụ.Nếu nhà vua không cho thí dụ, thì Huệ Tử chắc không nói gì được nữa". Vuabảo: "Ừ, để rồi ta xem".Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói gì cứ nóithẳng đừng thí dụ nữa".Huệ Tử nói: "Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tìnhtrạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thìngười ấy có hiểu được không?"Vua nói: "Hiểu làm gì được"."Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, cólẫy, thì người ấy có biết được không?"Vua nói: "Biết được".Huệ Tử nói: "Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ vớicái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thídụ nữa thì tôi không sao nói được."Huệ TửGIẢI NGHĨALương: Một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc, tức là nước Ngụy ở vàođịa phận Hà Nam và Sơn Tây bây giờ.Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được mình. Hay dùng chỉthầy dạy học hay người đáng quý.Huệ Tử: Tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến Quốc, bạn vớiTrang Tử.LỜI BÀNCái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biếtcung để khiến cho biết được cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng được ítnhiều. Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu đượcđiều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhâncái người ta đã biết mà đưa dạy vào cái người ta chưa biết. Cái phương phápgiáo dục tối tân bây giờ "qui nạp" hay "phu diễn" cũng lấy thí dụ làm cốt.Người ta đã nói: "Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương màthôi". Câu Huệ Tử nói: "Ðem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người tachưa biết để khiến người ta biết", thực là ám hợp với cái lối học tối tân đờinay.
49. CON CÚ MÈO VÀ CON CHIM GÁYCon cú mèo gặp con chim gáy.Chim gáy hỏi: "Bác sắp đi đâu đấy?"Cú mèo nói: "Tôi sắp sang ở bên phương đông""Tại làm sao lại đi như thế""Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác"Chim gáy nói: "Bác có thế nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chứ không đổitiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi,vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ,thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn".GIẢI NGHĨACú mèo: loài chim dữ, mắt như mắt mèo đêm đi bắt các chim nhỏ và chuộtđể ăn.Chim gáy: chính chữ là cưu, loài chim gáy, đầu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dài
50. CON CÒ VÀ CON TRAINước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vuanước Triệu là Huệ Vương rằng:"Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang hámiệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt trai. Trai liềnngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò. Cò nói: "Hôm nay không mưa, ngày maikhông mưa, thế nào trai cũng phải chết". Trai nói: "Hôm nay không rút đượcmỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết". Hai bên găngnhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy thộpđược cả trai lẫn cò... Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên,nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắclà suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước nhưngười đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dámxin vua thử nghĩ kỹ lại xem".Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.Chiến Quốc SáchGIẢI NGHĨATriệu: một nước thời Chiến Quốc ở vào tỉnh Trực Lệ và Sơn Tây bây giờ.Yên: xem chuyện số 45Dịch Thủy: tên một con sông qua Trực Lệ.Tần: nước mạnh thời Chiến Quốc ở vào địa phận Thiểm Tây bây giờ.Chiến Quốc sách: bộ sách này còn được gọi là Trường Đoản Như của LưuHướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.LỜI BÀNTrai, cò vì găng nhau mà cả hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá.Cái bài: "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi" này cũng như nhiều bài trongcác sách tây: "Con cò và hai người tranh nhau", "Con khỉ chia phó mát chohai con mèo"...đều có ý khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫnnhau. Hai nước tranh nhau, thì hại người, tốn của tai hại đã đành. Hai ngườitranh nhau thì tất sinh kiện cáo. Mà "vô phúc đáo tụng đình", thua được chưabiết thế nào, hãy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy cò, những phường thamnhũng ở giữa thời cơ dòm dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy tachẳng nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại nhà,lớn nữa thì hại nước. Ta phải lấy câu "Dĩ hòa vi quý" mà cư xử nhún nhườngnhau là hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro