Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1-35

1. KHÔNG QUÊN ĐƯỢC CÁI CŨ

Đức Khổng tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc. Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc." Đức Khổng tử hỏi: Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì việc gì mà phải khóc? Người đàn bà nói: Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa.

GIẢI NGHĨA

Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức KhổngTử. Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ,Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.

LỜI BÀN

Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi mất, thì về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế, mình cũng không thể sao yêu cho bằng. Thường, lại chỉ vì thấy cái mới mà hồi nhớ đến cái cũ, sinh ra chạnh lòng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với mình, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại hình như còn cómột phần tâm hồn mình hay tâm hồn người để lại cho mình ngụ ở trong nữa.Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi!Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông xiêu bạt đến thế nào, còn có chút tâm tình cũng không sao quên được gốc tích xứ sở mình. "Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi". Con ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc còn cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quênđược nguồn gốc ư.


2. LÚC ĐI TRẮNG, LÚC VỀ ĐEN

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm. Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh. Anh là Dương Chu chạy ra bảo: "Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắngnhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

GIẢI NGHĨA

Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.

LỜI BÀN

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyệnnày.


3. LỢI MÊ LÒNG NGƯỜI

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa. Người đàn bà cãi: "Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâu. Áo tôi mặcđây là áo của tôi, chính tay tôi may ra". Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, còn phải nói lôi thôi gì nữa!"(Tử Hoa Tử)

GIẢI NGHĨA

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ. Thâm: Sắc đen. Níu: Giằng dai giữ lại không cho đi.

LỜI BÀN

Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lợi cho mình mà quên cả phải trái. Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong truyện này.


4. LẤY CỦA BAN NGÀY

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được." Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói: "Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau nầy tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại". Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại cho người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng:"Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

GIẢI NGHĨA

Long Môn Tử: tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái Sư nhà Hán là một nhà sử ký có danh.Hiếu lợi: ham tiền của quên cả phải trái. Lửa tham: lòng tham muốn bốc lên làm ngốt người. Mờ cả hai con mắt: chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy gì nữa.Thế gian: cõi đời người ta ở. Thiên phương bách kế: mưu này, chước khác xoay đủ trăm nghìn cấp.Ban ngày: lúc sáng sủa dễ trông thấy.

LỜI BÀN

Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn, vì ham mê phú quý mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường, cắpchợ giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế màtrách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trịnhững kẻ đại gian đại ác.


5. KHỔ THÂN LÀM VIỆC NGHĨA
Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Ngườibạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc"nghĩa", một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu!Chẳng thà thôi đi có hơn không? - Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây, nhàmười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nêncàng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít.Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôicàng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!"
GIẢI NGHĨA
Mặc Tử: tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là kiêm ái yêu người nhưyêu mình cũng gần giống chủ nghĩa của đạo Cơ Đốc và đạo Thích Ca.Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địaphận tỉnh Sơn Đông bây giờ.Nghĩa: việc phải, việc hay mà người ta nên làm.Tự khổ thân: tự mình làm cho mình khóc nhọc vất vả.
LỜI BÀN
Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được,thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũngnhư thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhântâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đờibiến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nàonhư: cây tòng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gàtrống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi,lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìudắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho làđời là suy biến, coi sự làm việc "Nghĩa", sự cổ động việc nghĩa như cái chứcvụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.


6. CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI
Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi này muốn nghèo mà cũngđược như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơibời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"Đức Khổng Tử nói: "Người hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng nhưgiàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốnnhư sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai,thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người màmuốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói.Khổng Tử Tập Ngữ
GIẢI NGHĨA
Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức KhổngTử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời XuânThu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầukhông được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư,Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai ngườigiỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhấtcủa Đức Khổng Tử.Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học,thường hay xưng tên.Lễ độ: phép tắc mực thước.Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.
LỜI BÀN
Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước,không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốnđeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữtrọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất caothượng vậy.


7. TU THÂN
Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xétxem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều hay, thì phải cốmà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tứclà bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy. Cho nênngười quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải màkhông chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũngkhông được.Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở,mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, màthấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xacách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thìchê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.Tuân Tử
GIẢI NGHĨA
Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sauMạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suyđồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo.Quân tử: Người có tài đức hơn người.Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.Cầm thú: cầm: giống có hai chân và hai cánh; thú: giống có bốn chân, haichữ chỉ loài chim và loài muông.Chính trực: ngay thẳng.Trung tín: hết lòng, thật bụng.
LỜI BÀN
Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Màmuốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại cònphải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều:Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnhhót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mìnhhơn người ta khen mình" có như thế, thì mới tu thân được.


8. ÔM CÂY ĐỢI THỎ
Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có conthỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết. Người cày ruộngthấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây,mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổicày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.Hàn Phi Tử
GIẢI NGHĨA
Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danhpháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng saubị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên, đặt tên Hàn Tử.Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lầm lẫn với Hàn Dũ.Đoạn: nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.
LỜI BÀN
Thấy mùi, quen mui làm mãi. Ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may, mà ướcao được gặp may luôn như thế nữa, không biết sự may là tình cờ mới có, thìcó khác gì người nước Tống ôm cây đợi thỏ nầy. Anh ôm cây đợi thỏ này lạicòn là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu tình cảnh,khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với những hạng chơi đàn gắnchặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơi.


9. ĐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươmxuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm tarơi ở chỗ nầy đây".Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìmgươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyềnmà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!Lã Thị Xuân ThuGIẢI NGHĨALã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tầnthời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ của TầnThủy Hoàng. Khi làm quyển Lã Thị Xuân Thu xong, Bất Vi đem treo ở cửaHàm Dương, nói rằng "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì thưởng chongàn vàng".Sở: một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.Thanh gươm: tục xưa người ta đi đâu cũng hay đeo gươm để thủ thân màlại giữ lễ nữa.LỜI BÀNThanh gươm rơi xuống sông, thì ở ngay chỗ rơi. Nếu muốn tìm thấy gươm,tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợiđến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Người tìm gươm nầy cókhác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không didịch được là các âm vận tự nhiên điều hòa được đúng! Than ôi! người cốchấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớkhông hiểu nghĩa chờ "thời" là gì?


10. BA CON RẬN KIỆN NHAUBa con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một conrận khác gặp, hỏi:- Ba anh kiện nhau về việc gì thế?Ba con rận đáp:- Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ.Con rận kia nói:- Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nênlo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn màthôi.Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ,làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn thành mỗi ngàymột gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủmãi.GIẢI NGHĨAQuần tụ: quây quần ăn ở bao bọc lấy nhau.Đồ tể: người làm thịt các giống vật để bán.LỜI BÀNNhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩgì đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, thì trí khôn thật không bằng mấy conrận nói trong truyện này.Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợichẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa.Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật,vật chết thì trùng cũng hết kiếp.


11. HAI PHẢISông Vĩ nước lên to. Một nhà giàu không may có người chết đuối. Có kẻvớt được xác.Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câuchuyện thưa với Ðặng Tích.Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai được mà sợ?"Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa, lấy làm lo, cũng đem câuchuyện thưa với Ðặng Tích. Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn mua cái xácấy của ai được mà sợ?"Lã Thị Xuân ThuGIẢI NGHĨAVĩ là tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam, Trung Quốc.Ðặng Tích: quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu, là một nhà luật phápgiỏi.LỜI BÀNCứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì mộtbên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền,mà lấy ngay xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ có coi sựchẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta. Giữ cái xác,không cho chuộc, chẳng những không được tiền, mà lại còn mang tội nữa.Nhưng khốn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được cả. Cho nênÐặng Tích mới có chốn xúi bẩy được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấmngầm lấy lợi cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa "Hai phải" ngụy biện, rất hạicho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức làgiả dối, khôn ngoan mà không đáng lý tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừngphạt thì mới yên dân, lợi nước được. Người trị dân tưởng phải thấu cái tình,để xét cái lý, mới là người trị dân sáng suốt vậy.


12. TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜIÔng Tăng Sâm ở đất Phị ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giếtngười." Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người." Rồi bà điềm nhiênngồi dệt cửi.Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ không nói gì,cứ điềm nhiên dệt cửi.Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ sợ cuống,quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.GIẢI NGHĨATăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học tròđức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.Trùng danh: Cùng giống tên nhauĐiềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.LỜI BÀNTăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín,một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹkhông tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thìcuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghịluận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đembụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành concừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến bangười nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra đượcngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng bachân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.


13. BÁN MỘC BÁN GIAOCó người nước Sở làm nghề bán mộc, vừa bán giáo.Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng: "Mộc này thật chắc, không gì đâmthủng."Ai hỏi mua giáo, thì anh ta khoe rằng: "Giáo này thật sắc, gì đâm cũngthủng."Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộccủa bác, thì thế nào?"Anh ta không đáp ra làm sao được.Hàn Phi TửGIẢI NGHĨASở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.Mộc: Đồ binh khí bằng gỗ, hình bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cáikhiên thì đan bằng mây và hình tròn.Giáo: Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.LỜI BÀNÔi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng,hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nướcSở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mốilợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đếnlẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợbán, khoe rằng: "Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang." Đến lúc có ngườibẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bánlàm gì?" thì tắc khẩu mà đành vác tượng về.


14. NGỌC TRONG ĐÁMột người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảngtrong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt vàcó gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩbụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả rađập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳngdùng được việc gì nữa.Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.GIẢI NGHĨACùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.LỜI BÀNNgọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi.Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trongđá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớngười thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấyngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏngkhông! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại conngười như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mớichịu làm.


15. BẮT CHƯỚC NHĂN MẶTNước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đaubụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm. Có người đànbà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụngmà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ; nhà giàu thì đóng cửachặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn.Trang TửGIẢI NGHĨATây Thi hoặc còn gọi là Tây Tử:Người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha thì bán củi.Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn vì thua nước Ngô đemnàng hiến cho vua Ngô là Phù Sai.Trang Tử: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa Chânkinh. Trang Tử, học đạo Lão tử, sau người ta vẫn xưng Lão tử với Trang tử làtổ của Đạo gia.LỜI BÀNChỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế nào thì nhăn mớiđẹp. Thực là đáng tiếc! Kẻ quên phận mình, chỉ muốn bắt chước người thì cókhác gì người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong truyện này không?Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắtbắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con bò, thì chỉlàm trò cười cho thiên hạ, chẳng những không được lợi gì mà lại thiệt đếnbản thân.


16. CÁI ĐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUANKhổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử,hai người cùng làm quan một thời.Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quanđược những điều gì, mất những điều gì?"Khổng Miệt thưa:"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: việc quanbận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít,không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết; công việcnhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ở với bầubạn không được trọn vẹn".Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng.Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.Bật Tử Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà đã đượcba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ;bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàngcàng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm ngườiđau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân".Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".Gia NgữGIẢI NGHĨAChu cấp: Chu - giúp, cấp - cho, giúp đỡ cho người ta những cái mà ngườicần đến.Thân thiết: Gần gũi năng đi lại.Thực hành: Đem ra làm thật sự.Bạc: Mỏng, đối lại với hậu, đây là ít ỏi.LỜI BÀNHai đoạn này bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhau. Cũng là làmquan, mà một đàng "mất" một đàng "được" khác nhau chẳng qua là chỉ do tựmình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như thế. ĐứcKhổng Tử khen người "được" là quân tử, thì tất bỉ người "mất" là tiểu nhân.Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn họchành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp được cả cho bà con, mà vẫn âncần cả với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông quan quân tử thật.


17. CAN VUA BỎ RƯỢUVua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày,xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưanhư thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận."Ngay lúc ấy án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏrượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta khôngnghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."Án Tử nói: "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ nhưvua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!"Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.Án Tử Xuân ThuGIẢI NGHĨATề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnhSơn Đông bây giờ.Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôi. Tiếng bầy tôi xưng với vua.Tự tận: Tự mình làm cho mình chết.Yết kiến: Vào hầu.Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗimất nước.Tỉnh ngộ: Đang say mê việc gì mà biết hối lại.Án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của ÁnTử. Án Tử tức Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu,làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm,một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.


18. KHÉO CAN ĐƯỢC VUAVua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi.Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, saingay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu,thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người thìbắt đầu từ đâu trước?"Cảnh Công ngơ ngác nhìn rồi nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuốngngục để rồi trị tội."Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫntưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."Vua nói: "Phải."Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựamà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua,là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạngngười, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy aicũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đemlòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết. Ngươi đã biếtchưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha chonó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."Án Tử Xuân ThuGIẢI NGHĨATề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnhSơn Đông bây giờ.Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Côngkhông có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng quảnhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng chi(buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.LỜI BÀNVua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻnuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa.Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôingựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công làm cho CảnhCông phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơimà cảm hóa được quân vương.


19. CHẾT MÀ CÒN RĂN ĐƯỢC VUACừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di TửHà là người dở mà vua lại dùng.Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh,sắp mất, dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến đượcCừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua,thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế làxong việc cho ta"Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếngthấy vậy, lấy làm ngạc nhiên.Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng: "Ấy làcái tội của quả nhân!"Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai tángcho đủ lễ.Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tử Hà.Đức Khổng Tử nghe truyện ấy, nói: "Đời cổ những gián quan đến lúc chếtlà hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác đểcan vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trựclắm ư!"Gia ngữGIẢI NGHĨATiến: Cử lên làm một chức gì.Thoái: Trừ bỏ đi.Thất sắc: Mặt tự dưng tái đi.Khâm liệm: Khâm: đồ bổ khuyết xếp trên, dưới bốn bên thây người trongáo quần cho chặt; liệm: vải hay lụa để bó thây người chết.Gián quan: Chức quan chủ việc cản ngăn vua mà đàn hặc các quan khi cólầm lỗi.Trung trực: Trung: hết lòng; trực: ngay thẳng.LỜI BÀNĐời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có ngườichế hạn được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay.Nếu can khuyên vua không được thì chẳng là không làm hết cái chức tráchrất trọng của gián quan ư? Nhưng một đàng vua cứ nhất định không nghe,một đàng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác can nữa,thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện Sử Ngư lạinhớ đến chuyện bác sĩ Bergonie suốt đời hết lòng với khoa học, lúc chết,cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thựclà những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.


20. YÊU NÊN TỐT GHÉT NÊN XẤUTrước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe củavua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng. Đêm khuya có người đếngọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy, khen rằng: "Có hiếuthật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân."Lại một hôm, Di Tử Hà, theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đàothấy ngọt còn một nửa, đưa cho Vua ăn. Vua nói: "Yêu ta thật! Của đangngon miệng mà biết để nhường ta."Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạmlỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện lấy xe của ta đi. Lạimột bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày."Nói xong bắt đem trị tội.Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen,sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vuayêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đángtội thì lại hóa ra sơ cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì,thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói.Hàn Phi TửGIẢI NGHĨADi Tử Hà: Người thời Xuân Thu, làm quan đại phu nước Vệ.Chặt chân: Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ.Thiện tiện: Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm liều.Trị tội: Đem luật hình ra mà trừng trị kẻ phạm phép.Thân: Gần, đằm thắm, quý hóa.Sơ: Xa, hững hờ, ghét bỏ.Đàm luận: Nói năng, bàn bạcLỜI BÀNSự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rõ hẳn được cái giá trịcủa người được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghétngười nọ, cũng chỉ là một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho rathế kia. Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thìchanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũngtheo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu, yêunhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêughét riêng một người ấy, thường yêu ghét đến cả những sự hay những ngườicó can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đườngđi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên và nhẩm như thế, cho nên ta muốncho công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêuhay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biếtchỗ phải cho người ta mới được.


21. HÀ BÁ LẤY VỢDân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái némxuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phánổi. Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làmchủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồngbà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Ngườicon gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xinhoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn". Ông lập tức sai lính khiêng mộtông đồng quăng xuống sông.Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ.Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuốngnói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho. Lại lập tức sai línhlôi một cụ vứt xuống sông.Một lúc, ông nói: "Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễđi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong."Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôi. TâyMôn Báo nói: "Để thong thả ta xem đã..." Mọi người run như cầy sấy. Mộtchốc ông mới bảo: "Thôi tha cho họ Thế là Hà bá không lấy vợ nữa rồi".Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấyvợ nữa.Sử KýGIẢI NGHĨANghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh HàNam bây giờ.Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp. Hà bá: Thần ở dướinước.Mê tín: Tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữa.Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừđược hại, hưng được lợi cho dân.Thân hành: Chính mình đi làm lấy một việc gì.Bô lão: Các cụ già.Hào trưởng: Kẻ có quyền thế, làm bực trên trong dân làng.LỜI BÀNSự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thậtlà tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tấtphải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổicái tục cưới vợ cho Hà bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốtquàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễungười ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnhđốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.


22. GHÉT CON KHÔNG GIỐNG MÌNHDoãn Văn Tử sinh được một đứa con, không thấy giống mình, lấy làm giậnlắm, thường đánh đập luôn. Một hôm đang cầm gậy đánh, thấy Tử Tư đếnchơi bèn nói rằng: "Nó không giống tôi, không phải là con tôi. Tôi lại ngờ mẹnó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ ..."Tử Tư hỏi: "Cứ như ông nói thì vợ vua Nghiêu vua Thuấn cũng chẳngđáng ngờ ư? Hai ông là bậc thánh đế mà đẻ ra Ðan Chu và Thương Quânthực không bằng kẻ thất phu. Như thế thì còn cái gì mà giống cha? Cái đạothường, thì phần nhiều cha mẹ làm sao đẻ ra con được như vậy. Nhưng chahiền mà đẻ con ngu thì cũng là cái thế thường tự nhiên như thế, chớ nào cóphải tội tự người vợ đâu?"Doãn Văn Tử nghe hiểu, nói rằng: "Thôi, xin ông đừng nói nữa."Rồi về sau Văn Tử không bỏ vợ.Khổng Tùng TửGIẢI NGHĨAKhổng Tùng Tử: tên bộ sách, ba quyển, 21 thiên của Khổng Phụ làm ra.Khổng Phụ, tên Tử Ngư hay Tử Giáp, cháu đời thứ tám của Khổng Tử.LỜI BÀNCó cha ấy tất phải có con ấy, thường thì vẫn thế. Nhưng không phải cái lýnhất định bao giờ cũng như thế. Có khi cha mẹ rất hay mà đẻ con ra rất dở.Hổ phụ khuyển tử cũng nhiều, chớ ghét đứa con vì nó không giống mình,cầm gậy đánh nó, rồi lại rắp tâm đuổi mẹ nó đi, thì cũng chẳng là tự ái quámà hóa ra si ư? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, cố nhiên là thế. Nhưng đẻ conphải dạy, dạy con là việc rất cần. Nếu đẻ con chẳng dạy, để vậy mà nuôi rồicứ trách con dở, giận con hư, đó là lỗi nặng của người làm cha mẹ vậy.


23. LỢN MẸ GIẾT CONHọ Tử Xa có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con đentuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chămchỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghétbỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.Tử Hoa Tử nói: "Gớm thay tâm thuật hay chuyển di. Mắt đã mờ về kẻgiống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Ðãghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi ngườikhác máu với mình. Người đời lúc bình cư, thì âu yếm thân thiết, thề ướccùng nhau tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi lâm đến thế lợi, chỉ chênhnhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tànhại nhau ngay lập tức. Gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng chẳng khác gìcon lợn nái.Tử Hoa TửGIẢI NGHĨATử Xa: quan Ðại phu nước Tần.Tâm thuật: cách nghĩ trong tâm não làm thế này thế kia.Chuyển di: Thay đổi.Thế lợi: quyền thế, tài lợi.LỜI BÀNThói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau,mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi người ta nhưcừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc. Người quân tử không bao giờ lấy cáihình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, khônglấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau là lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thềước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tưtưởng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chínhđại, mình cũng nên có lòng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thìmới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhơn đạo. Nếu không thì tâm thuậtlợn nái mất rồi!


24. GIÁP ẤT TRANH LUẬNGiáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuôngtiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?"Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thìtiếng kêu ở như đồng."Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếngkêu ở như đồng mà ra không?"Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vậtrỗng mà ra."Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắctiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?"Âu Dương TuGIẢI NGHĨATiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang tađầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là mộtnhà văn chương có tiếng.LỜI BÀNCứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tựchuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánhvào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mớiđược. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạmvào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi màra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay,lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra,không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhấtcâu nệ cho mình là phải, không bết cái phần phải của người, thì là có tínhnhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học.Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.


25. MẶT TRỜI XA, GẦNKhổng Tử đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa bé cãi nhau,hỏi tại làm sao,thì một đứa nói rằng: "Tôi thì tôi cho mặt trời, lúc mới mọc, ở gần ta hơn, vềbuổi trưa, ở xa ta hơn."Còn một đứa nói: "Tôi thì tôi cho mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, vềbuổi trưa, ở gần ta hơn,"Ðứa trước cãi: "Mặt trời lúc mới mọc to nhứ cái bánh xe, đến giữa trưa,nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới to là gì?"Ðứa sau cãi: "Lúc mặt trời mới mọc, thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóngnực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì?"Khổng Tử nghe nói, không giải quyết được ra làm sao.Hai đứa bé cười bảo: " Thế thì cho ông là người học rộng hiểu nhiều thếnào được "Liệt TửLỜI BÀNBuổi sáng, buổi trưa, mặt trời ở cách trái đất cũng không phải lúc gần, lúcxa gì cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa thấy nóng hơn, chẳng qua là tạitia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ở trên mặt đất, buổi sáng còn chếch, buổitrưa mới thẳng. Vả chăng buổi sáng, còn những sương móc ban đêm chưa tanhết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc khí nóng tụ tích mãi vào, cho nên nhiệtđộ càng cao. Còn nếu buổi sáng, trông mặt trời to, buổi trưa trông mặt trờinhỏ, chẳng qua là một cõi hoãn hình của con mắt trông như thế mà thôi. Mặttrời đâu vẫn ở đó. Trái đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc mặt trời mọc, conmắt trông chếch, đến buổi trưa, con mắt trông thẳng mà lại trông qua từngkhông khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhau. Vậy chỉ tại người trông hóa to,nhỏ, chớ không phải chính mặt trời xa, gần gì cả. Ấy đại để bây giờ thì ta giảinghĩa như thế. Nhưng ở vào cái đời ông Khổng, khoa học chưa có mấy, thìxem hai đứa bé suy lý với nhau, đứa nào cũng phải, khó lòng mà quyết địnhđược thật. Vả lại ngừơi ta thông minh, thánh trí đến đâu cũng không sao biếtcho hết mọi sự vật được. Vì rằng đời người sống có hạn, mà sự trí thức thìmông mênh, không bờ bến nào!


26. CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜIMình làm người sang trọng giàu có, thì chớ nên kiêu sa.Mình là bậc trông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo.Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén người.Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người.Mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.Ðối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới.Ðối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em.Ðối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.Ðối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung.Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâmđịa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.Hàn Thi Ngoại TruyệnGIẢI NGHĨAHàn Thi Ngoại Truyện: là bộ sách chép những câu nói đời xưa, dưới mỗibài có những chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm.Hàn Anh là người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Ðế lấy những ýtrong thơ của người ta mà làm Nội, Ngoại truyện gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉcòn ngoại truyện mà thôi.LỜI BÀNMuốn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiếnđược, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài nàychính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Ðoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu, cái áctính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Ðoạn dưới nói cách ăn ở với mọi bậcngười trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kính ái là một phương pháp rấthay để ở đời.


27. LÒNG CƯƠNG TRỰCThôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩphu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễmnhiên như không nhất quyết không chịu thề.Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì ta cho một nửa.Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức."Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâmchém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nóirằng: "Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bấtnhân, lấy binh khí hiếp người ta mà làm người ta mất chí khí là bất dũng.Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm."Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy ung dungbước ra.Tả TruyệnGIẢI NGHĨACương trực: cứng rắn, ngay thẳng.Quyền thần: người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúa.Sĩ: quan nhỏ.Phu: quan to.Ăn thề: giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm mộtviệc gì.Tả Truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sửthời Xuân Thu.LỜI BÀNCường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn đượccường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tửcũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơnlà mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, có tính cươngquyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng khôngđổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cườngquyền.


28. TRÍ, TRUNG, DŨNG.Nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tây. Sau người Sởbắt dân nước Trần ra tu bổ lại cửa thành ấy.Một hôm đức Khổng Tử đi xe qua đấy, không cúi đầu vào miếng gỗ trướcxe. Thầy Tử Cống dừng cương lại, hỏi: "Cứ theo lễ, đi xe qua chỗ ba ngườithì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe đểtỏ lòng kính trọng. Nay quan, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết baonhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?Đức Khổng Tử nói: "Nước mất, mà không biết, là bất trí ; biết, mà khônglo liệu, là bất trung ; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nướcTrần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm saođược!Hàn Phi TửGIẢI NGHĨATu bổ: sữa sang chữa lại.Bất trí: ngu dại không biết phải trái.Bất trung: chểnh mảng không hết lòng với vua, với nước.LỜI BÀNCứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng đức Khổng tử vốn làngười hay giữ lễ nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế, ý hẳnquan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn aibiết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài khôngkính rất là phải, ví rằng: "Ngu dân bách vạn vị chi vô dân", nghĩa là nhân dânngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có ngườidân nào.


29. BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔIViệc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình nhưxuôi, mà thật ra lại ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấymới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trởlại; dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽtự nhiên như thế.Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò.Người ấy về nói: "Nước Trần không nên đánh."Trang vương hỏi: "Tại làm sao?Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tíchnhiều."Triều thần có người Ninh Quốc nói: "Như thế thì nước Trần nên đánh lắm.Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều thì chắc là thuế mánặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu thì phục dịchnhiều. Phục dịch nhiều, thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tấtlấy được Trần."Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần.Lã Thị Xuân ThuGIẢI NGHĨADài quá thì ...: câu này ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hayđắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong một năm, thìnhững ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày mỗi ngắn dần, lại ngày đông chílà ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi ra.Kinh: cũng là tên nước Sở.Súc tích: chứa chất để dành.LỜI BÀNBài này có hai đoạn: Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn mộtcâu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi, mà thực là ngược, có lắm cái cholà ngược, mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân. Chỉ cóngười nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn,đắp đổi cho nhau là mới đóan trúng được. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắttrông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lýmà biết rõ được, cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.


30. TÀI NGHỆ CON LỪAĐất Kiểm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít lừa đếnđấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa,cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to,hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy lúc nàolừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vàođầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có một ngónđá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: "Tài nghệ con lừa ra chỉ cóthế mà thôi!" Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừađoạn rồi đi.Liễu Tôn NguyênGIẢI NGHĨAKiểm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Namngày nay.Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, tinh anh tuyệt vời, văn chương nổitiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.LỜI BÀNBài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thìcòn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâunữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết là chẫu chàng ngày mưa.Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, đểđến nổi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừabị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ"kiềm lô" (lừa đất Kiểm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gìlạ.


31. ĐÁNH ĐÀNVua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem đànđến đứng trước cửa Nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, mà vua không hỏitới. Anh ta giận lắm, gắt mà nói rằng: "Ta đánh đàn đến cả quỷ thần cũngphải say mê, thế mà vua không biết cho ta!"Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe tiếng sáo, mà bácđánh đàn, cho đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không thích thì làm thế nàođược? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu danh ở nước Tề nàyvậy!"GIẢI NGHĨACông danh: công là khó nhọc mà được việc, danh là tiếng tăm; công danhlà đem sự khó nhọc ra để được danh giá.LỜI BÀNĐem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa mình,thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài,thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không,mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lạiđể thiên hạ người ta chê cười cho nữa.


32. THỔI SÁOVua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt batrăm người cùng thổi một loạt. Trong ba trăm người ấy, có Đông Quách tiênsinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghesáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiênsinh thấy thế, tìm đường trốn trước.Hàn Phi TửGIẢI NGHĨAĐông Quách tiên sinh: bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ nàyđể chế nhạo những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Chính nghĩabốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài thành bên phíađông (Đông Quách)Lạm dự: ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình.LỜI BÀNNhững kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp, mà được làm quan, có khác gì Đôngquách tiên sinh nói trong chuyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủsố, thì còn giữ được địa vị, chứ đến khi khảo sát từng người một thì tài nàomà không bị thải.


33. NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆTHai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày, vợ khéo đan mũ,muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.Có người đến bảo rằng: "Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũngcùng khổ.Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thíchđi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợchồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ở nước người ta, người takhông dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế naò mà không khốn cùng?"Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang nước Việt nữa.Hàn Phi TửGIẢI NGHĨAViệt: tên nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và mộtphần Sơn Đông bây giờ.LỜI BÀNĐến chỗ đi đầu không, mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày thìcũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơivà trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình mà lạicòn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ởmà ở chớ đem đàn mà gảy ta trâu thì có ích chi.


34. GIỮ LẤY NGHỀ MÌNHNước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề.Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghềlàm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luônmãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù nhưtrước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính,mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khíthì đã già quách rồi.Úc Ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:- Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tựngười, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡthời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngàyxưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụtcả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứcấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nàocũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nêncó câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắmáo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.Lưu CơGIẢI NGHĨATrịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh HàNam bây giờ.Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.Nhung phục: Y phục nhà binh.Úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc Ly Tử mà nóitrong bài này.Đại nạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường cócái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất cólúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩsắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bôngtrước để phòng khi giá rét.Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gâydựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.LỜI BÀNNgười ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnhvượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng làquan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tựmình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề,thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉmưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Songngười có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắcđã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít,chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài khôngbao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.


35. CHUYỆN A LƯUA Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô,không được việc gì cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó suốt đời.Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà khôngsạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất,lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũngkhông nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấygầy mà lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Ðếnlúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi,nó đem bầy ra cho xem. Lúc khách về, nó lén đến gõ các thứ ấy, mà nói:"Những cái này có khi bằng đồng mà sao nó đen xì lại như thế này!" Rồi nóchạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc, để chữa lại thìnó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làmhiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chỉa trở lên cả, không có cành nào mọcchúc xuống đất." Cả nhà ai cũng phải phì cười.Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịchhỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lênmà cất đi một chỗ.Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Mộthôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu đấy, nói đùa với nó rằng:"Mày có vẽ được không?"A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươc." Ông bảo vẽ thì A Lư vẽ nét đậm,nét nhạt, nét xa, nét gần, như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thấy vậy thửluôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.Tự bấy giờ, ông dùng dến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau ALưu nổi tiếng là một nhà danh họa.GIẢI NGHĨATiểu đồng: thằng nhỏ giúp việc.Chữ châu: lối chữ nho viết phân minh từng nét.LỜI BÀNQuét nhà suốt buổi không sạch được cái buồng con, trồng cây lúc ăn cơmnhổ cả cây đem vào, người mà ngốc như thế, thì bảo còn dụng làm được gìnữa! Tuy vậy không nhớ tên người, chỉ nhớ hình người, thấy cành mọc lên,không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết phân biệt đồng hay đất, thế đủhay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ vậy. Ôi! gỗ mục vứt đi ngườikiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, thợ ngọc vẫn dùng, trong trời đất thì khôngcó vật gì là vật bỏ đi, huống chi là người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại khôngđược một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tưởng là người bỏ đi, thế màđược nổi tiếng về nghề họa, cũng nhờ ông Nguyên Tố có lượng bao dung,biết dụng nhân như dụng mộc. Xem bài này thì cha mẹ dạy con, thầy dạy họctrò chẳng nên tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nómặt ấy, ngay tự lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài được ru! Ðãđành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: nhântài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) thì tài mớithành được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro