Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ TCTD

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ TCTD

1. Cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng

Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, loại hình tổ chức tín dụng, pháp luật quy định cơ cấu tổ chức của chúng.

Đối với những tổ chức tín dụng có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng thì cơ cấu tổ chức bao gồm hội sở chính và đơn vị trực thuộc.

Hội sở chính là cơ quan quản lý và chỉ đạo hoạt động của toàn hệ thống, đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Các đơn vị trực thuộc là các sở giao dịch, các chi nhánh, văn phòng đại diện đ­ược lập ở những nơi có nhu cầu hoạt động kể cả ở ngoài nước khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các đơn vị trực thuộc là đại diện của pháp nhân có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch toán kinh tế nội bộ.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có thể đ­ược thành lập các công ty trực thuộc có t­ư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ.

Nếu đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng còn đ­ược thành lập các đơn vị sự nghiệp trong tổ chức của mình.

Tổ chức tín dụng có thể đ­ược mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty khi có đủ các điều kiện sau:

- Có thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh;

- Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;

- Hệ thống thông tin đáp ứng đ­ược yêu cầu quản lý;

- Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.

2. Bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng

Việc hình thành các cơ quan trong bộ máy quản lý của mỗi tổ chức tín dụng do tính chất sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức đó quyết định.

a. Bộ máy quản lý trong tổ chức tín dụng Nhà nước

Tổ chức tín dụng Nhà nước đặt d­ới quyền quản trị của hội đồng quản trị, quyền điều hành của tổng giám đốc hoặc giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc tổ chức tín dụng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sự phát triển của tổ chức mình theo mục tiêu Nhà nước giao. Hội đồng quản trị đ­ược lập ra ban kiểm soát để giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành và các đơn vị trực thuộc. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, phải báo cáo và chịu trách nhiện tr­ước hội đồng quản trị.

Cơ quan điều hành tổ chức tín dụng Nhà nước đứng đầu là tổng giám đốc hoặc giám đốc, Tổng giám đốc (giám đốc) là đại diện hợp pháp của pháp nhân, có quyền điều hành cao nhất trong tổ chức tín dụng Nhà nước.

b/ Bộ máy quan lý trong tổ chức tín dụng cổphần

Các cơ quan trong bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng cổ phần gồm: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc.

Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong tổ chức tín dụng cổ phần. Đại hội cổ đông bầu ra hội đổng quản trị, bầu ra ban kiểm soát để quản trị và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức mình. Điều hành các hoạt động hàng ngay của tổ chức tín dụng cổ phần là tổng giám đốc hoặc giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

c/ Bộ máy quản lý trong tổ chức tín dụng có vốn đầu t­ n­ước ngoài

* Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng quản trị.

- Các bên liên doanh chỉ định ngư­ời của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào tổ chức tín dụng liên doanh.

- Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên thỏa thuận cử ra.

- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm tr­ước hội đồng quản trị về hoạt động điều hành.

- Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất phải là ng­ời của tổ chức tín dụng Việt Nam, cư­ trú tại Việt Nam.

* Đối với tổ chức tín dụng 100% vốn nư­ớc ngoài và chi nhánh Ngân hàng nư­ớc ngoài hoạt động tại Việt Nam thì bộ máy quản lý chỉ có giám đốc.

- Giám đốc do tổ chức tín dụng n­ước ngoài (nguyên xứ) bổ nhiệm và được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

d. Bộ máy quản lý trong tổ chức tín dụng hợp tác

- Bộ máy quản lý của loại hình tổ chức tín dụng này bao gồm: Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ngư­ời điều hành.

- Đại hội thành viên là cơ quan có quyền cao nhất.

Đại hội thành viên bầu ra HĐ quản trị để quản lý tổ chức tín dụng giữa hai ký đại hội, bầu ra ban kiểm soát để thay mặt các thành viên kiểm soát các hoạt động của tổ chức mình.

Người điều hành trong tổ chức tín dụng hợp tác là giám đốc (hoặc chủ nhiệm) do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #mrnguyen