co cau tc bo may tu san My.xd hinh thuc chinh the
Hình thức chính thể là Cộng hòa tổng thống
*Nguyên thủ quốc gia: là tổng thống do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc đại cử tri.
-Bầu cử tổng thống diễn ra qua 3 quá trình:
+ Giai đoạn bầu cử sơ bộ: các chính đảng đề cử ra ứng viên của mình.
+ Giai đoạn bầu cử chính thức: cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn của tiểu bang mình.
+ Giai đoạn các tuyển cử đoàn họp ở từng tiểu bang để bầu tổng thống và gửi kết quả lên thượng viện Mĩ.
- Tổng thống có thực quyền:
+ Lập pháp: có quyền trình các dự án luật, dự án ngân sách trước nghị viện, có quyền phủ quyết các đạo luật của nghị viện, có quyền yêu cầu nghị viện xem xét lại đạo luật.
+ Hành pháp: Tổng thống đứng đầu chính phủ, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của chính phủ, không có chức danh thủ tướng (cơ chế hành pháp 1 đầu).
+ Đối ngoại: ký các điều ước quốc tế và cử đại diện ngoại giao, tuyên bố tình trạng chiến tranh, hòa bình.
+ Quân đội: là tổng chỉ huy quân đội vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Khi nguy hiểm có thể sử dụng mọi biện pháp để khôi phục lại tình trạng đất nước bình thường, kể cả vi phạm pl.
* Nghị viện: 2 viện
- Hạ nghị viện: là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kỳ 2 năm.
- Thượng nghị viện: là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ của thượng viện là 6 năm và cứ 2 năm lại bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ, không kể bang lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay ít (cả nước có khoảng 435 thượng nghị sĩ). Thượng nghị sĩ ở liên bang do quốc hội tiểu bang bầu lên. Sau đó thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ đều do dân chúng trực tiếp bầu ra.
Điều kiện để ứng cử hạ nghị sĩ: hơn 25 tuổi, là công nhân Mỹ trong 7 năm trở lên. Điều kiện để ứng cử thượng nghị sĩ: hơn 30 tuổi, là công dân Mỹ trong hơn 9 năm.
+ Khi là thượng nghị sĩ trong 1 viện thì không được bầu là nghị sĩ trong viện kia và cũng không được làm thành viên trong cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
+ Nghị viện có quyền lớn: như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của Tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán thành các quan chức cấp cao do Tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩnhoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã ký. Xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực nên 2 viện có chức năng và quyền hạn khác nhau.
* Pháp viện tối cao (Tòa án tối cao của liên bang)
- Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của Thượng nghị viện.
- Quyền hạn:
+ Phán quyết các đạo luật có hợp hiến pháp hay không.
+ Giải thích pháp luật
+ Quyền tối cao về xét xử.
- Thẩm phán có nhiệm kỳ suốt đời
- Khi pháp viện xét xử lại có sự đồng ý của 6/9 thẩm phán (chánh án cũng chỉ có giá trị là 1 phiếu)
- Hệ thống: cao nhất la TA tối cao liên bang (pháp viện tối cao)
+ hệ thống tòa án liên bang:
. Tòa án phúc thẩm liên bang.
. Tòa án quân sự liên bang
+ hệ thống tòa án tiểu bang
. tòa án tiểu bang
. tòa án phúc thẩm
. tòa sơ thẩm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro