CN_TrongNong
Họ và tên sinh viên : Vũ Hà Trung - CQ502842.
Lớp: Kế hoạch B.
Bài tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế.
1. Cho biết quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về của cải, về sự phát triển kinh tế, về sự giàu có của 1 quốc gia và cho biết quan điểm này có gì khác so với quan điểm của các nhà kinh tế khác.
a. Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương :
Quan điểm về của cải: CN trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, tiền được coi là tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ. Mỗi quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ.
Quan điểm về phát triển kinh tế: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế được CN trọng thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân. Đồng thời, Các đại biểu của CN trọng thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; chủ trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình không chảy ra nước ngoài.
Quan điểm về sự giầu có của 1 quốc gia: sự giàu có của 1 quốc gia được đo bằng số lượng tiền (vàng) mà quốc gia đó có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để gia tăng thêm khối lượng tiền tệ. 1 quốc gia phồn thịnh là nhờ thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương chứ không phải do sản xuất. Như vậy, sự giầu có của 1 quốc gia được đo bằng số lượng tiền (vàng) mà quốc gia đó tích trữ được.
b. So sánh với các quan điểm kinh tế khác:
Tư tưởng kinh tế cổ đại(Xenophon, Platon, Aritoteles, Stansi, Tibery, Varron, Colymell.): tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của nông nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lai xu hướng phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thường sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.-> tư tưởng kinh tế cổ đại hoàn toàn trái ngược so với chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trong thương coi thương nghiệp mà ngoại thương là chủ yếu, là đầu tầu làm cho 1 đất nước phát triển.
Tư tưởng kinh tế thời trung cổ : tư tưởng kinh tế trung cổ bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tự nhinee, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như giá trị, tiền tệ. Tư tưởng kinh tế trung cổ dựa vào các luật lệ để bảo vệ mục đích của vua chúa, quý tộc, địa chủ, các tầng lớp giáo sĩ và thợ thủ công thành thị. Tư tưởng kinh tế trung cổ chịu nhiều ảnh hưởng của thần học, chịu sự kiểm soát về tư tưởng của nhà thờ. -> tư tưởng kinh tế trung cổ có phần giống so với chủ nghĩa trọng thương là đều đựa vào luât. ở KTTC, luật bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp quan trọng trong xã hôi, còn ở CNTT, luật của nhà nước khiến các thương nhân có điều kiện tốt hơn để giao thương. Sự khác nhau cơ bản của KTTC và CNTT là KTTC lên án mạnh mẽ các hoạt động ngoại thương, ko chú ý nhiều đến giá trị, tiền tệ còn CNTT lại coi thương nghiệp là trên hết, tiền(vàng) là cơ sở để họ đánh giá cũng giàu nghèo. Bên cạnh đó, 1 sự khác nhau nữa là CNTT ko bị chi phối bởi thần học, trong khi đó KTTC bị chi phối tương đói lớn bởi hệ thống nhà thờ.
Tư tưởng phong kiến ở Trung Quốc: tư tưởng phong kiến Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, ta chỉ xét trên khía cạnh thương nghiệp để tiện so sánh với CNTT. Tư tưởng phong kiến không coi thương mại là cơ sở của nền kinh tế phong kiến. do vậy nhà nước phong kiến rất khinh miệt các thương nhân, tìm đủ mọi cách để kìm hãm thương nghiệp phát triển đồng thời dìm thấp vị thế của thương gia trong xã hôi. -> điều này trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương được nhà nước ủng hộ, và được phép phát huy 1 cách tối đa. Đây là điểm khác biệt cơ bản của chủ nghĩa trong thương và tư tưởng phong kiến Trung Quốc.
Chủ nghĩa phong kiến Nhật Bản và chủ nghĩa phong kiến Ấn Độ: 2 chủ nghĩa phong kiến này đều vân tập trung chủ yếu vào vấn đề ruộng đất. Họ không chú ý nhiều vào phát triển thương nghiệp. Do đó, về đặc điểm cơ bản khác so với chủ nghĩa trọng thương đó là sự kém phát triển về thương nghiệp, chưa coi trong thương nghiệp.
2. Vai trò và vị trí ngành nghề trong xã hội và quan điểm về lợi nhuận trong thương nghiệp. Cho biết điểm giống và khác nhau giữa với các quan điểm kinh tế khác.
a. Quan điểm về ngành nghề trong chủ nghĩa trọng thương : chỉ những ngành nghề nào làm gia tăng tiền tệ mới có giá trị tích cực và ngược lại
Công nghiệp: làm ra sản phẩm về mặt vật chất, không phải là tiền. không những thế lại mất tiền để mua nguyên liệu, là ngành tiêu cực. Tuy nhiên trừ ngành khai thác vàng bạc.
Nông nghiệp: cũng tao ra sản phẩm về mặt vất chất, tuy nhiên không mất tiền mua nguyên liệu (có thể khai thác từ tự nhiên) nhưng không làm ra tiền. Ngành trung gian giữa tiêu cực và tích cực.
Thương nghiệp: là ngành làm ra tiền chính và đóng vai trò quan trọng.
b. Lợi nhuận thương nghiệp: là kết quả của những hành vi lừa đảo cướp bóc giống như chiến tranh. Nội thương: khối lượng của cải tiền tệ quốc gia không tăng, giống như hành vi móc túi lẫn nhau. Muốn là gia tăng khối lượng của cải tiền tệ của quốc gia phải bằng ngoại thương. Dân tộc này giàu lên bằng sự hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Muốn giành phần thắng trong quan hệ ngoại thương thì phải xuất siêu. Đại biểu Montechretien (Pháp) coi nội thương là hệ thống ống dẫn, còn ngoại thương như là chiếc máy bơm. Muốn tăng của cải thì phải có ngoại thương nhập và dẫn của cải thông qua nội thương
c. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa trọng thương (CNTT) và các quan điểm kinh tế khác:
Quan điểm kinh tế cổ đại: đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp và kinh tế tự nhinee, chống lại sự phát triển của kinh tế hàng hóa và coi thường vai trò của thương nghiệp và thủ công nghiêp-> trái ngược hoàn toàn với CNTT
Quan điểm kinh tế thời trung cổ : bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như giá trị và tiền tệ, lên án hoạt động thương mại và cho vay nặng lãi. Coi tiền chỉ là đơn vị đo lường và có giá trị danh nghĩa.-> cũng như quan điểm kinh tế cổ đại, quan điểm kt thời trung cổ cũng ko coi trọng thương nghiệp. nó gần như trái ngược hoàn toàn với CNTT.
Quan điểm kinh tế phong kiến Trung Quốc, phong kiến Nhật Bản, phong kiến Ấn Độ: cả 3 quan điểm này gần như đều vẫn coi trọng nông nghiệp, coi ruộng đất và nông nghiệp là căn bản. Họ không coi trọng thương nghiệp, thậm chí còn tìm mọi cách kìm nén không cho thương nghiệp phát triển. Nó trái ngược so với chủ nghĩa trọng thương.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro