ck chương II
Chương II: Pháp luật vè chào bán chứng khoán.
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chứng khoán được phát hành ra thị trường theo hai phương thức chào bán: chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ.
I. CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
1. Khái niệm, vai trò của chào bán chứng khoán ra công chúng
1.1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 12 điều 6 Luật chứng khoán 2006 thì chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
1.2. Những lợi thế của chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ cho phép công ty huy động vốn một cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn trong quá trình hoạt động của công ti.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng làm tăng tinh thanh khoản cho chứng khoán của công ty phát hành.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng làm tăng uy tín của công ty phát hành và đem lại nhiều thuận lợi cho công ti trong hoạt động kinhdoanh cũng như hoạt động huy động vốn sau này.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng giúp phản ánh giá trị đích thực của công ti đại chúng.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng có thể làm tăng giá trị tài sản của cổ đông.
1.3. Những bất lợi của chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Chào bán chứng khoán ra công chúng lần đầu thường rất đắt đỏ vì công ty phát hành phải bỏ tiền để sử dụng các dịch vụ pháp lý, kế toán, in ấn và các dịch vụ khác.
- Chế độ công bố thông tin áp dụng đối với công ty đại chúng thường rất nghiêm ngặt. Như vậy để chấp hành chế độc công bố thông tin, công ty sẽ phải đối mặt với hai bất lợi: thứ nhất công ty phải mất thêm time và thậm chí chi phí cho các dịch vụ pháp li và dịch vụ kế toán để hoàn thành báo cáo theo đúng pháp luật; thứ hai, việc công bố thông tin về những vấn đề như tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, lợi nhuận của công ty, về vị trí cạnh tranh và những hợp đồng quan trọng mà công ty đã giao kết rất có thể đặt công ty vào thế bất lợi trên thương trường.
- Người quản lý công ty có thể mất đi tính năng động để hành động kịp thời trong việc xử lý những tính huống mà luật yêu cầu phải có sự phê chuẩn của đại hội cổ động.
- Các quyết định của người quản lý công ty có thể bị ảnh hưởng bởi thị giá cổ phiếu và cảm giác rằng họ buộc phải làm cho thị trường thừa nhận cổ phiếu của công ty.
- Nếu thị giá cổ phiếu giảm, công ty có thể mất uy tín trên thương trường.
- Khi công ty đã bán tỷ lệ lớn cổ phiếu ra công chúng công ty có thể trở thành mục tiêu thôn tính, dẫn đến cổ động kiểm soát sẽ mất quyền kiểm soát.
2. Nội dung của phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng.
2.1.Chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng
Chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng là những tổ chức cá nhân tiến hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách chào bán ra công chúng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn góp của tổ chức phát hành( cổ phiếu); hoặc phần vốn nợ của tổ chức phát hành (trái phiếu); hoặc xác nhận các quyền lợi hợp pháp khác của người sở hữu chứng khóan( quyền ưu tiên mua trước; trái phiếu chuyển đổi….)
* Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
Trường hợp này, tuỳ theo yêu cầu nắm giữ vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp phần vốn còn lại sẽ được doanh nghiệp chào bán rộng rãi ra công chúng thông qua phát hành cổ phiếu. Hoạt động chào bán cổ phíếu ra công chúng của doanh nghiệp cổ phần hóa nói trên phải chịu sự điều chỉnh của những quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng. Có thể nói hiện tại và trong thời gian tới, đây là nhóm chủ thể tương đối lớn về số lượng, đặc biệt kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực. Vì theo Điều 166 Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện lộ trình chuyển đổi hàng năm thành công ti cổ phần và công ti trách nhiệm hữu hạn và trong vòng 4 năm kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước phải hoàn tất. Trong số các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, số lượng các doanh nghiệp lựa chọn trở thành công ti đại chúng sẽ không nhỏ do nhận thức của xã hội ta về những lợi thế mà công ti đại chúng đem lại ngày càng cao
* Công ti trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ti cổ phần thông qua việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để gọi vốn rộng rãi từ công chúng đầu tư. Đây cũng là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2005. Vì vậy, khi chào bán cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn, các công ty này cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng.
* Công ti cổ phần phi đại chúng, công ty cổ phần đại chúng, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Các công ti cổ phần phi đại chúng có nhu cầu tăng vốn điều lệ và được phép tăng vốn điều lệ bằng chào bán cổ phiếu rộng rãi ra công chúng; hoặc là các công ty cổ phần đại chúng gọi thêm vốn bằng cách chào bán cổ phiếu bổ sung hoặc chào bán các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật; hoặc là các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được phép chào bán trái phiếu ra công chúng để huy động vốn dài hạn, tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh của mình.
* Quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng và các công ty đầu tư chứng khoán. Đây là nhóm chủ thể đặc thù chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng( do quỹ công chúng thực hiện) hoặc cổ phiếu( do công ty quản lí quỹ thực hiện) để huy động vốn từ công chúng đầu tư và sử dụng vốn huy động được để chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, đem lại lợi nhuận đầu tư cho các chủ sở hữu chứng chỉ của quỹ hoặc các cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán.
* Nhà tư vấn phát hành, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành
Chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng là những chủ thể có nhu cầu về vốn, vì vây thực hiện nghĩa vụ đăng kí chào bán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để huy động vốn, thoả mãn nhu cầu tài chính của mình. Trên thực tế, các chủ thể phát hành thường không tự mình thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi phát hành và cũng ít khi tự mình chào bán chứng khoán mà thường thông qua các trung gian là các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng đầu tư để hoàn tất công việc này. Vì vậy tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng không chỉ có các tổ chức phát hành chứng khoán mà còn có các chủ thể khác đóng vai trò của các nhà tư vấn phát hành, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Mục đích của các chủ thể này khi tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, thông qua phí dịch vụ( trường hợp tư vấn phát hành; đại lí phát hành) hoặc hưởng chênh lêch giá( trường hợp bảo lãnh phát hành).
2.2. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Tuỳ thuộc vào loại chứng khoán dự định chào bán và tuỳ thuộc vào lần chào bán là lần đầu hay lần chào bán thêm mà chủ thể phát hành phải thoả mãn những điều kiện khác nhau. Hiện nay, theo Luật chứng khoán năm 2006,các điều kiện này cũng phải được các nhà làm luật thiết kế có phân biệt giữa chào bán cổ phiếu và chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng; tuy nhiên không còn có sự phân biệt giữa điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu và điều kiện có thêm cổ phiếu mà tổ chức phát hành phải thoả mãn như trước đây.
* Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.( theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán)
Thứ nhất, doanh nghiệp muốn chào bán cổ phiếu phải là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, thể hiện ở mức độ vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu. Mức độ vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải thoả mãn là mười tỷ đồng Việt Nam, tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
Thứ hai, doanh nghiệp có nhu cầu chào bán cổ phiếu ra công chúng phải là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó vào năm liền trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dự định chào bán cổ phiếu được xem xét trên cả hai phương diện : một là năm liền kề năm trước đó của doanh nghiệp phải có lãi; hai là doanh nghiệp không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán cổ phiếu. Điều kiện không có lỗ luỹ kế là điểm mới của Luật chứng khoán so với nghị định 144/2003/NĐ-CP. Trước đây, điều kiện về kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký phải thoả mãn theo nghị định số 144/2003/NĐ-CP đơn giản hơn, chỉ bao gồm phương diện thứ nhất của kết quả kinh doanh quy định trong Luật chứng khoán
Thứ ba, doanh nghiệp dự định chào bán cổ phiếu ra công chúng phải dành được sự chấp nhận của đại hội đồng cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu và phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Điều kiện này được đặt ra nhằm đảm bảo đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp phát hành thực hiện được quyền quyết định định hướng của doanh nghiệp đã được quy định trong Luật doanh nghiệp
* Điều kiện về chào bán trái phiếu ra công chúng (Khoản 2 Điều 12 Luật chứng khoán)
Khác với trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng, ngoài việc phải thoả mãn các điều kiện về vốn điều lệ, về kết quả kinh doanh và về kế hoạch huy động cũng như sử dụng vốn huy động, thoả mãn thêm một vài điều kiện khác. Đó là
- Doanh nghiệp không được có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm
- Doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp với tư cách tổ chức phát hành đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. Trong trường hợp công ty cổ phần chào bán trái phiếu ra công chúng thì phương án phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn và trả nợ vốn huy động được từ đợt chào bán chỉ cần được sự chấp thuận của hội đồng quản trị thay vì được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông trong phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Sự khác nhau trong điều kiện mà các doanh nghiệp phải thoả mãn để được chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng xuất phát từ sự khác biệt giữa bản chất của hai loại chứng khoán: trái phiếu và cổ phiếu. Cổ phiếu phổ thông đem lại quyền sở hữu và quyền quản trị công ty cho chủ sở hữu cổ phiếu là các cổ đông, trong khi đó trái phiếu đem lại quyền cho chủ sở hữu trái phiếu và họ thành chủ nợ của công ty. Chính vì vậy, việc chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng sẽ ảnh hưởng tới vị thế của cổ đông hiện hữu của công ty và cần được các cổ đông chấp thuận. Còn việc chào bán trái phiếu ra công chúng không làm ảnh hưởng tới vị thế của cổ đông hiện hữu mà chỉ ảnh hưởng tới khả năng tài chính của công ty, vì vậy hội đồng quản trị với tư cách là cơ quan quản lý công ty cổ phần, thông qua phương án phát hành và sử dụng vốn huy động cũng như phương án trả nợ gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn là hoàn toàn phù hợp với chức năng của hội đồng quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu trái phiếu được chào bán là trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền thì phương án phát hành, kế hoạch phát hành và phương án sử dụng vốn lại cần được đại hội đồng cổ đông thông qua.
* Điều kiện chào bán chào bán chứng chỉ quỹ đâù tư (Khoản 3 Điều 12 Luật chứng khoán)
Chủ thể chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư không nhằm huy động vốn để phục vụ mục đích kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà nhằm tái đầù tư bằng vốn huy động được và lĩnh vực đầu tư chủ yếu của quỹ đầu tư chính là chứng khoán. Vì vậy, điều kiện mà các chủ thể chào bán chứng chỉ qũy đầu tư ra công chúng phải thoả mãn được các nhà làm luật thiết kế cũng có nét đặc thù, gắn với tổng giá trị phát hành và phương án đầu tư vốn huy động được.
Cụ thể là chủ thể chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng cần thoả mãn hai điều kiện: Một là chủ thể này phải đăng ký chào bán lượng chứng chỉ quỹ với tổng giá trị tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam; Hai là chủ thể chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng cũng phải có phương án phát hành và phương án đấu tư số vốn thu được từ đợt phát hành phù hợp với quy định của pháp luật.
2.3. Trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
* Bước 1: Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng (Điều 13 Luật chứng khoán)
Đây là bước khởi đầu mà bất cứ chủ thể nào muốn chào bán chứng khoán ra công chúng đều phải trải qua và là dấu hiệu đặc thù cho phép phân biệt giữa chào bán chứng khoán ra công chúng với chào bán riêng lẻ. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, có một số chủ thể phát hành được miễn đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng như: Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp nhận; doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần; chủ thể chào bán chứng khoán theo bản án, quyết định của toà án; chủ thể chào bán chứng khoán là người quản lý, người được nhận tài sản trong các trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng,chủ thể phát hành cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, gồm giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng; bản cáo bạch; điều lệ của tổ chức phát hành; quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành nếu chủ thể phát hành dự định sử dụng tổ chức phát hành để phân phối chứng khóan ra công chúng.
Luật chứng khoán 2006 đã đơn giản hóa hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng bằng cách quy định một loại hồ sơ đăng ký chào bán áp dụng chung cho cả chào bán lần đầu và chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Hơn nữa, nội dung của hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Luật chứng khoán cũng được quy định theo hướng giảm nhẹ hơn trước vì đã bỏ bớt một số văn bản mà trước đây doanh nghiệp phải đưa vào hồ sơ đăng ký phát hành như: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên hội đồng quản trị ban giám đốc, ban kiểm soát; và báo cáo tài chính của 2 năm liên tục trước năm đăng ký phát hành đã được kiểm toán.
Chào bán trái phiếu ra công chúng thì hồ sơ đăng ký chứa đựng những văn bản tương tự như hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo (quy định tại Điều 14 Luật chứng khoán), chỉ khác là: Một là thay vì cần có quyết định của đại đồng cổ đông thông qua phương án phát hành thì tổ chức phát hành cần có quyết định của hội đồng quản trị ( trường hợp công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Hai là phải có thêm bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
Chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Do hoạt động đặc thù của quỹ đầu tư chứng khoán, hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng không chỉ gồm những văn bản được tìm thấy trong cả bộ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu và trái phiếu( như giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ, bản cáo bạch, và cam kết bảo lãnh phát hành) mà còn cần có những văn bản đặc thù như Dự thảo điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán được gửi tới UBCKNN. Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Các tổ chức cá nhân có liên quan như công ty tư vấn phát hành, công ty bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán đươc chấp thuận, cá nhân ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ cá nhân, tổ chức nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi hồ sơ liên quan đến đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được UBCKNN xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ tự sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của UBCKNN.
Trong thời gian ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán hợp lệ, UBCKNN xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng. UBCKNN có quỳền từ chối cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Việc từ chối phải được thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lý do.
*Bước 2: Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng
Sau khi được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải hoàn tất thủ tục công bố thông tin về đợt chào bán chứng khoán đó. Cụ thể là trong vòng bảy ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành trên tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp (Khoản 3 Điều 20 Luật chứng khoán).
Tuy nhiên, trước khi tiến hành phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành còn phải đảm bảo rằng người mua chứng khoán đã tiếp cận bản cáo bạch có trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng bằng cách sẵn sàng cung cấp bản cáo bạch cho công chúng đầu tư tại các địa đỉêm ghi trong bản thông báo phát hành.
Trong hai loại văn bản mà tổ chức phát hành cần cung cấp cho nhà đầu tư, bản cáo bạch là tài liệu quan trọng vì có khả năng cung cấp cho công chúng đầu tư những thông tin cần thiết về bản thân tổ chức phát hành như tổ chức bộ máy, bộ máy lãnh đạo…; thông tin về đợt chào bán chứng khoán như điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất… (Điều 15 Luật chứng khoán) chứng chỉ quỹ đầu tư, bản cáo bạch sẽ chứa đựng thông tin về: Loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; mục tiêu, chiến lược đầu tư; phương pháp và quy trình đầu tư; hạn chế đầu tư; các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán; nội dung cơ bản của điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; phương án phát hành chứng chỉ quỹ và thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ….
Như vậy, quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức phát hành trước khi chào bán ra công chúng sẽ đảm bảo nhà đẩu tư có được những thông tin cần thiết về tổ chức phát hành và loại chứng khoán sắp được chào bán, từ đó có thể đánh giá được mức độ rủi ro của chứng khoán đó và có quyết định đầu tư đúng đắn. Đây là nghĩa vụ hàng đầu của tổ chức phát hành ra công chúng mà luật chứng khoán của tất cả các nước đều quy định nhằm bảo vệ lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư.
* Bước 3: Phân phối chứng khoán ( Điều 21 Luật chứng khoán)
Việc phân phối chứng khoán phải được hoàn tất trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Thời hạn này có thể được kéo dài tới 30 ngày với sự chấp nhận của UBCKNN trong trường hợp tổ chức phân phối chứng khoán không thể hoàn tất việc phân phối chứng khoán trong thời gian luật định.
Việc chào bán chứng khoán có thể được thực hiện trực tiếp bởi tổ chức phát hành nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua các trung gian như tổ chức bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành.
Tính công bằng trong phân phối chứng khoán thể hiện ở chỗ, nếu số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép chào bán cho nhà đẩu tư, tương ứng với tỷ lệ mua của từng nhà đầu tư.
Tính công khai trong phân phối chứng khoán thể hiện ở chỗ tổ chức phát hành phải công bố việc chào bán chứng khóan trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật sao cho tất cả những ai quan tâm đến đều có thể tiếp cận thông tin về đợt chào bán và về bản chất cũng như mức độ rủi ro của loại hàng hoá đặc biệt sắp được tung ra thị trường.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo UBCKNN về kết quả của đợt chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài khoản phong toả về số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành hoặc tỏ chức được ủy quyền phát hành có nghĩa vụ chuyển giao chứng khoán hoằc mua giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua.
Việc chào bán chứng khoán ra công chúng có thể bị đình chỉ ( theo điều 22 Luật chứng khoán) nếu trong quá trình phân phối chứng khoán có thông tin không chính xác hoặc thíêu những thông tin quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư hoặc nếu việc phân phối chứng khoán không được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Việc phân phổi chứng khoán ra công chúng cũng có thể bị huỷ bỏ( theo điều 23 Luật chứng khoán) nếu quá thời hạn đình chỉ luật định, tổ chức phát hành không khắc phụcđược những thiếu xót dẫn đến đình chỉ việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Trường hợp bị huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán, tổ chức phát hành phải công bố huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, thu hồi các chứng khoán đã phân phối và trả tiền cho nhà đầu tư theo đúng thời hạn luật định.
2.4- Trách nhiệm của chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng.
* Trách nhiệm của chủ thể phát hành cổ phiếu ra công chúng
Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng làm cho chủ thể phát hành trở thành công ty đại chúng và phải thực thi các nghĩa vụ luật định áp dụng đối với công ty đại chúng. Các nghĩa vụ đó gồm:
- Tuân thủ chế độ công bố thông tin.
Do vốn điều lệ của công ty đại chúng được sở hữu rộng rãi bởi các cổ đông nhưng chỉ có một số cổ đông lớn có quyền tham gia vào hội đồng quản trị, số cổ đông nhỏ lớn gấp nhiều lần so với số cổ đông lớn nhưng lại không được trực tiếp tham gia quản lý công ty, vì vậy không nắm bắt được thực trạng của công ty mà mình bỏ vốn đầu tư. Vì lẽ đó, các công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật, một mặt để bảo vệ các cổ đông nhỏ ( đảm bảo cho họ biết về mức cổ tức mà mình được chia có thoả đáng hay không và rằng đội ngũ cán bộ quản lý công ty hoạt động vì lợi ích của công ty chứ không vì mục đích tư lợi); mặt khác, để các nhà đầu tư tiềm tàng trên thị trường chứng khoán cũng có thể tiếp cận thông tin về công ty đại chúng từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn. Đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc tạo lập và củng cố lòng tin của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm được kiểm toán.Ngoài ra, công ty đại chúng còn phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ hoặc 72 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện luật định; và công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN khi xảy ra những sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn tới giá chứng khoán của công ty trên thị trường.
- Tuân thủ các nguyên tắc pháp lý về quản trị công ty.
Quản trị công ty cũng là hoạt động quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và cũng chính là ảnh hưởng tới lợi ích của các cổ đông của công ty. Vì vậy, một khi đã trở thành công ty đại chúng, các công ty này phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty được quy định trong Luật doanh nghiệp. Đó là những nguyên tắc luật định có liên quan tới quyền của các cổ đông, của hội đồng quản trị, của ban kiểm soát; tới trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc công ty, cũng như những nguyên tắc về kiểm soát mà công ty phải tuân thủ.[1]
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký chứng khoán
Nghĩa vụ đăng ký và lưu ký chứng khoán đặt ra đối với công ty đại chúng, một mặt, nhằm đảm bảo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán quản ký tập trung được chứng khoán của công ty đại chúng. Trên cơ sở đó Trung tâm lưu ký chứng khoán có thể dễ dàng tiến hành việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán giữa các chủ thể thực hiện việc giao dịch mua và giao bán chứng khoán trên thị trường. Mặt khác việc đăng ký và lưu ký chứng khoán còn tạo điều kiện để Trung tâm nắm bắt được đầy đủ, kịp thời về thông tin người sở hữu chứng khoán để từ đó có thể cung cấp những thông tin này khi công ty đại chúng hoặc công ty các tổ chức phát hành yêu cầu.
* Trách nhiệm của các chủ thể phát hành trái phiếu ra công chúng
Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ công bố thông tin. Trái phiếu là chứng chỉ xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của công ty phát hành. Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu công ti, vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty phát hành trái phiếu. Nếu công ty làm ăn phát đạt, khả năng trả nợ của công ty sẽ hoàn toàn khả năng, nhưng nếu công ty làm ăn thua lỗ, chủ nợ của công ty sẽ có thể không thu hồi được vốn đã cho công ty vay. Đối với những công ty phát hành trái phiếu ra công chúng, số lượng các nhà đầu tư mua trái phiếu của công ty sẽ rất lớn. Vì vậy, sự thành bại của công ty trong kinh doanh có ảnh hưởng tới số lượng lớn các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bằng việc áp đặt nghĩa vụ công bố thông tin về tình hình tài chính hàng năm và những thông tin bất thường lên công ty phát hành trái phiếu ra công chúng, các nhà làm luật muốn đảm bảo rằng công chúng bỏ vốn đầu tư vào trái phiếu của tổ chức phát hành và cả những nhà đầu tư dự định mua trái phiếu của các tổ chức này có được những thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của công ty phát hành, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.
II. Chào bán chứng khoán riêng lẻ
1.Khái niệm chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật thống nhất quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Hoạt động chào bán này tuân thủ các quy định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Vì thế chưa có định nghĩa chính thức về phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng ta có thể hiểu chào bán chứng khoán riêng lẻ là hoạt động chào bán chứng khoán của chủ thể phát hành cho các khách hàng đặc biệt, thường là các nhà đầu tư có tổ chức ( ví dụ: các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí, các công ty đầu tư chứng khoán và các quỹ tín thác đầu tư…). Chứng khoán chào bán riêng lẻ có thể là cổ phiếu thường là trái phiếu, tuy nhiên trên thực tế, phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ chủ yếu được sử dụng để chào bán trái phiếu.
1.2. Điểm khác so với chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Về chủ thể:
+ Chào bán ck ra công chúng: bao gồm nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nhỏ, không chuyên nghiệp, cần có sự tư vấn của công ty chứng khoán trước khi quyết định đầu tư.
+Chào bán ck riêng lẻ chỉ được tiến hành trên phạm vi hẹp nhằm phân phối chứng khoán cho số ít nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc số ít nhà đầu tư cá nhân đặc biệt. Đại đa số các nhà đầu tư mua chứng khoán này đều là người có kiến thức chuyên sâu về đầu tư chứng khoán.
- Về số lượng các nhà đầu tư:
+ Chào bán ck ra công chúng: số lượng các nhà đầu tư lớn, phạm vi rộng.
+ Chào bán ck riêng lẻ: số lượng các nhà đầu tư ít, phạm vi hẹp.
- Về mục đích:
+ Chào bán ck ra công chúng: nhằm mục đích đầu tư lâu dài chứ không nhằm mục đích bán lại kiếm lời.
+ Chào bán ck riêng lẻ: thường nhằm mục đích lợi nhuận, bán lại kiếm lời.
- Về chế độ công bố thông tin:
+ Chào bán ck ra công chúng: tuân thủ nghiêm ngặt về công bố thông tin, gồm công bố thông tin trước khi chào bán , định kì hoặc bất thường hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Chào bán ck riêng lẻ: gánh vác nghĩa vụ thông tin ít hơn.
- Về luật điều chỉnh:
+ Chào bán ck ra công chúng: Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Chào bán ck riêng lẻ: Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật thống nhất quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Hoạt động chào bán này tuân thủ các quy định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- Về trình tự, thủ tục:
+ Chào bán ck ra công chúng: chủ thể phát hành phải đăng kí phát hành với cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán. Thủ tục gồm 3 bước: đăng kí chào bán chứng khoán, công bố thông tin trước khi chào bán và phân phối chứng khoán.
+ Chào bán ck riêng lẻ: Thủ tục đơn giản hơnvà chủ thể phát hành không phải đăng kí phát hành với cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán. Thủ tục gồm 2 bước: công bố thông tin trước khi chào bán và phân phối chứng khoán.
Nội dung của chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Chủ thể phát hành chứng khoán riêng lẻ.
* Các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá gồm: Các công ty nhà nước độc lập thuộc các bộ, ngành địa phương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hang thương mại nhà nước); công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con; công ty thành viên hách toán độc lập thuộc tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty; công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước nắm giữ 100% vốn đìêu lệ.
Những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thông qua chào bán chứng khoán riêng lẻ thường là những doanh nghiệp có khối lượng cổ phần bán ra dưới mười tỷ đồng và mức vốn điêu lệ không đạt yêu cầu để chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp cá biệt, doanh nghiệp cổ phần hoá thông qua chào bán chứng khoán riêng lẻ cũng có thể là những doanh nghiệp có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng nhưng việc chào bán chứng khoán không được tiền hành theo một trong ba phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng quy định tại khoản 12 điều 6 Luật chứng khoán.
* Các công ty cổ phần thành lập mới
Loại hình doanh nghiệp này thường lựa chọn phương thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn vì để một đợt chào bán chứng khoán ra công chúng thành công, tổ chức phát hành cần phải có uy tín trong kinh doanh trên thương trường. Uy tín này cho phéo tổ chức phát hành có khả năng thu hút được lượng vốn cần thiết từ công chúng đầu tư một cách nhanh chóng, tức là có thể chào bán hết số cổ phần cần phát hành ra công chúng trong khoảng thời gian luật định. Những công ty cổ phần mới thành lập rõ rang không thể có được uy tín này do chưa hề có cơ hội để chứng tỏ năng lực kinh doanh của mình. Vì vậy phát hành cổ phiếu riêng lẻ thường là sự lựa chọn số một của những công ty này.
* Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Tính đến ngày 02 tháng 03 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi cho 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trong số đó có chin doanh nghiệp đã được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép điều chỉnh chuyển đổi với tổng số vốn điều lệ là 34 triệu USD và 863,7 tỷ đồng. Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp này đều chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng vì vậy một bộ phận các doanh nghiệp loại này cũng tiến hành hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ.
* Các công ty đầu tư chứng khoán phi đại chúng
Trừ nhóm công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, các công ti đầu tư chứng khoán còn lại đều là những công ti huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn có vón đầu tư trong nước hoặc vốn đầu tư nước ngoài.
Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu nhưng được phép chào bán trái phiếu để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Trong thực tiền, chủ thể phát hành trái phiếu thường lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ do đó loại hình doanh nghiệp này rất có thể sẽ có mặt trong hàng ngũ các tổ chức phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ.
1.1.1. Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ tuân thủ các quy định luật chuyên ngành điều chỉnh về việc chào bán chứng khoán riêng lẻ khác nhau.
* Đối với công ty cổ phần mới thành lập
Điều kiện tiên quyết của loại hình doanh nghiệp này khi tham gia phát hành chứng khoán riêng lẻ là phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, một trong những nội dung ghi nhận tại giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần là số cổ phần, giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cấp cho một công ty cổ phần mới thành lập chính là bằng chứng cho thấy công ty đó đã đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
Sau khi công ty cổ phần đã đăng kí kinh doanh hợp lệ và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty cổ phần đó có quyền chào bán số lượng cổ phiếu được quyền chào bán đã được ghi nhận trong giây chứng nhận đăng kí kinh doanh.
* Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần
Việc đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi chỉ được tiến hành sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc bán cổ phần và tổ chức đại hội cổ đông. Đối với doanh nghiệp loại này cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Các doanh nghiệp này phải đáp ứng các điều kiện của cổ phần hoá:
+ Doanh nghiệp muốn cổ phần hoá thì phải là doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Doanh nghiệp muốn cổ phần hoá chỉ được tiến hành cổ phần hoá nếu còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lí tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Nếu giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải chi trả thì doanh nghiệp đó không được phép cổ phần hoá mà phải chuyển sang bán hoặc giải thể, phá sản.
Trường hợp doanh nghiệp muốn cổ phần hoá là đơn vị hạch toán phụ thuộc của các doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hoá, còn phải thoả mãn ba điều kiện: Thứ nhất, đơn vị đó phải đủ điều kiện hạch toán độc lập; thứ hai, việc cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc này không được gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc bộ phần còn lại của doanh nghiệp; thứ ba, đã xác định trong phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các doanh nghiệp này phải minh bạch thông tin trước khi chào bán cổ phiếu riêng lẻ:
Để đáp ứng điều kiện này đòi hỏi các doanh nghiệp chào bán phải công bố thông tin về bản thân doanh nghiệp cổ phần hoá gồm cả kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và về phương án cổ phần hoá được duyệt; thông báo công khai về thời gian, địa điểm, hình thức bán cổ phần, điều kiện tham gia mua cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán và các vấn đề khác có liên quan đến việc bán cổ phần. Những thông tin này phải được công bố trước khi chào bán 20 ngày để đảm bảo nhà đầu tư có được thời gian tìm hiểu cần thiết về loại cổ phiếu sẽ chào bán, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.
* Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần
Các điều kiện mà doanh nghiệp loại này phải đáp ứng là:
- Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện cần thiết để được chuyển đổi thành công ty cổ phần, đó là:
+ Doanh nghiệp muốn chuyển đổi hình thức phải huy động đủ vốn pháp định theo quy định tại giấy phép đầu tư trước khi tiến hành chuyển đổi.
+ Doanh nghiêp muốn chuyển đổi hình thức phải có thời gian hoạt động chính thức tối thiểu ba năm; và trong năm thứ ba liền kề năm chuyển đổi hình thức hoạt động, doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi.
+ Doanh nghiệp muốn chuyển đổi phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên và hồ sơ đề nghị chuyển đổi của doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì doanh nghiệp đã đáp ứng được điều kiện cần để có thể chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp muốn chuyển đổi phải thởa mãn điều kiện đủ về minh bạch thông tin trước khi chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, sau khi doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, doanh nghiệp phải công bố rộng rãi về việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp trên các phương tiên thông tin đại chúng nhằm đảm bảo nhà đầu tư nắm được những thông tin cần thiết về loại cổ phiếu sắp được phát hành từ đó có quyết định đầu tư phù hợp với nhu cầu và chiến lược đầu tư của mình.
2.2.2. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Để được chào bán trái phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật:
Thứ nhất, doanh nghiệp đó phải thuộc đối tượng được phép chào bán trái phiếu riêng lẻ, tức phải được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc phải là công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hoặc phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, doanh nghiệp đó phải đáp ứng yêu cầu về thời gian hoạt động kinh doanh tối thiểu là ít nhất một năm kể từ khi chính thức hoạt động cho tới khi thực hiện việc chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Thứ ba, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu tài chính minh bạch thể hiện qua báo cáo tài chính năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy và cũng là thông tin mà doanh nghiệp cần cung cấp cho nhà đầu tư để giúp nhà đầu tư đánh giá năng lực kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lực kinh doanh, thể hiện ở số lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề trước năm phát hành. Điều kiện này được đặt ra nhằm loại trừ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả tham gia vào quá trình huy động vốn bằng chào bán trái phiếu nhằm ngăn chặn rủi ro tiềm tàng cho nhà đầu tư.
Thứ năm, doanh nghiệp phải hoạch định được đường đi nước bước cụ thể cần tiến hành để chào bán trái phiếu riêng lẻ, thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có phương án phát hành trái phiếu đã được tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền của doanh nghiệp thông qua. Phương án phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành đề ra làm cơ sở cho việc chào bán trái phiếu và phải thể hiện được các nội dung cần thiết, giúp nhà đầu tư có thể quyết định nên hay không nên đầu tư vào loại trái phiếu sẽ được chào bán trong mối quan hệ so sánh với các loại trái phiếu sẽ được chào bán trong mối quan hệ so sánh với các loại trái phiếu doanh nghiệp khác cũng có mặt trên thị trường chứng khoán.
2.3. Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ đơn giản hơn thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng và không bao gồm bước đăng kí chào bán chứng khoán mà chỉ gồm hai bước: công bố thông tin trước khi chào bán và phân phối chứng khoán.
2.3.1. Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Tuỳ thuộc vào loại chứng khoán sẽ chào bán riêng lẻ mà chủ thể phát hành phải cung cấp những thông tin khác nhau.
* Chào bán trái phiếu riêng lẻ
Để có thể chào bán trái phiếu chủ thể phát hành phải cung cấp một số thông tin phản ánh tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp phát hành và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu, cụ thể là:
Thứ nhất, chủ thể phát hành phải công khai báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước năm phát hành làm cơ sở cho nhà đầu tư đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành.
Thứ hai, tổ chức phát hành phải công bố phương án phát hành trái phiếu được tổ chức cá nhân có thẩm quyền thông qua để giúp nhà đầu tư biết được một cách sơ bộ mục đích của cuộc chào bán, khối lượng, kì hạn và lãi suất trái phiếu chào bán để có thể dự đoán được mức lãi mà mình được hưởng nếu đầu tư vào loại trái phiếu sẽ chào bán.
Thứ ba, tổ chức phát hành phải công khai kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu chào bán. Đây là thông tin quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể có được hình dung tương đối chính xác về thứ bậc của tổ chức phát hành và mức độ rủi ro của trái phiếu mà tổ chức đó sẽ chào bán trong mối quan hệ với các tổ chức phát hành khác và trái phiếu của những tổ chức đó trên thị trường chứng khoán.
Thứ tư, tổ chức phát hành phải công bố quyền lợi của người mua trái phiếu và cam kết của mình đối với người sở hữu trái phiếu. Đây là thông tin cần thiết giúp nhà đầu tư có thể biết được quyền lợi của mình sau khi trở thành người sở hữu trái phiếu và có cơ sở để xem xét liệu quyền lợi của mình có được tổ chức phát hành đảm bảp thực hiện.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào loại trái phiếu sẽ chào bán là trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu không chuyển đổi, tổ chức phát hành sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc chào bán khác nhau nhưng những nguyên tắc này đều đặt ra yêu cầu công bố thông tin và quy định rõ những thông tin cần cung cấp cho nhà đầu tư đối với từng loại trái phiếu.
* Chào bán cổ phiếu riêng lẻ
- Đối với công ty đại chúng đã thành lập và đang hoạt động, nay có nhu cầu chào bán thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, công ty phải chào bán cho tất cả các cổ động theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty. Tuy nhiên trước khi chào bán công ty phải thông báo bằng văn bản về việc chào bán thêm cổ phiếu đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Nội dung thông báo phải chứa đựng các thông tin như: số cổ phần và tỉ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty, tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua, giá chào bán cổ phần, thời hạn đăng kí mua.
- Đối với tổ chức phát hành là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp phải tự tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức định giá có tên trong danh sách do Bộ tài chính công bố thực hiện việc định giá. Như vậy khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá được mặc nhiên coi là đã đáp ứng các điều kiện cổ phần hoá, tức doanh nghiệp được phép chào bán cổ phiếu. Doanh nghiệp không cần công bố báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án chuyển đổi đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đáp ứng đủ điều kiện để chuyển sang hoạt động theo hình thức công ti cổ phần và được chào bán cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, trước khi chào bán, doanh nghiệp vẫn phải thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi hình thức hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.3.2. Phân phối chứng khoán
Việc phân phối chứng khoán được tiến hành bởi chính tổ chức phát hành hoặc thông qua tổ chức trung gian là nhà bảo lãnh phát hành hoặc đại lí phát hành. Đây là những công ty chứng khoán và các định chế tài chính thoả mãn điều kiện luật định được phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành có thể do một hoặc một số tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý đứng ra đảm nhiệm.
Chứng khoán phát hành riêng lẻ có thể được chào bán theo phương thức bán lẻ hoặc đấu thầu. Phương thức bán lẻ thường được sử dụng để chào bán thêm cổ phần ở các công ty cổ phần đang hoạt động nay muốn tăng vốn điều lệ hoặc để phân phối cổ phần lần đầu ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, bằng cách bán cho các đối tượng mua cổ phần được hưởng ưu đãi về giá.
- Phương thức đấu thầu thường được áp dụng để chào bán trái phiếu doanh nghiệp. Việc đấu thầu trái phiếu có thể được tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mục đích của đấu thầu trái phiếu là giúp tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền phát hành có thể lựa chọn mức lãi suất trúng thầu trên cơ sở các mức lãi suất dự thầu của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu.
- Trước đây, chứng khoán phát hành riêng lẻ còn được chào bán bằng phương thức đấu giá. Ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, đối tượng mua cổ phần được chia làm ba nhóm: người lao động trong doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác. Nhóm đối tượng thứ nhất và thứ hai thường được hưởng ưu đãi về giá mua cổ phần vì vậy họ có thể mua cổ phần với mức giá thấp hơn giá đấu bình quân. Như vậy, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý phát hành trước hết phải tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư không thuộc đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi (nhóm đối tượng thứ ba) để xác định giá đấu bình quân làm cơ sở cho việc tính giá ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được giá đấu bình quân làm cơ sở cho việc tính giá ưu đãi, việc phân phố cổ phần cho từng nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp sẽ được tiến hành. Phương thức bán đấu giá công khai thường áp dụng đối với đối tượng mua cổ phần phát hành lần đầu không thuộc diện hưởng ưu đãi về giá (nhóm đối tượng thứ ba). Việc bán đấu giá cổ phần có thể được tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc tại các tổ chức bảo lãnh hay đại lý phát hành. Mục đích của việc tổ chức bán đấu giá công khai cổ phần là giúp tổ chức phát hành bán được cổ phần sẽ phát hành với mức giá có lợi nhất. Hiện nay, phương thức bán đấu giá chỉ được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.
[1] Xem: Điều 95 đến 128 Luật doanh nghiệp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro