Chuyến xe buýt lạ
Vài dòng trước khi vào truyện: Đây là bài mình viết siêu lâu luôn gùi, nhưng lục ra được nên post chơi. Khá là dài dòng và không có ý chính gì hết đâu! Chỉ để phơi bày khả năng chém gió mà thôi ==
Và đây là câu chuyện.
***
Sáu giờ chiều đi cùng với khí trời lành lạnh của những buổi chớm xuân. Thế là xong một ngày. Sự chán chường lại dấy lên trong tôi như mọi khi. Nhìn những dòng xe chạy đi chạy lại trước mắt, như những đốm đèn mờ nhạt trôi nhanh, tôi mệt mỏi với cuộc sống nhạt nhẽo của chính mình. Con người tôi được sống như lập trình sẵn, như gà công nghiệp. Sáng dậy vào lúc sáu giờ, ăn bữa ăn sang đầy đủ chất dinh dưỡng, đến trường, làm bài tập khô khan, về nhà, lên mạng, ăn tối, đi ngủ vào mười giờ đêm; đó là những công việc tôi đã được gài vào bộ não như những con chip điều khiển một hệ điều hành vậy. Lê cái thân vào băng ghế chờ xe buýt, tôi mong cho chuyến xe 68 nhanh ghé qua. “Từ trường về nhà mất ba mươi phút, đủ để ta đánh một giấc”, thở dài ngao ngáng, vừa rồi, cái não của tôi lại phải lẩm nhẩm phép tính mà ngày nào cũng lặp đi lặp lại như một câu thần chú. Sấp bài tập nằm gọn lỏn trong vòng tay như là một gánh nặng, sẵn sàng đè bẹp thân hình 50 kí lô nhẹ tênh của tôi bất kỳ lúc nào. ‘Nhạt nhẽo’- lẩm bẩm cái cụm từ cửa miệng của bản thân, cùng lúc chiếc xe màu xanh ngọc to tướng ấy lăn đến, tôi bước lên xe, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ thứ sáu từ trên đếm xuống vì ở vị trí này, đôi tai tội nghiệp của tôi mới không phải bị tra tấn bởi giọng ca ‘oanh tạc’ của chú tài xế. Đây là một chiếc xe buýt cũ kĩ, chắc được đưa vào sử dụng cũng ba bốn năm gì rồi, dàn máy lạnh bị hỏng phân nửa và cửa kính thì không cái nào có thể mở ra hay đóng lại một cách đàng hoàng được. Trần xe được đính lên nào tờ rơi, nào giấy cạc-tông, nào bao ni-long và đủ thứ vụn vặt khác. Chiếc thảm dơ dấy, lấm lem bụi bậm, đã bị tray trét không còn gì để diễn tả và bóc lên từ đó, cái mùi ẩm mốc của những bãi nôn mửa được ‘xuất bản’ từ các cơ thể bị dị ứng với xe buýt. Đối với một số người, đây có lẽ là chiếc xe kệch cỡm và ghê tởm nhất hoặc bằng không cũng là một đống sắt cần được vứt đi nhưng tôi lại cảm thấy khá thú vị khi ở trên chiếc xe này. Một chỗ ngủ an toàn, đi xa khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, thoát ra khỏi những chiếc xe đắt tiền nhưng ngột ngạt. Tôi không sống với ba mẹ thường xuyên nhưng lại sống với một bà bác khó tính cực kì, lúc nào cũng áp đặt tôi vào những cung cách quý tộc không cần thiết. Việc quyết định đi học bằng xe buýt thật ra chỉ là một cách để tôi được thả lõng, buông mình khỏi thế giới xa hoa mà những thế hệ trước thuộc về, chứ không phải tôi. Vị trí này, mặc dù là vị trí nguy hiểm nhất trên xe vì hành khách rất dễ bị văng ra ô cửa kính hỏng nhưng nó lại là vị trí thoải mái nhất cho những tên luôn cảm thấy chán đời, như tôi chẳng hạn. Móc earphone và cắm vào chiếc máy nghe nhạc của những năm tám mươi thằng bạn vừa mới thu gom ở tiệm đồ cũ về, tôi cho phép mình được buông linh hồn vào giấc ngủ.‘Thế nào đường về nhà cũng kẹt xe nên chằng cần phải vội’-lại một cái cười nhếch môi, cái thân thể nhẹ tênh của tôi bắt đầu công việc thả lõng và dần dà chiềm vào giấc ngủ…
“Anh gì ơi, em có thể ngồi ở đây không?” – không biết là thật hay mơ mà cái giọng nói the thé của ai đó đan vào bài hát Monster của Imagine Dragon tôi đang nghe.
Thật là, đang lúc hiu hiu ngủ thì lại bị phá đám… Phiền phức!
“Chỗ này nguy hiểm lắm, em đi chỗ khác đi!”-chẳng cần mở mắt nhìn người đối diện, tôi tự cho mình cái quyên được gọi ‘vật thể lạ’ là em. Vốn rất ghét nhữn người hay quấy rầy giấc ngủ, tôi mong cho cái người làm phiền này đi đâu càng nhay càng tốt.
“Nhưng đây là vị trí duy nhất em có thể nhìn ra cửa sổ được!”- lại là cái giọng the thé ấy cất lên
Trời ạ! Cái xe to kềnh, chứa hàng chục chỗ ngồi có thể nhìn ra cửa sổ kia mà?!
“Đã bảo là nguy hiểm rồi mà!”- giọng tôi lộ rõ vẻ khó chịu. Tôi vẫn chưa nghĩ đến việc mở mắt nhìn người đối diện. Bài nhạc trong tai vẫn vang lên ầm ĩ.
“Một lần thôi được không?”- hẳn là chất giọng của một đứa con gái. Ôi thôi, tôi dính vào chuyện bực bội rồi.
“Sao mà lắm chuyện…”-thôi đành mở mắt vâỵ. Và trong lúc cái quyết định ‘sai lầm của mọi thời đại’ ấy được truyền từ não đến neuron của măt, tôi tin là mình vừa nhìn thấy một vật thể không là con người. Một vật thể lạ trắng toát đứng trước mặt tôi. À không, một cô gái lạ mặc đồ màu trắng đứng trước mắt tôi. Mái tóc đen ánh của cô ấy phủ lấy khuôn mặt, chỉ chừa chỗ cho hai đôi mắt nâu nhìn tôi. Chiếc váy màu trắng, dài qua gối, có điểm hình màu đỏ, trong hệt như mấy cái áo tôi thường thấy trên phim ma. Hai cái tay gầy rộc đan vào nhau hệt như một con búp bê đang sợ hãi. Dáng người thấp nhỏ, cỡ chừng bằng tuổi tôi đổ xuống. Nước da cô bé trắng bệch đến mức khiến người đối diện ngỡ là ma.
Ma? Không lẽ….
Tôi phải bụm miệng lại để không la lên. Không lẽ đối diện tôi là ma?
‘Anh sao thế?’- đến bây giờ thì ‘sinh vật trắng’ mới vén tóc lên, để lộ khuôn mặt tròn trĩnh cùng cái miệng nhỏ xíu ấy. Chiếc mũi be bé như mũi cún, hơi ửng đỏ vì trời lạnh.
Tôi thở phào. Thì ra là người. “May mà mình chưa la lên!”- tôi nghĩ vội.
‘À không. Chỉ là không nghĩ có người sẽ làm phiền mình trên xe như thế này thôi!’- tôi chữa cháy cho hành động vừa rồi của mình thật nhanh nhưng cực kì ngốc nghếch.
‘Thế cho em ngồi chỗ này rồi chứ?’-cô bé ấy chớp mắt nhìn tôi. Thề rằng tôi chưa nhìn một người con gái nào trong khoảng cách gần như vầy. Bác tôi luôn cấm đoán tôi giao tiếp với bọn con gái vì sợ sẽ làm hư ‘vị trưởn tộc tương lai’. Thế nên việc nói chuyện với một cô gái trở thành chuyện khó tưởng với tôi. Cô bé mặc đầm trắng cứ đứng đó, nhìm chằm chằm vào mắt như thể đang khẩn cầu tôi vậy.
‘Ờ thì…. Em ngồi đi!” –rốt cục thì tôi lại trở nên chàng ngốc như thế này đây. Cô bé đó thản nhiên ngồi xuống sau khi nhận được lời mời. Bỏ cái cặp thỏ trắng nặng nề trên vai xuống và không quên nụ cười cảm ơn, cô bé ngồi lọt thỏm vào cái ghết sọc xanh cũ xì, tựa đầu lên cái gác tay sắt cứng cỏi
-Thế tụi mình làm quen nhé- cô bé mở lời- em tên Chi, còn anh?
-Ờ ờ…- tôi như gà mắc xương- tôi tên Khoa.
-Đúng làm một câu hỏi thừa! - cô bé ấy lại cười, để lộ hai lúm đồng tiền cực xinh.
-Hỏi tên một người là thừa ư?- tôi hơi nhăn mặt.
-À, không có gì cả. Em thấy anh hay đi về bằng chuyến xe buýt này. Nhà anh ở quận bảy hả?
Tôi gật nhẹ đầu. Trong những cuộc nói chuyện này, tôi hạn chế mở lời đến mức tối đa vì chẳng tìm thấy câu nói nào hợp tình hợp cảnh cả. Khả năng giao tiếp của tôi cũng vì thế mà kém đi hoặc chính vì giao tiếp kém nên tôi mới như thế. Cô bé lạ mặt ngồi xếp bằng chân lên ghế, tựa nhẹ đầu vào thanh sắt nhỏ.
-Anh có tin vào Thiên Đường không?- đột ngột, Chi hỏi. Đôi mắt cô bé nhìn lên trần nhà suy tư.
-Chi tin à?- tôi nhỏm nhẹ người.
-Chẳng biết nữa anh à! Em chỉ mong là nó có!- Chi cười
Tôi gỡ hai chiếc earphone của mình ra, nhét vào túi quần, rồi nói:
-Để làm gì?
-Em đang chơi trò cá cược thôi!- Chi đá long nheo trong rõ xinh. Rồi cô bé chăm đầu vào quyển sách trên tay, không nói gì nữa. Ánh sang phả nhẹ lên tóc cô bé, khiến tôi trong giây lát ngỡ mình đang ngồi cạnh một thiên thần.
-Anh này- Chi lại đột ngột hỏi- chết đâu có đau, đúng không anh?
-Sao em lại hỏi những thứ như vậy? Ừ, chết thì linh hồn sẽ không đau, cha nhà thờ hay dạy thế!
Chi cười xòa vì câu trả lời của tôi. Ánh mắt cô bé đưa nhẹ sang phía tôi rồi quay phắt xuống sàn nhà. Trong ánh nhìn ấy, sự hy vọng vừa được thấp lên đang hừng hực cháy. Tôi không có quan điểm nhiều về hy vọng lắm, vì tôi chưa hy vọng lần nào. Đưa hai hòn bi ve nhìn qua cửa sổ, ngoài đường, tôi nhận ra trời đang mưa. Mưa xuân. Dòng xe cộ vẫn chạy qua lướt lại với tốc độ chóng mặt. Khói bụi phả vào mặt nhau, như một làn sương trắng. Những ánh đèn thoắt ẩn, thoắt hiện, tạo nên những ảo giác về không gian. Tôi lấy đống bài tập của mình ra, bày biện trên đùi với mong muốn giải quyết chúng càng nhanh càng tốt. Những hệ thức, phương trình hiện ra trước mắt như đống hỗn độn, số và số và lại số. Những con chữ vô hồn, chi chit trên giấy là những thứ tôi phải đối mặt. Cô bạn mới quen vẫn trung thành cùng cái sàn nhà, không ngước lên lấy một giây. Mãi mê với những con số mà tôi để mặc cho gió xuân ru mình ngủ lúc nào không hay…
Rầm!
Chiếc xe như muốn đổ nhào về đằng trước. Tôi cảm nhận thân hình mình bay vọt lên trên không trong phút chốc. Vừa rồi là cú thắng gấp, bời một chiếc xe tải trong hẻm từ đâu chạy bang ra đường với tốc độ khiếp đãm. Tiếng chửi bới của các cô, các bà vang lên với âm li nhức cả đầu. Họ mặc câu xin lỗi rối rít của chú tài xế. Lắc đầu ngán ngẩm, thì ra tôi đã ngủ được nửa tiếng rồi. Kẹt xe khủng khiếp thật, nửa tiếng mà mới đến được nửa đường! Tôi ngoái nhìn sinh vật màu trắng nằm kế bên.
Đi đâu rồi nhỉ?
Thân hình màu trắng ấy biến mất, tự nhiên như lúc nó đến vậy.
Cũng chẳng có gì đáng quan tâm cả. Bình thường thì tôi vẫn hay ngồi một mình thôi. Đang quay người sang một thế ngủ thoải mái và an toàn hơn, cánh tay xương xẩu của tôi vô tình làm rơi một vật, ngay chỗ ngồi bên cạnh.
Gì thế nhỉ?
Tôi bò xuống sàn nhà lạnh ngắt để nhặt vật không rõ là gì ấy lên.
Một quyển sổ màu hồng. Tôi cầm lên, phủi lớp bụi bên ngoài đi.
‘Của CHI CHI, không được phép đọc’-một mảu giấy màu trắng đính ở bên ngoài, như một lời khuyến cáo. À, thì ra cuốn sổ là của cô bé kì lạ ngồi kế bên. Nhìn cách ghi bên ngoài như thế, tôi đoán chắc là nhật kí vì con gái rất thích viết viết, vẽ vẽ về cuộc sống nhàm nhàm của họ. ‘Cả quyển nhật kí của mình mà cũng quên!!!’- tôi lẩm bẩm. Kẹt xe hình như chưa có dấu hiệu ngừng, bao lâu vẫn thế. Mưa rơi xối xả, tạt vào ô cửa sổ hỏng khiến người tôi ướt nhẹp, khụt khịt mũi. Thế ra tôi phải còn ngồi trên chuyến xe tồi tàn này rất lâu đây. Cằm quyển sổ trên tay, tôi không chắc là mình sẽ làm gì với nó nữa.
Trả lại cô bé đó sao? Mình làm gì có địa chỉ hay một thứ gì đó để liên lạc.
Giữ riêng cho mình sao? Chẳng khác nào thằng biến thải cả.
Không quan tâm và để lại cái cục màu hồng ấy trên xe sao? Không, như thế là bất lịch sự.
Tóm lại là tôi đã ngồi thừ người và nhìn vào quyển sổ ấy suốt mười phút đồng hồ. Bình thường thì tôi không có khái niệm tò mò về việc của người khác, nhất là việc riêng tư nhưng đôi khi trong trạng thái quá rãnh rỗi, tôi vẫn hay thích thú với nhữn chuyện gọi là bí mật. Đọc nhật kí của người khác tôi có đọc rồi nhưng lần đó bị phát hiện, tôi xẩu hổ đến đỏ rần cả mặt, ba mẹ tôi phải xin lỗi rốt rít vì chủ nhân của quyển sổ là một cô bạn rất thích dùng nước mắt để giải quyết mọi chuyện. Lúc ấy, tôi lên bảy, vẫn còn rất ngô nghê trong khái niệm bí mật thầm kín là gì. Mà tôi cũng đâu có ngờ việc mình lấy một thứ trên đống đồ chơi của bạn lại nguy hiểm như vậy. Tôi chỉ đọc và phá lên cười bởi những chỗ viết sai chính tả kỳ quặc của một học sinh lớp hai thôi. Đến giờ thì tôi cũng chẳng nhớ mình đọc được gì trong quyển sổ chứa đầy thông tin ‘mật’ nguy hiểm kia nữa.
Rầm
Người tôi như phi lao, lao về đằng trước. Khuôn mặt tôi đập vào thành xe và đây không phải là lần đầu tiên tôi rơi vào tình trạng như thế này. Lại một chiếc xe chạy bán sống bán chết ra đường. Đúng là chỉ có giao thông Việt Nam. Mà chuyện đó cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến tôi cả, quá lắm là u đầu vài chỗ hay trày xướt chút đỉnh thôi. Tay tôi vẫn nắm chặt lấy cuốn sổ màu hồng. Tôi thật sự cảm thấy tò mò về cô bạn ngồi cùng chỗ, thông qua cách nói chuyện của cô bé. Cuốn sổ ấy vẫn nằm yên trên tay tôi, như thể là một báu vật tôi mang trong người vậy.
‘Có nên đọc không nhỉ?’-tôi cứ tự vấn như vậy, không biết đến mấy chục lần. Những noeron tò mò kích thích tôi liên tục, thúc đẩy tay tôi, mặc dù muốn hay không muốn, bắt đầu gỡ cái khóa bên ngoài vỏ bao lấp lánh đầy kim tuyến ra. ‘Thật là, tại sao mình lại phải đọc chứ’- tay trái tôi liền đập tay phải lại. Tôi quyết định sẽ không làm gì với quyển sổ ấy nữa.
Nhưng tôi sẽ làm gì trong hai mươi phút ngồi trên xe buýt còn lại nhỉ? Cảm giác bức bối lại dấy lên. Tôi chưa bao giờ thấy hứng thú vào chuyện của người khác như vậy cả.
‘Thôi thì đọc vậy!’- lẩm bẩm một hồi thì tôi cũng đành chấp nhận với sự thật là mình đang trong tình trạng không tìm thấy việc gì đáng làm hơn ngoài đọc quyển sổ màu hồng ấy, bằng không thì do những neuron tò mò thúc đẩy tôi phải mở quyển sổ của Chi ra, còn làm gì với nó thì là nhiệm vụ của đôi mắt. Trang đầu tiên của quyển nhật kí được dán hình Chi, tôi nhận ra liền vì làn da trắng bệch khá đáng sợ. Trong ảnh, Chi không cười, gương mặt đượm buồn với đôi mắt thâm quần. Vẻ bề ngoài khiến người khác nhảy dựng lên vì nhầm lẫn với sinh vật khác người. Tiếp đó là một trang dành cho tự bạch. Đúng là Chi nhỏ hơn tôi, qua những dòng nói về ngày sinh của cô bé. Thì ra cô gái kì lạ này có ngày sinh giống tôi, 14 tháng 1, chỉ chênh lệch về năm. Những dòng sau đó chỉ nói khái quát về sở thích, âm nhạc, thói quen, môn học, vv… Nhưng điểm khiến tôi phải khựng lại là ô ghi hoài bão của Chi, ước mơ về đại học mĩ thuật. Tôi cũng là một người rất thích vẽ và đam mê hội họa, đặc biệt là dòng tranh vẽ chân dung người nổi tiếng của Giovanni Boldini- bậc thầy họa sĩ của Swish. Nhưng ba mẹ tôi chưa lần nào ủng hộ tôi theo cái ngành khó khăn này và luôn ngầm ngăn cản tôi bằng cách cho tôi vào lớp chuyên toán. Việc làm này chẳng khác gì làm lu mờ trí tưởng tượng của tôi trong hội họa cả, ít nhất thì tôi nghĩ như thế. Trong ô sở thích, Chi cũng viết ra hẳn trường phái mình am hiểu trong hội họa, đó là tranh trừu tượng, sự kết hợp giữa giả thú và hình lập thể. ‘Đây là dạng tranh khó hiểu, khó thể hiện và khó về mọi mặt’- tôi lẩm bẩm.
Những trang sau, Chi nói về cuộc sống học đường của mình, các quan hệ trong cuộc sống, tình bạn, vv… Tôi lướt qua những trang giấy thật nhanh vì chẳng có gì thu hút ngoài những ngày tháng không liền nhau, những câu chuyện rời rạc về một ngày đẹp trời nào đó. Những hình vẽ Chi đi kèm cùng các dòng chữ của mình mới thực sự làm tôi chú ý. Màu sắc buồn và nội dung tranh hơi khó hiểu khiến tôi không thể nào thôi tò mò. Tôi không thường đi xem triễn lãm hội họa vì không mấy hứng thú nhưng những bức tranh ở đó, nhưng tôi dám chắc mình đã thấy các bức vẽ của Chi ở đâu. ‘Không phải tranh của người nổi tiếng’-tôi nghĩ. Lật tiếp những trang sau, Chi càng dán nhiều tranh vẽ. Tôi bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những bức tranh kì lạ đó. Đa số là tranh ít màu, có khi trắng đen, hình hài ngộ nghĩnh, lạ mắt. Điểm chung của những bức họa ấy đều đã cũ, bị vò ngay góc. Tôi cứ lật các trang giấy để tìm tranh vẽ, hệt một đứa con nít tìm thấy thứ hấp dẫn mình vậy. Ngày tháng Chi ghi trong quyển sổ cũng bớt thưa dần, chứng tỏ cô bé bắt đầu ‘siêng’ viết nhật kí. Có một đoạn, Chi không viết gì, chỉ để lại ngày tháng và một bức tranh. Trong tranh, cái dáng người của một cô gái nhỏ nhắn núp sau lưng người mẹ cứ lấp ló, lúc ẩn hiện cùng cặp mắt ma mị, trái hẳn với bộ quần áo màu trắng em đang mặc. Khuôn mặt của người mẹ cũng ma mị không kém vơi màu mắt xanh dương đậm. Không gian ngột ngạt vì mưa bao trùm hai mẹ con. Góc phải của bức tranh có hình tượng một giọt máu, điều khiến tôi run bắn người lên. Trước giờ, tôi đã nghe nhiều về các bức tranh bị ma ám, nhưng chưa bao giờ tận mắt chứng kiến cả. Lắc đầu cho các ý nghĩ đó tan biến, tôi tiếp tục công việc ‘moi móc’ thông tin của mình. Nhưng sau bức vẽ ấy, Chi chẳng dán hình nào thêm cả, thay vào đó là những lời tự vấn dài thật dài. Tôi quay lại bức vẽ kì lạ hồi nãy một lần nữa. Cảm giác rợn người này tôi đã trải qua ở đâu rồi, các giác quan trên người mách tôi nhận thức được điều đó. Bên góc trái của tấm hình, tôi phát hiện ra một dòng chữ, là câu hỏi Chi đã đặt ra cho tôi.
“Thiên đường có thật không?!”
“Có thật hay không?”- tôi lẩm bẩm.
“Có thật không, mẹ?”, giọng người con gái vang vọng lại từ quá khứ. Chất giọng buồn, đi kèm với sự đau đớn tột cùng.
Tôi giật mình. Một cách vô tình hay cố tình, câu hỏi ấy khiến tôi nhớ lại tai nạn xe của gia đình mình hai năm trước. Lần đó quả thật rất khủng khiếp khi chiếc xe của bác tôi đâm sầm vào một người phụ nữ. Tôi đã thảy một quả banh lên trên, che tầm mắt lái xe của bác dẫn đến việc mất phương hướng và tai nạn đã xảy ra. Người đàn bà ấy, người đã bị chiếc ô tô đâm sầm vào, tôi nhớ rất rõ, có dẫn theo cùng một đứa con gái. Đứa bé không bị gì, chỉ trày nhẹ ở chân nhưng mẹ nó thì bị thương rất nặng. Lúc ấy, ngay tại hiện trường, tôi đã khóc rất nhiều phần vì sợ, phần vì xót thương cho hai mẹ con gặp nạn kia, phần lại trách móc chính mình nhưng sau đó lại được trấn an vì đó chỉ là một tai nạn và ‘bà mẹ cũng không bị thương quá nặng đến mức ảnh hưởng tới sinh mạng đâu’, bác tôi đã nói thế. Tôi cũng được dặn rất kỹ về việc không được hó hé sự việc ra với người ngoài vì cha mẹ sợ sẽ gây nên những điều chẳng lành cho doanh nghiệp gia đình. Sau đó thì tôi cũng chẳng rõ diễn biến của vụ lùm xùm ấy nữa. Năm tháng trôi qua, tôi rồi cũng quên dần kỷ niệm không đáng nhớ ấy, mà thật ra cũng chẳng có gì để nhớ cả. Ngoại hình của người phụ nữ xấu số ấy hay khuôn mặt cô con gái nhỏ cũng không còn đọng lại trong tâm trí tôi nhiều vì mọi người chỉ cho rằng đó là tai nạn và tôi thì sống trong vở kịch đó, yên lặng chấp thuận, bỏ qua sự thật tan thương ngoài kia mà đến giờ, tôi cũng không thật sự biết được.
Nhưng tại sao, ngay lúc này, ngay khi tôi đọc dòng chữ này, những hồi ức ấy lại hiện về?
Tôi ngồi thừ người. Mồ hôi mồ kê đua nhau tuôn ra như tắm, hệt như hôm xảy ra tai nạn. Hai mẹ con trong bức tranh trước mắt gần như chuyển động, hoặc là do tôi đang gặp ảo giác. Đứa bé nắm chặt lấy tay mẹ nó, không rời. Đôi môi chuyển động liên tục, gần như muốn nói lên điều gì đó. Người mẹ chìa tay ra phía tôi, như khẩn cầu tôi. Hai tà áo bay trắng phất phơ trong gió. Tôi lật mạnh các trang giấy, nhằm mục đích tránh xa bức tranh kì dị ấy ra. Nhưng những bức tranh lúc đầu tôi thấy dường như cũng thay đổi, một cách sống động nhưng kì lạ. Những hình ảnh vốn tĩnh lặng lại nhảy múa trước mắt tôi, tái hiện hiện trường hôm tai nạn ấy. Có góc khuất gì sau vụ tai nạn kia sao? Tại sao tôi lại rơi vào tình cảnh dở người thế này? Hình ảnh hai mẹ con lại hiện ra rõ mồn một, sống động như chưa từng thấy. Bà mẹ ốm yếu ấy vẫn đứng thẳng người, nhưng bất động. Người con bám lấy cái thân thể gầy rộc, xanh xao của mẹ mà khóc. Gương mặt cô bé lõa xõa tóc hòa với nước mắt nhưng vẫn hiện ra những nét rõ sắc, đủ để tôi nhận ra người đó là ai.
Chi.
Trong vô thức, tôi gọi cái tên đấy.
Cái tên đầu tiên tôi nghĩ ra khi nhìn vào làn da trắng đến kì lạ.
Không lẽ Chi chính là cô bé ngày xưa hay sao?
Cơn gió lùa nhẹ qua mái tóc, tạo nên cảm giác rợn người nhẹ. Quyển sổ trên tay bị rối trang nhưng rồi tôi lại đưa nó về với tấm ảnh khi nãy. Đã đến lúc tôi cần được thoát ra khỏi vở kịch giả tạo ấy rồi. Bình tĩnh đối mặt với sự thật mình đang thấy, tôi ngồi thẳng dậy, cố lắp đặt lại ký ức của mình.
“Hôm xảy ra tai nạn là ngày 2 tháng 8 năm 2012, như thế mình sẽ tìm phần viết về ngày hôm đó. Bằng không, sẽ là sau đó vài ngày”- tôi suy nghĩ. Tay tôi lật từng trang giấy, dò tìm cái ngày định mệnh kia. Chi không viết về ngày ấy, nhưng lại là sau đó một tuần, nghĩa là ngày gia đìnhh tôi giải quyết xong vụ việc đó êm ấm. Những dòng chữ của cô bé hiện ra trước mắt tôi:
“Mình không ngờ, thật sự không ngờ, lại phải chứng kiến cảnh mẹ được đưa vào nhà xác. Thế mà mình đã nuôi hy vọng suốt những ngày qua. Cái gia đình đó, đưa cho mình một đống tiền nhưng chúng hoàn toàn vô nghĩa. Họ nghĩ rằng với năm trăm triệu cằm trên tay, mình có thể đưa mẹ mình về thế gian sao? Nếu như thế thì mình sẽ cần nhiều tiến hơn như vậy nữa, chứ không phải năm trăm triệu đâu. Vì mình sẽ mua một ổ bánh sinh nhật thật to để đãi cho mẹ ngày hôm nay, ngày sinh nhật lần thứ ba mươi hai của mẹ…”
Tôi lặng người. Thì ra bà mẹ ấy đã mãi mãi ra đi sau tai nạn đó. Thế mà tôi đã không hề biết gì hết! Bác tôi đã tạo cho tôi một vỏ bọc quá an toàn, để tôi cảm thấy mình không có lỗi. Nhưng nếu nói trắng ra thì tôi đã là nguyên nhân của vụ giết người, là người đã gián tiếp gây nên cái chết của người mẹ kia. Thế mà tôi vẫn sống cuộc sống bình thường, sống xa cái sự thật ấy để mặc cho những con người kia đã sống trong đau khổ. Một con người đang đau thương trước cái chết của mẹ mình trong ngày sinh nhật của bà thế mà tôi lúc ấy, đang ở đâu? Dòng viết của Chi tiếp diễn:
“Người bác kia đã xin lỗi mình, bà đã khóc dưới chân mình. Dù rất giận anh chàng đã tung banh khiến vụ tai nạn diễn ra nhưng mình không thể đi kiện tụng họ được. Mình mất mẹ mãi mãi và đã đau khổ vì người ấy rất nhiều, không lẽ, mình lại để cho một gia đình khác lại tan rã sao? Dù việc đưa tiền của họ để bịt miệng mình không hề có tác dụng nhưng nếu mình kiện ra tòa, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với người bác ấy và cả anh chàng ngỗ nghich kia nữa. Thế nên, khi ở nơi xét xử, mình chỉ yêm lặng, để mọi chuyện được xử lý theo cách người phụ nữ kia đã sắp đặt. Dù sao thì nỗi đau kia, mình một mình chịu lấy được rồi!... ”
Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cách suy nghĩ của Chi. Cô bé không tỏ ra sự ghét bỏ bác tôi, ghét bỏ chính tôi, muốn trả thù, khinh bỉ gia đình tôi hay những cách hành xử đại loại mà thay vào đó là sự xót thương cho bác và sự lo lắng cho tôi. Đôi mắt tôi ửng đỏ khi đọc những dòng ấy. Quả thật là những ‘vị thánh sống’ đời thường! Khó có ai chấp nhận cho một sự mất mác quá lớn như thế nhưng Chi đã tha thứ cho bác tôi, cho tôi và chấp nhận nỗi đau ấy cho riêng mình. Từ ngạc nhiên, tôi quay sang xấu hổ với chính bản thân, phần vì gia đình tôi đã gây nên cái chết tan thương cho mẹ cô bé, phần vì tôi nhận ra con người nhỏ nhen trong mình. Tôi luôn vội trách mọi người xung quanh nhưng chưa bao giờ tôi đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu thấu họ. Một người đang chìm trong nỗi đau mất mẹ vẫn có thể thấp lên ngọn lửa của con tim tha thứ, ấy sao ta lại lên án những việc làm chỉ khiến ta khó chịu chút đỉnh? Tôi thật sự có còn là con người không khi vẫn có thể sống bình thản trước cái chết quá đáng thương ấy?
Tôi cố kìm nén dòng nước mắt để tiếp tục dõi theo dòng chữ trong quyển nhật ký ấy. Những ảo giác cũng dần tan biến mất, chỉ để lại các hình vẽ nằm tĩnh lặng trên trang giấy bạc màu. Những ngày sau hôm đau thương kia, Chi cố hòa nhập lại với cuộc sống bình thường. Cô bé cất giữ hình ảnh của người mẹ mình vào trong trái tim và luôn mong muốn bà được nhanh nhanh lên Thiên đường:
“Mẹ à, ở Thiêng đường vui mẹ nhé! Con sẽ sống thật tốt, thật ngoan ở thế trần này để mẹ yên lòng. Mẹ đã chết không đau, phải không mẹ? Mẹ đã nói với con như thế còn gì…
Con yêu mẹ lắm!”
Những dòng chữ trên luôn được Chi viết sau mỗi trang nhật ký của mình. Dòng đời trôi qua với Chi thật nhẹ nhàng. Cô bé vẫn cười, vẫn chia sẻ những cảm xúc của mình với nhật ký, với mẹ. Có khi, cô bé còn kèm luôn cả một bức thư viết cho mẹ mình nữa:
“Con đã gặp anh ta, mẹ à! Người cháu của bác đâm xe vào mẹ đấy, người tung banh khiến chiếc xe đâm sầm vào mẹ. Anh ta tên Khoa- người luôn trong tình trạng ‘chán đời’. Hồi đầu, con ghét anh ta lắm, vì anh ấy đã làm cho mẹ như thế này. Đã thế, anh ta luôn có đủ những thứ con thèm khát ở bên cạnh nhưng lại luôn tỏ ra ‘bất cần’ với những thứ đó. Anh là người luôn tỏ ra kiêu hãnh với bản thân và thờ ơ với mọi người xung quanh nhưng mẹ biết không, đó chỉ là cái mặt nạ mà người con trai tội nghiệp ấy phải mang lên mình hằng ngày mà thôi. Khoa cũng không được gần cha mẹ và thiếu hẳn tình thương yêu từ những người ấy. Đằng sau cái vỏ bọc cứng cỏi ấy là một còn người cần sự quan tâm và thấu hiểu từ người thân, luôn cảm thấy sợ hãi bởi cuộc sống an toàn ‘ảo’ của bản thân. Con từng chứng kiến cảnh anh ta rơi nước mắt trên xe buýt nhiều lần rồi, những lần anh ấy ngủ quên và vô thức đau khổ trong giấc mơ. Anh ta không được dạy cách thương và sống hạnh phúc như mẹ dạy con. Cuộc sống của Khoa luôn rơi vào vũng lày mệt nhọc vì anh ấy thiếu hẳn sự chia sẻ và tình yêu dành cho mọi người. Anh ấy không hề biết đến cái chết của mẹ, thế mà trước đây con đã trách con người này nhiều lắm. Hay con kết thân với anh ta, mẹ nhỉ? Bỏ qua hết những lỗi lầm mà gia đình anh ta đã gây ra cho mẹ, được không? Một con người đang cần lắm sự quan tâm yêu thương thật sự chứ không phải những vật chất đắc tiền nhưng vô tri vô giác và con tin mình sẽ làm anh ta vui được… ”
Chiếc xe lăn bánh chậm lại, đã đến nơi tôi cần phải xuống. Tôi gấp lại quyển sổ màu hồng diệu kỳ ấy.
Nước mắt tôi thật sự đã rơi, đi cùng cảm xúc vỡ òa.
Nhưng tôi sẽ không xuống ở đây, rời chuyến xe buýt này, vì tôi cần phải cảm ơn người vừa dạy cho tôi bài học, bài học thật của cuộc sống.
Tôi sẽ lần theo địa chỉ Chi ghi trong quyển sổ, sẽ trả lại quyển nhật ký cho em, nói lời xin lỗi em và cảm ơn em thật nhiều.
Vì những điều cô bé ấy đã làm cho gia đình tôi, tha thứ cho tôi và dạy cho tôi, qua vụ tai nạn và những dòng nhật ký thật đẹp.
Ngoài trơi mưa vẫn cứ bay, dòng đời vẫn cứ chạy, chỉ có tâm tôi đang lắng động lại…
“Cảm ơn em, Chi à! Thiên đường đang ở ngay chân em, vì em đã là thiên thần”
End.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro