Chương 1
Xứ Thuận Hóa, phủ Triệu Phong.
Tiết đông rét mướt đã qua. Mùa xuân rực rỡ với ánh nắng vàng. Trăm hoa khoe sắc thắm trong vườn xuân. Nhà nhà, người người vui vẻ đón tết, xa gần tiếng pháo nổ đì đùng. Thế mà trong căn nhà tranh, vách đất lại vang lên tiếng ho sù sụ. Một thằng bé tuổi mười lăm, tay bưng bát canh gừng, bước đến bên cạnh chiếc giường tre. Ở nơi đó có người đàn ông trung niên với dáng vẻ tiều tụy đang nằm. Thằng bé nhẹ nhàng nói:
_ Thưa cha! Con vừa nấu canh gừng xong, còn cho thêm ít lát chanh. Cha uống cho đỡ ho.
Người đàn ông trung niên lúc này mới gắng gượng ngồi dậy, cầm lấy chén canh gừng từ tay thằng bé.
Người đàn ông trung niên cầm lấy chén canh gừng rồi nói:
_ Không ngờ đã qua xuân, đến tết mà bệnh của cha, chẳng khỏi. Cha cứ nghĩ, chỉ nghỉ mấy ngày là được. Thế mà mấy tháng trời chẳng dứt bệnh. Mẹ của con, lại phải qua xóm bên, để giúp việc nhà cho ông Tổng có phải không?
Thằng bé lặng lẻ gật đầu:
_ Thưa cha! Vâng ạ. Mẹ đã đi từ sớm.
Người đàn ông trung niên uống xong chén canh gừng, từ tay thằng bé, rồi nằm xuống và nói:
_ Ta thật vô dụng, lại làm khổ vợ con.
Người đàn ông trung niên lại hỏi:
_ Đức nhi! Hôm nay mùng ba tết thầy. Hai con nên qua lễ cho chóng, rồi về. Nhà ta nghèo, chỉ lấy tấm lòng mà thôi, còn phần lễ thì để khi khác vậy.
Thằng bé chỉ đáp:
_ Thưa cha! Vâng ạ.
Người đàn ông trung niên lại nói:
_ Đức nhi! Con với Nhân nhi, cha đều thương yêu như nhau. Nhưng giờ đây, cha đã ra thế này, chẳng làm được gì? Lại còn tiền thuốc thang, đều đặt lên vai của mẹ con. Nay con trước qua lễ thầy, sau xin thầy cho nghỉ học. Cha đã viết thư, cho cô cô của con ở phủ Quy Nhơn, nói rõ nhà ta khó khăn. Giờ đây, cha gửi con vào đó phụ việc cho cô cô con. Việc là như thế, con có trách cha không?
Thằng bé lúc này, liền quỳ xuống bên cạnh giường nói:
_ Thưa cha! Con thân là hiếu tử, nào dám trách cha kia chứ? Con chỉ xin cha, cho qua tết nguyên tiêu, rồi lên đường.
Người đàn ông nhìn đứa con trai của mình rồi hỏi:
_ Có phải con quyến luyến con Thúy Thúy, con của thầy đồ, nên chẳng muốn rời xa có phải không?
Thằng bé đưa mắt nhìn cha của mình rồi nói:
_ Thưa cha! Cha hãy hiểu cho lòng con trẻ, mối tơ duyên vừa thắm, nay phải rời xa.
Người đàn ông trung niên nghe thế mới than rằng;
_ Con ơi! Đũa mốc nào dám chòi mâm son. Người ta có tình, có ý, nhưng còn lời mẹ cha, chẳng bao lâu nữa, cũng phai, cũng nhạt mà thôi.
Thằng bé chỉ cúi đầu nhìn xuống cái chân, đang mang đôi giày rách rồi nói:
_ Thưa cha! Con đã hiểu.
Người đàn ông trung niên lúc này lại nói:
_ Con của ta, hãy tha thứ cho người cha vô dụng này nhé?
Người đàn ông trung niên nói đến đây thì ho sù sụ.
Lúc này thằng bé khoảng mười ba, mang chiếc áo màu trắng, đầu quấn khăn bước vào:
_ Đức ca! Phạm Văn huynh đang đứng chờ ca ca ngoài ngõ.
Người đàn ông trung niên nhìn hai đứa con trai của mình rồi nói:
_ Đức nhi! Nhân nhi! Hai con nên qua lễ thầy được rồi đó. Không nên vì cha mà chậm trễ.
Thằng bé chỉ vâng một tiếng, rồi cùng vị tiểu đệ của mình, bước ra ngoài. Lúc này, người bằng hữu Phạm Văn, đang đứng ở ngoài ngõ.
Vừa nhìn thấy Nguyễn Đức, Phạm Văn liền hỏi:
_ Nguyễn Đức! Thúc thúc chưa dứt bệnh sao? Ta vẫn nghe tiếng ho của thúc thúc?
Thằng bé Nguyễn Đức gật đầu:
_ Vẫn còn ho, không biết tiết trời ấm lên, cha có đỡ hơn không?
Thằng bé Phạm Văn đưa mắt nhìn, hai anh em Nguyễn Đức, Nguyễn Nhân, với vẻ mặt ái ngại, rồi nói:
_ Cha của mình nói rằng, bệnh của thúc thúc đã ăn vào phổi, có khỏe cũng chẳng làm gì được?
Thằng bé Nguyễn Đức, đưa mắt nhìn vị đệ đệ của mình, đang nhảy chân sáo, rồi nói:
_ Đến tết nguyên tiêu, mình sẽ đi đến phủ Quy Nhơn, làm việc cho cô cô, cô cô của mình ở trong đó, buôn bán cũng khấm khá. Cha của mình bảo mình, vào đó nương nhờ cô cô.
Phạm Văn nghe Nguyễn Đức nói như thế mới nói:
_ Nguyễn Đức! Bằng hữu đi xa đến vậy sao? Thế bằng hữu định khi nào trở về?
Thằng bé Nguyễn Đức lắc đầu:
_ Mình cũng không biết, trước mắt là đi tới nơi đã, khi vào trong đó rồi tính.
Người bằng hữu thân thiết Phạm Văn khi này mới hỏi:
_ Thế người bằng hữu đi xa như vậy? Lại không tính khi nào trở về, thì chuyện Thúy Thúy, bằng hữu tính như thế nào?
Thằng bé Nguyễn Đức lắc đầu:
_ Cha bảo rằng, đũa mốc mà chòi mâm son, chẳng được, rồi Thúy Thúy cũng nghe lời của thầy, mà tìm đám khác, như người bằng hữu chẳng hạn?
Thằng bé Phạm Văn nghe Nguyễn Đức nói như thế, thì tay nắm lại thành quyền hét lên:
_ Nguyễn Đức! Bằng hữu nói như thế, mà cũng nói được sao? Thúy Thúy là người của bằng hữu, sao lại xem thường tình bằng hữu của chúng ta như thế?
Thằng bé Nguyễn Đức đưa mắt nhìn lên bầu trời trong xanh rồi nói:
_ Thúy Thúy theo với bằng hữu, còn hơn là theo thằng mập Phan Quán, con lão phú hộ ở bên kia sông.
Thằng bé Phạm Văn vẫn lắc đầu:
_ Thúy Thúy là của bằng hữu, không phải của ai khác. Ta không phải, thằng Phan Quán càng không phải, cái thằng mở miệng ra một chút là tiền, là ngân lượng, lại béo mập như heo, nhìn thấy đã ghét.
Thằng bé Nguyễn Đức chỉ nói:
_ Thế thì ta nhờ người bằng hữu ở nhà, trông nom Thúy Thúy giùm ta vậy, động viên Thúy Thúy khi ta không có ở nơi đây.
Thằng bé Phạm Văn gật đầu:
_ Cái này thì ta nhận lời người bằng hữu, còn việc khác thì không.
Thằng bé Nguyễn Đức lúc này lại bảo:
_ Đã đến nhà của thầy rồi.
Thằng bé Phạm Văn tiếp lời:
_ Lại nghe cái giọng của thằng Phan Quán, nó làm như nó đã là rể của thầy không bằng?
Thằng bé Nguyễn Đức đưa mắt nhìn vào ngôi nhà ba gian, hai chái, được xây bằng gạch, mái lợp ngói năm sâu trong con đường được lát bằng gạch nung. Hai bên là hàng cây được cắt, tỉa theo các hình dáng khác nhau.
Lúc này có nàng thiếu nữ tuổi trăng tròn, tóc thả ngang vai đang bước ra.
Thằng bé Phạm Văn thấy thế mới nói:
_ Thúy Thúy ra với bằng hữu kìa? Nhưng sao thấy Thúy Thúy như vừa khóc? Nguyễn Đức! Bằng hữu nói chuyện với Thúy Thúy, mình vào lễ thầy đây.
Phạm Văn nói xong liền nhanh chân chạy vào trong, để lại một mình Nguyễn Đức đứng ở nơi đó, trước cổng nhà thầy.
Thằng bé Nguyễn Đức lúc này mới kêu lên:
_ Thúy Thúy! Chúc mừng năm mới nhé.
Nhưng Thúy Thúy lại lắc đầu rồi hỏi:
_ Nguyễn Đức! Thúy Thúy vừa nghe Nhân đệ, nói rằng Nguyễn Đức sắp đi, đến phủ Quy Nhơn có phải không?
Thằng bé Nguyễn Đức gật đầu:
_ Qua tết nguyên tiêu Nguyễn Đức sẽ lên đường.
Thúy Thúy đưa mắt nhìn Nguyễn Đức, với đôi mắt ngấn lệ mà hỏi:
_ Nguyễn Đức không đi có được không? Chẳng phải Thúy Thúy đã nói, ra tết Nguyễn Đức đến nhà Thúy Thúy ở rể ba năm. Nguyễn Đức đã hứa, sao nay lại nuốt lời?
Thằng bé Nguyễn Đức lắc đầu:
_ Thúy Thúy biết rồi đó. Cha của Nguyễn Đức, nay lại đau ốm triền miên, mẹ phải một mình gánh vác việc gia đình. Nguyễn Đức lúc này không thể nghĩ đến chuyện khác được. Nay Nguyễn Đức phải đến phủ Quy Nhơn, phụ giúp cô cô để kiếm sống qua ngày. Thúy Thúy! Ở trong làng, ngoài xóm đều có những đám tốt hơn Nguyễn Đức?
Nguyễn Đức vừa nói đến đó thì Thúy Thúy lắc đầu, mà nước mắt chảy dài trên má:
_ Nguyễn Đức! Nguyễn Đức có biết, Nguyễn Đức ác lắm không? Nguyễn Đức đã biết, trong lòng của Thúy Thúy chỉ có một mình Nguyễn Đức. Trời xanh chứng giám cho lời của Thúy Thúy. Thúy Thúy sống là người Nguyễn Đức, chết cũng là người của Nguyễn Đức.
Mùng ba tết, ở nơi ngôi làng nhỏ, thuộc phủ Triệu Phong. Có một đôi trai gái, tuổi mười lăm đang đứng yên lặng nhìn nhau.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.
Hết chương 1
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro