chuyện tình(tiep)
Chương 11
Jenny nhận bằng tốt nghiệp từ hôm thứ tự Đông đủ họ hàng của nàng, từ Cranston, Fall River, đều đến Cambridge dự lễ phát bằng có cả một người cô tận Cleveland cũng đến. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với nhau sẽ không giới thiệu tôi là chồng chưa cưới của Jenny và Jenny sẽ không đeo nhẫn đính hôn. Như thế, sẽ không có ai bị mếch lòng (quá sớm) là không được mời đến dự lễ cưới.
- Cô Clara ạ - Jenny nói - cháu xin giới thiệu với cô, anh Oliver, bạn cháu. (Rồi nàng không quên nói thêm) anh ấy thì chưa tốt nghiệp.
Tôi nhìn thấy rõ mọi người hích nhau, nhỏ to với nhau, và thậm chí đặt ra những câu hỏi thẳng thừng nhưng gia đình Jenny không rút ra được một chi tiết cụ thể ở Jeny hoặc ở tôi... và cả ở Phil cũng vậy. Tôi đoán ông mừng là tránh được chuyện trò bàn bạc về tình yêu của những kẻ vô thần.
Đến thứ năm, về mặt học hành mà nói, tôi trở thành bình đẳng với Jenny và nhận bằng tốt nghiệp trường Harvard vào hạng ưu, cũng như nàng. Nhất là tôi được chọn làm người dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp đến ngồi ở chỗ danh dự của mình. Như vậy là tôi đi trước cả những sinh viên tốt nghiệp tối ưu, tứ là những bộ Óc siêu - siêu phàm. Tôi ngứa ngáy muốn nói với những anh chàng đó rằng việc tôi dẫn đầu đoàn đi trước họ dứt khoát chứng tỏ rằng tôi đã có lý khi coi một giờ tại sân tập Dillon bằng hai giờ ở thư viện Wildener. Nhưng tôi ghìm lại được. Hãy để cho tất cả mọi người vui vẻ.
Tôi hoàn toàn không biết Oliver III có đến dự hay không. Hơn mười bảy nghìn người chen chúc nhau trong sân trường đại học Harvard sáng hôm lễ trao bằng tốt nghiệp và các bạn hãy tin rằng tôi không lấy ống nhòm ra quan sát các hàng ghế ngồi đâu. Tất nhiên tôi đã dành các giấy mời của tôi cho gia đình mà tôi đã được thu nạp, cho ông Phil và Jennỵ Với tư cách là cựu sinh viên, ông Già cố nhiên vẫn có quyền đến dự và ngồi với đám tốt nghiệp khóa 1926. Nhưng việc gì mà ống ấy phải đến... Vả lại, hôm đó là ngày các ngân hàng mở cửa cơ mà.
***
Lễ thành hôn được tiến hành hôm chủ nhật cùng tuần. Một trong những lý do không mời gia đình Jenny dự là chúng tôi thực sự lo nghĩ việc chúng tôi không "Nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần" sẽ là một đòn quá nặng nề đối với những người ngoan đạo này Lễ thành hôn diễn ra tại Philip Brooks House, một tòa nhà có kính nằm về mé phía bắc trường Harvard. Timothy Blauvet, cha tuyên úy giáo phái nhất thể của trường làm chủ lễ. Tất nhiên có mặt Ray Stratton. Tôi còn mời cả Jeremy Nahum, một người bạn cũ thời ở trường trung học Exeter. Cậu này thích vào học ở Ameherst hơn là vào Harvard. Jenny thì mời một cô bạn gái đã ở cùng với nhau tại ký túc xá Brick Hall và cô bạn dáng thể thao ở phòng cho mượn sách đọc thêm, có lẽ vì lý do tình cảm. Và đương nhiên có ông Phil.
Tôi giao nhiệm vụ cho Ray Stratton lo tiếp ông Phil. Cốt để ông cảm thấy càng tự nhiên càng tốt. Không phải vì Stratton thừa bình tĩnh đâu! Hai người ấy đứng cạnh nhau, dáng ngượng nghịu lúng túng vô cùng, tuy không nói ra nhưng người nọ vẫn cứ củng cố thêm định kiến của người kia cho rằng cái "đám cưới tự lực" này (theo cách gọi của ông Phil) chỉ có thể là một sự "tai hại không thể tưởng tượng được" (như Stratton không ngớt lời tiên đoán. Chỉ vì Jenny và tôi sẽ nói với nhau vài lời trong lễ cưới. Tuy nhiên chúng tôi đã được chứng kiến cô dâu chú rể nói với nhau như thế hồi đầu mùa xuân năm nay khi một cô bạn âm nhạc của Jenny là Marya Randall lấy một anh sinh viên kiến trúc tên là Eric Levenson. Cảnh tượng rất đẹp khiến hai chúng tôi quyết định cũng làm như họ.
Ông Blauvet nói, với những người dự:
- Thưa các bạn, chúng ta có mặt ở đây để chứng kiến sự hợp nhất của hai cuộc đời bằng hôn nhân. Chúng ta hãy nghe những lời mà họ đã chọn để nói với nhau trong giờ phút thiêng liêng này.
Trước hết là cô dâu. Đứng trước mặt tôi. Jenny đọc bài thơ nàng đã chọn. Bài thơ rất cảm động, có lẽ đặc biết đối với tôi, vì đó là một bài của Elizabeth Barrett:
Khi hồn đôi ta cùng vươn lên vững chãi
Mặt nhìn mặt, lặng lẽ, gần lại nhau
Cho đến khi những đôi cánh vươn dài kia rực cháy
Liếc mắt, tôi thấy Phillip Calliveri gương mặt nhợt nhạ, miệng há hốc, mắt tròn xoe vì kinh ngạc xen lẫn thán phục. Chúng tôi lắng nghe Jenny đọc hết bài một mằt nào đó nó là một lời cầu mong.
Một nơi để sống và để yêu trong một ngày
Dù cho bóng tối và thần chết có bủa vây
Sau đó, đến lượt tôi. Vất vả lắm tôi mới tìm được những câu thơ tôi có thể đọc to mà không đỏ mặt. Tôi không có khả năng đọc to liền một chuỗi các câu đẹp đẽ bay bứơm, thực sự là không có khả năng. Nhưng một đoạn trong "Bài ca con đường rộng mở" của Witman tuy hơi ngắn, nhưng nói lên đúng những điều mà tôi muốn bộc bạch:
- Anh trao cho em bàn tay anh!
Trao cho em tình anh quý hơn vàng bạc.
Trao cho em con người, trước niềm tin và luật pháp
Em có gửi chăng cho anh tấm thân em...
Có đi chăng cùng anh trên một nẻo đường
Ta ở chăng mãi mãi bên nhau suốt đời
Khi tôi dừng lời, cả gian phòng chìm trong một sự im lặng kỳ diệu. Rồi Ray Stratton đưa cho tôi chiếc nhẫn cưới, sau đó Jenny và tôi, tự chúng tôi nghiêm trang nói lên những lời ước nguyện của hôn nhân, chúng tôi lấy nhau kể từ hôm nay để yêu nhau và quý nhau cho đến tận khi cái chết là xa lìa nhau.
Với thẩm quyền cộng đồng bang Massachusetts trao cho Timothy Blauvet tuyên bố hai chúng tôi thành vợ thành chồng.
***
Khi nghĩ lại, buổi liên hoan "sau trận đấu" (như Stratton gọi) của chúng tôi đúng là cố làm cho đơn giản, Jenny và tôi kiên quyết gạt bỏ mục chúc rượu sâm banh cổ truyền, và do tất cả bọn chúng tôi chỉ có mấy người, có thể ngồi đủ quanh một chiếc bàn con ở một quán rượu, chúng tôi kéo nhau đi uống bia ở quán - Cronin. Như tôi nhớ thì chính Jim Cronin đã đích thân mời chúng tôi một chầu để mừng (cầu thủ hockey vĩ đại nhất của trường Harvard kể từ thời anh em Oliveri".
Ông Phil đấm mạnh tay xuống bàn, giọng oang oang:
- Đằng ấy bảo sao... Nó còn giỏi hơn cả hai anh em Oliveri gộp lại.
Qua đó Philip muốn nói - tôi chắc thế, vì ông đã xem đội hockey trường Harvard thi đấu bao giờ đâu - là cả Rofi Clinton lẫn Billy Cliteri đều chưa bao giờ lấy được cô con gái xinh đẹp của ông, cho dù họ có đạt được những thành tích lên đến thế nào đi nữa trên các đôi giày trượt băng của họ. Nhưng vì chúng tôi ai nấy đều đã ngà ngà cho nên đó chỉ là một lý do để chúng tôi uống thêm.
Tôi để cho ông Phil trả tiền, quyết định ấy sau đó khiến tôi nhận được một trong những lời khen hiếm hoi của Jenny về sự tế nhị của tôi (Ollie rồi anh xem, một ngày kia anh sẽ trở thành một người con thật sự, được đấy"). Tuy vậy, cuối cùng chúng tôi tiễn ông ra xe thì tình hình chuyển thành hơi sầu bị Mắt ai nấy đều đỏ hoẹ Mắt ông Cavillery, mắt Jennỵ Có lẽ cả mắt tôi nữa. Tôi không còn nhớ gì hết, chỉ biết rằng đó là một giây phút ướt át.
Dù sao đi nữa, sau một thôi một hồi chúc tụng nhau và ban phúc, ông Phil lên xe và chúng tôi đứng vẫy tay cho đến khi khuất bóng ông. Đến lúc bấy giờ sự thật đáng sợ bắt đầu xâm chiếm người tôi:
- Jeny, chúng mình đã thành vợ chồng trước pháp luật.
- Vâng, từ nay, em có thể là một đứa con gái vô tích sự.
Chương 12
Nếu có thể chỉ dùng một từ mà mô tả cuộc sống của hai vợ chồng chúng tôi trong ba năm đầu chung sống đó là từ "chắt bóp". Trong cuộc sống đó, hễ tỉnh dậy là chúng tôi cùng nghĩ đến cách làm sao có đủ tiền để làm những việc mà chúng tôi không thể đừng. Nói chung là cố gắng lắm thì may ra vừa đủ. Cuộc sống đó chẳng có gì là thơ mộng đâu. Chắc các bạn còn nhớ đoạn thơ của Omar Khayyám chứ... Một tập thơ dưới lùm cây, một ổ bánh mì, một vỏ rượu vang, vân vân... Các bạn hãy thay tập thơ bằng cuốn Scott nói về cacdre và thử tưởng tượng cách nhìn nên thơ đó có tác dụng gì đối với cuộc sống của tôi. Thiên đường chăng... Tôi chỉ muốn biết là giá cuốn sách đó bao nhiêu (có thể may ra kiếm được ở một cửa hàng sách cũ nào không) và mua chịu được ở đâu bánh mì và rượu vang "nên thơ" kia không. Rồi sau đó có thể bớt xén được những khoản chỉ tiêu nào để lấy tiền trả nợ.
Cuộc sống thay đổi. Có lúc mà những quyết định đơn giản nhất cũng phải đưa ra thông qua Ủy ban ngân sách lúc nào cũng họp thường trực trong đầu chúng tôi.
"Anh Oliver này, tối nay đi xem Backhet đị"
- Thế là ba đô - la.
- Anh bảo sao...
- Một đô - la rưỡi cho em và một đô - la rưỡi cho anh.
- Có nghĩa là đi hay không nào...
- Không có nghĩa là đi hay không. Chỉ có nghĩa là ba đô - la thế thôi".
Chúng tôi hưởng tuần trăng mật trên một chiếc thuyền buồm với hai mươi mốt đứa trẻ. Nói cụ thể hơn là: tôi thì điều khiển một chiếc thuyền buồm Rode dài 11 mét, từ bảy giờ sáng cho đến khi nào các khách đi thuyền của tôi phát chán thì thôi, còn Jenny thì làm cô trông trẻ. Tuần trăng mật đó diễn ra ở một nơi tên là Nhà thuyền Pequod tại Denis Port (không xa Hyannis bao nhiêu). Denis Port là một quần cư gồm một khách sạn lớn, một bến tàu nhỏ xíu và vài chục nếp nhà cho thuệ Bên ngoài một trong những ngôi nhà gỗ nhỏ nhất, tôi treo một tấm biển tưởng tượng: "Ở đây Jenny và Oliver đã chung sống với nhau". Tôi cho rằng sau suốt một ngày phải ân cần tử tế với các khách hàng nhỏ xíu của tôi, - vì nguồn thu nhập của chúng tôi chủ yếu thuộc vào họ - Jenny và tôi vẫn còn có thể tử tế ân cần được với nhau thì phải nói là giỏi. Tôi chỉ nói "tử tế ân cần" thôi, vì tôi không tìm ra từ ngữ để miêu tả việc yêu Jenny Cavilleri và được nàng yêu lại là như thế nào. Aáy xin lỗi, tôi muốn nói là Jennifer Barrett.
Trước khi lên đường đi hưởng tuần trăng mật tại Denis Port chúng tôi đã tìm được một căn nhà rẻ tiền ở Cambridge Bắc tuy rằng về mặt kỹ thuật, địa chỉ thì ghi là khu Somerville và nhà thì nói như Jenny "Ở vào tình trạng không thể sửa chữa được". Ban đầu nhà này xây cho hai gia đình, nhưng bây giờ thì được chuyển thành bốn căn hộ, với giá cho thuê cắt cổ tuy được gọi là "rẻ". Nhưng kén chọn thế nào được đối với sinh viên mới ra trường trong khi nhà cho thuê thì ít mà người thuê thì nhiều...
- Anh Oliver, tại sao nhà chức trách không đến ra lệnh cấm ở tại căn nhà ọp ẹp này...
- Có lẽ vì họ sợ không dám đặt chân đến.
- Em cũng thế.
- Hồi tháng Sáu em có sợ đâu.
(Cuộc đối thoại diễn ra trong tháng Chín, khi chúng tôi đi nghỉ về).
- Tháng Sáu em chưa lấy chồng. Nay đã thành người đàn bà có chồng, em coi chỗ này là nguy hiểm.
- Thì em định làm gì...
- Nói với chồng em, chồng em sẽ lo liệu.
- Em nói đi, anh là chồng em đây, - tôi bảo nàng.
- Thật không... Anh hãy chứng tỏ anh là chồng em xem nào.
- Em bảo sao... - Tôi hỏi trong bụng nghĩ: "Aáy đừng! Đừng ở ngoài phố! "
Nàng nói tiếp:
Anh hãy bế em qua bậc cửa đi.
- Em không tin những trò mê tín vớ vẩn này chứ...
- Anh cứ bế em đi, em sẽ quyết định tin hay không sau.
Thôi được. Tôi bế nàng, lên năm bậc thềm đến tận cửa:
- Sao anh dừng lại! - Nàng hỏi.
- Đây chẳng phải là bậc cửa rồi ư...
- Không phải, không phải.
- Anh thấy tên hai chúng mình ghi bên cạnh nút bấm chuông kia kìa.
- Đây chưa phải là bậc cửa chính thức. Bế em lên tầng một, anh lười.
Đến chỗ ở "chính thức" của vợ chồng chúng tôi là phải leo hai mươi bốn bậc nữa. Tôi phải dừng lại gần nửa chừng để lấy hơi. Tôi hỏi nàng:
- Sao em nặng thế...
- Anh không nghĩ là em có thể có thai à, - A ha! Anh sợ, phải không...
- Đâu có.
- Không dối được em đâu.
- Ừ, đúng. Anh có hoảng trong một giây thôi.
Tôi bế nàng nốt đoạn đường còn lại. Đó là một trong những giây phút hiếm hoi và quý báu mà tôi nhớ là không dính dáng đến cái từ "chắt bóp".
***
Cái tên lừng lẫy của tôi cho phép vợ chồng tôi được mua ghi sổ nợ Ở một cửa hàng thực phẩm mà ông chủ thường không bao giờ bán chịu cho sinh viên. Ngược lại, chính cái tên ấy lại hại chúng tôi ở chỗ chúng tôi ít ngờ tới nhất: tại trường Shady Lane nơi mà Jenny sẽ đến đây dạy học, Ann Miller Whitman, bà hiệu trưởng nói với vợ tôi:
- Tất nhiên trường Shady Lane chúng tôi không có khả năng trả lương cho các cô giáo như ở các trường công.
Rồi bà nói thêm là dù sao cũng không nghĩ những người trong dòng họ Barrett lại quan tâm đến "khía cạnh này" của vấn đề.
Jenny cố tìm cách xua tan những ảo tưởng của bà ta, nhưng ngoài ba nghìn năm trăm đô la một năm mà nhà trường đã đề xuất, nàng chỉ nhận được thêm khoảng hai phút "hô, hô, hô" của bà hiệu trưởng. Bà Whitman thấy ý kiến của Jenny nói rằng vợ chồng nhà Barrett phải trả tiền thuê nhà như bất cứ ai thật là khôi hài.
Khi Jenny đã kể lại với tôi chuyện ấy, tôi đưa ra một vài gợi ý về những gì mà bà Whitman có thể làm được với ba nghìn năm trăm đô la, hô, hô, hô của bà tạ Thấy thế Jenny hỏi liệu tôi có sẵn sàng bỏ trường luật để kiếm sống nuôi nàng trong khi chờ đợi nàng những kỳ thi cần thiết để vào dạy ở trường công không. Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc trong hai giây đồng hồ về toàn bộ tình hình và đi đến một kết luận vừa ngắn gọn vừa chính xác.
- Mẹ kiếp.
- Một câu khá hùng hồn - vợ tôi bảo.
- Chứ em chờ anh nói gì, Jenny, - Hô, hô, hô à...
- Không đâu. Anh thấy chịu khó tập thích món mì ống Ý, thế thôi.
***
Tôi nghe theo lời nàng. Tôi tập ưa thích món mì ống còn Jenny tập làm quen với tất cả những cách nấu nướng có thể tưởng tượng được để làm cho món mì có cái vẻ gì khác chứ không phải là mì suông. Với chút tiền đã kiếm trong kỳ hè cộng với đồng lương của Jenny và khoản thu nhập dự kiến của công việc ban đêm mà tôi tính sổ đến nhận tại bưu điện trong dịp Nôen thứ tư dồn dập, chúng tôi thấy cũng tạm được. Tất nhiên có hàng đống bộ phim mà chúng tôi không đi xem (và hàng đống buổi hòa nhạc mà Jenny cũng bỏ), nhưng dù sao chúng tôi cũng thu xếp cuộc sống được tàm tạm.
Nhưng tất nhiên, chúng tôi cố thu xếp tạm tạm được ở mỗi mặt sinh sống thôi.
Về mặt xã hội, cuộc sống của hai chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi vẫn ở Cambridge và trên lý thuyết Jeny có thể vẫn cứ tham gia tất cả các hội âm nhạc của nàng. Nhưng nàng không có thời giờ. Ở trường Shađy Lane về là nàng đã mệt nhoài rồi, lại còn phải làm bữa tốt (đi ăn hiệu là điều nằm ngoài khả năng hiện thực). Về phía tôi, các bạn bè tôi cũng tế nhị để chúng tôi yên. Nghĩa là họ không mời mọc gì chúng tôi nữa, cốt để chúng tôi khỏi phải mời mọc lại họ, các bạn có hiểu ý tôi muốn nói gì không...
Chúng tôi thậm chí còn bỏ các trận đấu bóng.
Với tư cách hội viên câu lạc bộ Varsity, tôi được mua vé ở khu ghế chính giữa, tức là những chỗ rất tốt nhưng cũng rất đắt. Giá mỗi vé là sáu đô la, tổng cộng là mười hai đô lạ Jenny bảo tôi:
- Sai rồi, chỉ sáu đô la thôi. Anh có thể đi xem một mình, không có em. Em chẳng hiểu gì về bóng đá với bóng đẩy, ngoài cái điều là có những kẻ la hét ầm ĩ: "Xông lên, xông vào đi! " Mà anh thì lại thích những trò ấy, vì thế, em muốn anh cứ đi xem đi!
- Thôi không nói chuyện này nữa - tôi cắt ngang vì dù sao tôi là chồng và là chủ gia đình - Với lại, anh còn dùng thời gian để học.
Dẫu vậy, các chiều thứ bảy, tôi không thể không áp chiếc máy thu thanh bán dẫn vào tai, lắng nghe những tiếng reo hò của các cổ động viên. Về mặt địa lý họ chỉ cách tôi không đến một cây số nhưng đối với tôi bây giờ họ như sống trên một hành tinh khác.
Tôi dùng các đặc quyền hội viên câu lạc bộ Varsity của tôi để mua vé trận đấu với trường lên cho Robbie Walde, một bạn học ở trường luật. Robbie cảm ơn mãi. Khi anh ta về rồi, Jenny yêu cầu tôi giải thích một lần nữa những ai có quyền ngồi ở khu ghế đặc biệt dành cho câu lạc bộ Varsitỵ Tôi giảng giải lại cho nàng hiểu rằng khu ghế ấy dành cho tất cả những ai bất kể lứa tuổi, tầm vóc cao thấp hoặc vị trí xã hội, đã phục vụ một cách xuất sắc thể thao trường Harvard trong các môn. Nàng hỏi tiếp:
- Cả những nhà thể thao trên nước nữa...
Một nhà thể thao là một nhà thể thao, dù là không hay ướt.
- Trừ anh, Oliver ạ. Anh là một nhà thể thao bị đóng băng rồi.
Tôi chuyển sang vấn đề khác, cho rằng đó chỉ là một câu châm chọc thông thường của Jenny chứ tôi không muốn nghĩ là có một ẩn ý gì khác đằng sau câu hỏi của nàng về các truyền thống thể thao của trường Harvard. Như có thể là nàng ám chỉ một cách tế nhị rằng tuy sân vận động Soldier Field có tới 54. 000 chỗ, nhưng tất cả những cựu động viên đều sẽ ngồi ở cùng khu chúa sừng, tất cả, già lẫn trẻ, cả những vận động viên ướt, khô hoặc đã đóng băng. Có phải chỉ riêng sáu đô la làm tôi xa sân vận động những chiều thứ bảy hay không...
Thôi kệ, nếu Jenny quả thực nghĩ đến chuyện khác trong đầu không nên bàn cãi làm gì.
Chương 13
Ông bà Oliver Barrett IV
Trân trọng kính mời quý ngài đến dự bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông Barrett vào hồi 19 giờ ngày thứ bảy 6 tháng 8 tại biệt thự Dover House Ipswich bang Massachusetts.
X. P. D.
Jenny hỏi tôi:
- Anh nghĩ sao...
- Còn phải hỏi nữa.
Tôi đang bận tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival, một tiền lệ thuộc loại quan trọng nhất trong luật hình sự Jenny vung vẩy cái giấy mời trước mắt tôi để chọc tức tôi. Nàng bảo:
- Em nghĩ là đã đến lúc rồi đấy, anh Oliver ạ.
- Đến lúc gì...
- Anh biết quá là gì rồi. Anh còn muốn cụ đến đây hò hét trước mặt anh à...
Tôi cứ chúi mũi vào đống sách vở của tôi.
- Ollie ... cụ đã đi bước trước rồi!
- Nhầm to, Jennỵ Mẹ anh dán phong bì đấy mà.
Nàng nói to hơn bình thường:
- Hình như anh bảo anh chưa sờ đến thư cơ mà!
Quả thật, lúc nãy tôi có ngó qua một tí. Có lẽ tôi chóng quên. Dù sao thì tôi cũng đang mải tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival và đang bị kỳ thi ám ảnh. Điều tôi mong là Jenny đừng quấy rầy tôi nữa. Nhưng nàng lại nói, giọng nay đã chuyển sang gần như cầu khẩn:
- Anh nghĩ lại xem, Olliẹ Cụ đã sáu mươi rồi, không có gì đảm bảo là cụ sẽ còn sống khi cuối cùng anh quyết định hòa giải với cụ.
Bằng những lời lẽ thật giản dị, tôi nói với Jenny là sẽ không bao giờ có chuyện hòa giải, và nàng hãy làm ơn để tôi tiếp tục việc học của tôi. Nàng lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế đệm thấp mà tôi đang gác chân. Nàng không nói một lời nào, nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy hình như nàng nhìn tôi rất tha thiết. Tôi ngước mắt lên khi nàng bảo:
- Sẽ có ngày, Oliver V sẽ khiêu khích hành hạ anh cho mà xem...
Tôi bảo lại ngay:
- Nó sẽ không mang tên Oliver, em có thể tin chắc điều đó.
Nàng không nói to, tuy nàng thường cũng to giọng những khi tôi nói to:
- Ollie, em bảo này, dù cho chúng mình có đặt tên nó là Bozo thằng hề thì nó cũng ấm ức anh vì anh đã liệt vào hàng những nhà thể thao lớn của Harvard. Với lại, khi nó vào năm thứ nhất đại học thì có lẽ anh đã lên tới Tòa án tối cao rồi!
Tôi bảo với nàng là dứt khoát không có vấn đề con trai tôi ấm ức tôi. Nàng hỏi tôi làm sao có thể nói chắc được. Tôi không đưa ra được lý lẽ nào. Tôi chỉ biết con trai tôi sẽ không oán, tức tôi, nhưng tôi không thể giải thích nổi cụ th vì sao, Jenny bỗng nhận xét, chẳng ăn nhập vào đâu.
- Bố anh cũng yêu quý anh đấy, anh Oliver ạ. Bố yêu quý anh như anh sẽ yêu quý thằng Bozo con trai anh vậy. Nhưng những người trong họ Barrett nhà anh đều quá kiêu ngạo và luôn luôn bị ý nghĩ cạnh tranh ganh đua ám ảnh đến nỗi suốt đời các người cứ tưởng các người thù ghét nhau.
Tôi giễu cợt:
- May mà có em ở đây.
- Đúng thế.
- Thôi, không nói chuyện này nữa - tôi ra lệnh, vì dù sao, tôi là chồng và là chủ gia đình.
Tôi trở lại với Nhà Nước chống Percival và Jenny đứng dậy. Nhưng bỗng nhiên nàng nảy ra một ý:
- Nhưng còn chữ "Xin phúc đáp " ở dưới nữa.
Tôi nói xa xôi rằng một nữ sinh viên khoa nhạc trường cao đẳng Radcliffe chắc lá có khả năng thảo ra một vài lời phúc đáp từ chối mà không cần phải có ai chỉ dẫn.
- Oliver, em bảo này. Trong đời em, có thể em đã có làm ăn gian hoặc nói dối, nhưng em chưa hề bao giờ cố ý làm khổ tâm một ai. Em nghĩ em không thể trả lời như anh nói được đâu.
Thực ra, trong lúc nàng chỉ làm khổ có mình tôi thôi, cho nên tôi mới lịch sự yêu cầu nàng tùy ý muốn viết thế nào thì viết, miễn là về cơ bản nói rằng chúng tôi sẽ không đến dù trời sụp. Sau đó, một lần nữa tôi quay lại với Nhà nước chống Percival.
- Anh ơi, số dây nói của các cụ là bao nhiêu nhỉ...
Tôi nghe thấy nàng nói rất nhẹ. Nàng đang cầm điện thoại.
- Em viết vài chữ không được à...
- Em sắp mất bình tĩnh rồi đây này. Số dây nói của các cụ là bao nhiêu, anh...
Tôi nói cho nàng số dây nói rồi quay ngay sang lời biện hộ của Percival trước Tòa án tối cao, không để tai nghe Jenny hay nói đúng hơn, cố không nghe nàng nói. Bở lẽ nàng đang ở trong cùng một gian phòng với tôi.
- O ... cháu chào bác.
Chính ông Già trả lời điện thoại à... Ông ấy không phải đang ở Washington ư... Tôi đã đọc tin nói như vậy trong một bài báo viết về ông trên tờ Thời báo New York cơ mà... Đúng là nghề báo chí bây giờ sa sút quá lắm.
Phải mất bao nhiêu thời gian mới nói được chữ "không" thế này...
Hình như Jenny đã dùng nhiều thời gian hơn mức cần thiết để phát âm cái từ đơn giản đó.
- Anh Oliver ơi...
Nàng bịt tay lên máy nói.
- Anh Oliver ơi, có nhất thiết là không không...
Tôi gật đầu để bảo rằng nhất thiết phải là như vậy và xua tay bảo nàng nói nhanh lên cho xong.
- Cháu rất tiếc - nàng nói vào máy điện thoại - Thưa bác, chúng cháu rất tiếc...
Chúng cháu... Sao lại dính tôi vào... Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy...
- Anh Oliver...
Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to:
- Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao...
Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Sao lại dính tôi vào... Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy...
- Anh Oliver...
Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to:
- Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao...
Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Ý - đại - lợi - Địa - Trung - Hải của nàng lên tận các đỉnh núi Rasomo lởm chởm làm gì mà hoài công. Nhưng xem chừng nàng rất xúc động, và điều đó làm tôi không bình tĩnh chút nào. Nàng lại nài xin tôi:
- Anh Oliver, anh ra nói với cụ chỉ một câu thôi được không...
Nói với ông ấy ư... Lạy trời, nàng điên rồi chăng...
- Chỉ nói một câu chào thôi.
Nàng chìa máy nói về phía tôi và cố ghìm mình không khóc. Tôi trả lời giọng hoàn toàn bình tĩnh:
- Anh không bao giờ nói với ông ấy. Không bao giờ.
Bây giờ thì Jenny khóc. Khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt giàn giụa trên mặt. Rồi nàng... nàng cầu xin:
- Hãy vì em, anh Oliver. Em đã có bao giờ xin anh đâu. Lần này, em van xin anh.
Ở đây có ba người (vì không hiểu tại sao tôi nghĩ cha tôi cũng có mặt tại đây), cả ba người cùng chờ đợi, chờ đợi cái gì... Tôi ư...
Tôi thì không thể được.
Jenny không hiểu là nàng đòi hỏi ở tôi điều không thể làm được à... Không hiểu là tôi có thể làm tất cả mọi chuyện vì nàng, chỉ trừ có chuyện ấy thôi à... Thấy tôi cứ cúi gằm mặt, lắc đầu, vẻ mặt tỏ ra kiên quyết từ chối đồng thơi cực kỳ khó chịu, Jenny nói qua kẽ răng với một giọng giận dữ chưa bao giờ thấy ở nàng:
- Anh là một kẻ nhẫn tâm khốn kiếp.
Sau đó, nàng kết thúc câu chuyện với cha tôi bằng câu:
- Thưa bác, anh Oliver muốn nói với bác là...
Nàng dừng lại để lấy hơi. Nàng vừa nói vừa tấm tức khóc cho nên lấy hơi không phải dễ. Còn tôi, tôi kinh ngạc đến sững sờ, không thể làm gì khác là chờ đợi phần cuối của cái mà người ta bảo là ý kiến của tôi.
Nàng nói tiếp:
- ... anh Oliver rất yêu quý bác, theo cách của anh ấy.
Rồi nàng dập máy thật nhanh.
Không có lời giải thích hợp lý nào về hành động tiếp liền ngay sau đấy của tôi. Tôi đổ lỗi cho sự mất trí chốc lát của tôi. Hay nói cho đúng hơn tôi không đổ lỗi cho cái gì cả. Hành động của tôi liền ngay sau đấy là điều không bao giờ tha thứ được.
Tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại từ tay Jenny, giật ra khỏi tường... ném mạnh về cuối phòng.
- Mẹ kiếp, không thể chịu được! Jenny, xin em hãy cút đi cho đời anh được nhờ.
Tôi đứng ngây người ra, thở hổn hển như một con vật mà tôi vừa bỗng trở thành. Lạy Chúa! Sao tôi lại thế... Tôi quay lại để nhìn Jenny.
Nhưng nàng đã bỏ đi rồi.
- Nàng đã đi xa hẳn rồi vì không còn nghe thấy tiếng chân nàng ngoài cầu thang. Có lẽ nàng đã vùng bỏ đi ngay lúc tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại. Aùo khoác và khăn quàng của nàng hãy còn đây. Nỗi đau khổ không biết làm gì bây giờ chỉ kém có nỗi đau khổ không biết mình đã làm gì vừa xong.
Tôi đi tìm nàng khắp nơi.
Tại thư viện trường luật, tôi đi qua tất cả các dãy sinh viên đang cặm cụi ngồi học, nhìn vào mặt từng người. Tôi đi vòng đi vòng lại ít nhất năm sáu lần. Tuy tôi không thốt ra lời nào, nhưng tôi biết rằng con mắt tôi nhìn quá chăm chú, nét mặt tôi quá căng thẳng đến nỗi làm cả phòng đọc của thư viện hoảng lên. Mặ.
Nhưng không có Jenny ở thư viện.
Sau đó lùng sục khắp câu lạc bộ Harkness Commons, cả khu nghỉ giải lao, cả khu giải khát. Rồi chạy tưởng đến đứt hơi đến tận hội trường Agassiz trong khu trường Radcliffẹ Nàng cũng không có ở đấy nốt. Đến bây giờ thì tôi chạy lung tung khắp nơi, đôi chân tôi cố đuổi kịp nhịp đập của tim tôi.
Hay là ở câu lạc bộ Paine chăng... (Có những tên như vậy đấy!) Ở tầng dưới, có những phòng tập pianọ Tôi biết Jenny khi nổi cáu lên là nàng nện vào phím đàn. Đúng. Nhưng khi sợ hết hồn thì nàng làm gì...
Đi dọc cái hành lang với hai dãy phòng tập hai bên thật đến phát điên lên được. Thôi thì đủ thứ nhạc Mozart và Bartók, Bach và Brahms luồn qua khe cửa lọt ra ngoài hòa trộn với nhau thành một thứ tiếng ồn ào khó tả và thật không chịu nổi.
Jenny chắc phải ở đây!
Linh cảm bảo tôi dừng lại trước một cánh cửa mà tôi nghe thấy bên trong có người đang nện (một cách giận dữ chăng...) một khúc dạo đầu của Chopin. Tôi đứng sững một giây. Kỹ thuật chơi cũng khá tồi... đang đánh dừng lại nghỉ, rồi đánh lại và rất nhiều lỗi. Vào một lúc nghỉ, tôi nghe thấy một giọng con gái lẩm bẩm: "Mẹ kiếp! ". Thôi đúng Jenny rồi, không sai. Tôi mở toang cửa.
Ngồi bên chiếc đàn piano là một cô nữ sinh của trường Radcliffe người to kềnh. Cô ta ngẩng lên, bộ mặt khônt thể thương được thế mà quần áo lại còn hippi nữa. Cô ta bực mình vì sự đột nhập của tôi, sẵng giọng hỏi:
- Sao, ngứa ngáy chân tay à...
- Không, không - Tôi trả lời và đóng cửa lại.
Sau đó, tôi thử đến quảng trường Harvard, quán cà phê Pamplona, quán Tommy và cả quán Hayes Bick... nơi giới nghệ sĩ thường lui tới, đều không có.
Jenny có thể đi đâu...
Vào giờ này, xe điện ngầm đã nghỉ, nhưng nếu nàng đi thẳng ra ga thì nàng có thể đã kịp chuyến tàu đi Boston rồi.
***
Trời đã gần một giờ sáng khi tôi bỏ một đồng 25 xu và hai đồng 10 xu vào khe máy điện thoại tự động. Tôi đang đứng trong một buồng điện thoại gần quán sách ở quảng trường Harvard.
- Alô, tôi xin hỏi ông Phil.
- Phil đây, ai đấy... - Ông trả lời bằng một giọng ngái ngủ.
- Con đấy ạ... Oliver
- Oliver! (Ông sợ) Jenny làm sao... - Ông vội hỏi ngay.
Nếu ông hổi tôi, vậy là nàng đã không về chỗ ông.
- Dạ... không ạ. Thưa bố, không ạ.
- Lạy Chúa! Mạnh khỏe cả chứ. Oliver...
Yên tâm về con gái mình rồi, ông tỏ ra thân mật và vui vẻ như thể không phải đang ngủ bị tôi lôi dậy.
- Dạ mạnh khỏe ạ. À mà này, bố ơi, bố vẫn thường nhận được tin Jenny chứ...
Ông trả lời bằng một giọng bình tĩnh lạ lùng:
- Kể cũng khó nói.
- Sao ạ...
- Sao nó không thể năng gọi dây nói cho tao hơn... Tao có phải là người lạ đâu.
Tôi không tin là con người ta lại có thể đồng thời vừa hoảng hốt vừa yên tâm, song tâm trạng của tôi lúc này đúng là như vậy. Ông hỏi tôi:
- Nó đang ở cạnh mày đấy à, con...
- Dạ...
- Chuyển cho tao nói với Jenny, ta sẽ sửa cho nó, một chập.
- Dạ, không được, bố ạ.
- À, nó đang ngủ à... Thôi, nếu nó ngủ thì đừng đánh thức nó dậy.
- Vâng ạ.
- Này, tao bảo chúng mày này.
- Dạ.
- Cranston có xa lắm đâu mà vợ chồng chúng mày không đến chơi với tao, vào một chiều chủ nhật nào đó. Được chứ... Nếu không thì tao dẫn xác đến chúng mày vậy.
- Aáy - thôi, bố ạ. Để chúng con đến.
- Bao giờ...
- Vào một chiều chủ nhật nào đấy ạ.
- "Một chiều chủ nhật nào đấy" là thế nào... Một thằng con không được nói "một chiều chủ nhật nào đấy" mà là "chủ nhật này" Oliver nghe không...
- Vâng ạ. Chủ nhật này ạ.
- Bốn giờ chiều nhé. Mà này, lái xe cẩn thận đấy. Nhớ chưa...
- Dạ, con nhớ rồi ạ.
- Và lần sau thì gọi vào ban ngày nhé.
Ông bỏ máy.
Tôi đứng trơ ra đó, giữa màn đêm và cảnh hiu quạnh vắng lặng ở quảng trường Harvard, không biết đi đâu và làm gì. Một thằng bé da màu săn đến gần hỏi tôi có cần một liều ma túy không. Tô lơ đãng trả lời: "Dạ, thưa ông, không ạ".
Tôi không chạy nữa. Tôi vội vã làm gì để mà trở về với căn nhà trống không. Đêm đã rất khuya và tôi tê dại cả người... vì sợ hơn vì lạnh (mà trời có ấm áp gì đâu). Cách nhà vài bước, tôi ngỡ thấy có ai đó ngồi ở bậc thềm trên cùng. Có lẽ tôi hoa mắt hay sao, vì bóng người ấy ngồi yên không nhúc nhích, im phăng phắc.
Nhưng đấy là Jenny.
Nàng ngồi ở bậc trên cùng.
Tôi quá mệt không hoảng lên nổi và nỗi khắc khoải bỗng vợi hẳn đi quá nhiều khiến tôi không nói nổi lời nào. Trong thâm tâm, tôi mong nàng có một cái gậy nào thật nặng để hang lên người tôi.
- Em...
- Anh...
Hai chúng tôi đều nói nhỏ đến nỗi không thể suy ra được cảm nghĩ của mỗi người.
- Em quên chìa khóa - Jenny nói.
Tôi đứng đó, chỗ bậc thềm dưới cùng, không dám hỏi nàng ngồi đấy tự bao giờ, chỉ nhận thức được rằng mình đã cư xử cực kỳ tồi tệ với nàng.
- Jenny, anh ân hận...
- Im đi anh.
Nàng cắt ngang lời tôi rồi nói rất từ tốn:
- Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận. Tôi bước lên chỗ nàng.
- Em muốn đi ngủ... Được không, - nàng nói.
- Được, chứ em.
Chúng tôi cùng lên cầu thang đến gian phòng chúng tôi ở. Trong lúc chúng tôi thay quần áo, Jenny nhìn tôi với đôi mắt làm tôi yên lòng.
- Em nghĩ như em nói đấy, Oliver ạ, và tất cả chỉ có thế thôi.
Chương 14
Thư đến vào tháng Bảy.
Thư được chuyển tiếp từ Cambridge đến Denis Port thành ra tôi nhận tin có lẽ chậm mất một ngày. Tôi chạy vội đến chỗ Jenny đang đứng trông mấy đứa trẻ đang đá bóng (hay đá nhau), và bằng một giọng hệt tài tử Boga, tôi gọi:
- Này em, lại đây.
- Gì đấy...
- Lại đây em - tôi nhắc lại với một vẻ hách dịch làm nàng phải đi theo tôi.
- Gì đấy, Oliver... Có nói đi không nào...
Tôi cứ tiếp tục bước, oai nghiêm và lạnh lùng.
- Lên thuyền, - tôi giơ tay chỉ chiếc thuyền, bằng đúng bàn tay đang cầm bức thư mà nàng vẫn chưa nhận ra.
- Oliver, em còn phải trông bọn trẻ, - nàng phản kháng nhưhg vẫn ngoan ngoãn nghe lời.
- Oliver, cuối cùng anh có kể là có việc gì đi không nào...
Bây giờ thuyền chúng tôi đã cách xa bờ khoảng một trăm mét. Tôi tuyên bố:
- Anh muốn báo với em tin này.
- Không nói được trên bờ à... Hả nỡm... - nàng thét lên.
- Không! Không nói được! - Tôi cũng hét lên. (Hai chúng tôi không ai nổi cáu gì đâu, nhưng vì gió thổi khá mạnh nên chúng tôi buộc phải hét lên mới nghe được nhau). Anh chỉ muốn có riêng mình anh với em. Này, nhìn xem anh nhận được cái gì đây này.
Tôi giơ ra bức thự Nàng nhận ra ngay nơi gửi in ngoài phong bì.
- A... trường luật Harvard. Họ tống cổ anh à...
- Lạc quan quá nhỉ. Thử đoán lại xem nào, - tôi gào lên:
- Anh nhất lớp à... - Nàng đoán.
Tôi bỗng thấy gần như hổ thẹn!
- Không hẳn vậy. Thứ ba.
- Ê! Thứ ba thôi à...
- Nghe này... như vậy cũng có nghĩa là anh sẽ được cộng tác với Tạp chí luật học
Vẻ mặt nàng hoàn toàn không bộc lộ một cảm nghĩ gì.
- Nhưng mà, Jenny - giọng tôi gần như rên rỉ - em nói một câu gì đi chứ...
- Chưa nói chừng nào em chưa gặp mặt người nhất và người nhì.
Tôi nhìn nàng, mong thấy xuất hiện trên gương mặt nàng cái nụ cười mà tôi biết nàng đang ghim lại.
- Jenny này... - tôi van vỉ.
- Em đi đây. Xin chào.
Nói xong, nàng nhảy ngay xuống nước. Tôi nhào người xuống theo và một giây sau, hai chúng tôi cùng bám lấy thành thuyền, cười như nắc nẻ. Tôi giở giọng triết lý:
- Em thấy không, dù sao em đã phải nhảy xuống nước để chúc mừng anh.
- Đừng lên mặt quá, anh ơi. Thứ ba thì bao giờ vẫn chỉ là thứ ba thôi.
- Này em, ngốc ơi, - tôi bảo.
- Gì vậy hả ngốc... - nàng đáp.
- Công em rất nhiều, - tôi nói, giọng thành thực.
- Sai rồi, ngốc ạ, sai rồi.
- Sai... Tôi hỏi lại, hơi ngạc nhiên.
- Công em tất cả.
Tối hôm đó, chúng tôi bỏ ra hai mươi ba đôla cho một bữa tôm hùm tại một tiệm ăn cực sang ở Yarmouth. Jenny vẫn chưa chịu phát biểu điều gì cho đến khi biết thêm về hai anh chàng, nói như nàng, đã "hạ" tôi.
Kể ra có vẻ ngớ ngẩn song tôi quý nàng đến nỗi vừa về đến Cambridge là tôi lao đi tìm hiểu xem hai gã kia là ai. Tôi nhẹ người đi được biết gã thứ nhất là Erwin Blasband. Khoá City College năm 1964, loại học gạo, không có dáng thể thao, đeo kính cận, hoàn toàn không phải là loại người hợp sở thích của Jenny và gã thứ nhì thì không phải là gã mà là một cô gái tên là Bella Landau, khóa Bryn Mawr năm 1964. Rất may là Bella Landau lại khá kháu khỉnh (đối với một cô sinh viên luật) làm tôi có thể chọc được Jenny đôi chút về "chi tiết trong những buổi tối tôi ở lại làm việc muộn tại Gannett House", trụ sở Tạp chí luật học. Khi tôi muộn là muộn thật sự. Nhiều lần tôi phải làm việc đến hai ba giờ sáng mới về tới nhà. Nghĩa là phải theo sáu lớp, cộng với việc biên tập tờ báo, ngoài ra chính tôi đã viết được một bài trên một tờ báo (Bài Sự trợ giúp pháp lý đối với dân nghèo đô thị: khảo cứu về quận Roxbury, thành phố Boston của Oliver Barrett IV. Tạp chí luật học, số tháng 3 - 1966 tr. 861 - 908)
- Một bài viết tốt, quả là một bài viết tốt.
Đó là tất cả những gì mà ông chủ být Joel Fleishman nhắc đi nhắc lại mãi. Thành thực mà nói, tôi hy vọng sẽ nhận được một lời khen dài hơn của một người năm tới sẽ phụ tá cho thẩm phán Tòa án tối cao Douglas. Nhưng ông chỉ nói thế sau khi đọc bản thảo cuối cùng của tôi, Jenny đã bảo tôi là bài báo "sắc bén, thông minh và rất khéo". Fleishman không đánh giá nổi như nàng à...
- Fleishman bảo đây là một bài tốt, Jenny ạ.
- Em thức đến giờ này chỉ nghe có thế thôi à... Ông ta kh6ng nhận xét gì về cách khảo cứu, sưu tầm tài liệu, văn phong và gì gì nữa à...
- Không, Jenny ạ. Ông ấy chỉ bảo là tốt, thế thôi.
- Thế anh làm gì đến bây giờ mới về...
Tôi khẽ nháy mắt:
- Anh có việc bận với Bella Landau.
- À! - Nàng khẽ thét lên.
Tôi không đọc được ý gì trong giọng nàng. Tôi hỏi thẳng:
- Em có ghen không...
- Không. Chân em đẹp hơn chân cô ấy nhiều.
- Em có biết lập hồ sơ cho một vụ kiện không...
- Thế cô ấy biết làm mì thanh kiểu không...
- Có chứ. Chính tối nay cô ấy đã đem đến Gannett House. Mọi người đều bảo mì ấy ngon như cặp chân em ấy.
- Đúng thế - nàng nói.
- Em còn nói được gì nữa nào...
- Bella Landau có trả tiền nhà cho anh không...
- Thôi xin chịu - Tôi đáp - dại quá sao anh không chịu kết thúc lúc mình đang thắng.
- Bởi vì, anh Dự bị ơi, với em thì anh không bao giờ thắng - người vợ yêu thương của tôi nói.
Chương 15
Chúng tôi mãn khóa theo đúng thứ tự ấy.
Tôi muốn nói với Erwin, Bella và tôi là ba người đứng đầu kỳ thi tốt nghiệp trường luật. Giờ vinh quang đã điểm. Những cuộc hẹn gặp, những lời mời mọc của các công sở tự Những đề nghị nồng nhiệt, những công việc tuyệt diệu. Quay đầu về phía nào, tôi cũng có cảm tưởng như thấy ai đó vẫy một lá cờ trên đề dòng chữ "Đến làm việc chỗ chúng tôi, ông Barrett".
Nhưng tôi chỉ đi theo những lá cờ màu xanh đô lạ Nói như vậy không phải tôi là kẻ hám tiền. Nhưng tôi gạt ngay những hướng đi chỉ được mội tiếng tăm như làm việc tại văn phòng một quan tòa hay vào bộ tư pháp chẳng hạn, mà chọn một công việc tốt tương đối cuối cùng xóa bỏ từ "chắt bóp" trong ngôn ngữ hằng ngày của vợ chồng chúng tôi.
Tuy tôi đứng thứ ba, nhưng trong cuộc chạy đua tìm những chỗ tốt nhất trong ngành luật, tôi có một thuận lợi vô song. Tôi là người duy nhất trong số mười người đứng đầu không phải là Do Thái (kẻ nào bảo điều đó không hề gì là nói láo). Tôi xin thề với các bạn là hàng chục công ty sẵn sàng quỳ mọp xuống chân một kẻ chỉ đỗ có bằng luật sư thường nhưng có dòng dõi lâu đời. Nay các bạn hãy nhìn vào trường hợp kẻ hèn mọn này: cộng tác viên của Tạp chí luật học nhé, cầu thủ vô địch hội All Ivy nhé, tốt nghiệp Harvard nhé, và còn gì gì nữa. Dễ có đến hàng đoàn người đánh lộn nhau tranh giành cái tên và số hiệu của tôi để ghi trên đầu giấy viết thư của công ty họ. Tôi có cảm tưởng tôi như cái vé số độc đắc và tôi khoái lắm.
Có một đề nghị của một công ty ở Los Angeles làm tôi đặc biệt phân vân. Vị đi tuyển người là ông... (xin miễn nêu tên để khỏi bị kiện cáo lôi thôi) cứ lải nhải với tôi:
- Ông Barrett thân mến, ở vùng chúng tôi, muốn cái ấy bao nhiêu cũng có. Cả ngày lẫn đêm, thậm chí tôi có thể bảo đưa đến tận phòng làm việc của ông!
Không phải vì vợ chồng chúng tôi không thích gì California nhưng dù sao tôi cũng muốn biết ông... đích thực định ám chỉ cái gì. Jenny và tôi thử tưởng tượng ra mọi khả năng khá điên rồ, nhưng (Để xua ông... đi, cuối cùng tôi đành phải bảo rằng "cái ấy" thì tôi hoàn toàn không quan tâm. Ông ta tiu nghỉu) có lẽ cũng chưa đủ điên rồ đối với Los Angeles.
Sự thực là, chúng tôi đã quyết định ở lại bờ biển miền Đông. Chúng tôi còn nhận được hàng chục đề nghị rất mê từ Boston, New York, Washington. Có lúc Jenny nghĩ Washington là tốt ("Ollie ở đấy anh có thể ngắm Nhà Trắng"). Nhưng tôi thì nghiêng về New York. Thành thử, với sự thỏa thuận của vợ tôi, cuối cùng tôi nhận lời mời của Văn phòng luật sư "Janas và Marsh", một cơ sở rất có tiếng tăm (ông Marsh đã từng làm bộ trưởng Tư pháp, rất hướng về dân quyền.. Anh có thể vừa làm ăn tốt vừa làm điều thiện - Jenny bảo thế). Nhất là họ thực sự thiết tha tôi. Ông già Janas đã đích thân đến tận Boston mời chúng tôi đi ăn hiệu ở nhà hàng Pier Four và hôm sau lại gửi hoa đến tặng Jenny.
Trong suốt một tuần, Jenny cứ vừa đi vừa hát nho nhỏ một thứ điệp khúc với câu "Janas, Marsh và Barrett". Tôi bảo nàng "đừng hý hửng vội", nhưng nàng đay lại tôi là đừng có lên mặt dạy đời vì chính tôi có lẽ cũng đang hát câu đó trong đầu. Khỏi phải nói là nàng đoán đúng.
Tuy nhiên, cho phép tôi nói thêm là hãng "Janas và Marsh" trả lương cho tôi 11. 800 đô la một năm, tức là đồng lương cao nhất trong số tất cả những người tốt nghiệp khóa chúng tôi.
Các bạn thấy đấy, tôi chỉ đứng thứ ba về mặt học tập thôi.
Chương 16
THAY ĐỔI ĐỊA CHI?
Kể từ ngày 1 tháng bảy năm 1967
Ông bà Oliver Barrett IV
Chuyển đến địa chỉ mới:
263 đường 63 khu Đông, New York
Điện thoại: NY 10021.
- Nghe có vẻ quá là những kẻ mới hỏi - Jenny phản kháng
- Thì chúng mình đúng là những kẻ mới hỏi chứ còn gì? - Tôi đáp
Cộng thêm vào tâm trạng lâng lâng vui sướng của tôi là phụ cấp xe hơi hàng tháng của tôi nay gần bằng tiền thuê nhà hồi ở Cambridge! Mà trụ sở hãng "Janas và Marsh" chỉ cách chỗ chúng tôi ở có mười phút đi bộ (hoặc đi khệnh khạng - tôi thích lối đi này hơn), và các cửa hàng sang trọng như cửa hàng Bonwit's, vân vân, cũng cách xa có chừng ấy nên tôi yêu cầu bà vợ ngốc nghếch của tôi mở ngay tài khoản tại các cửa hàng đó và bắt đầu tiêu pha.
- Để làm gì, Oliver?
- Vì anh muốn để người ta bóc lột mình, Jenny ạ.
Tôi gia nhập câu lạc bộ Harvard ở New York, nhờ có Raymon Stratteton, khóa 1964 giới thiệu. Anh này vừa xuất ngũ xong. Ray và tôi mỗi tuần chơi Squat với nhau ít nhất ba buổi, và tôi định thầm trong bụng là ba năm nữa sẽ phải trở thành vô địch câu lạc bộ. Không biết có phải vì tôi đã lại xuất hiện trên đất đai Harvard hay không, hay là vì tin về những thành công của tôi ở trường Luật đã lan rộng (tôi xin thề không phải đi đâu cũng khoe đồng lương của mình) nhưng dù sao, sự thể là các "bạn bè" của tôi lại tìm được tôi. Chúng tôi dọn nhà đúng giữa hè (tôi lại phải theo một lớp cấp tốc để thi lấy bằng được cãi tại New York) nên những lời mời đầu tiên là mời vào những ngày nghỉ cuối tuần.
- Kệ họ, Oliver ạ. Em không muốn phí mất hai ngày nói chuyện dở hơi với một lũ Dự bị vô vị.
- Tùy em, nhưng anh biết trả lời họ thế nào?
- Bảo họ là em có mang.
- Có thật à? - Tôi hỏi.
- Chưa nhưng nếu chúng mình ở nhà trong ngày nghỉ cuối tuần này thì em có thể có thật đấy.
***
Chúng tôi đã chọn được một cái tên rồi. Hay nói cho đúng hơn là tôi đã chọn và nghĩ là đã thuyết phục được Jenny đồng ý. Tôi bảo nàng, khi lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này:
- Em này... đừng cười anh nhé.
Lúc ấy nàng đang ở trong bếp (một cái bếp hiện đại, mọi thiết bị và đồ dùng bếp tuyền màu vàng với những sắc độ khác nhau, có cả máy rửa bát).
- Chuyện gì đấy anh? - Nàng hỏi, tay vẫn không ngừng thái cà chua ra thành khoanh.
- Anh thực sự thích cái tên Bozo này lắm.
- Anh nói thật đấy à?
- Ừ, thành thật mà nói, anh thích cái tên đó.
- Anh sẽ đặt tên cho con trai chúng mình là Bozo à? - Nàng hỏi lại.
- Ừ, Bozo đó là tên của một nhà siêu vô địch đấy.
- Bozo Barrett, - nàng thử phát âm và lắng tai nghe.
- Rồi em sẽ thấy, nó sẽ khét tiếng cho mà xem, - tôi nói tiếp, càng nói càng tin ở lời mình hơn. - Bozo Barrett, trung phong vĩ đại đội hockey trường Harvard, quán quân đội All Ivy.
- Nhưng, Oliver... giả sử, thử giả sử thật... nhỡ thằng bé lẻo khẻo lèo khèo thì sao?
- Không thể thế được, với những gien di truyền mà nó được thừa hưởng. Anh cam đoan với em.
Tôi thực sự nghĩ như vậy. Và ý nghĩ Bozo bây giờ choáng hết tâm trí tôi trong suốt chặng đường đi về hàng ngày giữa nhà và sở.
Tôi lại bàn tiếp vào bữa tối. Chúng tôi đã mua được bát đĩa sứ Đan Mạch rất đẹp. Tôi bảo Jenny:
- Thằng Bozo sẽ rất to khỏe. Nếu nó có bàn tay như em, ta vẫn có thể cho nó làm hậu vệ.
Nàng chỉ cười giễu tôi trong bụng, chắc đang tìm câu gì đó để phá tan ảo tưởng nên thơ của tôi. Nhưng không nghĩ ra được điều gì thật ác độc nên nàng chỉ cắt bánh ngọt, đưa cho tôi một miếng. Tôi nói tiếp, mồm đầy bánh:
- Jenny, em thử tưởng tượng xem 110 ki lô với một sức bật dẻo dai.
- 110 kilô ư? Gien di truyền chúng mình làm gì có đến 110 kilô?
- Chúng mình sẽ cho nó ăn, uống ra trò. Cho nó các chất dinh dưỡng đặc biệt, các sinh tố, đủ hết - một chế độ ăn thúc cao độ.
- Thế à, nhỡ nó không chịu ăn thì sao?
- Nó phải ăn chứ, mẹ kiếp, - tôi nói, cảm thấy bắt đầu nóng mắt đối với thằng nhó chẳng bao lâu nữa sẽ ngồi vào bàn ăn cùng chúng tôi mà lại không chịu hợp tác thực hiện các kế hoạch mà tôi vạch ra vì những thắng lợi thể thao của nó. Nó phải ăn, không thì anh đập vỡ mõm nó ra.
Lần này Jenny nhìn thẳng vào đôi mắt tôi và mỉm cười.
- Anh không đánh được nó đâu nếu nó nặng 110 kilô.
- Đúng thế, đúng thế - Jenny dứ dứ chiếc thìa cảnh cáo tôi, - nhưng khi nó nặng từng ấy kilô, em khuyên anh nên co chân lên cổ mà chạy.
Nói rồi nàng cười như nắc nẻ.
Kể cũng khôi hài, nhưng trong khi nàng cười tôi tưởng tượng ra một thằng bé nặng 110 kilô, người hãy còn quấn tã, đang rượt đuổi tôi tại Công viên trung ương, miệng la hết: "Này anh kia, liệu mà cư xử với mẹ tôi". Mong sao Jenny can ngăn nó đừng nghiền nát tôi ra như cám.
Chương 17
Sinh được đứa con không phải là dễ.
Thực vậy, kể cũng khá kỳ quặc khi nghĩ rằng có những cặp vợ chồng trong những năm đầu chung sống thì tìm cách không có con, nhưng sau lại thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, đầu óc lúc nào cũng lo sao cho có thai chứ không phải lả tránh thụ thai nữa.
Điều đó cuối cùng có thể trở thành một chuyện ám ảnh người tạ Nó có thể làm cho cái khía cạnh tuyệt diệu nhất trong sinh hoạt của một cặp vợ chồng hạnh phúc mất đi mọi vẻ tự nhiên và tự phát. Phải tính ngay (cái động từ ghê tởm làm người ta liên tưởng đến một cái máy tính) ... phải tính ngày cho việc yêu đương sao cho nó phù hợp với các quy luật, với lịch, với một chiến lược đã vạch ra (Anh tính xem sáng mai có phải là tốt hơn không, Oliver...) nó có thể làm cho người ta khó chịu, kinh tởm và cuối cùng là hoảng hốt.
Đến khi thấy rằng những hiểu biết thông thường của mình cũng như cố gắng lành mạnh bình thường (giả định như vậy) của mình để làm cho nòi giống "sinh sôi nẩy nở" không đem lại một kết quả nào, thì trong đầu óc có thể nảy sinh ra những ý nghĩ kinh khủng nhất.
- Chắc ông hiểu "vô sinh" với "cường tráng" là hai điều hoàn toàn không dính dáng với nhau chứ...
Đó là lời bác sĩ Mortimer Sheppard nói với tôi trong lần đầu gặp ông khi Jenny và tôi quyết định phải đi hỏi ý kiến thầy thuốc.
- Anh ấy hiểu, bác sĩ ạ, - Jenny trả lời thay cho tôi. Tuy tôi chưa bao giờ hé ra với nàng, nhưng nàng biết là tôi không thể chịu nổi ý nghĩ là mình vô sinh - dù chỉ là khả năng có thể bị vô sinh thôi. Ngay giọng nàng chẳng đã để lộ ý là nàng mong rằng nếu như có ai trục trặc thì sự trục trặc đó nên ở về phía nàng đấy ư...
Nhưng đây chỉ là bác sĩ giải thích mọi điều cho chúng tôi hay, ngay cả điều xấu nhất, trước khi tuyên bố là rất có thể không có gì trục trặc ở cả hai người, và chẳng bao lâu chúng tôi có thể trở thành những ông bố bà mẹ hạnh phúc. Nhưng cố nhiên, ông cho tiến hành một loạt xét nghiệm ở cả hai vợ chồng chúng tôi. Đủ mọi thứ xét nghiệm y học có thể có (Tôi không muốn kể lại các chi tiết phiền toái của việc kiểm tra toàn thân).
Chúng tôi đến làm xét nghiệm vào ngày thứ hai, Jenny ban ngày, còn tôi thì sau giờ làm việc (tôi bị ngập đến tận cổ trong thế giới pháp lý). Bác sĩ Sheppard yêu cầu Jenny trở lại hôm thứ sáu, bảo là người nữ y tá của ông có sự nhầm lẫn gì đó và muốn kiểm tra lại một số mặt. Khi Jenny về kể lại với tôi về lần khám thứ hai, tôi bắt đầu ngỡ ngàng rằng có lẽ ông ta đã phát hiện ra sự trục trặc ở về phía nàng rồi. Chắc nàng cũng nghĩ thế. Cái cớ y tá nhầm lẫn là nhàm rồi.
Khi bác sĩ gọi điện thoại đến tôi ở văn phòng hãng "Janas và Marsh", thì tôi gần như tin chắc là như vậy. Ông hỏi tôi có thể ghé qua chỗ ông trước khi về nhà được không. Khi được biết không phải là một cuộc gặp tay ba ("Tôi vừa mới nói chuyện với bà Barrett hôm nay xong") thì những điều trước đó tôi còn nửa tin nửa ngờ đã được khẳng định: Jenny không thể có con. Aáy, cẩn thận nào, chớ khẳng định một cách tuyệt đối, Oliver. Nên nhớ bác sĩ Sheppard cho biết có những cách như phẫu thật chỉnh hình và có những cách điều trị khác nũa. Nhưng tôi không làm sao tập trung vào công việc được, mà cứ chờ đến năm giờ chiều là quá ngốc. Tôi bèn gọi lại điện thoại cho bác sĩ hỏi ông có thể tiếp tôi ngay đầu buổi chiều được không. Ông ta bảo được.
Đến nơi, tôi đi thẳng vào vấn đề.
- Ông đã biết lỗi ở ai rồi hả...
- Ông Oliver, tôi thực sự không muốn dùng chữ "lỗi" - bác sĩ trả lời.
- Thôi được rồi. Có phải ông đã biết trong hai chúng tôi ai là người trục trặc rồi phải không...
- Đã. Đó là Jenny.
Tôi đã ít nhiều được chuẩn bị tinh thần nhưng giọng nói dứt khoát của bác sĩ vẫn làm tôi choáng váng. Ông ta không nói gì thêm nên tôi nghĩ ông ta chờ đợi nói lên cảm nghĩ của mình.
- Thôi được, đã vậy, chúng tôi sẽ nhận con nuôi. Cái chính là vợ chồng chúng tôi yêu quý nhau, có phải không...
Lúc bấy giờ ông mới nói với tôi:
- Ông Olier ạ, vấn đề nghiêm trọng hơn thế. Bệnh bà nhà rất nặng.
- Xin ông cho biết rất nặng là thế nào...
- Bà nhà không thể qua khỏi, bà nhà sắp chết.
- Không thể thế được! - Tôi thét lên.
Và tôi chờ ông bác sĩ bảo với tôi rằng tất cả chuyện này chỉ là một trò đùa tàn nhẫn.
- Đúng thế. Ông Oliver ạ. Tôi rất đau lòng phải báo tin cho ông biết.
Tôi vẫn khăng khăng bảo rằng ông ta nhầm, rằng người y tá ngu ngốc của ông đã lại một lẫn nữa chụp quang tuyến sai hay nhầm lẫn cái gì đó không biết nữa. Ông trả lời với tất cả sự thương cảm là người ta đã phân tích máu của Jenny ba lần. Không còn mảy may điều gì hoài nghi trong sự chẩn đoán. Cố nhiên, ông sẽ gửi chúng tôi... tôi... Jenny đến một nhà huyết học. Theo ý ông thì...
Tôi khoát tay ngắt lời ông. Tôi muốn im lặng trong một phút. Chỉ cần im lặng để cho sự việc thấm kỹ vào người tôi. Tôi bỗng vụt nẩy ra một ý nghĩ:
- Ông đã nói với Jenny như thế nào...
- Bảo cả hai người đều bình thường.
- Nhà tôi tin chứ...
- Tôi chắc là tin.
- Khi nào thì phải nói sự thật với nhà tôi...
- Hiện nay điều đó là tùy ở ông.
Tùy ở tôi! Tôi thậm chí thấy không thở nổi.
Bác sĩ giải thích với tôi rằng về dạng bệnh máu trắng của Jenny hiện nay chỉ có cách điều trị tạm thời cho đỡ thôi chứ không thể khỏi hẳn. Chỉ có thể làm giảm nhẹ bệnh đôi chút, kéo dài bệnh ra thôi. Bởi vậy cho nên hiện nay báo cho nàng biết hay không là tùy ở tôi. Có thể hoãn lại ít lâu để điều trị đã.
Nhưng thực ra lúc này tôi chỉ nghĩ được tại sao lại phi lý đến thế.
- Nàng mới hai mươi bốn tuổi đầu! - Tôi nói với bác sĩ - hình như thét lên.
Ông ta gật đầu, thái độ kiên nhẫn, vì đã biết rõ tuổi Jenny nhưng cũng đồng thời cũng hiểu rõ điều đó đau đớn cho tôi đến nhường nào. Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi không thể cứ ngồi mãi trong phòng khám bệnh của ông được. Tôi hỏi tôi bây giờ phải làm gì. Tôi muốn là tôi, tôi phải làm gì. Ông bảo tôi là phải càng tỏ ra bình thường càng tốt và càng lâu càng tốt. Tôi cảm ơn ông rồi về.
Bình thường! Làm sao mà bình thường được!
Chương 18
Tôi bắt đầu nghĩ đến Chúa Trời.
Tôi muốn nói là ý nghĩ có một Đấng Tối Cao tồn tại ở đâu đó len vào những suy nghĩ thầm kín của tôi. Không phải vì tôi muốn đấm vào mặt Ông ấy, đánh vỡ mặt Ông ấy, vì cái việc mà Ông ấy sắp sửa gây ra cho tôi... nói đúng hơn là Jennỵ Không, những suy nghĩ tôn giáo của tôi hoàn toàn ngược lại. Chẳng hạn, tôi có những ý kiến ấy vào lúc buổi sáng khi tỉnh dậy thấy Jenny bên cạnh. Vẫn còn ở bên cạnh. Tôi đau lòng, khó chịu nữa, nhưng lúc đó tôi hy vọng là có một ông Chúa Trời để tôi có thể cảm ơn ông tạ Xin cảm ơn Chúa Trời cho tôi tỉnh dậy được thấy Jenny.
Tôi hết sức cố gắng cư xử cho thật bình thường, vì vậy, tôi để nàng sửa soạn bữa ăn sáng, cùng những việc hàng ngày khác, vân vân.
- Anh đến gặp Stratteton hom nay à... - Nàng hỏi tôi trong khi tôi uống một tách bột ngũ cốc pha sữa thứ hai của tôi.
- Ai hả em...
- Raymon Stratteton, khóa 1964, bạn thân nhất của anh, bạn cùng phòng của anh trước khi có em.
- Ừ nhỉ. Hôm nay là ngày anh hẹn đến chơi squat với anh ấy. Có lẽ anh sẽ báo lại là hoãn.
- Kém quá.
- Em bảo sao, Jenny...
- Đừng có hoãn các buổi đánh squat đi. Em không muốc có một người chồng nhu nhược.
- Thôi được, nhưng chúng mình sẽ đi ăn hiệu nhé.
- Vì cớ gì... Nàng hỏi.
- Lại phải có "cớ" nữa... - Tôi hét lên, cố bắt chước những cơn giận giả vờ quen thuộc của tôi - Anh không thể dẫn vợ anh đi ăn hiệu nếu anh muốn được à...
- Cô nào đấy, anh Barrett... Cô ấy tên là gì... Jenny hỏi.
- Em nói cái gì thế...
Nàng giải thích:
- Này anh, nếu anh cảm thấy buộc phải dẫn vợ anh đi ăn hiệu ngày thường thì đó là vì anh hôn bậy hôn bạ Ở đâu rồi.
- Jenny - Tôi hét lên, lần này thì thực sự bị xúc phạm - Anh không muốn có lối ăn nói ấy trong bữa ăn sáng.
- Thế thì anh liệu mà lê xác về nhà bữa tối nhé. Rõ chưa...
- Rõ.
Tôi còn nói với ông Chúa Trời ấy, dù ông ấy là ai và ở đâu, rằng tôi hoàn toàn bằng lòng, sung sướng chấp nhận tình trạng cứ y nguyên như thế này. Thưa ông, tôi có bị đau đớn khắc khoải cũng không sao, không sao hết nếu chỉ mình tôi biết và Jenny không hay biết gì. Ông có nghe tôi nói không. Đức Chúa Trời... Ông đòi giá nào cũng xin chịu.
***
- Anh Oliver này.
- Dạ.
Ông Janas đã cho gọi tôi đến phòng làm việc của ông.
- Anh biết vợ Beck rồi chứ... - Ông Janas hỏi tôi.
Cố nhiên tôi biết. Robert L. Beck, phóng viên nhiếp ảnh của tạp chí Đời sống đã bị cảnh sát Chicago đáp đập khi anh ta đang tìm cách chụp ảnh một cuộc biểu tình. Ông Janas coi đây là một trong những vụ quan trọng nhất của hãng.
- Tôi biết là bọn cảnh sát đánh đập anh ấy - tôi thưa với ông Janas bằng một giọng thư thái (ha! Ha!)
- Tôi muốn anh nhận lấy việc này, anh Oliver ạ.
- Chính tôi...
- Anh có thể đem theo một tay nào trẻ đi cùng. Ông nói tiếp.
Một tay nào trẻ... Tôi chính là người trẻ nhất trong hãng. Dẫu vậy, tôi hiểu ý ông. Ý ông muốn bảo là Oliver, mặc dầu anh còn trẻ tuổi, nhưng anh đã là một trong những người kỳ cựu của hãng, một người chỉ đạo công việc của hãng ta, Oliver ạ.
- Xin cảm ơn ông - tôi nói.
- Bao giờ anh có thể đi Chicagỏ - Ông lại hỏi.
Tôi đã quyết định không hở ra một lời nào với ai hết, mình tôi chịu toàn bộ gánh nặng. Vì vậy tôi bịa ra những lý do nhăng nhít với ông già Janas. Tôi cũng không nhớ chính xác tôi đã kể gì với ông ấy, tại sao tôi thấy không thể rời New York đi đâu trong thời này, thưa ông. Và tôi mong ông thông cảm chọ Nhưng tôi biết ông thất vọng trước cách ứng xử của tôi với một việc rõ ràng là một cử chỉ rất có ý nghĩa của ông. Ôi, thưa ông Janas, giá mà ông biết lý do thực sự!
Một điều ngược đời: Oliver Barrett IV rời nơi làm việc sớm hơn nhưng lại đi về nhà chậm chạp hơn. Giải thích thế nào đây...
Tôi đã nhiễm thói quen dán mắt vào tủ kính các cửa hàng ở Đại lộ Năm: ngắm nhìn tất cả những thứ tuyệt vời, ngu ngốc và ngông cuồng lẽ ra tôi đã mua cho Jenny nếu như tôi không buộc phải duy trì sự gian dối là mọi chuyện ... vẫn bình thường.
Đúng thế, tôi sợ về nhà. Bởi vì bây giờ, mấy tuần sau ngày tôi biết sự thật, Jenny bắt đầu gầy đi. Chỉ gầy một chút thôi, chính nàng có lẽ cũng không nhận thấy. Nhưng tôi vì đã biết nên nhận thấy.
Tôi còn nhìn cả tủ kính các hãng hàng không: Brazil, quần đảo Caribean, Hawaii ("Qúy vị hãy bỏ lại mọi nỗi ưu phiền lo lắng... hãy bay về nơi có ánh mặt trời! ") vân vân. Đúng chiều hôm ấy, hãng hàng không TWA quảng cáo các chuyến du lịch sang châu Aâu ngoài vụ nghỉ hè: London cho những ai thích mua sắm. Paris cho những ai đang yêu...
***
"Còn học bổng cho em thì sao... Và còn Paris nữa nơi em chưa bao giờ đặt chân tới...
- Còn đám cưới chúng mình...
- Ai nói đến cưới xin đấy nhỉ...
- Anh, bây giờ anh nói đến chuyện ấy đấy.
- Anh định lấy em ư...
- Ừ.
- Vì lẽ gì"
***
Tôi dẫn ra những đảm bảo khá uy tín đến nỗi tôi đã có một tấm thẻ Dinner Club. Chỉ cần ký tên vào chỗ dòng để trống là tôi trở thành người hãnh diện sở hữu hai tấm vé (hạng nhất nhé) đi Thành phố của Những Ai Đang Yêu.
Về đến nhà, tôi thấy sắc mặt Jenny nhợt nhạt và tái xám, nhưng tôi hy vọng ý đồ ngông cuồng của tôi sẽ đem lại đôi chút sắc hồng trên đôi má nàng. Tôi nói:
- Xin bà Barrett thử đoán xem có chuyện gì nào...
- Anh bị đuổi rồi chứ gì... - Người vợ lạc quan của tôi đáp.
- Không phải. Nhầm rồi - Tôi giơ hai tấm vé - Chúng ta bay, bay đi xạ Tối mai, ta vù đi Paris.
- Dớ dẩn - nàng nói, nhưng với giọng nhẹ nhàng, không giả vờ hung hăng như mọi khị Ở miệng nàng lúc này, những tiếng ấy nghe như những từ yêu thương, - Oliver, anh thật dớ dẩn.
- Xin em nói rõ "dớ dẩn" là thế nào...
- Ollie - giọng nàng vẫn nhẹ nhàng - chúng mình sẽ không làm như vậy.
- Làm gì... - Tôi hỏi.
- Em không thích sang Paris, em không cần gì Paris. Em chỉ cần có anh...
- Anh thì em có rồi, em yêu, tôi ngắt lời nàng với vẻ vui đùa giả tạo.
- Và em cần thời gian nữa - nàng nói tiếp - điều mà anh không thể cho em được.
Đến lúc bấy giờ nhìn vào mặt nàng. Đôi mắt nàng đượm một vẻ buồn bã khôn tả. Buồn một cách riêng tôi hiểu. Đôi mắt ấy như nói rằng nàng rất ân hận, ân hận đối với tôi.
Chúng tôi cứ đứng như thế ôm lấy vai nhau, im lặng. Nếu một trong hai chúng tôi khóc, cả hai hãy cùng khóc. Nhưng tốt hơn là không ai khóc.
Sau đó, Jenny kể lại với tôi là nàng cảm thấy "người như phải gió thế nào ấy" nên nàng đã đến gặp lại bác sĩ Sheppard, không phải để đến thăm bệnh mà để hỏi cho ra nhẽ. Để ông ta bảo thẳng cho nàng biết nàng làm sao mới được... Và ông ta đã bảo.
Tôi cảm thấy khá có lỗi đã không phải là người báo tin đó cho nàng biết. Nàng cảm thấy thế và cố ý nói lân la vài câu vớ vẩn.
- Một gã ở trường Ien, Oliver ạ.
- Ai hả Jenny...
- Akeman, tay bác sĩ huyết học ấy. Hắn học ở Ien từ đầu đến cuối, kể cả môn y.
- Thế ư... - Tôi nói, biết rằng nàng cố đem lại một đôi nét bông lơn vào những sự việc bi thảm.
- Ít ra hắn cũng biêt đọc biết viết chứ...
- Cái đó thì còn phải xem - Bà Oliver Barrett IV Radcliffe khóa 64, mỉm cười - Nhưng hắn biết nói, mà em thì đang cần người biết nói.
- Thế thì ta coi tay bác sĩ trường Ien ấy là "được"
- Được, nàng nói.
Chương 19
Bây giờ ít ra tôi không còn sợ về nhà. Tôi không khiếp sợ sự việc phải "cư xử cho bình thường". Jenny và tôi lại cùng nhau chia xẻ mọi điều trong cuộc sống, cả cái ý nghĩa ghê tởm và khủng khiếp là biết chắc rằng thời gian chung sống với nhau của chúng tôi nay đã tính từng ngày.
Chúng tôi có những việc phải bàn bạc với nhau những việc mà những cặp vợ chồng hai mươi bốn tuổi thường không đề cập.
- Em trông mong anh sẽ cứng cỏi, nhà vô địch ạ, - nàng bảo tôi.
- Nhất định rồi, nhất định rồi - tôi trả lời mà trong lòng tự hỏi không biết Jenny vốn bao giờ cũng đọc được hết ý nghĩ của tôi liệu có đoán nhà vô địch vĩ đại của nàng đã thấy sợ rồi không.
Nàng nói tiếp:
- Em muốn nói là anh phải cứng cỏi để làm chỗ dựa cho bố. Đối với bố việc này quá nặng nề. Còn anh, dẫu sao anh sẽ là người chồng góa vợ vui vẻ.
- Anh sẽ không vui vẻ đâu.
- Anh phải vui vẻ. Em muốn anh vui vẻ. Anh có nghe em không...
- Nghe.
- Thế thì được.
***
Hôm ấy là gần một tháng sau, đúng vào lúc sau bữa ăn tối Jenny vẫn tiếp tục làm bếp, nàng muốn thế. Cuối cùng tôi cũng đã thuyết phục được nàng để tôi giành lấy việc thu dọn (tuy nàng gắt với tôi bảo rằng "đây không phải là việc của đàn ông"). Tôi đang cất dọn bác đĩa trong khi nàng chơi piano bản Chopin, bỗng nghe thấy nàng dừng lại giữa chừng một bản Dạo đầu. Ngay lập tức tôi lao vào phòng khách và thấy nàng ngồi yên bất động trên ghế.
- Sao em, Jennỷ - Tôi hỏi với nhiều ý ngầm.
Nàng trả lời tôi bằng một câu hỏi khác:
- Anh có tiền trả taxi không...
- Có chứ - tôi đáp - Em muốn đi đâu...
- Chẳng hạn... đến bệnh viện.
Trong lúc làm những động tác chớp nhoáng liền ngay sau, tôi hiểu ra rằng điều đó đã xảy ra. Jenny sẽ ra đi khỏi căn nhà chúng tôi để không bao giờ trở lại nữa. Trong khi nàng ngồi đó và tôi xếp một vài thứ cần dùng cho nàng, tôi tự hỏi không biết nàng đang nghĩ đến cái gì. Ý tôi muốn nói về gian phòng: nàng muốn nhìn vào cái gì để nhớ lại sau này...
Không nhìn vào cái gì cả. Nàng ngồi yên không nhúc nhích và đôi mắt nàng không đặt vào đâu cả.
- Em ơi - tôi nói, - Em có muốn đem theo cái gì không em...
- Hừm - nàng lắc đầu ra hiệu bảo không, nhưng rồi như để nghĩ lại, nàng nói thêm: - Anh.
***
Không dễ gọi được taxi đúng vào giờ tan rạp hát. Người gác cổng huýt còi vung tay y như một trọng tài hockey trong lúc lộn xộn. Jenny dựa vào người tôi và tôi thầm mong taxi không bao giờ đến để nàng cứ thế dựa vào người tôi mãi mãi. Nhưng cuối cùng có một xe, và tài xế - may cho chúng tôi - thuộc loại vui tính. Khi biết chúng tôi đến bệnh viện Mount Sinai bác ta nhập ngay vào cuộc:
- Đừng lo, các bạn trẻ ạ. Các bạn được gửi gấm vào những bàn tay đáng tin cậy đấy. Bà đỡ và tôi đã cộng tác với nhau từ nhiều năm nay rồi.
Trên ghế sau, Jenny áp sát người vào tôi. Tôi hôn lên mái tóc nàng. Bác tài vui tính hỏi han chúng tôi:
- Con đầu lòng của hai anh chị à...
Jenny đoán chắc là tôi sắp tỏ ra cục cằn với bác này thì nàng thì thầm vào tai tôi:
- Tử tế với người ta nhé, Oliver. Người ta chỉ định tử tế với mình thôi mà.
- Vâng bác ạ - tôi nói, - con đầu lòng. Và nhà tôi thấy người khó chịu, vậy bác có thể bỏ qua mấy cái đèn đỏ được không...
Loáng một cái bác ta đã đưa chúng tôi đến Mount Sinai. Quả thực bác ta rất tử tế, mở cửa xe cho chúng tôi, vân vân. Trước khi đi, bác ta còn nói một thôi một hồi chúng chúng tôi hạnh phúc và may mắn. Jenny cảm ơn bác ta.
***
Nàng tỏ vẻ không đứng vững, tôi định bế nàng vào trong bệnh viện, nhưng nàng gạt đi:
- Không. Không thích bế qua ngưỡng cửa này.
Chúng tôi cùng nhau bước vào và trải qua những chuyện hạnh họe khi nhập viện.
- Anh chị có mua bảo hiểm hay đóng quỹ Tương tế không...
- Không...
(Làm sao chúng tôi có thể nghĩ đến những chuyện dớ dẩn ấy... Chúng tôi còn quá bận mua sắm bát đĩa).
Việc Jenny đến đây cố nhiên không phải là bất ngờ. Bệnh viện đã được báo trước, và nàng bây giờ đã được bác sĩ Bernard Ackerman theo dõi. Ông này, như Jenny đã nói với tôi, là một người giỏi và tốt, tuy đã học ở Ien từ đầu đến cuối.
Bác sĩ Ackerman bảo tôi:
- Chúng tôi sẽ truyền cho bà nhà hồng huyết cầu và tiểu cầu. Đó là những gì cần thiết trong lúc này. Bà nhà hoàn toàn không cần đến những chất chống chuyển hóa.
- Thế nghĩa là thế nào... - Tôi hỏi.
- Đó là một liệu pháp làm chậm đi sự phá hủy của các tế bào, nhưng như bà nhà đã biết... nó có thể có tác dụng phụ, gây khó chịu.
- Này ông bác sĩ - tôi biết tôi căn dặn ông ta là thừa - Vợ tôi là người ra lệnh. Các ông hãy làm tất cả những gì vợ tôi yêu cầu. Công việc của các ông là làm tất cả những gì có thể làm được cho nhà tôi khỏi đau đớn.
- Ông cứ yên tâm, chúng tôi sẽ hết sức chu đáo.
- Tốn kém bao nhiêu đối với tôi không hề gì.
Hình như tôi nói hơi to.
- Việc điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng - bác sĩ nhắc nhở.
- Tốn kém bao nhiêu không sao hết, - tôi nói to.
Tôi đối xử với ông ta quả là thô bạo, nhưng ông vẫn tỏ ra rất kiên nhẫn với tôi. Ông ta giải thích:
- Tôi chỉ muốn nói chúng tôi thực sự không thể biết có thể kéo dài bao lâu... cuộc sống của bà nhà.
- Bất luận thế nào, ông bác sĩ - tôi ra lệnh cho ông chớ quên là tôi muốn vợ tôi được hưởng những thứ gì tốt nhất. Phòng riêng, y tá túc trực, vân vân. Tất cả mọi thứ. Tôi yêu cầu ông như vậy. Tôi có tiền trả hết.
Chương 20
Không thể nào đi chặng đường từ phố 63 Đông, khu Manhattan, New York đến thành phố Boston, bang Massachusetts dưới ba giờ hai mươi phút. Tôi nói thật, chặng đường đó tôi đã thử lái tới giới hạn tối đa, tôi tin chắc không có một loại xe hơi nào, dù là xe nước ngoài hay xe nội địa, dù ngồi ở tay lái là Graham Hill, có thể đi nhanh hơn. Trên xa lộ, tôi giữ chiếc MG của tôi liên tục ở tốc độ 170 km/giờ trong suốt cuộc hành trình.
Tôi đem theo một con dao cạo râu chạy phin và xin cam đoan là tôi đã cạo râu kỹ và thay áo sơ mi trong xe trước khi bước vào những phòng làm việc thâm nghiêm ở đường Statẹ Tuy lúc ấy mới tám giờ sáng mà đã có một vài nhân vật tai to mặt lớn ở Boston chờ vào gặp Oliver Barrett IIỊ Cô thư ký của ông có biết tôi - vẫn điềm nhiên như không khi báo tên tôi qua hệ thống liên lạc nội bộ hữu tuyến.
Cha tôi không ra lệnh "Mời vào".
Cửa phòng ông mở và đích thân ông hiện ra. Ông nói: "Oliver! "
Tính tôi vốn hay quan sát diện mạo con người, tôi nhận thấy ông có vẻ hơi xanh, tóc ông lốm đốm bạc (và có lẽ thưa hơn) so với ba năm trước. Ông bảo:
- Vào đi con.
Giọng nói của ông không bộc lộ gì hết. Tôi bước vào phòng làm việc của ông và ngồi vào "ghế khách".
Cha tôi và tôi nhìn nhau, rồi quay nhìn vơ vẩn những đồ đạc khác trong phòng. Về phần tôi, tôi chọn những thứ trên mặt bàn làm việc của ông để nhìn: cái kéo đặt trong bao da, con dao rọc giấy cán da, một bức aenh mẹ tôi chựp từ lâu, một bức ảnh của tôi (chụp hôm nhận bằng tốt nghiệp trường trung học Exeter).
- Thế nào, con dạo này ra sao... - Ông hỏi tôi.
- Thưa ba, tốt ạ.
- Jenny ra sao...
Tôi không nói dối và lẩn tránh câu hỏi, bằng cách đi thẳng vào vấn đề, nói ngay lý do vì sao tôi xuất hiện lại đột ngột.
- Thưa ba, con cần vay năm nghìn đô la, vì lý do cần thiết.
Ông nhìn tôi. Tôi thấy hình như ông gật đầu.
- Sao thế... - Ông hỏi.
- Dạ... - Tôi hỏi lại.
- Ba có thể biết lý do được không...
- Con không thể nói với ba được. Chỉ xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi có cảm giác - nếu như người ta có thể cảm nhận được gì ở Oliver Barrett III - là ông có ý đưa cho tôi số tiền. Tôi cũng còn cảm thấy ông không muốn thuyết giáo tôi một bài - Tuy nhiên ông muốn một điều là ... nói.
- Ở hãng "Jonas và Marsh" họ trả lương con không đủ tiêu à...
- Thưa ba đủ.
Tôi toan kể với ông tôi được bao nhiêu lương, chỉ cốt để ông biết rằng tôi đã lập được một kỷ lục, nhưng sau tôi tự nhủ nếu ông đã biết chỗ làm việc của tôi, hẳn ông cũng biết lương tôi.
- Cô ấy không dạy học à... - Cha tôi hỏi.
Dù sao ông cũng chưa biết hết mọi chuyện.
- Ba đừng gọi vợ con bằng "cô ấy"
- Jenny không dạy học à... - Cha tôi hỏi lại một cách đúng mực.
- Xin ba đừng dính nhà con vào chuyện này. Đây là một việc riêng, một việc riêng rất quan trọng.
- Con đã gây rắc rối cho một cô gái à... - Ông hỏi nhưng giọng hoàn toàn không có ý chê trách.
- Thưa ba vâng, - tôi nói - Đúng thế. Xin ba cho con mượn số tiền ấy.
Tôi chắc ông không tin lời tôi một chút nào. Tôi không nghĩ ông thực sự muốn biết lý dọ Ông hỏi tôi chỉ để, như tôi đã nói khi nãy, được... nói mà thôi.
Ông mở ngăn kéo, rút ra quyển séc cũng bọc bằng loại da quý coocdoba như cán dao rọc giấy và bao kéo của ông. Ông chầm chậm mở quyển séc, không phải để hành hạ tôi - tôi biết - mà là để kéo dài thời hạn, tìm ra những chuyện để nói, những chuyện không làm mếch lòng nhau.
Ông ghi vào một tờ séc, xé ra rồi chìa ra cho tôi. Có lẽ tôi hiểu ra chậm mất một phần giây là tôi phải chìa tay ra đón lấy. Cho nên ông lúng túng (tôi nghĩ vậy), rụt tay về và đặt tờ séc ở mép bàn. Sau đó ông nhìn tôi và hất nhẹ đầu. Vẻ mặt ông dường như nói: "Đây, con cầm lấy". Nhưng thực ra, ông chỉ hất nhẹ đầu, thế thôi.
Tôi cũng vậy, không muốn bỏ đi ngaỵ Nhưng chỉ phải cái tôi không tìm ra được điều gì chung chung để nói. Và hai cha con chúng tôi không thể cứ ở đó mãi cho đến tận cùng thời gian muốn nói với nhau mà dẫu vậy không nhìn nổi vào mặt nhau.
Tôi ngả người cầm lấy tờ séc. Séc ghi đúng năm nghìn đôla, ký tên Oliver Barrett IIỊ Mực đã khộ Tôi gấp lại cẩn thận đút vào túi áo sơmi, trong khi đứng dậy, bước về phía cửa, hơi kéo lê chân một chút. Ít nhất tôi có thể nói rằng tôi biết vì tôi mà những nhân vật rất quan trọng của Boston (có thể cả Washington nữa) đã phải chờ lâu ngoài phòng đợi, và dẫu vậy, nếu như hai ch con chúng tôi có nhiều chuyện để nói với nhau hơn thì con vẫn có thể ở lại một lúc trong phòng làm việc của ba, ba ạ, và ba có lẽ sẽ hủy bỏ các cuộc gặp mà ba đã hẹn với người ta vào bữa trưa... vân vân.
Tôi dừng lại bên cánh cửa hé mở, lấy hết can đảm nhìn ông và nói:
- Cảm ơn ba.
Chương 21
Tôi phải gánh lấy nhiệm vụ báo tin cho ông Phil Calliveri biết. Còn ai vào đây nữa... Ông không gục ngã như tôi lo sợ mà bình tĩnh đóng cửa ngôi nhà ở Cranston rồi đến ở tại nhà chúng tôi. Mỗi người chúng ta đều có cách riêng của mình để đương đầu với nỗi đau buồn. Cách của ông Phil là làm việc quét dọn, lau chùi, cọ sàn. Tâm trạng của ông diễn biến như thế nào tôi không được rõ lắm nhưng thôi lạy Chúa, cứ để ông làm.
Phải chăng ông còn ấp ủ hy vọng Jenny sẽ trở về...
Chắc đúng thế rồi, tội nghiệp ông Phil! Vì lẽ đó mà ông cứ lau chùi dọn dẹp nhà cửa. Ông thực không chịu chấp nhận sự thể như nó đã diễn ra. Cố nhiên ông không thú nhận với tôi, nhưng tôi biết là ông nghĩ vậy.
Bởi vì cả tôi nữa tôi cũng nghĩ như vậy.
Khi Jenny đã vào viện, tôi gọi dây nói cho ông Jonas biết vì sao tôi không đến làm việc được. Nói xong, tôi bảo liền ngay là tôi có việc bận, phải bỏ máy, vì tôi biết ông đau buồn và muốn nói lên những điều ông không thể diễn đạt nữa. Kể từ đó, ngày của tôi được chia một cách đơn giản làm hai phần, một phần là những giờ đến thăm nàng và một phần là tất cả những công việc khác. Tất cả những công việc khác ấy tất nhiên chẳng là gì cả: ăn mà không thấy đói, nhìn ông Phil lau chùi nhà cửa (lại lau chùi!) và không ngủ được mặc dù đã uống thuốc ngủ mà Ackerman đã kê cho tôi.
Có lần tôi nghe thấy ông Phil lẩm bẩm một mình: "Tôi không thể chịu đựng nổi nữa rồi". Ông đang ở phòng bên, rửa bát đĩa của bữa tối (rửa bằng tay). Tôi không trả lời ông nhưng nghĩ bụng tôi thì tôi chịu đựng được. Hỡi ông Đấng Tối Cao, ông ở trên trời điều khiển mọi việc dưới thế gian, ông cứ tiếp tục đi, tôi có thể chịu đựng được vô cùng tận. Bởi vì hiện tại Jenny vẫn còn là Jenny.
Tối hôm đó nàng đuổi tôi ra khỏi phòng nàng. Nàng muốn nói với cha nàng một chuyện "giữa đàn ông với nhau....
- Cuộc nói chuyện này chỉ dành cho những người gốc Ý thôi - nàng nói, mặt trắng bệch như mặt gối trên giường - vậy anh đi ra đi, anh Barrett.
- Anh ra nhé.
- Nhưng đừng đi đâu xa, - nàng nhắn với khi tôi ra tới cửa.
Tôi ra ngồi ở chiếc ghế đợi bên ngoài. Chẳng mấy chốc ông Phil lại chỗ tôi bảo tôi:
- Jenny bảo con vào đi - ông thì thầm bằng một giọng khàn khàn đùng đục như thể trong người ông đâu cũng rỗng cả - còn bố, bố đi mua thuốc lá đây.
- Đóng cái cửa chết tiệt ấy lại anh - nàng ra lệnh cho tôi khi tôi bước vào.
Tôi làm theo lời nàng, đóng cửa thật nhẹ. Trong lúc bước lại để ngồi cạnh giường nàng, tôi nhìn thấy Jenny đầy đủ hơn, tôi muốn nói là thấy cả những cái ống cắm vào cánh tay phải nàng mà nàng thường lấy chăn đắp lên. Tôi muốn được ngồi sát nàng, chỉ nhìn gương mặt nàng thôi, vì nàng dù nhợt nhạt đến thế song đôi mắt vẫn sáng long lanh.
Vì vậy, tôi bước nhanh lại giường nàng và ngồi thật sát nàng.
- Em không đau đâu. Ollie ạ, thật đấy. Anh biết không, y như rơi chầm chậm từ trên bờ vực cao xuống.
Trong tôi có một cái gì đó nó làm quặn lòng tôi. Nó sắp sửa kéo lên cổ tôi và làm tôi bật khóc. Nhưng tôi sẽ không khóc. Tôi chưa bao giờ khóc. Tôi là một đứa cứng cỏi. Đúng không... Tôi sẽ không khóc.
Nhưng nếu không khóc thì không mở miệng nổi. Tôi chỉ gật đầu được mà thôi.
- Dớ dẩn - nàng nói.
- Gì hả em... - tôi ậm ừ hỏi lại, giọng nhòe đi không thành tiếng.
- Anh chưa biết thế nào là rơi từ bờ vực cao xuống đâu. Việc đó chưa bao giờ xảy ra với anh.
- Rồi chứ, tôi trả lời với giọng nghẹn ngào - đó là lúc anh gặp em.
- Ừ nhỉ - nàng nói và một nụ cười yếu ớt thoáng qua trên gương mặt nàng - "Ôi - Rơi mới chóng mặt làm sao! " Ai đã nói câu ấy nhỉ...
- Anh không biết, - tôi đáp - Shakespeare thì phải.
- Ừ, mà ai cở - Nàng lại nói, giọng não nùng - Em không nhớ nổi ở vở nào nữa. Hồi em vào Radcliffe, em phải thuộc nhiều lắm. Hồi ấy, em thuộc lòng số hiệu tất cả các tác phẩm của Mozart.
- Anh phục thật!
- Phục chứ! - Nàng nói, rồi cau mày hỏi tôi - Bản concerto cho piano cung đô thứ là số mấy nhỉ...
- Để anh xem lại.
Tôi biết chỗ nàng để sách: ở nhà, trên cái giá cạnh cây đàn pianọ Tôi sẽ xem lại và sẽ đến bảo nàng ngay sáng mai.
- Trước em nhớ. Trước em nhớ hết cơ.
- Này em, - tôi nói với giọng Boga - Em muốn nói chuyện với anh về âm nhạc à...
- Anh muốn nói chuyện về đám tang ư...
- Không phải đâu, - tôi hối tiếc đã ngắt lời nàng.
- Em đã bàn với bố rồi, - Anh nghe em đấy chứ. Ollie...
Tôi đã ngoảnh mặt đi.
- Có chứ, Jenny, anh nghe em nói đây.
- Em đã bảo với bố là có thể làm một lễ cầu siêu theo đạo Thiên chúa, và anh sẽ đồng ý. Được không anh...
- Được chứ em.
Đến lúc này tôi lại cảm thấy hơi nhẹ nhõm, bởi vì bất kể chuyện gì chúng tôi nói bây giờ cũng phải là vui hơn.
Nhưng tôi nhầm.
- Em bảo này, Oliver, - Jenny nói, lần này với giọng nàng thường dùng những khi nổi giận, tuy vẫn dịu dàng - Anh bỏ cái kiểu ấy đi nhé, không hay đâu. Em muốn anh thôi đi.
- Em bảo anh thôi đi cái gì hả em...
- Cái vẻ có lỗi trên mặt, Oliver, không hay đâu.
Tôi thành thực cố gắng, làm đổi thay nét mặt, nhưng các cơ mặt của tôi đã bị cứng đờ ra cả rồi.
- Không phải là lỗi của ai cả, anh ạ, vậy thì anh đừng có tự trách mình nữa. Anh có chịu nghe lời em không...
Tôi muốn tiếp tục nhìn nàng vì không muốn rời mắt khỏi nàng một giây nào, nhưng tôi đành phải sụp mắt xuống. Tôi rất hổ thẹn là ngay đến tận lúc này, Jenny của tôi vẫn còn đọc được rõ những gì diễn ra trong tâm hồn tôi.
- Em bảo này, Oliver, đó là điều duy nhất em yêu cầu anh. Ngoài ra, em biết là anh sẽ ổn.
Cái gì đó ở dưới đáy lòng tôi lại bắt đầu quặn lên đến nỗi tôi không dám "ừ" đáp lại nữa, sợ bật ra tiếng khóc. Tôi chỉ nhìn Jenny mà không nói gì. Bỗng nàng nói:
- Mặc xác Paris.
- Gì hả em...
- Mặc xác Paris và âm nhạc lẫn tất cả những thứ vớ vẩn mà anh cứ nghĩ là anh đã cướp đi mất của em. Em không tiếc gì hết, anh ạ. Anh có tin em không...
- Không, - tôi thành thực trả lời.
- Thế thì anh đi đi. Em không muốn có anh bên giường chết của em.
Nàng nghĩ như thế thật. Tôi biết những khi nào Jenny nghĩ đúng những điều nàng nói. Tôi đành phải dùng lời nói dối để được phép ở lại.
- Anh tin lời em.
- Thế thì em bằng lòng. Bây giờ, em yêu cầu anh một việc nhé.
Đâu đó trong tôi cuồn cuộn dân lên một lực gì ghê gớm chỉ chực làm tôi bật khóc. Nhưng tôi cưỡng lại. Tôi sẽ không khóc. Tôi chỉ ra hiệu cho Jenny hiểu rằng - bằng cách gật đầu - Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì nàng yêu cầu.
- Anh ơi, anh ôm em thật chặt vào nhé.
Tôi đặt bàn tay tôi lên cánh tay nàng - Trời ơi, sao tay nàng gầy thế! - Và bóp nhẹ một chút.
- Không, Oliver, ôm thật sự cơ, Thật chặt vào. Cẩn thận chú ý đến những cái ống và dây nhợ lằng nhằng, tôi duỗi mình trên giường bên cạnh nàng và ôm nàng trong đôi tay tôi.
- Cảm ơn anh, Ollie.
Đó là lời cuối cùng của nàng.
Chương 22
Ông Cavilleri đang ở ngoài hành lang hút thuốc không biết đến điếu thứ bao nhiêu khi tôi đến cạnh ông. Tôi nhẹ nhàng gọi:
- Bố!
Ông ngẩng đầu lên và tôi chắc ông đã hiểu.
Rõ ràng ông cần được an ủi. Tôi bước lại đặt tay lên vai ông. Tôi sợ Ông òa khóc còn tôi gần như chắc chắn là không khóc. Tôi muốn nói là tôi không khóc được nữa, tôi đã vượt qua chặng đó rồi.
Ông lại úp bàn tay lên tay tôi, lẩm bẩm:
- Giá bố. Giá bố...
Ông nín bặt và tôi chờ đợi. Còn có gì vội nữa đâu. Giá bố đừng hứa với Jenny sẽ tỏ ra cứng cỏi để khuây khỏa con.
Rồi để giữ đúng lời hứa, ông âu yếm vỗ nhẹ lên tay tôi.
Nhưng tôi muốn được một mình, muốn thở khí trời, muốn đi bộ một lúc, có lẽ thế.
Dưới nhà, phòng đợi của bệnh viện im lặng như tờ, tôi nghe thấy tiếng đế giày tôi kêu xin xít trên nền nhà phủ vải sơn.
- Oliver!
Tôi đứng lại.
Đó là cha tôi. Trong cả phòng đợi mênh mông, trừ cô nhân viên thường trực, chỉ có hai cha con chúng tôi. Thực vậy, hai chúng tôi nằm trong số rất ít người ở New York còn thức đến tận giờ này.
Tôi không thể giáp mặt cha tôi nổi. Tôi bước thẳng về phía chiếc cửa quầy. Nhưng chỉ một lát sau, cha tôi đã đến bên cạnh tôi trên hè đường.
- Oliver, lẽ ra con báo cho ba biết.
Trời rất lạnh, về một mặt nào đó lại tốt, vì tôi tê dại hoàn toàn và muốn có một cảm giác gì đó. Cha tôi tiếp tục nói với tôi, còn tôi thì vẫn cứ đứng im, bất động, mặc cho gió lạnh quất vào mặt.
- Biết tin là ba nhảy ngay lên xe.
Tôi đã bỏ quên mất chiếc áo khoác ngoài. Cái lạnh bắt đầu làm tôi thấy buốt. Nhưng thế lại hay, lại hay.
- Oliver, - giọng cha tôi tha thiết, - ba muốn được giúp đôi chút.
- Jenny chết rồi.
- Ba rất ân hận, - giọng ông khẽ khàng, bàng hoàng.
Không hiểu sao, tôi bất giác nhắc lại câu nói đã học được từ lâu của một người con gái xinh đẹp, nay đã chết.
- Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận.
Thế rồi, tôi lại làm cái điều tôi chưa từng bao giờ làm trước mặt ông, càng chưa bao giờ làm trong cánh tay ông. Tôi khóc.
Hết
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro