Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 35 - Tâm cảnh


P/S: Chương có chứa cấm kị tri thức, ừm, đại loại là tri thức về Tâm lý học giống như Chương 18 - Sống ở đời phải biết mình là ai chứ, không chỉ hach não mà còn có thể dẫn đến những hậu quả khó đoán, đề nghị độc giả tự chủ, tác giả sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những nội dung đó. R18+, IQ110+, EQ120+.


Sang những năng lực khác để trở thành cường giả.

Có nhiều thứ linh tinh, nhưng so với Trí tuệ thì ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều, tạm thời cho qua. Chỉ có một thứ ta muốn nhắc đến đó là Tâm cảnh.

Tâm cảnh ở đây không phải là chỉ mấy cái tình huống cẩu huyết, main bị khinh nhục, bị từ hôn ... mà phẫn uất quyết chí tu luyện, main vì muốn gặp lại người mình yêu quý, muốn cứu chữa đứa em bệnh tật ... mà lên đường thám hiểm, main vì thấy người thân của mình bị tổn thương mà bạo phát chiến lực, main hồng trần lịch luyện, trải nghiệm nhân sinh ... mà thấu hiểu sự đời, kiên định bản tâm ... Càng không phải mấy thứ như tâm kiếm hợp nhất, thiên nhân hợp nhất ...

Tâm cảnh là chỉ chiều sâu của nhân cách, cùng theo đuổi một sở thích, một người có thì tốt, không có cũng chả sao; một người thì say mê điên cuồng, bất chấp tất cả. Cùng là tình yêu, kẻ thì không yêu người này, ta đi yêu người khác; kẻ thì rất mực chung tình, sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình yêu. Cùng là một bữa ăn, kẻ thì cho rằng đó là điều bắt buộc để sống, kẻ thì vừa ăn vừa rơi nước mắt ...

Muốn trở thành cường giả, Trí tuệ là chưa đủ, mà còn cần một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.

Một kẻ là thiên tài, việc gì cũng làm được, việc gì cũng giỏi, không chướng ngại nào có thể cản bước hắn ta, bất kì tình huống nào hắn ta cũng có thể đưa ra phương án hiệu quả nhất ... nhưng hắn ta có thể vẽ một bức tranh làm rung động tâm can như Picasso, Van Gogh ... có thể sáng tác bản nhạc đi vào lòng người như Mozart, Beethoven ...?

Có những việc mà chỉ có Tình cảm mới làm nổi, còn Trí tuệ thì bó tay.

Trí tuệ có thể soi sáng bản tâm, nhưng chỉ có Tình cảm mới có thể làm bản tâm trở nên kiên định, nâng cao tâm cảnh.

Thời đại hỗn loạn, các giá trị bị đảo lộn hết cả, chả biết đâu mà lần.

Ngay như những đạo lý do tiền nhân đúc rút mà thành cũng khó mà đảm bảo. Chỉ có cách từ đại dương tri thức chắt lọc ra tinh túy, dùng thực tiễn tôi luyện mới có thể tìm kiếm được chân lý.

Đạo lý là quy tắc do tiền nhân tổng hợp mà thành.

Chân lý là quy tắc vận hành của thế giới.

Vd: Đạo lý dạy ta phải kính trọng những người già cả, chân lý dạy ta kính trọng những kẻ tài giỏi hơn mình. Đạo lý dạy ta phải có hiếu với cha mẹ, chân lý dạy ta hãy yêu thương họ. Đạo lý dạy ta vất bỏ thất tình lục dục, chân lý dạy ta hãy tìm cách kiểm soát chúng. Đạo lý dạy ta không được lãng phí đồ ăn, chân lý dạy chúng ta hãy cảm nhận hạnh phúc do ăn uống mang lại. Đạo lý dạy ta tình yêu là giữ lấy người mình yêu, chân lý dạy chúng ta tình yêu là mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Đạo lý dạy ta sống vì người khác, chân lý dạy ta sống vì bản thân mình. Đạo lý dạy ta "đa số là đúng", chân lý dạy ta "đa số là sai". Đạo lý dạy ta sống theo các chuẩn mực xã hội, chân lý dạy ta hãy là chính mình ...

Muốn thấu hiểu được chân lý thì cần phải có Trí tuệ.

Nhưng thấu hiểu được chân lý rồi làm gì? vất vào một chỗ để thưởng thức?

Sai, thấu hiểu chân lý chỉ là bước đầu tiên, tiếp theo là phải dùng chân lý kiến tạo lên nhân cách.

Nhân cách được hình thành thế nào?

Gieo mầm suy nghĩ sẽ gặt hái hành vi, gieo mầm hành vi sẽ gặt hái thói quen, gieo mầm thói quen sẽ gặt hái tính cách, gieo mầm tính cách sẽ gặt hái số phận.

Từ suy nghĩ đến tính cách còn là một con đường dài để đi.

Không thấu hiểu được chân lý, chỉ đơn thuần dựa vào các quy chuẩn đạo đức thông thường để hình thành nhân cách, sẽ hình thành lên một con người hời hợt, cứng nhắc, thiếu cá tính. Giống như là dùng vôi vữa xây nhà vậy, chỉ có thể xây lên các ngôi nhà chia lô.

Còn dùng chân lý xây dựng nhân cách, thì giống như dùng bê tông cốt thép xây nhà, muôn hình vạn trạng, tính cách kiên định mà đặc trưng.

Trí tuệ chỉ làm được bước đầu tiên là thấu hiểu chân lý, còn vận dụng chân lý đó đến đâu còn phải xem tình cảm.

Vd như chân lý cơ bản nhất: giá trị của cuộc sống. Trí tuệ thấu hiểu rằng giá trị cuộc sống của một người không chỉ phụ thuộc vào những hạnh phúc họ đạt được, mà còn phụ thuộc vào khả năng cảm nhận hạnh phúc nữa. Trí tuệ cho biết rằng thức ăn là đáng quý, tình cảm người thân là đáng trân trọng ... nhưng trí tuệ có thể làm người ta ăn một quả dưa cà cũng vỗ đùi khen ngon? vui vẻ bên người thân cũng mừng rơi nước mắt ...?

Ngộ đạo dễ, nhập đạo khó.

Ngộ đạo là dùng Trí tuệ lý giải chân lý, Nhập đạo là dùng chân lý xây dựng nhân cách.

Với người bình thường, sống một đời người có thể thấu hiểu một vài chân lý cũng đã đủ để thắp hương cảm tạ tổ tiên. Sáng được nghe Đạo, buổi tối chết cũng cam lòng.

Nhưng với những người như chúng ta, ngộ đạo đã không phải là chuyện gì khó khăn và nó chỉ là bước đầu tiên, nó có thể soi sáng con đường trước mặt, nhưng trên con đường đó đi được bao xa lại là chuyện khác, là nhập đạo.

Trí tuệ giúp ta biết trân trọng cuộc sống, nhưng nó không thể giúp ta quý từng phút từng giây, giúp ta hít thở cũng cảm thấy sung sướng. Trí tuệ giúp ta biết yêu thương là mang lại hạnh phúc cho người mình yêu, nhưng nó không thể giúp ta hi sinh bản thân mình vì họ. Trí tuệ giúp ta biết nhu cầu sống càng nhiều càng tốt, nhưng làm thế nào để có nhiều nhu cầu sống thì nó không biết. Trí tuệ giúp ta biết rằng hạnh phúc ở quanh ta, nhưng nó không giúp ta lấy được hạnh phúc đó ...

Thế nên muốn có được một bản tâm kiên định thì Trí tuệ là chưa đủ, còn cần phải có một tâm hồn nhạy cảm tinh tế.

Ngươi tuy luôn sống một cách lý trí, vì lợi ích mà sẵn sàng vất bỏ tất cả, danh dự, lương tâm, tình cảm ... nhưng thực ra ngươi lại rất mực trân trọng chúng, tiết kiệm từng ly từng tý, có mang ra đổi cũng phải thu được đủ lợi ích thì mới đổi.

Nói đến đây chắc ngươi cũng hiểu được phần nào, ta nhận ngươi làm đệ tử không phải là để dạy về [Linh sư], mà là để dạy về [Hồn sư]. Trí tuệ uyên thâm, đủ để tạo thành một [Linh sư] cường giả, nhưng chưa đủ để tạo thành một [Hồn sư] cường giả, [Hồn sư] càng cần Tâm hồn nhạy cảm hơn.

[Hồn sư] là chuyên gia điều khiển linh hồn kẻ khác, linh hồn bản thân không đủ mạnh mẽ thì lấy gì mà điều khiển. Vd ngươi muốn thay đổi nhân cách của đối phương, nhưng nhân cách ngươi tạo ra lại hời hợt, mờ nhạt, như vậy sẽ không thể cạnh tranh với nhân cách gốc, vô dụng."

Hina: "Nói về việc tôi luyện tâm cảnh, hình như còn có cách khác nhanh hơn thì phải?"

Bahamut: "Ý ngươi là Trả giá? Không sai, Cảm nhận chỉ là cách cơ bản nhất để rèn luyện tâm cảnh, và tốc độ của nó tương đối chậm, Trả giá thì nhanh hơn nhiều, chỉ có trải qua khó khăn gian khổ, người ta mới cảm nhận được hạnh phúc.

Một người trải qua cơn đói hành hạ, mới biết được đồ ăn là đáng giá thế nào. Một người phải ngủ ngoài trời trong rét lạnh, mới hiểu được chăn ấm nệm êm là đáng quý ra sao. Một người phải vất vả trong cô đơn, mới hiểu được tình cảm gia đình, bạn bè là đáng trân trọng ...

Nhưng Trả giá vẫn phải dựa trên nền tảng Cảm nhận, nếu cảm nhận không đủ tốt thì ngươi sẽ phải trả cái giá lớn hơn nhiều để thu được kết quả.

Ngươi tuy là kẻ cuồng tư duy, nhưng độ nhạy cảm, tinh tế của ngươi cũng không thấp.

Những kẻ có thể rơi nước mắt khi thưởng thức một món ngon nói chung đều đáng để tôn kính."

Hina: "Nói chung là vậy, còn nói riêng thì sao?"

Bahamut: "Nói riêng thì trên thế giới này có không ít kẻ tâm hồn nhạy cảm mà nhân cách thối nát.

Quên mất, người ta có câu 'Đạo chỉ nên ngộ mà không nên cầu', việc ta đem Chân lý như rau cải trắng vất cho ngươi như thế này cũng không được tốt cho lắm.

Nó có thể giúp ngươi dễ dàng lĩnh ngộ chân lý, nhưng nếu đặt tầm nhìn xa hơn một chút, thì đây là hành vi mổ gà lấy trứng.

Cùng là chân lý hạnh phúc của ăn uống, một người được người khác truyền dạy mà lĩnh ngộ, một người trải qua cơn đói hành hạ mà lĩnh ngộ, cảm nhận khác nhau không ít.

Chỉ có tự mình lĩnh ngộ mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cố tình đem tri thức về Chân lý truyền dạy cho kẻ khác, không phải giúp họ mà là hại họ. Hiểu được chân lý nhưng lại không đủ năng lực để áp dụng nó vào thực tế, chỉ càng làm cuộc sống thêm vô nghĩa. Giống như là đặt một cô gái khỏa thân trước mặt một kẻ bất lực vậy, quá tàn nhẫn.

Biết nhiều chưa chắc đã là điều hay, vô tri đôi khi lại là hạnh phúc.

Đặc biệt là với ngươi, người bình thường muốn ngộ được chân lý là rất khó khăn, nhưng với ngươi thì việc lĩnh ngộ chỉ là vấn đề thời gian. Ta đem chúng truyền dạy trực tiếp thế này đúng là được không bù mất."

Hina: "Không vấn đề gì, nhưng thứ ngươi nói phía trên, ta cơ bản đều đã hiểu ra từ trước."

Bahamut: "À, cũng phải, bằng vào năng lực tư duy của ngươi, chỉ cần cho ngươi thời gian, suy diễn ra là chuyện tất nhiên.

Nhưng như vậy có chút không ổn nhỉ, Trí tuệ đã vượt lên trên Tâm cảnh, biết nhiều mà làm không được bao nhiêu. Ngươi cũng nên cẩn trọng chút.

Tóm lại là ngươi có tố chất để trở thành một [Hồn sư] mạnh mẽ, tố chất đó tuy chưa phải là siêu hạng nhưng cũng đủ xếp vào hàng đầu. Thêm vào duyên phận giữa hai chúng ta, nhận ngươi làm đệ tử chính là thuận lý thành chương.

Ngươi cũng đừng nghĩ Sư đồ là chuyện gì to tát, đây là thời hiện đại, Sư đồ cũng giống như giáo viên và học sinh thôi. Như Aristole kia, đệ tử của hắn lấy ngàn mà tính."

Hina: "Vậy thì cung kính không bằng tuân mệnh, sư phụ."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro