Chương 31 - Bahamut chém về văn hóa
Bahamut: "Ta cảm thấy quan ngại về đời sống văn hóa của khu vực châu Á các ngươi. Có quá nhiều vấn đề bất ổn, nhưng ta chỉ tạm nhắc đến ba vấn đề sau đây: Lệch lạc, lỗi thời, cứng nhắc.
Lệch lạc, hệ thống văn hóa phương đông của các ngươi có khá nhiều sai sót. Đạo lý, quy tắc xã hội không phù hợp với lẽ phải.
Nguyên nhân sâu xa là do tính giai cấp của nó, một hệ thống văn hóa muốn truyền bá rộng khắp, không phải do nó chính xác, tiến bộ, hợp lòng dân, mà phải xem nó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không?
Ở Trung Hoa, từng có ba tôn giáo lớn: Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo.
Đạo giáo dạy con người ta tôn thờ tự nhiên, sống tự do thuận theo tự nhiên, các nhà cầm quyền đương nhiên không thích điều này, thế nên Đạo giáo từng là tôn giáo cổ xưa nhất, là tinh hoa của dân tộc lại bị phai mờ theo thời gian, rút cục bị Phật giáo đến từ nước ngoài thay thế.
Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, con người gặp đau khổ không phải do giai cấp thống trị mà là do nhân quả từ kiếp trước của mình, dạy con người ta nên chấp nhận hiện thực đó, và đặt hy vọng vào luân hồi, vào kiếp sau. Nói đơn giản, nó dạy con người cách nhẫn nại, chịu đựng. Không có gì phải bàn cãi, Phật giáo trở thành Quốc giáo.
Nho giáo tương tự Phật giáo, chỉ khác là nó không dạy con người ta chịu đựng, mà dạy con người ta phục tùng. Với đạo lý cơ bản như Tam cương, Tam tòng:
Vua lệnh thần tử, thần bất tử bất trung.
Cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu.
Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
Giai cấp thống trị vô cùng thích điều này, thế nên Nho giáo phát triển còn mạnh hơn Phật giáo, nó len lỏi vào đời sống nhân dân, hình thành lên một hệ thống văn hóa đạo đức méo mó dị dạng.
Tổng hợp lại, pháp luật cai trị con người về mặt thể xác, tôn giáo xoa dịu tinh thần, còn văn hóa đạo đức thì cai trị về mặt linh hồn.
Một chính sách ngu dân điển hình.
Hậu quả là trong suốt mấy nghìn năm phong kiến, văn minh hầu như không phát triển được tý nào, nếu không có phương Tây đến khai sáng, chả còn biết các nước châu Á còn sống trong u mê tăm tối đến bao giờ nữa."
Hina: "Sao ngươi không nhắc đến Ngũ thường, Tứ đức, ta thấy mấy cái này đâu có sai?"
Bahamut: "Ừm, không sai, chính vì vậy Nho giáo mới nguy hiểm, Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức, bảy phần đúng, ba phần sai, lập lờ đánh lận con đen, làm người dân cũng khó mà phản bác."
Hina: "Nghe có vẻ ngươi khá là phản cảm đối với các tôn giáo? Tôn giáo là sai? Những kẻ theo đạo đều là lũ ngu?"
Bahamut: "Ừm, khoan bàn đến Nho giáo, chỉ nói về tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo ... thì các giáo lý của chúng cơ bản là sai, dù sao cũng chỉ là một ít quan điểm do mấy triết gia từ vài ngàn năm trước sáng tạo ra, thô thiển, ngây thơ, duy tâm ... Lịch sử cũng đã chứng minh điều này bằng thuyết Nhật tâm, thuyết Tiến hóa ...
Theo thuyết luân hồi, thì sinh vật chết đi sẽ được đầu thai sang một thân xác khác, tổng số linh hồn và tổng số sinh vật là không đổi, ở thời hiện đại, sinh vật phong phú thì điều này không có vấn đề gì, nhưng hàng tỷ năm trước, sinh vật còn chưa phát triển, khi đó linh hồn muốn đầu thai cũng không có chỗ a. Còn thời kỳ chưa có sự sống, lúc đó linh hồn cư trú ở đâu?
Quan điểm của tôn giáo là sai, nhưng tin vào nó không có nghĩa là sai. Nên biết thế giới có 1/3 dân số theo đạo, hơn hai tỷ người, chẳng lẽ tất cả bọn họ đều là lũ ngu?
Có câu chuyện thế này:
Một người thấy một nhà sư đang cầu siêu cho người vừa mất, bèn hỏi.
Khách nhân: "Bạch thầy, con người thực sự là có linh hồn, khi chết sẽ sang thế giới bên kia không ạ?
Nhà sư: "Ta cũng không biết"
Khách nhân: "Nếu đã không biết, tại sao ngài còn cầu siêu?"
Nhà sư: "Ta cầu siêu, không phải để siêu độ cho người chết, mà là để siêu độ cho người sống"
Như vậy, tin vào tôn giáo, sẽ mang lại cho tín đồ sự bình an trong linh hồn.
Thiên chúa giáo càng trực quan hơn, một người mắc sai lầm chỉ cần đến nhà thờ xưng tội là có thể được xóa bỏ tội lội, sống một cách thanh thản.
Ngoài ra, bên cạnh những giáo lý sai lầm về thế giới quan, tôn giáo cũng ẩn chứa rất nhiều triết lý nhân sinh hữu ích, những bài học dạy làm người thâm thúy.
Thế nên theo đạo chính là một lựa chọn khôn ngoan, chỉ cần đừng quá mù quáng là được.
Nếu xét trên phương diện lợi ích quốc gia, thì tôn giáo cũng giúp xã hội ổn định hơn, kinh tế phát triển hơn. Lịch sử cũng đã chứng minh điều này. Do đó ở bất kỳ quốc gia nào, tôn giáo cũng là một phần không thể thiếu.
Quay trở lại chủ đề chính, do tính giai cấp mà văn hóa phương đông đã đi theo một con đường lệch lạc, kể cả đến thời hiện đại, thì ảnh hưởng của nó vẫn chưa bị triệt tiêu hết. Vd như về bình đẳng giới, thời hiện đại quan điểm trọng nam khinh nữ đã phai nhạt rất nhiều, nhưng vẫn có vài thứ ăn sâu bám rễ vào tư tưởng con người.
Một là nội trợ, vẫn có rất nhiều người cho rằng đây là công việc của phụ nữ. Nhưng tại sao nó lại là công việc của phụ nữ? Tại sao khi đi làm về, chồng vắt chân lên xem tivi, lướt web ... còn vợ thì cắm đầu vào dọn dẹp, nấu ăn, chăm con ...?
Hai là làm dâu, đại đa số người đều cho rằng khi cưới nhau thì con gái phải về nhà chồng làm dâu, chăm sóc cha mẹ chồng. Tại sao không phải là chồng đi ở rể? Tại sao con gái phải vất bỏ cha mẹ mình, đi chăm sóc cha mẹ người ta? Tại sao con gái đi làm dâu thì là thiên kinh địa nghĩa, còn chồng đi ở rể thì là chó chui gầm chạn?
Ba là nối dõi tông đường, con cái sinh ra mang họ của cha, thờ phụng cúng tế lấy họ nội làm chủ. Tại sao lại không theo họ mẹ, thờ cúng tổ tiên nhà ngoại? Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, đứa con từ máu thịt của mẹ mà thành, thiết nghĩ nên mang họ mẹ mới hợp lý chứ?
Văn hóa vô cùng khủng bố, nó tẩy não con người, biến điều phi lý thành hợp lý, nó nô lệ con người ta từ tận trong linh hồn, đến chính nạn nhân cũng không nhận ra.
Trừ khi giải quyết được ba vấn đề trên, còn đâu hô hào bình đẳng giới thế nào đều vô nghĩa.
Nếu đổi lại là ta cai trị đất nước như vậy, ta sẽ ra điều luật quy định con cái khai sinh theo họ mẹ, vợ chồng cưới nhau ưu tiên con trai ở rể, việc nhà phân chia đồng đều. Như vậy có thể giải phóng người phụ nữ khỏi gánh nặng gia đình, tập trung phát triển sự nghiệp, sẽ là sự đóng góp rất lớn cho kinh tế quốc gia, nên biết phụ nữ chiếm 1/2 dân số a.
Sang đặc điểm thứ hai của văn hóa: Lỗi thời.
Vẫn vd về bình đẳng giới, thực ra quan điểm trọng nam khinh nữ vốn không sai. Thời xa xưa, lấy lao động chân tay làm chủ, đàn ông sức dài vai rộng, là người kiếm tiền chủ yếu, là trụ cột của gia đình, nên có tiếng nói và quyền lợi lớn hơn phụ nữ cũng là hợp lý.
Người phụ nữ sức yếu, không làm được những việc nặng nhọc, nên ở nhà nội trợ chăm con cũng là phải đạo.
Gia đình đa phần đều đông con, con gái có đi làm dâu thì vẫn còn con trai ở nhà chăm sóc bố mẹ
Nhưng ngày nay, những công việc nặng nhọc đã có máy móc trợ giúp, lao động lấy trí óc làm chủ, về lĩnh vực này thì nam nữ là ngang nhau.
Người phụ nữ cũng phải ra ngoài xã hội bươn trải kiếm tiền như đàn ông. Nam nữ địa vị đã ngang hàng.
Các gia đình đa phần chỉ có 1-2 con, giả sử chỉ có một đứa con gái, gả đi là bố mẹ hết chỗ dựa, chỉ tổ tốn công nuôi giùm con nhà người ta.
Lực lượng sản xuất đã thay đổi, nhưng quan hệ sản xuất vẫn trì trệ không tiến. Người phụ nữ sau khi đi làm về vẫn phải đảm đương thêm việc nhà. Khi cưới vẫn phải đi làm dâu, sống phụ thuộc vào gia đình nhà chồng ... hình thành lên bất công xã hội.
Đổi một cái vd khác, văn hóa đạo đức dạy chúng ta phải kính trọng những người cao tuổi, nhưng tại sao phải kính trọng? Nên biết trong thế giới động vật, những con già yếu sẽ bị loại khỏi đàn, bỏ mặc cho chết đói, nguyên nhân sự khác biệt này do đâu?"
Hina: "Vì nhân loại có trí tuệ, và người càng già, sống càng lâu, trải nghiệm càng nhiều, thì càng có nhiều kinh nghiệm để truyền dạy lại cho con cháu, nhờ thế mà họ được tôn trọng. Già cả đồng nghĩa với uyên bác, thông thái.
Trí tuệ chính là sức mạnh, theo đó mà nói thì người già là những kẻ mạnh nhất, cường giả vi tôn."
Bahamut: "Không sai, nhưng đó chỉ đúng ở thời đại trước, lúc tri thức chưa nhiều, kinh nghiệm sống có thể mang lại sự khác biệt. Nhưng thời đại bùng nổ tri thức ngày nay, trước đại dương tri thức thì chút kinh nghiệm sống chả thấm vào đâu, muốn trở lên uyên bác thì chỉ còn cách không ngừng học tập trau dồi kiến thức.
Mà nói về học tập thì người già đương nhiên là kém xa người trẻ tuổi, thế nên dẫn đến hiện tượng là người cao tuổi đã không theo kịp thời đại, hiểu biết lạc hậu, kém cỏi, tri thức thiếu hụt trầm trọng. Dựa theo năng lực mà xét thì những người cao tuổi chỉ là những kẻ vô năng.
Bọn họ đáng được tôn kính?
Kể cả nếu xét về nhân cách thì ta cũng không thấy những người thế hệ trước có gì đáng kính, tuy rằng đa phần họ có nhân cách tốt, nhưng cũng chỉ là tuân thủ các đạo lý một cách cứng ngắc mà thôi, đến khái niệm nhân cách là gì họ cũng không hiểu, một lũ gà công nghiệp.
Chưa kể đa phần bọn họ còn có cái tật thích dựa vào tuổi tác, vai vế của mình để làm cao.
Già bạc đầu ra thì sao chứ, năng lực không có, nhân phẩm chẳng ra gì thì cũng vất vào sọt rác mà thôi.
Muốn người ta kính trọng mình, đừng dùng tuổi tác, vai vế, mà hãy dùng năng lực, nhân phẩm của mình ấy."
Hina: "Nói vậy, lúc về già, ta cũng bị đối xử như tấm giẻ rách?"
Bahamut: "Tùy, nhưng ta nghĩ chuyện này khó xảy ra. Không bàn đến năng lực cá nhân ngươi, thì hiện tượng người già không theo kịp người trẻ tuổi cũng chỉ mang tính nhất thời, do sự bùng nổ tin tức giai đoạn gần đây. Chứ đến thế hệ của ngươi, chuyện này e rằng đã không còn, một cụ già xài vi tính, điện thoại, lướt web ... sành sỏi hơn giới trẻ là bình thường.
Khi đó nguyên lý nhiều tuổi hiểu biết rộng sẽ quay trở lại. Người trẻ tuổi lại cảm thấy nên tôn trọng với người già cả tài giỏi hơn mình
Thời đại thay đổi, các quy tắc cũng biến ảo không ngừng, văn hóa đạo đức không thích ứng kịp, đương nhiên là sẽ bị lạc hậu, lỗi thời.
Đặc điểm thứ ba của văn hóa: cứng nhắc, thô thiển.
Lấy vd về vấn đề cơ bản nhất của đạo đức đi: Vạn hạnh hiếu vi tiên.
Đạo đức dạy con cái phải có hiếu với cha mẹ. Vậy tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ?
Vì cha mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng con cái trưởng thành? Sinh con ra, nuôi nó khôn lớn là để sau này nó chăm sóc mình lúc về già? Như vậy có khác gì một cuộc đổi chác, giao dịch đâu.
Thế tại sao con chó nó sinh con, nó nuôi con nó trưởng thành, rồi để cho con nó ra đi, mà không yêu cầu bất cứ thứ gì? Vậy mà con người lại bắt con mình phải báo hiếu, chẳng lẽ ... con người không bằng một con chó?
Cha mẹ sinh ra đứa con, mang nó đến cuộc đời này, thì phải có trách nhiệm nuôi dạy nó khôn lớn, nên người. Và hoàn toàn không có quyền yêu cầu nó phải phụng dưỡng lúc về già. Nếu không làm được, thì đừng có sinh nữa.
Đứa trẻ nó cũng có muốn được sinh ra đời, được nuôi dưỡng để sau này phải chăm sóc cha mẹ trả nợ đâu. Đời là bể khổ, cha mẹ chịu khổ chưa đủ hay sao, mà lại muốn đẩy con mình vào đó? Đừng có quyết định cuộc sống của đứa trẻ mà không hỏi ý kiến nó.
Thế nên con cái hoàn toàn không cần bất cứ trách nhiệm gì với cha mẹ.
Con cái là không cần báo hiếu cha mẹ."
Hina: "Được, phục ngài. Không cần kính trọng người cao tuổi, không cần báo hiếu cha mẹ, rút cục thì phải làm thế nào mới đúng"
Bahamut: "Vậy ta mới nói văn hóa đạo đức phương đông là thô thiển, nó quá trú trọng vào lễ nghĩa, phép tắc mà quên mất quan hệ giữa người và người chỉ cần một thứ, đó là Tình Yêu. Chỉ cần mọi người yêu thương, trân trọng lẫn nhau thì chả cần đến đạo đức, lễ nghĩa.
Đừng kính trọng những người cao tuổi, đừng báo hiếu cha mẹ, đơn giản là yêu thương họ mà thôi.
Văn hóa châu Á chỉ tập trung vào phần nổi mà bỏ qua cái cốt lõi. Bỏ gốc lấy ngọn a.
Kết quả là những người có văn hóa thì cư xử một cách cứng ngắc, bảo thủ, trong một gia đình mà đối xử với nhau như ở cơ quan; còn những kẻ không có văn hóa thì chỉ biết sống bằng bản năng ích kỷ, vụ lợi, vô cảm ..."
Hina: "Vậy theo ngài thì nên sống như các nước phương Tây?"
Bahamut: "Cũng không hẳn, quá phóng khoáng cởi mở chưa hẳn đã tốt, có lẽ là nên dung hợp cả hai phía đi, yêu thương trân trọng lẫn nhau, đồng thời không quên cư xử phải phép đúng mực"
Mấy chương vừa rồi Bahamut chém hơi nhiều, nhưng thực ra hắn vốn không phải là kẻ lắm chuyện, hắn nói nhiều như vậy chủ yếu là để hệ thống lại những tri thức vừa lấy được từ Hina, tôi luyện lại một lượt biến chúng trở thành tri thức của hắn. Ngoài ra còn vì mục định hướng dẫn, chỉ bảo cho Hina nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro