Chương 29 - Bahamut chém về Kinh tế
Được rồi, cái Vận mệnh này cho qua đi, hại não vãi. Chung quy lại là bé sống chính nhờ vào năng lực của bé. Năng lực quyết định vận mệnh a.
Đột nhiên lai nhớ tới mấy kẻ thất nghiệp ở kiếp trước, suốt ngày chỉ biết than thân trách phận. Than rằng mình đã làm mấy chục bộ hồ sơ xin việc, rải đi khắp nơi mà không nơi nào chịu nhận. Cmn, xin việc kiểu đó, công ty nào dám nhận chứ.
Nghĩ xa, vậy chúng ta có thể bắt đầu chưa? Ngài muốn gì cứ việc hỏi, ta biết gì nói nấy, nói là nói hết. Nếu không, ngài trực tiếp làm một phát Sưu hồn thuật?
"Ồ, ngươi biết Sưu hồn thuật?" - Bahamut
Đoán bừa thôi, có Đọc tâm thuật thì cũng nên có Sưu hồn thuật chứ, mà Sưu hồn có làm ảnh hưởng đến não bộ, linh hồn gì gì đó không?
"Không, Sưu hồn thuật nói chung cũng chỉ là phiên bản nâng cấp của Đọc tâm thuật mà thôi, gợi lại ký ức của đối phương rồi đọc nó. Và nó cũng rất tốn thời gian, muốn biết hết quá khứ của một người thì chỉ còn cách duyệt lại toàn bộ ký ức của họ, thời gian bỏ ra bằng chính số tuổi của đối tượng" - Bahamut
Ồ, khá giống với "Đọc mộng thuật" mà bé đã dùng, có vẻ cao cấp hơn chút. Vì "Đọc mộng thuật" có tính ngẫu nhiên khá cao, không phải muốn đọc gì là đọc.
Chuyện sau đó thì không có nhiều đặc sắc, bé ở lại chỗ Bahamut, rèn luyện [Linh lực], đồ ăn đương nhiên là Bahamut cung cấp, rảnh thì trò chuyện tán nhảm với hắn. Lúc bé ngủ thì hắn sẽ ... sử dụng Sưu hồn thuật với bé.
Hắn chỉ đọc những ký ức thuộc nhóm tri thức, chứ không đọc ký ức thuộc về đời sống riêng tư của bé. Đó không chỉ để tiết kiệm thời gian, mà còn là nguyên tắc làm việc của hắn: "Chỉ đọc ký ức riêng tư của người khác khi được phép"
Bé cũng đã liên lạc với Ruby, trấn an em ấy.
Nội dung các cuộc trò chuyện của bé với Bahamut cũng là trên trời dưới biển, không thiếu thứ gì, thậm trí bao gồm cả những vấn đề thuộc về Trái đất mà hắn vừa đọc được từ ký ức của bé.
Vd như về Kinh tế:
Bahamut: "Đạo Vận mệnh có ở khắp mọi nơi, trong kinh tế cũng vậy, nếu nắm giữ được quy luật vận động của nền kinh tế thị trường thì có thể tối đa hóa lợi ích trong kinh doanh"
Hina: "Quy luật của nền kinh tế? Có không ít a, quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ ..."
Bahamut: "Ừm, nhưng thứ ta muốn nói ở đây là quy luật khủng hoảng có chu kỳ"
Hina: "Ta cũng có nghe nói đến chu kỳ khủng hoảng kinh tế, tầm mười năm một lần, nhưng rút cục vẫn không rõ lắm nguyên nhân cụ thể của nó là gì, sao lại nói là khủng hoảng thừa?"
Bahamut: "Theo lý thuyết thì là do hàng hóa được sản xuất nhiều hơn nhu cầu. Nhưng theo ta thì nó chủ yếu là do các hoạt động đầu cơ tích trữ, đẩy giá cả hàng hóa lên như bong bóng, to quá thì nó sẽ vỡ thôi"
Hina: "Cụ thể chút?"
Bahamut: "Vd như chơi cổ phiếu, một công ty đang làm ăn phát đạt, cổ phiếu lên giá, người dân thấy thế đổ xô vào mua, đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, vượt xa khỏi giá trị vốn có của nó"
Hina: "Chưa rõ lắm, nhưng có mùi nguy hiểm, cái gì mất cân bằng cũng không tốt"
Bahamut: "Đổi cái vd khác, Bất động sản đi, thời kỳ kinh tế phát triển, người dân có của ăn của để, nên tính chuyện mua nhà, giá đất theo đó tăng lên, những kẻ đầu tư bất động sản cũng nhảy vào, trữ hàng chờ ngày được giá thì bán, giá cả lại bị đẩy lên, tiếp tục lại có kẻ đầu tư nhảy vào, giá cả cứ thế leo thang ... vượt xa giá trị thực của mảnh đất.
Giá quá cao, người cần mua không mua được, kẻ đầu cơ bán không được. Bán không được thì phải giảm giá, kẻ khác theo nhau giảm giá. Nhưng kể cả có giảm giá thì số lượng bán vẫn vượt xa lượng mua. Thậm trí người vốn có ý định mua, thấy giá giảm lại không mua nữa, đợi nó giảm thêm chút rồi mới mua. Thi nhau phá giá, rút cục giá cả tụt dốc không phanh.
Một thị trường ảo, do đa phần những kẻ đầu cơ tích trữ tạo lên, đã đi ra ngoài quy luật Cung - Cầu, cân bằng bị phá vỡ.
Có lên có xuống vốn là biểu hiện bình thường của một nền kinh tế, nhưng do tâm lý đầu cơ, tâm lý bán phá giá đã làm cho biên độ biến động tăng lên vài lần, lên quá nhiều, xuống quá mạnh, khủng hoảng.
Lại thêm những kẻ đầu cơ, đa phần đều là huy động vốn từ người thân, bạn bè, càng làm cho khủng hoảng lan rộng.
Khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh, đã trở thành chu kỳ vận động của nền kinh tế.
Trừ khi con người không còn tâm lý đầu cơ tích trữ, nếu không nó sẽ vẫn còn tiếp diễn"
Hina: "Sao nhà nước không can thiệp vào? Thiết nghĩ có sự điều chỉnh của nhà nước thì khủng hoảng không bị dập tắt thì cũng giảm bớt chứ"
Bahamut: "Tại sao phải can thiệp? Khủng hoảng đương nhiên là gây thiệt hại cho rất nhiều người, nhưng trước đó đã có không ít kẻ đầu cơ bán ra đúng lúc đỉnh cao, thu được đầy bát đầy bồn. Và nói chung đó đều là các ông chủ tư bản lớn, người đứng sau lưng nhà cầm quyền. Còn những kẻ thiệt hại, đại đa số là tầng lớp trung lưu, không am hiểu kinh doanh. Tiền không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này qua túi người khác. Khủng hoảng kinh tế làm vô số người phải khốn khổ, nhưng cũng có không ít kẻ nhờ đó phất lên.
Theo ngươi cách kiếm tiền nhanh nhất là gì? Tay làm hàm nhai? Bóc lột giá trị thặng dư? Giao thương hàng hóa? ... Sai, cách làm giàu nhanh nhất là đầu cơ tích trữ, trực tiếp móc tiền trong túi kẻ khác, dùng tiền đẻ ra tiền.
Thế nên dù sao đi nữa thì khủng hoảng kinh tế vẫn tồn tại vì nó là công cụ kiếm tiền của tầng lớp thống trị. Mà chuyện họ làm cũng không có gì gọi là sai trái, chỉ thuận nước đẩy thuyền mà thôi.
Còn những kẻ đi sau mất tiền kia, tham thì thâm thôi. Thấy lợi là tối mắt, không biết điểm dừng. Thấy giá bất động sản, giá cổ phiếu tăng là cứ ôm khư khư không chịu nhả, đến lúc kinh tế khủng hoảng, ôm mớ cổ phiếu trắng mà chết. Không chỉ vậy, lúc đầu cơ luôn mang tất cả những gì mình có ra đặt cược, chỉ cần thất bại một lần là trắng tay, đến cơ hội làm lại cũng không có.
Ngu thì chết chứ bệnh tật gì.
Nếu tính thời gian, cho tới lúc ngươi chuyển sinh, đầu năm 2018, thì khủng hoảng đã trải qua được tầm gần chục năm. Dựa theo thời gian hai cuộc khủng hoảng gần nhất năm 1997-2009 thì chắc đến khoảng 2020-2021 sẽ là cuộc khủng hoảng kế tiếp.
Kinh tế đang bắt đầu giai đoạn phát triển hưng thịnh, ăn lên làm ra, đây sẽ là cơ hội tốt để đầu tính chuyện đầu tư, mua đất, mua vàng, mua cổ phiếu, tiền ảo ... Tất nhiên chỉ nên chơi trong vòng hai ba năm thì dừng, thanh lý tài sản thu hồi vốn, vì sau đó là ... cực thịnh tất suy."
Hina: "Nói vậy thì 2-3 năm nữa, thị trường bất động sản, tài chính, cổ phiếu, tiền ảo ... các thứ sẽ sập?"
Bahamut: "Có lẽ vậy, ta cũng không dám chắc. Nhưng khả năng đó là rất cao. Kinh tế khủng hoảng sẽ kéo theo một loạt các danh nghiệp chết chùm theo.
Lại nói, mấy năm gần đây đang rộ lên phong trào "Khởi nghiệp", nhưng ta thực sự không đánh giá cao bọn này. Chỉ biết tập trung vào những ý tưởng, mô hình hào nhoáng, mà không biết rằng gốc rễ của kinh doanh là Hệ thống quản trị và Nhân sự. Đúng là chưa học bò đã lo học chạy. Thời đại kinh tế phát triển thì cũng thôi, nhưng đến thời kỳ khủng hoảng thì có mà ngã sml. Thêm nữa, đa phần các dự án này thuộc ngành dịch vụ, sử dụng các công nghệ cao cấp. Thời khủng hoảng, cơm còn không đủ ăn, ai dám xài dịch vụ, còn là dịch vụ cao cấp?"
Hina: "Nói vậy thì những công ty có hệ thống quản lý vững chắc là có khả năng chống chịu tốt nhất trong khủng hoảng?"
Bahamut: "Ừm, nhưng mà thật không dám trông mong gì nhiều, doanh nghiệp ở quê cũ của ngươi, nhất là những doanh nghiệp nội địa, hệ thống quản lý thật sự quá mức thê thảm, lại thêm tố chất con người chả ra đâu vào đâu, ngươi dân toàn một lũ lười nhác, thụ động mà vẫn thổi lên là cần cù chăm chỉ, chỉ biết sống bám vào quá khứ đánh giặc ngoại xâm, tự hào mình là dân tộc anh hùng. Nhưng cứ nhìn thẳng vào thực tế là biết, năng suất lao động thấp gấp vài chục lần nước ngoài, có thể thấy được hệ thống quản trị và tố chất con người tốt đến đâu"
Hina: "Chả care, còn những nghành nghề cơ bản thì sao, sẽ ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế?"
Bahamut: "Đúng vậy, dù sao đi nữa thì con người vẫn phải ăn, phải mặc. Thậm trí, do khủng hoảng, kinh tế đình trệ, không nhập khẩu được lương thực, còn có thể dẫn đến hiện tượng khan hiếm lương thực, giá lương thực tăng cao."
Hina: "Nói vậy, kể cả gặp khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu đầu tư lương thực thì vẫn có cơ hội kiếm lời?"
Bahamut: "Còn phải xem ngươi ở đâu nữa, nếu ngươi ở nước nhập khẩu lương thực thì không sai. Nhưng ngược lại, ngươi ở nước xuất khẩu lương thực, kinh tế đình trệ, không bán được, lương thực mất giá, ngươi còn dám tích trữ? Tất nhiên nếu ngươi có đường dây vận chuyển tốt thì đến là có thể."
Hina: "Còn những ngành nghề khác thì sao?"
Bahamut: "Ta cũng chịu, nhưng có lẽ những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chịu tác động nhiều nhất.
Không chỉ là do họ có hệ thống quản lý lỏng lẻo, mà còn do một quy luật khác trong kinh tế: Mạnh được yếu thua.
Cùng một mô hình kinh doanh, kẻ mạnh hơn luôn có lợi thế hơn.
Lấy cái ví dụ cho dễ hiểu: Có hai hãng taxi. Hãng A có một chi nhánh trong thành phố, hãng B mười chi nhánh. Khi khách hàng gọi xe, hãng A phải chạy nửa thành phố mới đến, vừa tốn xăng, vừa tốn thời gian. Hãng B thì điều xe từ chi nhánh gần nhất đến, chi phí giảm còn 1/10.
Khách hàng yêu cầu đi từ thành phố X đến thành phố Y. Hãng A chở khách xong lóc cóc bò về thành phố X. Hãng B có chi nhánh ở thành phố Y, có thể để xe tạm trú ở đó, chờ có khách thì quay lại thành phố X. Chi phí giảm một nửa.
Trong thời kỳ kinh tế ổn định và phát triển, những công ty nhỏ còn có thể trong khe hẹp sinh tồn, nhưng đến thời kỳ khủng hoảng e rằng không còn đất sống.
Theo ta, nếu mấy ngành như ngân hàng, taxi ... các công ty nhỏ mà không sớm tính chuyện liên kết lại với nhau thì sợ không trụ nổi trước cơn bão khủng hoảng."
Hina: "Nói chung là không đơn giản a, chỉ nội việc tính toán đúng thời gian khủng hoảng đã là thử thách rồi, cái này tuy nói là quy luật, nhưng cũng là có sai số nha"
Bahamut: "Ừm, mấy chuyện suy diễn tương lai này vốn không đơn giản. Với lại tất cả suy đoán của ta đặt cơ sở trên dữ liệu của mi cung cấp, nó vốn thô thiển và có nhiều thiếu sót, sai số lại càng lớn.
Đừng nhìn mấy nhân vật chính trong tiểu thuyết có thể nhẹ nhành chỉ điểm giang sơn, ngồi trong trướng tính kế ngoài ngàn dặm, đó là vì thiên hạ vốn nằm trong tay tác giả. Chứ thực tế, bảo cả thằng main lẫn tác giả đứng ra quản lý một công ty, làm ăn không thua lỗ đã là tốt lắm rồi.
Còn mấy tên anh hùng bàn phím, phê bình chém gió như đúng rồi, nhưng thực ra đều là hậu Gia Cát, nhìn sự việc khi nó đã xảy ra, sai sót đã bộc lộ, phê bình đương nhiên là chuẩn. Cứ để bọn ấy đứng vào vị trí người lãnh đạo lúc chuyện đang diễn biến xem sao, có còn tỉnh táo để đưa ra lựa chọn chính xác hay không? Còn chuyện suy diễn tương lai, bọn đó mà có cái năng lực ấy thì đã sớm kiếm tiền làm giàu, còn ngồi đó mà gõ bàn phím."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro