Chuyen Phap Luan Tap 1
Luận ngữ
"Phật Pháp" tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.
Vậy "Phật Pháp" đúng ra là gì? Là tôn giáo chăng? Là triết học chăng? Đó chỉ là nhận thức của những "học giả Phật giáo hiện đại hoá" mà thôi. Họ chỉ học lý luận, họ xem đó như phạm trù triết học để vừa phê phán vừa học [tập] và làm những cái gọi là nghiên cứu. Kỳ thực, "Phật Pháp" không chỉ là những gì ít ỏi trong kinh sách, vốn chỉ là Pháp của tầng sơ cấp của "Phật Pháp". "Phật Pháp" là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót. Nó là đặc tính "Chân Thiện Nhẫn" của vũ trụ, [với] những luận thuật khác nhau của các tầng khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là "Đạo", Phật gia gọi là "Pháp".
Khoa học của nhân loại ngày nay dẫu phát triển đến đâu, cũng chỉ là một bộ phận của bí mật trong vũ trụ. Mỗi khi chúng tôi đưa ra những hiện tượng cụ thể trong "Phật Pháp", liền có người nói: "Giờ đã là thời đại điện tử, khoa học rất phát triển, phi thuyền vũ trụ đã bay đến cả những tinh cầu khác, vậy còn giảng chi mấy điều mê tín cũ xưa ấy". Nói thẳng ra, máy tính dẫu phát triển đến đâu, cũng không sao sánh nổi bộ não người, mà não người cho đến tận bây giờ vẫn là chỗ mê không thể nghiên cứu cho thấu đáo. Phi thuyền vũ trụ dẫu bay cao đến đâu, cũng không thể bay khỏi không gian vật chất này nơi nhân loại chúng ta đang tồn tại. Tri thức của nhân loại hiện đại có thể liễu giải được chỉ là những điều lẻ tẻ vô cùng thiển cận, quá cách biệt với nhận thức chân chính về chân tướng của vũ trụ. Thậm chí có người không dám nhìn thẳng, không dám tiếp xúc, không dám thừa nhận sự thực của những hiện tượng tồn tại một cách khách quan; vì họ quá bảo thủ, không muốn thay đổi quan niệm truyền thống để tư duy. Chỉ có "Phật Pháp" mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người; Nó có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến [giải] sai lầm, đưa ra chính kiến.
Tư tưởng chỉ đạo về nghiên cứu phát triển của khoa học nhân loại hiện nay chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất; sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu, [người ta cứ] theo lề lối ấy. Nhưng tại không gian chúng ta [có] những hiện tượng [tuy] nhìn không thấy sờ không được, nhưng tồn tại [một cách] khách quan, và lại có khả năng phản ánh đến không gian vật chất chúng ta, [có] biểu hiện hết sức thực tại, [người ta] lại khước từ không động chạm đến, cho đó là những hiện tượng 'bất minh'. Người cố chấp khăng khăng vô căn cứ tìm lý do để nói rằng đó là hiện tượng tự nhiên; người có dụng ý khác đã trái với lòng mình mà chụp lên mọi thứ cái mũ lớn 'mê tín'; người ít truy cầu lảng tránh rằng khoa học chưa đủ phát triển. Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thân và vũ trụ, thay đổi hoàn toàn quan niệm đã cứng nhắc, thì nhân loại sẽ có một [bước] nhảy vọt. "Phật Pháp" cho phép nhân loại thấu triệt thế giới vô lượng vô biên. Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có "Phật Pháp".
Lý Hồng Chí
MỤC LỤC
Luận ngữ
Bài giảng thứ nhất 1
Chân chính đưa con người lên cao tầng 1
Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau 4
Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu 6
Khí công là văn hoá tiền sử 7
Khí công chính là tu luyện 10
Luyện công vì sao không tăng công 11
Đặc điểm của Pháp Luân Đại Pháp 16
Bài giảng thứ hai 21
Vấn đề liên quan đến thiên mục 21
Công năng dao thị 28
Công năng túc mệnh thông 29
Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới 32
Vấn đề hữu sở cầu 35
Bài giảng thứ ba 41
Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử 41
Công pháp Phật gia và Phật giáo 41
Tu luyện phải chuyên nhất 44
Công năng và công lực 46
Phản tu và tá công 46
Phụ thể 50
Ngôn ngữ vũ trụ 54
Sư phụ cấp gì cho học viên 55
Trường năng lượng 59
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào 60
Bài giảng thứ tư 63
Mất và được 63
Chuyển hoá nghiệp lực 64
Đề cao tâm tính 69
Quán đỉnh 73
Huyền quan thiết vị 75
Bài giảng thứ năm 80
Đồ hình Pháp Luân 80
Kỳ Môn công pháp 81
Luyện tà pháp 82
Nam nữ song tu 84
Tính mệnh song tu 85
Pháp thân 86
Khai quang 87
Khoa chúc do 91
Bài giảng thứ sáu 93
Tẩu hoả nhập ma 93
Luyện công chiêu ma 98
Tự tâm sinh ma 102
Chủ ý thức phải mạnh 105
Tâm nhất định phải chính 106
Khí công võ thuật 110
Tâm lý hiển thị 112
Bài giảng thứ bẩy 115
Vấn đề sát sinh 115
Vấn đề ăn thịt 117
Tâm tật đố 122
Vấn đề trị bệnh 125
Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công 128
Bài giảng thứ tám 131
Tịch cốc 131
Trộm khí 132
Thu khí 134
Ai luyện công thì đắc công 135
Chu thiên 139
Tâm hoan hỷ 145
Tu khẩu 146
Bài giảng thứ chín 148
Khí công và thể dục 148
Ý niệm 149
Tâm thanh tịnh 153
Căn cơ 156
Ngộ 158
Người đại căn khí 161Bài giảng thứ nhất
Chân chính đưa con người lên cao tầng
Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt. Vài năm trước có rất nhiều khí công sư truyền công; những gì họ giảng đều thuộc về tầng chữa bệnh khoẻ người. Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những người khác không tốt; tôi chỉ nói rằng họ không truyền gì tại cao tầng. Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc. Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm. Truyền công lên cao tầng ấy, tại sao không có ai làm? Là vì nó động chạm đến những vấn đề rất lớn, động chạm đến lịch sử uyên nguyên rất sâu xa, động chạm đến phạm vi cũng rất rộng, những vấn đề liên quan đến cũng hết sức gay gắt. Nó không phải là [điều] mà người bình thường có thể truyền được, bởi vì nó phải động đến những điều của rất nhiều công phái. Đặc biệt là chúng ta có rất nhiều người luyện công, họ nay học công này, mai học công khác, đã làm thân thể của mình loạn lung tung hỏng cả; họ nhất định rồi sẽ không thể tu lên được nữa. Người ta theo một con đường lớn [đại đạo] mà tu lên, [còn] họ [theo] các đường nhánh; họ tu cái này, cái kia can nhiễu; tu cái kia, cái này can nhiễu; đều can nhiễu đến họ, họ đã không [thể] tu được nữa rồi.
Những sự tình ấy chúng tôi đều phải giải quyết, cái tốt lưu lại, cái xấu bỏ đi; đảm bảo từ nay trở đi chư vị có thể tu luyện; nhưng [chư vị] phải đến học Đại Pháp một cách chân chính. Nếu chư vị ôm giữ các chủng tâm chấp trước, đến cầu công năng, đến trị bệnh, đến nghe ngóng lý luận, hoặc giả ôm giữ mục đích bất hảo nào đó; như thế đều không được. Bởi vì như tôi đã nói, việc này hiện nay chỉ có mình cá nhân tôi đang làm. Sự việc như thế này, cơ hội không nhiều, và tôi cũng không truyền [giảng] lâu theo cách này. Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng...... sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường. Tất nhiên chúng tôi nói về duyên phận; mọi người ngồi tại đây đều là duyên phận.
Truyền công lên cao tầng, mọi người nghĩ xem, [đó] là vấn đề gì? Đó chẳng phải độ nhân sao? Độ nhân ấy, chư vị đúng là tu luyện chân chính, chứ không chỉ là chữa bệnh khoẻ người. Là tu luyện chân chính, đối với tâm tính của học viên thì yêu cầu cũng nhất định phải cao. Chúng ta là những người ngồi tại nơi này, đến để học Đại Pháp, chư vị phải coi mình đúng là những người luyện công chân chính đang ngồi tại đây, chư vị phải vứt bỏ các tâm chấp trước. [Khi] chư vị ôm giữ các loại mục đích hữu cầu mà đến học công, học Đại Pháp, [thì] chư vị sẽ không học được gì hết. [Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người. Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác; các tâm ấy đều phải vứt bỏ. Nhất là với những người học công tại đây hôm nay, những tâm ấy lại càng phải vứt bỏ hơn nữa.
Ở đây tôi không giảng trị bệnh; chúng tôi cũng không trị bệnh. Nhưng là người tu luyện chân chính, chư vị mang theo thân thể có bệnh, [thì] chư vị tu luyện không được. Tôi phải giúp chư vị tịnh hoá thân thể. Tịnh hoá thân thể chỉ hạn cuộc cho những ai đến học công chân chính, những ai đến học Pháp chân chính. Chúng tôi nhấn mạnh một điểm: [nếu] chư vị không bỏ được cái tâm ấy, không bỏ được cái [suy nghĩ về] bệnh ấy, [thì] chúng tôi chẳng thể làm gì, đối với chư vị chẳng thể giúp được. Tại sao? Bởi vì trong vũ trụ này có một [Pháp] lý: những sự việc nơi người thường, chiểu theo Phật gia [tuyên] giảng, đều có quan hệ nhân duyên; sinh lão bệnh tử, [chúng] tồn tại đúng như vậy ở [cõi] người thường. Bởi vì con người trước đây đã làm điều xấu [nên] nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh hoặc ma nạn. Chịu tội [khổ] chính là hoàn trả nợ nghiệp; vậy nên, không ai có thể tuỳ tiện thay đổi nó; thay đổi [nó] cũng tương đương với mắc nợ không phải trả; cũng không được tuỳ ý mà làm thế, nếu không thì cũng tương đương với làm điều xấu.
Có người tưởng rằng trị bệnh cho người khác, chữa bệnh khoẻ người là việc tốt. Theo tôi thấy, [họ] đều không thật sự trị khỏi bệnh; đều chỉ là trì hoãn bệnh, hoặc là chuyển hoá [bệnh], chứ không đúng là trị bỏ nó đi. [Để] thật sự trừ dứt nạn ấy, thì phải tiêu trừ nghiệp lực. Nếu thật sự có khả năng trị hết bệnh ấy, thanh trừ triệt để nghiệp lực ấy, thật sự đạt đến điểm ấy, [thì] tầng của cá nhân đó cũng không thấp lắm. Họ đã thấy rõ một [Pháp] lý, chính là không được tuỳ ý phá hoại [Pháp] lý trong [cõi] người thường. Trong quá trình tu luyện, người tu luyện xuất phát từ tâm từ bi mà làm một vài việc tốt, giúp người trị bệnh, chữa bệnh khoẻ người; điều ấy được phép; nhưng cũng không thể hoàn toàn trị hết [bệnh] cho người ta được. Nếu như có thể thật sự trị tận gốc bệnh cho một người thường, thì người thường không có tu luyện ấy có thể ra khỏi đây, chẳng còn chút bệnh nào hết; ra khỏi cửa vẫn là một người thường, và xuất phát từ lợi ích cá nhân người ấy vẫn tranh đoạt như những người thường; vậy làm sao có thể tuỳ ý tiêu trừ nghiệp lực cho họ được? Điều ấy tuyệt đối không được phép.
Vậy vì sao lại có thể giúp người tu luyện [trị bệnh] được? Bởi vì người tu luyện là trân quý nhất, [vì] người ấy muốn tu luyện; vậy nên, một niệm [muốn tu luyện] xuất phát ra là trân quý nhất. Trong Phật giáo có giảng Phật tính; một khi Phật tính xuất hiện, các Giác Giả có thể giúp người ấy. Ý nghĩa ấy là gì? Nếu hỏi tôi giảng, bởi vì tôi đang truyền công tại cao tầng, liên quan đến [Pháp] lý tại cao tầng, liên quan đến những vấn đề rất lớn. Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.
Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu huỷ. Tuy nhiên các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm từ bi mà cấp cho họ một cơ hội nữa; [các Đại Giác Giả] tạo nên một hoàn cảnh đặc thù, một không gian đặc thù như thế này. Tuy vậy các thể sinh mệnh tại không gian này khác xa các thể sinh mệnh tại tất cả không gian khác trong vũ trụ. Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê. Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] 'phản bổn quy chân' đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người; do vậy một cá nhân hễ muốn tu luyện, thì được [xác] nhận là Phật tính đã xuất hiện. Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra.
Có thể mọi người đã từng nghe câu này trong Phật giáo: 'Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới'. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện. Phật gia độ nhân không nói điều kiện, [cũng] không có giá cả; có thể giúp đỡ người kia một cách vô điều kiện; vậy nên chúng tôi có thể làm cho học viên rất nhiều sự việc. Nhưng [đối với] một người thường, chỉ muốn làm người nơi người thường, họ [chỉ] muốn hết bệnh, thì không thể được. Có người nghĩ: 'Mình hết bệnh thì mình sẽ tu luyện'. Tu luyện không có điều kiện nào hết; muốn tu luyện, thì tu luyện thôi. Nhưng mang một thân thể có bệnh, hoặc có người mang trên thân những tín tức còn rất loạn; có người chưa từng luyện công; cũng có người đã luyện công hàng chục năm, nhưng vẫn loanh quanh ở [tầng luyện] khí, cũng chưa tu được lên trên.
Vậy làm sao đây? Chúng tôi sẽ tịnh hoá thân thể họ, để họ có thể tu luyện lên cao tầng. Trong khi tu luyện tại tầng thấp nhất, có một quá trình, chính là thân thể chư vị được hoàn toàn tịnh hoá cho đến triệt để; tất cả những gì không tốt tồn tại trong tư tưởng, quanh thân thể tồn tại trường nghiệp lực và những nhân tố làm thân thể không được khoẻ mạnh; toàn bộ những thứ ấy phải được thanh lý ra hết. Nếu chẳng thanh lý, mang theo thân thể nhơ nhớp, thân thể đen bẩn và tư tưởng dơ xấu như vậy, thử hỏi có thể đạt đến tu luyện lên cao tầng được không? Ở đây chúng ta không luyện khí, không yêu [cầu] chư vị luyện gì ở tầng thấp ấy hết; chúng tôi đẩy chư vị vượt qua, để cho thân thể chư vị đạt đến trạng thái vô bệnh. Đồng thời chúng tôi còn cấp cho chư vị một bộ đã hình thành đầy đủ mọi thứ cần thiết cho [việc tạo] cơ sở của tầng thấp; như thế, chúng ta sẽ ở trên tầng rất cao [mà] luyện công.
Chiểu theo thuyết pháp tu luyện, khí được tính [thế nào]: có ba tầng. Nhưng tu luyện chân chính (không tính phần luyện khí), gồm có hai tầng lớn tất cả: một là tu luyện 'thế gian pháp', hai là tu luyện 'xuất thế gian pháp'. Thế gian pháp và xuất thế gian pháp này khác với 'xuất thế gian' và 'nhập thế gian' [được giảng] trong chùa, vốn chỉ là lý luận. [Của] chúng tôi là biến hoá tại hai tầng lớn tu luyện [thân] thể người một cách chân chính. Bởi vì trong quá trình tu luyện thế gian pháp thân thể người được tịnh hoá liên tục, tịnh hoá không ngừng; do đó khi đến hình thức cao nhất của thế gian pháp, thân thể đã hoàn toàn được thay thế bằng vật chất cao năng lượng. Còn tu luyện xuất thế gian pháp cơ bản là tu luyện Phật thể, là thân thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng, [trong đó] tất cả công năng đều tái xuất lại mới. Chúng tôi nói về hai tầng lớn như vậy.
Chúng tôi giảng duyên phận; với mọi người ngồi đây, tôi có thể làm cho mọi người những sự việc này. Chúng ta hiện nay cũng đã hơn hai nghìn người; với vài nghìn người, thậm chí nhiều hơn nữa, trên vạn người, tôi cũng có thể làm được; nghĩa là, chư vị không cần luyện lại những gì ở tầng thấp. Sau khi tịnh hoá thân thể của chư vị và đẩy chư vị vượt qua, tôi sẽ cài cho chư vị một bộ hoàn chỉnh một hệ thống tu luyện; chư vị lên ngay trực tiếp tu luyện tại cao tầng. Nhưng [điều này] chỉ giới hạn cho những học viên đến tu luyện chân chính; không thể nói rằng [hễ] chư vị ngồi ở đây, [thì] chư vị là người tu luyện. Khi trong tư tưởng [chư vị] có chuyển biến căn bản, thì chúng tôi có thể cấp [cho chư vị]; không chỉ những thứ ấy; sau này chư vị sẽ hiểu rõ ràng minh bạch rằng tôi đã cấp cho mọi người rốt ráo những gì. Tại đây chúng tôi cũng không giảng trị bệnh; nhưng chúng tôi nói điều chỉnh toàn thể thân thể của học viên, sao cho chư vị có thể luyện công. Chư vị mang cái thân thể có bệnh, thì chư vị hoàn toàn không thể xuất [hiện] công; do đó mọi người cũng không nên tìm tôi để trị bệnh; tôi cũng không làm việc ấy. Tôi ra công chúng có mục đích chủ yếu là đưa con người lên cao tầng, đưa con người lên cao tầng một cách chân chính.
Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau
Trước đây có nhiều khí công sư giảng rằng khí công có nào là sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Cái đó toàn là khí, đều là những thứ tại cùng một tầng luyện khí, mà cũng phân thành sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Về những gì thực sự tại cao tầng, hầu hết những người tu luyện khí công chúng ta không có gì trong đầu hết, [họ] hoàn toàn chẳng biết gì. Từ nay trở đi, những gì chúng tôi nói rõ đều là Pháp tại cao tầng. Hơn nữa tôi muốn khôi phục lại danh tiếng chân chính của [pháp môn] tu luyện. Tại khoá học này tôi muốn đề cập đến một số hiện tượng bất lương trong giới tu luyện. Chúng ta đối đãi, nhìn nhận những hiện tượng ấy như thế nào, tôi đều cần giảng rõ; hơn nữa truyền công giảng Pháp tại cao tầng có liên quan đến nhiều mặt, liên quan đến vấn đề rất lớn, thậm chí rất gay gắt; tôi cũng muốn giảng rõ những điều ấy; lại có những can nhiễu xuất phát từ không gian khác đến xã hội người thường chúng ta, đặc biệt can nhiễu đến giới tu luyện; tôi cũng cần giảng rõ; đồng thời [tôi] cũng giúp học viên của chúng ta giải quyết những vấn đề ấy. Nếu vấn đề ấy chẳng được giải quyết, [thì] chư vị không luyện công được. Muốn giải quyết tận gốc những vấn đề đó, chúng tôi cần phải coi mọi người [học viên] như những người tu luyện chân chính thì mới làm vậy được. Đương nhiên, không dễ mà chuyển biến ngay lập tức tư tưởng của chư vị; trong khi nghe bài giảng từ nay trở đi, chư vị sẽ chuyển biến tư tưởng của mình một cách từ từ; cũng mong muốn rằng chư vị chú ý nghe [giảng]. Tôi truyền công khác với người khác truyền công. Có người truyền công, họ chỉ đơn giản là giảng một chút về công lý của họ, sau đó kết nối [để truyền] một chút tín tức, rồi dạy một bộ thủ pháp là xong. Người ta hiện nay đã quen với [phương cách] truyền công như thế.
Truyền công chân chính cần phải giảng về Pháp, phải thuyết về Đạo. Qua mười bài giảng trên lớp, tôi cần nói rõ những [Pháp] lý tại cao tầng, chư vị mới có thể tu luyện được; nếu không, thì không cách nào tu luyện. Người ta chỉ truyền những thứ tại tầng chữa bệnh khoẻ người thôi; [nếu] chư vị muốn tu luyện lên cao tầng, [nhưng] chư vị lại không có Pháp để chỉ đạo tại cao tầng, [thì] chư vị không thể tu luyện được. Ví như chư vị đi học, chư vị mang sách giáo khoa tiểu học mà đến đại học, [thì] chư vị vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Có người cho rằng [họ] học rất nhiều công, học công này, học công kia, có cả chồng chứng chỉ tốt nghiệp; nhưng công của họ vẫn chưa hề [tăng] lên. Họ cho rằng những thứ đó chính là nghĩa lý chân chính và toàn bộ khí công; không phải thế, đó chỉ là phần vỏ nông cạn của khí công, [là] những thứ tại tầng thấp nhất. Khí công không chỉ là vậy; nó là tu luyện, là điều rộng lớn tinh thâm; ngoài ra tại những tầng khác nhau tồn tại những Pháp khác nhau; vậy nó khác với những thứ luyện khí chúng ta biết hiện nay; [những thứ mà] chư vị có học nhiều nữa cũng vậy thôi. Lấy một thí dụ, sách tiểu học của Anh chư vị cũng học, sách tiểu học của Mỹ chư vị cũng học, sách tiểu học của Nhật chư vị cũng học, sách tiểu học của Trung Quốc chư vị cũng học, [rốt cuộc] chư vị vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Chư vị học càng lắm khí công tại tầng thấp, nhận càng nhiều những thứ ấy, thì trái lại lại càng có hại, [vì] thân của chư vị đã bị loạn mất rồi.
Tôi cũng cần phải nhấn mạnh một vấn đề, tu luyện chúng ta cần phải có truyền công [và] giảng Pháp. Một số hoà thượng ở chùa, đặc biệt là [hoà thượng] Thiền tông có thể có cách nghĩ khác. Hễ nghe đến giảng Pháp, họ liền không thích nghe. Tại sao? Thiền tông [nhìn] nhận rằng: Pháp ấy không thể giảng, Pháp đã giảng ra [thành lời] thì không còn là Pháp nữa; không có Pháp có thể giảng; chỉ có thể tâm lĩnh thần hội; vậy nên đến ngày nay Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] điều ấy; [đó] là căn cứ theo một câu của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: 'Pháp vô định Pháp'. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa. Ngày nay chư vị nếu muốn đến Thiền tông học Pháp, chư vị chớ hỏi; nếu chư vị hỏi ông [thầy] bất kể vấn đề gì, [ông ta] sẽ quay lại cho vào đầu chư vị một gậy, gọi là "bổng hát". Đó nghĩa là chư vị không được hỏi, phải tự mình ngộ. Chư vị nói: 'Tôi chưa biết nên mới đến học, ngộ được gì đây? Ông lại cho tôi một gậy [là sao]?!' Đó là cái sừng bò kia đã dùi đến đỉnh rồi, không còn gì có thể giảng nữa. Đạt Ma giảng rõ là nó chỉ có thể truyền đến lục tổ, sau đó không dùng được nữa. Mấy trăm năm qua rồi, đến nay vẫn có người ôm chết cứng cái lý của Thiền tông mà không bỏ. Hàm nghĩa chân chính của lời giảng "Pháp vô định Pháp" của Thích Ca Mâu ni là gì? Tầng của Thích Ca Mâu Ni là [tầng] Như Lai; [nhưng] các tăng nhân sau này có rất nhiều vị không hề ngộ đến tầng của Thích Ca Mâu Ni, [không ngộ được] tâm thái trong cảnh giới tư tưởng của Ông, hàm nghĩa chân chính trong Pháp mà Ông giảng, [cũng như] hàm nghĩa chân chính trong lời mà Ông nói. Vậy nên đời sau người giải thích thế này, người giải thích thế kia, giải thích đến độ hỗn loạn; cho rằng 'Pháp vô định Pháp' nghĩa là chư vị không được giảng, đã giảng ra thì không còn là Pháp nữa. Thật ra không phải nghĩa như vậy. Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: 'Pháp vô định Pháp'.
Cuối cùng Thích Ca Mâu Ni lại giảng: 'Ta đời này chưa có giảng Pháp nào hết'. Thiền tông lại lý giải rằng không Pháp có thể giảng. Vào những năm cuối, Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến tầng Như Lai; hỏi tại sao Ông nói Ông chưa có giảng Pháp nào hết? Thực ra Ông đã nêu ra một vấn đề gì? Ông [muốn] nói: 'Đạt đến tầng Như Lai như ta, ta chưa thể thấy được [chân] lý tối hậu của vũ trụ, Pháp tối hậu của vũ trụ là gì'. Vậy nên Ông muốn nói người đời sau không được lấy những lời Ông giảng làm chân lý tuyệt đối, chân lý bất biến; nếu không người đời sau sẽ bị hạn cuộc vào tầng Như Lai hoặc thấp hơn Như Lai, mà không thể đột phá lên tầng cao hơn. Người đời sau không lý giải được nghĩa chân chính của câu nói ấy, [nên nhìn] nhận rằng Pháp đã giảng ra thì không còn là Pháp, [họ] lý giải kiểu như thế. Kỳ thực Thích Ca Mâu Ni [muốn] giảng rằng: Các tầng khác nhau có Pháp của các tầng khác nhau, Pháp của mỗi một tầng không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ; nhưng Pháp của mỗi một tầng có tác dụng [làm Pháp lý] chỉ đạo tại mỗi một tầng. Thật ra Ông đã giảng chính [Pháp] lý này.
Trước đây có nhiều người, đặc biệt [bên] Thiền tông, cứ nhất mực bảo trì nhận thức thiên kiến và sai lầm cực đoan ấy. Không dạy chư vị, thử hỏi chỉ đạo [tu] luyện làm sao, luyện thế nào, rồi tu ra sao? Trong Phật giáo có nhiều chuyện cổ Phật giáo, có thể có người đã từng xem; kể rằng lên trên trời, sau khi đến thiên quốc, rồi phát hiện rằng kinh «Kim Cương» ở đó so với kinh «Kim Cương» ở dưới [hạ giới], từng chữ đều khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Tại sao kinh «Kim Cương» kia lại khác với kinh «Kim Cương» tại nhân gian? Lại có người nói: Kinh sách của thế giới Cực Lạc so với [kinh thư] dưới [hạ giới] quả là khác hẳn, hoàn toàn khác nhau, không chỉ các chữ khác nhau mà hàm nghĩa, ý nghĩa cũng khác nhau, chúng đã thay đổi hẳn rồi. Thật ra, chính là cùng một Pháp đồng nhất [nhưng] tại các tầng khác nhau [thì] có các biến hoá và hình thức hiển hiện khác nhau; đối với người tu luyện tại các tầng khác nhau, có thể phát huy tác dụng chỉ đạo khác nhau.
Mọi người đều biết, trong Phật giáo có cuốn sách nhỏ tên là «Tây phương Cực Lạc thế giới du ký», kể rằng một tăng nhân kia đả toạ luyện công, nguyên thần [bay] đến thế giới Cực Lạc xem ngắm cảnh tượng [nơi ấy]; hết một ngày; rồi quay về nhân gian đã thấy sáu năm trôi qua. Vị ấy thấy được không? Đã thấy, nhưng điều vị ấy đã thấy không phải là chân tướng. Tại sao? Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy nên được thấy. Bởi vì một thế giới kiểu như vậy chính là thể hiện cấu thành của Pháp; cho nên, vị ấy không thể thấy được chân tướng. Tôi giảng rằng 'Pháp vô định Pháp' chính là có hàm nghĩa như thế.
Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu
Trong Phật giáo người ta luôn tìm hiểu xem Phật Pháp là gì. Cũng có người [nhìn] nhận rằng Pháp giảng trong Phật giáo chính là toàn bộ Phật Pháp; thực ra không phải. Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng, cách đây 2 nghìn 5 trăm năm dành cho những người thường ở tầng cực thấp, mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ; [là] Pháp giảng cho những người có tư tưởng đơn giản như thế. Thời mạt Pháp mà Ông nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hoà thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân. Pháp mà Thích Ca Mâu Ni thời đó truyền là nhắm thẳng vào tình huống bấy giờ mà truyền; ngoài ra Ông cũng không hề giảng hết ra những gì bản thân Ông tại tầng của mình biết về Phật Pháp; muốn bảo trì bất biến vĩnh cửu [Pháp ấy], cũng không thể được.
Xã hội đang phát triển; tư tưởng của nhân loại càng ngày càng phức tạp; khiến con người không dễ dàng theo cách đó mà tu được nữa. Pháp trong Phật giáo không thể khái quát toàn bộ Phật Pháp, nó chỉ là bộ phận rất nhỏ của Phật Pháp. Còn có rất nhiều Pháp lớn của Phật gia đang lưu truyền tại dân gian, đơn truyền qua các thời đại. Các tầng khác nhau có các Pháp khác nhau, các không gian khác nhau có các Pháp khác nhau; đó chính là Phật Pháp thể hiện khác nhau tại từng không gian, tại từng tầng khác nhau. Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi.
Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp. Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem [thân] thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; [tất cả những thứ ấy] chúng đều có phương diện tồn tại vật chất; đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.
Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định. 'Đức' mà chúng ta nói đến trong quá khứ cũng tương tự như thế. Tất nhiên chuẩn mực đạo đức của xã hội nhân loại hiện nay đã biến đổi rất nhiều, tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó hẳn rồi. Hiện nay [nếu] có người noi gương Lôi Phong, thì có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần. Nhưng nếu vào hồi thập kỷ 50, 60, thì ai dám nói người ấy bị bệnh tâm thần? Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày; chỉ chạy theo lợi, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác; người tranh kẻ đoạt, chẳng từ một thủ đoạn nào. Mọi người thử nghĩ xem, có được phép tiếp tục như thế này không? Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi. Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu. Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm. Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.
Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ-Chân Thiện Nhẫn đồng tu-[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.
Khí công là văn hoá tiền sử
Khí công là gì? Rất nhiều khí công sư giảng về điều này; điều tôi giảng khác với điều họ giảng. Rất nhiều khí công sư [chỉ] giảng từ tầng [của họ]; còn tôi thì giảng về nhận thức đối với khí công từ tầng cao hơn, so với nhận thức của họ tuyệt nhiên khác hẳn. Có khí công sư giảng: Khí công nước ta có lịch sử 2 nghìn năm; cũng có vị giảng [khí công] có lịch sử 3 nghìn năm; có vị giảng có lịch sử 5 nghìn năm, so với lịch sử nền văn minh của dân tộc Trung Hoa chúng ta thì không khác là mấy; lại cũng có người giảng rằng, dựa theo quan sát văn vật khai quật được thì [khí công] có lịch sử 7 nghìn năm, [vậy là] vượt xa lịch sử nền văn minh của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Nhưng nhận thức của họ dù thế nào đi nữa, nó cũng không vượt quá xa khỏi lịch sử nền văn minh của nhân loại. Chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin, thì nhân loại [xuất phát] từ thực vật dưới nước, rồi [thành] động vật dưới nước, sau đó bò lên lục địa, rồi leo lên cây, rồi lại quay xuống mặt đất thành người vượn, cuối cùng tiến hoá thành nhân loại hiện đại có tư tưởng có văn hoá; từ đó mà suy ra rằng nền văn minh nhân loại thực sự xuất hiện không thể quá 1 vạn năm. Còn suy xét trước đó, thì ngay cả thắt nút dây để ghi nhớ sự việc [họ] cũng chưa [biết]. [Họ] che thân bằng lá cây, ăn thịt sống; còn trước đó nữa, thì có thể còn chưa biết lấy lửa, hoàn toàn là con người hoang dã, con người nguyên thuỷ.
Nhưng chúng tôi phát hiện một vấn đề; tại nhiều địa phương trên thế giới còn lưu lại rất nhiều những tích cổ văn minh, [tuổi của chúng] vượt xa rất nhiều lịch sử nền văn minh nhân loại chúng ta. Những tích cổ ấy, đứng về góc độ công nghệ mà xét, thì có trình độ công nghệ rất cao; còn về góc độ nghệ thuật mà xét, thì cũng khá cao siêu; con người hiện đại [dường như] chỉ là mô phỏng lại nghệ thuật của người xưa, [vốn] có giá trị thưởng thức rất sâu sắc. Nhưng chúng đã được lưu lại từ trên mười vạn năm, mấy chục vạn năm, vài trăm vạn năm, thậm chí trên vài trăm triệu năm về trước. Mọi người thử nghĩ xem, điều ấy chẳng phải đang cười giễu lịch sử ngày nay hay sao? Cũng không có gì đáng cười hết; bởi vì nhân loại không ngừng tự hoàn thiện, không ngừng tự nhận thức lại một cách mới, xã hội chính là đang phát triển như thế, [và] nhận thức ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác.
Có thể nhiều người đã nghe nói đến "văn hoá tiền sử", cũng gọi là "văn minh tiền sử"; chúng tôi giảng về [vấn đề] văn minh tiền sử đó. Trên trái đất có châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi, và châu Nam Cực; những nhà Địa Chất học gọi chúng với tên chung là "bản khối đại lục". Các bản khối đại lục hình thành cho đến hôm nay, đã trải qua hàng chục triệu năm lịch sử. Nên cũng nói, có rất nhiều lục địa từ đáy biển nổi lên, cũng có rất nhiều lục địa trầm xuống đáy biển; ổn định ở trạng thái hiện nay đã qua lịch sử hàng chục triệu năm rồi. Nhưng tại nhiều đáy biển, [người ta] đã phát hiện nhiều kiến trúc cổ đại to lớn; những kiến trúc này được chạm khắc tinh tế và đẹp phi thường; [chúng] không phải là di sản của nền văn hoá nhân loại hiện nay, mà chúng khẳng định đã được kiến tạo từ trước khi bị trầm xuống đáy biển. Từ hàng chục triệu năm trước thì hỏi ai đã sáng tạo ra những nền văn minh ấy? Lúc bấy giờ, nhân loại chúng ta còn chưa là khỉ, làm sao tạo dựng nổi những thứ trí tuệ cao như thế? Trên thế giới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một loài sinh vật, mang tên "bọ ba thuỳ"; nó là sinh vật có từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước đây; còn trước đây 260 triệu năm cho đến nay nó không có nữa. Một khoa học gia của Mỹ đã phát hiện một khối hoá thạch bọ ba thuỳ; đồng thời trên mặt [khối hoá thạch] còn có dấu chân một người đang đi giày đạp lên, in rõ mồn một trên mặt [khối hoá thạch]. Điều ấy chẳng phải là chế nhạo những nhà lịch sử học là gì? Cứ chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin, vào 260 triệu năm trước lẽ nào đã có con người được?
Tại bảo tàng của Đại Học Quốc Gia Peru có một khối đá; trên khối đá ấy có khắc một hình người; theo khảo sát thì hình người này được khắc lên đó 3 vạn năm về trước. Nhưng hình người ấy mặc y phục, đội mũ, đi giày, trong tay lại còn cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát thiên thể. Con người 3 vạn năm trước hỏi biết dệt vải may áo là sao? Lại càng khó tin hơn nữa, là người ấy cầm kính viễn vọng để quan sát thiên thể, vậy nhất định còn có tri thức về thiên văn. Chúng ta vẫn [nhìn] nhận rằng một người châu Âu là Galileo là người đã phát minh ra kính viễn vọng; tính đến nay mới hơn 3 trăm năm lịch sử; vậy ai là người đã phát minh ra kính viễn vọng 3 vạn năm trước? Còn rất nhiều chỗ mê khó giải thích nữa. Chẳng hạn có rất nhiều bức bích hoạ đá trong các động đá tại Pháp, Nam Phi, và dãy núi Alps; chúng được khắc hết sức chân thực và sống động. Những hình người được khắc trông vô cùng tinh tế và đẹp, và được tô với chất liệu mầu là một thứ khoáng chất. Nhưng họ vận trang phục người hiện đại, tương tự Âu phục, mặc quần nịt. Có người tay cầm thứ như cái tẩu thuốc, có người cầm ba-toong, có người đội mũ. Những con khỉ mấy chục vạn năm trước, làm sao có được mức độ nghệ thuật cao như thế?
Nói xa hơn nữa, ở châu Phi có nước Cộng Hoà Gabon có một mỏ quặng uranium; nước này có phần lạc hậu, tự mình không thể chiết luyện uranium, [nên phải] xuất khẩu [quặng] sang những nước tiên tiến. Năm 1972, một nhà máy ở Pháp nhập khẩu quặng uranium ấy. Qua hoá nghiệm đã phát hiện rằng quặng uranium này đã được chiết luyện và đã bị sử dụng. Thấy quá lạ, họ bèn phái những nhân viên khoa học kỹ thuật đi khảo sát, khoa học gia nhiều nước khác cũng đi khảo sát. Cuối cùng kiểm chứng được rằng mỏ quặng uranium kia chính là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn; hơn nữa bố cục hết sức hợp lý; con người hiện đại chúng ta không thể tạo dựng. Vậy thử hỏi nó được xây dựng vào thời gian nào? Vào 2 tỷ năm trước; nó đã được vận hành 50 vạn năm. Điều ấy quả là những chữ số thiên văn; chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin thì không thể nào giải thích nổi; sự tình như thế có rất nhiều. Những gì mà giới khoa học kỹ thuật phát hiện hôm nay đã đủ để thay đổi sách giáo khoa hiện nay của chúng ta. [Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. Vì ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống, hiện nay không có ai [đứng ra] chỉnh lý điều này một cách có hệ thống; vậy nên quan niệm của người ta luôn không theo kịp sự phát triển; [nếu] chư vị có nói đến điều như thế-tuy nó chưa được phổ biến nhưng đã được phát hiện rồi-[thì] vẫn có người nói đấy là 'mê tín', không [chịu] tiếp nhận.
Nhiều nhà khoa học dũng cảm ở nước ngoài đã công khai thừa nhận rằng chúng [thuộc về] văn hoá tiền sử, là nền văn minh có trước nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta; chính là trước nền văn minh kỳ này của chúng ta đã tồn tại [những] thời kỳ văn minh khác, hơn nữa [đã] không chỉ một lần. Khảo sát những văn vật khai quật được, [người ta] thấy rằng đều không là sản vật của một thời kỳ văn minh. Do vậy [người ta] nhìn nhận rằng nhiều lần văn minh nhân loại gặp phải đợt huỷ diệt, chỉ có một số ít người sống sót; sau đó sống một cuộc sống nguyên thuỷ, dần dần sinh sôi thành [xã hội] nhân loại mới, tiến vào nền văn minh mới. Sau đó lại đi đến huỷ diệt, dần dần sinh sôi thành nhân loại mới; nó đã trải qua những chu kỳ biến đổi như thế. Các nhà vật lý giảng rằng, sự vận động của vật chất là có quy luật, sự biển đổi của toàn vũ trụ chúng ta cũng là có quy luật.
Sự vận động của trái đất chúng ta, trong vũ trụ bao la này, trong hệ Ngân Hà đang vận chuyển này, không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió; rất có thể nó va phải một tinh cầu nào đó, hoặc một vấn đề nào đó nảy sinh, [và thế là] tạo thành một tai nạn rất lớn. Đứng từ góc độ của công năng chúng tôi mà xét, thì chính là đã được an bài như vậy. Tôi đã một lần khảo sát rất kỹ lưỡng, phát hiện rằng nhân loại đã có 81 lần [rơi vào] trạng thái huỷ diệt hoàn toàn; chỉ có một ít người sống sót; lưu lại theo một chút văn hoá tiền sử vốn có từ đầu, [họ] tiến vào một thời kỳ [mới], sống cuộc sống nguyên thuỷ. Nhân loại sinh sôi đông lên rồi cuối cùng xuất hiện nền văn minh. Trải qua 81 lần chu kỳ biến đổi như thế; tôi cũng chưa khảo sát được cho đến [tận thời điểm] ban đầu. Người Trung Quốc giảng về thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Thiên tượng biến hoá khác nhau, thiên thời khác nhau, dẫn đến xã hội người thường có những trạng thái xã hội khác nhau. Theo vật lý học giảng [thì] sự vận động của vật chất là có quy luật; sự vận động của vũ trụ cũng lại như thế.
[Vấn đề] văn hoá tiền sử giảng bên trên chủ yếu chỉ để nói với mọi người rằng: khí công cũng không phải là phát minh của nhân loại hôm nay, [nó] cũng đã được lưu lại từ niên đại rất xa xưa, [nó] cũng là một thứ văn hoá tiền sử. Trong kinh thư [Phật giáo] chúng ta cũng có thể tìm thấy luận thuật tương tự. Thích Ca Mâu Ni đương thời có giảng rằng, Ông đã tu thành đắc Đạo từ hàng ức kiếp về trước. Một kiếp là bao nhiêu năm? Một kiếp là bao nhiêu ức năm, đó là con số rất lớn, quả là không thể nghĩ bàn. Nếu đó là lời chân thật, chẳng phải nó tương hợp với lịch sử nhân loại, và sự biến đổi của toàn trái đất hay sao? Ngoài ra Thích Ca Mâu Ni còn giảng rằng, trước Ông có sáu vị Phật nguyên thuỷ tồn tại, Ông cũng lại có sư phụ, v.v. tất cả đã từng tu luyện đắc Đạo từ hằng bao nhiêu ức kiếp. Nếu những sự tình này chính là lời chân thật, vậy trong những công pháp chính thống, công pháp chân truyền chân chính đang truyền ngoài xã hội chúng ta hôm nay, hỏi có phương pháp tu luyện như thế hay không? Nếu yêu cầu tôi trả lời, [thì] đương nhiên là có, [nhưng] chẳng thể gặp nhiều. Hiện nay giả khí công, nguỵ khí công, cho đến những loại người có mang theo phụ thể, tất cả đã loạn tạo những thứ để lừa người; [số ấy] vượt xa khí công chân chính gấp bội; thật giả khó mà phân biệt được. Khí công chân chính không dễ phân biệt được, cũng không dễ mà tìm được đâu.
Thực ra không chỉ khí công là được lưu lại từ niên đại xa xưa; [mà] Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là [những thứ] di lưu từ tiền sử. Vậy nên chúng ta hôm nay đứng tại góc độ người thường mà nghiên cứu chúng, nhận thức chúng, [thì] chẳng nghiên cứu được gì sáng tỏ. Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy].
Khí công chính là tu luyện
Khí công đã có lịch sử xa xưa đến như vậy, thì rốt cuộc nó có tác dụng gì? Tôi nói cho mọi người rằng, [pháp môn] chúng ta là tu luyện Đại Pháp của Phật gia, vậy đương nhiên là tu Phật; còn Đạo gia thì đương nhiên tu Đạo đắc Đạo. Tôi nói cho mọi người hay, [chữ] "Phật" ấy không hề mê tín. Chữ "Phật" {Buddha} là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Vào thời [Phật giáo] truyền vào nước Trung Quốc chúng ta, nó có hai chữ, đọc là "Phật Đà", cũng có người phiên âm là "Phù Đồ". Truyền tới truyền lui, người Trung Quốc chúng ta lược bớt đi một chữ, đọc thành "Phật". [Nếu] dịch ra tiếng Trung Quốc, thì ý tưởng là gì? Chính là 'Giác Giả', [là] người thông qua tu luyện mà giác ngộ. Ở đây nào có mang màu sắc mê tín gì?
Mọi người thử nghĩ xem, tu luyện có thể xuất hiện công năng đặc dị. Trên thế giới hiện nay có sáu loại công năng đã được công nhận; [nhưng] không chỉ có vậy, tôi nói rằng công năng chân chính có trên một vạn loại. Người ngồi chỗ kia, không động tay không động chân, mà có thể làm những điều mà mọi người dùng hết cả tay lẫn chân cũng không làm được; có thể thấy được [Pháp] lý chân chính của các không gian vũ trụ; thấy chân tướng của vũ trụ; thấy những điều người thường không thấy. Chẳng phải đó đã là người tu luyện đắc Đạo? Chẳng phải đó đã là Đại Giác Giả? Liệu có thể nói người ấy cũng như người thường? Chẳng phải là người tu luyện giác ngộ là gì? Gọi là 'Giác Giả' chẳng đúng sao? Dịch thành tiếng Ấn Độ cổ thì chính là 'Phật' {Buddha}. Thực ra là như thế, khí công chính có tác dụng ấy.
Hễ đề cập đến khí công, liền có người nói: 'Không bệnh hỏi ai luyện khí công?' Ngụ ý rằng khí công [chỉ] là để chữa bệnh; đấy là nhận thức rất nông cạn, rất là nông cạn. Chỗ này không có trách mọi người, bởi vì có rất nhiều khí công sư toàn làm cái việc chữa bệnh khoẻ người, toàn giảng về chữa bệnh khoẻ người, không có ai giảng đến cao tầng cả. [Tôi] không có ý nói rằng công pháp của những vị ấy không tốt, [vì] sứ mệnh của họ chính là truyền những điều ở tầng chữa bệnh khoẻ người, [và] phổ biến khí công. Có rất nhiều người mong muốn tu luyện lên cao tầng, [họ] có suy nghĩ như thế, có nguyện vọng như thế; nhưng tu luyện không đắc Pháp, kết quả tạo thành rất nhiều khó khăn, lại còn xuất hiện rất nhiều vấn đề. Tất nhiên, việc truyền công tại cao tầng một cách chân chính có liên quan đến [những] vấn đề rất cao. Vậy nên chúng tôi có bổn ý là có trách nhiệm đối với xã hội, có trách nhiệm đối với con người; [và] hiệu quả của toàn bộ [quá trình] truyền công là tốt. Có những điều thật sự rất cao, nói đến [nghe] giống mê tín; nhưng chúng tôi [sẽ] cố gắng dùng khoa học hiện đại để giải thích.
Có những điều hễ chúng tôi đề cập đến, liền có người nói là mê tín. Tại sao? Tiêu chuẩn của họ chính là [điều gì] khoa học chưa nhận thức đến được, hoặc giả họ tự mình chưa tiếp xúc đến được; họ cho rằng [chúng] không hề tồn tại, họ cho rằng [chúng] đều là mê tín, đều là duy tâm; họ có quan niệm kiểu như thế. Quan niệm như thế có đúng không? Hễ gì mà khoa học chưa nhận thức đến được, cũng chưa phát triển đến bước đó, đều có thể nói là mê tín, là duy tâm? Người này chẳng phải tự mình làm mê tín? Làm duy tâm? Cứ chiểu theo cái quan niệm như thế [mà hành xử], khoa học thử hỏi có thể phát triển, có thể tiến bộ được không? Xã hội nhân loại cũng chẳng thể thúc đẩy lên được. Những điều mà giới khoa học kỹ thuật phát minh ra đều là những điều con người chưa từng [biết], [nếu] đều cho đó là mê tín, [thì] tất nhiên cũng chẳng cần phát triển. Khí công không phải là thứ duy tâm; có nhiều người không hiểu khí công, vậy nên mãi cho rằng khí công là duy tâm. Ngày nay dùng những máy đo thân thể các khí công sư [người ta thấy] có thành phần của sóng hạ âm, sóng siêu âm, sóng điện từ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia phóng xạ gamma, neutron, nguyên tử, nguyên tố kim loại vi lượng; những thứ ấy chẳng phải tồn tại vật chất là gì? Chúng cũng là vật chất. Cái nào là không do vật chất cấu thành? Chẳng phải thời-không khác cũng do vật chất cấu thành là gì? Làm sao có thể nói là mê tín? Khí công đã là dùng để tu Phật, tất nhiên sẽ động chạm đến nhiều vấn đề cao thâm; chúng tôi đều phải giảng [những vấn đề này].
Khí công đã có tác dụng ấy, thì sao chúng ta lại gọi nó là 'khí công'? Kỳ thực nó không được gọi là 'khí công'; nó được gọi là gì? Gọi là "tu luyện"; chính là tu luyện. Tất nhiên, nó còn có những tên cụ thể khác, nhưng được gọi chung là 'tu luyện'. Vậy gọi 'khí công' là sao? Mọi người đều biết, khí công đã được phổ cập ngoài xã hội có lịch sử hơn 20 năm, khai thuỷ vào giữa thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá, và lên thành cao trào vào thời kỳ cuối. Mọi người thử nghĩ xem, thời ấy trào lưu tư tưởng cực tả khá là nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ không đề cập đến những tên của khí công thời văn hoá tiền sử gọi là gì; trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại chúng ta lần này, [khí công] đã qua một thời xã hội phong kiến, nên thường mang những cái tên mang đậm sắc thái phong kiến. Và [những môn] có quan hệ đến tôn giáo thường có những cái tên mang đậm sắc thái tôn giáo. Ví dụ: nào là Tu Đạo Đại Pháp, Kim Cương Thiền, La Hán Pháp, Tu Phật Đại Pháp, Cửu Chuyển Kim Đan Thuật, toàn là những thứ như thế. Nếu gọi [bằng] những tên như thế trong thời Đại Cách mạng Văn hoá, thử hỏi chư vị có tránh khỏi bị phê phán? Mặc dù nguyện vọng phổ cập khí công của các khí công sư là tốt, vì để chữa bệnh khoẻ người cho quảng đại quần chúng, đề cao tố chất thân thể cho mọi người, điều ấy rất tốt, nhưng không làm được; người ta không dám gọi chúng [với những tên] như thế. Vậy nên rất nhiều khí công sư vì để phổ cập khí công, đã từ hai cuốn «Đan Kinh» và «Đạo Tạng», lấy ra hai chữ tách khỏi nội dung [của cuốn sách], gọi là 'khí công'. Nhiều vị còn đào sâu vào danh từ 'khí công' mà nghiên cứu, nhưng chẳng có gì nghiên cứu; trong quá khứ nó chỉ được gọi là 'tu luyện'. 'Khí công' chỉ là danh từ mới đặt ra cho phù hợp với ý thức tư tưởng của con người hiện đại mà thôi.
Luyện công vì sao không tăng công
Luyện công vì sao không tăng công? Khá nhiều người có lối nghĩ như thế này: Mình luyện công chẳng được chân truyền, ông thầy nào giảng cho mình mấy tuyệt chiêu, rồi vài thủ pháp cao cấp, [thì] công của mình tăng ngay. Hiện nay có đến 95% người có lối nghĩ như thế; tôi thấy rằng điều ấy thật đáng cười. Tại sao đáng cười? Bởi vì khí công không phải kỹ năng nơi người thường; nó hoàn toàn là những điều siêu thường; nó phải được dùng những [Pháp] lý tại cao tầng để đánh giá. Tôi giảng cho mọi người rằng, công không lên được cao có nguyên nhân căn bản là: hai chữ "tu luyện", người ta chỉ coi trọng chữ 'luyện' mà chẳng coi trọng chữ 'tu'. Chư vị hướng ngoại mà cầu, thì cầu thế nào cũng không được. [Với] thân thể người thường kia, bàn tay người thường kia, và tư tưởng người thường kia của chư vị; chư vị muốn [từ] vật chất cao năng lượng diễn hoá trở thành công? [Công] tăng trưởng lên? Nói chuyện sao dễ vậy! Theo tôi thấy là chuyện đáng cười. Cũng tương đương với hướng ngoại mà cầu, hướng ngoại mà tìm, vĩnh viễn không tìm được.
Nó không giống kỹ năng nơi người thường chúng ta: chư vị trả một số tiền, học một số kỹ thuật, là chư vị có được nó trong tay. Nó không như thế; nó là điều vượt xa khỏi tầng của người thường; vậy nên phải dùng [Pháp] lý siêu thường để yêu cầu chư vị. Yêu cầu đó là gì? Chư vị phải hướng nội mà tu, không thể hướng ngoại mà tìm. Bao nhiêu người cứ hướng ngoại mà cầu, nay cầu cái này, mai cầu cái khác, lại còn ôm giữ tâm chấp trước truy cầu công năng, và đủ loại mục đích [khác nhau]. Có người còn muốn làm khí công sư, còn muốn chữa bệnh kiếm tiền! Tu luyện chân chính là tu thẳng cái tâm của chư vị, gọi là 'tu tâm tính'. Ví dụ như, chúng ta trước mâu thuẫn giữa người với người, trước thất tình lục dục của cá nhân, [và] các thứ dục vọng, ta [đều] coi nhẹ. Trong khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu, chư vị lại muốn tăng công, nói chuyện sao dễ vậy! Chư vị nào có khác chi người thường? Chư vị làm sao có thể tăng công? Vậy phải coi trọng tu luyện tâm tính, [thì] công của chư vị mới có thể tăng, tầng [của chư vị] mới có thể đề cao lên được.
'Tâm tính' là gì? Tâm tính bao gồm có đức ('đức' là một thứ vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các thứ dục vọng tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., bao gồm nhiều thứ phương diện [khác nhau]. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực.
Có người nghĩ: 'Vấn đề tâm tính mà ông nói đến ấy, nó là điều trong hình thái ý thức, là chuyện [về] phương diện cảnh giới tư tưởng của con người; nó không [liên quan đến cái] công mà chúng tôi luyện'. Không liên quan là sao? Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính. Trong nghiên cứu khoa học [thân] thể người, hiện nay các nhà khoa học đều nhận định rằng tư duy xuất phát từ đại não chính là vật chất. Như vậy nó là một thứ tồn tại vật chất, nhưng chẳng phải nó [cũng] là thứ ở trong tinh thần con người hay sao? Chẳng phải là nhất tính là gì? Cũng như vũ trụ mà tôi giảng, nó có tồn tại vật chất, đồng thời nó có tồn tại đặc tính. Đặc tính Chân Thiện Nhẫn trong vũ trụ kia, người thường không cảm nhận được sự tồn tại của nó, bởi vì toàn thể người thường cùng ở trên mặt của một tầng này. Khi chư vị siêu xuất khỏi tầng của người thường, thì có thể quan sát được. Quan sát như thế nào? Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau. Chúng không cho phép chư vị thăng hoa lên; chư vị muốn đề cao, nhưng đâu có đề cao được, chúng không cho phép chư vị nâng cao lên. Vì sao không cho phép chư vị lên cao? Bởi vì tâm tính của chư vị chưa đề cao lên. Mỗi một tầng đều có tiêu chuẩn khác nhau; muốn đề cao tầng, chư vị nhất định phải vứt bỏ những tư tưởng không tốt và đổ đi những thứ dơ bẩn, [và] đồng hoá với yêu cầu tiêu chuẩn của tầng ấy; có như vậy chư vị mới có thể lên đó.
Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi. Biến đổi gì? Những truy cầu chấp trước những thứ xấu của mình, chư vị sẽ quẳng chúng đi. Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên. Trong quá trình tu luyện chúng ta cần gạt bỏ những thứ không tốt tồn tại nơi thân người của mình, [thì] mới có thể thăng hoa lên trên được; đặc tính của vũ trụ chính là có tác dụng ấy. [Nếu] chư vị không tu luyện tâm tính của mình, chuẩn mực đạo đức của chư vị không đề cao lên trên, tư tưởng xấu và vật chất xấu không bị quẳng đi, [thì] chúng chẳng cho phép chư vị thăng hoa lên trên; chư vị nói rằng chúng không phải nhất tính là gì? Chúng ta thử nói một chuyện đùa, ví như có người kia từ chốn người thường thất tình lục dục đầy đủ cả, lại được thăng thượng lên làm Phật, mọi người thử nghĩ xem có thể sẽ ra sao? Không chừng thấy một Đại Bồ Tát quá đỗi khả ái, vị ấy liền phát sinh tà niệm. Bởi vì tâm tật đố chưa bỏ được, vị ấy lại phát sinh mâu thuẫn với các vị Phật; những chuyện như thế có được phép tồn tại không? Cần xử lý sao đây? Chư vị nhất định phải từ chỗ người thường mà vứt bỏ hết tất cả các chủng tư tưởng không tốt, [rồi] chư vị mới có thể đề cao lên được.
Vậy cũng nói, chư vị phải coi trọng việc tu luyện tâm tính, chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ mà tu luyện; vứt bỏ [hết] những dục vọng, tâm không tốt, ý định hành động xấu ở người thường. Chỉ một chút đề cao cảnh giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi. Đồng thời chư vị phải chịu khổ một chút, chịu tội một chút, [thì] nghiệp lực nơi thân chư vị được tiêu trừ một phần; qua đó chư vị có thể thăng hoa lên một chút; tức là, lực mà đặc tính vũ trụ khống chế chư vị không còn lớn [như trước]. Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Sư phụ cấp cho chư vị một cái công [để] tăng công; [khi] cái công này phát huy tác dụng, [thì] đức, một dạng vật chất, quanh thân chư vị sẽ được diễn hoá trở thành công. [Khi] chư vị không ngừng đề cao, không ngừng tu lên, [thì cột] công trụ của chư vị cũng không ngừng đột phá lên. Là người tu luyện, [thì] ngay nơi hoàn cảnh người thường mà tu luyện bản thân, mà 'ma luyện' chính mình; các tâm chấp trước những thứ dục vọng đều dần dần vứt bỏ. Điều mà nhân loại chúng ta thường cho là tốt, thì từ cao tầng mà xét lại thường thấy là xấu. Vậy nên điều mà người ta cho là tốt ấy, ở nơi người thường thì lợi ích cá nhân càng nhiều thì cho là càng sống tốt, [nhưng] các Đại Giác Giả lại thấy rằng cá nhân ấy là càng xấu. Xấu chỗ nào? Vị ấy được càng nhiều, thì vị ấy càng làm tổn hại người khác; [để] đạt được những thứ lẽ ra không được, vị ấy sẽ [coi] trọng danh lợi, như thế vị ấy mất đức. Chư vị muốn tăng công, [nhưng nếu] chư vị không chú trọng tu luyện tâm tính, [thì] công của chư vị hoàn toàn không tăng lên được.
Giới tu luyện chúng ta giảng rằng, nguyên thần của con người là bất diệt. Trước đây nói đến nguyên thần của con người, là có thể có người nói đó là mê tín. Mọi người đã biết rằng vật lý học nghiên cứu [thân] thể con người chúng ta có phân tử, proton, electron, nghiên cứu tiếp xuống nữa thì có hạt quark, neutrino, v.v. [Mới] đến bước đó, [mà] kính hiển vi đã không thấy được rồi. Nhưng nó còn quá xa mới đến được bản nguyên của sinh mệnh, bản nguyên của vật chất. Mọi người đều biết rằng về phân rã nguyên tử hạch, cần một năng lượng va chạm rất lớn cũng như một nhiệt lượng rất lớn mới có thể tổng hợp, mới có thể phân rã hạt nhân. Vào lúc con người chết, những hạt nguyên tử trong thân thể có thể tuỳ tiện chết theo không? Vì vậy chúng tôi phát hiện rằng khi con người chết rồi, thì chỉ tại tầng không gian của chúng ta, thành phần phân tử ở tầng thô nhất mới bị tuột ra; còn tại các tầng không gian khác thì các thân thể không hề bị huỷ. Mọi người thử nghĩ xem, dưới kính hiển vi thân thể người trông ra sao? Toàn bộ thân thể con người luôn vận động; chư vị đang ngồi kia bất động, [nhưng] toàn bộ thân thể lại vận động, các tế bào phân tử cũng đang vận động, toàn bộ thân thể rất lơi lỏng, giống như những hạt cát ghép thành. Dưới kính hiển vi thân thể người trông như vậy, so với thân người dưới tròng mắt này của chúng ta quả nhiên sai biệt rành rành. Đó là vì cặp mắt này của con người đã tạo thành cho chư vị một loại giả tướng như vậy, không cho phép chư vị thấy những thứ ấy. [Khi] thiên mục khai [mở], thì có thể phóng đại những thứ ấy mà nhìn; nguyên nó chính là bản năng của con người, hiện nay lại gọi là công năng đặc dị. Nếu chư vị muốn xuất hiện công năng đặc dị, thì phải phản bổn quy chân, vãng hồi tu.
Chúng ta hãy thuyết về 'đức'. Giữa chúng có quan hệ liên đới cụ thể nào? Chúng tôi sẽ phân tích để giảng giải. Con người chúng ta trong rất nhiều không gian đều có một thân thể tồn tại. Hiện nay chúng tôi xem các thành phần của thân thể, [thì] phần to nhất là các tế bào, đó chính là nhục thân của chúng ta. Nếu như chư vị tiến nhập được vào [không] gian [giữa] tế bào và phân tử, [không] gian [giữa] phân tử và phân tử, [thì] chư vị sẽ thể nghiệm được việc tiến nhập vào không gian khác rồi. Hình thức tồn tại của thân thể ấy ra sao? Tất nhiên chư vị không thể dùng khái niệm của không gian hiện hữu này để lý giải [không gian bên kia] được đâu; thân thể của chư vị phải đồng hoá theo những yêu cầu tồn tại của không gian ấy. Tại không gian kia thân thể vốn có thể thành lớn thành nhỏ, lúc ấy chư vị sẽ phát hiện rằng nó là không gian mênh mông vô tỷ. Đây chỉ nói đến một hình thức tồn tại đơn giản của không gian khác, đồng thời ở cùng một chỗ có tồn tại không gian khác. Con người tại rất nhiều các không gian khác đều có một thân thể chuyên biệt; và trong một không gian nhất định, thì có một trường bao quanh thân thể. Là trường gì vậy? Trường ấy chính là cái mà chúng tôi gọi là 'đức'. Đức là một loại chất màu trắng; nó không phải là thứ mà trước kia chúng ta cho rằng chỉ là điều [thuộc về] tinh thần, điều ở trong con người [với] hình thái ý thức; nó hoàn toàn là dạng tồn tại vật chất; vậy nên những người già trước đây thường nói nào là tích đức, nào là tổn đức; những lời nói ấy hết sức đúng. [Chất] đức ấy ở chung quanh thân thể người, nó hình thành một trường. Trước đây Đạo gia giảng rằng sư phụ tìm đồ đệ, chứ không phải đồ đệ tìm sư phụ. Ý nghĩa là sao? Vị ấy cần xét xem thân thể đồ đệ mang theo thành phần đức có nhiều không; nếu nhiều thì người ấy dễ tu; nếu ít thì người ấy khó tu, người ấy sẽ rất khó tăng công lên cao.
Đồng thời tồn tại còn có một loại vật chất màu đen, ở đây chúng tôi gọi là 'nghiệp lực'; trong Phật giáo gọi đó là 'ác nghiệp'. Vật chất màu trắng cùng vật chất màu đen, hai loại vật chất ấy tồn tại đồng thời. Giữa hai loại vật chất ấy có quan hệ thế nào? Loại vật chất đức là khi chúng ta chịu khổ, bị đánh đập, làm việc tốt thì được nó; còn vật chất màu đen là khi người ta làm việc xấu, làm việc không tốt, hiếp đáp người khác, thì nhận được loại chất màu đen. Bây giờ không chỉ có những kẻ chỉ chạy theo lợi, mà còn có những kẻ không điều ác nào mà không làm, chỉ vì tiền mà không việc gì là không làm: giết người hại mệnh, thuê giết người, đồng tính luyến ái, hút hít ma tuý, v.v. việc gì cũng có. Trong khi làm những việc xấu thì người ta bị tổn đức. Tổn ra sao? Khi một cá nhân [nhục] mạ người khác, cá nhân ấy chiếm được tiện nghi, và thấy giải toả [hả giận]. Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là 'bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất', chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất] thì không thể được. Nó xảy ra như thế nào? Trong khi vị này [nhục] mạ, hiếp đáp người khác, vị này chính là đã lấy đức cấp cho người kia; đối phương là bên chịu ép uổng, chịu thiệt, chịu khổ, vậy nên mới được bồi thường. Vị này [nhục] mạ người kia ở bên này, thì theo cái lời [nhục] mạ ấy vào lúc đó trong phạm vi không gian của mình đã có một khối đức bay mất đi, và lọt vào thân của người ta. Vị này càng nhục mạ nặng nề, thì lại cấp càng nhiều đức cho người ta. Đánh người, hiếp đáp người khác cũng lại giống như thế. Vị kia đánh người một đấm, đá người một cước, thì tuỳ theo cú đánh mạnh đến đâu mà đức bị chuyển sang lớn đến đó. Người thường không thấy được cái [Pháp] lý ở tầng này; khi chịu hiếp đáp, vị ấy chịu không được: 'Ông đánh tôi, tôi đánh trả ông'. "Păng" một đấm trả lại, và cái đức kia lại quay về; hai người chẳng được gì mất gì. Vị ấy có thể nghĩ: 'Ông đánh tôi một, tôi đánh ông hai, nếu không thì không hả được cái khẩu khí này'. Vị ấy lại đánh nữa, và từ mình một khối đức lại bay ra sang bên đối phương.
Đức được coi trọng là vì sao? Chuyển hoá của đức có quan hệ thế nào? Trong tôn giáo giảng rằng: có đức ấy, đời này không được đời sau được. Họ được gì? Đức của họ mà lớn, thì có thể làm đại quan, [hoặc] phát đại tài, muốn gì được nấy; cái tác dụng hoán đổi của đức là như thế. Trong tôn giáo còn giảng: nếu người kia chẳng có đức, rồi sẽ 'hình thần toàn diệt'. Nguyên thần vị ấy rồi bị tiêu huỷ; vị ấy trăm tuổi [lâm chung] là toàn bộ chết hết, chẳng còn gì. Còn giới tu luyện chúng tôi giảng rằng đức có thể trực tiếp diễn hóa trở thành công.
Chúng tôi bây giờ sẽ giảng về đức diễn hoá trở thành công. Trong giới tu luyện có câu rằng: "tu tại tự kỷ, công tại sư phụ". Có người giảng về 'an đỉnh thiết lư, thái dược luyện đan', hoạt động ý niệm, họ cho rằng [điều ấy] rất quan trọng. Tôi nói với chư vị rằng, chẳng quan trọng chút nào; chư vị mà nghĩ nhiều thì đó là tâm chấp trước. Chư vị mà nghĩ nặng [về nó], thì chẳng phải chư vị chấp trước truy cầu là gì? Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ; chư vị chỉ cần nguyện vọng [tu luyện] là đủ rồi. Mà chân chính làm việc ấy là sư phụ cấp cho [chư vị], chư vị hoàn toàn không làm được. Thân thể người thường của chư vị, liệu có thể diễn hoá thành thể sinh mệnh cấu thành từ vật chất cao năng lượng không? Hoàn toàn không thể được, nói ra chỉ là chuyện cười thôi. Quá trình diễn hoá [thân] thể con người tại các không gian khác rất huyền diệu, rất phức tạp; chư vị hoàn toàn làm không nổi việc này đâu.
Sư phụ cấp cho chư vị những gì? Cấp cho chư vị một công [để] tăng công. Bởi vì đức ở bên ngoài [thân] thể con người, công chân chính của người [tu luyện] là từ đức mà sinh thành. Tầng của một người cao thấp ra sao, [và] công lực lớn đến đâu, tất cả là từ đức mà sinh thành. Ông [sư phụ] diễn hoá đức của chư vị trở thành công, tăng trưởng thẳng lên trên dưới dạng xoáy ốc. Công quyết định một cách chân chính tầng cao thấp của cá nhân được tăng trưởng lên bên ngoài [thân] thể, cuối cùng theo xoáy ốc trên đỉnh đầu mà hình thành một cột công trụ. Công của một người cao bao nhiêu, chỉ cần nhìn xem công trụ của vị ấy cao đến đâu [là biết], nó chính là tầng của vị ấy, là 'quả vị' được giảng trong Phật giáo. Có người khi đả toạ thì nguyên thần có khả năng rời khỏi thân, lập tức đến một mức cao nào đó; có hướng lên nữa cũng không lên được, cũng chẳng dám lên. [Nguyên thần] người ấy ngồi trên công trụ của mình mà lên, [nên] người ấy chỉ lên cao đến vậy. Bởi vì công trụ của người ấy cao đến đó thôi, có lên cao hơn cũng không được; đây là vấn đề quả vị trong Phật giáo.
[Để] đo tâm tính cao đến đâu, còn có một cái xích độ. Xích độ và công trụ không tồn tại trong cùng một không gian, mà đồng thời tồn tại. Tâm tính chư vị tu lên rồi; chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao. Như vậy chư vị là người luyện công, chư vị đáng được gì? Chẳng phải được công là gì? Tâm tính của chư vị đề cao rồi, thì công của chư vị cũng tăng cao lên theo. Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối. Trước đây có người tại công viên luyện công cũng vậy, ở nhà luyện công cũng vậy, rất dùng tâm luyện, rất cung kính, luyện được rất khá. Nhưng một khi ra khỏi cửa đã không phải là người ấy rồi, lại hành xử như bản thân xưa kia, nơi người thường lại vì danh lợi mà tranh mà đấu; hỏi công người ấy có thể tăng trưởng được không? Hoàn toàn không thể tăng được; bệnh người này cũng không lành được, cũng lại vì lý do ấy. Vì sao có người luyện công một thời gian lâu mà bệnh vẫn chẳng hết? Khí công là tu luyện, là điều siêu thường, không phải là môn thể thao nơi người thường; cần phải coi trọng tâm tính thì mới có thể lành bệnh hoặc tăng công.
Có một số người cho rằng an đỉnh thiết lư, thái dược luyện đan, rằng cái đan ấy là công; không phải thế. Đan chỉ tồn trữ một bộ phận năng lượng, nó không phải toàn bộ năng lượng. Vậy đan ấy là cái gì? Mọi người đã biết, chúng ta còn có một phần khác để tu mệnh, thân thể cũng có thể xuất công năng, và còn rất nhiều các thuật loại khác. Hầu hết những thứ ấy đều bị khoá lại, không cho phép chư vị lấy ra sử dụng. Có rất nhiều công năng, trên vạn loại công năng; hình thành cái nào là khoá cái ấy. Tại sao không cho xuất ra? Mục đích là không cho chư vị tuỳ ý sử dụng nơi xã hội người thường; [chư vị] không được phép tuỳ tiện can nhiễu đến xã hội người thường, cũng không được tuỳ tiện thể hiện bản sự của chư vị tại xã hội người thường; bởi vì làm thế là phá hoại trạng thái của xã hội người thường. Có nhiều người đang tu trong ngộ, chư vị hiển hiện [công năng] cho họ, người ta thấy điều ấy là sự thật, tất cả đều đến tu; [cả] những kẻ thập ác bất xá cũng đến tu; điều này không được. Không cho phép chư vị hiển thị [công năng] như thế; chư vị lại cũng dễ làm điều xấu, bởi vì chư vị không thấy hết được quan hệ nhân duyên của nó, [và] chư vị không thấy hết được bản chất của nó; chư vị cho rằng đây là việc tốt, nhưng có thể đấy là việc xấu; vậy nên không cho chư vị dùng. Bởi vì một khi làm việc xấu, tầng sẽ bị rớt, tu như chưa có tu; do vậy rất nhiều công năng bị khoá. Làm sao đây? Đến ngày khai công khai ngộ, cái đan ấy chính là quả bom, nó nổ tung khai mở tất cả công năng, tất cả khoá trong thân, và trăm khiếu [huyệt]; chấn động "păng" một cái là chấn động mở hết; [đan] có tác dụng ấy. Hoà thượng trăm tuổi [lâm chung] rồi hoả táng lại có xá lợi tử; có người bảo đó là xương, hoặc răng. Vậy hỏi người thường sao chẳng có? Đó chính là cái đan kia đã khai nổ; năng lượng của nó đã phóng thích ra ngoài; bản thân nó cũng bao hàm một lượng lớn vật chất không gian khác. Rốt cuộc nó cũng là dạng tồn tại vật chất, nhưng nó chẳng còn công dụng gì nữa. Con người hiện nay coi nó trân quý lắm; nó có năng lượng, lấp lánh ánh sáng, rất cứng; nhưng nó chỉ là vậy thôi.
Không tăng công còn có một nguyên nhân nữa, chính là [vì] không biết Pháp tại cao tầng, [thì] không thể tu luyện lên được. Nghĩa là sao? Như tôi vừa nói trước đây, có một số người đã học rất nhiều công pháp; tôi nói rằng chư vị có học nhiều nữa cũng vô dụng, vẫn chỉ là học sinh tiểu học, là học sinh tiểu học trong [giới] tu luyện; [chúng] toàn là những [đạo] lý ở tầng thấp. Chư vị lấy những [đạo] lý tầng thấp để tu luyện lên tầng cao, thì không có tác dụng chỉ đạo. Đến đại học mà lại đọc sách tiểu học, thì chư vị vẫn là học sinh tiểu học thôi; dẫu học nhiều nữa cũng vô dụng, kết cục lại càng hỏng việc. Các tầng khác nhau có các Pháp tại các tầng khác nhau. Pháp tại các tầng khác nhau có tác dụng chỉ đạo khác nhau; vậy nên chư vị mà lấy [Pháp] lý của tầng thấp [thì] không thể chỉ đạo tu luyện lên cao tầng. Những gì tôi nêu rõ sau đây đều là [Pháp] lý tu luyện tại cao tầng; tôi kết hợp những điều tại các tầng khác nhau vào bài giảng; vậy nên trong quá trình tu luyện của chư vị từ nay trở đi, [chúng] sẽ có tác dụng chỉ đạo [cho tu luyện]. Tôi có một số sách, băng tiếng, băng hình; qua đó chư vị sẽ nhận thấy rằng, chư vị xem qua, nghe qua một lượt; qua một thời gian xem lại, nghe lại, đảm bảo nó [lại] có tác dụng chỉ đạo đối với chư vị. Chư vị không ngừng đề cao bản thân, [thì nó] không ngừng có tác dụng chỉ đạo đối với chư vị; đây chính là Pháp. Vậy luyện công chẳng tăng công có hai nguyên nhân [nói] trên: không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro