Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chuyển Pháp Luân Pháp Giải

Câu hỏi: Thưa, có thể ngồi thế kiết già một cách tự nhiên là có liên hệ đến nền tảng căn cơ tốt hay kém, phải không?

Thầy: Không có liên hệ nhiều, nhưng cũng không thể nói rằng không có liên hệ. Các yếu tố liên hệ rất là phức tạp. Nếu một người làm việc lao động tay chân một thời gian lâu hay người ấy chưa bao giờ ngồi tréo chân, thì vừa khi ngồi tréo chân, họ sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Câu hỏi: Có phải Nguyên Thủy Thiên Tôn ( Celestial Worthy of the Original Beginning ) là vị giác giả cao nhất trong vũ trụ không?

Thầy: Kỳ thực tất cả đều là cách suy nghĩ của người thường và đó là vô lễ. Công của vị này chỉ cao hơn Phật Như Lai một chút thôi, nhưng vị ấy không phải là Thần cao nhất.

Câu hỏi: Thưa, Chân-Thiện-Nhẫn vẫn là chân lý tuyệt đối của vũ trụ phải không?

Thầy: Vũ trụ có đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn này. Tầng thứ càng cao, thì càng thể hiện rõ ràng hơn.

Câu hỏi: Sau khi tu luyện đến tầng thứ được quyết định trước do nền tảng căn cơ và các yếu tố khác của riêng mỗi người, nếu người đó vẫn còn muốn tu luyện đến các tầng thứ cao hơn, thì họ phải tiếp tục tu luyện nơi người thường, thưa có đúng không?

Thầy: Ðúng như thế. Chư vị không thể tu luyện nơi nào khác, và tu luyện trong trạng thái của người thường là dễ nhất. Tu luyện tại các tầng thứ khác thì không phải là không được. Ví dụ, không có gian khổ để chịu đựng, thì người ta sẽ tu luyện rất chậm chạp, đôi khi lại không thể tu luyện được. Không có cơ hội và môi trường để đề cao tâm tính của họ, và kết quả là họ không tu luyện được. Ở các tầng thứ cao, kỳ thực thì không có mâu thuẫn giữa cá nhân hay mâu thuẫn giữa các sinh mệnh với nhau, họ vô tư và thanh thản. Chư vị nói xem, họ tu luyện làm sao. Rất khó khăn.

Câu hỏi: Thưa sau khi đạt Viên Mãn trong pháp môn này, người tu luyện có phải trải qua sinh-lão-bệnh-tử giống như trạng thái của một vị Phật không?

Thầy: Chư vị có ý gì, "sinh-lão-bệnh-tử giống như trạng thái của một vị Phật"? Ðể tôi giảng cho chư vị, ở các tầng thứ cực cao ở đó có yếu tố gọi là "Thành - Trụ - Hoại" và tôi cũng có giảng rằng điều này có liên hệ với sinh-lão-bệnh-tử, và được biểu hiện như thế ở tầng thứ của họ. Nhưng đó là những con số niên đại xa xôi, không tưởng tượng được, lớn hơn cả những con số thiên văn, và chư vị cũng không cần quan tâm đến những điều đó.

Câu hỏi: [Có câu châm ngôn] "Sùng bái "Vô Sanh" trước và sau đó thì sùng bái Phật." Thưa, Vô Sanh Lão Mẫu (Birthless Matron) là gì?

Thầy: Chư vị nghe Vô Sanh Lão Mẫu này ở đâu? Vị Thần đó hoàn toàn không hiện hữu? Hiện nay có rất nhiều danh từ hỗn loạn mà người ta thường dùng. Không có điều như thế. Tôi có thể giảng cho chư vị biết rằng, một số tà phái như là chồn, cáo, yêu ma, và rắn thì không được chấp nhận bởi các Giác Giả trong các chánh pháp môn . Họ được cấp danh hiệu ở một tầng thứ nhưng lại không biết gì ở các tầng thứ khác . Họ nghĩ rằng họ tu luyện tại tầng thứ đó dường như khá cao, cũng chưa từng gặp vị nào cao hơn và cũng không tin rằng có ai cao hơn nữa. Họ dám tuyên bố họ là nhất, Trời là nhì. Cho nên họ không cần tu tâm tính và lại còn đặt ra nhiều danh từ để làm ô uế cái thế giới này và làm ô uế cả Pháp nữa. Chư vị phải tu luyện thể theo những gì chúng tôi truyền trong pháp môn này, và phải vứt đi tất cả những điều hổn độn đủ loại đó.

Câu hỏi: Thưa tại sao các sư phụ của Thầy, tất cả đều quỳ xuống trước mặt Thầy và khắp mọi nơi đầy cả hoa sen, còn có cả các thiên quân và các thiên tướng nữa ?

Thầy: Không một ai trong đó là sư phụ của tôi cả. Tất cả các vị ở trên cao đều làm thế đối với tôi chỉ có chư vị là các sinh mệnh con người thì không biết thôi. Chư vị nghĩ rằng họ là Phật, Ðạo, cho nên họ là các sư phụ của tôi, nhưng còn có rất nhiều Thần nữa mà tầng thứ còn cao hơn nữa. Ðừng nghĩ rằng ai mà chư vị thấy được đó là sư phụ của tôi. Trong khi tôi truyền Pháp, có rất nhiều Thần hộ Pháp từ khắp nơi . Nếu chư vị có thể thấy họ, thì tốt. Một số học viên khác cũng thấy họ.

Câu hỏi: Thưa, Thầy có thể giải thích những vấn đề như là: xem nhà, xem mộ tổ tiên, và Phong Thủy mà Thái Cực và Bát Quái bàn đến?

Thầy: Chư vị phải lập tức vứt đi những thứ đó, bởi vì đó là những điều thuộc về thế gian tiểu đạo. Tôi truyền Ðại Pháp cho chư vị, và tất cả chư vị đều biết rằng là người tu luyện, tất cả những gì của chư vị đều phải được cải biến. Là người tu luyện, những điều đó không ảnh hưởng đến chư vị được, vì thế chư vị phải vứt bỏ nó đi. Tuy thế, nếu chư vị có tâm chấp chước, nếu cái tâm chấp chước đó mà không buông bỏ đi thì không được. Nếu chư vị lúc nào cũng nghĩ rằng phong thủy ảnh hưởng chư vị, thì đó là một tâm chấp chước, cho nên nó sẽ ảnh hưởng chư vị; lại cần phải loại bỏ đi cái tâm chấp chước của chư vị.

Câu hỏi: Thưa, vì cha mẹ cho cuộc đời của một người, thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ có phải là hành động trả nghiệp không?

Thầy: Không có nghiệp liên hệ trong vấn đề này. Khi con người sống trong cuộc đời, làm gì cũng chỉ vì "tình" và sống cũng chỉ vì "tình". Khi chư vị thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ, thì đó cũng chỉ vì "tình", và cha mẹ thương yêu chư vị cũng chỉ vì "tình", tất cả là "tình" của con người. Tất nhiên, nhìn từ một quan điểm khác, vì cha mẹ chư vị sinh ra chư vị và nuôi nấng chư vị, chư vị phải đối xử tốt với họ, chư vị phải làm như thế. Vì thế nếu chư vị không đối xử tốt với cha mẹ, thì thể theo nguyên lý của người thường là không đúng và xét từ các tầng thứ cao hơn nữa cũng không đúng. Tuy nhiên tu luyện đòi hỏi chư vị từ từ buông bỏ đi cái "tình".

Câu hỏi: Thưa, pháp môn của chúng ta cao hơn các pháp môn của Quan Thế Âm và Di Lặc?

Thầy: Quan Thế Âm không có pháp môn và Di Lặc cũng không có. Ðó là những thứ của yêu ma tạo ra để phá hoại Pháp. Cứ học Pháp này một cách cẩn thận thì chư vị sẽ hiểu. Trên thực tế, tôi đã giảng rất nhiều điều. Ðiều mà chư vị tu luyện là to lớn như toàn vũ trụ, cho nên hãy suy nghĩ về điều này. Làm sao các tà giáo có thể so sánh được với pháp môn này?

Câu hỏi: Thưa, tôi theo Phật Giáo 3 năm rồi, nhưng chưa qui y. Điều này có ảnh hưởng đến sự tu luyện trong Pháp Luân Ðại Pháp sau này hay không?

Thầy: Nếu đến cả nghi thức cũng không theo, thì gọi là qui y sao? Đó không phải là qui y, chỉ là chư vị tin tưởng Phật Giáo, có thể là như thế thôi. Dù đó gọi là qui y, cũng không sao, cũng không có ảnh hưởng gì. Phật không quan tâm đến tôn giáo, chỉ xét tâm con người. [Khi một người] qui y, thì không phải là qui y với Phật, mà qui y với tôn giáo đó. Môn nào chư vị muốn tu đó là việc riêng của chư vị. Nếu chư vị nói rằng "Tôi chỉ muốn tu luyện trong Phật Giáo", thì tu trong Phật Giáo; nếu chư vị nói rằng, "Tôi muốn tu luyện trong Pháp Luân Ðại Pháp", thì cứ tu luyện trong Pháp Luân Ðại Pháp. Chư vị đến đây là vì cơ duyên, vì thế tôi phải có trách nhiệm với chư vị. Tôi cho chư vị biết, hiện nay tu trong Phật Giáo thì cũng khó khăn. Thời Mạt Pháp rất hỗn loạn và các hòa thượng cũng khó mà tự độ cá nhân mình. Không nói cho chư vị biết thì là tôi vô trách nhiệm.

Câu hỏi: Thưa Thầy, Nguyên Anh là do chủ nguyên thần tu luyện ra phải không? Phó nguyên thần đạt được Quả vị nào qua tu luyện? Nguyên Anh khi đã thành hình rồi thì sẽ tiến nhập vào không gian khác. Như thế thì ai điều khiển nó, chủ thể hay là chính nó?

Thầy: Nó được tạo ra trong thân thể và do chủ nguyên thần điều khiển. Trong môn tu luyện của chúng ta, phó nguyên thần sẽ là hộ Pháp của chư vị và cũng đạt Ðạo cùng lúc với chư vị. Nguyên Anh là do chư vị tu luyện mà ra, cho nên tất nhiên chư vị sẽ điều khiển nó. Còn "tiến nhập vào không gian khác" điều này là gì? Nếu chư vị không chỉ huy, nó sẽ ở đó bất động. Nó là một thân thể đạt được sau khi Viên Mãn, một Phật thể.

Câu hỏi: Thưa, dưới trường hợp nào một người có thể dùng công năng siêu phàm?

Thầy: Nếu người hỏi câu này mà chưa bao giờ tham dự khóa giảng của tôi, thì tôi có thể tha thứ. Khóa giảng ngày thứ mười là hôm nay, chư vị cũng vẫn còn suy nghĩ về sử dụng công năng siêu phàm, chư vị muốn sử dụng nó để làm gì? Chư vị muốn có nó để làm gì? Tại sao chư vị chưa vứt đi cái tâm chấp chước này? Tất nhiên, đối với người tu luyện, khi đến lúc thì nó sẽ xuất ra, khi phải cần dùng thì chư vị sẽ biết. Ðừng bị dính mắc vào những điều này. Chư vị truy cầu thì chư vị sẽ không đạt được Pháp.

Câu hỏi: Các học viên Pháp Luân Ðại Pháp sẽ đạt đến các tầng thứ khác nhau qua tu luyện. Sau vài năm nữa thì sẽ tu luyện đến đâu?

Thầy: Chư vị bỏ ra bao nhiêu thì sẽ đạt được bấy nhiêu. Ai tu luyện tinh tấn nhất thì sẽ đạt Viên Mãn và tu thành; ai tu luyện kém một chút thì cũng sẽ đạt đến các tầng thứ khá tốt, nhưng có thể là không vượt qua Tam Giới được. Ðó là chỉ khi nào chư vị thực sự đạt Quả Vị thì chư vị mới vượt qua khỏi Tam Giới. Một số người rất tốt và có thể tu luyện đến các tầng thứ rất cao, một số thì lúc tu lúc không, số người này có thể đạt một vài thứ và trở thành các sinh linh trên Trời tại các tầng thứ khác nhau trong Tam Giới.

Câu hỏi: Thưa, trong trường hợp nào Pháp Thân sẽ tự động bỏ đi?

Thầy: Miễn là chư vị là người tu luyện, Pháp Thân sẽ bảo hộ chư vị và sẽ làm thế cho đến khi nào chư vị đạt Viên Mãn. Trong trường hợp mà chư vị ngừng không tu luyện nữa và hoàn toàn không tu nữa, Pháp Thân sẽ thất vọng thấy rằng chư vị không tu được và sẽ không bảo hộ chư vị nữa. Pháp Luân cũng thế. Giả thử chư vị không tu luyện nữa; thì một người thường mang được điều như thế không? Có cũng vô dụng thôi, không có tác dụng cho chư vị, cho người không tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, linh hồn, chủ nguyên thần, thức thần, ý nghĩa có giống nhau không?

Thầy: Chủ nguyên thần là chư vị; chư vị nghĩ gì, chư vị làm gì và chư vị làm gì trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là chư vị. Phó nguyên thần và chư vị được sinh ra từ thai mẹ cùng một lúc, cùng có một tên. Nhưng nó khác với chư vị: nó biết chư vị đang làm gì còn chư vị thì không biết một chút gì về việc nó làm. Vì thế trên căn bản chư vị không phải là nó và trên căn bản nó cũng không phải là chư vị. Chỉ khi nào có một mình chư vị, khi chư vị nghĩ muốn làm điều gì làm điều khác và rất minh bạch rõ ràng, thì đó mới được gọi là chính chư vị thật sự. Con người là như thế, hình thức luôn luôn hiện hữu như thế, cho nên ai cũng có phó nguyên thần. "Nguyên Thần' là một danh từ phổ thông, nói chung là vượt qua ý niệm về "phó nguyên thần" và "linh hồn". Ðó là tại sao chúng tôi cứ mãi giảng đi giảng lại về linh hồn. Nơi đây chúng tôi chỉ giảng về chủ nguyên thần và phó nguyên thần. Còn về thức thần, đó là danh từ Ðạo Giáo dùng để giảng về chủ nguyên thần.

Câu hỏi: Thưa, tôi có thể tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp sau khi tôi thọ thai không?

Thầy: Ðược, không có vấn đề chi. Có người đã hỏi câu này vừa qua: "Khi một người nữ đang có thai tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp và Pháp Luân vận chuyển trong bụng dưới của vị ấy, thì đứa bé có chịu được không?" Ðể tôi giảng cho chư vị: Pháp Luân không ở trong cùng không gian của chúng ta. Nếu các Pháp Luân mà ở trong cùng không gian và cứ tiếp tục vận chuyển trong không gian này, thì ruột của chư vị sẽ không chịu nổi. Các Pháp Luân không ở trong cùng một không gian. Trong các không gian khác, hình thức hiện hữu của thân thể chư vị thì khác nhau.

Câu hỏi: Thưa, tôi cảm thấy bực tức vì tôi quá thấp. Làm ơn cho tôi biết làm sao tôi có thể cao hơn?

Thầy: Tại sao không có gì là chư vị không hỏi? Tại đây, tôi dạy cho người tu luyện. Làm sao chư vị có cơ hội tu thành khi chư vị đến đây tu luyện mà còn mang theo các tâm ràng buộc chấp chước này ? Chư vị thấp có ảnh hưởng sự tu luyện của chư vị không? Ðiều tôi truyền giảng là Ðại Pháp để tu luyện tại các tầng thứ cao. Nếu chư vị muốn làm một người thường và chư vị muốn có diện mạo hoàn mỹ, thì đừng đến gặp tôi, nên đi bệnh viện, và làm giải phẫu thẩm mỹ, hay là làm gì đó. Sau khi tốn nhiều thì giờ thuyết 10 bài giảng này, vậy mà cũng có người vẫn không biết tôi đang giảng gì. Tại sao chư vị lại hỏi những điều này? Chúng tôi không lo việc người đời này và cũng không có làm được gì nếu chư vị đến dự các khóa giảng với cái tâm chấp chước đó. Chư vị sẽ không đạt được gì cả. Nhưng tôi biết trong tương lai chư vị sẽ hiểu qua việc học Pháp.

Câu hỏi: Thưa, trước khi tập Pháp Luân Ðại Pháp, thoa bóp có được không?

Thầy: Thoa bóp để làm gì? Pháp Luân Ðại Pháp này của chúng tôi sẽ làm tất cả cho chư vị khi các dòng năng lượng to lớn và các cơ chế khí bắt đầu vận chuyển, vì thế chư vị cần thoa bóp để làm gì? Chư vị nên tập những gì tôi dạy cho chư vị, tuyệt đối không được bừa bãi trộn lẫn những thứ mà tôi không truyền cho chư vị, những thứ đó mang các tín hiệu hỗn loạn của đủ loại khí công, những loại khí công giả, và tất cả các loại khác nữa. Ðừng thêm vào bất cứ thứ gì, kể cả các ý định. Chư vị sẽ thăng tiến nhanh chóng chỉ khi nào chư vị thật trong sạch trong sự tu luyện .

Câu hỏi: Tôi là một giáo viên thể dục. Tôi phải dạy các học viên một số môn thể dục khác, như là One-Finger Zen và Tai-chi. Thưa tôi phải làm gì?

Thầy: Vậy thì chư vị nên dạy Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta, chư vị đang làm một việc quá tốt. Tất nhiên, tôi bảo cho chư vị điều này chỉ vì chư vị muốn tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp. Nếu chư vị dạy các môn khác, kỳ thực thì không được. Nếu chư vị nói rằng chư vị không muốn tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp, thì tôi không quan tâm. Ðể tôi giảng cho chư vị, vì tu luyện chân chánh thì đòi hỏi là phải tu luyện trong chỉ một pháp môn mà thôi. Trên thực tế, tôi không muốn giải thích và trả lời câu hỏi với chi tiết loại này, bởi vì tất cả chư vị có thể tự mình phán xét mà hành động. Chư vị cũng không được trị bệnh bằng các phương pháp khí công khác. Ngay lúc mà chư vị sử dụng chúng thì những thứ khác sẽ thêm vào và chúng sẽ đến, trong trường hợp này công của chư vị sẽ bị hỗn loạn theo luôn.

Câu hỏi: Chúng tôi có thể nghe các băng ghi âm của các môn phái khác trong khi tập các bài công pháp không?

Thầy: Mỗi thứ đó đều mang các tín hiệu của các môn phái đó. Tôi đã giảng rất nhiều về vấn đề này, tại sao chư vị cũng vẫn còn mơ hồ như thế? Nếu chư vị tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp thì cứ tập Pháp Luân Ðại Pháp, tuyệt đối chư vị không được đụng đến những thứ đó. Ngay lúc mà chư vị làm, chúng sẽ gắn vào thân chư vị. "Mời thần đến thì dễ, nhưng đưa thần đi rất khó", chư vị không đuổi họ đi được. Các Pháp Thân của tôi cũng không cai quản sự việc loại này. Ngộ tính của chư vị quá thấp kém, tôi đã giảng Pháp đến mức độ ấy, vậy mà chư vị cũng vẫn như thế! Trong trường hợp đó thì chư vị phải tự mình mà ngộ, và cứ tiếp tục rơi xuống cho đến khi nào chư vị không còn chịu đựng được nữa; chỉ lúc ấy thì tâm chấp chước của chư vị mới được loại bỏ đi.

Câu hỏi: Thưa khi ợ, tôi có nên nuốt hơi đi hay để nó thoát ra?

Thầy: Tại sao chư vị lại nuốt hơi ợ vào? Hãy để nó thoát ra. Trong khi chúng tôi chỉnh sửa thân thể cho chư vị, hơi mà chư vị ợ ra là hơi thừa thải, hơi nhơ nhớp từ trong các bộ phận bên trong.

Câu hỏi: Thưa, vì thiện tâm mà chúng tôi có thể ngặn chận không cho người khác tập các môn khác không?

Thầy: Không. Con người là như thế. Môn nào mà một người chọn thì đó là sự lựa chọn của họ. Cũng như chư vị đã nhận thấy, mỗi khi Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta tổ chức các khóa giảng, lúc nào cũng có các môn khí công giả tổ chức các khóa giảng của họ cùng một lúc. Các môn đó có mặt để xem chư vị chọn lựa cái nào. Ðể cho một người thọ Pháp là không dễ, và thọ được Pháp chân chánh thì còn khó hơn. Chúng tôi có thể giảng với chư vị rằng: nếu một người không nghe những lời khuyên tốt, thì để yên cho họ. Nếu chư vị tìm cách ngăn chận họ, thì đó cũng như người ấy không muốn thành Phật, thế mà chư vị muốn họ thành Phật, thì có được không? Chính người ấy phải tự mình quyết định tu luyện. Cho nên nếu họ không muốn tu, chư vị có thể làm gì đây? Cũng không làm được gì ngay cả khi họ muốn thành yêu ma. Sự việc là như vậy.

Câu hỏi: Sau mỗi một bài công pháp, chúng tôi có thể giữ tay ở thế kết ấn (jiyein) và không tách tay ra cho đến thế kết ấn của bài công pháp kế tiếp được không?

Thầy: Ðược. Nếu chư vị sẽ tập bài công pháp kế tiếp, tay của chư vị không cần phải tách rời ra và có thể giữ ở thế kết ấn (jieyin) và cứ tiếp tục qua bài công pháp kế tiếp. Nhưng mỗi một bài thì đòi hỏi phải làm (động tác) 9 lần, chư vị phải làm nó 9 lần, ngừng ở thế kết ấn (jieyin) và sau đó tiếp tục. Tại sao chư vị phải làm như thế? Bởi vì, cũng như chư vị biết, khi chư vị tập luyện ở các tầng thứ cao chúng ta theo không tác động, không cố ý . Chư vị luôn phải đếm bao nhiêu lần đó, nhưng khi tập tại các tầng thứ cao, chư vị cũng vẫn phải nghe nhạc tập không? Mục đích nghe băng thu âm đó là để nghe nhạc, nhạc này mang năng lượng tốt trong môn pháp của chúng ta. Trong hiện tại nhạc này giúp người tu luyện thay thế vạn ý bằng một ý. Trong khi nghe nhạc, chư vị sẽ không nghĩ đến điều xấu và tư tưởng của chư vị cũng không bị hỗn loạn, mục đích là như thế. Khi tu luyện ở các tầng thứ cao, mọi người hãy suy nghĩ, lúc tập khi nào chư vị cũng vẫn nghe nhạc hay là đếm? Không, chư vị không thể. Mỗi lần chư vị tập bài công pháp, luôn luôn phải làm 9 lần và làm như thế thì cơ chế khí - cái cơ chế khí tôi hạ nhập cho chư vị đó - cái cơ chế đó đã được đặt ở 9 lần. Vì vậy quý vị không phải đếm gì cả khi quý vị tập ở tầng thứ cao. Khi quý vị tự mình tập bài công pháp và tới lần thứ 9, thì cái cơ chế đó tự nó sẽ tự động đóng lại. Nó có năng lực rất lớn và chư vị có thể nhận ra sự hiện diện của sức mạnh đó và nó sẽ tự động chắp hai tay của chư vị lại trước bụng dưới. Ðến đoạn cuối của lần thứ chín, nó sẽ tự động đẩy cái Pháp Luân. Hai tay của chư vị cử động theo cái cơ chế đó và nó là vậy tại các tầng thứ cao .

Câu hỏi: Thưa chúng tôi có nên nghĩ đến hai cái ống rỗng trước khi tập Quán Thông Lưỡng Cực Pháp không?

Thầy: Tất nhiên. Khi tập bài Quán Thông Lưỡng Cực Pháp, chủ yếu là tôi bảo chư vị và tôi thêm cái khái niệm này vào trong tâm của chư vị: thân thể tôi giống như một cái ống rỗng, giống như hai cái ống rỗng hay là một cái ống rỗng." Mục đích chính của động tác quán thông là làm cho năng lượng di động không bị ngăn trở và bảo đảm không có gì ngăn chặn trong thân thể . Mục đích chính là như thế. Nhưng trong khi chư vị tập, không nên luôn nghĩ rằng mình là một cái ống rỗng. Chỉ nghĩ trước khi tập bài công pháp là đủ rồi.

Câu hỏi: Nếu tôi không thể tiếp tục đứng thì tôi có thể ngồi tập được không?

Thầy: Ðại Pháp của chúng ta đòi hỏi người tập phải chân chánh tu luyện. Chư vị nói rằng chư vị không thể đứng nhưng vẫn muốn tập. Bởi vì chư vị không thể đạt được đòi hỏi cho sự tập luyện , khi chư vị làm như thế cái cơ chế sẽ có khuynh hướng đi lệch lạc và nó sẽ khác với các điểm quan trọng của chúng tôi rồi.

Câu hỏi: Thưa niệm danh hiệu Phật và sùng bái Phật có ảnh hưởng đến tu luyện không?

Thầy: Có, nó sẽ có. Ðối với những ai tin tưởng Phật Giáo, để tôi giảng cho chư vị: Pháp trong Phật Giáo không bao gồm toàn bộ Phật Pháp, chỉ là một phần nhỏ của Phật Pháp. Các học viên của Phật Giáo họ luôn luôn sợ sự thật này, trong khi đó trên thực tế thì các kinh văn cũng đã diễn giải điều này rồi. Chọn một môn tu luyện là điều thiêng liêng. Chúng tôi không phản đối việc chư vị muốn tu luyện trong bất cứ môn nào, cứ theo và tu luyện. Nếu chư vị muốn tu luyện trong pháp môn này, chư vị phải tu luyện trong pháp môn này. "Bất nhị pháp môn", trong quá khứ, Phật Giáo cũng không cho phép tu luyện trộn lẫn cái này với cái kia. Khi chư vị niệm danh của Phật, có phải là chư vị muốn Phật bảo hộ chư vị không? Nếu không, chư vị niệm danh của Phật để làm gì?

Câu hỏi: Thưa, trong các môn tu luyện khí công thịnh hành ở Trung Quốc, môn nào được xem là chân chánh?

Thầy: Môn khí công giả thì nhiều hơn các môn chân chánh hàng trăm lần. Chúng tôi không thể nói tên của họ ra, chúng tôi không được làm như thế. Chúng tôi không thể giải thích toàn bộ tất cả, tu luyện sẽ quá dễ dàng cho con người . Nhưng với một số , chúng tôi có bổn phận phải nói ra tại thời điểm này.

Câu hỏi: Thưa kinh " Thủ Lăng Nghiêm" có phải là do Thích Ca Mâu Ni giảng không?

Thầy: Kinh Thủ Lăng Nghiêm... để tôi giảng cho chư vị, Thích Ca Mâu Ni không có nói rằng ông đã giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cương, Bát Nhã Tâm Kinh, vân..vân. Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ông chưa bao giờ nói là ông đã dạy các kinh thư này nọ, cũng chưa bao giờ từng đặt tên. Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp của ông, và những người sau này đã gom soạn lại những lời giảng của ông thành kinh sách và đặt tên cho các kinh này, gọi là kinh này, kinh kia. Chính những người theo sau ngài làm tất cả, chính họ biên soạn và đặt tên. Thời gian, địa điểm và lời giảng dạy thì đã khác so với những gì khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế . Hơn nữa, trong lúc biên soạn, vì họ là những người đến sau ông, có sự hiểu biết riêng của họ mà đã làm thay đổi vì cố ý hay vô tình, họ cũng không nhớ hết tất cả, vân....vân, những điều của Phật giảng không còn lại nhiều.

Câu hỏi: Thưa tôi có thể đốt nhang cho tượng Phật mà tôi có ở nhà không?

Thầy: Nếu chư vị muốn thì cứ làm. Chư Phật đều kính trọng nhau. Vì các vị là thuộc về Phật Gia, không có vấn đề kính trọng vị này và không kính trọng vị kia, không có chuyện đó. Họ đều thuộc về Phật Gia, cho nên đều được kính trọng. Nhưng quyết định tu luyện trường phái nào là điều rất là trang nghiêm. Kính trọng là một điều và tu luyện lại là một điều khác.

Câu hỏi: Thưa người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp ăn hành, gừng, và tỏi được không?

Thầy: Ðể tôi giảng cho chư vị, khi người thường nấu ăn và bỏ hành, gừng và tỏi, tôi nói đó là không sao. Nếu chư vị không tập chung nhóm với nhau và không làm phiền người khác, chư vị có thể ăn nhưng đừng ăn nhiều, bởi vì các chất này có mùi hăng lắm. Nếu chư vị nói rằng "Tôi ghiền ăn những thứ đó, tôi thích ăn hành chấm với nước tương, thì đó là bị ghiền, là chấp chước. Nói một cách khác, chúng ta không nên bị ghiền như thế. Hơn nữa, còn về mùi hôi, những gì có mùi kích thích nó kích thích mạnh giây thần kinh của chư vị thì dễ bị ghiền. Cùng lúc, các sinh mệnh tu luyện trong thân thể chư vị cũng không chịu nổi các mùi này. Uống rượu cũng thế. Cho nên chư vị hãy suy nghĩ, đó là có vấn đề. Tuy nhiên, nếu chư vị ăn một chút, bởi vì chư vị tu luyện trong giớI người thường, nếu ăn một chút mà không bị dính mắc vào đó thì được. Chư vị phải cố gắng mà quyết định. Khi chư vị tu luyện trong giới người thường, chư vị được phép giống như người thường tới mức tối đa. Nhưng chư vị phải đòi hỏi cá nhân mình theo tiêu chuẩn người tu.

Câu hỏi: Thưa tại sao sau ba hay bốn ngày tham dự khóa giảng đầu tiên, một số người cảm thấy Pháp Luân xoay chuyển? Pháp Luân ở khắp nơi và đang xoay chuyển. Nhưng một số người đã tham dự ba ngày trong khóa giảng rồi và vẫn không cảm thấy chi cả. Tại sao thế?

Thầy: Khi một số người học Pháp Luân Ðại Pháp này, họ đến dự các khóa giảng bất cứ nơi nào tổ chức và cảm thấy Pháp này tốt. Chắc chắn là như thế. Nhưng một số thì không buông bỏ đi được chút nào cái tâm chấp chước của họ về được trị bệnh, họ tin rằng bệnh của họ sẽ được chữa khỏi nếu họ tham dự nhiều khóa giảng hơn. Có người như thế. Tất nhiên, có người với đủ loại tâm chấp chước, và không phải người nào đi theo các khóa giảng là đến để tu luyện và tìm Pháp đâu. Cũng có người thì không nhạy cảm ngay lúc đầu và không biết được khi Pháp Luân bắt đầu xoay chuyển; và khi Pháp Luân đã cố định rồi thì họ lại càng không cảm nhận được. Chúng ta có nhiều người rất nhạy cảm và lúc ban đầu có thể cảm thấy Pháp Luân xoay chuyển, sau đó thì cảm giác đó biến dần đi . Tại sao cảm giác đó biến mất ? Bởi vì khi Pháp Luân đã hoà hợp vào rồi, chư vị không còn cảm thấy nữa, không còn gì để cảm nhận nữa? Chư vị có biết rằng dạ dầy của chư vị đang liên tục khuấy tung lên không? Nói một cách khác, khi Pháp Luân đã hợp thành một phần thân thể của chư vị, chư vị không còn cảm thấy Pháp Luân nữa. Chư vị có cảm thấy máu chảy trong mạch máu không? Ðiểm này là điểm mà tôi muốn chỉ rõ ra.

Câu hỏi: Tôi sắp đi sang Ðại Hàn. Nếu người Ðại Hàn muốn học Pháp Luân Ðại Pháp, tôi có thể dạy cho họ không?

Thầy: Dĩ nhiên là chư vị làm được. Phiên dịch sang tiếng Ðại Hàn cho họ. Chư vị có thể dịch nó ra và giảng nghĩa cho họ, chư vị được phép làm, bởi vì Ðại Pháp phải được phổ truyền ra cho tất cả nhân loại.

Câu hỏi: Khi một người học Pháp, tất cả gia đình đều lợi ích. Nhưng nếu hết cả người còn lại trong gia đình không học Pháp Luân Ðại Pháp, cũng không tin vào tu luyện, và đôi khi còn có lời mỉa mai, họ còn được thọ ích không?

Thầy: Câu hỏi này phải được xét từ cả hai khía cạnh. Khi một người công kích chư vị, có lẽ đó là một khảo nghiệm cho chư vị, để xem thái độ về Pháp của chư vị có vững không, chư vị có kiên trì không. Thân nhân trong nhà có thể nói những gì không tốt về chư vị, đó là để giúp chư vị tiêu nghiệp. Có nhiều yếu tố đủ loại. Tất nhiên, chúng tôi đã giảng một cách tổng quát là, ngoại trừ những trường hợp cực kỳ đặc biệt, chắc chắc tu luyện mang lợi ích cho cả gia đình. Khung cảnh trong nhà chư vị sẽ được thanh lọc, tất nhiên ở trong môi trường của cái khung cảnh như thế, thì mọi người sẽ được thọ ích. Một trường hợp nữa là thân nhân của chư vị có thể bị điều khiển bởi yêu ma và các thứ giống như thế, nhìn từ một quan điểm khác, thì là một điều tốt: nó giúp cho chư vị cương quyết, và một khi chư vị đã quyết tâm, Sư Phụ sẽ dẹp sạch nó đi.

Câu hỏi: Chúng tôi một lòng tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp và chân chánh tu luyện, cho nên chúng tôi là đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp, nhưng nếu chúng tôi chết trước khi chúng tôi tu luyện thành Chánh Quả cấp La Hán thì sao?

Thầy: Cũng như tôi giảng vừa qua, chư vị bỏ ra bao nhiêu thì chư vị đạt được bấy nhiêu. Ðó là tại sao chúng tôi giảng rằng: để đạt Viên Mãn trong tu luyện, người tu luyện phải gom hết thời gian để tu luyện! Chư vị có biết tại sao trong các chùa, đại sảnh nơi mà Thích Ca Mâu Ni ngồi gọi là Ðại Sảnh của Ðấng Tối Cao không? Bởi vì Thích Ca Mâu Ni giảng rằng muốn tu luyện trong Phật Pháp, người tu phải dũng mãnh, đầy nghị lực và cương quyết như một mãnh sư ( Mighty lion ) vì vậy người thời đó gọi ông là mãnh sư . Hơn nữa, môn tu luyện của chúng ta tu luyện cả tâm và thân, vì thế ai chân chánh kiên trì chắc chắn cuộc đời của họ sẽ được kéo dài và sẽ đạt Viên Mãn.

Câu hỏi: Thưa, tôi muốn tôn Thầy làm Sư Phụ của tôi.

Thầy: Tôi có thể giảng cho chư vị rằng, khi một người chân chánh tu luyện trong Pháp Luân Ðại Pháp, tôi phải đối xử với người ấy như là đệ tử của tôi. Tôi đã cho chư vị rất nhiều điều, hạ nhập rất nhiều thứ cho chư vị, giảng Pháp cho chư vị đến mức này, dạy chư vị luyện công và các Pháp Thân của tôi sẽ bảo hộ chư vị tu luyện. Thì đó có phải là dẫn dắt chư vị như là đệ tử không? Ðến cả những người đơn độc tu luyện và truyền môn tu luyện của họ cho một đệ tử cũng không làm như thế. Ðể tôi giảng cho chư vị, tôi đã làm điều mà chưa từng thấy và mở rộng cánh cửa lớn nhất cho chư vị. Tuy nhiên, chúng tôi không dùng nghi thức đã dùng trong quá khứ, mà người tu luyện phải quỳ, phải lạy, cúi đầu và sau đó tôi sẽ chánh thức thành sư phụ của chư vị. Tôi không làm như thế. Tại sao tôi không làm? Mọi người hãy suy nghĩ, nếu chư vị không tu luyện, làm nghi lễ để làm gì? Chư vị có thể nói rằng, "Tôi là đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp, tôi đã làm nghi lễ bái lạy và nhận một Sư Phụ, và ông Lý Hồng Chí đã nhận tôi làm đệ tử của ông." Nhưng sau đó vừa khi rời khỏi cửa nơi đây chư vị muốn làm gì thì làm, chư vị làm những điều gây hại cho Pháp Luân Ðại Pháp của chúng tôi, và chư vị không hành thể theo tiêu chuẩn của Pháp, thì chư vị có được tính là đệ tử không? Vì thế chúng tôi không dùng nghi thức này. Chư vị có thể lại còn làm hại đến thanh danh của chúng tôi, vì thế tôi hoàn toàn không quan tâm đến nghi thức này. Nếu chư vị tu luyện, thì chư vị là đệ tử trong pháp môn này và chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm với chư vị; nếu chư vị không tu luyện, thì chúng tôi không có trách nhiệm với chư vị và chư vị cũng không phải là một đệ tử trong pháp môn này. Chúng tôi suy xét như thế.

Câu hỏi: Thưa, khi tập bài công pháp Quán Thông Lưỡng Cực Pháp, chẳng phải "suy nghĩ" và "cảm nhận" là sai lệch so với tiêu chuẩn đòi hỏi phải không?

Thầy: Ðúng. Ðừng cảm xúc cũng đừng nghĩ. Chỉ tập các bài công pháp và trầm tĩnh tập luyện. Ðừng suy nghĩ gì cả.

Câu hỏi: Thưa, khi một người trò chuyện, thường thì trước khi họ bắt đầu nói, tôi biết người ấy sắp nói gì. Tại sao thế?

Thầy: Ðây có nghĩa là chư vị có công năng tha tâm thông và nếu chư vị tập các bài công pháp giỏi, thì công năng này sẽ mạnh hơn nữa. Nhưng không được dùng nó mà làm việc xấu. Nếu chư vị không làm việc xấu, thì nó sẽ được bảo trì. Ðừng nên giận dữ khi người khác có ý nghĩ xấu về chư vị, và chư vị phải giữ mình theo tiêu chuẩn của người tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, tôi đến từ Shanghai rất xa. Nếu tôi có gì thắc mắc trong pháp môn này, thưa tôi phải liên lạc với ai?

Thầy: Shanghai thì không xa lắm. Tốt hơn là nếu các học viên chúng ta thảo luận mọi việc chung với nhau. Mặc dù một số người đã tham dự các khóa giảng, tôi đã giảng quá nhiều, cho nên chư vị không thể nhớ tất cả. Chư vị có thể thâu âm lại các bài giảng và cố gắng nghe các băng thu âm lại càng nhiều càng tốt. Còn về Shanghai, trung tâm phụ đạo gần nhất là ở Hefei. Shanghai có gửi một giấy mời, nhưng thời gian qua lâu rồi mà cũng chưa có quyết định. Có rất nhiều người từ Shanghai đã học và rất nhiều người đang đến học. Chư vị có thể thăng tiến qua chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Shanghai, Wuhan, Guangzhou, Zhengzhou, Chongqing, Chengdu, rất nhiều, trên thực tế thì các đô thị lớn trên toàn quốc điều có các trung tâm phụ đạo của Ðại Pháp. Chư vị cứ tự nhiên liên lạc bất cứ chỗ nào. Sự thực, đối với tất cả việc gì, nếu chư vị hành xử theo Pháp này, tôi nghĩ rằng chư vị có thể sẽ đạt tới một sự hiểu biết chân chánh. Ðó là vì tôi đã giảng Pháp một cách có hệ thống. Trong tương lai, chúng tôi sẽ ấn hành sách và cung ứng nhiều sự thuận tiện hơn cho tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, trong khi thiền định, tôi thường ngửi thấy hương thơm?

Thầy: Ðiều này khá bình thường, khá bình thường; vì mùi thơm đó là từ các không gian khác?

Câu hỏi: Thưa những người không tham dự các khóa giảng có thể có Pháp Luân không?

Thầy: Ai chân chánh tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, nếu chư vị tu luyện qua việc đọc sách và chân chánh theo tiêu chuẩn đòi hỏi trong sách, chư vị cũng được tất cả giống như vậy. Nói một cách khác, nếu chư vị chân chánh tu luyện, chư vị sẽ được nó.

Câu hỏi: Tôi sờ Pháp Luân với tay của tôi trong giấc ngủ. Pháp Luân ở đằng trước bên trái ngực của tôi. Tôi nhớ rất rõ. Tôi có thể đẩy Pháp Luân từ bên này qua bên kia bằng tay của tôi, nhưng sau khi tôi thức dậy tôi cố gắng sờ một lần nữa thì không còn nữa. Thưa chuyện gì xảy ra?

Thầy: Một thân thể khác mà chư vị điều khiển sờ Pháp Luân. Ðúng thế, khi chư vị thức dậy và cố sờ Pháp Luân với thân thể này, thì không còn gì ở đó cả. Ðó là vì cái nhục thể chỉ sờ được Pháp Luân, sau khi đã được hòa nhập hoàn toàn .

Câu hỏi: Danh từ "Nhẫn" từ đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, đối với xã hội con người thì dễ hiểu, nhưng ở các tầng thứ cao không có tranh cãi và mâu thuẫn, thế thì tại sao lại cần Nhẫn? Tại sao vũ trụ cần Nhẫn?

Thầy: Vũ trụ này không giống như chư vị hiểu, tất nhiên nó là một hệ thống rất phức tạp và vô cùng to lớn. Ngoài các giống người hiện hữu tại đây, còn có các giống người vô hình cũng tồn tại. Với các không gian mà chúng tôi giảng, trong các không gian cao tầng, họ cũng có rắc rối của các tầng thứ của họ. Tôi có thể giảng với chư vị rằng trong nhiều nơi rất xa xôi hẻo lánh, cũng có người với thân thể như giống người chúng ta... rất nhiều, họ cũng có thân thể vật chất và họ ở khắp nơi trong toàn vũ trụ. Cũng có các giác giả khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, và cũng có quan hệ xã hội. Ðến cả các tầng thứ cao hơn cũng có hình thức tồn tại như thế. Và Nhẫn mà chư vị hiểu được đó là căn cứ từ sự hiểu biết qua kiến thức của con người. Nhẫn cũng có hàm nghĩa cao hơn. Làm sao sự việc diễn tiến nếu không có nó? Nếu chư vị cố gắng để hiểu Ðại Pháp này từ quan điểm của con người, thì không hiểu được.

Câu hỏi: Thưa giữa vợ chồng với nhau có vấn đề thất đức không?

Thầy: Có. Nếu lúc nào chư vị cũng đánh vợ chư vị, tôi nói rằng chư vị thiếu bà ấy, nếu chư vị chửi rủa chồng rất nhiều chư vị sẽ thiếu ông ấy. Tất cả mọi người là con người và là một sinh mệnh đang sống, và nhân duyên này tồn tại giữa con người. Sự liên hệ giữa con cái và cha mẹ cũng thế, bởi vì mặc dù chư vị cho con mình cái thân thể vật chất, nhưng chư vị không có ban cho nó một cuộc đời, vì thế chư vị không thể quá trớn với con mình. Còn về con cái, ít nhất cha mẹ đã nuông chiều chư vị, sinh ra chư vị, và nuôi nấng chư vị, chư vị đã mang cái ơn tử tế ân cần và hy sinh của cha mẹ, vì thế chư vị cần phải tôn trọng cha mẹ. Nếu không chư vị sẽ thiếu họ.

Câu hỏi: Từ khi tôi tham dự các khóa giảng đến nay, bệnh ở chân của tôi cũng không khá hơn. Tại sao thế?

Thầy: Chư vị chưa bỏ được cái tâm chấp chước đó và tôi cũng không phải tới đây để trị bệnh cho chư vị. Nếu chư vị không bỏ được nó, tôi không thể làm gì cho chư vị được. Nếu chư vị có một chút bệnh thì không sao, nhưng nếu chư vị không bỏ được cái tâm chấp chước ấy, thì sẽ có vấn đề. Hơn nữa, nếu chư vị không tin tưởng vào sự tu luyện, thì tôi lại càng không làm gì cho chư vị được. Tại đây ai mà được trông nom đều là người tu luyện. Các Pháp Thân của tôi không trông nom cho người thường được, và tôi cũng không thể tự cá nhân mà trị bệnh cho chư vị. Nếu chư vị không vứt đi cái ý đến đây để được trị bệnh và nghĩ rằng sẽ được chữa bệnh, và nếu chư vị không xem chính chư vị là người tu luyện, thì làm sao chư vị được bảo hộ? Tôi không đến đây để trị bệnh cho người. Tôi đến đây để truyền Phật Pháp.

Câu hỏi: Thưa trong giấc mơ của tôi, tôi thấy Pháp Luân xoay chuyển trong vùng Thiên Mục của tôi. Tôi được thấy các chất gì trắng trắng, và tôi cũng thấy các võ sĩ nữa, vân..vân.

Thầy: Ðó không phải là giấc mơ, mà chư vị thật sự đã nhìn thấy. Tất cả đều là bình thường và những gì chư vị thấy đều là bình thường. Ðừng dính mắc vào đó và cũng đừng truy cầu việc đó. Nếu chư vị chỉ quan sát một cách tự nhiên và trầm tĩnh thì được.

Câu hỏi: Tôi thường cảm thấy thân thể của tôi cao, lớn và trống rỗng.

Thầy: Ðúng. Thân thể con người, cái thân thể mà ở trong không gian khác, có thể biến lớn hơn trong khi chư vị tập luyện các bài công pháp. Thân thể trong không gian khác, lẫn cả chủ nguyên thần, có thể biến lớn và thu nhỏ lại. Một số người cảm thấy họ trở thành rất nhỏ và một số thì cảm thấy họ rất lớn. Tất cả là những hiện tượng bình thường. Những trạng thái này sẽ xảy ra trong khi tập các bài công Pháp. Còn khi Công tăng lên, thì dung lượng của thân thể sẽ lớn hơn.

Câu hỏi: Trong 5 bài công pháp, bài 1, bài 3 và bài 5 có các động tác bao gồm yếu tố trái cho người nam và yếu tố mặt cho người nữ. Thưa bên nào là âm và bên nào là dương?

Thầy: Bên trái được xem là dương và bên mặt là âm, phía sau được xem là dương và phía trước là âm; phần trên thân được xem là dương và phần dưới là âm.

Câu hỏi: Các chúng sinh trong quả địa cầu sẽ không phải luân hồi, phải không?

Thầy: Luân hồi chủ yếu là cho các sinh mệnh trên quả địa cầu, vì thế làm sao họ không phải qua luân hồi? Làm người không phải là mục đích của con người. Hãy nhanh lên và nắm lấy cơ hội được làm người này, được cơ hội để chư vị tu luyện, vì ai biết họ sẽ thành gì trong đời kế tiếp. Không có cái thân người này thì chư vị không được phép tu luyện. Nhưng không phải ai cũng tu luyện, và đến cả tu luyện, không phải ai cũng kiên trì. Xã hội con người sẽ luôn luôn hiện hữu.

Câu hỏi: Tôi xin Thầy chữ ký trong giấc mơ và Thầy ký tên Thầy, và tôi nghe thầy giảng về tâm tính. Sau khi thức giấc, tôi cảm thấy rằng người trong giấc mơ đó không giống Thầy.

Thầy: Ðúng. Chư vị phải cẩn thận về những điều này. Làm sao người ấy ký tên cho chư vị trong giấc mơ và lại còn giảng về tâm tính. Ðiều đáng ngờ là người ấy lại còn giảng trên danh nghĩa của chúng tôi. Chư vị phải rất cẩn thận về điều này, mọi người điều này xảy ra là từ cái tâm ràng buộc chấp chước vào muốn có chữ ký của tôi. Kỳ thực thì, Pháp này chúng tôi đã giảng rất rõ ràng, và vấn đề là chư vị có muốn thể theo Pháp mà đo lường bản thân chư vị không. Mọi người hãy suy nghĩ, chúng tôi liên tục nhấn mạnh rằng, ở trên đó các vị giác giả không được phép truyền Pháp; nếu các ngài giảng thì sẽ là tiết lộ thiên cơ, và họ sẽ bị rơi xuống. Làm sao người này dám giảng Pháp trong giấc mơ của chư vị, đó là cái điểm này. Cho nên chúng tôi đã liên tục giảng về những điều này. Chúng là yêu mà can nhiễu.

Câu hỏi: Thưa Thầy giảng rằng người tu luyện sẽ không đạt được Công nếu họ không tu tâm tính mà chỉ tập các bài công pháp. Chồn cáo và cùng loại chúng không quan tâm về tâm tính, và chỉ tập các động tác trong cách tập của chúng, vì thế làm sao chúng đạt được công?

Thầy: Người thường cũng có một số năng lượng, nhưng rất ít. Thêm nữa, một người với nền tảng căn cơ tốt có thể bẩm sinh mang theo một năng lượng to lớn. Còn thú vật và cùng loại, nơi chúng ở trong các không gian khác không bị mê hoặc bởi xã hội người thường và chúng có thể thấy được năng lượng. Cho nên chúng có thể đạt được một chút Công bằng cách lấy trộm và tập luyện, nhưng chúng không được phép tăng Công lên cao. Nếu một người có nền tảng căn cơ khá tốt và họ chỉ tập luyện rất ít, nhưng không tu tâm tính, thì Công của họ vẫn tăng lên một chút . Tại sao thế ? Ðó là vì tâm tính của chư vị từ nền tảng căn cơ của chư vị có thể là cao hơn, và tiêu chuẩn tâm tính của chư vị là ở điểm đó. Tuy nhiên, nếu chư vị thật sự muốn tu luyện, thì chư vị phải nghiêm túc mà tu luyện. Nếu không, chư vị sẽ không đạt cao hơn được, bởi vì chư vị chưa được chân truyền. Còn về một người trung bình , nếu chư vị muốn tu luyện, chư vị phải chân chánh tu cái tâm của chư vị, và chỉ lúc ấy chư vị mới nhận ra được chính mình và thoát ly khỏi nơi đó. Trong các không gian khác, những thứ đó đạt được một chút năng lượng và con người cũng có thể đạt được một chút năng lượng, nhưng kỳ thực thì đó không là gì cả. Tôi đã giảng rằng: đến cả sau khi nó tu Ðạo cả hàng ngàn năm hay hàng chục ngàn năm, thì cũng không chịu nổi cái gõ nhẹ của một ngón tay nhỏ của Phật, nó sẽ biến mất tức thì. Nhưng đối với người thường mà nhìn, thì quá sửng sốt.

Câu hỏi: Một số người cho rằng nghiệp ở một số đô thị ở miền nam rất to. Tôi đang học đại học ở Shanghai. Tôi sẽ bị ảnh hưởng không?

Thầy: Ðể tôi giảng cho chư vị, trong thời mạt Pháp, không kể là ở đâu, khắp nơi đều có người xấu và người tốt. Còn về có bao nhiêu nghiệp ở đó, thì môi trường khác nhau từ nơi này đến nơi khác. Nhưng từ một quan điểm đặc định của con người mà xét, có một vài nơi thì rất xấu, hiện tượng này có xảy ra.

Câu hỏi: Nhìn ảnh của Thầy qua Thiên Mục, màu xanh thành màu vàng kim. Thưa, điều gì xảy ra vậy?

Thầy: Tất cả là bình thường. Khi Thiên Mục khai mở, nó sẽ thấy mầu sắc khác khi đi vào một không gian khác.

Câu hỏi: Thưa Pháp Luân Thế Giới ở hướng nào hay ở địa điểm nào trong vũ trụ?

Thầy: Vũ trụ không có khái niệm về phương hướng như con người nghĩ. Nếu tôi nói rằng vũ trụ ở đâu và xa cỡ nào, thì khoảng cách đó làm sao đo được và làm sao giải thích cho chư vị? Không thể dùng đơn vị kílômét của người thường mà đo được, nhưng nó có thể biểu hiện quan thân thể của tôi, bởi vì nó liên kết với tôi. Ðó là tại sao các học viên chúng ta đã nhìn thấy núi, hồ, lâu đài và sảnh đường ở phía sau tôi. Rất nhiều học viên nói với tôi rằng họ đã nhìn thấy những cảnh tượng này và chư vị cũng đã nhìn thấy một phần của cảnh tượng đó.

Câu hỏi: Thưa, sự khác biệt giữa Thế Giới Pháp Luân và cõi Tịnh Thổ của Cực Lạc Thế Giới là sao?

Thầy: Thế Giới Pháp Luân thì to hơn và ở một tầng thứ cao hơn, hay nói theo một cách khác thì xa hơn.

Câu hỏi: Tôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo đã được một mục sư rửa tội.

Thầy: Chư vị cũng có thể tu luyện trong Ðại Pháp. Khi nói về tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, nếu chư vị muốn tu luyện thì cứ tu. Không ai sẽ trừng phạt chư vị, bởi vì cả hai đều là môn tu luyện chân chánh. Môn nào chư vị muốn tu là tùy vào chư vị, tôi có thể nói rằng Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo chính thống. Chỉ có là trong thời mạt kiếp và trong thời mạt Pháp, con người ngày này họ hiểu sai các học thuyết đó. Chỉ có là tôi không thấy ai là người Á Ðông ở trong nước Thiên Ðàng của Chúa Jêsus cả. Thời Chúa Jêsus và Jehovah, các vị ấy không cho phép tôn giáo của họ truyền đến phương Ðông.

Câu hỏi: Thưa, làm nhiều việc về nghiên cứu và kiên trì học hành để đạt được kiến thức có phải là ràng buộc chấp chước không?

Thầy: Công việc của nhân viên kỹ thuật trong sở làm là các nghiên cứu này. Nếu chư vị không đạt được những thành quả gì đó, tôi nói rằng chư vị không công bằng trong việc làm và lương bổng mà chổ làm đã trả cho chư vị. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người tu luyện phải là người tốt, khi chúng ta làm việc, chúng ta phải làm việc cho giỏi, điều này không phải là ràng buộc chấp chước. Tại sao tôi giảng điều này? Bởi vì chư vị đóng góp lợi ích cho người khác và tăng giá trị đến cho nhiều người nữa trong xã hội. Ít nhất thì chư vị làm cho sở làm của chư vị, không phải cho chính cá nhân chư vị. Ðây là điều mà chư vị phải làm nơi người thường. Chư vị hỏi: kiên trì học hành để đạt được kiến thức có phải là ràng buộc chấp chước, phải không? Tôi đã giảng rằng chúng ta học để đạt được kiến thức, bởi vì nếu một người không có nhiều kiến thức thì khó lĩnh hội được Pháp của chúng ta. Thế thì một học sinh ước muốn đi đại học có phải là ràng buộc chấp chước không? Nếu chư vị cứ luôn luôn lo lắng về vấn đề đi học đại học, hay do những sự nài nỉ của gia đình để chư vị đi học đại học, thì chư vị sẽ bị áp lực tinh thần dữ dội, tôi nói rằng đó là một tâm chấp chước. Đó chẳng phải là một tâm chấp chước hay sao? Cũng như tôi đã giảng trong ngày hôm trước: Nếu chư vị làm việc giỏi, hay chư vị học hành thể theo sự mong muốn của cha mẹ, khi chư vị học siêng năng, thì có phải chư vị sẽ đạt được những gì chư vị đáng được không? Chư vị cứ học hành tự nhiên và chư vị sẽ được đi học đại học. Nếu chư vị suy nghĩ và truy cầu về điều này, thì đó là một tâm chấp chước.

Câu hỏi: Sau khi nghe các khóa giảng của Thầy, tôi không còn ham thích về việc của người thường nữa. Tôi cũng không muốn lên chức và cũng không muốn đọc các sách khác. Tôi không biết điều này có đúng không?

Thầy: Ðúng, kỳ thực thì đây là một hiện tượng tự nhiên. Khi chúng ta tu luyện thì cách suy nghĩ của chúng ta cũng đề cao, chúng ta phát hiện rằng sự thật nơi người thường đây là một tầng thứ thấp, [chỉ hạn chế] cho tầng của người thường. Vì thế mà không còn thú vị nữa, trên thực tế đó là vì cảnh giới tư tưởng của chư vị đã đề cao. Chẳng phải tôi đã thường giảng điều này hay sao? Tôi giảng rằng sau khi một người đã đạt đến một tầng thứ cao, người ấy sẽ cảm thấy có một khoảng cách rất xa giữa cá nhân mình và người thường. Người khác không muốn nghe những gì chư vị muốn nói, chư vị cũng không muốn nói những chuyện đó với người thường. Còn về những điều mà người thường nói, chư vị cũng không muốn nghe. Nói đi nói lại cũng chỉ là những điều tầm thường của người thường, cả bao nhiêu ngàn năm qua họ cứ mãi huyên thuyên về những điều đó. Cho nên chư vị không thích nghe. Thường thì một người tu luyện không nói nhiều và cũng không thích nói chuyện. Ðây là một lý do. Nó sẽ xảy ra . Khi chư vị lên các tầng thứ cao hơn nữa, chư vị sẽ thấy là đối với những điều này chư vị càng xem nhẹ đi.

Câu hỏi: Thưa, trong bài công pháp số năm, ngồi bất động trong bốn thế tập ngồi đó bao lâu?

Thầy: Các thế ngồi để gia tăng sức mạnh công năng đòi hỏi phải ngồi tập rất lâu. Ai phải đi làm, mỗi buổi sáng cứ tập theo băng nhạc tập là được rồi. Kỳ thực thì không có thời gian nhất định. Giản dị như thế, bài công pháp này hơi khó tập bởi vì nó đòi hỏi người tập ngồi một thời gian rất lâu. Hiện tại một số người không thể ngồi lâu như thế được. Nếu chư vị không ngồi lâu được như thế, thì cứ theo khả năng mà ngồi. Phải chia thời gian ra đồng đều, cho nên không kể là chư vị có thể ngồi được bao lâu, cứ chia ra phân nữa. Kỳ thực thì khi ngồi thiền, thế tập cuối cùng ngồi tĩnh lặng đòi hỏi phải ngồi một thời gian lâu dài. Hiện tại nếu chư vị không ngồi được, cứ cố gắng từ từ. Trong hiện tại áp dụng tiêu chuẩn nghiêm khắc thì không thực tế.

Câu hỏi: Thưa một người bạn cùng sở đang tập một tà môn. Tôi phải làm gì nếu chúng tôi phải làm việc chung với nhau trong một thời gian lâu trong tương lai.

Thầy: Nếu người ấy tập một tà môn, cứ cho họ biết rằng môn đó không tốt. Nếu họ tiếp tục theo, thì cứ để cho họ tập. Còn về những việc trong sở, cứ giao tiếp với họ bình thường. Tu luyện chân chánh không có gì phải sợ. Ðừng quan tâm, không có gì mà phải lo lắng.

Câu hỏ: Thưa, tất cả các học viên đến tham dự khóa giảng này có phải là học viên Pháp Luân Ðại Pháp không?

Thầy: Ðiều này đã được giảng rồi. Nếu chư vị chân chánh tu luyện tôi sẽ xem chư vị như là đệ tử, và nếu chư vị không tu luyện thì tôi không xem chư vị là đệ tử.

Câu hỏi: Người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp học hỏi những điều khác được không?

Thầy: Không có vấn đề. Nói về toán, vật lý học, hóa học và hình học, cứ học để thu thập kiến thức của người thường. Chư vị cũng vẫn còn ở nơi người thường, và chư vị đang tu luyện trong Ðại Pháp. Nếu chư vị không làm việc nơi người thường thì không được.

Câu hỏi: Trong khi tập các bài công pháp, khi có nước miếng trong miệng thì phải làm sao?

Thầy: Ðừng nhổ ra. Nếu đó là nước miếng, thì cứ nuốt đi. Bởi vì tôi đã hạ nhập một cơ chế hoàn chỉnh cho chư vị, chư vị không cần phải làm gì cả, nó sẽ tự động đi xuống. Cứ phải nhổ ra hoài, làm sao được? Có câu châm ngôn " Kim Tân Ngọc Dịch". Người tu luyện xem nó rất quý.

Câu hỏi: Giữa các con người, có một số người quá xấu và tư tưởng quá xấu. Họ phải nhận hậu quả xấu. Trong khi đó, đối với người tốt và sẵn sàng giúp đỡ người khác, thì không được tưởng thưởng. Thưa, tại sao thế?

Thầy: Chư vị có ý hỏi rằng: tại sao người tốt không được sống thoải mái trong khi người xấu lại được, ý của chư vị phải như thế không? Ðể tôi giảng cho chư vị, người tốt không sống thoải mái được là vì, từ quan điểm của các sinh mệnh ở cao tầng, mục đích của cuộc đời chư vị không phải là để làm người. Vì thế chư vị làm người là vì chư vị rơi xuống đến bước này, và chư vị được ban cho một cơ hội để quay trở về. Nhưng chư vị lại không nhận ra điều này, nơi đây lại làm điều xấu mà tạo nghiệp, vì thế chư vị sẽ bị nghiệp báo. Từ quan điểm của các vị đại giác mà xét, chư vị phải nhanh chóng hoàn trả cái nghiệp đó để chư vị có thể thoát ra khỏi nơi này. Càng là một người tốt, thì họ cho người ấy càng phải trả nghiệp nhanh hơn. Cho nên trong khi trả nghiệp, chẳng phải chư vị phải chịu khổ hay sao? Vì thế thường thường một số người, trong suốt cuộc đời của họ, là người rất tốt nhưng luôn luôn phải chịu khổ. Ðến cả khi họ làm điều tốt, người khác cũng không hiểu họ. Họ luôn bị nghĩ sai và bị hại. Còn có người đạt được rất nhiều điều, lại bị người khác đoạt lấy công trạng của họ.

Chuyện xảy ra rất nhiều. Nó là vậy. Ðó là điều mà chúng tôi nhìn thấy. Tác dụng là như thế. Ðây là nguyên nhân tại sao người tốt thường không hưởng được một cuộc đời thoải mái. Nhưng không hẳn lúc nào cũng thế, đó là vì có sự liên hệ với số lượng nghiệp. Mục đích là để cho chư vị thoát ra khỏi cái biển khổ này một cách nhanh chóng sau khi chư vị trả hết nghiệp của chư vị. Thế cái gì xảy ra cho người xấu ? Người xấu cũng được nhìn qua khía cạnh từ bi. Chư vị có thể thấy rằng: người xấu làm điều xấu và phải trả đức cho người khác, bao nhiêu điều xấu họ làm, thì bấy nhiêu đức họ phải mất đi. Cho nên người này vì vô minh làm hại bản thân mình. Người ấy tự mình hại mình, vì thế chư vị phải đối xử với họ sao đây? Không ai muốn trừng phạt họ cả, khi chính cá nhân họ đã tự mình làm hại lấy họ, vậy thì trừng phạt họ nữa để làm gì? Sau khi họ làm điều xấu ác, dường như không có ai trừng phạt và dạy dỗ họ cả. Như thể họ không tự chủ nổi và cũng không ai muốn kiềm chế họ. Tại sao thế? Bởi vì điều mà đang chờ đợi họ là sự tự hủy diệt. Khi họ chết đi, thì sẽ bị hủy diệt hoàn toàn và không còn gì cả. Ðó là điều sẽ xảy ra cho họ. Tốt và xấu xét từ [quan điểm của] con người là ngược lại . Thông thường tiêu chuẩn của người thường để đo lường một người tốt hay xấu là căn cứ vào quan điểm của một cá nhân: Nếu người ấy tốt với tôi, thì tôi cho rằng người ấy tốt; hay là căn cứ vào khái niệm của tôi, tôi nghĩ người ấy tốt, tôi sẽ nói rằng người ấy tốt. Như thế thì không được. Cho rằng ai đó tốt bởi vì họ tốt với chư vị, tư tưởng của chư vị cũng vẫn còn là của người thường, và tiêu chuẩn đó là thấp kém. Ðặc tính của vũ trụ mới là tiêu chuẩn chân chánh để đo lường tốt và xấu.

Câu hỏi: Thưa, tôi nhìn thấy nhiều tượng Phật trong các gian hàng mậu dịch, và đầu tôi cảm thấy rất nặng nề.

Thầy: Ðúng, những điều xấu xâm nhập mọi nơi, nhưng nó không tác hại đệ tử Ðại Pháp được.

Câu hỏi: Tôi có đọc kinh trong Phật Giáo trước đây. Trong khi tập các bài công pháp, các chữ "weng-ba-hong-mi" thường hiện lên.

Thầy: Các chữ đó là thuộc về Mật Tông, đó là câu thần chú trong Mật Tông. Ngày nay các tà môn ngoại đạo cũng niệm câu chú ấy, tất cả đều dùng câu chú ấy, đến cả Ðạo Giáo họ cũng niệm câu chú ấy. Tất cả đều hỗn loạn, đừng để những thứ đó can nhiễu chư vị. Có một số người còn đánh dấu tay ấn lớn trong khi ngủ và họ làm đủ loại đánh dấu tay ấn. Chư vị phải vứt đi tất cả; chư vị không được làm những thứ đó. Ðiều mà tôi đang truyền cho chư vị chỉ là những thứ này thôi, cho nên chư vị phải tập luyện thể theo những thứ này.

Câu hỏi: Thưa, trong trường hợp bị nhiễm độc thức ăn thì phải làm sao?

Thầy: Loại này hiếm khi xảy ra cho các học viên chúng ta, người thật sự tu luyện . Là người chân tu, khi chư vị gặp khổ nạn mà không có gì liên quan đến tu luyện, chắc chắn các khổ nạn đó có thể tránh được. Không kể là khổ nạn to thế nào, đều có thể tránh được, điều kiện tiên quyết là người này phải là người chân tu. Còn ai không đạt tiêu chuẩn tu luyện, cũng không chịu cố gắng đề cao tâm tính nơi người thường, thì không bảo đảm. Có người hỏi tôi, "Tôi đã tu luyện khá lâu rồi, vậy mà bệnh tôi vẫn chưa lành?" Còn tâm tính của chư vị thì sao? Chỉ tập luyện mấy bài công pháp, chư vị muốn bệnh của chư vị được chữa lành hay sao? Chúng tôi không đến đây để chữa bệnh, vì tu luyện mà chúng tôi đến đây. Vấn đề chẳng phải là thế sao? Chư vị hỏi về nhiễm độc thức ăn, nhưng tôi nói rằng sự việc loại này thực sự không xảy ra cho các học viên chúng ta. Khi một người gặp chuyện như thế này, dù thế nào đi nữa [loại thức ăn đó] sẽ không lọt vào trong miệng của người ấy được. Nếu chư vị thật sự bị nhiễm độc, thì chư vị nên đi vào nhà thương. Ðó là vì, nếu chư vị không hành xử đúng, chư vị biết rằng chuyện này chỉ xảy ra cho những người không phải là người tu luyện chân chánh, chư vị nên đi gặp bác sĩ. Còn đối với người tu luyện, những chuyện này thường không xảy ra.

Câu hỏi: Thưa, người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp cho máu thì không có vấn đề gì, có nên cho không?

Thầy: Tất nhiên, chúng tôi không bảo chư vị không được cho máu. Nhưng dù sao thì máu của chư vị rất quý báu khi được tiếp cho người khác. Tuy nhiên, những chuyện thế này ít xảy ra cho các học viên Pháp Luân Ðại Pháp và các đệ tử chúng ta. Trong vấn đề này tôi không khẳng định là thế nào. Nếu, kỳ thực chư vị phải cho máu, thì chư vị cũng cần làm.

Câu hỏi: Tôi hy vọng rằng mỗi một năm, Thầy sẽ gặp chúng tôi các học viên, bằng cách xuất hiện qua truyền hình trong những ngày hội và lễ, dù chỉ mỗi năm một lần thôi.

Thầy: Ðó là còn tùy vào đài truyền hình. Kỳ thực thì chúng ta nên theo sự sắp đặt qua cơ duyên với những thứ khác.

Câu hỏi: Trong lúc tôi tập luyện, một chữ Hoa lớn "Hạnh phúc" lúc đầu bao phủ bằng một miếng vãi , sau đó thì từ từ vén mở ra sau để tôi thấy chữ đó.

Thầy: Ðó là cho chư vị biết rằng chư vị đã thọ Pháp, gợi ý rằng chư vị đang học Ðại Pháp.

Câu hỏi: Người có nghiệp to lớn luôn luôn muốn tập luyện với người tương đối có công ở tầng thứ cao hơn. Ảnh hưỡng gì sẽ đến cho người có công ở tầng thứ cao hơn này?

Thầy: Không có chi cả. Trong cặp mắt của người với tầng thứ Công cao hơn, nghiệp không là gì cả.

Câu hỏi: Thưa dưới tình huống nào thì Pháp Luân biến dạng?

Thầy: Khi trộn lẫn các môn khác vào. Pháp Luân bị biến dạng khi ý niệm từ các môn khác được đưa vào ý thức của chư vị trong lúc tập luyện. Lực bên ngoài không thể làm Pháp Luân bị hư hại.

Câu hỏi: Thưa, thành-trụ-hoại trong vũ trụ là kết quả của sự tiến hóa của chính nó hay là do các vị đại giác điều hành.

Thầy: Vũ trụ này có hình thức tồn tại như thế. Ðồng thời, một số các vị đại giác, khá đông, có thể điều hành vũ trụ này, nhưng họ thuận theo nguyên lý của vũ trụ, gọi là "sinh tự nhiên và diệt tự nhiên." Không kể là vũ trụ bị diệt hay không bị diệt, cũng không có liên quan đến họ và cũng họ cũng không quan tâm. Nếu vũ trụ nổ đi, vụ nổ ấy cũng không đụng tới họ được, và họ có thể tái tạo lại nó. Lịch sử của vũ trụ đã quá dài lâu, và chư Phật, Ðạo, Thần cũng không nghĩ tới. Nhưng quả thực là kinh hoàng cho nhân loại.

Câu hỏi: Pháp Luân ở nơi bụng dưới của tôi đang xoay chuyển, tôi cảm thấy ấm và bụng căng lên. Thưa có bình thường không?

Thầy: Có một Pháp Luân ở trong bụng dưới của chư vị, mặc dù có được những thứ ở tầng thứ cao như thế, mà tâm của chư vị vẫn không ổn định. Pháp Luân làm hại chư vị sao? Dùng danh từ khác, đó là một vị Phật!

Câu hỏi: Trước thời Cách Mạng Văn Hóa ở Yanji thì có 5 ngôi chùa, các chùa này đã bị phá vỡ vào thời Cách Mạng Văn Hóa. Nghe nói rằng bây giờ họ đang kiến trúc lại. Thưa học viên Pháp Luân Ðại Pháp có quyên góp tiền cho các chùa này không?

Thầy: Tôi không nghĩ rằng chư vị nên dính vào những chuyện đó. Ðể cho những người muốn xây lại quyên góp, bởi vì họ tu luyện theo những thứ trong pháp môn của họ.

Câu hỏi: Tôi quyết tâm tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp cho tốt và liên tục nhắc nhở cá nhân tôi tu luyện. Thưa đó có phải là chấp chước không?

Thầy: Đó không phải là một chấp chước khi đòi hỏi.chính mình trở thành một người tốt. Ý nguyện muốn trở về bản lai diện mục là Phật tánh của chư vị xuất ra; nên trái lại nó sẽ vượt qua mọi chấp chước.

Câu hỏi: Thưa, tôi là một cư sĩ. Tôi đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm có được không?

Thầy: Chúng ta có sách về tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, chư vị có thể đọc, và trong tương lai sẽ có nhiều sách hơn. Nếu chư vị cứ đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Kim Cương, hay kinh gì khác, chẳng phải chư vị đang tu luyện những điều của pháp môn ấy hay sao? Vấn đề là như thế. Tôi không phản đối chư vị đọc các kinh ấy, nhưng chư vị cứ tu luyện trong pháp môn ấy. Chư vị không thể tu luyện cả hai đường, ý tôi giảng là thế.

Câu hỏi: Thưa, các bệnh nhân bị bệnh tâm thần nhẹ, dạy cho họ được không?

Thầy: Tôi nghĩ rằng chư vị không nên mang vào rắc rối này, vì vị ấy không kiểm soát được chính mình và cũng không thể hiểu được. Khi tâm của vị ấy bị điều khiển bởi các tín hiệu bên ngoài , yêu ma nào cũng có thể can nhiễu đến họ, lúc ấy chư vị không thể đối phó với nó được. Khi vị ấy đang ở trong trạng thái đó thì bất cứ yêu ma nào cũng có thể điều khiển họ được, không những vị ấy không đóng vai trò tích cực, mà còn gây thiệt hại cho danh hiệu của Pháp Luân Ðại Pháp. Ðó là tại sao chúng ta không bao giờ muốn dạy cho các bệnh nhân bị bệnh tâm thần. Họ hòan toàn không kềm chế được, khi thời điểm đến, đủ loại yêu ma sẽ can nhiễu họ và mọi thứ sẽ bị tác hại ; tập luyện cũng uổng phí thôi.

Câu hỏi: Vài ngày trước đây, một người bạn mang một phụ thể vào nhà tôi. Sáng hôm sau trong lúc tập luyện, phụ thể đó cũng tập và rời đi khi tập xong. Thưa tôi phải làm sao?

Thầy: Khi chư vị nhìn thấy điều thế này, cứ gọi tên tôi. Kỳ thực đó là để khảo nghiệm chư vị. Những điều này rất phức tạp.

Câu hỏi: Thưa làm sao chúng tôi bảo hộ Ðại Pháp?

Thầy: Chúng ta không thể đi tranh, đi đấu với người khác. Chỉ đừng cho họ có khán giả thì được rồi. Can nhiễu mà người tu gặp, nó chính là khảo nghiệm.

Câu hỏi: Thưa có một người nhục mạ Pháp Luân Ðại Pháp. Chúng tôi phải phản ứng thế nào?

Thầy: Lơ nó đi. Nếu họ vẫn muốn nói nữa và từ chối không nghe giảng giải, thì quý vị có thể hành động như họ không? Cứ lờ đi và đừng cho họ khán giả là được rồi. Trên thực tế, chuyện này xảy ra cũng là để trắc nghiệm tâm tính người tu.

Câu hỏi: Thưa, Pháp Luân Thầy ban cho chúng tôi sẽ càng mạnh hơn phải không?

Thầy: Pháp Luân sẽ trở nên mạnh hơn và mạnh hơn nữa. Nó có thể tự mình thành rất lớn hay rất nhỏ; Pháp Luân có thể biến dạng trong các không gian khác.

Câu hỏi: Nếu tôi không đi vào trạng thái định tạm thời trong khi tập luyện các bài công pháp được, có phải kết quả sẽ là luyện tà pháp không?

Thầy: Nó không phải. Ðừng nghĩ đến điều xấu và phải tự xem mình là người tu luyện. Chống lại các tư tưởng xấu phát xuất từ nghiệp tư tưởng trong tâm của chư vị.

Câu hỏi: Thầy giảng cây cối có linh hồn. Chúng có thể tu luyện không? Chúng có thể thành Phật không?

Thầy: Không có gì ngoài con người được phép tu luyện và nhận được Chánh Pháp. Vạn vật đều có linh hồn - không phải chỉ có riêng cây cối - nhưng chỉ có con người mới được phép tu luyện Chánh Pháp và đắc Ðạo.

Câu hỏi: Thưa, người tập luyện Ðại Pháp có thể lập bàn thờ và lễ lạy tổ tiên không?

Thầy: Cái gọi là tổ tiên cũng không phải là tổ tiên nguyên thủy của chư vị, họ không phải là người đắc Ðạo, họ cũng không phải là chư Phật ở tầng thứ cao. Họ chỉ là những linh hồn ở các tầng thứ thấp. Tâm tính của họ cũng rất giới hạn và họ có thể can nhiễu đến sự tu luyện của chư vị. Nếu chư vị có ý định đó [ sùng bái họ ] , thay vào đó cứ tu luyện cho tốt và cứu độ họ sau khi đạt Chánh Quả.

Câu hỏi: Thưa, khi lòng từ bi phát xuất trong khi đang tập luyện các bài công pháp, khiến người ta rơi lệ phải không?

Thầy: Có hai tình huống. Hiện tại có một số người tu luyện thường rơi lệ, họ rơi lệ mỗi khi họ nhìn thấy tôi . Trong lúc họ tập luyện các bài công pháp họ cũng rơi lệ. Tại sao thế? Ðó là vì Phó Ý Thức nhìn thấy tôi dọn sạch những gì xấu trong thân thể của chư vị, đồng thời ban cho chư vị rất nhiều điều vô giá không so sánh được. Cho nên đó là tại sao họ bị kích động. Chủ Ý Thức của họ không biết điều này. Nhưng tại sao họ cứ mãi rơi lệ? Ðó là vì Phó Ý Thức của họ nhìn thấy. Nếu chính Chủ Ý Thức nhìn thấy dược, khi đó chư vị cũng không có thể diễn tả được lòng biết ơn đối với tôi. Một tình huống nữa, khi chúng ta đạt đến một tầng thứ đặc định trong lúc tu luyện, tâm từ bi xuất ra sẽ khiến cho chư vị rơi lệ. Nhưng không có liên quan đến điều gì cả. Khi chư vị nhìn thấy ai mất đi hay ai bị bức hại, chư vị cũng sẽ rơi lệ vì điều gì đó. Ðây là một ví dụ khi tâm từ bi xuất ra.

Câu hỏi: Thưa trong khi tập luyện các bài công pháp, đột nhiên có công chuyện thì phải làm sao?

Thầy: Khi có công chuyện, tôi đã giảng là phải làm sao rồi. Tập các bài công pháp chúng ta không đòi hỏi thế thu công. Chỉ đứng dậy và cứ làm gì chư vị cần làm. Pháp Luân sẽ tự động thu lại tất cả năng lượng mà chư vị đã phóng ra.

Câu hỏi: Thưa, khi tập bài công pháp Pháp Luân Trang Pháp, có phải ôm vòng cánh tay được coi là lưu thông chỉ khi nào cả hai cánh tay cảm thấy Pháp Luân chuyển động phải không?

Thầy: Không cần. Một số người không cảm thấy được sự vận chuyển. 80% hay 90% trong số người tại đây thì có thể cảm được.

Câu hỏi: Thưa, mang nữ trang vàng và bạc trong khi tập luyện được không?

Thầy: Tốt hơn hết là không mang những thứ ấy trong khi tập các bài công pháp. Trên thực tế, có thể người ta đeo các nữ trang chỉ là để khoe khoang. Khi chư vị thành hôn, chư vị mang một chiến nhẫn đánh dấu rằng chư vị đã thành hôn rồi, và tôi nói rằng không sao cả. Nhưng khi tập khí, thì các nữ trang đó có tác dụng làm tắc nghẽn . Cả vàng và bạc đều có thể phát ra một loại vật chất mầu vàng và mầu trắng giống như một loại khí và có tác dụng tắc nghẽn. Bởi vì nó mạnh hơn khí ở trong thân thể con người, nó có thể đứng chặn đường nhưng nó không ngăn chặn được công đang phát ra.. Một số người nghĩ rằng nữ trang có thể trừ tà, và tất nhiên tâm thái nào cũng có. Tại sao chư vị lại sợ mấy cái hồn ma tà ác khi chư vị đang luyện Công? Khi tu luyện trong chánh Pháp, thì chư vị không có gì phải sợ cả.

Câu hỏi: Thưa, tay tôi luôn luôn cảm thấy ấm trong lúc tập các bài công pháp.

Thầy: Ðiều này đúng. Bệnh tật bản chất toàn là âm tính. Ðôi khi chúng ta kinh nghiệm một trạng thái mà âm và dương phân biệt rõ ràng, phân nửa thân thể thì lạnh trong khi phân nửa kia thì ấm. Và đôi khi nó thay đổi vị trí, như là, bên này thì lạnh và bên kia thì ấm. Tất cả hiện tượng này là bình thường và được xem là một trạng thái của âm và dương phân biệt rõ ràng.

Câu hỏi: Thưa, một người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp có thể lạy người chết không?

Thầy: Kỳ thực nếu chư vị là một người tu luyện đã có Công, thì họ không thể chịu đựng nổi cái lạy của chư vị. Giả thử chư vị lạy, họ sẽ bị kinh hãi mà biến mất không còn một dấu tích. Nếu nó không tốt, một cái lạy của chư vị sẽ giết nó. Tất nhiên, người thường không thể thấy được sự khác biệt về điều này. Là người tu luyện, chư vị có thể cúi đầu, hay chư vị có thể làm tay ấn theo nghi thức của Phật, tôi nghĩ thì tốt hơn. Vì vậy chư vị không được lạy người chết. Họ đang đợi chư vị cứu độ, chư vị lạy họ để làm gì.

Câu hỏi: Thưa, nếu tâm tính không đề cao, khi ngồi thiền thì có bị đau không?

Thầy: Dù tâm tính của chư vị đã đề cao, chư vị cũng vẫn thấy chân bị đau.

Câu hỏi: Thưa, có phải hai tay giữ thế hoa Sen trong khi hai tay vòng trước bụng dưới và đẩy Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ thế vòng tròn 4 lần?

Thầy: Ðúng. Các thế đó là thế hoa Sen, và giữ như thế trong suốt 5 bài công pháp.

Câu hỏi: Có một vài bài báo có đăng các bài về chồn thành người. Thưa có thật không?

Thầy: Trước hết, vũ trụ này là cực kỳ phức tạp, chỉ là con người không tin. Chúng ta người tu luyện không nên để ý đến điều đó. Ðừng hỏi những gì không có liên quan đến chúng ta, người tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, một người có thể học Kinh Dịch trong khi tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp không?

Thầy: Chư vị phải dẹp nó qua một bên, bởi vì sách đó bao gồm những thứ khác. So với Ðại Pháp thì nó vô nghĩa. Không đáng cho người tu luyện Ðại Pháp học ngoại trừ đó là công việc bình thường của họ.

Câu hỏi: Nghiệp khá nặng trong tầng thứ nhân loại đây. Làm sao có người có tâm linh cao?

Thầy: Thường thường thì họ đến với một sứ mạng. Họ đến với một sứ mạng.

Câu hỏi: Tập bài công pháp để gia tăng năng lực thần thông, thưa có sự tương phản giữa việc dùng sức mạnh và cơ chế khí không?

Thầy: Trong khi làm các thế tay ấn, thì cẳng tay hướng dẫn cánh tay trên, cho nên có một sức mạnh giữa cẳng tay và cổ tay, đến cả các ngón tay nữa. Khi nói tới việc gia tăng sức mạnh thần thông, thì phải buông lỏng, hoàn toàn buông lỏng. Có sự phối hợp phức tạp với cái cơ chế.

Câu hỏi: Thưa, một người phải đạt đến tầng thứ nào qua tu luyện trước khi họ có Pháp Thân?

Thầy: Các Pháp Thân có hình tượng của chư Phật. Pháp Thân có tóc màu xanh và mặc ác cà sa. Chư vị phải đạt đến tầng thứ đó qua sự tu luyện trước khi chư vị có Pháp Thân.

Câu hỏi: Thưa, một người có thể uống thuốc không?

Thầy: Có người hỏi tôi rằng một khi tu luyện Ðại Pháp thì người đó không thể uống thuốc, có thật không? Tôi không quan tâm nếu chư vị có uống thuốc không: nơi đây chúng tôi chỉ đòi hỏi người tu luyện hành theo tiêu chuẩn của người tu luyện. Nếu chư vị không làm được như thế và chư vị không hành động thể theo tiêu chuẩn tâm tính, sau đó chư vị bị rắc rối bởi vì chư vị không uống thuốc, chư vị sẽ nói rằng ông Lý Hồng Chí không cho phép tôi uống thuốc. Mọi người nghĩ xem: Nếu chư vị không tự xem mình là người tu luyện và chư vị bị rắc rối, và nếu chư vị không uống thuốc, tất nhiên sẽ rất nguy hiểm. Ðối với một người thường là như thế. Các học viên chúng ta không được dùng đó làm điều kiện hay là luật lệ cho các học viên mới vừa tham gia tập luyện. Ðể cho họ tự ngộ ra, nhưng chư vị có thể gợi ý cho họ.

Câu hỏi: Thưa trong việc nuôi con, một người sẽ tạo nghiệp nếu họ đánh hay la con trong một hoàn cảnh đòi hỏi phải cần có sự chú ý ngay tức thời không?

Thầy: Phải răn dạy trẻ con. Nếu chư vị không răn dạy chúng và chỉ nuông chiều chúng, chư vị cũng bị tổn đức. Nếu chư vị không dạy dỗ chúng thì chư vị không làm tròn trách nhiệm là cha mẹ, cho nên chư vị phải dạy dỗ chúng. Nếu chúng không ngoan, dạy cho chúng một bài học tốt thì được rồi. Nhưng chư vị không được đối xử với chúng như là thú vật, làm thế là không được. Chư vị phải rõ sự khác biệt này. Khi răn dạy trẻ con, đừng nổi nóng. Kỳ thực nếu chư vị nổi nóng thì không tốt, đó cũng là vấn để chư vị phải Nhẫn. Nhẫn không có nghĩa là chư vị nhẫn sau khi chư vị nổi nóng. Mà là chư vị không được nổi nóng ngay lúc khởi đầu. Cuộc đời chân chánh của một đứa trẻ không phải là do chư vị ban cho, nó có cội nguồn của nó, cho nên nó cũng là một sinh mệnh độc lập. Nuôi dạy con phải có lý trí.

Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một người tập pháp môn do phụ thể điều hành?

Thầy: Thì chư vị sẽ bị chúng nhập. Hằng ngày chúng sẽ hút khí tinh hoa của chư vị.

Câu hỏi: Thưa, tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, chúng tôi có gặp rắc rối như là Công của chúng tôi thình lình bị nổ tung ra không?

Thầy: Không. Chư vị xuất ra bao nhiêu, thì chư vị đạt được bấy nhiêu. Không có chuyện bị nổ ra.

Câu hỏi: Tại nơi luyện Công, những người có thể ngồi thế kiết già sớm hơn và ngồi thiền định lâu hơn thì được xem là tập khá. Thưa điều này có đúng không?

Thầy: Nếu ai có thể ngồi lâu, thì có thể nói rằng trong phương diện đó người ấy khá. Còn trên toàn diện họ tu luyện khá thế nào, điều đó không thể đo lường qua ngồi thiền bao lâu hay qua các khả năng của họ. Nếu chư vị nói rằng "Người này có nhiều khả năng, và tầng thứ của họ chắc cao lắm vì Thiên Mục của họ ở tầng thứ cao." và chư vị xem họ là vĩ đại, thì không được! Tiêu chuẩn duy nhất để đo lường tốt và xấu là xét tâm tính cao hay thấp của một người, phải đặt Ðại Pháp làm tiêu chuẩn, dùng tầng thứ tâm tính để đo lường người tu luyện tốt hay không tốt. Trong tương lai ở một tầng thứ đặc định, tầng thứ của một người có thể được phân biệt qua màu sắc trên thân thể của người ấy. Tại sao thế? Bởi vì màu sắc là thế này: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm và tím, có mầu , không mầu, thay đổi qua chín cái màu đó. Khi nào đạt đến màu trắng này, khi toàn thân thể của họ trở nên trắng ra và đến trắng hẳn, thì người này đã tu luyện đạt đến tầng cao nhất trong Thế Gian Pháp. Vừa khi đạt đến giai đoạn không còn màu nữa, thì họ tiến nhập vào một trạng thái nối tiếp của một thân thể trong suốt, tiến lên vượt qua Thế Gian Pháp. Cho nên ở giai đoạn mà màu đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm và tím, thì nhìn thấy được tầng thứ tu luyện của một người. Khởi đầu, thì thân thể của họ đỏ. Vừa đạt đến tầng thứ tu luyện trong La Hán Pháp thì sự thay đổi giữa các màu: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm và tím bắt đầu trở lại, nhưng những màu đó thì đẹp hơn các màu trong Thế Gian Pháp tu luyện rất nhiều; các màu đó trong suốt . Đi lên trên Quả Vị La Hán sơ khởi và tiến nhập vào tu luyện Chánh quả La Hán , thì màu sắc cũng vẫn còn là màu đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm và tím . Nhưng những màu này đẹp hơn nữa, và liên tục tiến lên. Các màu này là ánh sáng tỏa ra từ thân thể của chư vị, và tất cả màu sắc của Công cũng như thế.

Câu hỏi: Thưa, sự khác biệt giữa cơ chế và cơ chế khí là gì?

Thầy: Cơ thế là những yếu tố được hạ nhập vào thân thể của chư vị để cho Công tăng lên và phát triển. Các cơ chế đó có thể thay đổi thân thể của chư vị và luyện ra tất cả những gì của chư vị, lẫn cả Nguyên Anh. Tổng quát chúng tôi gọi đó là cơ chế. Còn về cơ chế khí, theo thực chất, đó là những gì đã hạ nhập bên ngoài thân thể của chư vị, nó hướng dẫn hai tay của chư vị cử động, trong khi hai tay của chư vị không tự cử động khi chư vị tập luyện.

Câu hỏi: Thưa, có một số con cái gốc Ðại Hàn không hiểu chúng ta nói gì. Nó sẽ có ảnh hưởng đến việc nhận được Pháp Luân không?

Thầy: Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người tại đây có cơ duyên. Nhiều người trong chúng ta không hiểu Hán ngữ, vậy mà bây giờ bệnh của họ lành. Ðó là vì những người với nền tảng căn cơ tốt cũng được tất cả giống như vậy. Tại đây có sự liên hệ về nền tảng căn cơ.

Kết luận

Tôi đã giảng trong vài ngày qua và không còn gì để giảng thêm nữa. Các học viên chúng ta nhiều người muốn tôi giảng vài lời riêng cho họ, nhưng tôi không thể giảng vài lời cho từng người. Ðó là vì chư vị tu luyện hay không tu luyện là còn tùy vào cá nhân chư vị, vì thế tôi chỉ nói một vài lời với tất cả chư vị. Trong những ngày đầu tiên khi tôi truyền pháp môn này, tôi đã trải qua nhiều thống khổ, đến mức độ không tưởng tượng nổi. Vào lúc đó tôi chỉ nghĩ đến một điều. Khi các vị Ðại Giác ở các tầng thứ rất cao nhìn thấy quả là quá khó khăn cho tôi phải chịu đựng, họ bảo rằng: Khó Nhẫn, cố Nhẫn được; khó làm, cố làm được. Tôi muốn để lại những lời này cho chư vị. Kể từ hôm nay, tôi sẽ chấm dứt không truyền pháp môn này trong thời gian này, và tôi cần nghỉ ngơi một chút.

Trong quá trình truyền Pháp môn này, tôi luôn luôn giữ trong tâm cái trách nhiệm với các học viên và xã hội, kết quả đạt được trong toàn bộ quá trình truyền pháp môn này khá khả quan và mỹ mãn. Mặc dù có một số ít học viên không đọc được Hán ngữ, họ cũng dần dần đạt được kết quả tương đối tốt. Phật Gia giảng rằng "Chúng tôi tin cơ duyên." và chúng ta ngồi đây hôm nay cũng là vì cơ duyên đó. Bởi vì tất cả chúng ta đều có cơ duyên, hãy nắm lấy cơ hội này đừng để nó đi qua. Ðược cơ duyên này, chúng ta phải quý trọng, bởi vì chư vị đã thọ được Pháp, tôi nghĩ rằng chư vị phải kiên trì tiếp tục cho đến cuối cùng. Theo cách ấy, ngay cả khi chư vị không muốn tu lên đến một tầng thứ cực cao, bởi vì chúng tôi giảng rằng chư vị bỏ ra bao nhiêu thì chư vị đạt được bấy nhiêu, ít nhất chư vị cũng có được một thân thể khoẻ mạnh hay là tầng thứ của chư vị đề cao; điều này chắc chắn là đạt được. Tất nhiên, mục tiêu của chúng tôi là đưa những người có thể đạt Viên mãn lên các tầng thứ cao. Tôi giảng hôm trước rằng mặc dù có vài ngàn người tại đây đang nghe Pháp, tôi nói rằng tôi không quá lạc quan và tôi cũng không biết có bao nhiêu người thực sự tu luyện đến bước cuối cùng và thực sự đạt được mục tiêu tốt nhất. Ðây là những gì tôi nghĩ : Tôi hy vọng rằng tất cả chư vị quyết tâm và tu luyện cho đến cuối cùng. Cũng giống như điều tôi mới nói trong một lúc vừa qua, chỉ có ai kiên trì tu luyện cho đến bước cuối cùng thì mới là vàng thực sự. Chỉ có ai kiên trì tu luyện cho đến bước cuối cùng thì mới đạt được Viên mãn.

Chính phương pháp tu Phật thì không khó; cái khó là buông bỏ các tâm chấp chước của người thường trong xã hội bình thường. Chỗ ấy là khó nhất. Nhưng điều tốt là, hôm nay, tôi đã giảng ra các nguyên lý này, giảng Pháp ở cao tầng này, và chư vị có thể tu và luyện thể theo Pháp này. Trong quá khứ, rất nhiều người muốn tu luyện lên các tầng thứ cao, nhưng họ không thọ được Pháp và không có con đường nào tu luyện lên các tầng thứ cao mà không cần có Pháp hướng dẫn . Cho nên điều thuận tiện hôm nay là: Pháp này đã được mang đến tận cửa nhà của chư vị. Trong quá khứ rất nhiều người khắp nơi muốn đi nơi này nơi khác và tìm một minh sư , và họ muốn tu luyện và học theo người đó. Có thể nói rằng pháp môn của chúng tôi là pháp môn tu luyện thuận tiện nhất và nhanh nhất, bởi vì pháp môn này tu luyện trực chỉ nhân tâm. Bây giờ chư vị không cần đi khắp nơi tìm một minh sư. Chúng tôi đặt ngay tại cửa nhà của chư vị. Ðó là còn tùy vào chư vị có muốn tu hay không. Nếu chư vị muốn tu, thì tu. Nếu chư không thể, thì chư vị đừng bao giờ nghĩ đến việc tu luyện nữa, sự việc là như thế. Trong quá trình giảng Pháp của tôi, vấn đề liên hệ tương đối là ở các tầng thứ cao, và chư vị cũng chưa bao giờ nghe các nguyên lý này trước đây. Không những chỉ các thầy khí công, đến cả các tôn giáo cũng không được phép biết nhiều điều ở các tầng thứ cao rõ ràng như thế này. Ðó là tại sao tôi nói tôi đã làm một điều chưa từng làm và mở cách cửa rộng thế này. Một số điều tôi đã giảng rất rõ ràng, và nếu chư vị vẫn không thể tu luyện, thì đó và vấn đề của cá nhân. Tất nhiên, vốn chịu trách nhiệm với chư vị, tôi đã giảng Pháp lý cho chư vị một cách cặn kẽ, và chúng tôi cũng sẽ bảo hộ chư vị trong tương lai.

Trường do công pháp chúng tôi tạo ra thì khác với bất cứ trường bình thường nào. Trường của công pháp toàn bộ có một cái vòm phủ lên, và nếu các môn khác muốn đến để tập luyện và tham gia vào nhóm của chúng ta và lẫn ở giữa các học viên, họ cũng không xuyên qua cái vòm này mà vào được. Bởi vì nó giống như trái banh, dù nếu từ trung tâm của trường này mà chư vị tiến nhập vào, thì chư vị cũng không thể. Trường năng lượng toàn bộ tương đối mạnh mẽ, và cũng không cần tôi thanh lọc bởi vì các Pháp Thân của tôi đã trực tiếp làm việc ấy rồi. Chư vị có Pháp Thân của tôi bảo hộ cho chư vị, và chắc chắn Pháp Thân sẽ làm những việc này. Còn về tôi ban cho chư vị bao nhiêu, tôi không muốn nói thêm nữa. Mục tiêu toàn diện là chân chánh giúp tất cả chư vị thọ Pháp và tu luyện, đó là mục đích. Tôi cũng hy vọng rằng trong quá trình tu luyện, từ nay về sau, tất cả chư vị có thể liên tục thăng hoa lên và liên tục tăng uy lực Công của chư vị, và tất cả chư vị có thể tu thành và đạt viên mãn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #fesfsef