Chuyển mạch IP,MPLS
*Khái niệm và cơ chế hoạt động:
Hệ thống chuyển mạch IP được thực hiện định tuyến lớp 3 ngầm định để đẩy nhanh các dịch vụ chuyển mạch ở lớp hai. Cái lợi của dịch vụ này là có thể nhóm các ứng dụng riêng lẽ hoặc tập hợp những người sử dụng cuối cùng bằng LAN, mạng hoặc một địa chỉ đích được phân chia. Bất cứ tiêu chuẩn nào dùng để phát hiện đích có thể nhận các dich vụ của chuyển mạch IP thì phải có 1 đường vào hoặc 1 đường ra khỏi hệ thống chuyển mạch IP.
Các hệ thống vào ra của chuyển mạch IP được đặt ở gờ hệ thống chuyển mạch IP. Thiết bị vào ra có thể chứa một đoạn mã vận hành trong một trạm làm việc. Các chức năng quan trọng của đường vào và đường ra IP bao gồm:
-Cung cấp định tuyến IP ngầm định
-Cung cấp các dịch vụ chuyển đổi môi trường để các gói tin vào ra hệ thống chuyển mạch IP
-Tham gia trong các thủ tục điều khiển để thiết lập, duy trì và chuyển đổi đường dẫn để chuyển mạch lớp 2 giữa các cổng vào ra thích hợp
-Tại lối vào phân loại những gói tin đủ tiêu chuẩn và sau đó chuyển chúng lên trên đường chuyển mạch lớp 2. Điều này bao gồm việc xem xét kỹ một số trường số liệu trong tiêu đề gói tin để xác định gói có đặt lên một đường được chuyển mạch hay không và nếu vậy gói đủ tiêu chuẩn sẽ tìm trong bảng định tuyến và gắn một nhãn vào trong gói hoặc trong trường hợp hệ thống chuyển mạch ATM phân đoạn và truyền tế bào theo một kết nối ảo
-Tại lối ra các gói nhận được trên đường được chyển mạch lớp 2 và thực hiện các thủ tục định hướng IP chuẩn đưa các gói ra khỏi hệ thống hệ thống chuyển mạch để đến bộ định tuyến tiếp theo
Giả sử rằng chuyển mạch IP vừa quyết định một vài gói tin có thể tryền qua một đường chuyển mạch lớp hai và một đường dẫn vừa được thiết lập giữa hai thiết bị vào ra của mạng. Các gói tin đến cổng vào mạng của mạng được phân loại đưa vào địa chỉ đích, địa chỉ nguồn, mạng đích được định tuyến theo lớp 3 ngầm định hoặc chuyển mạch lớp hai. Nếu các gói được phân loại để được chuyển mạch lớp 2 thì đươc hướng tới đích trên một đường dẫn. Tất cả các gói khác được chuyển đi ở lớp 3 sử dụng các thủ tục định tuyến IP thông thường.
* Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS:
a,KN:
Là kết quả phát triển của công nghệ IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không làm thay đổi các giao thức định tuyến IP.
Trong MPLS, việc truyền dữ liệu thực hiện theo các đường chuyển mạch nhãn LSP. Các đường LSP chứa dãy nhãn tại tất cả các node dọc theo tuyến từ nguồn tới đích.
LSP sẽ được thiết lập trước khi truyền dữ liệu hoặc khi phát hiện thêm 1 luồng dữ liệu nào đó.
Các nhãn lại được phân bố bằng giao thức phân phối nhãn LDP hoặc giao thức dành trước tài nguyên RSVP dựa trên các giao thức định tuyến IP
Mỗi gói dữ liệu sẽ được đóng gói và dán nhãn. Các nhãn này có độ dài cố định được chèn vào phần đầu của gói hoặc tế bào.
b, Một số đặc tính của MPLS :
- Kỹ thuật lưu lượng : cung cấp khả năng thiết lập đường truyền và thiết lập chất lượng dg truyền.
- Cung cấp dịch vụ IP dựa trên các mạng riêng ảo : thông qua MPLS nhà cung cấp mạng có thể tạo một đường hầm IP đi qua mạng trong suốt với dịch vụ người sử dụng
- Loại bỏ cấu hình đa lớp : MPLS là một giải pháp thay thế cho mô hình xếp chồng IP trên nền ATM cũng như các hạ tần lớp 2 khác. Làm đơn giản hóâ việc quản lý và giảm độ phưc tạp của mạng
- Tuyến hiện : MPLS cho phép thiết lập các đường định tuyến tương minh về dg đi. Cho phép quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ
- Hỗ trợ đa liên kết và đa giao thức : MPLS có thể sử dụng cho bất kỳ công nghệ liên kết dữ liệu lớp 2 nào và hỗ trợ tất cả các giao thức lớp mạg.
c, Các thành phần chức năng của MPLS
MPLS có thêm một số ứng dụng mới như ATM ( kỹ thuật chuyển tiếp lưu lượng và chất lượng dịch vụ ) nó còn có thêm một số ứng dụng là phương pháp định tuyến ràng buộc và tuyến hiện
Các thành phần cơ bản của MPLS nằm trong hai mặt bằng : điều khiển và chuyển tiếp ( 2 mặt bằng này tách biệt nhau )
+mặt bằng chuyển tiếp :
- nhãn và ngăn xếp : nhãn là thực thể ngắn có độ dài cố định và ko có cấu trúc nội, nhãn mang giá trị số và được thỏa thuận bởi các node MPLS. Nhãn sẽ dc dán vào các gói tin ( nhãn có độ dài 4byte nằm giữa tiêu đề IP )
Ngăn xếp được cấu trúc bởi một tập các nhãn chèn vào giữa tiêu đề lớp 2 và tiêu đề lớp 3. thông qua ngăn xếp MPLS thực hiện định tuyến phân cấp và tạo lên đừong hầm chuyển mạch.
- Lớp chuyển tiếp tương đương : lớp chuyển tiếp tương đương FEC thể hiện một tập các gói tin chịu cùng một ứng xử trên mạng. FEC có thể gồm tất cả các gói mà địa chỉ đích của nó tương ứng với tiền tố mạng IP. Hoặc cùng thuộc một lớp ứng dụng riêng trên thiết bị ng dùng.
- Bảng cơ sở dữ liêu : một lớp chuyển tiếp tương đương sẽ yêu cầu một nhãn riêng biệt. Bảng cơ sở dũ liệu sẽ chứa thôgn tin về nhãn đàu vào, đầu ra, giao diện ra và địa chỉ nhảy tiếp theo.
- Thuật toán chuyển tiếp nhãn : La cơ chế nằm trong thành phần chuyển tiếp dựa trên cơ chế hóan đổi nhãn.
+thành phần điều khiển nhãn
Chịu trách nhiệm phân bổ thông tin định tuyến giữa các LSR và các thuật tóan để chuyển đổi thông tin định tuyến thành cơ sở dữ liệu trong bảng định tuyến.
Nó gồm có :
- Các phương pháp điều khiển gán nhãn
- Phân bổ thông tin điều khiển gán nhãn
- Thiết lập đường chuyển mạch nhãn LSP
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro