chuyên đề di truyền học người
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
CHUYÊN ĐỀ
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Tác giả : LÊ THỊ THU HUYỀN
Tổ Sinh - Công nghệ
Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Hải Dương, tháng 10 năm 2010
ĐẶT VẤN ĐỀ
Di truyền học người là một trong những nội dung quan trọng, giàu tính ứng dụng và có nhiều vấn đề mới của di truyền học. Nội dung phần di truyền học người đã được đưa vào chương trình Sinh học lớp 12; trong các đề thi đại học và thi học sinh giỏi cũng đã dành một phần cho sinh học người. Vì vậy, làm rõ thêm những kiến thức sách giáo khoa, giúp học sinh - đặc biệt là học sinh chuyên Sinh hiểu đúng, hiểu sâu hơn về di truyền học người, tiếp cận tốt với yêu cầu của các đề thi học sinh giỏi các cấp đồng thời gợi mở để học sinh tiếp tục đi sâu tìm hiểu về những ứng dụng của di truyền người là cần thiết với các thầy cô giáo khi giảng dạy nội dung này. Với suy nghĩ đó, tác giả của chuyên đề này đã bước đầu nghiên cứu, tập hợp, chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu liên quan để trước hết là giúp bản thân mình trong quá trình giảng dạy, đồng thời hỗ trợ các em học sinh cùng tìm hiểu nội dung này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn ít nhiều mang tính chủ quan của tác giả nên chắc chắn còn những thiếu sót, kính mong được các quý thày cô quan tâm đóng góp ý kiến để những hiểu biết của tác giả được hoàn thiện hơn; giúp tác giả dạy tốt hơn nội dung này. Xin trân trọng cảm ơn.
NỘI DUNG
Phần một:
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN
HỌC NGƯỜI
I. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Nghiên cứu DT học người có những khó khăn do:
- Người sinh sản chậm, số con ít.
- Không thể áp dụng phương pháp phân tích giống lai, phương pháp gây đột biến.
- NST người có số lượng khá nhiều, kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.
Sau đây là các phương pháp chính nghiên cứu di truyền ở người:
II.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẢ HỆ
1. Phả hệ là gì?
Phả hệ là các thế hệ nối tiếp nhau trong cùng 1 dòng họ.
2. Mục đích của nghiên cứu phả hệ
Phương pháp phân tích phả hệ có vai trò quan trọng, dùng để theo dõi sự DT của tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng dòng họ, qua nhiều thế hệ, xác định tính trạng là trội hay lặn, do 1 hay nhiều gen chi phối, có liên kết giới tính hay không,...
3. Phương pháp phân tích một phả hệ
Theo dõi sự di truyền một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ; từ đó rút ra quy luật di truyền của tính trạng đó.
4. Các kí hiệu thường dùng trong nghiên cứu phả hệ
III.PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢN ĐỒ GEN CỦA NGƯỜI
1. Phương pháp dùng đoạn khuyết
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là sự có mặt của bất kì đoạn nào trên NST đều phải có liên quan với sự biểu hiện của một số gen trên đoạn ấy.
2. Phương pháp lai phân tử axit nuclêic
Từ tế bào người được nuôi cấy, người ta làm tiêu bản NST kì giữa.
Dùng nhiệt làm biến tính phân tử ADN trong NST.
Dùng 1 gen được tách dòng đánh dấu phóng xạ và làm biến tính ủ với tiêu bản NST trên. Các sợi đơn đánh dấu của gen tách dòng sẽ bắt cặp với gen trên NST có trình tự bazơ phù hợp. Dùng phóng xạ tự chụp người ta xác định được vị trí của gen trên NST.
3. Phương pháp lai tế bào xoma
Qua thực nghiệm lai tế bào xôma, người ta phát hiện qua 1 số lần phân bào của tế bào lai thì tế bào lai mất đi 1 cách rất nhanh chóng NST của 1 trong 2 loài.
Nguyên tắc lập bản đồ gen qua lai tế bào xôma là sự có mặt sản phẩm của 1 gen nào đấy, có tương quan với sự có mặt của NST trong tế bào.
4. Phương pháp phát hiện các dòng cần tìm ở người
Phương pháp thông dụng hiện nay là sử dụng mẫu dò oligonucleotide, nhằm xác định vài trình tự a.a ngắn (15 - 20 a.a) rồi đánh dấu phóng xạ, cho lai với thư viện gen. Dòng tái tổ hợp sẽ được phát hiện bằng phóng xạ tự ghi.
IV. NGHIÊN CỨU NST VÀ KIỂU NHÂN - KĨ THUẬT HIỆN BĂNG
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRẺ SINH ĐÔI
Phần hai:
DI TRUYỀN Y HỌC
I.BỆNH DI TRUYỀN PHÂN TỬ
1.Rối loạn bẩm sinh về trao đổi chất
a. Alcaptonuria
b. Phenylketonuria (PKU)
c. Bệnh Tay - Sachs
2. Bệnh di truyền về hemoglobin
Gồm các bệnh về hemoglobin dị dạng, điển hình là bệnh hồng cầu lưỡi liềm; đây là dạng Hbs , khác với HbA bình thường ở chỗ a.a glutamic ở vị trí số 7 bị thay bằng valin làm hemôglobin của nó bị khử oxi trở thành không hoà tan, hình thành những bó sợi hình ống đặc quánh, gây biến dạng hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, khó lưu thông,...
Một dạng khác là HbC, do 1 biến đổi phân tử axit glutamic của HbA được thay bằng lizin .
Bệnh Thalasemia do gen trội trên NST thường , không liên quan đến giới tính.
II.BỆNH DI TRUYỀN NST
1. Bệnh do thể ba nhiễm
a. Hội chứng Down
Ở bệnh nhân Down, NST 21 không phải ở dạng cặp như người bình thường mà thuộc thể ba nhiễm. Biểu hiện bệnh lý là ngu đần bẩm sinh, trí lực giảm, không có khả năng sinh dục, vóc dáng bé, lùn, cổ rụt, má phệ,...95% trường hợp Down đều có nguyên nhân là sự không phân li của cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ, kết quả con sinh ra thừa 1 NST ở cặp 21. Trong 1 số trường hợp, hội chứng Down còn là kết quả của chuyển đoạn trong NST của bố hoặc mẹ, con sinh ra có 3 NST 21, hoặc tối thiểu là 1 phần lớn của NST này như NST 15. Bố hoặc mẹ bệnh nhân bề ngoài thì bình thường nhưng chỉ có 45 NST riêng biệt, còn 1 NST còn lại là do các phần của NST 15 và 21 được nối với nhau. NST này không thể cặp đôi bình thường trong giảm phân.
b. Thể ba nhiễm ở cặp 13, cặp 18
Thể ba nhiễm ở cặp 13 thường gây chết sơ sinh phần lớn ở tuổi 3 tháng sau sinh. Triệu chứng bệnh là não teo đi, mất trí, điếc và nhiều dị hình khác bên ngoài.
Thể ba nhiễm ở cặp 18 biểu hiện mất trí và nhiều dị tật bẩm sinh, phần lớn chết sớm.
2. Bệnh nhân NST giới tính
a. Hội chứng Turner
Bệnh nhân có 44 NST thường và chỉ 1 NST X. thường chết ở giai đoạn thai, bệnh nhân trưởng thành thường có các dị hình: không có buồng trứng, thiếu các tính trạng thứ cấp, mất trí,...
Cơ chế hình thành: Do 1 tế bào trứng hoặc 1 tinh trùng không có NST giới tính, hoặc do mất đi 1 NST giới tính trong nguyên phân ở những lần phân cắt đầu tiên sau khi hình thành 1 hợp tử XX hoặc XY. Trường hợp thứ 2 trên thường là thuộc dạng thể khảm, có ít dị hình hơn dạng 1 . Ở dạng thể khảm, sự tạo tính cái bình thường hơn, kinh nguyệt ít rối loạn hơn và có thể có con.
Trường hợp khác lại do bệnh nhân có 1X bình thường và 1 đoạn của X thứ hai. Cả 2 cánh của NST X thứ 2 đã được chứng minh là rất cần để có sự phân hoá buồng trứng 1 cách bình thường. Bệnh nhân chỉ có cánh dài của X thứ 2 vóc dáng lùn, có các triệu chứng xôma của Turner, trong khi đó bệnh nhân chỉ có cánh ngắn của X thứ 2 lại có vóc dáng bình thường và không có nhiều các biểu hiện dị hình. Từ các sự kiện trên cho thấy Turner là do gen trên cánh ngắn của NST X quy định.
b. Hội chứng Klinefelter
Bệnh nhân là nam nhưng không bình thường về tuyến sinh dục, có 1 số nét giống nữ, không có con, trí nhớ kém, thân hình cao không cân đối, chân quá dài.
Cấu trúc XXY có thể do thụ thai từ 1 tế bào trứng đặc biệt XX với tinh trùng Y hoặc từ trứng X với tinh trùng XY.
Người ta đã phát hiện nhiều dạng thừa nhiều NST giới tính hơn XXYY, XXXY, XXXYY,...
III. DI TRUYỀN HỌC UNG THƯ
1. Lý thuyết virut di truyền của ung thư
Virut gây ung thư khi xâm nhập vào tế bào không làm tan tế bào mà chia làm biến đổi nhiều tính chất trong tế bào, làm tế bào có khả năng phân chia không giới hạn, không chịu sự kiểm soát của cơ thể, biến đổi số lượng NST không theo quy luật , thành u ác tính.
Cơ chế sao chép ngược trong lý thuyết virut di truyền của ung thư :
Các virut chứa ARN ung thư mang mã của 1 enzim sao chép ngược, enzim này sử dụng ARN sợi đơn của virut làm khuôn mẫu, tổng hợp nên 1 sợi ADN bổ sung, xâm nhập vào ADN của tế bào vật chủ tạo ra 1 tiền virut.
2. Đột biến gen, đột biến NST được xem là những nguyên nhân gây ung thư
Nhiều số liệu cho thấy khối u thường phát triển từ 1 tế bào bị đột biến nhiều lần làm cho tế bào không còn khả năng đáp ứng lại cơ chế điều khiển phân bào của cơ thể dẫn đến phân chia liên tục.
3. Gen ung thư
- Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng , bình thường hoạt động chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra 1 lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào bình thường. Khi bị đột biến, gen trở nên hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khố u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát nổi. ĐBG này là ĐB trội. Những gen ung thư loại này thường không được di truyền vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
- Trong tế bào của cơ thể người bình thường còn có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên nếu bị đột biến làm cho các gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại này là đột biến lặn.
IV. DI TRUYỀN HỌC BỆNH AIDS
1. Cấu trúc HIV - Virut gây bệnh AIDS
Bao ngoài là 1 lớp màng lipit kép, dưới màng có gai là các protein trọng lượng phân tử 120KD kí hiệu là gp120 hay còn gọi là protein màng ngoài. Xuyên qua các lớp lipit kép là glicoprotein gp41 (Protêin xuyên màng), gp120 và gp41 gắn với nhau thành các phân tử gp160.
Vỏ protein có dạng hình cầu gồm các phân tử protein 17KD .
Lõi có dạng hình trụ được bao bọc bằng 1 lớp protein p24. Trong lõi có 2 sợi ARN đơn, có enzim phiên mã ngược và 1 số phân tử protein phân tử lượng nhỏ. Trong mỗi sợi ARN của virut này có 3 gen cấu trúc là gen GAG - gen mã hoá cho các protein trong cuat virut; gen pol - mã hoá cho các enzim phiên mã ngược và gen env - mã hoá cho protein bao ngoài của virut.
2. Sự nhân lên của virut HIV trong tế bào chủ
Khi virut HIV xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó gắn lên bề mặt của tế bào tiếp nhận hay điểm thụ thể. Phần gp20 bao ngoài virut sẽ gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào. Nhiều trường hợp thụ thể tế bào là CD4 có ở limpho bào T hoặc có ở 1 số tế bào khác nhau: đại thực bào, bạch cầu đơn nhân hay tế bào limpho B.
Sau đó virut gắn vào màng tế bào và hoà tan màng. Ở đây phân tử gp41 của receptor của virut cắm sâu vào màng tế bào làm cho màng của virut hoà vào màng rồi "bơm" gen của virut vào trong tế bào.
Tiếp theo là quá trình phiên mã. Nhờ enzim phiên mã ngược transcriptase, từ sợi ARN của virut tạo thành sợi ADN bổ sung (cADN).
Sự gắn kết gen: Từ cADN này làm khuôn tổng hợp thành 2 sợi ADN thẳng sau đó chuyển thành ADN xoắn vòng chui qua màng nhân gắn vào bộ gen của tế bào vật chủ nhờ enzim gắn của virut integrase. Giai đoạn này tiềm tàng không biểu hiện triệu chứng nhưng chính nó đã làm thay đổi gen của tế bào vật chủ.
Nhờ enzim ARN polimease tổng hợp ARN của virut từ khuôn ADN. Protein của virut cũng được tổng hợp nhờ riboxom của tế bào chủ, chúng lắp ráp tạo thành các thành phần có thể ra lưới nội chất hay tiến tới màng tế bào tạo thành các virion nằm trên màng hoặc giải phóng ra ngoài.
3. Phòng và điều trị HIV/AIDS
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh AIDS. Phòng bệnh là giải pháp tốt nhất.
Nhiều công trình nghiên cứu đã tổng hợp thành công 1 số loại protein giúp hạn chế sự xâm nhập, nhân lên của virut HIV.
Trong quá trình thử nghiệm, các prôtein tổng hợp này đã cản trở gp41 (một loại protein chủ chốt trên bề mặt của HIV), làm cho nó không thể tương tác được với các prôtein trên màng tế bào chủ (mà nó định xâm nhập), do đó HIV không thể “bám” và “chui” vào bên trong tế bào được.
V.DI TRUYỀN HỌC CHỈ SỐ THÔNG MINH IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT)
1. Công thức IQ
Chỉ số IQ được xác định qua công thức:
AM
IQ = — × 100
AR
AM :Tuổi khôn
AR : Tuổi thực
Tuổi khôn được xác định qua các test đối chiếu với bản định chuẩn để cho điểm.
2. Các phương pháp nghiên cứu IQ
a. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh (twin studies)
Đây là phương pháp thích hợp để phân tích các hiện tượng di truyền và yếu tố môi trường trong sự hình thành tính trạng.
Một tính trạng có thể được biểu hiện ở các trẻ đồng sinh , đấy là trạng thái có sự tương hợp ; hoặc chỉ biểu hiện ở 1 trong các trẻ đồng sinh , đấy là trạng thái không tương hợp.
Có nhiều công thức khác nhau để tính tỉ lệ tham gia của yếu tố di truyền trong sự hình thành tính trạng. Sau đây là công thức đơn giản nhất do Holzinger đề xuất:
% tương hợp cùng trứng - % tương hợp khác trứng
H% =
100 - % tương hợp khác trứng
Nếu H = 1 , tính trạng do di truyền quyết định hoàn toàn.
Nếu H = 0 , tính trạng hoàn toàn do môi trường.
Các nghiên cứu điều tra thực nghiệm đã nêu lên được số liệu tổng hợp về sự di truyền của trí thông minh qua các môi tương hợp của chỉ số IQ trong các trường hợp đồng sinh cùng trứng và khác trứng, hoặc khác môi trường sống.
Mối quan hệHệ số tương hợp của IQ
Đồng sinh cùng trứng
Sống chung
Sống riêng
0,93
0,87
Đồng sinh khác trứng0,45
Anh chị em ruột
Sống chung
Sống riêng
0,53
0,44
Các trẻ em không có quan hệ huyết thống sống chung0,27
Số liệu trên cho ta khẳng định cơ sở di truyền của trí thông minh, đồng thời cũng cho thấy môi trường có vai trò không kém quan trọng.
b. Phương pháp nghiên cứu gia đình
Đây là thực tế làm cơ sở để đi sâu làm rõ 2 mặt trong sự hình thành và phát triển tài năng.
- Mặt di truyền, cơ sở gen của sự chi phối các quy luật di truyền từ tổ tiên, quy luật quay về giá trị trung bình, biến dị đột biến mới và biến dị tổ hợp.
- Mặt môi trường , bao gồm các lĩnh vực vi mô và vĩ mô, từ giai đoạn bào thai (tâm lý, tình cảm của người mẹ mang thai, dinh dưỡng , sức khoẻ người mẹ,...) đến tuổi sơ sinh, nhà trẻ mẫu giáo cho đến tuổi học đường, tuổi trưởng thành,...
Có thể thấy, thông minh, tài năng phải có nền sinh học của nó; nhưng cũng phải cần đi kèm cơ hội phát triển, ra hoa, kết quả.
c. Nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số huyết học với IQ
3. Cơ sở di truyền học trí thông minh
a. Quy luật di truyền nhiều nhân tố
Trí thông minh là tính trạng không phải chỉ do 1 gen quy định tại riêng lẻ 1 locut, mà được chi phối bởi nhiều gen tại nhiều locut khác nhau. Các alen tương ứng của từng gen trong các locut có sự tác động lẫn nhau và tương tác với môi trường.
b. IQ và bộ não
* Những vùng não tương ứng với IQ
Nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não trước đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ".
* Cấu trúc của bộ não và IQ
Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa IQ và cấu trúc của vỏ não – những người có trí thông minh cao thường có vỏ não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên.
4. Quy luật quay lại giá trị trung bình
Sự di truyền của chỉ số IQ cho thấy khả năng IQ của một đứa trẻ bị ảnh hưởng từ IQ của cha mẹ. Có thể nói, một cặp bố mẹ có chỉ số thông minh cao có nhiều khả năng có những đứa con kém thông minh hơn họ.Trong khi đó, những cặp bố mẹ có chỉ số IQ có chỉ số thông minh thấp lại có xu hướng có những đứa con thông minh hơn. Hiệu ứng trên có thể được biểu diễn bởi công thức:
Trong đó:
• : chỉ số IQ dự đoán của đứa bé
• : chỉ số IQ trung bình của xã hội
•h2: hệ số di truyền của chỉ số IQ
•m và b: chỉ số thông minh của mẹ và bố đứa bé.
Vì vậy, nếu hệ số di truyền là 50%, một cặp có IQ trung bình là 120 và sống trong xã hội có IQ trung bình là 100 thì con của họ có nhiều khả năng có IQ là 110.
Đây là phương pháp thích hợp để phân tích các hiện tượng di truyền và yếu tố môi trường trong sự hình thành tính trạng.
Người ta nêu lên 2 giả thuyết về mặt di truyền:
- Giả thuyết về sự tổ hợp ngẫu nhiên các gen.
Người ta cho rằng thông minh là do nhiều gen. Có gen IQ bình thường, có gen IQ đặc biệt làm trí tuệ tăng cao. Sự tổ hợp của gen IQ bình thường dẫn đến IQ 100, nhưng nếu có 1 số gen đặc biệt, IQ được đẩy lên. VD bố có toàn gen IQ bình thường, IQ = 100, mẹ có thêm 5 gen IQ đặc biệt, IQ được đẩy lên 140, con nhận 1/2 số gen IQ từ bố và 1/2 số gen IQ từ mẹ. Xác suất mẹ truyền lại cho con là:
1 gen IQ đặc biệt = 1/2
2 gen IQ đặc biệt = 1/2 × 1/2 = 1/4
3 gen IQ đặc biệt = 1/2 × 1/2 × 1/2 = 1/8
4 gen IQ đặc biệt = 1/16
5 gen IQ đặc biệt = 1/32
Người ta cũng giả thiết trong gia đình có gen IQ đặc biệt ở dạng lặn. Sự tổ hợp trong 1 trường hợp nào đó tạo ra thể đồng hợp về gen IQ đặc biệt.
- Giả thuyết về đột biến gen và các tổ hợp gen đột biến.
Các quy luật và giả thiết nêu trên giải thích cho các hiện tượng xảy ra trong thực tế. Có gia đình bố hoặc mẹ thông minh nhưng con lại bình thường; hay ngược lại, bố mẹ bình thường nhưng con lại rất thông minh xuất sắc.
5. Sự phân bố IQ trong quần thể
a. Mô hình phân bố IQ
Các công trình nghiên cứu, điều tra đã cho thấy 95% dân số chung có chỉ số IQ giữa 70 - 130; khoảng 2,3 - 2,5% có IQ dưới 70 và 2,3 - 2,5% có IQ trên 130. Chỉ 1 số rất ít có IQ dưới 60 hoặc trên 150.
Như vậy, IQ trung bình trong quần thể người là 100, độ lệch chuẩn là 15IQ.
Sau đây là phân loại IQ theo Binet:
IQBiểu hiện
≥ 140Thiên tài
120 - 140Rất thông minh
90 - 110Trung bình
80 - 90Hơi kém
70 - 80Kém
50 - 70Dốt
25 - 50Đần
0 - 25Ngu
Biểu đồ phân bố IQ trong quần thể:
b.Phân bố IQ trong thực tế
Trong thực tế sự phân bố IQ phần nào không đối xứng hoàn toàn như trong mô hình. Sự phân bố của 100 - 15 cao hơn so với 100 + 15, đường biểu diễn phía trên 100 dốc hơn phía dưới 100.
Trong các nguyên nhân thì có thể thấy hiện tượng sai khác về IQ giới tính. Chỉ số IQ của phụ nữ có phần thấp hơn nam giới nhưng chỉ số IQ ở nam giới thường dao động nhiều hơn, số nam IQ trên 130 và dưới 70 cũng nhiều hơn nữ.
6. Môi trường với trí thông minh
Chính các gen cung cấp nền tảng cho trí thông minh, quy định tiềm năng IQ, nhưng môi trường lại quyết định phương hướng, khả năng biểu hiện và phát triển của tiềm năng ấy.
7. Điều kiện cực thuận cho biểu hiện, phát triển trí thông minh
Ngay sau khi mới sinh ra, não người đã ổn định về số lượng tế bào thần kinh, nhưng hệ mạng thần kinh còn rất đơn giản. Hệ mạng thần kinh này ở 15 tháng tuổi đã phức tạp hơn lên và lúc 2 tuổi hệ mạng này đã vô cùng phức tạp. Từ đó cho thấy vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển trí tuệ trẻ thuộc giai đoạn nói trên, giai đoạn mà hệ mạng thần kinh não bộ phát triển cực nhanh.
Các thực nghiệm khách quan khoa học đã cho thấy tầm quan trọng và có tính quyết định để tạo môi trường cực thuận cho tiềm năng thông minh biểu hiện và phát triển, đó là giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi về cả 2 mặt:
- Nuôi dưỡng trẻ : chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.
- Quan hệ tình cảm gia đình cần được quan tâm thích đáng và khoa học.
8. Các khuyết tật về trí thông minh
a. Các khuyết tật trí tuệ do rối loạn trao đổi chất.
VD: Galactosemia, Phenylketonuria, Bệnh về chuyển hoá đường.
b. Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Bệnh này do 1 alen đột biến trội dạng đơn gen.
Về bản chất sinh hoá của bệnh này, người ta cho có thể do máu của người bị tâm thần phân liệt có hoạt tính monoamineoxydase thấp hơn người bình thường.
VI. DI TRUYỀN HỌC NẾP VÂN TAY
1. Cơ sở phôi sinh học nếp vân tay
Sự phân hoá nếp vân da xảy ra sớm, từ trong quá trình phát triển thai. Các dạng vân da được xác định về mặt di truyền và có chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố mạnh của môi trường.
Thời gian hình thành nếp vân da bắt đầu lúc thai khoảng 3 tháng. Đặc điểm của vân da chỉ được hoàn chỉnh sau tháng thứ 6 của thai, sau khi có hiện tượng bài tiết của tuyến mồ hôi và khi có hiện tượng keratin hoá.
Một số giả thuyết nêu lên lực chi phối sự hình thành và phát triển đặc điểm vân da. Cummins, 1926 cho đây là kết quả của các lực vật lí . Sức căng và áp lực trên da trong giai đoạn phát triển phôi sớm đã quy định chiều hướng vân da.
Bonnevie, 1929 cho là đặc điểm vân da phụ thuộc sự sắp xếp của các dây thần kinh ngoại biên.
Hirsch và Schweichel, 1973 đã tổng kết các tư liệu về hình thành vân da, cho đây là do sự sắp xếp của các cặp dây thần kinh và mạch máu ở lớp dưới da.
2. Cơ sở di truyền học nếp vân da
Nhiều đặc điểm di truyền nếp vân được chứng minh là thuộc hệ đa gen, có các gen cá thể tạo thành hiệu quả cộng gộp.
3. Nếp vân da và các bệnh lí
a. Nếp vân da và hội chứng Down
Tổng số đường vân ít hơn bình thường.
b. Nếp vân tay liên quan đến thể 3 nhiễm ở NST 18
Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh, tim, tai dị hình, cổ ngắn, ngón tay biến dạng, có vân cung ở đầu các ngón.
c. Liên quan nếp vân da và Trisomy 8
Bệnh nhân chậm phát triển về tâm sinh lí, đầy biến dạng,...Có vân cung ở đầu các ngón, tổng số các đường vân đếm được trên 10 ngón tay (TFRC) thấp.
d. Nếp vân da và hội chứng Turner
TFRN tăng, chỉ số này có quan hệ tỉ lệ nghịch với số NST giới tính.
e. Liên quan với hội chứng Klinefelter
TFRC giảm.
f. Liên quan với dạng XXX
TFRC càng thấp, các dị dạng nếp vân nhiều
VII. TƯ VẤN DI TRUYỀN Y HỌC
Trước đây lời khuyên di truyền hoàn toàn dựa vào sự hiểu biết về quy luật di truyền, tính xác suất xảy ra cho từng trường hợp cụ thể, phân tích phả hệ,...Ngày nay kĩ thuật trước sinh đã được thực hiện với những phương pháp đáng tin cậy ngay khi còn ở dạng phôi thai như phương pháp chọc dò dịch ối để phân tích di truyền học tế bào và hoá sinh, quan sát gián tiếp bào thai nhờ siêu âm hoặc quan sát trực tiếp nhờ soi phôi thai, lấy các mẫu sinh phẩm từ phôi thai (tua nhau thai, máu,..) để xét nghiệm, phương pháp định lượng AFP trong máu mẹ. Chẩn đoán trước sinh cho phép đánh giá tình trạng của bộ NST, của bộ gen, hoạt động của các enzim trong bào thai giúp tư vấn di truyền y học có cơ sở khoa học để cho lời khuyên chính xác.
Theo một số thống kê bệnh tật cho thấy, số lượng bệnh di truyền do đột biến gen nhiều hơn bệnh do đột biến nhiễm sắc thể. Nhưng đột biến gen lại chủ yếu là gen lặn. Số người bị bệnh (biểu hiện ra kiểu hình ít hơn nhiều so với người mang gen lặn không biểu hiện bệnh), vì thế việc phát hiện những người lành lặn nhưng không mang gen bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của di truyền người và đó cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh di truyền một cách tích cực.
Để có lời khuyên thiết thực đối với từng trường hợp, cần có thông tin cụ thể về sức khỏe sinh sản của từng gia đình, thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết ở mức độ tế bào, mức độ sinh hóa hoặc mức độ phân tử để xác định người được xét nghiệm có mang gen hoặc nhiễm sắc thể bị đột biến không; và các đột biến đó có khả năng di truyền cho thế hệ sau hay không.
Phần ba:
BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1
Nghiên cứu di truyền học người có những khó khăn do:
A)khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con
B)bộ nhiễm sắc thể số lượng nhiều, kích thước nhỏ
C)Các lí do xã hội
D)tất cả đều đúng
Đáp ánD
Câu 2
Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di truyền học người:
A)Phương pháp nghiên cứu phả hệ
B)Phương pháp lai phân tích
C)Phương pháp di truyền tế bào
D)Phưong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Đáp ánB
Câu 3
Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh của người
A)Xác định bệnh hoặc các tính trạng di truyền hay không di truyền
B)Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặc tính trạng
C)Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen
D)Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính
Đáp ánB
Câu 4
Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp:
A)Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc gen
B)Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
C)Phân tích bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các NST
D)Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp protein do gen đó quy định
Đáp ánC
Câu 5
Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp
A)Nghiên cứu phả hệ
B)Nghiên cứu tế bào
C)Di truyền hoá sinh
D)Nghiên cứu trẻ đồng sinh
Đáp án: B
Câu 6
Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây
A)Nghiên cứu tế bào
B)Nghiên cứu trẻ đồng sinh
C)Nghiên cứu phả hệ
D)Di truyền hoá sinh
Đáp ánA
Câu 7
Hai trẻ đồng sinh cùng trứng nhưng có sự khác biệt về một tính trạng hoặc bệnh nào đó. Giải thích hiện tượng này như thế nào:
A)Do tác động môi trường sống
B)Do đột biến tiền phôi xảy ra ở một trong hai bào thai
C)Do sự khác biệt đối với hệ gen ngoài nhân
D)tất cả đều đúng
Đáp ánD
Câu 8
Bệnh bạch tạng ở người gây ra do:
A)thiếu sắc tố mêlanin
B)Không có khả năng tổng hợp enzym tirôzinaza
C)Tirôzin không thể biến thành sắc tố mêlanin
D)tất cả đều đúng
Đáp ánD
Câu 9
Để điều trị cho người mắc bệnh máu khó đông, người ta đã:
A)Sửa chữa cấu trúc của gen đột biến
B)Thay gen đột biến bằng gen bình thường
C)Tiêm chất sinh sợi huyết
D)Làm mất đoạn NST chứa gen đột biến
Đáp ánC
Câu 10
Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác:
A)Nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc đột biến gen
B)Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền thậm chi ngay từ giai đoạn bào thai
C)Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm
D)Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến
Đáp ánC
Câu 11
Nếu không có đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh được con nhóm máu O?
A, Máu A B, Máu B C, Máu AB D, Máu O
Đáp án C
Câu 12
Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gen dị hợp và bố không mù màu. Người con gái này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh được đứa con bị mù màu là bao nhiêu?
A, 12,5% B, 25% C, 37,5% D, 50%
Đáp án B
Câu 13
Ở người, gen lặn quy định hồng cầu có hình bình thường, đột biến tạo alen trội gây bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, 1 đứa kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa là thể dị hợp. Phát biểu nào sau đây là đúng và đủ?
A, Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.
B, Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen quy định hình dạng hồng cầu.
C, Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D, Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
Đáp án B
Câu 14
Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?
A, Con trai đã nhận Xa từ bố.
B, Mẹ có kiểu gen XAXA .
C, Con trai đã nhận Xa từ mẹ.
D, Con trai nhận gen bệnh từ ông nội.
Đáp án C
Câu 15
Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua ba thế hệ:
A)Đột biến gen lặn trên NST thường
B)Đột biến gen lặn trên NST thưòng
C)Đột biến gen lặn trên NST giới tính X
D)Đột biến gen trội trên NST giới tính X
Đáp ánB
Câu 16
Bệnh bạch tạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau:
I 1 2 3 4
II 1 2 3 4 5 6 7
III 1 2 3 4
IV 1 2
1.Nội dung nào sau đây sai?
A, Bệnh bạch tạng do gen lặn quy định.
B, Những cá thể mắc bệnh trong phả hệ đều có kiểu gen đồng hợp lặn.
C, Tính trạng bệnh bạch tạng được di truyền chéo.
D, Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc di truyền tính trạng cho con.
Đáp án C
2. Những cá thể chưa biết được chắc chắn kiểu gen đồng hợp hay dị hợp gồm:
A, I2, I4, II7, III3
B, I4, II7, III3, IV1
C, I4, II7, III1, III3, III4, IV1
D, I4, II7, III3, III4, IV1
Đáp án D
3. Những cá thể biết chắc chắn kiểu gen dị hợp là:
A, I2, I4, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
B, I1, II2, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
C, Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4
D, Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4, IV1
Đáp án D
Câu 17
Bệnh máu khó đông ở người di truyền do đột biến gen lặn trên NST X. Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau:
I 1 2
II 1 2 3 4
1. Nếu người con gái II3 lấy chồng bình thường thì xác suất sinh con trai đầu lòng biểu hiện bệnh là bao nhiêu?
A, 1/2 B, 1/4
C, 1/8 D, 1/16
Đáp án C
2. Nếu người con gái II3 lấy chồng bị bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh là bao nhiêu?
A, 1/2 B, 1/4
C, 1/8 D, 3/4
Đáp án B
Câu 18
Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua bốn thế hệ
A)Đột biến gen lặn trên NST thường
B)Đột biến gen trên NST giới tính Y
C)Đột biến gen trội trên NST thường
D)Đột biến gen trội trên NST giới tính X
Đáp ánB
Câu 19
Trong 1 dòng họ giả thiết rằng ta đã biết xác suất sinh đôi cùng trứng là p. Xác suất để 2 trẻ sinh đôi là cùng trứng biết rằng chúng cùng giới là:
A, p/2 B, p
C, p/(p+1) D, 2p/(p+1)
Đáp án D
Câu 20
Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M
A)Bố XmHY, mẹ XMhXmh
B)Bố XmhY, mẹ XmH hoặc XMhXmH
C)bố XMHYmẹ XMHxMH
D)Bố xMHY; mẹ XMHXmh hoặc XMhXmH
Đáp ánD
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày nguyên nhân gây nên các bệnh: alcaptonuria, phenylketonuria, Tay-Sachs, các bệnh di truyền về hemoglobin ở người.
2. Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh hội chứng Down, Turner, Klinefelter ở người.
3. Nêu những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Cho ví dụ.
4. Tại sao phòng tránh là biện pháp hiệu quả nhất đối với bệnh AIDS?
Từ cấu tạo và cơ chế nhân lên của virut HIV, hãy đề ra các hướng nghiên cứu để hạn chế hoạt động của chúng khi cơ thể bị nhiễm.
5. Trình bày các phương pháp nghiên cứu IQ và cơ chế di truyền trí thông minh.
6. Thế nào là quy luật quay lại giá trị IQ trung bình? Hãy trình bày các giả thuyết giải thích hiện tượng đó.
7. Hãy giải thích cho các hiện tượng xảy ra trong thực tế: Có gia đình bố hoặc mẹ thông minh nhưng con lại bình thường; hay ngược lại, bố mẹ bình thường nhưng con lại rất thông minh xuất sắc.
8. Trình bày mô hình phân bố IQ trong quàn thể . Tại sao trong thực tế sự phân bố IQ phần nào không đối xứng hoàn toàn như trong mô hình?
9.Hãy chứng minh tầm quan trọng và có tính quyết định để tạo môi trường cực thuận cho tiềm năng thông minh biểu hiện và phát triển, đó là giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi .
10. Cơ sở phôi sinh học và di truyền học của nếp vân tay? Nghiên cứu nếp vân tay có ý nghĩa gì?
11. Thế nào là tư vấn di truyền? Cơ sở của tư vấn di truyền ? Ý nghĩa của tư vấn di truyền?
TỔNG KẾT
Chuyên đề " Di truyền học người" đã tìm hiểu, tập hợp 3 nội dung về di truyền người. Đó là: - Các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
- Di truyền y học.
- Một số bài tập di truyền người.
Khi áp dụng vào giảng dạy, bước đầu cũng đã thu được những kết quả thuận lợi; giúp học sinh hiểu rõ hơn về di truyền người, phương pháp nghiên cứu di truyền người, ứng dụng của di truyền học người trong nghiên cứu, phát hiện các bệnh di truyền ở người, bệnh AIDS, ung thư, di truyền học IQ,...đồng thời giải các bài tập (trắc nghiệm và tự luận) về di truyền người, bài tập phả hệ...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
CHUYÊN ĐỀ
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Tác giả : LÊ THỊ THU HUYỀN
Tổ Sinh - Công nghệ
Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
Hải Dương, tháng 10 năm 2010
.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro