Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chuyên đề 1

Chuyên đề 1 : phương thức giao dịch mua bán quốc tế

I. Phương thức giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp, không qua người thứ 3 ( thương nhân trung gian)

 Các bước giao dịch

1. Hỏi hàng: hỏi về các thông tin lien quan đến món hàng

• Định nghĩa:

- Về phương diện thương mại: "hỏi hàng" là việc người mua hỏi Người bán giá cả và các điều kiện giao dịch

Về phương diện pháp luật: "hỏi hàng" là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch, không rang buộc trách nhiệm của người hỏi hàng

Về thương mại nội

- Giá cả

- Chất lượng sản phẩm

- Điều kiện vận chuyển: chi phí căn bản

(thương mại quốc tế càng phát triển => chuyên môn hóa càng sâu sắc

Quốc tế

- Chi hí vận tải quốc tế

- Chi phí bảo hiểm quốc tế

- Chi phí giao dịch để thanh toán hợp đồng

 Giao dịch quốc tế rủi ro cao hơn nội đia do khoảng cách địa lý

Vd: khi hàng hóa ở trong tay người vận chuyển và do phát sinh các nguy cơ

 Phương tiện vận tải nhiều rủi ro nhất: đường biển (ở Việt Nam: đường bộ)

 Phượng tiện ít rủi ro nhất: đường hàng không

Về pháp luật: không ràng buộc trách nhiệm các bên

2. Chào hàng

• Định nghĩa

- Về phương diện thương mại: chào hàng là lời đề nghị giao kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán về một loại hàng hoa nào đó cho một hoặc một số người trong khoảng thời gian nhất định

- Về phương diện pháp luật: chào hàng thường bị rang buộc bởi lời chào. Nó là cơ sở của hợp đồng nếu được hai bên thừa nhận

• Chào hàng cố định (firm offer)

- Là chào hàng mà người bán rang buộc trách nhiệm cung cấp hàng hóa với một người trong một khoảng thời gian nhất định và trong thời gian này nếu người mua đồng ý thì hợp đồng được coi như đã ký kết.

- Chào hàng cố định được áp dụng khi

Thị trường thuộc về người mua hàng

Khi thực hiện các hiệp định trao đổi hàng hóa do chính phủ các nước ký kết

Khi mua bán ở các thị trường đặc biệt

• Chào hàng tự cho (free offer)

Là chào hàng mà người bán không cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa. Được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Khi thị trường thuộc về người bán

- Khi thăm do thị trường

- Khi muốn bảo vệ thị trường

Căn cứ để phân biệt hai loại chào hàng trên

- Tiêu đề của đơn chào hàng

- Cơ sở viết thư

- Nội dung cam kết

- Thời hạn ràng buộc trách nhiệm

3. Đặt hàng

Là lời đề nghị giao kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua hàng được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu của người mua

Điều kiện hiệu lực của đơn chào hàng

- Chủ thể phải có đủ tư cách pháp nhân

- Đối tượng của hợp đồng phải là những mặt hàng được phép xuất nhập khẩu

- Phải có những nội dung chủ yếu mà luật yêu cầu

- Hình thức phải bằng văn bản, văn phong phải chặt chẽ, lịch sự, không có điểm mơ hồ dễ phát sinh tranh chấp

4. Hoàn giá (counter offer)

- Tham khảo điều 19 CÔng ước Viên: "một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chưa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá"

- Xét về phương diện thương mại: thì hoàn giá có nghĩa là mặc cả về giá và các điều kiện giao dịch

- Về phương diện pháp luật thì hoàn giá là việc người nhạn giá khước từ việc phát giá và tự mình đưa ra các điều kiện mới để tiếp tục giao dịch. Việc đưa ra các điều kiện mới gọi là bid. Khi có sự trả giá thì chào hàng được coi như bị hủy bỏ. trả giá nhiều lần rồi đi đến hoàn giá

5. Chấp nhận (acceptance)

Điều 19 công ước viên: " một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một các cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng trừ phi người chào hàng ngay lập tức không hiểu bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng

- Các yêu tố sửa đổi hay bổ sung lien quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn thanh toán đến trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết các tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng."

Vậy chấp nhận là đồng ý các điều kiện của nhận được được chào hàng hoặc đơn đặt hàng của phía bên kia đưa ra. Nếu đơn chào hàng mà kèm theo chấp nhận vô điều kiện thì hợp đồng coi như được ký kết.

6. Có hai loại chấp nhận

- Chấp nhận hoàn toàn không điều kiện: đồng ý hoàn toàn.

 Khi ưu thế thuộc về người bán

- Chấp nhận có điều kiện: chấp nhận nhưng có sự sửa đổi không cơ bản (không liên quan đến các điều khoản bắt buộc)

 Điều kiện bắt buộc: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cảm giao hàng, thanh toán..

• Điều kiện hiệu lực của chấp nhận

- Chấp nhận hoàn toàn không có sự bảo lưu (entire agreement without reservation) hay còn gọi là chấp nhận vô điều kiện

- Chấp nhận phải do chính người nhận giá chấp nhận (made by offeree)

- Chấp nhận phải trong thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng hoặc đặt hàng (within the validity of offer)

- Phải được chuyển tới người chào hàng hoặc đặt hàng

- Chấp nhận phải có hình thức luật yêu cầu

7. Xác nhận

Là sự khẳng định lại những điều đã thỏa thuận. xác nhận có thể làm bằng văn bản gồm một hoặc hai bản

II. Buôn bán qua trung gian (intermediary trade)

1. Khái niệm

Là phương thức trong đó hai bên mua và bán thông qua người thứ 3 để ký kết và thực hiện hợp đồng

Họa đông trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hay một số người (điều 3 mục 11 Luật thương mại 2005)

• Lợi ích của việc sử dụng người trung gian

- Là người hiểu rõ tình hình thị trường nên giúp cho việc hạn chế rủi ro

- Người trung gian chuẩn bị sẵn một số công việc để hỗ trợ nhà kinh doanh

- Có thể tận dụng vốn, cơ sở vật chất của người trung gian và khả năng buôn bán của họ để hạn chế rủi ro việc đầu tư trực tiếp

• Bất lợi

- Phụ thuộc vào sự nhận định tình hình thị trường của người trung gian

- Người trung gian giỏi đưa ra những yêu sách bất lợi cho nhà kinh doanh

- Lợi nhuận bị chia sẻ

2. Các loại trung gian

• Việt nam: có 4 hình thức

- Đại diện cho thương nhân nước ngoài: representaitive (vd: vp đại diện)

- Môi giời(broker)

- ủy thác mua bán hàng hóa

- đại lý

• theo cách phân chia của thế giới

- đại lý

- môi giới

2.1 đại lý

là tự nhiên hay pháp nhân tiens hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác với danh nghĩa của người ủy thác hay vời danh nghĩa của chính mình

Luật thương mai 2005: đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao

2.1.1 phân loại

(1) căn cứ vào mối quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác

- đại lý thụ ủy: hoạt động với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác: tiền thù lao: 1 khoản tiển cố định ( không được đứng tên trên hợp đồng mua bán)

- đại lý hoa hồng: danh nghĩa của mình, chi phí của người ủy thác. Thù lao: khoản % trên kim ngạch

- đại lý bao tiêu: danh nghĩa + chi phí của chính mình. Tiền thù lao: chênh lệch giữa giá bán và giá mua (là nhà phân phối)

 đại lý bảo hiểm: thuộc đại lý thụ ủy (không đứng tên trên hợp đồng)

(2) căn cứ vào hoạt động của người đại lý

- đại lý độc quyền: là đại lý duy nhất của người ủy thác trên một thị trường, một lãnh thổ nhất định

- đại lý toàn quyền (universal agent) là người đại lý được quyền hay mặt người ủy thác làm mọi công việc của người ủy thác hay còn gọi là người đại điện

- tổng đại lý (general agent) là người nắm giữ một mạng lưới các đại lý, được ỉu quyền phụ trách làm một phần việc nhất định. Tổng đại lý có hệ thống đại lý trực thuộc

- đại lý đặc biệt (special agent) là người đại lý được ủy nhiệm làm một nhiệm vụ cụ thể như mua bán một mặt hàng nào đó

• hợp đồng đại lý

- các bên tham gia: tên địa chỉ của người ký kết hợp đồng và toàn bộ các thông tin liên quan

- hàng hóa: tên hàng, qui các phẩm chất của hàng hóa (nhóm danh mục sản phẩm được quy định một cách cụ thể)

- địa bàn lãnh thổ hoạt động của người đại lý

- giá cả(trần, sàn)

- thù lao

- thời gian và địa điểm giao hàng

- thanh toán

- nghĩa vụ của các bên

- hiệu lực của hợp đồng đại lý

- các điều kiện khác

2.2 môi giới

điều 150 Luật Thương mại 2005

Môi giới thương mại là hoạt động thương mịa, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giời) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới

• sự khác nhau giữa đại lý và môi giới

- đại lý chịu trách nhiệm về chuyến kinh doanh

- đại lý có thể ký kết hợp đồng, đứng tên trên hợp đồng mua bán còn môi giới thì không

- đại lý nhận tiền thù lao từ một phía còn môi giới có thể nhận thù lao từ hai phía

- hợp đồng môi giới thường ngắn hạn dựa trên sự ủy thác từng phần còn hợp đồng đại lý thì dài hạn

III. mua bán đối lưu

1. khái niệm:

- sơ khai: là hoạt động hàng đổi hàng. Các bên tự cam kết hàng hóa trai đổi

 Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Mục đích của việc giao dịch ở đây không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa khác có giá trị tương đương

2. Đặc điểm

- Người bán đồng thời là người mua, người mua đồng thời là người bán đâu là quan hệ ràng buộc giữa 2 bên

- Người bán là người giao hàng đồng thời là người nhận hàng

- Đồng tiền đóng chức năng tính toán là chủ yếu

- Có sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên

3. Yêu càu căn bằng

- Cân bằng về mặt hàng: xu hướng trao đổi tương đương-> trong đối lưu: ngoài bản than hàng hóa, việc xây dựng giá trị hàng hóa tùy thuộc vào nhu cầu và sự tương quan lực lượng hàng hóa mỗi bên

- Cân bằng về giá cả

Tham khảo giá ở các thị trường tham khảo và xuất khẩu chính, ở các sở giao dịch hàng hóa, tham khảo giá ở các mặt hàng tương tự, các hợp đồng cũ (giá ổn định)

Dùng phương pháp tính toán chi phí -> xây dựng giá

- Cân bằng về tổng trị giá hàng hóa giao cho nhau

- Cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng

4. Các loại hình mua bán đối lưu

(1) Nghiệp vụ hàng đổi hàng

- Là nghiệp vụ trong đó hai trao đổi trực tiếp với nhau bằng những hàng hóa có giá trị tương đương

- Gồm

Hàng đổi hàng cổ điển A->A không có sự tham gia của tiền tệ

Hàng đổi hàng hiện đại: nhiều bên tham gia và có sự tham gia của tiền tệ

(2) Nghiệp vụ bù trừ

Là nghiệp vụ mà ở đó hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở trị giá hàng giao và hàng nhận. sau một thời gian đã được hai bên ký kết qui định, hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh giữa trị giá hàng giao và hàng nhận. Nếu như đối chiếu mà vẫn còn dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ, có thể là những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ

- Đặc điểm của nghiệp vụ bù trừ

Thường có sự tham gia của tiền tệ

Tổng trị giá hàng giao và hàng nhận không nhất thiết phải bằng nhau

Thời gian trao đổi diễn ra tương đối lâu dài có thể tới 10 đến 20 năm

• Phân loại bù trù

- Căn cứ vào thời gian

Bù trừ theo thực nghĩa

Bù trừ trước

Bù trừ song hành

- Căn cứ vào mức độ bù trừ có

Bù trừ toàn phan

Bù trừ một phần

Bù trừ bằng tài khoản bảo chứng

5. Phương thức mua đối lưu

Nghiệp vụ mua bán kết hợp mà ở đó một bên giao thiết bị cho khách hàng của mình và đổi lại sẽ cam kết mua các sản phẩm xuất khẩu từ nước nhập khẩu

(1) Mua lại

Là phương thức mà ở đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc sang chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho đối tác, đồng thời cam kết sẽ mua những sản phẩm do thiết bị hoặc sang chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra

(2) Nghiệp vụ bồi hoàn (offset)

"người ta tiến hành đổi hàng hóa hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ như ưu huệ trong đầu tư hoặc giúp đỡ hàng hóa"

• Bồi hoàn gồm hai loại:

- Bồi hoàn trực tiếp: phương thức bồi hoàn thường được được áp dụng vào việc buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trị giá rất lớn, trong việc giao những chi tiết và cụm chi tiết năm trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp, trong hoạt động chế tạo và mua sắm máy bay

- Bồi hoàn gián tiếp: nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu phải có sự hỗ trợ công nghiệp dài ngày, thúc đẩy hoạt động đầu tư không liên quan đến hợp đồng xuất khẩu ban đầu. có thể là những ưu huệ hoặc giúp đỡ lâu dài. Việc thực hiện sau có thể do nước xuất khẩu ban đầu cung cấp hoặc do một bên thứ 3 đảm trách

(3) Nghiệp vụ chuyển nợ

Bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ 3 để bên thứ 3 này trả tiền. Nghiệp vụ này thường xuất hiện khi trong quan hệ đổi hàng giữa 2 nước, khi kết toán tài sản phát sinh ra chênh lệch lớn về hàng hóa. Nước chủ nợ có thể chuyển khoản nợ này cho một nước thứ 3 đang cần hàng hóa từ nước bị nợ để nhập khẩu hàng hóa này

• Hợp đồng trong mua bán đối lưu

- Hình thức ký kết hợp đồng

Chính phủ của 2 nước ký

+ một văn bản thỏa thuận/ hiệp định khung

+ một hợp đồng khung

+biên bản ghi nhớ

(dựa trên những thỏa thuận này hàng năm các bên có liên quan lại cụ thể nó bằng các nghị định thư và đến các hợp đồng

- Một hợp đồng chúng quy định quyền và nghĩa vụ của cả hai bên (vd trong hàng đổi hàng)

- 2 hợp đồng riêng rẽ điều chỉnh hoạt động nhập khẩu riêng, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu riêng (trong mua đối lưu, hay trong giao dịch bồi hoàn)

• Nội dung của hợp đồng mua bán đối lưu

- Địa chỉ tên giao dịch của các bên

- Hàng hóa- số lượng và trị giá hàng

- Giá cả và cách xác định nó

- Điều kiện giao hàng: địa điểm, thời gian giao hàng, phương thức giao nhân

- Thanh toán hợp đồng

- Khiếu nại hợp đồng

• Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

- Dùng người thứ 3 khống chế hàng hóa

- Dung ng thứ 3 để khống chế bộ chứng từ hàng hóa

- Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng

- Quy định về việc chậm giao

- Dùng thư tín dụng đối ứng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cd1