Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

75. Cầu và cống

Năm 1995, một hãng vô tuyến truyền hình Nhật làm một phóng sự tài liệu về "Nạn đóichết trên 3 triệu người ở Bắc Việt Nam năm 1945". Tôi đã giúp đoàn làm phim những mắt thấytai nghe của tôi về nạn đói khủng khiếp những năm ấy, qua quyển Tự truyện của tôi mà đạodiễn của phim đã đọc trước bằng kịch bản dịch tiếng Nhật ở Tokyo. Ý nghĩa và nội dung nhữngtài liệu thu thập đưa lên phim, các bạn Nhật muốn tới được một câu trả lời: Nạn đói ở miềnBắc Việt Nam do đâu gây nên - tất nhiên, không phải vì mất mùa, bấy giờ lúa chín ngoài đồngmà người chết đói trong làng, vậy tội ác đấy do chính quyền Pháp hay Nhật? Những mắt thấytai nghe của ông đã thấy thế nào?

Thời kỳ này, từ 1940 trở đi, sự thống trị có sách lược của Nhật đã dần dần đè nặng xuốngĐông Dương rồi sau cùng, ngày 9.3.1945 lật đổ hẳn chính quyền Pháp. Vấn đề phức tạp và tếnhị. Đoàn quay phim Nhật đã cùng nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh về Nam Định, Thái Bình quay tạichỗ mà những năm 1944,1945, Võ An Ninh đã chụp những bức ảnh người đói, người chết đói ởđấy. Các bạn cũng nhờ tôi dẫn đến những nơi xảy ra nạn đói đã được kể trong tác phẩm của tôi.Đấy là vùng chợ Bưởi và phường Nghĩa Đô bây giờ. Những chỗ cần quay, đã xong. Nhưng ngườiđạo diễn phim lại hỏi tôi, anh Nguyễn Quý Quý dịch:

- Trong hồi ký của ông có kể một cái cầu có nhiều người chết đói, xin ông chỉ cho chúngtôi quay chỗ sông có cái cầu ấy.

Nhớ lại, trong sách tôi viết không đoạn nào có cái cầu qua sông có người chết đói. Cái cầutôi viết có nhiều người chết đói là cầu chợ Bưởi. Người dịch sách tôi đã nhầm cái cầu chợ ra cáicầu sông.

Cũng không chỉ là cái nhầm của người dịch, mà ở vùng tôi - huyện Từ Liêm, người tadùng lẫn lộn chữ cầu và chữ cống và hai nghĩa chỉ cả hai thứ đều được. Hầu hết các cầu quasông Tô Lịch quãng ấy đều được gọi là cống, như cái cầu chỗ cuối xóm Đông Lân làng Hồ Khẩugọi là cống Đõ, cầu qua sông Tô Lịch sang làng Hạ Yên Quyết gọi là cống Cót, cầu sang làng Mọcgọi là cống Mọc.

Ở những chợ xép, cái mái tranh cắm cọc làm chỗ bán hàng gọi là lều chợ, nhưng ở chợ to,nhiều hàng quán ngồi dưới mái lợp ngói, mái bằng xi măng hay tôn, thì gọi là cầu chợ (cầu chợBưởi, cầu chợ Cửa Nam). Ở đầu làng có ngôi nhà nhỏ, lợp ngói, trong để chiếc võng vong vànhững cái đòn khiêng khi làng có đám ma, cạnh đó là gian cho nhà người làm mõ trú ngụ, chỗấy không gọi là nhà, mà cũng gọi là cầu, cái cầu, cầu Ngói. Trong cánh đồng giữa làng Nghĩa Đôvào làng Cổ Nhuế có cái quán chỉ có cột và mái ngói, cho người làm đồng lên nghỉ trưa, ngườiqua đường ngồi tránh nắng, làng nước gọi là cầu Điều. Gọi là cầu chứ không là nhà cầu. Nhà cầu(nhà đi vệ sinh) có nghĩa khác hẳn.

Lại như cầu Giấy cũng có thể hai nghĩa, hai sự khác nhau. Theo sách Việt sử lược, nămVĩnh Trị thứ tư (1679) trùng tu lại cầu Tây Dương, có ghi lời (dịch nghĩa) văn bia: "Xã ThượngYên Quyết có cầu qua sông Tô... cận kinh văn vật... hội tuyền sum vầy... nơi ngoại ô thông bốnphương năm ngả trên đường thiên lý". Và trong văn bia tả cầu "thượng gia hạ trì, cầu dài nămgian mái lợp ngói". Và "nghề làm giấy ở cạnh cầu Tây Dương có từ đời Trần".

Cầu Giấy không phải là tên nôm của cầu Tây Dương. Nhưng trong vùng dùng chữ chỉ cáicầu có hai nghĩa, nên gọi là cầu qua sông, cầu Giấy cũng được. Tuy nhiên, truy cho đến ngọnnguồn thì lại thấy ra những chi tiết xác thực hơn.

Trong cách gọi đường đi lối lại cũ, người ta gọi là lên Bưởi, xuống Giấy, xuống Cót, xuốngMọc. Như vậy, Giấy cũng là tên một làng mà cầu Giấy có thể là tên cái chợ bán giấy. Ở cạnh chợBưởi, đầu làng Yên Thái, có cái cầu Dài (một gian nhà cầu chợ trống hai phía dài tới trên trămthước) và cầu Vuông hai phía dài tới trên trăm thước) và cầu Vuông là những quán chợ ngàyphiên chợ giấy chuyên bán giấy của các làng Yên Thái, Yên Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu. Vậy thì cầuGiấy có thể là tên của cái chợ bán giấy bên cạnh cầu qua sông. Làng Yên Hòa làm giấy thì phảicó chợ bán giấy, cầu bán giấy mà cầu "thượng gia hạ trì dài mười lăm gian lợp ngói" không thểđủ chỗ cho cái chợ bán giấy của cả làng. Chợ cầu Giấy hiện nay cũng ở cạnh cầu qua sông.

Cầu thượng gia hạ trì (trên là nhà, dưới là nước, sông hồ) ở cầu Giấy xưa cũng như ởnhiều nơi vẫn còn đến bây giờ, những chiếc cầu độc đáo thế ở Sài Sơn (Hà Tây), ở Quần Anh(Nam Định), ở Huế - trên huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng cũng có nhiều cầu lợp mái qua suốiPác Bó, vừa cầu qua sông, vừa chỗ hóng mát. Ngày xưa, với các bậc tài danh, cầu thượng gia trìcòn là nơi nâng chén tiễn biệt "đoản đình", "trường đình" ngày nay còn thấy để lại trong thơvăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro