Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

72. Sông Tô Lịch chảy ngược

Cửa Hà Khẩu chỗ chợ Gạo ra cột Đồng Hồ giữa quãng đầu phố Hàng Chiếu với cuối HàngBuồm. Nước cửa sông Tô Lịch thoạt tiên bị đe dọa lấp vì sông Cái đổi dòng sang phía Gia Lâm,thuyền bè không vào bến được. Thông thường cứ vài chục năm, sông Cái lại chuyển dòng.

Thời Pháp mới chiếm Hà Nội, con sông còn thong dong ven đê bên này, ngày nay còn ditích những tên bến bãi và thổ sản được tải đến, đem ở sông lên: Bến Nứa, Cầu Đất, Hàng Buồm,Hàng Than, Hàng Nâu, Chợ Gạo... Cửa sông bị cát vùi dần, thế là người Pháp lấp hẳn, lấy đất,sửa sang đường sá. Nhưng chỉ cửa sông bị bịt lại, đắp lên làm đường còn dòng sông thì ở dướithành cái cống ngầm, đến bây giờ vẫn còn. Nước rãnh cả khu băm sáu phố phường thải xuốngchảy qua các phố: Ngõ Gạch, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Lược. (Ngày trước, người Pháp gọichỗ Cống chéo Hàng Lược là phố sông Tô Lịch) ra dọc Cửa Bắc đến vườn Ươm Cây bên trườngChu Văn An. Cái cống sông cũ đến đấy, thì ra lộ thiên trở lại dòng sông - nó chỉ còn là cái rãnhthì đúng hơn. Thành phố đã thuê một nhà thầu quê ở Bưởi lát xi măng làm cống ngầm quavườn Ươm Cây đến Thụy Khê.

Thế là, từ đầu làng Thụy tự dưng phòi ra dòng nước hôi thối đen xì tuôn xuống đến cốngchợ Bưởi, đấy không còn dòng sông chỉ là nước cống mượn dòng chảy ra.

Sông Tô Lịch đến đầu làng Hồ Khẩu có một nhánh thông vào hồ Tây, qua cống Đõ. Hiệngiờ vẫn còn ven đường hai lan can thành cống. Dòng sông này qua sau lưng thôn Đông Lân -trong thôn có dinh cơ nhà danh sỹ Lý Văn Phức. Làng Hồ Khẩu vốn làm nghề giấy dó, ven hồ códãy lều cối giã dó làm giấy, gọi là cối chày tay. Tiếng "xựt... xì tum" đêm ngày vang động mặtcon hồ. Câu ca: Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chày Yên Thái, canh gà Thọ Xương. Nói thật đúng,tiếng chày giã dó làng Hồ Khẩu ven hồ chỗ cống Đõ cửa sông Tô Lịch vào hồ Tây, còn làng YênThái ở tận chợ Bưởi, tiếng chày giã dó không thể vang xa ra đến hồ được. Tôi phải nói lạichuyện này cho rõ thế!

Vào mùa hạ mưa chiều, nước hồ Tây dềnh lên chảy ra sông. Cuối thu, hồ bắt đầu cạn,sông Tô Lịch lại chảy vào hồ. Bởi thế mà sông Tô Lịch có tên là sông Chảy Ngược.

Không xa xưa lắm, vào tuổi tôi còn thấy quang cảnh ấy. Mức nước sông vào hồ Tây haykhi nước hồ Tây ra sông, cá hồ ra vào náo nhiệt cống Đõ. Vó bè san sát hai bên cống và trongcửa sông, lưới thả, chũm úp, đèn đóm mò cá lập lòe thâu đêm. Trẻ con thích chơi bơi sông từcống Đõ ra hồ, quãng ấy sâu và nước trong, hai bên bờ nước trong vắt, bè muống dài vào tậnchỗ nhà ông Hương Lười, bên kia là vạc làng Hồ, sum suê một dãy cây nhãn lồng ngon có tiếng,năm nào cũng sai quả.

Sông Tô Lịch từ thàng phố ra qua hai cống đến vùng Bưởi, cống Đõ làng Hồ Khẩu và cốngĐường Thành đầu chợ. Cống Đõ thông nước sông Tô Lịch ra hồ Tây. Con sông chảy ra chảy vàonhư thế không biết tốt xấu thế nào về các mặt khoa học của con sông, con hồ, của môi trườngvùng đất ấy, chỉ biết đã lâu đời sông nối với hồ và nước hai mùa chảy ngược nhau.

Đến bây giờ thì dòng sông, cửa sông Tô Lịch vào hồ Tây chỉ còn trong sử sách và bản đồxưa.

Cái cống Đõ vẫn còn trên một dòng nước hôi thối. Đấy dần dà hai bên thành bãi rác,người lấn ra làm nhà cửa, chỗ xây nhà tầng, biệt thự, khách sạn trông xuống cái rãnh nước đenngòm. Mới đây, không biết ai đã xây một bức tường lên thành cống, không trông thấy dòngnước ra hồ nữa. Chắc người ta làm cho khuất mắt để lấn nốt quãng này.

Bao giờ trở lại con sông lịch sử chảy ngược, như trong tấm bản đồ Trung Đô - ThăngLong(1490), thời ấy đã họa được con sông vào hồ qua cửa Đõ mặt nước hồ Tây rộng đến chỗnhững chòm cây si cổ thụ buông rễ xuống mặt hồ trước đền Voi Phục.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro