69. Nhận thư gửi
Đầu thế kỷ, quan cai trị Hà Nội là quan đốc lý, các tỉnh có quan công sứ Pháp đứng đầu.Người Pháp đến làm chúa chùm nước ta, cái gì, cái gì cũng thay theo ý họ, kể cả phạm vi nhỏhẹp, riêng biệt trong xã hội và ở từng người. Đối lại, ta cũng bịa tạc bạt thế. Như trong ứng xửra đời những tên mới, từ sinh hoạt đến công việc. Vì quen mắt và tiện việc, cả đến các loài hoanhập nội, chẳng biết tên gốc là gì, nhưng đã được người bán hoa chơi hoa gọi theo hình dáng:hoa loa kèn, hoa đồng tiền, hoa giấy, hoa mõm chó hoặc tên tây gọi chệch: hoa lay ơn, hoa lépdê... nhiều tên quen thuộc đến bây giờ.
Lại như về thư tín. Thời trước, chỉ có đường công văn chạy bộ chạy ngựa của vua quan.Trạm Hà Mai, trạm Hà Trung ở Hà Nội trên đường cái quan từ kinh đô Huế ra. Khi vua quan đãbán Hà Nội cho Tây thì Tây mở bưu điện để mọi người thư từ. Sở Bưu điện Bờ Hồ ngày trướcgọi theo hình thù là nhà Dây thép. Có lẽ vì quanh nhà chăng dây thép điện thoại mà thành tên.Cũng như máy nói, dây nói và tem dán thư (timbre, chữ Pháp). Máy nói, dây nói, cái tem, bàngiấy, tòa soạn nghe lâu quen tai cả những chữ thật thô sơ.
Hàng ngày, có chuyến đưa thư đi các phố. Ông đưa thư ngồi ngay ngắn trên cái xe bánhcao su có cu li kéo. Xe lênh khênh, càng xe, khung xe sơn màu đen, ông đưa thư đeo cái tráp đentrước ngực, tráp gỗ bọc da, như cái trống cà rùng. Chiếc dây da quàng cổ, ông đội cái mũ xámđít vịt bè bè. Mùa hè mặc áo cổ cồn trắng, mùa rét cái áo thâm cũng đen sạm như cái tráp, nhưcái xe. Trông ông đưa thư vừa nghiêm nghị, vừa ảm đạm.
Đến trước nhà có thư, ông dậm chân một cái, chiếc chuông dưới sàn xe kêu reng mộtphát. Người cu li biết hiệu, hạ càng đỗ xe. Ông lom khom hai tay đỡ cái tráp đựng thư bướcxuống, đến bên cửa. Người đi vắng hay có nhà, cửa đóng hay cửa mở, ông cũng thản nhiênđứng lắc cái chuông đồng nho nhỏ loong coong... loong coong rồi cúi xuống mở tráp.
Nếu cửa khóa, mai lại đến chứ không ném thư giắt thư vào khe cửa. Bởi vì đưa thư tận tayông còn nhận bổng. Lần sau, chủ thư ở nhà biếu ông đồng "săng săng" (năm xu) tiền "thuốc,nước". Có hôm vừa mới đến, nhưng ông bảo đến lần thứ hai, lần thứ ba, ai cãi được và cũng tùytâm lại gợi ý người ta cho sởi lởi hay keo kiệt thế nào. Cái thư thường thì vậy, nếu giấy báo "rơcòm-măng-đê" (thư bảo đảm) hay báo "măng đa" (giấy lĩnh tiền) thì dẫu mới đưa cũng phảibiện cho ông tiền "nước, thuốc" gấp đôi, gấp ba khi có thư thường.
Giấy báo "thư bảo đảm" hay "măng đa", chủ nhà đem đến hộ phố. Ông hộ phố cùng ngườicó thư lên nhà Dây thép Bờ Hồ, cả thành phố chỉ có nơi ấy cho lĩnh loại giấy tờ quan trọng nàyvà phải có ông hộ phố ký làm chứng.
Tất nhiên, thế thì tiền bổng lại chi ra nhiều hơn, tùy bọc thư bảo đảm hay số tiền to nhỏghi trong "măng đa". Ở các trạm ngoại ô trên chợ Bưởi, dưới chợ Mơ, ông cai trạm đưa ngườicó thư lên nhà Dây thép Bờ Hồ thì mới xong việc. Đâu vào đấy rồi mới đền công khó nhọc ôngcai trạm. Ông cai trạm, nhưng không phải ông đi lính đóng cai, đóng quản, đóng đội gì đâu. Bộquần áo nhà trạm ka ki vàng như áo lính thì người ta gọi là ông cai và gọi là cai trạm thì cái tênmới khác người trạm tráng. Ông cai trạm không được ăn lương tháng vì cả nhà ông đã được ởcái nhà trạm của nhà nước, hai gian, một nửa để ở và bếp núc nửa bên kia là phòng làm việc.Nhà trạm quét vôi vàng, cái buồng làm việc con con, có lỗ cửa mắt bò, người có việc đến đứngngoài.
Mỗi năm có vài dịp ông cai trạm được bổng vào cái "măng đa". Người hàng huyện đi làmxa, sở công, sở tư các tỉnh, có khi bên Lào, bên Miên, người đi phu đồn điền cao su Đất đỏ ởNam Kỳ, có người làm cu li sang Tân Thế Giới đâu đâu ngoài châu Đại dương. Kẻ xa xứ, mỗingười mỗi hoàn cảnh, nhưng thông thường tương tự, người ta hay gửi tiền về cho bố mẹ, chovợ con, cho anh em - tùy người, tùy việc, vào khi có giỗ chạp, cho khỏi mang tiếng ra đi biệttăm bỏ làng nước và ông bà, ông vải; vào dạo sưu thuế, cũng vẫn gánh vác thuế má đầy đủ hòngsau này còn có khi trở về được ông chánh, ông lý để ở làng, được về làng về nước, lại thư thămhỏi và mừng tuổi vào dịp tết nhất, xóm giềng ác khẩu khỏi diếc móc là quân bỏ làng.
Các nhà cai trạm ở chợ Bưởi, chợ Mơ được ăn ghẹ những "măng đa" của người trongvùng. Vào cuối năm, bà cai trạm chạy chợ chẳng ăn thua. Mớ ốc hồ Tây hay mẻ lươn chạch đầmSét ngày thường còn có người mua, bị ê hề vàp áp Tết, chẳng ma nào ngó ngàng. Ông bà caitrạm ngày ngày đành hấp háy mắt trông những cái "măng đa" tiền bạc của người ta vu vơ ởđâu về.
Chuyện đưa thư, lĩnh thư trong thành phố thì vậy vậy như thế, nếu như ở phủ Hoài Đứccòn nhiêu khê, tần phiền hơn, vì Hoài Đức phải vào lĩnh trong Đơ tỉnh lỵ Hà Đông. Và thêm báctrạm tráng được bổng trước ông cai trạm trong phủ. Bác trạm tráng cũng chỉ là phu trạm,nhưng không ai gọi trước mặt bác là phu, là cu li. Bác trạm tráng cũng làm ruộng trong làng ởCanh, mỗi phiên chợ mới đi thư một chuyến. Từ phủ Hoài về làng qua mấy xóm, tắt mấy cánhđồng. Nhà hay có thư thì bác đeo túi dết đi vào thẳng, nếu nhà lạ thì đến ông lý trưởng trước.
Mừng quá, tết nhất đến nơi, nhận được cái "măng đa" mười đồng bạc của chú ấy. Báctrạm tráng được thưởng một hào, trước khi ra về lại cầm đồng ván (hai hào) của gia chủ biếuông cai trạm trong phủ. Hôm sau, nhà có "măng đa" lên tỉnh với ông lý, hai người tắt đồng Mọccuốc bộ vào tỉnh.
Theo lệ, người "măng đa" mà có thẻ căn cước thì đi lĩnh một mình được. Vì căn cước cóảnh, có chữ ký quan công sứ, người có căn cước còn đi được các xứ Trung kỳ, Nam kỳ, CaoMiên. Hiếm không mấy người xin được căn cước, cả làng chẳng một ai. Mà cũng có đi xa đâubao giờ để phải cất công vào dinh quan công sứ rước cái thẻ căn cước. Thẻ thuế thân chỉ làthông hành trong tỉnh, trong xứ, cũng không đến được các tỉnh đạo quan binh biên giới ở MóngCái và Cao Bằng, không đảm bảo được lĩnh "măng đa". Vì có bổng nên ai đi lĩnh "măng đa" ônglý cũng đi theo, trong khi ông lý áp triện vào tờ giấy lĩnh tiền ở nhà cũng được. Chẳng biết đầucua tai nheo thế nào, vả chăng đây là cái lộc, chỉ tờ giấy mà ra tiền bạc, đây là việc vui mừngnên cũng đành để ông lý chấm mút lộc chung.
Ông lý đưa người có giấy vào nhà dây thép tỉnh. Ông lý viết hộ tờ khai rồi ông móc thắtlưng lấy cái triện và hộp dấu, ông áp triện đồng rồi ký vào cạnh ngón cái tay phải điểm chỉ củangười lĩnh.
Một lúc sau, ra chỗ chợ Trâu ngoài cầu Đơ, hai ông con làm mươi cút rượu nhắm miếngchả trâu, cơm bát úp với canh cà chua suông. Bữa chén thanh cảnh, bần bách mà cũng túy lúy,mãi chiều mới dò về đến làng.
Ông lý đã giắt hầu bao một đồng bạc của gia chủ. Cũng là cái may năm hết tết đến cho cảhai người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro