chuong6slnvdv
Sơ lược cấu tạo của thận(vu doan)
Thận là cơ quan lọc máu tạo thành nước tiểu, bộ phận tạo nước tiểu được gọi là
đơn vị thận - nephron. Số lượng đơn vị thận khác nhau ở từng loài: thỏ: 28,5 vạn; mèo: 40 vạn; cừu: 1 triệu; lợn: 1,4 triệu; người: 2 triệu; bò: 8 triệu. Một đơn vị thận được tạo nên từ tiểu cầu thận hay vi thể Malpighi và ống sinh niệu (ống thận).
+ Vi thể Malpighi (cầu thận) gồm hai bộ phận:
- Nang Bowman: có 2 lớp tế bào biểu bì trong và ngoài. Thành của các tế bào này
có nhiều lỗ màng nhĩ nhỏ cho các chất có thể đi qua. Đáy nang thông với ống thận.
- Quản cầu (tiểu thể) Malpighi: nằm trong nang Bowman, có khoảng 50 mao
mạch do sự phân nhánh của động mạch vào (động mạch đến) tạo nên, các mao mạch này cuộn lại thành búi hình cầu; đường kính khoảng 0,2mm. Thành của tế bào mao mạch cũng có nhiều lỗ màng nhỏ gọi là lỗ lọc cho các chất có kích thước nhỏ hơn lỗ thoát từ trong huyết tương ra. Đó chính là nơi lọc máu tạo thành nước tiểu đầu (nước tiểu loãng).
+ Ống thận (ống sinh niệu):
- Ống lượn gần: nối với đáy nang Bowman, nằm ở miền vỏ thận, dài 14mm;
đường kính: 0.05mm: được uốn lượn nhiều lần. Ống này được tạo nên từ một lớp tế bào biểu bì với nhiều lông nhỏ.
- Quai Henle: dài 16mm, hình chữ U với nhánh xuống và nhánh lên, phần lớn
nằm ở miền tuỷ thận, đầu nhánh xuống thông với ống lượn gần cuối nhánh lên thông với ống lượn xa. Quai này cũng được tạo nên từ lớp tế bào nhưng không có lông.
Ống lượn xa: nằm ở miền vỏ thận, một đầu được thông với nhánh lên của quai
Henle còn đầu kia nối với ống góp. Tế bào của ống cũng có những lông nhỏ nhưng số lượng ít.
Ống góp không thuộc đơn vị thận, có nhiệm vụ thu nhận nước tiểu cuối (nước
tiểu đặc) từ ống lượn xa, các ống góp nhỏ đổ vào ống góp chung (ống thu Bellini) và dẫn về xoang thận. Ở người tổng điện tích các ống sinh niệu khoảng 1,7m2
với chiều dài tới 20km.
Sự tạo thành nước tiểu đầu ở vi thể thận (cầu thận)
Ở người, lượng máu chảy qua 2 quả thận có tới 1200 - 14001ít/ngày nhiều gấp
290 lần so với các cơ quan khác. Trong số khoảng 1300ml máu qua cầu thận một phút thì có khoảng 125ml huyết tương vượt qua lỗ lọc của mao mạch quản cầu tới đáy nang Bowman. Vì lọc nhanh và không kỹ nên các chất của huyết tương đi qua lỗ lọc bao gồm nước, axit amin, glucoza, muối khoáng, vitamin, chất cặn trừ protein huyết tương vì có phân tử lượng lớn và ở dạng keo.
Các chất qua được lỗ lọc chính là nhờ áp lực cao của dòng mấu trong quản cầu
(P. quản cầu), huyết áp đo được khoảng 70mmHg. Vì không qua được lỗ lọc, protein huyết tương tạo ra áp suất thẩm thấu (P.thẩm thấu) với chiều hướng giữ nước và các chất ở lại huyết tương, áp suất này đo được khoảng 30mmHg. Bản thân nang Bowman cũng tạo ra một áp suất khác gọi là áp suất thuỷ tĩnh (10mmHg) với chiều hướng đẩy nước và các chất hoà tan trở lại mao mạch quản cầu. Do đó, áp suất lọc (P.lọc) là hiệu
số giữa huyết áp quản cầu với tổng của áp suất thẩm thấu và áp suất thuỷ tinh:
P.lọc = P.quản cầu- (P.thẩm thấu + P.thuỷ tĩnh) = 70mmHg - (30 + 10) = 30mmHg
Áp suất lọc tỷ lệ thuận với huyết áp quản cầu, tỷ lệ nghịch với áp suất thầm thấu
và áp suất thuỷ tĩnh.
Dịch lọc tập trung ở đáy nang Bowman được gọi là nước tiểu đầu. Trừ protein ra
thì thành phần của nước tiểu đầu giống như thành phần của huyết tương.
Sự tái hấp thu các chất trong ống thận
Mặc dù mỗi ngày 2 quả thận tạo được khoảng 180 - 190 lít nước tiểu đầu nhưng
chỉ có 1 - 1,5 lít nước tiểu cuối (nước tiểu chính thức) được thải ra khỏi cơ thể. Vì khi chảy qua ống thận, phần lớn nước và các chất có ích trong nước tiểu đầu được tái hấp thu trở lại mạng lưới mao mạch bao quanh ống thận.
* Ở ống lượn gần: có tới 80% các chất có ích được tái hấp thu, cụ thể:
+ Axit amin được tái hấp thu hoàn toàn ở đoạn đầu của ống.
+ Glucose được tái hấp thu với ngưỡng 180 mg%: nếu nồng độ glucose trong
huyết tương thấp hơn 180 mg% thì toàn bộ glucose trong nước tiểu đầu được tái hấp thu trở lại mao mạch máu ở quanh ống lượn gần. Nếu quá ngưỡng 180 mg% thì phần glucose vượt quá bị bài xuất theo nước tiểu.
+ Các chất axetat, các loại vitamin cũng được tái hấp thu hoàn toàn.
+ Các ion Na+, K+
được tái hấp thu khoảng 80% số còn lại ở các đoạn khác nhau của ống thận. Ngoài ra còn một số chất như ure, creatin, SO4--, NO3, PO4
Trong số các chất trên thì các axit amin, glucoza, Na+, K+
được tái hấp thu một
cách tích cực ngược chiều bậc thang nồng độ nhờ cơ chế hoạt tải, cơ chế này đòi hỏi sự tiêu tốn năng lượng và có kén chọn với từng chất nhất định.
* Ở quai Henle:
+ Theo cơ chế đặc biệt, 80% nước của nước tiểu đầu ở nhánh xuống được tái hấp
thu ra mao mạch. + Các con Na+, Cl- và urê được nhánh xuống hấp thu (từ dịch mô chảy vào nhánh xuống) nhưng chúng lại được tái hấp thu ở nhánh lên (từ nhánh lên ra mao mạch) khoảng 5%.
* Ở ống lượn xa:
+ Phần đầu của ống: Các cation Na+, K+, Ca++, Mg++
...được tái hấp thu mạnh làm nồng độ của chúng ở trong ống giảm xuống 3 lần.
+ Đoạn sau của ống: Na+, Cl- vẫn được tái hấp thu nhưng H2O được tái hấp thu
mạnh hơn nhờ tác dụng của hormone ADH nên nước tiểu trở nên đậm đặc.
Ở ống góp còn có sự tái hấp thu một ít urê, H2O, Na+, K+, Ca++,... Sau khi qua
ống góp nước tiểu cuối được tạo thành, chảy theo ống thu Bellini vào xoang thận.
Thành phần của nước tiểu bao gồm:
- Nước: là phần chủ yếu
- Các chất vô cơ: muối clorua, photphat, Na2SO4 trong đó NaCl là nhiều nhất.
- Các chất hữu cơ: ure, axit uric, creatin, amoniac.
- Các axit hữu cơ: axit acetic, axit butiric, axit oxalic.
- Một ít hormone sinh dục: FSH, androsteron - Một ít enzym: protease, amilase, lipase, và vitamin C, D.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro