Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong5tiente

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

kinh tế.

+ Xác định số nhân tiền và ảnh hưởng của số nhân tiền đến mức cung tiền

+ Sử dụng mô hình IS –LM để phân tích những biến động trong nền kinh tế.

+ Phân tích sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá trong nền

NỘI DUNG

5.1. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN

Khái niệm của tiền: Tiền được coi mọi thứ mà xã hội chấp nhận được dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có hoặc hkông có giá trị riêng.

5.1.1. Chức năng của tiền

Tiền tệ có ba chức năng cơ bản là phương tiện thanh toán, chức năng dự trữ giá trị, chức năng làm đơn vị thanh toán.

5.1.1.1. Tiền là phương tiện thanh toán

Tiền được dùng trong giao dịch, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Vậy tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, nó như là dầu bôi trơn của mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy quá trình phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế thị trường.

5.1.1.2. Chức năng dự trữ giá trị

Tiền hôm nay có thể tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Vậy tiền là một loại tài sản tài chính, mà nhờ nó có thể mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

5.1.1.3. Chức năng làm đơn vị thanh toán

Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị được dùng để đo lượng giá trị các hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, thông qua đơn vị đo người ta có thể đo lường tính toán các chi phí đầu vào, kết quả đầu ra. So sánh đối chiếu giữa đầu ra và đầu vào, xác định được kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh. Tiền còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sản xuất, lưu thông, tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế.

5.1.2. Phân loại  tiền

Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ giá trị, tiền là một loại tài sản tài chính. Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, các gấy tờ có giá,.... Không phải mọi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng chuyển đổi được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.

82

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Theo khả năng chuyển đổi của tiền thì có thể phân loại tiền như sau:

(1) Tiền mặt (M0): Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về giá trị danh nghĩa, tuy không sinh lời nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất.

(2)  Tiền cơ sở (M1): Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn được gọi là tiền cơ sở M1 loại tiền này khả năng thanh toán cũng rất cao, mức độ sẵn sàng thanh toán chỉ kém hơn tiền mặt. Loại tiền này được nhiều nước coi là tiền giao dịch. Một trong những đại lượng đo mức cung tiền chủ yếu của một quốc gia

(3) Tiền cơ sở (M2): Gồm tiền M1 và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tuy mức độ chuyển đổi có kém hơn M1 nhưng đây cũng là loại tiền có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt tương đối cao do vậy loại tiền này cũng được coi là loại tiền có khả năng thanh toán. Có nhiều quốc gia phát triển coi M2 là đại lượng đo mức cung tiền chủ yếu.

Ngày này, sự phát triển lớn mạnh của hệ thống tài chính đã ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác, và các tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm, quyền sở hữu, các giấy xác nhận quyền sở hữu tài sản hữu hình, các giấy xác nhận thanh toán ngân hàng,... thậm trí đế các tài sản hữu hình chúng đều có khả năng thanh toán nhất định. Vì vậy theo khả năng chuyển đổi chúng ta có thể ký hiệu là M3, M4, ...

Mức cung tiền (MS) là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng tiền (có thể là M1 hoặc M2,....) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi và giao dịch thường xuyên của mọi hoạt động trong nền kinh tế.

Trên giác độ nền kinh tế vĩ mô người ta quan tâm nhiều hơn đến M1 và M2, đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền khác. Tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi một giai đoạn, mỗi nước chọn khối lượng tiền tệ là M1 hoặc M2 để đo mức cung tiền.

5.2. MỨC CUNG TIỀN VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG

ƯƠNG

5.2.1. Tiền cơ sở (H)

Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt được gọi là tiền cơ sở (cơ số của tiền).

Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân giữa lại ở dạng tiền mặt để chi tiêu dần, và một phần nằm tại tại các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ.

Vậy lượng tiền cơ sở ban đầu bằng tiền mặt đang lưu hành và tiền mặt dự trữ ở các ngân hàng.

H = U + R

Trong đó  H: là tiền cơ sở

U: tiền mặt lưu hành

R: tiền dự trữ trong các ngân hàng

Khi ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường tiền tệ, thì việc xác định tổng lượng tiền trở nên phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã làm tăng mức cung tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnhlên nhiều lần.

83

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

5.2.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng

5.2.2.1. Hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM): là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng giống như các tổ chức môi giới khác như qũy tín dụng, các công ty bảo hiểm là nhận tiền của người này đem cho người khác vay để nhận phần lãi suất chênh lệch.

Ngân hàng thương mại cũng được coi là các tổ chức tài chính trung gian thu thập các khoản tiết kiệm của dân cư, những người muốn để dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng trong tương lai. Cũng như thu thập những khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội và đem những khoản này cho những người cần vay để chi tiêu trong hiện tại. Ngân hàng có thu nhập trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất nhận gửi.

5.2.2.2. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép mỗi một ngân hàng riêng biệt không cần phải lưu giữ đầy đủ mọi giá trị của các khoản tiền vào ra trong ngày của ngân hàng. Thông qua một hệ thống thanh toán của ngân hàng Nhà nước mà ở đó mỗi ngân hàng thương mại đều có một tài khoản của mình, công việc thanh toán bù trừ được tiến hành vào cuối ngày và chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa toàn bộ tiền gửi và rút ra trong tài khoản của Ngân hàng thương mại mở tại hệ thống thanh toán. Điều này mở ra khả năng hạ thấp tỷ lệ dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tốc độ thanh toán, đẩy nhanh các hoạt động giao dịch. Sự thanh toán liên ngân hàng không chỉ diễn ra trong nước. Mối quan hệ giữa ngân hàng các nước thông qua việc ngân hàng này làm chi nhánh của ngân hàng khác.

5.2.2.3. Sự tạo ra tiền ngân hàng của tiền gửi

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại.

Mỗi ngân hàng thương mại khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc phải để lại khoản dự trữ theo tỷ lệ (%) nào đó do mỗi ngân hàng quy định. Số tiền dự trữ chủ yếu dùng để bảo đảm khả năng ổn định việc chi trả thường xuyên của ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng Trung ương. Tuỳ theo loại tiền gửi và quy mô của chúng mà ngân hàng Trung ương sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Một phần dự trữ để lại tài khoản của ngân hàng dưới dạng tiền mặt, một phần gửi tại tài khoản của mình ở ngân hàng Trung ương.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng Trung ương quy định ở mỗi thời kỳ là rb

rb = Rb/D

Trong đó rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Rb: lượng dự trữ bắt buộc ứng với từng quy mô của ngân hàng

D: tiền gửi.

Một khoản tiền gửi mới được đưa vào hệ thống ngân hàng (D) sẽ tạo thêm một khoản dự trữ

mới (UR) sẽ cho phép tạo ta một lượng tiền tối đa cho vay mới. Những khoản cho vay mới được

84

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

đưa trở lại hệ thống ngân hàng và trở thành các khoản tiền gửi mới (UD), quá trình cứ như vậy kết quả là lượng tiền gửi sẽ tăng lên nhiều lần.

Nếu tất cảc các khoản thanh toán, giao dịch đều thông qua hệ thống ngân hàng, tỷ lệ dự trữ thức tế của ngân hàng thương mại đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng Trung ương. Thì lượng  tiền tối đa được hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra với khoản tiền gửi ban đầu (D) là D = 1/rb. UD

Ví dụ: Lượng tiền gửi ban đầu của một ngân hàng thương mại là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rb= 10%, giả sử mọi giao dịch trong nền kinh tế đều thông qua ngân hàng. Thì số tiền tối đa mà hệ thông ngân hàng tạo ra là D = 1/0,1.100 = 1.000 triệu đồng.

5.2.3. Xác định mức cung tiền (MS)

5.2.3.1. Khái niệm mức cung tiền:

Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại.

Như vậy, mức  cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, bởi hoạt động tạo ra tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại.

Mức cung tiền trước hết được quyết định quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó là khả năng tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại nhờ số nhân tiền tệ.

Hình 5.1    Tiền cơ sở (H)

(U)      (R)

Các  khoản  tiền  gửi không kỳ hạn (D)

Mức cung tiền (MS)

MS = U + D MS = Mm.H

Trong đó: H là tiền cơ sở được ngân hàng Trung ương phát hành

mM: Số nhân của tiền MS: Mức cung tiền U: tiền mặt lưu hành

D: tiền gửi ở các ngân hàng thương mại

85

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

5.2.3.2. Số nhân tiền (mM)

Số nhân của tiền là tỷ lệ khuyếch đại lượng tiền cơ sở thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và sự kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương

mM = MS/H.

Nếu tỷ lệ dự trữ ở ngân hàng thương mại bằng tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng Trung

ương và mọi giao dịch trong nền kinh tế đều thông qua ngân hàng thì số ngân tiền mM=1/rb.

Nhưng trong thực tế, một phần tiền được được công chúng giữ lại dưới dạng tiền mặt (không gửi vào ngân hàng). Và tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại (ra) có thể lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong hình 5.1 mức cung tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn.

MS = U + D

Gọi tỷ lệ giữ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi sẽ là  s = U/D, và tỷ lệ dự trữ thực tế ra

=Ra/D.

Trong đó : ra    Là tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại

Ra Là  lượng dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại

D  Là tiền gửi

H = U + Ra

 m   = MS =

U + D

=  s + 1 = 1 + s

[*]

 H      U + R a

ra  + s    ra  + s

Từ công thức [*] cho thấy số nhân tiền mm phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại và phụ thuộc vào tỷ lệ giữa tiền mặt lưu hành và tiền gửi (s).

* Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền càng lớn. Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng Trung ương quy định

- Tính ổn định của các nguồn tiền mặt vào ra của các ngân hàng thương mại.

- Sự thiệt hại do phải trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.

* Tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền càng lớn. Tỷ lệ (s) phụ

thuộc vào:

- Thói quen thanh toán của dân chúng

- Tốc độ tăng của tiêu dùng

- Phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các ngân hàng thương mại.

- Trong trường hợp (s) rất nhỏ hoặc bằng  không và ra = rb thì mM= 1/rb

Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Vì tiền có chức năng là trao đổi nên khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn thì cũng cần thiết phải tăng lượng cung tiền và ngược lại. Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng của tiền tệ.

[**]   M.V = P .Q = GNPn

86

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Trong đó:

M: mức cung tiền (chẳng hạn M1) V: tốc độ lưu thông tiền tệ

P: Mức giá trung bình

Q: Sản lượng thực tế

Có thể viết lại [**] theo phương trình dưới đây:

M = P* Q V

Giả sử tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tương đối ổn định thì mức cung tiền (M) cần phải được điều chỉnh theo GNPn. Sự thay đổi của mức cung tiền có tác động trực tiếp tới lãi suất thị trường tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu. Do vậy, việc kiểm soát mức cung tiền (M) được coi là một chính sách tiền tệ quan trọng  đặc biệt trong quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

Muốn kiểm soát được (M), ta có MS = H xmM , thì phải có khả năng tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ (mM). Vai trò này được ngân hàng Trung ương đảm nhận.

5.2.4. Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ của NHTW

5.2.4.1. Chức năng của ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương có các chức năng cơ bản sau:

(1) Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Trung ương giữ các khoản dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống các ngân hàng thương mại và hoạt động như là một “ người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp như là rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán.

(2) Ngân hàng của Chính phủ: Ngân hàng Trung ương giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ.

(3) Kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế.

(4) Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính.

5.2.4.2. Thực thi chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền (mM). Ngoài ra ngân hàng Trung ương có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng và một một số biện pháp khác.

(1) Nghiệp vụ thị trường mở:

Thị trường mở là thị trường tiền tệ của ngân hàng Trung ương được sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc của Nhà nước.

87

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Muốn tăng lượng cung tiền, ngân hàng Trung ương sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở. Kết quả là đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở  bằng cách tăng dự trữ ở các ngân hàng thương mại. Điều đó dẫn đến tăng khả năng cho vay và nhận gửi nhờ số nhân tiền tệ. Kết quả là cung tiền tăng gấp bội so với tiền mua trái phiếu của ngân hàng Trung ương. Để có kết quả ngược lại, ngân hàng Trung ương sẽ bán trái phiếu kho bác Nhà nước trên thị trường mở.

(2) Quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, số nhân tiền sẽ lớn, là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiNgân hàng Trung ương đã khống chế một cách gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay, nhưng điều này cũng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính

(3) Lãi suất chiết khẩu:

Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền để bảo đảm có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các ngân hàng thương mại. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng hoạt động cho vay, mức cung tiền sẽ tăng lên. Khi hoạt động của thị trường mở chưa phát triển thì công cụ này sẽ rất hữu ích và quan trọng.

5.3. MỨC CẦU TIỀN

5.3.1. Các loại tài sản tài chính

Tài sản tài chính được chia thành hai loại:

- Tài sản giao dịch (thanh toán) không tạo ra thu nhập nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ,...

- Các loại tài sản tài chính khác tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hoá và dịch vụ được. Hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ cả hai loại tài sản trên.

Mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền, mọi tài sản khác tạo ra thu nhập gọi là trái phiếu.

5.3.2. Mức cầu về tiền

(1) Khái niệm cầu tiền: Là khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên đều đặn cho nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp ,... gọi là mức cầu về tiền giao dịch.

Khi giá cả thay đổi mức cầu về tiền danh nghĩa cung tăng, để bảo đảm được giao dịch các loại hàng hoá và dịch vụ đã dự định trong nền kinh tế. Vậy thực chất của mức cầu tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế.

(2) Mức cầu cán cân tiền tệ thực tế gọi tắt là mức cầu về tiền (MD) phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố.

Thu nhập thực tế: Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cung tăng do đó cầu tiền cũng tăng.

Lãi suất: Chi phí để giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng tài sản tài chính khác (trái phiếu). Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Trong các điều kiện khác nhau không thay đổi thì, khi lãi suất giảm người

88

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

dân muốn để nhiều tài sản dưới dạng tiền hơn và ít ở dạng trái phiếu hơn. Lãi suất và cầu tiền có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

 Ta có thể biểu diễn hàm cầu tiền như sau:     i

MD = kY  - h i

Trong đó: MD Mức cầu về tiền

Y: Là thu nhập i: Là lãi suất

k: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với thu     i0

nhập

i: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với lãi suất. Dấu (-) Phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch giữa

cầu tiền với lãi suất.

(+) Phản ánh quan hệ tỷ lệ thuận giữa cầu

MD0               MD1

 tiền với thu nhập.

0                        M0             M1                     M

Hình 5.2: Hàm cầu về tiền

Nếu biểu diễn hàm cầu tiền trên đồ thị với trục tung là lãi suất, trục hoành là lượng tiền, thì

đường cầu tiền có độ dốc âm (dốc xuống).

Ứng với mức thu nhập là Y0, đường cầu tiền là đường MD0, khi thu nhập tăng từ Y0 lên tới Y1 thì đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 lên tới MD1. Cùng mức lãi suất i0  lượng tiền đã tăng từ M0 lên M1

(3) Khi tính mức cầu tiền người ta còn tính tới nhu cầu dự phòng. đó là những khoản chi tiêu cần thiết nhưng chưa có khả năng dự tính trước nên cần phải giữ một lượng tiền nào đó để dự phòng. Khi dự tính mức cầu dự phòng người ta thường so sánh giữa thiệt hại của việc không sắn tiền với khoản lãi mất đi do giữ tiền lại cho nhu cầu này

5.3.3. Mức cầu về tài sản tài chính khác

Mức cầu về tài sản tài chính khác là mức cầu các loại tài sản tài chính có sinh lời dưới dạng (chứng khoán). Các loại chứng khoán tuy sinh lời nhưng chịu nhiều rủi ro, giá cả của chúng được quyết định trên thị trường chứng khoán, khó dự báo trước và chịu nhiều tác động. Giữ tiền không tạo ra thu nhập nhưng không bị rủi ro trừ lạm phát. Nhiều người chủ động giảm rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại tài sản vừa để tài sản ở dạng tiền và vừa để tài sản dưới dạng chứng khoán. Trong thực tế có sự chuyển hoá mức cầu từ trái phiếu sang tiền hoặc ngược lại. Khi nghiên cứu thị trường thì không thể không tính tới quan hệ qua lại này.

5.3.4. Quan quan hệ giữa mức cầu về tiền và mức cầu trái phiếu

Để đơn giản cho quá trình phân tích chúng ta chia toàn bộ tài sản thành hai loại tiền và trái phiếu. Mỗi người đều tự quyết định lựa chọn sự phối hợp tài sản của mình theo hai loại trên (được gọi là quyết định tài sản) sao cho có thu nhập an toàn nhất.... Ta có thể biểu hiện sự phân phối

bằng đẳng thức

89

 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

MD + DB = Wn/P             [*] Trong đó: MD là mức cầu tiền thực tế

DB: Giá trị thực tế của các loại trái phiếu

Wn: Tổng tài sản tài chính danh nghĩa

P: Là chỉ số giá

Tổng các tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể đo lường được từ những loại tài sản cụ thể đã được cung ứng như: mức cung tiền, số lượng và giá trị trái phiếu đã đưa ra thị trường,..., và được biểu diễn bằng đẳng thức.

Wn/P = MS + SB                       [**] Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế

Wn/P: Tổng các giá trị tài sản tài chính thực tế đã cung ứng ra thị trường. SB: Giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu ra thị trường.

Từ [*] và [**] ta có

MS + SB = MD+ DB

MD – MS = SB - DB

(MD –MS) – (SB –DB) = 0

Giả sử thị trường tiền tệ là cân bằng thì MD –MS = 0, khi đó SB – DB = 0 nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng.

Tóm lại: Khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường thị trường chứng khoán cũng cân bằng, hơn thế nữa thị trường tài chính cũng cân bằng.

5.4. TIỀN TỆ, LÃI SUẤT VÀ TỔNG CẦU

5.4.1. Cân bằng thị trường tiền tệ

Phân tích thị trường tiền tệ thông qua đường cung và cầu tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng Trung ương và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Với giả sử ngân hàng Trung ương ương sử dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất i (với giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa cũng chính là lãi suất thực tế. Đường cầu về tiền là đường có độ dốc âm khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm, khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng.

90

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác i                                                                     định mức lãi suất cân bằng i0 lãi suất thị trường ứng

MS                                           với mức cung tiền cho trước.

E: Là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ.

Tại mức lãi suất cân bằng (i0) mức cầu tiền vừa

đúng bằng mức cung tiền (MD = MS).

Ở mức lãi suất i < i0 thì MD > MS, có mức

i0                                E

MD

0               M0                                             M

Hình 5.3 Cân bằng thị trường tiền tệ

dư cầu tiền, đòi hỏi phải có mức dư cung trái phiếu tương ứng. Làm cho giá trái phiếu giảm xuống. Lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường tăng lên đến (i0)

Sự dịch chuyển đường cung và cầu tiền sẽ

làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ.

Khi ngân hàng Trung ương tác động đến mức cung tiền. Giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền MS giảm xuống và do đó đường cung tiền sẽ giảm từ MS0 đến MS1. Khi đó mức lãi suất cân bằng sẽ thay đổi tăng từ i0 tới i1 mức cung tiền giảm từ M0 đến M1, để giảm mức dư cầu do cung tiền giảm.

Khi thu nhập thực tế hay sản lượng thực tế tăng (GNP tăng), nhu cầu về tiền cho giao dịch tăng. Với mức lãi suất, lợi ích cân biên của việc giữ tiền tăng lên, làm cho tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 đến MD1. Với mức cung tiền M1, thì lãi suất cân bằng sẽ từ i1 chuyển sang i2. Điểm cân bằng mới là E”.

Việc kiểm soát tiền trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô thật không đơn giản.

Có hai cách kiểm soát, một là kiểm soát mức   i cung tiền thì lãi suất i của thị trường sẽ tăng lên hoặc giảm đi bởi tác động của cầu. Hai là kiểm soát

ổn định lãi suất suất thì buộc phải để lực lượng thị

trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều

MS1         MS0

gặp phải những khó khăn nhất định. Như kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì gặp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng thương mại và các hoạt động giao dịch. Khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền tệ và sự dịch chuyển của nó,...

Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước và ở mỗi thời kỳ.

i2                             E”

i1                               E’                         MD1

i0                                       E     MD0

0             M1            M0                        M

Hình 5.4 Lãi suất cân bằng

91

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

5.4.2. Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu

Tiền chỉ là phương tiện trao đổi thuận lợi. Quan hệ cung tiền và cầu tiền trên thị trường tiền tệ ấn định mức lãi suất cân bằng, tức là mức lãi suất thị trường. Đến lượt lãi suất lại tác động trở lại đối với tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa là tác động đến các thành phần của tổng cầu.

Khi cung tiền tệ tăng, lãi suất sẽ giảm, giá trái phiếu sẽ tăng. Do đó, giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai có giá trị hơn, gây ra hiệu ứng của cải, làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên phía trên. Tiêu dùng sẽ tăng ở mỗi mức thu nhập. Trong trường hợp này nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng lại càng tăng, do tăng khả năng tín dụng và tăng khả năng trả các khoản nợ vay.

Đầu tư kể cả đầu tư cơ bản (vốn cố định) và vốn luân chuyển (hàng tồn kho), đều có mối quan hệ mật thiết với lãi suất. Các dự án đầu tư đều phải thu được lợi nhuận để bù đáp được các chi phí và chi phí cơ hội của vốn đã bỏ ra. Ở một mức lãi suất thấp hơn sẽ có nhiều dự án được đầu tư hơn ở mức lãi suất cao. Đường cầu về đầu tư có dạng dốc nghiêng đi xuống biểu thị lợi ích cận biên của đầu tư giảm dần. Khi giá cả tư liệu sản xuất cho một dự án đầu tư tăng, hoặc lợi nhuận dự tính của dự án đầu tư nào đó giảm xuống sẽ làm cho đường cầu đầu tư dịch chuyển xuống dưới. Độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất có quan hệ đến độ dài thời gian hoạt động của các dự án đầu tư.

Lãi suất cũng có quan hệ chặt chẽ với xuất khẩu, Khi lãi suất tăng thì đồng tiền nội địa định giá cao hơn đẩy tỷ giá hối đoái tăng, làm cho hàng hoá bán ở nước ngoài có mức giá tăng còn hàng hoá nhập khẩu bán trong nước thì giá cả giảm. Điều này sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyển khích nhập khẩu. Còn khi lãi suất giảm thì ngược lại.

5.4.3. Lãi suất với tổng cầu

Tiêu dùng, đầu tư, xuất, nhập khẩu là các thành phần của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng, lãi suất sẽ giảm khi đó mở rộng tiêu dùng cá nhân tăng chi tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Điều đó làm cho quy mô của tổng cầu tăng.Và ngượi lại, lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, xuất khẩu giảm, nhẩu khẩu tăng, làm cho quy mô của tổng cầu giảm xuống.

Khi tổng cầu thay đổi sẽ làm cho sản lượng thay đổi, thu nhập thay đổi. Nhưng bất kỳ một sự thay đổi nào của tổng cầu cũng có tác động trở lại thị trường tiền tệ. Nếu cung tiền không đổi, chi tiêu của Chính phủ tăng, cầu về tiền sẽ tăng, đẩy lãi suất lên cao, lãi suất tăng tác động đến đầu tư, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu được gọi là  hiện tượng “ tháo lui đầu tư”

5.4.4. Mô hình IS - LM

Tiền tệ thông qua lãi suất tác động đến tổng cầu và thu nhập như thế nào? đã được phân tích ở trên, nhưng chưa tính đến mối quan hệ ngược chiều từ tổng cầu đến lãi suất. Sự phân tích chưa đặt trên cơ sở cân bằng đồng thời của hai thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá. Thông qua mô hình IS – LM phân tích sẽ khắc phục được vấn đề trên, sẽ nghiên cứu sự tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ tác động đến tổng cầu và tổng cầu thay đổi sẽ tác động trở lại làm thay đổi các thị trường này.

92

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

5.4.4.1. Đường IS

Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng với thu nhập, tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi tổng cầu sẽ dịch chuyển xác định mức thu nhập cân bằng mới. Như vậy, Nếu tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập ở mức cân bằng của thị trường hàng hoá sẽ tạo thành một đường gọi là đường IS.

5.4.4.2. Đường IS

Là đường biểu diễn tập hợp tất cả những điểm cân bằng của thị trường hàng hoá ứng với từng mức lãi suất.

Ta có thể xây dựng đường IS thông qua hàm số sau:

i = A −    1   Y

Trong đó: A = C + I + G + X

b    b.m"

b = d + n, d và n là các hệ số đo lường quy mô đầu tư và xuất khẩu giảm khi lãi suất tăng 1%.

m”  là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở.

Cũng có thể xác định đường IS thông qua mô hình cân bằng như sau

AD

450

AD1

Ở mức lãi suất i0  tổng cầu là đường AD0, sản lượng cân bằng tại Y0, thị trường hàng hoá cân bằng tại điểm E0. Ở đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là thu nhập ta có tổ hợp A (Y0,i0).

Khi lãi suất giảm từ i0  tới i1  tổng cầu sẽ được

E1                                 AD0

E0

0           Y0             Y1                                Y

i

i0                       A

mở rộng làm đường tổng cầu AD0  dịch chuyển tới AD1, xác định mức sản lượng cân bằng mới E1. Khi đó điểm cân bằng mới của thị trường hàng hoá là điểm E1. Ở đồ thị phía bên dưới, ứng với mức lãi suất i1 thì mức sản lượng cân bằng là Y1, xác định tổ hợp B(Y1,i1).

Ta nối hai điểm A và B ở đồ thị phía bên dưới, đây chính là đường IS. Khi lãi suất từ i0  giảm xuống tới i1  thì mức sản lượng cân bằng Y sẽ di chuyển từ điểm A tới điểm B trên đường IS. Mức sản lượng cân bằng sẽ từ Y0 dịch chuyển tới Y1.

i1                                           B

IS

0               Y0                Y1                                    Y

Hình 5.5 Mô hình đường IS

93

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Đường IS có độ dốc xuống vì khi lãi suất tăng, tổng cầu suy giảm, khi lãi suất giảm tổng cầu tăng. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của tổng cầu với lãi suất. Nếu lãi suất thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi nhiều thì đường IS sẽ thoai thoải, còn nếu lãi suất thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi ít thì đường IS sẽ rất dốc. Sự dịch chuyển dọc theo đường IS cho ta thấy sự thay đổi của thu nhập chỉ do sự biến động riêng của lãi suất làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ở mức lãi suất nhất định, nhân tố khác ngoài lãi suất có biến động như (chi tiêu của Chính phủ,...) và làm dịch chuyển đường tổng cầu và cũng sẽ làm dịch chuyển đường IS.

5.4.4.2. Đường LM

Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập với sự cân bằng của thị trường tiền tệ.

Đường LM là đường  biểu hiện những tập hợp những điểm cân bằng của thị trường tiền tệ ứng với từng mức thu nhập.

Có thể xác định đường LM thông qua biểu thức sau

i = 1 (k.Y − MS)

h

Trong đó:   h và k là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất và thu nhập

MS là mức cung tiền thực tế

Y: là thu nhập.

Xác định đường LM thông qua mô hình cân bằng như sau i

MS                                      i                                          LM

i1                                 E1                                                            i1                                              B MD1

i0                              E0                                                                i0                   A MD0

0                M0                                              M              0         Y0                Y1                   Y

Hình 5.6 Mô hình đường LM

Giả định rằng mức cung tiền cố định ở mức M0, với mức thu nhập ở Y0, đường cầu tiền là đường MD0, và thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm E0. Tại đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là sản lượng, có tổ hợp A(Y0,i0) là tổ hợp biểu thị mức lãi suất cân bằng (i0) ứng với mức thu nhập (Y0).

Khi thu nhập tăng từ Y0  tới Y1  thì đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0  tới MD1. Thị

trường tiền tệ cân bằng tại điểm E1, mức lãi suất cân bằng là i1. Ứng với mức thu nhập là Y1 thì thị

94

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

trường tiền tệ cân tằng tại mức lãi suất i1. Ở đồ thị lãi suất và thu nhập sẽ xác lập điểm B(Y1,i1). Nối hai điểm A và B có đường LM.

Khi thu nhập tăng đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng, nhưng cung tiền không đổi dẫn đến lãi suất sẽ tăng, và ngược lại.

Đường LM có độ dốc dương vì, khi thu nhập tăng thì lãi suất sẽ tăng theo để gảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi mà cung tiền không đổi.

Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm hơn với lãi suất, thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền tăng thì đường LM sẽ dịch chuyển sang phải, khi đó mức lãi suất sẽ thấp hơn, để khuyến khích mọi người dân giữ thêm phần tiền mới được cung ứng gia tăng.

5.4.4.3. Sự cân bằng đồng thời của thị trường hàng hoá và tiền tệ

Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá, với các tổ hợp khác nhau giữ lãi suất và thu nhập.

Đường LM phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập.

Tác động qua lãi giữa hai thị trường hàng hoá và tiền tệ sẽ ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường này. Mô hình IS –LM cho biết trạng thái cân bằng đồng

thời tại giao điểm của đường IS và đường LM.

i         IS                                 LM

i1                       A                   B

i0                                         E

i2             C                        D

0      YC    YA       Y0       YB    YD

Hình 5.7: Sự cân bằng trên các thị

trường hàng hoá và tiền tệ

Ở mức lãi suất i1  thị trường hàng hoá cân bằng tại điểm A, thị trường tiền tệ cân bằng ở điểm B, lượng tiền thực tế bảo đảm cho hàng hoá là YB, lượng tiền cần thiết để giao dịch  chỉ cần bảo đảm cho lượng hàng hoá là YA. YB> YA do đó thừa tiền và đẩy lãi suất giảm xuống từ i1 xuống i0.

Ở mức lãi suất i2  thị trường hàng hoá cân bằng ở điểm D, thị trường tiền tệ cân bằng ở điểm C. Lượng hàng hoá được sản xuất ra và giao dịch là YD, lượng tiền thực tế cung ứng chỉ là YC, thiếu tiền cho giao dịch, đẩy lãi suất từ i2 tăng lên tới i0.

Như vậy thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ chỉ đồng thời đạt trạng thái cân bằng tại điểm E với mức lãi suất là i0 và mức sản lượng cân bằng

là Y0.

5.5. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ -TIỀN TỆ

5.5.1. Chính sách tài khoá

Chính sách tài khoá tác động làm dịch chuyển đường tổng cầu và do vậy làm dịch chuyển

đường IS.

95

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Giả định rằng nền kinh tế bắt đầu ở điểm cân bằng E0 tương ứng với IS0 và LM0. Chính phủ tăng chi tiêu để thực hiện một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn bán tín phiếu. Như vậy, mức cung tiền không thay đổi, đường LM không thay đổi, nhưng tăng chi tiêu của Chính phủ làm cho tổng cầu tăng và đường tổng cầu dịch chuyển, dẫn đến đường IS dịch chuyển IS1. Nếu mức lãi suất không thay đổi i = i0 thì điểm cân bằng của thị trường là điểm E2 và sản lượng cân bằng mới sẽ là Y2, nhưng do cung tiền không đổi, tổng cầu tăng làm sản lượng tăng dẫn đến lãi suất tăng từ i0 tới i1 làm hạn chế bớt mức sản lượng tăng do chi tiêu tăng, điểm cân bằng bây giờ là E1 mức sản lượng cân bằng là Y1.

Như vậy mức cung tiền không đổi sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ đã góp phần làm tăng thu nhập và đồng thời đẩy lãi suất lên và đồng thời gây ra hiện tượng “ tháo lui đầu tư”. Quy mô của việc tháo lui đầu tư phụ thuộc vào độ dốc của đường LM.

Nếu dự án xây dựng trên được tại trợ bằng tăng mức cung tiền để duy trì mức lãi suất i0, thì đường LM sẽ dịch chuyển từ LM0 tới LM1 và điểm cân bằng sẽ là E2, mức sản lượng cân bằng Y2. Thu nhập tăng  nhưng lãi suất không tăng, không gây ra hiện tượng tháo lui đầu tư.

Điều này cho thấy chính sách tài khoá mở rộng cần phải được đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng, khi đó mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng của nó.

i

IS1

IS0                                   LM0

i3                                                 E1

i0                                       E0                        E2

i2                                                 E3

0                      Y0   Y3  Y1   Y2

LM1

y

5.5.2. Chính sách tiền tệ

Hình 5.8: Tác động của chính sách tài khoá- tiền tệ tới lãi suất và sản lượng cân bằng

Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực thi các chính sách tiền tệ, Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả và tăng sản lượng, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Tuỳ đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi thời kỳ cụ thể cần phải xác định mục tiêu chủ yếu, mục tiêu thứ yếu. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ qua đó tác động vào tổng cầu và sản lượng. Nên việc kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu là mức cung tiền hoặc lãi suất. Ở hình 5.8  có thể mô tả tác động của chính sách tiền tệ tới sản lượng cân bằng.

Nếu cân bằng kinh tế ban đầu ở điểm E0, và chính sách tài khoá không thay đổi, nhưng có sự gia tăng mức cung tiền, do vậy đường LM dịch chuyển từ LM0 tới LM1, do sản lượng chưa đủ thời gian để thay đổi nên lãi suất giảm từ i0 tới i2. Lãi suất giảm làm cho tiêu dùng, đầu tư, ... tăng làm cho tổng cầu tăng và sản lượng tăng và do đó lãi suất sẽ tăng theo. Đường IS sẽ dịch chuyển từ IS0 tới IS1   điểm cân bằng mới là điểm E2 mức sản lượng cân bằng bây giờ là Y2 với mức lãi

suất i0   tại đó cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ đều đạt mức cân bằng.

96

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Từ những tình huống ở trên cho thấy việc gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm tăng sản lượng cân bằng và làm giảm lãi suất. Ngược lại nếu thu hẹp mức cung tiền thực tế sẽ làm giảm sản lượng và tăng lãi suất cân bằng.

Chính sách tiền tệ có thể được tiến hành độc lập với chính sách tài khoá. Khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cả số lượng các doanh nghiệp và tăng cả quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, có thể thực thi chính sách tiền tệ mở rộng tăng mức cung tiền hoặc hạ lãi suất, khuyến khích đàu tư, tiêu dùng,.... Khi chống lạm phát cao, có thể thực thi chính sách tiền tệ chặt hạn chế mức cung tiền hoặc giữ lãi suất ở mức cao để hạn chế việc mở rộng tiêu dùng hoặc đầu tư..

Trong thực thi chính sách tiền tệ, phải theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.

5.5.3. Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ

Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đầu tư  tiêu dùng, xuất nhập khẩu hay tác động đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền và lãi suất, tác động trực tiếp tới thị trường tiền tệ và qua đó tác động trở lại tới các thành phần của tổng cầu làm tổng cầu thay đổi. Cả hai chính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu, nhưng mỗi chính sách lãi gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu. Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý, kiểm soát được sự thay đổi của tổng cầu và sản lượng, từ đó có thể điều chỉnh được tổng cầu và sản lượng theo mong muốn.

Như vậy, trên giác độ nền kinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu chung cho cả hai loại chính sách tài khoá và tiền tệ. Và phải có sự phối hợp giữa hai chính sách khi thực thi các chính sách này, có như vậy, tác động của các chính sách mới cùng chiều, tránh các tác động ngược chiều gây tổn hại cho nền kinh tế.

Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách tài khoá tiền tệ có cùng mục tiêu.

- Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp, có thể dùng cặp chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, khi đó đường IS và đường LM sẽ dịch chuyển sang bên phải và tổng cầu và sản lượng sẽ tăng.

- Nếu tổng cầu ở mức quá cao cần phải cần phải giảm sản lượng xuống, thì có thể dùng cặp chính sách tài khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt. Như vậy, tổng cầu sẽ giảm và sản lượng sẽ giảm mạnh.

- Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng ở mức tương đối ổn định và ở mức dự kiến. Thì có thể dùng cặp chính sách tài khoá chặt, tiền tệ nới lỏng hoặc chính sách tài khoá nới lỏng và chính sách tiền tệ chặt. Như thế tổng cầu hầu như không thay đổi, sản lượng tương đối ổn định, nền kinh tế sẽ có sự ổn định.

TÓM TẮT NỘI DUNG

1. Khái niệm của tiền: Tiền được coi mọi thứ mà xã hội chấp nhận được dùng làm phương tiền thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có hoặc hkông có giá trị riêng.

2. Chức năng của tiền: Tiền tệ có ba chức năng cơ bản là phương tiện thanh toán, chức năng dự trữ giá trị, chức năng làm đơn vị thanh toán.

97

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

3. Theo khả năng chuyển đổi của tiền thì có thể phân loại tiền như sau:

- Tiền mặt (M0): Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về giá trị danh nghĩa, tuy không sinh lời nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất.

- Tiền cơ sở (M1): Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn được gọi là tiền cơ sở M1

loại tiền này khả năng thanh toán cũng rất cao, mức độ sẵn sàng thanh toán chỉ kém hơn tiền mặt.

- Tiền cơ sở (M2):Gồm tiền M1 và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tuy mức độ chuyển đổi có kém hơn M1 nhưng đây cũng là loại tiền có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt tương đối cao do vậy loại tiền này cũng được coi là loại tiền có khả năng thanh toán. Có nhiều quốc gia phát triển coi M2 là đại lượng đo mức cung tiền chủ yếu.

- Tiền cơ sở (H) Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành tiền chủ yếu là tiền mặt được gọi là tiền cơ sở (cơ số của tiền). H = U + R

Trong đó  H: là tiền cơ sở

U: tiền mặt lưu hành

R: tiền dự trữ trong các ngân hàng

5. Ngân hàng thương mại (NHTM): là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng giống như các tổ chức môi giới khác như quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm là nhận tiền của người này đem cho người khác vay để nhân phần lãi suất chênh lệch.

6. Sự tạo ra tiền ngân hàng của tiền gửi: Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số

tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng Trung ương quy định ở mỗi thời kỳ là rb

rb = Rb/D

Trong đó rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Rb: lượng dự trữ bắt buộc ứng với từng quy mô của ngân hàng

D: tiền gửi.

Nếu tất cả các khoản thanh toán, giao dịch đều thông qua hệ thống ngân hàng, tỷ lệ dự trữ thức tế của ngân hàng thương mại đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng Trung ương. Thì lượng  tiền tối đa được hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra với khoản tiền gửi ban đầu (UD) là D = 1/rb. UD

7. Khái niệm mức cung tiền: Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại.

MS = U + D MS = Mm.H

8. Số nhân tiền (mM):Số nhân của tiền là tỷ lệ khuyếch đại lượng tiền cơ sở thông qua hoạt

động của hệ thống ngân hàng thương mại và sự kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương

m   = MS =

U + D

=  s + 1 = 1 + s

H      U + R a

ra  + s    ra  + s

98

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Từ công thức trên cho thấy số nhân tiền mM  phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại và phụ thuộc vào tỷ lệ giữa tiền mặt lưu hành so với tiền gửi (s).

Trong trường hợp (s) rất nhỏ hoặc bằng  không và ra = rb thì mM= 1/rb

9. Chức năng của ngân hàng Trung ương:Ngân hàng Trung ương có các chức năng cơ

bản sau:

- Ngân hàng của các ngân hàng thương mại

- Ngân hàng của Chính phủ:

- Kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ

- Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính

10. Thực thi chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền (mM). Ngoài ra ngân hàng Trung ương có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng và một một số biện pháp khác.

- Nghiệp vụ thị trường mở

- Quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

- Lãi suất chiết khẩu

11. Khái niệm cầu tiền: Là khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên đều đặn cho nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp ,... gọi là mức cầu về tiền giao dịch.

Mức cầu cán cân tiền tệ thực tế gọi tắt là mức cầu về tiền (MD) phụ thuộc chủ yểu vào hai nhân tố là thu nhập và lãi suất

MD = kY – hi

12. Quan hệ giữa mức cầu về tiền và mức cầu trái phiếu

MS + SB = MD+ DB

MD – MS = SB - DB

(MD –MS) – (SB –DB) = 0

Giả sử thị trường tiền tệ là cân bằng thì MD –MS = 0, khi đó SB – DB = 0 nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng.

Khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường thị trường chứng khoán cũng cân bằng, hơn thế nữa thị trường tài sản (thị trường tài chính) cũng cân bằng.

13. Lãi suất với tổng cầu

Tiêu dùng, đầu tư, xuất, nhập khẩu là các thành phần của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng, lãi suất sẽ giảm khi đó mở rộng tiêu dùng cá nhân tăng chi tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Điều đó làm cho quy mô của tổng cầu tăng.Và ngượi lại, lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, xuất khẩu giảm, nhẩp khẩu tăng, làm cho quy mô của tổng cầu giảm xuống.

14. Đường IS là đường biểu diễn tập hợp tất cả những điểm cân bằng của thị trường hàng hoá ứng với từng mức lãi suất.

99

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Ta có thể xây dựng đường IS thông qua hàm số sau:

i = A −    1   Y

Trong đó:  A = C + I + G + X

b    b.m"

b = d + n trong đó d và n là các hệ số đo lường quy mô đầu tư và xuất khẩu giảm khi lãi suất tăng 1 %.

m”  là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở.

15. Đường LM là đường biểu hiện những tập hợp những điểm cân bằng của thị trường tiền tệ ứng với từng mức thu nhập.

Có thể xác định đường LM thông qua biểu thức sau

i = 1 (k.Y − MS)

h

Trong đó:   h và k là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất và thu nhập

MS là mức cung tiền thực tế

Y: là thu nhập.

16. Sự cân bằng đồng thời của thị trường hàng hoá và tiền tệ

Tác động qua lại giữa hai thị trường hàng hoá và tiền tệ sẽ ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường này. Mô hình IS –LM cho biết trạng thái cân bằng đồng thời tại giao điểm của đường IS và đường LM.

Như vậy thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ chỉ đồng thời đạt trạng tại cân bằng tại

điểm E với mức lãi suất là i0 và mức sản lượng cân bằng là Y0.

17. Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ

Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đầu tư   tiêu dùng, xuất nhập khẩu hay tắc động đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền và lãi suất, tác động trực tiếp tới thị trường tiền tệ và qua đó tác động trở lại tới các thành phần của tổng cầu làm tổng cầu thay đổi. Cả hai chính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu, nhưng mỗi chính sách lãi gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu.

Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách tài khoá tiền tệ có cùng mục tiêu.

(1) Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp, có thể dùng cặp chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, khi đó đường IS và đường LM sẽ dịch chuyển sang bên phải tổng cầu và sản lượng sẽ tăng.

(2) Nếu tổng cầu ở mức quá cao cần phải cần phải giảm sản lượng xuống, thì có thể dùng cặp chính sách tài khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt. Như vậy, tổng cầu sẽ giảm và sản lượng sẽ giảm mạnh.

Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng ở mức tương đối ổn định và ở mức dự kiến. Thì có thể dùng cặt chính sách tài khoá chặt, tiền tệ nới lỏng hoặc chính sách tài khoá nới lỏng và chính

100

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

sách tiền tệ chặt. Như thế tổng cầu hầu như không thay đổi, sản lượng tương đối ổn định, nền kinh tế sẽ có sự ổn định.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1.    Trình bày các chức năng của tiền

2.    Trình bày quá trình tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại

3.    Số nhân của tiền, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới số nhân của tiền

4.    Hãy trình bày các nhân tố quyết định đến mức cung tiền và các công cụ mà ngân hàng trung

ươc có thể sử dụng để điều tiết mức cung tiền.

5.    Cầu về tiền, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu về tiền

BÀI TẬP

6.    Giả sử hàm tiêu dùng  C= 100 + 0,75YD, hàm đầu tư  I = 150 – 10i, hàm chi tiêu của Chính phủ G = 50, hàm số thuế  T = 10 + 0,1Y , hàm xuất khẩu ròng NX = 40 – 0,2Y.

a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường IS

b. Nếu chi tiêu của Chính phủ tăng lên 60, thì đường IS sẽ thay đổi như thế nào?

c. Nếu Chính phủ không thay đổi chi tiêu mà thay đổi thuế  T = 10 + 0,05 Y , thì

đường IS sẽ thay đổi như thế nào?

d. Đầu tư  tư nhân thay  đổi I = 150 – 20i , thì đường IS thay đổi thế nào? bạn có nhân xét gì về độ dốc  của đường  IS so với đường IS ban đầu.

7.    Giả sử hàm cầu tiền là MD = 0,2Y - 5i, Mức cung tiền thực tế bằng 200. a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường LM.

b. Nếu cung tiền tăng lên đến mức là 220 thì đường LM thay đổi như thế nào?

c. Đường cầu tiền thay đổi MD = 0,2Y -10 ,  thì đường LM thay đổi như thế nào? độ

dốc của đường LM thay đổi như thế nào so với đường LM ban đầu.

d. Nếu đường MD = 0,4 Y – 5i thì đường LM thay đổi như thế nào?, độ dốc của

đường LM thay đổi như thế nào so với đường LM ban đầu.

8.    Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ được biểu diễn bởi các thông số sau (đơn vị tính =

tỷ đồng).

C = 50 + 0,75 YD;  T = 0,2 Y;  I = 100 – 10i;  G = 100;  MD = 40 + 0,2 Y – 8i; MS = 100. a. Viết phương trình biểu diễn của đường IS, LM

b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.

c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 10 tỷ đồng. Hãy xác định mức lãi suất và thu nhập cân bằng.

9.    Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ được biểu diễn bởi các thông số sau (đơn vị tính =

tỷ đồng).

101

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

C = 100 + 0,75 YD;  T = 0,2 Y;  I = 150 – 10i;  G = 200;  MD = 50 + 0,2 Y – 8i; MS = 200. a. Viết phương trình biểu diễn của đường IS, LM

b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.

c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 30 tỷ đồng. Hãy xác định mức lãi suất và thu nhập cân bằng mới.

HÃY LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

10.  Giá trị của số nhân tiền tăng khi

a. Các ngân hàng cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn b. Lãi suất chiết khấu giảm

c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm

d. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm e. Tất cả các câu trên

11.  Hoạt động thị trường mở

a. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương mua bán các trái phiếu công ty

b. Có thể làm thay đổi lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, nhưng không làm thay đổi lượng cung tiền.

c. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương mua và bán trái phiếu Chính phủ

d. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền. e. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương kiểm soát tỷ giá hối đoái.

12.  Khối lượng tiền tệ M1 bao gồm

a. Tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn và các tài khoản có thể viết séc khác.

b. Tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, quy tương hỗ của thị trường  và các khoản tiền gửi có kỳ hạn nhỏ.

c. Tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ vàng và tiền xu. d, Không phải những điều nêu trên.

13.  Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là lượng tiền thì sự gia tăng về mức giá sẽ làm

a. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất. b. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất

c. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất. d. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.

e. Không câu nào đúng.

14.  Trên thị trường hàng hoá, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung tiền là. a. Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.

b. Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.

102

Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

c. Làm dịch chuyển tổng cung sang phải d. Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.

15.  Nếu lãi suất danh nghĩa là 7% và tỷ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là. a. 2%      b. 3%           c. 4%                    d. 10%             e.21%

16.  Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% thì số nhân tiền gửi là

a.  0,25   b.  4,0    c. 5,0                d. 25,0           e. Không có trường hợp nào.

17.  Hiệu ứng ban đầu của sự tăng lên trong cung tiền là

a. Làm tăng giá.                                                 b. Làm giảm mức giá. c. Làm tăng lãi suất.                                          d. Làm giảm lãi suất

18.  Tiền là:

a. Một loại tài sản có thể sử dụng để tiến hành các giao dịch. b. Những đồng tiền giấy trong tay công chúng.

c. Phương tiên dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán và phương tiện trao đổi. d. Tất cả những điều ở trên.

19.  Chi phí cơ hội của việc giữ tiền

a. Bằng không khi các thành viên của M1 không được trả lãi b. Thay đổi tỷ lệ nghịch với lãi suất

c. Bằng phần lợi tức phụ thêm có thể kiếm được nếu như số tiền đó được dùng để

mua trái phiếu

d. Không phải những điều ở trên

20.  Sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng Trung ương quy định sẽ

a. Không tác động đến các ngân hàng thương mại không có dự trữ thừa

b. Tạm thời trao cho các ngân hàng thương mại những khoản dự trữ thừa c. Dẫn tới việc mở rộng các khoản tiền gửi và cho vay

d. Dẫn tới việc cho vay được ít hơn và dự trữ tiền mặt tăng lên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: