Chuong2 MTCL
Chương 2: Môi trường thương mại điện tử
2.1. Phân tích môi trường TMĐT vĩ mô của DN
Phân tích PEST:
Chính sách - Pháp luật
Kinh tế
Văn hóa - xã hội
Công nghệ
Hình 2.1: Cấu trúc môi trường TMĐT vĩ mô của DN
Bất cứ DN nào khi bước chân vào lĩnh vực TMĐT cũng đều trở thành các DN kinh doanh quốc tế.
Khi DN sử dụng Web để tạo hình ảnh hoặc xây dựng tập KH, họ tự động đưa mình vào hoạt động trong môi trường toàn cầu.
Các DN gia nhập vào lĩnh vực TMĐT cần nhận thức được sự khác biệt trong luật pháp - chính trị; kinh tế; văn hóa - xã hội; và hạ tầng CNTT ở bất kể khu vực nào có sự hiện diện của KH
2.1.1 Chính sách - Pháp luật
Tất cả các DN e-commerce/e-business đều phải chấp hành luật pháp như các DN truyền thống.
Hoạt động trong môi trường TMĐT (môi trường mang bản chất quốc tế), DN không những phải tuân thủ các Luật liên quan đến TMĐT của nước chủ nhà mà còn chịu ảnh hưởng luật về TMĐT quốc tế à Giới hạn luật pháp theo biên giới không còn.
Những DN TMĐT vi phạm luật pháp sẽ phải đối mặt với phản ứng phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
Trước năm 2000, TMĐT còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của TMĐT.
Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp cũng đã có một số nghiên cứu và đề xuất xây dựng chính sách và pháp luật lên Chính phủ. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp quy về TMĐT nào của Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ được ban hành và trở thành nền tảng pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT.
Tháng 1 năm 2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh TMĐT nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho TMĐT. Sau gần hai năm xây dựng, tới cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6 của Pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của kinh tế xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh TMĐT.
Các văn bản luật cho phát triển TMĐT tại VN:
a, Luật Giao dịch điện tử (hiệu lực từ 1/3/2006)
Luật Công nghệ thông tin (hiệu lực từ 1/1/2007)
* Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.
* Được xây dựng dựa trên cấu trúc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL về TMĐT, đây là luật đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ giao dịch hành chính, dân sự cho đến hoạt động kinh doanh, thương mại.
* Việc ban hành Luật Giao dịch điện tử đã mở ra một giai đoạn mới của TMĐT Việt Nam, đánh dấu việc TMĐT chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi khía cạnh.
* Xem Luật Giao dịch điện tử tại:
* Đến cuối năm 2007, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, tạo nên khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong những lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
- Các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử:
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Nghị định về TMĐT là Nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006.
Thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng
=> Nghị định này đã tạo hành lang pháp lý để các DN yên tâm tiến hành giao dịch TMĐT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động TMĐT.
Thông tư hướng dẫn Nghị Định TMĐT của Bộ Công Thương về giao kết hợp đồng trên website TMĐT:
+ Bao gồm những quy định về quy trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT, thời điểm giao kết và giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến; nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về cung cấp thông tin liên quan đến các điều khoản hợp đồng.
+ Thông tư cũng quy định chi tiết các cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng trên website TMĐT như cơ chế rà soát và xác nhận điều khoản hợp đồng, thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên website TMĐT
- Nghị định về Chữ ký số & Dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007.
Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy TMĐT phát triển mạnh mẽ hơn.
- Giá trị pháp lý của chữ ký số
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp, đồng thời chứng thực sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu từ thời điểm được ký.
Điều 8 Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: "Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số".
Nghị định về ứng dụng CNTT trong h/đ của cơ quan NN
Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là văn bản hướng dẫn đồng thời Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ Thông tin với phạm vi rất rộng: xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, đầu tư cho ứng dụng CNTT và hoạt động của cơ quan NN trên môi trường mạng.
Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan NN đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc nhằm đẩy mạnh giao dịch điện tử trong khu vực hành chính công. Các quy định về cung cấp, tiếp nhận thông tin trên môi trường mạng, kết nối và chia sẻ thông tin số, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, bảo đảm truy nhập thông tin và khai thác dịch vụ hành chính công, v.v... sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, minh bạch hóa môi trường giao dịch, đẩy nhanh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công và qua đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
b , Luật Công nghệ thông tin (hiệu lực từ 1/1/2007)
Luật CNTT đuợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2007. Cùng với Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT đã thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc đẩy mạnh giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Chương II (Ứng dụng CNTT) và Chương IV (Biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT) của Luật này bao gồm nhiều quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP trong lĩnh vực này.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP là đã thu gọn quy định về cấp phép đối với trang thông tin điện tử trước kia về một diện hẹp các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
Quyết định số 27/2002/QD-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin về quy chế quản lý và cấp phép cung cấp
thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet quy định: "Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu
cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hóa
Thông tin", và "Không được cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của
Bộ Văn hóa Thông tin".
Chính sách:
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 là chiến lược đầu tiên của Việt Nam về TMĐT, đặt ra lộ trình và những giải pháp mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc.
Thực hiện lộ trình này, nhiều tỉnh, thành phố cũng khẩn trương xây dựng kế hoạch để triển khai ứng dụng TMĐT tại địa phương. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, đã có 58 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm tỷ lệ trên 92%) xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT, trong số đó 45 kế hoạch đã được UBND tỉnh và thành phố phê duyệt để đưa vào thực hiện tại địa phương.
Mục tiêu:
1. Phần lớn (khoảng 70%) các DN lớn tiến hành giao dịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và ứng dụng TMĐT ở mức cao.
2. Hầu hết (khoảng 90%) các DN vừa và nhỏ (DNV&N) biết tới lợi ích của TMĐT và có ứng dụng nhất định.
3. Một bộ phận đáng kể (khoảng 15%) hộ gia đình và cá nhân có thói quen mua sắm trên mạng (B2C)
4. Tất cả các chào thầu mua sắm chính phủ được công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm chính phủ được tiến hành trên mạng (B2G).
Sáu chính sách và giải pháp chủ yếu nêu tại Q.Đ 222:
1) Đào tạo và tuyên truyền, phổ cập về TMĐT;
2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật;
3) Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công và thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm chính phủ;
4) Phát triển các công nghệ hỗ trợ TMĐT;
5) Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT;
6) Hợp tác quốc tế về TMĐT
2.1.2) Văn hóa - xã hội
Mỗi thị trường có đặc trưng văn hóa - xã hội riêng.
Do bản chất quốc tế của TMĐT à các DN cần chú ý tới các vấn đề VH - XH nhiều hơn khi tiếp cận với KH mục tiêu
2.1.3. MT văn hóa xã hội cho TMĐT
Các vấn đề VH -XH cần quan tâm nhiều nhất:
Ngôn ngữ
Biểu tượng
Hình ảnh
Màu sắc.... hiển thị trên website của DN
Thói quen tiêu dùng của dân cư
Vấn đề ngôn ngữ
Khoảng 75% nội dung trong các website ngày nay được hiển thị bằng tiếng Anh.
Hơn 46% số người sử dụng internet không hiểu tiếng Anh.
Các ngôn ngữ chính được sử dụng ngoài tiếng Anh là Spanish, German, Japanese, French, and Chinese.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ để tiếp cận KH: cung cấp các phiên bản nhiều ngôn ngữ trên website:
Dùng website chuyển hướng sang phiên bản ngôn ngữ khác
Dùng nhiều đường link tới các website ngôn ngữ khác
Địa chỉ cung cấp DV dịch web và phần mềm dịch web
Translation Services
http://www.berlitzglobalnet.com/english/index1.asp
http://www.asetquality.com/
http://zahari.com
http://www.acutrans.com
Translation Software
http://www.systransoft.com/
http://www.tranexp.com
Biểu tượng, màu sắc
Khi tiếp cận KH trên thị trường nào phải lưu ý đến biểu tượng, màu sắc dùng trên website ở thị trường đó
Brazil: bàn tay là biểu tượng của sự gây gổ
Ấn Độ: không chấp nhận sử dụng hình tượng con bò
Nhật Bản: số 4 à tử; màu đen là dấu hiệu của điềm gở àDell.com làm nản lòng KH Nhật bởi viền site màu đen
▪Thói quen tiêu dùng của dân cư
Tỉ lệ số dân sử dụng internet để tìm kiếm thông tin hoặc tiến hành giao dịch trực tuyến.
Tại VN: Số người sử dụng internet: 18,551,409
Tỉ lệ dân số sử dụng internet: 22.4%
(Nguồn: VNNIC, tính đến 12/2007)
à Tỉ lệ sử dụng internet cao so với ASEAN (13.15%) nhưng số dân giao dịch trực tuyến thấp hơn nhiều.
Nhận diện sự phát triển của XH để thiết lập e-habit
Thói quen sử dụng internet
Cơ cấu lứa tuổi
2.1.4. Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP, GNP (phan doc them tham khao)
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó.
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước.
GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế.
Lãi suất và xu hướng lãi suất
Cán cân thanh toán quốc tế : Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Xu hướng của tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
Xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế
Mức độ lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Các biến động trên thị trường chứng khoán
......
2.1.5. MT hạ tầng CNghệ và DVụ cho TMĐT
Các yếu tố cần quan tâm:
Tình hình phát triển internet
Bản quyền phần mềm
Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
An ninh & an toàn trong giao dịch TMĐT
.....
Tình hình phát triển internet đến T12/2007:
Số lượng thuê bao qui đổi : 5,218,987
Số người sử dụng : 18,551,409
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 22.04 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của VN : 10,508 Mbps (T9/2007: 1,2115 Mbps)
Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 25,412 Mbps (T9/2007: 2,4412 Mbps
▪ Bản quyền phần mềm
Sản phẩm phần mềm là nền tảng của ứng dụng thương mại điện tử, do vậy chính sách về bản quyền phần mềm là một nhân tố không thể thiếu nếu muốn xây dựng môi trường cạnh tranh thật sự lành mạnh cho thương mại điện tử phát triển
Quyền nhân thân: liên quan chủ yếu đến các chuyên viên phân tích hệ thống và lập trình viên của phần mềm.
Quyền tài sản: của chủ sở hữu phần mềm, có thể là chính nhóm tác giả hoặc DN hay người đầu tư để phát triển phần mềm.
Đăng ký các sáng chế liên quan đến phần mềm tại Việt Nam: tra cứu tại www.noip.gov.vn
Ngày 22/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg về tăng cường bảo vệ bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính.
Ngày 12/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010".
- Mục tiêu: Việt Nam đạt trên 800 triệu USD/năm tổng doanh thu từ phần mềm, dịch vụ và sẽ thuộc nhóm các nước dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm, lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới.
Để đạt được những kết quả này, QĐ 51 đưa ra mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình của khu vực.
Vi phạm bản quyền PM tại VN:
Năm 2005: 94%
5/2006: VN là nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất TG (Bcáo Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG) à Cần đẩy mạnh điều chỉnh vấn đề sở hữu trí tuệ
Năm 2006: 90%, gây thiệt hại 38 triệu USD
"Vi phạm bản quyền trong KD dịch vụ VHTT bị phạt với mức cao nhất là 35tr, trong NĐ mới xây dựng có thể bị phạt tới 100tr. Còn sao chép PM máy tính với mục đích TM có thể bị phạt từ 1 đến 5 lần giá trị hàng hóa sao chép." - Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng, Cục Bản quyền Tác giả, Bộ VHTT
Công nghệ cho thanh toán điện tử
Số lượng thẻ phát hành: 4 triệu
Số ngân hàng phát hành thẻ: 17 N.hàng
Số máy ATM: 2500
Số điểm chấp nhận thẻ: 14.000
Tỷ lệ thanh toán bằng thẻ trong tổng phương tiện thanh toán:2%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 12/2006)
Công nghệ cho thanh toán điện tử: Ngoài việc thanh toán bằng thẻ, các DN ebiz Việt Nam cho phép thanh toán theo nhiều hình thức:
Tiền mặt
Chuyển khoản
Western Union
Pay Net
Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
91% DN đã đầu tư cho hạ tầng Internet
97,3% DN chưa có bất kỳ ứng dụng TMĐT nào,
91,9% không tìm cách quảng bá trên Internet,
96,4% không sử dụng các dịch vụ tư vấn
An ninh mạng Việt Nam 2007:
Hơn 33 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus
95,72% lan truyền qua USB (các năm trước virus chủ yếu phát tán qua email)
"malware lây theo bầy đàn": 10,6 triệu lượt máy tính nhiễm các spyware, trojan, adware và 786.000 máy tính nhiễm Rookit.
140 trang web các cơ quan và DN bị phát hiện có lỗ hổng, 40% website của các cty chứng khoán ko an toàn
Người dùng bị ăn cắp mật khẩu và thông tin cá nhân và lừa đảo trực tuyến cũng tăng lên nhanh chóng.
Những thách thức lớn nhất đối với các DN TMĐT Việt Nam
Hạ tầng CNTT và viễn thông chưa
đáp ứng yêu cầu
Hệ thống thanh toán nhiều bất cập
An ninh mạng chưa đảm bảo
Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
MT xã hội và tập quán KD chưa tương thích
Nhận thức về TMĐT còn thấp
2.2. Phân tích MT ngành của DN ứng dụng TMĐT
2.2.2. Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter
a. Phân tích cạnh tranh trong ngành ứng dụng TMĐT
Số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh
Thích ứng mang tính chiến lược cao
Khác biệt giữa các SP là nhỏ
Mức tăng trưởng trong ngành thấp
Công suất vượt quá mức
b. Các rào cản xâm nhập trong ngành ứng dụng TMĐT
Chi phí cố định cao
Niềm tin và sự trung thành với thương hiệu của các DN truyền thống cao hơn các DN TMĐT đơn thuần
Đường cong kinh nghiệm có độ dốc lớn
Chi phí chuyển đổi cao và tác động lan truyền mạnh
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng
c. Sản phẩm thay thế trong ngành ứng dụng TMĐT
Sự đe dọa của các sản phẩm số đối với sản phẩm truyền thống
Sự đe dọa của các thiết bị di động đối với các phần mềm hiện hữu
d. Sức mạnh thương lượng của KH và nhà cung ứng trong ngành ứng dụng TMĐT
Mật độ khách hàng tập trung cao
Mật độ tập trung của các nhà cung ứng nhỏ
Mức độ minh bạch của thị trường cao
Các SP được thương mại hóa nhanh chóng
Chi phí chuyển đổi thấp và tác động lan truyền trong mạng lưới yếu
Hiệp tác cạnh tranh trong TMĐT
2.3. Phân tích MT nội tại của DN ứng dụng TMĐT
2.3.1. Ảnh hưởng của internet tới chuỗi giá trị
Giá trị thực sự được tạo ra như thế nào?
Chuỗi giá trị - chia DN thành các hđộng thích đáng mang tính CL và các hđộng liên quan đến nhau - có thể được sử dụng để kiểm tra qui trình tạo giá trị trong DN
Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị:
Về cơ bản, lợi thế ctranh phụ thuộc vào các hđộng mà DN thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh
Không có khung luật nào ép buộc 1 hoạt động nhất định cần phải có trong chuỗi giá trị
Để đạt hiệu quả, các hđộng trong chuỗi giá trị cần: Biểu hiện chi phí khác nhau; cung cấp tiềm năng khác biệt cao; hiển thị những chi phí quan trọng
- Hậu cần đầu vào:
Dell nhập màn hình máy tính từ Sony tới KH à giảm dự trữ và phí vchuyển
- Vận hành
Sản xuất theo đơn đặt hàng à giảm tồn kho, tăng doanh thu
- Hậu cần đầu ra
Các SP bổ sung được chuyển thẳng từ nhà cung cấp tới KH cuối cùng
- Marketing và bán hàng: Emarketing, eRetailing
- Dịch vụ sau bán : eCRM (quản trị mối quan hệ khách hàng trực tuyến)
- Thu mua bổ trợ: B2B eMarketplace
- Phát triển công nghệ: R&D để thiết kế SP à sàn đấu giá
- Quản trị nhân sự: ERP
- Cơ sở hạ tầng: Internet
Mô hình kinh doanh trực tuyến của Dell
Hậu cần nhập:
S.dụng hệ thống rất nhiều các nhà cung cấp, các công ty logistics để nhận, lưu kho và vận chyển linh kiện, thiết bị
S.dụng lợi thế của CNTT và web để chia sẻ thông tin giữa các đối tác khác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho
X.dựng hệ thống chuỗi cung ứng trực tuyến (e - Supply chain)
Nhập NVL theo đơn hàng => giảm chi phí tồn kho, dự trữ
Vận hành:
Áp dụng mô hình sản xuất theo đơn hàng (Build - to - Oder) với quy mô lớn, cho phép KH tự cấu hình và lựa chọn hệ thống theo nhu cầu
Triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online - oder - taking
Hậu cần đầu ra:
S.dụng dịch vụ của Fedex và UPS để phân phối SP
SP bổ sung được vận chuyển thẳng tới khách hàng
Giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận
MKT và bán hàng:
Bán hàng trực tuyến
Triển khai hệ thống đấu giá điện tử tại dellauction.com để thu hút thêm khách hàng và củng cố thương hiệu
Dịch vụ sau bán:
S.dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
Triển khai e-CRM: cung cấp DV hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24/7, DV quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật
Các DV hỗ trợ đa dạng: xử lý sự cố, hướng dẫn s.dụng, nâng cấp, dowloads, tin tức, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, my account,...
=> S.dụng các phần mềm dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó có các giải pháp và kế hoạch thực hiện tốt hơn
Quản trị thu mua:
Áp dụng mô hình mua sắm trực tuyến để nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào
Quản trị nguồn nhân lực:
Sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng
Cơ sở hạ tầng:
Đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng internet cũng như các thiết bị điện tử khác nhằm phục vụ cho hoạt động eBiz của hãng
Phát triển công nghệ:
Xây dựng các mô hình kinh doanh điện tử áp dụng công nghệ tiên tiến nhất
Tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị kho qua sử dụng CNTT và mô hinh e-supply chain
Tham gia Collaborative Market để phát triển SP/DV
Ảnh hưởng của Internet đến chuỗi giá trị
Quản trị nguồn nhân lực - Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân viên,... -Sử dụng hệ thống phần mềm, kết nối
các hệ thống quản trị nguồn lực DN
Phát triển CN - Công nghệ phục vụ việc sx và phát triển SP,... - Xây dựng mô hình KD điện tử áp
dụng CN tiên tiến nhất
- Tự động hóa một số dòng công
việc trong hoạt động KD
Internet đã làm thay đổi chuỗi giá trị
Phá vỡ chuỗi giá trị truyền thống
Loại bỏ trung gian môi giới truyền thống, đưa thêm những trung gian môi giới mới
Xây dựng các mối quan hệ mới với khách hàng và nhà cung cấp
Tạo các giá trị mới cho các DN nhỏ và vừa
Tạo các qui luật mới trong các mối quan hệ
Tạo các chu kỳ mua bán và hoạch định mới
2.3.2. Phát triển Chuỗi giá trị ảo
Mô hình Chuỗi giá trị truyền thống chỉ coi thông tin là 1 hoạt động bổ trợ
Tuy nhiên, bản thân thông tin là 1 nguồn tạo giá trị:
VD: với DV chuyển phát nhanh, các thông tin về Code, ngày giao/nhận hàng, các chỉ dẫn trên bao bì, lộ trình hàng ngày... chính là nguồn tạo ra giá trị
FedEx online tracking
=> DHL now can notify you via email when package is delivered at your home
M.tiêu: Tìm cách tạo giá trị thông qua sử dụng thông tin
Thông tin bao gồm tất cả những gì có thể số hóa
Rayport và Sviokla cho rằng hoạt động KD hiện đang diễn ra tại 2 thế giới:
Thế giới vật lý (Thị trường - Marketplace)
Thế giới ảo (Không gian thị trường - Marketspace)
à Hệ thống giá trị thực sự khác nhau à Cần hiểu rõ để có thể khai thác lợi ích trong Chuỗi giá trị
2 thế giới này là "2 qui trình gia tăng giá trị tương hỗ"
Ví dụ:
Báo giấy (market place) và Báo điện tử (market space)
Máy trả lời điện thoại là ở trong thế giới vật lý
Dịch vụ trả lời điện tử là ở trong thế giới ảo
Bất kể thứ gì có thể số hóa đều có thể được hoàn thành trong marketspace
2.3.3. Khai thác Chuỗi giá trị ảo
Nghiên cứu chỉ ra rằng: Các DN có thể tạo doanh thu từ thế giới ảo nên khai thác cả 2 khía cạnh "ảo" và "vật lý" trong KD
Sự hiểu biết thông thường về tính qui mô và phạm vi kinh tế không được áp dụng như nhau trong chuỗi giá trị truyền thống (PVC) và Chuỗi giá trị ảo (VVC)
Cả 2 chuỗi giá trị này phải được quản lý đồng thời để mang lại hiệu quả và năng suất cao nhất
Qui trình tạo giá trị ảo: liên quan đến 5 bước trong mỗi giai đoạn gia tăng giá trị thông tin trong chuỗi giá trị
1. Thu thập thông tin
2. Tổ chức thông tin
3. Lựa chọn thông tin
4. Tổng hợp thông tin
5. Phân phối thông tin
3 giai đoạn của qui trình Tăng giá trị thông tin:
Visibility - Cải thiện tầm nhìn: khả năng "nhìn thấy" những hoạt động vật lý nào có thể hiệu quả hơn qua sử dụng Thông tin
Mirroring capability - Có khả năng thay thế các hoạt động: thay thế các hoạt động ảo cho các hoạt động vật lý
New customer relationships - Tạo ra mối quan hệ mới với KH: giá trị được cung cấp bởi khách hàng bằng nhiều cách khác nhau thông qua khai phá ma trận giá tri
a. Cải thiện tầm nhìn
CNTT cho phép các nhà quản lý "nhìn thấy" và "dõi theo" các hoạt động có hiệu quả
VD: Hãng xe hơi Jaguar & Land Rover:
Khâu R&D sản phẩm tạo ra GTGT cao nhất nhưng cũng phức tạp và tốn kém nhất => Có thể được cải thiện nhờ ứng dụng CNTT?
b. Xem xét khả năng thay thế các hoạt động
Thay thế các hoạt động không chỉ đơn giản là sử dụng Thông tin với chức năng Bổ trợ
Vấn đề cơ bản: Làm thế nào để chuyển các hoạt động từ marketplace (thị trường) sang marketspace (không gian thị trường) trở nên nhanh hơn, tốt hơn, linh hoạt hơn và rẻ hơn?
Hay: làm thế nào để Số hóa những gì chúng ta đã làm?
Việc xem xét khả năng thay thế các hoạt động có thể di chuyển khách hàng từ "place" sang "space"
Câu hỏi: Cái gì chúng ta đang tiến hành offline có thể làm được online?
Example: eCommerce
Example: Online customer service
Example: Email marketing
Example: Online course registration
Example: Online surveys
VD: Trung tâm thiết kế ảo của Jaguar & Land Rover (T6/2008)
Dựa trên công nghệ chiếu phim hiện đại với hệ thống máy chiếu có độ phân giải cao nhất thế giới, vận hành bằng phần mềm thiết kế ảo tiên tiến nhằm đẩy nhanh quy trình phát triển SP
Các kỹ sư và nhà thiết kế có thể quan sát và "sờ" vào chiếc xe ảo và các bộ phận của nó với mô hình 3-D có kích thước lớn như sản phẩm thật.
Giúp JLV tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu luôn thay đổi trên t.trường
c. Tạo mối quan hệ khách hàng mới
Tạo mối quan hệ mới với khách hàng không chỉ đơn giản là việc tạo ra các giá trị trong "không gian thị trường" mà còn là việc "chắt lọc" những giá trị mới từ đó.
Môi trường TMĐT giúp chúng ta tạo ra những chức năng mới có thể tạo nên các quan hệ tốt hơn với KH:
Bản đồ trực tuyến
Hệ thống comment và recomment trực tuyến
Cá nhân hóa nội dung web/ cá nhân hóa sản phẩm
.....
Jaguar & Land Rover: sau khi mẫu xe mới được hoàn thiện thông qua trung tâm thiết kế ảo sẽ được chuyển lên website để lấy ý kiến đóng góp của khách hàng
=> khách hàng có cơ hội hồi đáp và đưa ra ý kiến của mình về chiếc xe lý tưởng theo suy nghĩ của họ
5 điều lưu ý khi quản lý Chuỗi giá trị ảo
1. Luật tài sản số
Tài sản số không được tận dụng hết khi sử dụng
Tài sản số: âm nhạc, nội dung web, giải trí web...
Chi phí của sản phẩm có giá trị thông tin gần như bằng 0 à DN phải định giá việc tiêu dùng các sản phẩm đó bằng nhiều hình thức khác
2. Tính qui mô kinh tế mới
Các DN nhỏ và vừa hiện nay có thể cạnh tranh cùng các DN lớn trong khi đưa ra các SP/dịch vụ trong "không gian thị trường" chi phí theo qui mô kinh tế giảm
3. Tính phạm vi kinh tế mới
DN có thể mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách sử dụng thông tin của Khách hàng hiện tại
VD: CL của Amazon
Chiến lược của Amazon
Ký kết hợp đồng đối tác với nhiều hãng lớn trên TG => tạo kho hàng khổng lồ
Hệ thống CRM hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động one - to - one Marketing => thu thập được cơ sở dữ liệu khổng lồ về khách hàng
Khi khách hàng vào website của amazon từ lần thứ 2 trở đi, một file cookie được sử dụng để xác định KH và hiển thị dòng chào hỏi "Welcome back, Tommy!", và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên các hoạt động mua sắm trước đó của KH
Amazon cũng phân tích quá trình mua sắm của các KH thường xuyên và gửi những email gợi ý về các SP mới cho KH
4. Chi phí giao dịch giảm
Chi phí giao dịch trong VVC giảm hơn nhiều so với PVC
Chi phí giao dịch trong thu thập và kiểm soát thông tin của KH giảm hơn bao giờ hết
5. Cán cân Cung - Cầu trở nên cân đối hơn
KD chuyển dần suy nghĩ từ phía cung sang phía cầu
Nhiều cơ hội cho KH "cảm nhận và hồi đáp" theo mong muốn của họ hơn
Amazon gửi email đến KH về cuốn sách mới xuất bản của tác giả mà KH mua trước đó - họ biết KH ưa thích tác giả đó
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro