chuong11slnvdv
c. Dẫn truyền hưng phấn qua sinap
Sinap là diện tiếp xúc giữa các nơron với nhau hay giữa nơron với các tế bào
khác của cơ thể (tế bào cơ). Sinap có 2 loại cơ bản: sinap thần kinh- thần kinh, sinap
thần kinh- cơ.
Một sinap được tạo nên từ 3 phần:
+ Màng trước sinap: là nhánh tận cùng hay đầu mút của sợi trục. Phần cuối phình
to gọi là cúc sinap (chuỳ sinap) trong có các bọng chứa chất môi giới hoá học -
acetylcholine.
+ Khe sinap: là khoảng cách giữa màng trước sinap và màng sau sinap, rộng
100-300μm.
+ Màng sau sinap: có thể là màng của một nơron khác hay màng của một sợi cơ
Khi có kích thích truyền đến màng trước sinap thì các bọng môi giới vỡ ra, giải
phóng chất acetycholine qua lỗ màng → khe sinap và tác động làm màng sau bị đảo
cực để xuất hiện hưng phấn.Khi đã tác động vác màng sau thì acetylcholine nhanh chóng bị
enzym acetylcholinesterase thuỷ phân thành acetat và choline. Các sản phẩm này được đưa
trở lại màng trước để tái tổng hợp thành acetylcholine mới bù vào lượng đã bị tiêu hao.
Vì acetylcholine chỉ được tổng hợp ở màng trước sinap nên dẫn truyền hưng phấn chỉ
diễn ra theo một chiều từ màng trước tới màng sau. Điều này giải thích quy luật dẫn truyền
một chiều trong hoạt động thần kinh. Nếu màng trước không tạo đủ acetylcholine thì hưng phấn không được truyền tới màng sau. Điều này giải thích quy luật mệt mỏi trong hoạt động của hệ
thần kinh.
III. CHỨC NĂNG CỦA TUỶ SỐNG
1. Các nơron trong tuỷ
Chất xám của tuỷ sống có khoảng 10 triệu nơron và gồm các loại sau:
+ Nơron liên hợp (nơron trung gian): có thân nằm ở sừng sau với chức năng:
- Liên lạc (nối) tế bào thần kinh cảm giác với nơron vận động của cùng một bên
hay khác bên tuỷ sống (số nơron liên hợp có sợi trục ngắn).
- Liên lạc tuỷ sống với các phần của não bộ (số nơron liên hợp có sợi trục dài).
Tuỳ theo chức năng nơron trung gian có 2 loại: nơron hưng phấn và nơron ức
chế.
+ Nơron vận động: có thân nằm ở sừng trước tuỷ sống. Sợi trục của nó làm nên
rễ trước hay rễ thần kinh vận động dẫn truyền lệnh trả lời kích thích tới cơ quan thừa
hành.
+ Nơron dinh dưỡng: có thân nằm ở sừng bên, các thân này làm thành trung
ương của hệ thần kinh thực vật tính. Sợi trục của nơron này đi ra khỏi tuỷ sống cùng
với sợi trục của nơron vận động trong rễ trước, sau đó mới tách ra và phân nhánh đến
các nội quan, các tuyến, các mạch.
2. Chức năng điều khiển
Trong tuỷ sống có:
+ Các trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ vận động của tất cả các cơ bắp
ở đầu (trừ cơ mặt), thân mình và tứ chi.
+ Các trung khu thuộc hệ thần kinh thực vật tính, điều khiển các hoạt động dinh
dưỡng như vận mạch, tiết dịch, bài tiết, tiểu tiện, đại tiện...
Các trung khu thần kinh của tuỷ sống ít nhiều chịu sự chi phối của các phần cao
cấp hơn trong hệ thần kinh trung ương.
Các phản xạ do tuỷ sống điều kiện là các phản xạ không điều kiện và gồm các
loại cơ bản sau:
+ Phản xạ trương lực cơ: là phản xạ tăng độ căng của cơ để chống lại lực hút của
trái đất. Phản xạ này không làm cơ co ngắn, không làm cơ quan vận động, ít tiêu tốn
năng lượng và duy trì tư thế của cơ thể trong không gian.
+ Phản xạ gấp: khi kích thích vào da sẽ gây phản xạ co các cơ gấp. Phản xạ này
còn xảy ra trong các động tác đi, chạy, nhảy.
+ Phản xạ duỗi: đó là sự co các cơ duỗi (những cơ đối lập với các cơ gấp). Phản
xạ này là cơ sở của các động tác đi, chạy, dậm nhảy.
Người ta thường dùng các phản xạ tuỷ để chẩn đoán chức năng của tuỷ sống như
phản xạ khớp gối (phản xạ xương bánh chè), phản xạ gân Achile, phản xạ Babinski
(phản xạ bàn chân).
3. Chức năng dẫn truyền
Chất trắng của tuỷ sống do sợi trục của các tế bào thần kinh tạo nên là đường dẫn
truyền và bao gồm: đường dẫn truyền cảm giác (đi lên, hướng tâm) và đường dẫn
truyền vận động (đi xuống, li tâm).
a. Đường dẫn truyền cảm giác
Đường này dẫn truyền xung động đi từ các cơ quan cảm giác về tuỷ sống rồi lên
não bộ. Mỗi loại cảm giác được truyền theo những bó sợi thần kinh nhất định:
+ Bó tuỷ - vỏ não (bó Goll và bó Burdach): dẫn truyền các kích thích đi từ cơ
quan thụ cảm bản thể của gân, cơ, dây chằng về tuỷ sống → hành tuỷ → gò thị →vùng
cảm giác ở thuỳ đỉnh của vỏ đại não.
+ Bó tuỷ- tiểu não (gồm bó tuỷ - tiểu não trước và bó tuỷ - tiểu não sau): dẫn
truyền các xung động đi từ cơ quan thụ cảm bản thể của cơ về tuỷ sống → tiểu não để
điều hoà trương lực cơ.
+ Bó xúc- thống- nhiệt: dẫn truyền xung động đi từ da qua hạch gai sống vào tuỷ
sống →hành tuỷ → gò thị → vùng cảm giác của thuỷ đỉnh vỏ não.
b. Đường dẫn truyền vận động
Đường này dẫn truyền các xung động đi từ các trung khu khác nhau của não bộ
xuống các nơron vận động ở sừng trước tuỷ sống và ra đến cơ bắp.
+ Bó tháp (bó vỏ-tuỷ): xuất phát từ các tế bào hình tháp của vùng vận động
(thuộc hồi não trán lên của vỏ não) xuống đến hành tuỷ:
- Một số sợi phía trong bắt chéo sang bên đối diện tạo nên bó tháp bên xuống cột
bên của tuỷ sống rồi vào sừng trước và đi ra cơ.
- Một số sợi phía ngoài không bắt chéo đi thẳng xuống tạo nên bó tháp thẳng tới
cột trước của tuỷ sống (còn được gọi là bó tháp trước) và vào sừng trước.
Hai bó tháp này được gọi là đường dẫn truyền theo hệ tháp, chi phối vận động
tuỳ ý.
+ Những bó dẫn truyền theo hệ ngoại tháp, chi phối vận động không tuỳ ý và
gồm:
- Bó tiền đình - tuỷ: đi từ nhân tiền đình của hành tuỷ xuống cột bên tuỷ sống.
- Bó đỏ - tuỷ: xuất phát từ nhân đỏ của cuống não xuống cột bên.
Bó mái - tuỷ: đi từ các củ não sinh tư của não giữa xuống cột trước.
2. Chức năng của não giữa
Não giữa có cuống não và các củ não sinh tư, mỗi phần lại có những bộ phận với
chức năng khác nhau.
+ Liềm đen của cuống não điều khiển các phản xạ phức tạp và tinh vi như nhai,
nuốt, các cử động của ngón tay. Sự tổn thương của liềm đen chính là nguyên nhân xuất
hiện hiện tượng run tay trong bệnh Parkinson.
+ Nhân đỏ của cuống não có nhiều đường liên hệ với thể vân, tiểu não, hành tuỷ
và tuỷ sống để điều hoà trương lực cơ, chống lại ảnh hưởng của trọng lực Nó cùng với
nhân tiền đình của hành tuỷ điều khiển:
- Phản xạ tư thế: là một tập hợp các phản xạ có tác dụng giữ vũng tư thế của cơ
thể trong không gian.
- Phản xạ chỉnh thế: là một tập hợp những phản xạ phức tạp có tác dụng đưa cơ
thể trở về tư thế ban đầu khi bị đặt vào một tư thế bất thường.
+ Củ não sinh tư trên là trung khu của phản xạ định hướng đối với ánh sáng như
các phản xạ co giãn đồng tử, nháy mắt, liếc mắt...
+ Củ não sinh tư dưới là trung khu của phản xạ đinh hướng đối với âm thanh như
các phản xạ vểnh tai, quay đầu...
3. Chức năng của tiểu não
Tiểu não có 3 đôi cuống: cuống tiểu não trên nối với bán cầu đại não, cuống tiểu
não giữa nối với cầu não, cuống tiểu não dưới nối với hành tuỷ và tuỷ sống. Nhờ đó
tiểu não giữa được mối liên hệ thần kinh phức tạp với các phần của hệ thần kinh trung
ương.
Tiểu não tiếp nhận các kích thích đi từ thụ quan bản thể của cơ, từ bộ phận tiền
đình của tai trong, từ võng mạc cầu mắt, từ thụ quan da. Sau khi tổng hợp và phân tích,
tiểu não sẽ:
- Gửi xung động lên gò thị rồi tới vùng vận động của bán cầu đại não. Vùng này
gửi xung động theo bó vỏ- tuỷ xuống tế bào vận động ở sừng trước của tuỷ sống để có
cử động tuỳ theo ý muốn.
- Gửi xung động lên nhân đỏ của cuống não và nhân tiền đình của hành tuỷ. Từ
đó sẽ có xung động theo bó đỏ-tuỷ để điều hoà trương lực cơ và theo bó tiền đình - tuỷ
để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Khi tiểu não bị rối loạn hoặc bị mất chức năng thì sự phối hợp các cử động cơ bị
mất chính xác, bước đi loạng choạng, cử động trở nên sai lầm lạc hướng (gọi là chứng
thất điều), run rẩy khí vận động, không thay đổi được các động tác gập duỗi, sấp ngửa,
quay... Ngoài chức năng phối hợp vận động và giữ thăng bằng cho cơ thể, tiểu não còn
tham gia điều hoà các chức năng dinh dưỡng như hoạt động tim mạch, hô hấp, tiêu
hoá, thân nhiệt. Chức năng này có liên quan đến vùng dưới đồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro