Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong trinh nghi dinh su 21.

Định hướng chiến lược về PTBV ở VN

ØPTBV là con đường tất yếu của VN

+ Mục tiêu tổng quát PTBV – Việt Nam

1- Thoả mãn nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, VH của nhân dân VN không chỉ cho thế hệ này mà còn cho cả các thế hệ mai sau

2- Xác định và hình thành các chính sách, kế hoạch hành động, XD các thể chế nhằm bảo đảm việc duy trì bền lâu nguồn TN thiên nhiên gắn với mọi mặt của quá trình PT KT - XH của đất nước.

+ Mục tiêu cụ thể của chiến lược PTBV ở VN

1- Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng, các HST, bảo đảm tính ĐDSH và các loài cây trồng vật nuôi

2- Đảm bảo việc sử dụng lâu bền TNTN

3- Bảo đảm CLMT cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp của con người.

4- Thực hiện kế hoạch hoá tăng trưởng và phân bố dân số cho cân bằng với một năng suất sản xuất bền lâu cần thiết cho cuộc sống với chất lượng tốt cho con người.

·Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền vững nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

· Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu bền.

·Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường. Yêu cầu bảo vệ môi trường luôn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trong phát triển bền vững.

·Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo; giữ gìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.

·Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

·Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

·Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới để phát triển bền vững. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra.

·Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

ØNhững lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên cho PTBV

·Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường.

·Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”.

-Thúc đẩy qtrình thay thế CN SX lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, bằng những CN tiên tiến hiện đại và thân thiện với MT và khuyến khích SX sạch

·Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

·Phát triển bền vững các vùng và địa phương.

2. Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên

·- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

·- Tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động.

·- Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị, phân bố hợp lý dân cư và lao động.

·- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

·- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

3. Những lĩnh vực môi trường cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững

·Chống tình trạng thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

-Bổ sung sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sơ hữu, Qhoach và Qly TN đất đối với tất cả các đối tượng sdung đất

·        Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

·        Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng

sản.

·        Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.

·        Bảo vệ và phát triển rừng.

·        Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp

·        Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

·        Bảo tồn đa dạng sinh học.

·        Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ BĐKH và hạn chế những ảnh hưởng có hại của BĐKH, phòng và chống thiên tai.

Ø  Tổ chức thực hiện PTBV

-         Vai trò lãnh đạo của nhà nước

-         Hợp tác quốc tế để PTBV

-         Sự tham gia của quần chúng

-         Chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các cá nhân và tổ chức quốc tế.

Nội dung chƣơng trình PTBV ở địa phƣơng

1. Khái niệm Chương trình nghị sự của ngành và địa phương là kế hoạch hành động, cụ thể hoá các mục tiêu, các chỉ tiêu và giải pháptrong định hướng chiến lược PTBV cấp quốc gia (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố tổ chức nghiên cứu, xây dưng và chỉ đạo thực hiện

Căn cứ, nguyên tắc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 21 của địa phương

Dựa trên 27 nguyên tắc của tuyên bố Rio De Janero tháng 6 năm 1992, hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển

Quyết định 1QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về ‘‘Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam’’ Thông tư 01/2005/TT-BKH ngày 09/02/2005 hướng dẫn triển khai Quyết định 153 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, thực hiện CT21. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Ø  PTBV ở địa phương

-         Khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên khoáng sản

-         Bảo vệ môi trường biển, đảo, hải đảo.

-         Bảo vệ và phát triển rừng

-         Quản lý chất thải rắn

-         Bảo tồn ĐDSH

-         Bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước, sử dụng bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: