CHƯƠNG MỞ ĐẦU VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
MỞ ĐẦU VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ
- Đất nước VN gồm 2 bộ phận: Bộ phận lãnh thổ trên đất liền và bộ phận là vùng biển,
thềm lục địa trong đó có nhiều đảo và quần đảo.
- Nước ta nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông là biển Đông.
- Toạ độ địa lý trên đất liền như sau:
+ Điểm cực bắc 23° 22B, tại xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
+ Điểm cực nam 8°30B tại xã Đất mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
+ Điểm cực Tây 102° 10Đ trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường tè tỉnh Lai Châu
+ Điểm Cực Đông 109° 24Đ tại bán đảo Hòn Gốm tỉnh Khánh Hoà
Chương 1
Khái niệm về Địa lý kinh tế
Như chúng ta đã biết mọi quá trình và hiện tượng đều diễn biến theo thời gian và trong một không gian nhất định. Các quá trình và hiện tượng kinh tế xã hội cũng vậy. Các quá trình kinh tế xã hội được biểu diễn dưới hình thức không gian bằng các hệ thống lãnh thổ kinh tế, xã hội rất đa dạng như: lãnh thổ các ngành sản xuất và kinh doanh, các hệ thống lãnh thổ các ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội, các hệ thống phân bố dân cư, hệ thống đô thị, hệ thống trung tâm, đầu mối và vùng công nghiệp, hệ thống các vùng kinh tế.
Ta có thể định nghĩa như sau: Địa lý kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian( lãnh thổ) tối ưu các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn.
Địa lý kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tế khu vực và quốc gia rất đa dạng, phát triển không đều, chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
- Nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội của các nước các khu vực trong mối tương quan của tổng thể kinh tế thế giới.
- Mỗi nước trên thế giới đều có đặc điểm riêng về địa lý có khu vực tương tự nhau, có khu vực khác nhau, trái ngược nhau dẫn đến phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Hay nói cách khác tuỳ theo vị trí địa lý mà có sự thuận lợi, hay không thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế xã hội còn phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật.
- Có nhiều nước có tiềm năng về tự nhiên nhưng vẫn nghèo.
- Có nhiều nước tiêm năng tự nhiên hạn chế mà
là nước giầu, phát triển
- Theo trình độ phát triển lý luận sản xuất và phân công lao động xã hội có thể phân các nước trên thế giới thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Các nước đã phát triển công nghiệp
+ Nhóm 2: Các nước đang phát triển.
- Xét về tổng thể thế giới kinh tế trên góc độ địa lý
+ Địa lý thế giới chia ra nhiều khu vực khác nhau.
+ Các khu vực đó có thuận lợi, khó khăn khác nhau trong sự phát triển kinh tế
+ Các khu vực đó tùy thuộc vào
điều kiện thuận lợi để phát triển
một ngành kinh tế mũi nhọn tạo
mối tương quan tổng thể kinh tế
thế giới.
Địa lý kinh tế Việt Nam
Là một môn kinh tế mang tính tổng hợp cao, trong giai đoạn hiện nay ĐLKT Việt Nam tập trung:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn phân bố sản xuất theo hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam với những điều kiện và đặc điểm riêng của Việt Nam.
- Đặc điểm địa lý tự nhiênViệt Nam rất phong phú.
+ Về địa hình núi, Đồng bằng, Trung du, Cao Nguyên,
Sông, Biển
+ Khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, phong nha.
+ Có khu vực tập trung đông dân cư có khu vực
thưa thớt, ít dân
Vì vậy: Có vùng thuận lợi phát triển kinh tế có vùng
khó khăn trong phát triển kinh tế, tuy nhiên tuỳ từng
khu vực địa lý có thể phát triển các loại hình sản xuất
khác nhau để phù hợp.
Xét về tổng thể: Việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi
khu vực trên cơ sở phát huy thế mạnh về vị trí địa lý
tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội chung của Toàn Quốc.
Ý nghĩa tầm quan trọng của môn học đối với Quy hoạch vùng
- Là ngành khoa học cơ bản trong việc hình thành cơ sở lý luận trong việc phân bố sản xuất và tổ chức lãnh thổ kinh tế.
- Việc phân bố sản xuất tổ chức lãnh thổ kinh tế nếu không xem xét đến các điều kiện của địa lý kinh tế sẽ không khai thác và sử dụng tốt, hợp lý các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động và các nguồn lực kinh tế xã hội. Đồng thời sẽ không tạo ra được hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội tối ưu.
- Vì vậy việc nghiên cứu địa lý kinh tế sẽ tạo ra được sự phân bố và sử dụng tiềm năng, nguồn lực 1 cách tối ưu, trên góc độ tổng thể tạo ra được hệ thống lãnh thổ kinh tế tối ưu
Ví dụ: Việc phát triển xã hội tại các khu vực miền múi, có nhiều rừng nguyên sinh động thực vật phong phú, nếu phát triển mà không xem xét khả năng khai thác, giữ gìn nguồn tài nguyên - nạn phá rừng - gây lũ lụt - ảnh hưởng hệ sinh thái. Việc tập trung dân cư vào các khu vực này để phát triển kinh tế - Chặt phá rừng để phát triển… Trong khi đó đây là khu vực có tiềm năng phát triển lâm nghiệp.
- Là kiến thức nên để nghiên cứu Quy hoạch vùng
- Quy hoạch vùng này với nhiệm vụ chính là tổ chức hệ thống dân cư đô thị nông thôn xác định các vùng chuyên canh (Đô thị - Công nghiệp - nông nghiệp - Du lịch - đại khu kinh tế).
- Nếu ta không có kiến thức về địa lý kinh tế, việc phân tích lựa chọn địa điểm sẽ không phù hợp với điều kiện địa lý gây mất cân bằng trong vùng cũng như toàn lãnh thổảnh hưởng tới phát triển kinh tế chung của Quốc Gia.
- Là môn học mang tính tổng hợp để phân tích, đánh giá tình hình, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của Quốc Gia của vùng - nghiên cứu Quy hoạch vùng
Đối tượng: Phân bố sản xuất theo hệ thống lãnh thổ kinh tế Việt Nam.
- Phân bố sản xuất: Là lựa chọn địa điểm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, hạ tầng, hệ thống dân cư.
- Việc phân bố sản xuất theo hệ thống lãnh thổ Việt Nam với điều kiện và đặc điểm phát triển của từng vùng, khu vực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
- Tóm lại muốn hiểu rõ đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế chỉ cần trả lời được các câu hỏi sau:
Địa lý kinh tế nghiên cứu ở đâu?
Sản xuất ra cái gì? Sản xuất bằng cách nào?
Tại sao ở chỗ đó, bằng phương pháp đó mà lại không phải ở chố khác bằng phương pháp khác?
Nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển phân công lao động xã hội theo lãnh thổ của VN, khả năng hội nhập của VN vào tiến trình phân công lao động khu vực và quốc tế.
- Hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội theo lãnh thổ (theo vùng) nhằm tạo ra những chuyển dịch cơ cấu kinh tế lế lãnh thổ mạnh mẽ và có hiệu quả theo hướng CNH, HĐH.
- Phân vùng và QHTT kinh tế xã hội, phân công lao động xã hội và ảnh hưởng của nó đến phát triển và phân bố sản xuất.
- Những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động các hình thức tổ chức không gian các loại hình đô thị các khu CN tập trung, các khu công nghệ cao, các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do.
- Lựa chọn vùng địa điểm cụ thể cho phân bố và đầu tư phát triển các loại hình cơ sở sản xuất và kinh doanh.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch và quản lý theo ngành với kế hoạch và quản lý theo lãnh thổ giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô về mặt lãnh thổ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro