Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương IV: TTHCM về đại đoàn kết dân tộc

Chương IV

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

I.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

1. Cơ sở hình thành

a.Thứ nhất: Truền thống đoàn kết dân tộc

- Từ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước, đã sớm nảy sinh ý thức đoàn kết cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn là ý thức dân tộc của người Việt Nam

- Phương thức tổ chức, kết cấu xã hội truyền thống vừa là cơ sở hiện thực, vừa là biểu tượng văn hoá đoàn kết cộng đồng người Việt: Gia đình – Làng xã – Quốc gia

- Truyền thống đoàn kết quê hương

- Tham khảo, đúc rút kinh nghiệm của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

b.Thứ hai: Tổng kết những bài học kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới

- Việt Nam:

      + Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu XX là chưa có lực lượng lãnh đạo, chưa có đường lối và phương pháp đoàn kết đúng đắn, do vậy chưa tập hợp được lực lượng thống nhất toàn dân tộc

      + Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã thấy được những hạn chế của các nhà yêu nước tiền bối, và Người đã quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới, phương thức đoàn kết mới, vượt ra khỏi hệ tư tưởng và phương thức đoàn kết truyền thống

-Thế giới:

      + Phong trào yêu nước của các nước thuộc địa, đặc biệt là các nước phương Đông đều không thành công vì:

            > Rơi vào thế “đơn độc”, không biết liên kết với các dân tộc xung quanh

            > Chưa biết tổ chức và lãnh đạo đoàn kết

      + Chính sách nhất quán của chủ nghĩa thực dân: “Chia để trị”, gây mâu thuẫn, xung đột, chia rẽ trên các lĩnh vực: Lãnh thổ, kinh tế, văn hoá…

c.Thứ ba: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết:

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, liên minh công nông, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

d.Thứ tư: Yếu tố chủ quan:

Xuất phát từ tư tưởng thân dân, tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý hơn nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”

2. Quan điiểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc:

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược:

- Đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời

- Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong các phong trào yêu nước chống Pháp là diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, cả dân tộc chưa hợp thành một lực lượng thống nhất

- Đại đoàn kết là chiến lược, song không phải là không có sách lược trong từng giai đoạn cụ thể về lực lượng, tổ chức, phương pháp phù hợp, nhưng “sách lược đó nằm trong chiến lược”

b. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

- Đoàn kết là phương tiện, cao hơn phương tiện, trở thành mục tiêu của cách mạng

- Muốn thực hiện được mục tiêu, điều quan trọng, có ý nghĩa hàng đầu là phải tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, từ đó xây dựng khối đoàn kết toàn dân

c. Đoàn kết phải phân biệt bạn thù

d. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

- Khái niệm “dân” “nhân dân” trong tư tưởng HCM

- Tư tưởng khoan dung, nhân nghĩa nhằm tăng cường đoàn kết của HCM

- Đoàn kết phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, trên cơ sở khối liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng

e. Đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo

- Đoàn kết không chỉ dừng lại ở những quan niệm, những lời kêu gọi mà phải trở thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng có tổ chức, đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất

- Đoàn kết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

II. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

1. Tính tất yếu:

a. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin:     

- Các nhóm, các cộng đồng, dân tộc có cùng quyền lợi bao giờ cũng có khuynh hướng xích lại gần nhau, liên kết với nhau, và sự kết hợp này ngày càng gia tăng (đây là nguyên lý thống nhất)

- Cách mạng vô sản muốn thành công, phải tạo ra hình bình hành lực

b. Bối cảnh thời đạ

Thời đại Hồ Chí Minh bước vào cuộc đời hoạt động chính trị là thời đại đang diễn ra những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ…

- CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc, xuất hiện mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, đặc biệt là “sự thức tỉnh châu Á”

- Thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của Nhà nước XôViết, Quốc tế cộng sản tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới, mở ra sự chuyển hướng của cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản

- Sự phát triển không đều của CNTB làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới

2. Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về quan hệ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

- Sức mạnh dân tộc

- Sức mạnh thời đại

- Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và khoa học kĩ thuật

3. Quan điểm cơ bản của HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

a. Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng thế giới 

- Nắm bắt đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại:

            + Tìm ra phương thức sản xuất chủ đạo

            + Tìm ra giai cấp trung tâm

            + Nội dung và những đặc điểm chủ yếu của thời đại

            + Phương hướng phát triển chính của thời đại

(Các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và những người yêu nước khác đã không tìm ra được xu thế phát triển thời đại, do vậy đã không tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc)

- Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng thế giới:

            + “Cách mạng An Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam”

            + Sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, và sự nghiệp cách mạng Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào tiến trình tiến bộ chung của cách mạng thế giới

b. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với CNXH

c. Giữ vững độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ thế giới, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả

d. Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, hợp tác “sẵn sàng làm bạn với các nước dân chủ”

III. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH

- Tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế

- Kiên trì cảnh giác, đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: