Chương 9
Chương 9: Tiếng ồn giao thông đô thị
I. Các khái niệm cơ bản.
1. Đặc tính của tiếng ồn.
2. Độ ồn giao thông.
3. Quan hệ giữa độ ồn và cường độ xe chạy.
4. Quan hệ giữa độ ồn và khoảng cách.
5. Phân cấp khu vực về độ ồn và độ ồn cho phép trong thiết kế.
II. Các biện pháp giảm tiếng ồn giao thông.
**********************************
I. Các khái niệm cơ bản.
1. Đặc tính của tiếng ồn.
Tiếng ồn đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay gây ra. Tiếng ồn được gây ra còn do các xí nghiệp, nhà máy và công trường xây dựng hoặc các loa đài phát thanh và phương tiện truyền thông. Tại đô thị nước ta tiếng ồn của các phương tiện giao thông gây ra không chỉ có tiếng động cơ mà còn là tiếng còi xe, đặc biệt là ở những điểm ùn tắc.
Tiếng ồn giao thông đô thị chủ yếu phát ra vào ban ngày dưới dạng “dải” (“băng”) dọc theo đường và sóng ồn ra hai bên theo từng đợt xe chạy.
Do đặc tính đó mà được phép sử dụng ngưỡng tiếng ồn tăng thêm 15dB so với tiếng ồn do các nguyên nhân gây ra tiếng ồn liên tục và tập trung khác.
Độ ồn giao thông lớn nhất quan sát được vào khoảng 90 – 95 dB là trên đường cao tốc thành phố với lưu lượng xe chạy khoảng 2 – 3 000 xe/h (có thể lớn hơn).
Tiếng ồn tại các đô thị của VN hiện nay đã vượt mức cho phép 2 – 15dB.
Trong điều kiện độ ồn lớn và liên tục người dân có thể bị ảnh hưởng đến thính giác, ù tai, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, các bệnh tim mạch, gây cáu gắt... Tuổi thọ của người dân sống trong các thành phố lớn, nơi liên tục chịu tác động của tiếng ồn, cũng bị giảm xuống. Theo thống kê của các nhà khoa học Áo, tuổi thọ trung bình có thể bị giảm từ 8 đến 12 năm do tác động của tiếng ồn. Chịu tác động nhiều nhất là những người lớn tuổi.
2. Độ ồn giao thông.
Đơn vị đo tiếng ồn: đêxiben (dBA).
- Độ ồn L50: Ví dụ: L50 = 65, tức là 50% thời gian do tiếng ồn có độ ồn ≥ 65 dB.A
- Đánh giá mức độ ồn cho từng đoạn đường có đặc điểm tương đối đồng nhất.
Hình 9-1. Cách xác định L50
Ví dụ số liệu đo tiếng ồn:
Số lần đo
1
2
3
4
5
L (dB.A)
≥ 80
70
60
40
30
t%
12
31
59
87
93
L = f(t)
Suy ra: L50 = 67 dB.A
(Cách làm như trên được sử dụng ở Pháp và nhiều nước Châu Âu)
- Thời gian đo tiếng ồn: tùy theo mỗi nước
Nguyên tắc: chọn lúc có nhiều xe qua lại (giờcao điểm)
- Vị trí đặt máy đo tiếng ồn:
+ CH Pháp và nhiều nước Châu Âu: cách mép mặt đường 3m
+ Liên Xô cũ: • cách tim làn xe ngoài cùng 7m
• độ cao đo so với mặt đường là 1,2m
Một số số liệu về tiếng ồn (Mức độ ồn và cảm giác):
Nguồn sinh tiếng ồn
Mức độ ồn, dB.A
Cảm giác
+ Động cơ phản lực của máy bay, cách 100m.
+ Ôtô khi tăng tốc, cách 10m
+ Xưởng cơ khí
+ Trao đổi, tranh luận sôi nổi
+ “Yên tĩnh” ở ngoài đồng ban đêm
+ Trường quay phim khi ghi hình
120
85
65
60
25
20
Nhức óc
Rất ồn
Khá khó chịu
Ồn trung bình
Yếu
Rất yếu
- Ngưỡng khó chịu: không cố định, phụ thuộc vào tâm sinh lý, độ tuổi của mỗi người. Theo nghiên cứu của cơ quan môi trường châu Âu tiếng ồn vượt quá 65dB dễ làm cho con người rơi vào trạng thái mất ngủ, cáu gắt và thậm chí kích động.
Ngưỡng ồn
Trạng thái
Ngưỡng ồn, dB.A
Yên tĩnh, ban đêm
Yên tĩnh, ban ngày
Văn phòng
Trụ sở buôn bán
30
40
50
60
3. Quanhệgiữa độồnvà cường độxechạy.
Xác định theo thực nghiệm
- CH Pháp:
L50 = A + B.logN
Trong đó:
N – cường độ xe chạy giờ cao điểm (xe/h)
A – hệ số kinh nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ xe chạy, A = f(V)
B – hệ số đặc trưng tính liên tục của dòng xe
B = 1 - dòng xe liên tục
B = 20 - dòng xe không liên tục hay lưu lưu lượng nhỏ.
- Liên Xô cũ:
Ltđ = 50 + 8,8logN
Công thức trên tính toán cho điều kiện trung bình và mặt đường là bê tông nhựa
o nếu có nhiều xe tải, xe buýt: cộng thêm 2 dB.A
o nếu chất lượng đường xấu, xe không thể chạy nhanh: cộng thêm 3 dB.A
o đường có dốc: cộng thêm 3 dB.A
o mặt đường BTXM: cộng thêm 3 dB.A
- Việt Nam:
Trêncơ sởsốliệu đo đạctrên đườngBắcThăngLong – NộiBài, ViệnKHKTGTVT đã xâydựng đượcquanhệsau:
+ Đối với trạm thu phí
L = 30 + 21,64logN
+ Đối với khu dân cư ven đường
L = 58,2 + 8,085logN
4. Quan hệ giữa độ ồn và khoảng cách.
Độ giảm mức độ ồn DL tại khoảng cách R so với tim làn xe ngoài cùng
Trong đó:
Ro – khoảng cách từ điểm đo “chuẩn” tới làn xe chạy trên đường, nếu có nhiều làn xe thì lấy:
Ro,tb = 1/2.(Rog + Rox)
Với: Rog – khoảng cách từ điểm đo “chuẩn” tới làn xe gần nhất
Rox – khoảng cách từ điểm đo “chuẩn” tới làn xe xa nhất
Nếu biết yêu cầu giảm mức độ ồn DL, suy ra:
5. Phân cấp khu vực về độ ồn và độ ồn cho phép trong thiết kế.
- CH Pháp: chia thành 3 khu vực
o Khu vực I: mức độ ồn lớn hơn 73 dBA
o Khu vực II: mức độ ồn giữa 63 và 73 dBA
o Khu vực III: mức độ ồn nhỏ hơn 63 dB.A (dưới mức này nói chung không có vấn đề gì cần quan tâm về chống tiếng ồn)
Như vậy: không nên xây nhà cửa ở Khu vực I.
Độ ồn cho phép trong thiết kế đường là L50 = 68 dB.A
- Liên Xô cũ:
Độ ồn cho phép trong thiết kế đường là Ltđ = 60 dB.A
II. Các biện pháp giảm tiếng ồn giao thông.
· Bố trí các khu dân cư ra xa đường ôtô có cường độ xe chạy lớn: bố trí cách mép đường 25m thì giảm được 4 dBA.
· Đóng kín cửa về phía hướng ra đường
+ Loại cửa sổ thông thường: giảm được 20 dB.A
+ Loại cửa sổ thông thường, bịt khe hở: giảm được 25 dB.A
+ Loại cửa sổ 2 lớp kính dày: giảm được 35 dB.A
· Đặt tường chống ồn
+ Tường đơn giản: giảm được 9 – 12 dB.A
+ Tường loại 150 kg/m2 (BTXM): giảm được 40 dB.A
+ Tường loại 300 kg/m2 (BTXM): giảm được 50 dB.A
Trên nhiều tuyến đường cao tốc của các nước phương Tây, những đoạn đi gần thành phố người ta xây lên nhiều bức tường kính dài vài cây số để ngăn chặn tiếng ồn từ động cơ xe phát ra không làm ảnh hưởng tới khu dân cư, đặc biệt là vào ban đêm.
· Biện pháp đối với các phương tiện giao thông:
Kiểm tra chặt chẽ tình trạng kỹ thuật và mức độ gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
Quy định mức độ tiếng ồn cho phép đối với từng loại phương tiện:
Ví dụ ở CH Pháp (theo TC 150R362):
+ Xe con: 82 dBA
+ Môtô: 84 dBA
· Biện pháp về tổ chức giao thông:
- Hạn chế xe có tải trọng lớn lưu thông trong thành phố (có thể theo giờ quy định);
- Hạn chế tốc độ xe chạy (theo nghiên cứu của cơ quan môi trường châu Âu: khi vận tốc trung bình giảm từ 60 km/h xuống 45 km/h, tiếng ồn giảm được gần 40%);
- Loại bỏ đèn đỏ ở các nút giao thông bằng cách sử dụng nút khác mức
- Phối hợp các đèn tín hiệu tổ chức giao thông theo “làn sóng xanh”;
· Về giải pháp thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng đường:
- Bình đồ: tránh sử dụng những đoạn tuyến có yếu tố hình học thay đổi đột ngột
- Trắc dọc: tránh những dốc lớn hơn 2%
- Cấu tạo mặt đường:
o mặt đường nhựa các loại giảm 2 dBA so với mặt đường BTXM
o mặt đường khô ráo giảm 2 dBA so với mặt đường ẩm ướt
- Đường đào trên 4m giảm 3 – 5 dBA
- Chọn tuyến lợi dụng các công trình đã xây dựng làm vật chắn giảm tiếng ồn như: đê, nhà máy, kho tàng,…
- Trồng cây xanh 2 bên đường có chiều cao từ 1,5 – 5m;
- Hạn chế số lượng các nút giao thông trên một tuyến đường;
- Bảo dưỡng và sửa chữa nền đường, mặt đường kịp thời để đảm bảo xe chạy êm thuận.
· Về thiết kế quy hoạch chung đô thị:
- Phân chia đô thị thành các khu vực theo chức năng với yêu cầu và quy định cụ thể về tiếng ồn: khu vực sản xuất, khu vực sinh sống, khu vực trường học, khu vực nghỉ dưỡng,…
- Bố trí các công trình không đòi hỏi về tiêu chuẩn mức ồn cạnh đường để tạo hàng chống tiếng ồn giao thông cho khu nhà ở bên trong như: nhà chứa xe, phân xưởng, kho tàng,…
- Bố trí các tòa nhà vuông góc với hướng của đường (đầu hồi quay ra đường) có thể giảm được 3 dBA;
- Không xây dựng đường sắt trong trung tâm thành phố hoặc khu dân cư.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro