Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong 8

Chương 8:

Câu 1: Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

a. Mục tiêu nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo:

• Cơ hội và thách thức

- Cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển, xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nc ta mở rộng hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao uy tín và vị thế của nc ta trên trường quốc tế.

- Thách thức: những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội pham xuyên quốc gia... gây tác động bất lợi với nc ta. Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia biến động trên thị trường quốc tế tác động nhanh, mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính. Các thế lực thù địch sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá chế độ chính trị nc ta.

Những cơ hội và thách thức trên có tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.

• Mục tiêu: Lấy việc giữ môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nc, kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH, HĐH thực hiện dân giàu,..., phát huy vai trò và nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.

• Nhiệm vụ: Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển ktxh, CNH, HĐH đất nc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

• Tư tưởng chỉ đạo:Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đày đủ, sâu sắc các quan điểm sau:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác; đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu, bị đẩy vào thế cô lập.

- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế đọ chính trị, xã hội.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhà nc và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

- Giữ vững ổn định chính trị, ktxh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy nhanh nhịp độ cải cách cơ chế, thể chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nc.

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đồng thời phát huy vai trò của nhà nc, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Một số chủ trương chương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết TW lần 4 khóa 10 đề ra:

- Đưa ra các quan hệ quốc tế đã đc thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giơi, nc ta có địa vị bình đẳng, có đk để đấu tranh bảo vệ quyền lợi DN.

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp, trong đó cần tận dụng những ưu đãi mà WTO dành cho các nc đang và kém phát triển.

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO. Bảo đảm tính đòng bộ của hệ thống pháp luật, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy sự hình thành, phát triển kinh tế nhiều thành phần.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nc. Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp, thực hiện công khai minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực điều hành của chính phủ, tich cưc thu hút đầu tư nc ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô, cơ cấu, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của sp trên thị trường.

- Giải quyết tốt các vần đề ktxh va môi trường trong quá trình hội nhập. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong quá trình hội nhập, tiếp thu các tinh hoa của nhân loại. Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm,...hạn chế nhập khẩu những sản phẩm có hại cho môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập, có các phương án chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của những thế lực chống phá.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nc và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, nhà nc và nhân dân nhằm tăng cường hiệu quả đối ngoại.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của NN đối với các hoạt động đối ngoại. Tập trung xây dựng cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và xây dưng giai cấp công nhân trong đk mới.

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử và tóm tắt các giai đoạn hình thành đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng:

• Hoàn cảnh lịch sử:

- Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ 20:

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, các dân tộc.

+ Các nc XHCN lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu thập kỷ 90, chế độ XHCN ở Liên Xô suoj đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự TG đc hình thành từ sau thế chiến 2 trên cơ sở hai khối đối lập do LX và Hoa Kì đứng đầu tan rã, mở ra một trật tự thế giới mới, xu thế chung của TG là hòa bình và hợp tác phát triển.

+ Trc diễn biến mới, các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động.

+ Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nc, nhất là những nc đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp trong đó sức mạnh kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.

- Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó:

+ Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình ll sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và khu vực.

+ Những tác động tích cực của toàn cầu hóa: trên cơ sở thị trường đc mở rộng, trao đổi hàng hóa tăng mạnh đã thúc đẩy sự sản xuất của các nc. Mặt khác, tòa cầu hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.

+ Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa: bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, làm gia tăng sự phân cực giữa nc giàu và nc nghèo.

+ Các nc muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.

- Khu vưc Châu Á- Thái Bình Dương: Từ những năm 90, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến mới: Tồn tại những bất ổn ( vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng Biển Đông, các nc trong khu vực tăng cường vũ trang) nhưng có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.

- Yêu cầu nhiệm vụ của CMVN:

+ Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với VN từ nửa cuối thập kỉ 70 tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội ở nc ta. Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bao vây cấm vận tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác các nc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tậ trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nc ta.

+ Ở trong nc, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan khác, nền kinh tế VN lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Vì vậy, ta phải phát huy tối đa các nguồn lực trong nc đồng thời huy động các nguồn lực nc ngoài để chống tụt hậu vè kinh tế.

• Các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối:

- Giai đoạn 86-96: Xác lập và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế:

+ Tháng 12 - 87, lần đầu tiên luật NN tại VN đc ban hành

+ 89, lần đầu tiên Vn xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh XNK

+ 5-88, bộ chính trị ra quyết định số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế với các chủ trương đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối ngoại của Đảng trong tình hình mới, đăt nền móng cho sự hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế.

+ ĐH 7 ( 6-91): đề ra chủ trương hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nc, không phân biệt chế đọ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.

+ Cơ sở đưa ra đường lối nhận biết đc lợi ích trong quan hệ không chi cho giai cấp mà còn có lợi cho toàn thể dân tộc, khu vực.

+ Phương châm: VN muốn làm bạn với tất cả các nc trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.

+ Tóm lại, phương châm và về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng ta là mục tiêu chung của thời đại, phấn đấu vì hòa bình và phát triển.

+ Cương lĩnh xây dựng đất nc trong thời kỳ quá độ lên CNXH đc ĐH 7 thông qua đã xác định mục tiêu hữu nghị và hợp tác với nhận dân tất cả các nc trên tg.

+ Các hội nghị TW tiếp tục cụ thể hóa quan điểm ĐH 7 về lĩnh vực đối ngoại. Trong đó hội nghị 3 khoá 7 nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

+ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7 triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Giai đoạn 96 đến nay:

+ Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

+ ĐH 8 của Đảng tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế, hợp tác về nhiều mặt với các nc và xây dựng nền kinh tế mở như tăng cường quan hệ kinh tế với các nc láng giềng,...

+ Hội nghị lần 4 BCH TW khóa 8 chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn lực bên ngoài, khẩn trương và vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với mỹ gia nhập APEC và WTO

+ So với ĐH 7 thì ĐH 8 có nhiều tích cực hơn như:

• Chủ trương mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác.

• Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.

• Lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư nc ngoài

+ ĐH đại biểu toàn quốc lần 9, Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

• Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ về đường lối chính sách.

• Có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, kết hợp nội lực và ngoại lực để hình thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nc.

• Đủ đk để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ ĐH 9 đã phát triển phương châm đại hôi 7 là VN muốn các nc trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, phát triển và độc lập thành " VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

• Tháng 11/2001, bộ chính trị ra nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế với 9 nhiệm vụ và 6 phương pháp tổ chức hội nhập.

• 5/1/04, Hội nghị lần 9 nhấn mạnh chuẩn bị tốt các điều kiện trong nc để sớm ra nhập WTO và kiên quyết đấu tranh với các lợi ích cục bộ kìm hãm quá trình hội nhập.

+ ĐH đại biểu toàn quốc lần 10 tiếp tục thực hiện quan điểm ĐH 9 đồng thời đề ra chủ trương:

• Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong việc quyết định đường lối, chính sách, lường trc những khó khăn, thử thách cũng như tận dụng thuận lợi.

• Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị điều chỉnh đổi mới bên trong sao cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

=> Kết luận: Chứng tỏ nền kt VN sau 10 năm đổi mới đã có bc phát triển đồng thời Đảng ta đã nhận thức đc trong quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một cách đồng bộ. Hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, da dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #zany