chương 5 ktct
Chương V
Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Muốn nghiên cứu quá trình lưu thông tư bản, quá trình vận động của tư bản cá biệt cần thông qua việc nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
I- Tuần hoàn của tư bản
1. Ba giai đoạn vận động và biến hoá hình thái của tư bản trong quá trình tuần hoàn
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:
TLSX
T − H
SL§
...SX ...H' - T'
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn
sản xuất.
a) Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông:
TLSX
T − H
SL§
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ thực hiện chức
năng là phương tiện mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và sau khi mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
b) Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất
TLSX H
SL§
...SX ...H'
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức
năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
c) Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông: H' - T'
Hàng hoá được tạo ra trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang hình thái tư bản hàng hoá (H), trong đó chứa đựng không chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà còn có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, tư bản hàng hoá có chức năng thực hiện giá trị hàng hoá trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Sự vận động qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: từ hình
thái tiền tệ ban đầu của vòng tuần hoàn rồi quay về dưới hình thái tiền tệ cuối của vòng tuần hoàn; quá trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng. Như vậy, sự vận động liên tiếp qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn, tư bản mang một hình thái nhất định và có một chức năng nhất định được gọi là tuần hoàn tư bản.
Nghiên cứu sự biến hoá từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất rồi đến tư bản hàng hoá, mà sự vận động của chúng như một chuỗi những biến hoá hình thái của tư bản cho thấy tư bản không phải là vật ở trạng thái tĩnh, mà nó lấy vật làm hình thái tồn tại trong quá trình vận động.
Thực tiễn sản xuất và lưu thông cho thấy không phải lúc nào các giai đoạn và các hình thái tư bản trong quá trình tuần hoàn đều ăn khớp với nhau mà không có sự ách tắc và gián đoạn. Mỗi sự ách tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay đình trệ cho sự tuần hoàn của tư bản. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tư bản nằm lại ở mỗi giai đoạn. Do vậy, thu hẹp hay kéo dài các thời gian đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thoả mãn. Đó là: các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn.
Trong các loại tư bản, chỉ có tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất) mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm ba giai đoạn và mới lần lượt mang vào và trút bỏ ba hình thái tư bản.
2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
Trong sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp, mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và làm điểm kết thúc của tuần hoàn, tạo nên ba hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất và tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
a) Tuần hoàn của tư bản tiền tệ:
TL SX
H
SL D
...SX ...H '
−T ' (viết gọn lại là T - T').
Mở đầu và kết thúc đều là tiền, ở đây sự vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận
động của tiền, còn hàng hoá hay sản xuất chỉ là những yếu tố trung gian để tiền đẻ ra tiền. Hình thái tuần hoàn này phản ảnh rõ rệt nhất mục đích, động cơ vận động của tư bản là làm tăng giá trị hay giá trị thặng dư, mà giá trị thặng dư như C.Mác nói hình thức biểu hiện chói lọi nhất của nó là hình thái tiền. Bởi vậy T - T' là hình thái biểu hiện phiến diện nhất, che giấu quan hệ bóc lột nhất, nhưng cũng đặc trưng nhất cho sự vận động của tư bản.
b) Tuần hoàn của tư bản sản xuất:
SX - H' - T' - H
TL SX SL D
... SX
Trong hình thái này, mở đầu và kết thúc là sản xuất, còn hàng hoá và tiền tệ chỉ là
những yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H' - T' - H chỉ là điều kiện cho sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ ra được mục đích và động cơ vận động
của tư bản, nhưng lại phản ảnh rõ nét nguồn gốc của tư bản và nguồn gốc của tích luỹ tư
bản, vì giá trị thặng dư được sinh ra và lớn lên trong quá trình tuần hoàn này.
c) Tuần hoàn của tư bản hàng hoá:
TL SX
H' - T' - H
SL D
... SX ... H '
Trong hình thái tuần hoàn này, điểm mở đầu và kết thúc đều là hàng hoá và sự
vận động của nó biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá. Còn sản xuất và tiền tệ chỉ là những hình thức trung gian, chỉ là điều kiện cho sự vận động của hàng hoá. Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu thông hàng hoá.
Mở đầu tuần hoàn là tư bản hàng hoá (H'), sự chuyển hoá H' - T' bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Do đó, hình thái tuần hoàn này không chỉ là hình thái vận động của tư bản công nghiệp cá biệt, mà còn là hình thái thích hợp để phân tích sự vận động của tư bản xã hội.
Tóm lại, tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá. Tính thống nhất này phụ thuộc vào những điều kiện bảo đảm cho tính liên tục không gián đoạn của các giai đoạn, các hình thái tư bản và tỷ lệ phân chia tư bản thành ba hình thái tuần hoàn nói trên. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều hoàn cảnh khác nhau ở từng ngành khác nhau. Trong những thập niên gần đây ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa xuất hiện những yếu tố làm cho quy mô tư bản ứng trước ngày càng tăng như: do cạnh tranh, do công nghệ hiện đại, do khó khăn về tiêu thụ và việc vươn tới những thị trường ngày càng xa và với yêu cầu chất lượng cao. Nhưng cũng có những yếu tố làm giảm quy mô tư bản ứng trước như công nghệ mới, tổ chức quản lý khoa học, quan hệ tín dụng, tốc độ chu chuyển tư bản.
II- Chu chuyển của tư bản
Khi nghiên cứu tuần hoàn của tư bản, vấn đề thời gian và tốc độ vận động, những
nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển và tác dụng của nó chưa được đề cập. Nhưng
các vấn đề đó lại có tầm quan trọng để hiểu rõ hơn nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong điều kiện của kinh tế thị trường. Những vấn đề này thuộc nội dung của lý luận chu chuyển tư bản.
1. Chu chuyển tư bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển tư
bản
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng cả hai đều nghiên cứu sự vận động của tư bản. Bởi vậy, tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản có quan hệ mật thiết với nhau.
a) Chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
b) Thời gian chu chuyển tư bản
Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông.
Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian này lại bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn lao động + Thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động
để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất, vì nó tạo ra giá trị hàng hoá.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động trực tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây lúa tự lớn lên, rượu ủ men, gạch mộc hoặc gỗ phơi cho khô... Thời kỳ này có thể xen kẽ với thời kỳ lao động hoặc tách ra thành một thời kỳ riêng biệt; có thể dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về, sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá trình sản
xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục. Quy mô dự trữ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của các ngành, tình hình thị trường và năng lực tổ
chức, quản lý sản xuất...
Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là không tránh khỏi nhưng nói chung thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp. Rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Thời gian lưu thông = Thời gian mua + Thời gian bán.
c) Tốc độ chu chuyển tư bản
Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước. Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn trong một năm. Nếu gọi (N) là tốc độ chu chuyển tư bản, gọi (ch) là thời gian của một vòng chu chuyển tư bản, (tính theo đơn vị ngày hoặc tháng) và gọi (CH) là thời gian tư bản vận động trong một năm (360 ngày hoặc 12 tháng), ta có công thức tính tốc độ chu
chuyển tư bản là:
N = CH
ch
Từ công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển tư bản vận động tỷ lệ nghịch với
thời gian chu chuyển tư bản. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản càng ngắn thì tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh và ngược lại.
Thí dụ 1: Một tư bản có thời gian chu chuyển là 90 ngày/vòng, theo công thức trên ta có số vòng chu chuyển trong năm của tư bản đó là:
N = 360
90
ngµy
ngµy
= 4 vßng/n¨m
Thí dụ 2: Một tư bản có thời gian chu chuyển tư bản là 6 tháng/vòng, theo công
thức trên ta có:
N = 12
6
th¸ng th¸ng
= 2 vßng/n¨m
2. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận và có thời gian chu chuyển khác nhau về mặt giá trị, do đó ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức (đặc điểm) chu chuyển về mặt giá trị nhanh hay chậm của
các bộ phận tư bản để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu
động.
a) Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng..., tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chính đặc điểm của loại tư bản này đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn.
b) Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ..., giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất hàng hoá. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Đối với tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng hoặc do bị phá huỷ của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định mất giá trị và giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học - công nghệ.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần.
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương trường. Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản phẩm ở cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản cố định. Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện dễ dàng.
Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt,
cùng với những máy móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm
chuyên môn hoá theo các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt. Đồng thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công nhân. Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng cách lạc hậu về các thế hệ kỹ thuật và công nghệ.
3. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước a) Chu chuyển chung
Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển của tổng tư bản ứng trước. Nó là tốc độ chu chuyển trung bình của giá trị tư bản cố định và tư bản lưu động. Chu chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ chu chuyển của hai bộ phận tư bản nói trên. Tốc độ chu chuyển chung của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định và giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm chia cho giá trị của tổng tư bản ứng trước. Nếu gọi T là tốc độ chu chuyển chung
của tổng tư bản ứng trước; gọi GCĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định
trong năm; gọi GLĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm và gọi K là tổng tư bản ứng trước, ta có công thức tính sau đây:
G + G
T = C§ L§
K
(1)
Trong đó: - GCĐ = Giá trị tư bản cố định / Số năm sử dụng
- GLĐ = Giá trị tư bản lưu động x Số vòng (lần) chu chuyển của nó trong năm.
Thí dụ: Một xí nghiệp tư bản có tư bản ứng trước là 100.000$. Trong đó, tư bản cố định là 80.000$ được sử dụng trong 5 năm và tư bản lưu động là 20.000$, cứ 2 tháng chu chuyển 1 vòng, hay chu chuyển 6 vòng trong 1 năm.
Theo công thức trên ta có:
GCĐ = 80.000$ / 5 năm = 16.000$ và
GLĐ = 20.000$ x 6 vòng = 120.000$
Thay vào (1) ta có:
T = 16.000
+ 120.000
= 1,36 vßng/n¨m
100.000
Thí dụ trên cho thấy tốc độ chu chuyển chung của tư bản ứng trước tỷ lệ thuận với tổng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động, tỷ lệ nghịch
với tổng tư bản ứng trước.
b) Chu chuyển thực tế
Chu chuyển thực tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian để giá trị tư bản cố định được khôi phục hoàn toàn, hay được chuyển hết giá trị vào giá trị của sản phẩm mới. Theo thí dụ trên, thì tốc độ chu chuyển thực tế của toàn bộ tư bản ứng trước 1 vòng là 5 năm.
4. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản a) Tác dụng nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản.
Trước hết, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Ta gọi tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm (M') là tỷ lệ tính bằng phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm (M) với tư bản khả biến ứng trước (V).
M' = M V
x 100% =
m x n
V
x 100% =
m' . n
Trong đó m là giá trị thặng dư tạo ra trong 1 vòng chu chuyển; (m/v) = m' là tỷ
suất giá trị thặng dư thực tế, n là số vòng chu chuyển trong năm.
b) Nhân tố và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
Từ công thức tốc độ chu chuyển tư bản cho thấy thời gian chu chuyển tư bản phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Nói cách khác, phụ thuộc vào những biện pháp phát huy các nhân tố thuận lợi và hạn chế nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của 1 vòng chu chuyển tư bản.
Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài sự phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất khác nhau, còn phụ thuộc vào trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ và sự ứng dụng vào quá trình sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tổ chức phân công lao động và trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất. Những tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử
dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học..., từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản.
Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tình hình thị trường (cung - cầu và giá cả...); khoảng cách từ sản xuất đến thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải... Mặc dù, sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò rất quan trọng đối với thời gian sản xuất, song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động của tư
bản.
Tóm lại, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các
tư bản diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi của những nhân tố nói trên để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro