Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1


Câu 1: Rủi ro lãi suất là gì? Có những loại rủi ro lãi suất nào? Loại nào là khó khắc phục nhất, vì sao?

Rủi ro lãi suất là những tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng.

Những loại rủi ro lãi suất:

- Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro mà lợi nhuận ngân hàng giảm do thu nhập từ lãi của các tài sản đầu tư thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kì hạn của tài sản đầu tư ngắn hơn kì hạn của vốn huy động trong điều kiện lãi suất thị trường giảm.

- Rủi ro giá thị trường: là rủi ro mà giá thị trường của ngân hàng giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị trường của TS và nợ.

Câu 2: Có những nguyên nhân nào gây ra rủi ro lãi suất? Nguyên nhân nào là khó khắc phục nhất? Vì sao?

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất

- Sự không câu xứng về kì hạn của TSC và TSN: các TSC và TSN của NH có kì hạn khác nhau. Khi gắn chúng với lãi suất các NH quan tâm đến kì hạn đặt lãi. Căn cứ vào kì hạn khoản vay mà NH có kì hạn đặt lại lãi suất cho phù hợp. Từ đó NH sẽ chi TSC và TSN thành loại nhạy cảm vơi lãi suất là loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi. NH có khe hở lãi suất dương nếu TSC nhạy cảm lớn hơn TSN nhạy cảm nghĩa là kì hạn huy động dài hơn sử dụng và ngược lại.

- Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng: quan hệ cung cầu về tín dụng trên thị trường thường xuyên thay đổi, do đó lãi suất thị trường cũng thay đổi theo. Ngân hàng rất khó kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của nó. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương thì sự tăng giảm về chênh lệch lãi suất tỷ lệ thuận với sự tăng giảm lãi suât trên thị trường liên ngân hàng và ngược lại.

- Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng: trong suốt một thời gian dài trước đây các NHTM VN sử dụng chế độ lai suất cố định theo quy định của NHNN, hầu hết những dự án cho vay thường áp dụng mức lãi suất cố định và phần lớn những người gửi tiết kiệm cũng yêu cầu lãi suất cố định để phòng ngừa rủi ro. Khi lãi suất thị trường thay đổi thì những hợp đồng này có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

Nguyên nhân sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH là khó khắc phục nhất vì lãi suất thị trường thay đổi thường xuyên, NH rất khó có thể kiểm soát được mức độ và xu hướng biến động của nó, NH chỉ có thể phản ứng điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn KD hiệu quả nhất.

Câu 3: Để lượng hóa rủi ro lãi suất, các ngân hàng có thể áp dụng những mô hình nào? Mô hình nào là hoàn hảo nhất? Vì sao?

Một số mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất:

a, Mô hình kì hạn đến hạn

Đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng giá trị đối với một danh mục tài sản:

+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản

+Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn.

b, Mô hình định giá lại

Việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lếch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định . Để sử dụng mô hình này, trước hết toàn tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng sẽ được phân thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theocác mức kỳ hạn, tính trêncơ sở thời hạn còn lại của tài sản. Cơ sở phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất ( đối với tài sản có ) và chi phí trả lãi( đối với tài sản Nợ ) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi.

c, Mô hình thời lượng

So với 2 mô hình ở trên thì mô hình thời lượng hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của TSC và TSN đối với lãi suất, bởi vì nó đề cập tới yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kì hạn đến hạn của TSN và TSC.

Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở giá trị của nó.

Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn.

Mô hình hoàn hảo nhất là mô hình thời lượng vì nó đề cập tới yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kì hạn đến hạn của TSN và TSC.

Câu 4: Quản tri rủi ro lãi suất là gì? Quản trị rủi ro lãi suất nhằm mục tiêu gì?

Quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng là việc sử dụng những biện pháp tác động tới rủi ro lãi suất, bao gồm việc đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát các rủi ro lãi suất của ngân hàng nhằm hạn chế mức tối đa ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đổi

Mục tiêu:

- Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng: là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt đến mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định.

- Tăng lợi nhuận cho NH: ngoài việc giảm thiểu do rủi ro lãi suất gây ra, NH còn có nhiệm vụ tối đa hóa lợi nhuận cho mình với những dự đoán đúng về biến động của lãi suất trong tương lai

Câu 5: Quản trị rủi ro lãi suất bao gồm những nội dung nào? Nội dung nào là quan trọng nhất , vì sao?

Nội dung quản trị rủi ro lãi suất:

a, Xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất

Là một hệ thống các hạn mức và văn bản hướng dẫn các hoạt động quản trị rủi ro được xây dựng cho toàn ngân hàng. Thông lệ quản trị rủi ro hiệu quả bắt đầu từ cấp cao nhất, đó là các chức năng quản trị rủi ro lãi suất do hội đồng quản trị và ban điều hành thực hiện. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất bao gồm các nội dung sau:

- Mục tiêu của chính sách rủi ro lãi suất: với những phạm vị cho phép, những mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất cao hơn sẽ đặt ra trong khi vẫn đảm bảo việc phục vụ khách hàng và nhu cầu của KH với khả năng xấu thấp nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và vốn chủ sở hữu.

- Chính sách quản trị rủi ro lãi suất: việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro của NH có ảnh hưởng đến quản trị RRLS của ngân hàng và phải chú ý đến quy mô, bản chất và phạm vi và mức độ phức tạp trong kết cấu sản phẩm được giao dịch, điều kiện thị trường và chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

- Quy định về hạn mức hoạt động: hạn mức hoạt động được thiết lập nhằm đảm bảo rủi ro luôn giữ ở mức phù hợp với các chính sách nội bộ, các hạn mức rủi ro phải thống nhất các phương pháp chung đo lường rủi ro của ngân hàng, các hạn mức phải tương thích với phương pháp đo lường rủi ro của ngân hàng và phải phản ánh tác động dự đoán của biến động lãi suất lên lợi nhuận và trị giá kinh tế của ngân hàng.

b, Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất

Một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất là do sự không cân xứng về kì hạn TSC và TSN của ngân hàng, nên việc tổ chức quản trị rủi ro lãi suất được thực hiên ở cấp độ tập chung toàn ngân hàng. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quy mô từng ngân hàng. Trong quá trình quản trị được thực hiện từ trên xuống, mục tiêu của ngân hàng cần được cụ thể hóa bằng các chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng và các nhà quản trị có trách nhiệm

c, Quy trình quản trị rủi ro lãi suất

B1: Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro

B2: Đo lường rủi ro

B3: Giám sát rủi ro lãi suất

Câu 6: Quy trình quản trị rủi ro lãi suất bao gồm những bước nào? Bước nào là quan trọng nhất, vì sao?

Quy trình quản trị rủi ro lãi suất

Bước 1: Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhân biết rủi ro

Việc dự báo biến động lãi suất trên thị trường được thực hiện dựa trên phân tích cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố tác động tới cung cầu quỹ cho vay, bên cạnh đó còn những nhân tố khác như: cung, cầu tiền tệ, lạm phát, các chính sách của nhà nước, tình hình đời sống xã hội,... cũng tác động gián tiếp đến cung cầu quỹ cho vay, từ đó làm thay đổi lãi suất trên thị trường. Dấu hiệu RRLS của ngân hàng có thể chia làm 4 loại: rủi ro đánh giá hay rủi ro chênh lệch kì hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi tức và rủi ro quyền chọn

Bước 2: Đo lường rủi ro

Hệ thống đo lương RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá đươc tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng (nguồn giao dịch lẫn phi giao dịch). Phòng quản lí rủi ro và ban điều hành ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững những giả định trong hoạt động quản trị rủi ro này

Bước 3: Giám sát rủi ro lãi suất

Quản trị RRLS là một quá trình năng động. Đo lường RRLS của việc kinh doanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của nó. Ngân hàng nên đánh giá lại chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ. Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình RRLS hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng tất cả các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra.

Câu 7: Có những biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho NH? Biện pháp nào khó thực hiện nhất? vì sao?

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất:

a. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của TSC và TSN

Các NH phải duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN phải trả và vốn chủ sở hữu.Một trong những biện pháp quan trọng để ohongf ngừa rrls là các ngan hàng phải duy trì sự cân xứng về kì hạn tsc và tsn phải trả và vốn chủ sở hữu.Nội dung của phương pháp này là tìm kiếm các tsn có kì hạn phù hợp với TSC hoặc sử dụng các tài sản có( cho vay ) có kì hạn phù hợp với tài sản nợ huy động được. Khi có sự phác biệt về kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ tính toán lại kỳ hạn đặt giá để tạo nên sự phù hợp tsc và tsn

b. Sử dụng hợp đồng phái sinh

- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: là sự thỏa thuận giữa người mua và bán tại một thời điểm hôm nay t=0: người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá ký hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.

Cac loại hợp đồng kỳ hạn chính:Hợp đồng ký hạn trái phiếu,Hợp đồng kì hạn tiền gửi, hợp đồng lãi suất kỳ hạn,

- Sử dụng hợp đồng tương lai: là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm hôm nay t=0 : Việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai

- Sử dụng hợp đồng quyền chọn: cho phép người mua hợp đồng có quyền mua or bán một tài sản nhất định, tại một thời điểm nhất định trong tương lai, tại một mức giá cố định thỏa thuận trước.

- Sử dụng hợp đồng hoán đổi:nghiên cứu các giao dịch hoán đổi lãi suất và việc sử dụng chúng trên thị trường giao dịch tại quầy nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất. các ngân hàng đóng vai trò như là bên tham gia trực tiếp vào các giao dịch nhằm phòng ngừa rủi roc ho chính mình hoặc với vai trò là nhà môi giới nhằm mục đích thu phí

- Sử dụng hợp đồng giao ngay: là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm hôm nay t=0 , khi người bán đồng ý giao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bán trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi hợ đồng được kí kết.

Biện pháp khó thực hiện nhất là: Duy trì sự phù hợp vềkỳ hạn của TSC và TSN vì biện pháp này về lý thuyết sự cân xứng về kỳ hạn có thểđạt được bằng cách, khhi có 1 khoản huy động mới tăng thêm thì NH phải dùngngay nguồn vốn này để cho vay hoặc đầu tư với kỳ hạn tương đương. Nhưng trên thựctế việc thực hiện như vậy vô cùng khó khăn và tốn kémB


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: