Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 4 : Đường lối công nghiệp hóa

Chương 4 : Đường lối công nghiệp hóa

à Các khái niệm cần nắm

* KN1:CNH là quá trình chuyển đổi nền sản xuất từ lao động thủ công,kỹ thuật lạc hậu sang lao động có kỹ thuật cao ( kn hẹp)

- LLSX bao gồm : + Người lao động

                                  + Công cụ sản xuât à CNH

                                  + Đối tượng lao động

- QHSX bao gồm  + QH sở hữu, QH quản lý, QH phân phối

Kiến trúc thượng tầng : CNH dẫn tới sự thay đổi LLSX à THay đổi QHSX à cơ sở hạ tầng thay đổi à KInh tế thị trường thay đổi

- Các mức độ CNH

+ Mức 1 :Lao động thủ công ( bằng sức người và súc vật) : lao động cơ thể, lao động dựa vào máy móc

+Mức 2 : Ngày nay là lao động dựa vào các công nghệ khoa học( khôg phụ thuộc vào điểm xuất phát , từ thô sơ hoặc từ cơ khí lên đều được )

* KN2 : CNH là quá trình biến 1 nền kinh tế lạc hậu thành 1 nước CN (kn chung nhất)

- Chỉ báo nhận biết CNH

+ Cơ cấu lao động : tăng dân tỷ lệ lao động CN và giảm tỷ lệ lđ Nôg nghiệp

+ Các ngành nghề CN liên tục xuất hiện

+ Gia tăng tỷ trọng sản lượng CN trong GDP

+ Tỷ trọng dân nông thôn trên tổng số dân giảm

- 5 nhóm nước phân theo tiêu chí CNH

+ Nhóm nước CNH

- Nhóm nước CNH mới  ( thế hệ T1): NICs ở Châu Á có Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ , Singapore, Hông Koong..

- Nhóm nước CNH mới ( thế hệ T2)

- Nhóm nước đang phát triển

- Nhóm nước chậm phát triển

* KN3 : CNH là quá trình biến đổi đặc trưng bởi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế CN. Đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế NN-CN-DV sang cơ cấu kinh tế CN-NN-DV.

I. Công nghiệp hóa trước thời kì đổi mới (1960-1968)

- Vị trí CNH : CNH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta nhằm cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

- Trước đổi mới : CNH dừng ở mức 1. Trang  bị kĩ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện cơ giới hóa sản xuất à nâng cao năng suất lao động.

- Đại hội III (9-1960) : Ưu tiên phát triển CN nặng hợp lý, đồng thời ra sức phát triển CN nhẹ và NN (CN nặng- NN- CN nhẹ)

- Đại hội IV ( 12/1976) : Ưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ( CN nặng – NN- CN nhẹ)

à Mâu thuẫn

- CN nặng : (cần cơ sở hạ tầng cao) vs (thực trạng lạc hậu kt)

- NN- CN nhẹ : ( không chú trọng ) vs ( nhu cầu cấp thiết)

- Không cải thiện năng suất lao động à bỏ qua lợi thế NN

- Không tính đến phân công lao động à lối tư duy tự cung tự cấp

-à không còn phù hợp nữa

- Đại hội V ( 3-1982) : Lấy NN làm mặt trận hang đầu ( NN- CN nhẹ -Cn nặng) : đường lối CNH của đại hội V đặt tiền đề cho đường lối CNH đại hội VI  về 3 chương trình mục tiêu : lương thực-thực phẩm, hang

tiêu dung ,hang xuất khẩu à 10 chữ vàng kéo Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế -XH

II. CNH-HĐH thời kì đổi mới

-KN : là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của CN và tiến bộ KH-CN tạo năng xuất lao động xã hội cao à chính là CNH ở mức 2

- VỊ trí CNH : CNH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta nhằm cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kinh tế của XHCN

- Xây dựng CSVC của XHCN

+ nguồn lực TNTN, lao động, vốn tài chính, KH_CN, trí tuệ

+ Cơ chế quản lý : NN và thị trường

+ Môi trường : CNH trong XHTB/XHCN

1.Mục tiêu CNH-HĐH

- Đại hội VIII (1996) : VN sẽ trở thành 1 nước CN có csvc kinh tế hiện đại

- Đại hội IX ( 2001) : Đến năm 2020, VN cơ bản trở thành 1 nước CN theo hướng hiện đại

- Đại hội X (2006): Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề để đạt được mục tiêu CNH ở ĐH IX

- Đại hội XI (2011) : tiếp tục đẩy mạnh CNH HĐH , phát triển nhanh và bền vững, xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp định hướng XHCN

2. Quan điêm CNH-HĐH (5 quan điểm)

- QĐ1 :  CNH gắn vởi HĐH và CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

- QĐ2 : Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

- QĐ3 : KH-CN là nền tảng và động lực của CNH-HĐH

- QĐ4 : CNH-HĐH găn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

-QĐ5: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

3. CNH-HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức( QĐ1)

4 nội dung chủ yếu

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức cảu con người VN với tri thức mới nhất của nhân loại

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành ,lĩnh vực và lãnh thổ

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực , nhất là ngành lĩnh vực có sức cạnh tranh cao

4. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kt

à Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp , nông dân ,nông thôn

- CHuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng hang ngày cao

- Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp

- Khẩn chương quy hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

-Phát huy dân chủ ở nông thôn

- Giải quyết vấn đề lao động, viêc làm ở nông thôn

à Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

-Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm….

- Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu…

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế- xã hội nhất là các san bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc…..

-tạo bước vượt bậc cho các ngành dịch vụ phát triển

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng

à Phát triển kinh tế vùng

- Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nươc cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh..

- Xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam

à Phát triển kinh tế biển

- Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác, chế biến dầu khí…

à Chuyển dịch cơ cấu lao động , cơ cấu công nghệ

à Bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia , cải thiện môi trường tự nhiên

- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia

- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số , phát triển kinh tế và đô thị hóa, đảm bảo phát triển bền vững

- Mở rộng hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: