Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1

Câu 1: Rủi ro thanh khoản là gì? Có những nguyên nhân nào gây ra rủi ro thanh khoản?

Rủi ro thanh khoản là khả năng NH ko đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời buộc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp.

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản:

* Nguyên nhân tiền đề: 3 nguyên nhân

- NH huy động và đi vay vốn thời hạn ngắn, sau đó cứ tuần hoàn chúng để chho vay thời hạn dài hơn. Do đó nhiều NH phải đối mặt với sự ko trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

- Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của NH.

- NH luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về tahnh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào NH.

* Nguyên nhân hoạt động: rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hay tài sản có của NH

- Nguyên nhân bên tài sản nợ: rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khi nào những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi đó, buộc NH phải bán bớt tài sản (chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Khi bán 1 tài sản ngay lập tức thì ggias của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng. Kết quả là một số tài sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức tại mức giá bán hóa giá rất thấp. à có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của NH.

- Nguyên nhân bên tài sản có: rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. 1 cam kết tín dụng cho phép người vay có thể rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi 1 cam kết tín dụng được người vay thực hiện, NH phải đảm bảo có đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của KH, nếu ko NH sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, NH co thể giảm thiểu số dư tiền mặt, chuyển hóa các tài sản có thành tiền hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trên thị trường tiền tệ.

Câu 2: Tại sao cần phải quản trị rủi ro thanh khoản? Để đo lường thanh khoản NH có thể sử dụng các phương pháp nào?

Quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả nằng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Các lý do cần phải quản trị rủi ro thanh khoản là:

Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Nếu NH ở trạng thái thặng dư thanh khoản qua mức, nghĩa là duy trì 1 lượng vốn ko sinh lời. Nếu NH ở trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức ko có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, sự thiệt hại của NH phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy theo mức độ mà NH có thể phải chịu:

- Chuyển hóa tài sản có thanh khoant thành tiền với chi phí cao.

- Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn.

- Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.

- Mất uy tín dẫn đến mất KH, đặc biệt là KH truyền thống và các cơ quan quản lý.

Thứ ba, rủi ro thanh khoản có thể đẩy NH đi đến phá sản. Trong thường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản có thể đẩy NH tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản của NH. Việc NH bị phá sản có thể trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống NH, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống.

Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

a.Phương pháp lượng hóa nguồn và sử dụng thanh khoản hàng ngày.

Một công cụ hữu ích của phương pháp này là lập bảng thống kê ròng

b.Phương pháp cung cầu thanh khoản. Là phương pháp xác định nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Cầu thanh khoản: Khách hàng rút tiền gửi, nhu cầu tín dụng của khách hàng chất lượng, hoàn trả nợ vay, chi phí hoạt động thuế và trả thuế, thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Cung thanh khoản: Tiền gửi bổ sung của khách hàng, khách hàng hoàn trả tín dụng, đi vay trên thị trường tiền tệ, thu nhập từ bán tài sản. thu nhập từ cung cấp dịch vụ.

c.Phương pháp khe hở tài trợ.

Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình – số tiền gửi trung bình

Khe hở tài trợ= - tài sản có thanh khoản + Tiền vay bổ sung.

d.phương pháp chỉ số tài chính: là việc so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điểm của bảng cân đối tài sản giữa các ngân hàng có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng một địa bàn.

e.phương pháp cấu trúc nguồn vốn:

B1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng.

B2:Xác đinh nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vỗn.

B3: Xã định nhu cầu thanh khoản đáp ứng cac khoản vay có chất lượng.

B4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản.

g.Phương pháp thang đến hạn.

Cho phép so sánh luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong mỗi ngày hay cho 1 thời kỳ nhát định, qua đó xác định được các trạng thái tk ròng mỗi ngày và trạng thái tk tích lũy cho một thời kỳ.

h.Phương pháp chỉ số thanh khoản.

Chỉ số này đo lường khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng phải bán tháo các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá thấp hơn giá thị trường trong điều kiện bình thường.

Câu 3: Để quản lý thanh khoản thì có những phương pháp nào? Phương pháp nào hay được sử dụng nhất? Vì sao?

Quản lý rủi ro thanh khoản :

- Phương pháp quản lý tài sản nợ: là việc tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng nguồn vốn tưc thời bằng cách đi vay với thời hạn ngắn or ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn , hay phát hành 1 số trái phiếu có thời hạn.

- Phương pháp quản lý tài sản có: Thay vì đi vay trên thị trường bán buôn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản , ngân hàng có thể chuyển hóa một bộ phận tái sản có thanh khoản thành tiền mặt.

Một tài sản được xem là thanh khoản phải thỏa mãn điều kiện sau:

· Có thể chuyển hóa thành tiền mặt nhanh chóng.

· Với chi phí chuyển nhượng thấp.

· Với giá cả thị trường hợp lý.

· Được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo.

Phương pháp hay sử dụng nhất là: phương pháp quản lý tài sản nợ vì biện pháp này ko làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu của tài sản có, chỉ làm thay đổi kết cấu của tài sản nợ à nếu NH quản lý tài sản nợ 1 cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên tài sản có sẽ ko bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền quá mức thông thường.

Câu 4: Để quản lý thanh khoản, ngân hàng đáp ứng các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Các yêu cầu quản lý thanh khoản:

Thứ 1: Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của các phòng nguồn vốn , phòng tín dụng, phòng đầu tư.

Thứ 2: Nhà quản lý thanh khoản phải được biết trước vào bất cứ lúc nào khi những khách hàng lớn có kế hoạch rút tiền gửi , sử dụng hạn mức tín dụng hay bổ sung tiền gửi.

Thứ 3: Nhà quản lý thanh khoản phải biết được một cách chắc chắn và rõ ràng về các mục tiêu và những ưu tiên trong quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Thứ 4: Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên, liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thank khoản.

Yêu cầu quan trọng nhất là:

Câu 5: Để quản lý thanh khoản, ngân hàng thường sử dụng các chiến lược nào? Chiến lược nào là tốt nhất? Vì sao?

Chiến lược quản lý thanh khoản là:

a.Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ:

Chiến lược quản lý tài sản nợ đối với hầu hết các ngân hàng là phát triển vững chắc thị trường bán lẻ.

b. Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn:

Đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào bất kì một thị trường nào, khu vực địa lý nào, công cụ huy động vốn nào, cơ sở khách hàng đầu tư nào và đồng tiền nào.

c.Chiến lược tăng nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định.

Danh mục tài sản có của hầu hết các ngân hàng đề có xu hướng thâm hụt các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Đó là kế quả của sự không ưa thích đầu tư dài hạn của một bộ phận những người tiết kiệm, điều này càng thể hiện rõ lãi suất biến động mạnh và tỷ lệ lạm pháy không ổn định.

Không có chiến lược tốt nhất vì trong 3 chiến lược trên, mỗi chiến lược đều biểu hiện 1 dạng nhất định của quy luật đánh đổi "trade-off" đối với sự lựa chọn của NH.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: