chuong 3 TCSX
3.1. Thời gian và cấu trúc của chu kỳ sản xuất.
Thời gian của chu kỳ sản xuất (chu kỳ sản xuất) là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu và khi kết thúc của quá trình sản xuất để chế tạo một sản phẩm hoặc một loạt sản phẩm. Thời gian của chu kỳ sản xuất được tính theo giờ hoặc theo ngày.
Thời gian của chu kỳ sản xuất gồm 2 phần: thời gian làm việc và thời gian gián đoạn.
- Thời gian làm việc là thời gian mà quy trình công nghệ (các nguyên công) và các công việc chuẩn bị (điều chỉnh máy) được thực hiện. Thời gian làm việc còn được gọi là thời gian công nghệ. Thời gian này bao gồm thời gian nguyên công, thời gian phục vụ (kiểm tra, vận chuyển), thời gian các quá trình tự nhiên (thời gian làm khô sản phẩm sau khi sơn, thời gian làm nguội chi tiết ngoài không khí).
- Thời gian gián đoạn chia ra thời gian gián đoạn giữa các gnuyên công và thời gian gián đoạn giữa các ca làm việc. Thời gian gián đoạn giữa các nguyên công bao gồm gián đoạn theo loạt, gián đoạn chờ đợi và gián đoạn sắp bộ.
Gián đoạn theo loạt nghĩa là mỗi chi tiết trong loạt sau khi được gia công xong ở một nguyên công bất kỳ đều phải nằm chờ đến khi chi tiết cuối cùng trong loạt đi qua.
Gián đoạn chờ đợi nghĩa là thời gian gia công của các nguyên công kề nhau không giống nhau, do đó các chi tiết có thể phải chờ đợi đến lúc được gia công.
Gián đoạn sắp bộ nghĩa là các phôi hoặc chi tiết đã được gia công xong nhưng các phôi và chi tiết khác (cùng bộ) vẫn chưa được gia công xong. Ví dụ, khi sắp bộ các chi tiết khi gia công cơ sang phân xưởng lắp ráp.
Gián đoạn giữa các ca làm việc xác định bằng chế độ làm việc theo lịch. Nó còn được hiểu là các ngày nghỉ, ngày lễ và tính cả thời gian ăn trưa.
3.2. Chu kỳ chế tạo chi tiết.
Chu kỳ chế tạo chi tiết bao gồm tổng chu kỳ nguyên công và thời gian gián đoạn.
Tncr: thời gian của nguyên công rèn dập.
Tncc: thời gian của các nguyên công gia công cơ.
Tvc: thời gian vận chuyển.
Tkt: thời gian kiểm tra.
Ttn: thời gian của các quá trình tự nhiên.
Tgd: thời gian gián đoạn.
Thời gian nguyên công nói chung Tncđược tinh như sau: khi tại nguyên công nào đó đồng thời có một số máy làm việc thì thời gian gia công cả loạt chi tiết Tnc được tính bằng:
n: số chi tiết được gia công trong loạt.
c: số chỗ làm việc của nguyên công.
ttc: thời gian từng chiếc.
Khi xác định thời gian của chu kỳ nhiều nguyên công cần phải tính mức độ gia công đồng thời trên nhiều nguyên công khác nhau của quy trình công nghệ. Mức độ này phụ thuộc vào phương pháp phối hợp theo thời gian thực hiện nguyên công. Có 3 phương pháp phối hợp nguyên công hay 3 dạng di chuyển của đối tượng từ nguyên công này sang nguyên công khác:
- Di chuyển nối tiếp
- Di chuyển nối tiếp – song song.
- Di chuyển song song.
Bản chất của di chuyển nối tiếp là nguyên công tiếp theo chỉ được bắt đầu sau khi nguyên công trước kết thúc.
nt1: thời gian nối tiếp 1 (hoặc có n nguyên công t1 nối tiếp nhau).
Di chuyển nối tiếp – song song thể hiện sự phối hợp thời gian để thực hiện 2 nguyên công kề nhau. Trong trường hợp này toàn bộ loạt chi tiết đi qua từng nguyên công mà không có sự gián đoạn nào.
Cần phân biệt 2 phương án di chuyển nối tiếp – song song:
+ Thời gian của nguyên công trước nhỏ hơn thời gian của nguyên công sau.
+ Thời gian của nguyên công trước lớn hơn thời gian của nguyên công sau.
ô: Thời gian rút ngắn được.
Vì trị số của ô ứng với nguyên công có thời gian ngắn hơn, do đó các công thức trên có thể viết lại như sau:
tn: Thời gian ở nguyên công có thời gian ngắn hơn.
n: Số chi tiết trong loạt.
p: Số chi tiết (trong loạt n chi tiết) được di chuyển từ nguyên công này sang nguyên công khác.
Nguyên tắc xây dựng dạng di chuyển nối tiếp – song song với quy trình công nghệ gồm 2 nguyên công có thể được áp dụng cho bất kỳ 2 nguyên công kề nhau nào của quy trình công nghệ nhiều nguyên công.
m: tổng số nguyên công chuyển từ nối tiếp sang song song có thời gian
trùng khớp lên nhau.
Vậy thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển nối tiếp – song song bằng
hiệu giữa thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển nối tiếp và tổng thời gian
trùng khớp.
3.3. Chy kỳ chế tạo sản phẩm.
Chu kỳ chế tạo sản phẩm bao gồm chu kỳ chế tạo các chi tiết riêng lẻ, chu kỳ
lắp ráp, chu kỳ các nguyên công sửa nguội, điều chỉnh, chạy rà và chạy thử.
3.4. Các biện pháp giảm chu kỳ sản xuất.
Chu kỳ sản xuất có thể được giảm theo hai cách:
+ Giảm thời gian gia công.
+ Loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm thiểu thời gian gián đoạn.
Giảm thời gian gia công có thể đạt được bằng cách hoàn thiện quá trình công
nghệ và tăng tính công nghệ trong kết cấu của sản phẩm. Hoàn thiện quy trình công
nghệ được thực hiện bằng cơ khí hóa và tự đôgj hóa, dùng chế độ cắt cao, ứng dụng
các công nghệ tiên tiến và áp dụng phương pháp tập trung nguyên công.
Thời gian vận chuyển có thể giảm bằng cách bố trí thiết bị theo nguyên tắc
thẳng dòng và cơ khí hóa các hệ thống vận chuyển. Thời gian kiểm tra có thể giảm
bằng cách cơ khí hóa, tự độnghóa các nguyên công kiểm tra, áp dụng phương pháp
kiểm tra thống kê và các phương pháp kiểm tra tích cực.
Thời gian gián đoạn giữa các nguyên công có thể giảm được bằng cách chuyển
từ gia công nối tiếp sang nối tiếp – song song hoặc song song. Để loại trừ hoàn toàn
thời gian gián đoạn giữa các nguyên công chỉ có thể gia công theo dây chuyển liên.
Thời gian giữa các ca có thể giảm bằng cách làm việc theo ca.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro