Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1


Câu 1: Rủi ro tín dụng là gì? Rủi ro tín dụng xảy ra do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là khó lường nhất? Vì sao?

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng, do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi dẫn đến làm giảm khả năng thanh toán, giảm hiệu quả kinh doanh, gây thất thoát vốn và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.

Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng

a. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Đối với khách hàng cá nhân: rủi ro tín dụng có thể xảy ra do:

+ Người vay bị thất nghiệp mất việc làm, do vậy không có khoản thu nhập để trả nợ.

+ Người vay gặp rủi ro bất thường trong cuộc sống: tai nạn, ốm đau.

+ Khách hàng cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mực đích, chi tiêu quá mức.

+ Khả năng hoạch định phương án kinh doanh, phương án trả nợ không chính xác, còn mang tính chủ quan

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: rủi ro xảy ra do:

+Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu kém, chiến lược kinh doanh không được hoạch định, quản lý tốt.

+ Doanh nghiệp không tuân thủ các cam kết, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng.

b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Do chính sách tín dụng không hợp lý.

- Nguyên nhân từ khấu thẩm định tín dụng.

- Giám sát tín dụng chưa được coi trọng.

- Đạo đức của cán bộ tín dụng.

- Sự phối kết hợp của các ngân hàng còn lỏng lẻo, hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ( CIC) còn chưa thực hiện hiệu quả.

c. Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh:

- Môi trường tự nhiên

- Môi trường chính trị

- Môi trường kinh tế

- Môi trường pháp luật

- Môi trường xã hội

- Môi trường thông tin

d. Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo.

- Sự biến động bất lợi về giá cả thị trường của tài sản đảm bảo

- Đánh giá không đúng giá trị của tài sản đảm bảo.

- Tài sản không đủ giấy tờ pháp lý.

Nguyên nhân khó lường nhất là

Câu 2: Quản trị rủi ro tín dụng là gì? Quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu gì?

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi cac chiến lược các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhắm đạt được các mục tiêu an toàn hiệu quả và phát triển bền vững.

Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng:

- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao ít rủi ro.

- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp, nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quá trình cho vay, có các quy định hợp lý về cơ cấu tỷ lệ.

- Đảm bảo phán ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích lập dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

- Có hệ thống kiểm tra kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa , và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.

Câu 3: Quản trị rủi ro tín dụng phải tuân thủ theo các nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng:

- Nguyên tắc 1: Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng phù hợp. Nguyên tắc này đòi hỏi:

+ Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kì (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sác về rrtd của ngân hàng.

+ Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược rrtd.

+ Ngân hàng phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng phát sinh trong các sản phẩm.

- Nguyên tắc 2: Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý. Nguyên tắc này đói hỏi:

+ Ngân hàng phải hoạt động trong các phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ rang hiệu quả.

+ Ngân hàng phải xây dựng hạn mức tín dụng tổng thể cho khách hàng.

+ Ngân hàng cần phải có quy trình rõ rang cho việc phê duyệt mới, sửa đổi cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại

+ Việc cấp tín dụng phải thực hiện trên nguyên tắc thận trọng và khách quan

- Nguyên tắc 3: Duy trì một quy trình đo lường kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp.

+ Ngân hàng phải có một hệ thống để thực hiện quản trị và giám sát thường xuyên liên tục danh mục các khoản cho vay rủi ro.

+ Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định đủ mức dprrtd.

+ Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nôi bộ để quản lý rủi ro tín dụng.

+ Ngân hàng phải có thệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích.

+ Ngân hàng phải có hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể và chất lượng danh mục tín dụng.

+ Ngân hàng cần phải đánh giá đầy đủ những biến động về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

- Nguyên tắc 4: Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng. nguyên tắc này đòi hỏi.

+ Ngân hàng phải xây dựng hệ thống ra soát, đánh giá độc lập và liên tục quy trình rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo các giới hạn và chuẩn mực nội bộ.

+ Ngân hàng phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề vào các trường hợp nợ xấu tương tự

Nguyên tắc quan trọng nhất:

Câu 4: Để quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện qua các bước nào? bước nào là quan trọng nhất, vì sao?

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Bước 1: Nhận dạng rủi ro

- Là việc theo dõi , xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động, quy trình cho vay nhằm thống kê được tất cả cac rủi ro .

- Việc nhận dạng rủi ro tín dụng có thể thực hiện qua các nhóm dấu hiệu sau:

+ Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía ngân hàng

+ Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

Bước 2: Đo lường rủi ro: là việc ngân hàng sử dụng các mô hình các chỉ tiêu tài chính để phân tích đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.

Bước 3: Kiểm soát rủi ro tín dụng: là việc sử dụng các biện pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ở mức độ kì vọng giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ.

a. Các kỹ thuật kiểm soát: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa sản phẩm để phân tán rủi ro

b. Các biện pháp kiểm soát gồm có:

- Thực hiện kiểm soát và xem sét định kỳ tất cả các khoản vay

- Tiến hành theo dõi thường xuyên đối với các khoản vay có vấn đề

- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng

c. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng

- Giám sát rủi ro tín dụng

- Xếp hạng rủi ro và xếp hạng chất lượng tài sản đảm bảo

- Trích lập tài sản rủi ro

- Giám sát các khoản vay có vấn đề

Bước 4: Xử lý rủi ro tín dụng: là việc xử lý vấn đề và xử lý tổn thất xảy ra

a. Các hình thức xử lý:

- Xử lý Trực tiếp là việc ngân hàng chủ động sử dụng hàng loạt các biện pháp để thu nợ

- Xử lý thông qua thị trường là việc ngân hàng thông qua thị trường để xử lý rủi ro tín dụng (phát mại tài sản, bán nợ, khởi kiện)

b. Các bước xử lý nợ có vấn đề

B1: Luôn đặt mục tiêu tận dụng tối đa cơ hội để thu hồi nợ

B2: Khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề liên quan

B3: Trách nhiện xử lý cần đước độc lập với cho vay

B4: Chuyên gia xử lý cần hội ý với khách hàng về giải pháp

B5: Dự tính các nguồn có thể dung để thu nợ có vấn đề

B6: Chuyên gia xem những vụ thuế những tranh chấp của khách hàng chưa thực hiện

B7: Chuyên gia cần đánh giá chất lượng năng lực quản lý khảo sát các hoạt động và tài sản của doanh nghiệp

B8: Chuyên gia cần cân nhắc mọi phương án để thu hồi nợ

c. Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ

- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

- Trường hợp không đủ để bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý

Bước quan trọng nhất là:

=vQ>


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: