Chương 2: Tổng quan về hệ thống tài chính
Chương 2: Tổng quan về hệ thống tài chính
1. Cấu trúc hệ thống tài chính và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống tài chính
5 bộ phận
+ Tài chính doanh nghiệp: đặc trưng kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao, quan hệ mật thiết với các bộ phận tài chính khác. Nguồn tài chính: xuất hiện, thu hút trở lại, tái tạo nguồn vốn=> tác động đến đời sống XH và sự pt hay suy thoái của nền KT.
+ Ngân sách nhà nước: gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình. Vai trò: điều tiết vĩ mô nền KT-XH, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống XH=>các nguồn vốn tập trung từ các tụ điểm vốn. Các hoạt động thu-chi ngân sách nhà nước làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức KT, XH, các tầng lớp dân cư, Nhà nước với các nhà nước khác.
+ Tài chính dân cự(tài chính hộ gia đình) và các tổ chức XH: là tụ điểm vốn quan trọng: có khả năng huy động vốn lớn, thực hiện chính sách tích lũy và tiêu dùng CP, quan hệ cới các bộ phận khác trong nền KT: thường xuyên và không thường xuyên. Tính chât phân tán và đa dạng.
+ Tài chính đối ngoại: Kênh vận động của tài chính đối ngoại gồm: nhận viện trợ hoặc vay vốn nước ngoài cho quỹ NSNN; tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tỏ chức KT trong nước và nước ngoài; thanh toán xuất nhâpk khẩu giữa các DN tổ chức; thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm chuyển phí bảo hiểm; chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong&ngoài nước.
+Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian:nhiệm vụ tập trung nguồn vốn nhỏ->lớn, dẫn vốn gián tiếp, trực tiếp. Hình thức ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Hình thức: cổ phiếu, công cụ nợ, vay thế chấp=> trung tâm.
Hệ thống tài chính VN qua các thời kỳ
Giai đoạn trước năm 1990:
Đây là giai đoạn hình thành và định hình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam.
Trung tâm của hệ thống tài chính là thi trường tài chính và tổ chức tài chính trung gian đang hình thành và phát triển. Các ngân hàng ra đời, bước đầu chỉ hoạt động độc lập tương đối trong thị trường tài chính nhưng sau đó đã dần đi theo nguyên tắc thị trường.
Phần cấu trúc tài chính đối ngoại hầu như chưa có cơ hội phát triển.
Giai đoạn từ 1990 đến 2007 (trước khi gia nhập WTO):
- Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập.
- Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế (IMF, WB, ADB)
- Năm 1997: xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á. Và điều này đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau giai đoạn này, một số ngân hàng cổ phần hoạt động yếu kém được xắp xếp lại.
- Năm 2001: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Việt Nam đã cam kết mở cửa thị thường tài chính ngân hàng theo một lộ trình nhất định.
- Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển: Thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn (1993); Thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước (1996); Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000); Đưa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính (2004).
- Kể từ khi các công ty bảo hiểm nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam, hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là bảo hiểm nhân thọ bắt đầu sôi động với sự phát triển rất nhanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài như: Prudential, Manulife, AIA…
Giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến nay:
Thi trường tài chính và tổ chức tài chính trung gian:
Thị trường tài chính tăng trưởng đột biến về lượng. Đối với thị trường cổ phiếu, năm 2007, giá trị thị trường của gần 250 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch sẽ vào khoảng 470.000 tỉ đồng, gấp hơn hai lần năm 2006 và bằng 41% GDP.
Các tổ chức tài chính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành mạnh.Trừ thời của các hợp tác xã tín dụng, chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều các tổ chức tài chính như hiện nay với hơn 80 ngân hàng (trong nước và nước ngoài), trên 100 công ty chứng khoán (kể cả những hồ sơ đã nộp, đang chờ cấp phép).(nhiều người nói rằng ngân hàng đang nhiều hơn khách hàng)
Công cụ tài chính không có nhiều tiến triển. Trong khi thị trường và các tổ chức tài chính cứ lớn lên từng ngày thì ngoài tín dụng tiêu dùng được các ngân hàng đẩy mạnh, trong năm không có nhiều loại hình sản phẩm tài chính được triển khai.
Tài chính đối ngoại:“Trước đây bao năm chúng ta tìm mọi cách vận động nhưng không có vốn hoặc vốn FDI vào nhưng chưa cao. Đến năm 2007 khi vốn vào nhiều thì lại không xử lý, không hấp thu nguồn vốn này được. Vốn vào không hấp thu được lại gây áp lực cho lạm phát và thời cơ lại biến thành thách thức”- Ông Ân cho biết.Bên cạnh đó cơ cấu đầu tư FDI theo ngành vào Việt Nam có mức độ chênh lệch lớn cũng đang là một dấu hỏi lớn. Điều này có thể thấy qua việc Việt Nam là nước có tiềm năng về nông nghiệp nhưng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chỉ chiếm 0,8%/năm trong các năm 2007 – 2008. Trong khi đó đầu tư vào bất động sản chiếm 24% và khai khoáng, mỏ là 17%.
Nhà kế hoạch đầu tư của Việt Nam được dự báo một sự đột biến lớn trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên mặt sau gần đây của quốc gia thành công ngoại giao. Theo một cuộc khảo sát tiến hành bởi Hội đồng kinh doanh Châu Á, Việt Nam xếp hạng thứ ba về thu hút đầu tư giữa các quốc gia châu Á trong thời kỳ 2007-2009, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
2. Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia VN trong giai đoạn hiện nay
Chính sách về vốn
Trách nhiệm tạo vốn để phát triển sản xuất kd trước hết thuộc về các doanh nghiệp. Tránh cấp phát vốn tràn lan, khuyến khích DN tự tạo vốn.
Phát triển Kt nhiều thành phần nhất quán và được thể chế hóa(luật đầu tư, thừa kế, phá sản)=>giải phóng mọi tiềm năng về vốn.
Nhà nước từng buốc cổ phần hóa 1 bộ phận các DNNN mà trước hết là lĩnh vực TM, dịch vụ và 1 số bộ ohaajn xí nghiệp sản xuất, hình thành các Cty cổ phần, cty hợp danh
Phát triển KT thị trường tài chính=>khuyến khích phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Sử dụng vốn có hiệu quả
- Chuyển vốn xd cơ bản của NN sang dạng tín dụng NH dài hạn
- Cần xác định trọng điểm đầu tư của nhà nước phù hợp với nền Kt thị trường
- Phần vốn thu hồi do bán cổ phiếu có thể dùng để đầu tư mở rộng 1 số ngành thu lợi cao
2. Chính sách tài chính đối với DN
3. Chính sách đối với ngân sách nhà nước
4. chính sách về tài chính đối ngoại
5. chính sách về tiền tệ và tín dụng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro