Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong 2 kito hd

Chương II :

Chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

I.      Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

-         Chuẩn mực kiểm toán là một hệ thống pháp lý làm thước đo và điều tiết kiểt toán trong quan hệ với các hoạt động khác.

-         Đặc biệt với đối tượng cụ thể của kiểm toán hoạt động rất đa dạng nên chuẩn mực kiểm toán hoạt động không thể xây dụng chung làm cơ sở cho mọi cuộc kiểm toán hoạt động.

-         Các chuẩn mực để so sánh đánh giá kiểm toán hoạt động thường mang nhiều yếu tố chủ quan, bao gồm nhiều thông tin không tài chính nên không có một chuẩn mực chung thích hợp với mọi cuộc kiểm toán hoạt động.

-         Kiểm toán hoạt động cần có những chuẩn mực định hướng chung cho những cuộc kiểm toán riêng biệt. do vậy, những chuẩn mực này cần có hai phần:

o       Thứ nhất: phần chung co mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực chung được chấp nhận phổ biến hoặc những cụ thể hóa của các bộ máy kiểm toán ( kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ).

o       Thứ hai: phần đặc thù cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan đến hoạt động được kiểm toán.

-         Cùng với chuẩn mực ( standard) cần có để hướng dẫn hành vi và đo lường chất lượng hoạt động của chủ thể kiểm toán.

-         Kiểm toán hoạt động cũng cần những thước đo cho việc đánh giá mỗi trình tự, mỗi phương pháp điều hành và mỗi kết quả hoạt động của khách thể kiểm toán ( đơn vị được kiểm toán)

-         Loại thước đo này thường được gọi là tiêu chuẩn ( criterion) để kiểm toán.

-         Tiêu chuẩn để kiểm toán là “ những quy cách kỹ thuật, những thuộc tính, đặc tính thống nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch vụ dùng làm mẫu mực hay cơ sở để đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện.

-         Tiêu chuẩn là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hóa do một cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

-         Tiêu chuẩn có thể thay đổi đucợ nhưng trong một thời gian nhất định thì ít thay đổi.

-         Các tiêu chuẩn được chia thành:

o       Tiêu chuẩn về kỹ thuật ( ví dụ kích cỡ tối đa, tối thiểu, màu sắc cấu thành, …)

o       Tiêu chuẩn về tính năng ( sản phẩm hoặc dịch vụ phải có một tính năng đặc biệt nào đó).

-         Trong kiểm toán hoạt động, nhiều đối tượng cụ thể lại thiếu vắng những chuẩn mực, thậm chí cả sự phản ánh trên thực tiễn diễn biến của đối tượng kiểm toán.

-         Khi đó, kiểm toán hoạt động phải lựa chọn những thước đo tương đương, thậm chí có khi phải tự xây dựng – dù mang tính chủ quan- tiêu chuẩn làm căn cứ xem xét, đánh giá.

-         Vì vậy, cùng với tiêu chuẩn cần nghiên cứu vả những chỉ tiêu cùng những tiêu chí khác để hình thành tiêu chuẩn cho kiểm toán hoạt động.

-         Chỉ tiêu là xác định về mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của một hiện tượng kinh tế xã hội cụ thể.

-         Chỉ tiêu gồm yếu tố số lượng và yếu tố chất lượng:

o       Chất lượng là nội dung kinh tế vủa chỉ tiêu và mang tính ổn định tương đối.

o       Số lượng là yếu tố được biểu hiện bằng trị số của chi tiêu với con số cụ thể  và do đó nó thường xuyên thay đổi theo thời gian ( cùng kỳ tính toán), theo phạm vi đo lường và địa điểm đo lường  chỉ tiêu đó.

o       Trong quan hệ với tiêu chí, cùng với khái niệm chỉ tiêu, còn có khái niệm quy tắc làm cơ sở đánh giá hoạt động.

-         Lưu ý:

o       Chỉ tiêu có thể định lượng thành những trị số cụ thể để xác định những chênh lệch cụ thể.

o       Quy tắc chỉ có thể cho phép đưa ra những đánh giá định tính với những mức khác nhau: tốt, khá, trung bình, kém,…

Kết luận làm căn cứ cho định hướng xây dựng chuẩn mực và tiêu chuẩn

-         Thứ nhất: chuẩn mực của kiểm toán hoạt động:

o       Là những thước đo và hướng dẫn hành vi cho chủ thể kiểm toán.

o       Là những chuẩn mực thực hành kiểm toán liên quan đến những đặc điểm của đối tượng và mục tiêu kiểm toán cần đucợ điều chỉnh phù hợp.

-         Thứ hai: kiểm toán hoạt động còn cần tiêu chuẩn đế đánh giá “ thành tích” của khách thể kiểm toán:

o       Trong kiểm toán hoạt động, tính cụ thể và đa dạng của đối tượng kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải tập hợp, chọn lọc, thậm chí phải xây dựng mới những tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá hoạt động được kiểm toán.

o       Cơ sở để xác định những tiêu chuẩn đó là những tiêu chí bao gồm cả những chỉ tiêu định lượng  và những quy tắc ( định tính).

II.   Chuẩn mực kiểm toán hoạt động:

1.     Nguyên tắc chung trong việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn mực chung:

-         Thực hiện kiểm toán hoạt động là thực hiện chức năng thẩm định đánh giá độc lập, khách quan, trung thực về hiệu lực của hệ thống quản trị nội bộ, hiệu quả  hoạt động và hiệu năng quản lý.

-         Thực hiện kiểm toán hoạt động trước hết cần đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến về kiểm toán viên, về thực hành kiểm toán và về báo cáo kiểm toán.

a.     Đặc trưng trong việc vận dụng các chuẩn mực vào kiểm toán hoạt động

Thứ nhất: kiểm toán hoạt động thường do kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ thực hiện.

-         Các chuẩn mực này đều điều tiết cả hai đối tượng: bản thân kiểm toán viên và cơ quan ( tổ chức) chịu trách nghiệm đối với cuộc kiểm toán đó.

-         Các chuẩn mực trên đã được chuẩn hóa theo nhiều cấp độ và trong các phạm vi khác nhau.

-         Kiểm toán hoạt động chịu sự điều tiết của chuẩn mực trực tiếp nhất.

-         Các văn bản khác được sử dụng kết hợp hoặc thay thế khi chưa rõ có quy định riêng hoặc chấp nhận hoàn toàn quy định chung.

Thứ hai: hoạt động cụ thể thuộc đối tượng kiểm toán bao gồm cả hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính, lại được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

-         Do đó ngoài chuẩn mực nghề nghiệp có thể có các văn bản pháp lý khác nhau điều tiết kiểm toán hoạt động.

-         Nếu giữa các chuẩn mực có điểm khác biệt, kiểm toán viên cần tuân thủ những quy định trong văn bản có tính pháp lý cao nhất.

2.     Chuẩn mực chung về kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động

a.     Tính độc lập:

Tính độc lập đòi hỏi kiểm toán viên và cơ quan tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đều phải được độc lập với ý nghĩa thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc để kết luận kiểm toán đảm bảo tính khách quan.

-         Một là về mặt pháp lý:

o       Với kiểm toán viên nội bộ, cần tránh sự lệ thuộc vào đơn vị kiểm toán. Muốn vậy địa vị pháp lý của bộ phận kieearm toán nội bộ cần phải được xác lập ở cấp độ phù hợp : có thể trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ hoặc thấp nhất là trong quy chế kiểm toán nội bộ.

o       Với kiểm toán viên bên ngoài, địa vị pháp lý này cần được khẳng định trong luật kiểm toán hoặc trong luật ngân sách.

o       Với các chuyên gia từng lĩnh vực cũng cần có quy định trong quy chế kiểm toán nội bộ.

-         Hai là, về hiệu lực tổ chức và hoạt động:

o       Trên cơ sở hệ thống pháp lý trên, kiểm toán hoạt động có thể được thực hiện độc lập hoặc liên kết với kiểm toán tài chính.

o       Trình tự kiểm toán cũng trải qua ba bước cơ bản: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

o       Nội dung và cách thức tiến hành trong mỗi bước cần được tổ chức phù hợp vở mục tiêu của kiểm toán hoạt động.

o       Để đảm bảo tính độc lập, kiểm toán hoạt động cũng cần được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc cơ  bản, chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất

b.     Trình độ nghề nghiệp tương xứng trong kiểm toán hoạt động

-         Khả năng và kinh nghiệm tập trung vào hướng cần ứng dụng phù hợp với kiểm toán hoạt động bao gồm hai mặt :

o       Một là , các phương pháp kỹ thuật chung của kiểm toán từ chọn mẫu kiểm toán qua so sánh đối chiếu đến kỹ thuật trình bày qua sơ đồ, bảng biểu,…

o       Hai là, các phương pháp kỹ thuật chuyên biệt hơn của kiểm toán hoạt động, đặc biệt là các cách thức thực hiện phương pháp luận nhìn nhân, xem xét vấn đề, hiểu biết về hoạt động và tổ chức khảo sát kiểm tra, đánh giá các trình tự hoặc phương pháp điuề hành và kết quả hoạt động …

-         Kiểm toán viên phải có kiến thức khá đầy đủ về nghiệp vụ vả khả năng xem xét, đánh giá hoạt động được kiểm toán.

-         Với mỗi đoàn ( tổ) kiểm toán hoạt động cụ thể, người chủ chốt cũng phải đảm bảo chắc chắn tập thể của mình là một khối tính thông cần và đủ cho cuộc kiểm toán cụ thể.

c.      Đạo đức và tác phong:

Đạo đức và tác phong đặc thù cần cso của kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động là dễ dàng trong việc tiếp xúc để dễ nắm bắt tình hình và cũng thấy trước vấn đề cần quan tâm đồng thời giữ quan hệ tốt với khách thể kiểm toán.

3.     Chuẩn mực thực hành

a.     Lập kế hoạch chu đáo và việc giám sát người giúp việc

-         Lập kế hoạch kiểm toán chu đáo chủ yếu được thể hiện qua chương trình kiểm toán.

-         Chương trình kiểm toán hoạt động là một phương án mềm dẻo song cần cụ thể, có khi cần đến những bảng kê các công thức kiểm soát cần làm.

-         Yêu cầu cơ bản của chương trình là cung cap cho các thành viên một nhãn quan rộng và cụ thể, rõ ràng về các mục tiêu cần và có thể đạt được trên mỗi mặt của một nhiệm vụ cụ thể nhằm đánh giá được kết quả của từng công việc đó.

-         Chương trình kiểm toán hoạt động cần bao hàm những yếu tố cơ bản của một chương trình kiểm toán nói chung đồng thời thể hiện được những đặc điểm chủ yếu của kiểm toán hoạt động:

o       Mục tiêu, bối cảnh, nhiệm vụ của kiểm toán…

o       Chi tiếu những việc phải nghiên cứu và những cách thức tương ứng.

o       Thời gian cần hoàn thành.

o       Người thực hiện có trình độ tương xứng.

-         Giám sát công việc là chuẩn mực hết sức quan trọng vủa kiểm toán hoạt động trên cả hai ý nghĩa:

o       Về mặt hỗ trợ

o       Kiểm toán viên phải được đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết, nhất là khi gặp những bất trắc, khó khăn không lường trước được.

o       Cơ cấu cảu một đoàn kiểm toán cũng cần đảm bảo cả hai mặt:

§        Tính tập thể ( hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau)

§        Cá nhân ( thấu hiểu và có thể hoàn thành công việc được giao)

o       Về kiểm soát những người cộng sự: kiểm toán viên và người phụ trách luôn hướng vào những mục tiêu chính như:

§        Công việc được thực hiện theo đúng những chuẩn mực kiểm toán hoạt động.

§        Nội dung cơ bản của chương trình kiểm toán được tôn trọng.

§        Hồ sơ cùng giấy làm việc được lập thỏa đáng.

o       Mức độ hỗ trợ và kiểm toán cần được xác định trước có tính đến những khó khăn riêng của từng nhiệm vụ và trình độ của từng người cộng sự cũng như trong tổ chức, đặc biệt tính tự kiểm soát được trong đoàn kiểm toán

b.     Hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ và lựa chọn các phép thử nghiệm thích hợp.

-         Hiểu biết hệ thống kiểm toán nội bộ cần thực hiện qua nhiều bước:

o       Bước đánh giá sơ bộ chỉ hướng vào việc giúp người phụ trách kiểm toán hoạt động hiểu được tình hình chung của đơn vị phụ trách và những vấn đề cần kiểm toán

o       Bước đánh giá chi tiết hiệu lực kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên nghiên cứu đầy đủ và chi tiết trên cả hai mặt:

§        Một là, hiệu lực của quy chế kiểm soát tại hoạt động được kiểm toán.

§        Hai là, tác động của kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động.

c.      Thu thập bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực:

-         Bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực cần bao gồm một hệ thống đồng bộ từ các văn bản giao nhiệm vụ đến giấy làm việc của kiểm toán viên và cả các biên bản của các cuộc họp sơ bộ đến kết thúc cuộc kiểm toán hoạt động.

-         Tất cả các giấy tờ này đều cần được chuẩn hóa cả về nội dung và hình thức theo phương thức mềm dẻo.

-         Tính chuẩn mực ở đây là số lượng và chất lượng bằng chứng phải tương xứng với kết luận của cuộc kiểm toán hay cụ thể hơn là có đủ chứng cứ để khẳng định hay bác bỏ giả thiết ban đầu hoặc những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.

4.     Chuẩn mực báo cáo:

-         Chuẩn mực báo cáo của kiểm toán hoạt động cũng không thể sử dụng những chuẩn mực được chấp nhận phổ biến của kiểm toán tài chính.

-         Chuẩn mực báo cáo của kiểm toán hoạt động cần được xác định từ chính bản chất ( chức năng), yêu cầu của báo cáo nói chung cũng như những chuẩn mực chung về báo cáo kiểm toán trong các bộ máy kiểm toán và từ những đặc điểm về đối tượng và về mục tiêu của kiểm toán hoạt động.

-         Về bản chất, báo cáo là sự  “ hoàn trả”, sự báo lại nói chung hay một bản tường trình về quá trình và kết quả thực thi nhiệm vụ của người thực hiện vho người đặt hàng hay người giao nhiệm vụ.

-         Trong kiểm toán hoạt động, cùng với báo cáo bằng văn bản nhất thiết phải có khi kêt thúc kiểm toán còn rất cần những báo cáo miệng từng phần.

-         Với báo cáo bằng văn bản, báo cáo kiểm toán hoạt động là báo cáo chi tiết nhất và nhất thiết phải có những quy định chung về chức năng ( mục tiêu), yêu cầu và về nội dung cùng hình thức trình bày báo cáo.

-         Theo cơ quan tổng kế toán Hoa Kỳ ( general accounting office – GAO), tất cả các báo cáo kiểm toán đều cần tôn trọng các chuẩn mực sau:

o       Một là, trình bày các sự việc trung thực và chính xác, chỉ gồm nững thông tin ghi nhân, kết luận đã đúng đắn dựa vào những chứng cớ đầy đủ nằm trong các giáy tờ làm việc của kiểm toán viên và để chứng thực hoặc lam cơ sở cho những điểm trình bày hay cho những mặt đúng đắn và có lý của những điểm đó.

o       Hai là, trình bày những điều nhận thấy và những kết luận một cách thuyết phục.

o       Ba là , phải khách quan.

o       Bốn là, dùng thuật ngữ trong sáng đơn giản như chủ đề cho phép.

o       Năm là, xúc tích nhưng đồng thời phải rõ ràng để người xử dụng báo cáo hiểu được.

o       Sáu là, trình bày các sự việc một cách toàn diện nhằm thông báo đầy đủ cho người sử dụng báo cáo.

o       Bảy là, nhấn mạnh vòa việc cải tiến chứ không phải vào việc phê bình quá khứ, những lời bình luận phải được trình bày có mức độ, chú ý tới tất cả những khó khăn hay hoàn cảnh bất thường mà nhân viên hữu quan gặp phải.

Nội dung của báo cáo kiểm toán hoạt động

-         Thứ nhất: mục tiêu và phạm vi nghiên cứu vả về bề rộng ( số lượng các phòng ban và các vấn đề)và bề sâu ( phạm vi các mục tiêu: cả hiệu quả hoạt động vả hiệu năng quản lý hay chỉ hiệu lực của kiểm soát quản trị nội bộ)

-         Thứ hai: những phương pháp và kỹ thuật sử dụng:

o       Mô tả chung các phương pháp và kỹ thuật được xử dụng.

o       Nêu rõ những phương pháp hay kỹ thuật khác nhau cho những hoạt động khác nhau cùng những lý do.

o       Mức độ  ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán ( nếu có).

-         Thứ ba: những điều nhận biết và những vấn đề cần nêu lên được trình bày thơ những nguyên tắc sau:

o       Một là, những điều ghi nhận phải được trình bày khách quan và cố gắng rõ ràng, đầy đủ tới mức cần thiết.

o       Hai là, mọi điều ghi nhận hay phê phán phải trên cơ sở các chứng cứ có hiệu lực có trong giấy làm việc của kiểm toán viên. Bản thân báo cáo cũng phải đưa ra những thông tin cần thiết để có sức thuyết phục.

o       Ba là, chỗ nhấn mạnh phải là những khả năng cải tiến hơn là những yếu kém.

o       Bốn là, cần đưa vào báo cáo những tiến bộ đã có của đơn vị và ý kiến của người quản lý về những kết luận kiểm toán.

-         Thứ tư: thông thường báo cáo kiểm toán không nêu những mặt tích cực nhưng nếu thấy trong đó có mặt đáng được phổ biến cho các đơn vị khác hay cần mở rộng cho những hoạt động khác thì trong báo cáo cần trình bày rõ ràng cả những khả năng và những ưu việt của việc ứng dụng.

-         Thứ năm : những vấn đề đáng nghiên cứu sâu hơn hoặc chưa nghiên cứu đến đều cần được kê ra trong báo cáo.

-         Thứ sáu : những gợi ý: có những nhiệm vụ kiểm toán hoạt động có dụng ý loại trừ mọi điều khuyến nghị và giới hạn vào một bản thuyết trình sự viêc. Tuy nhiên nói chung kiểm toán viên phải có ý kiến về những hướng cải tiến có thể được.

III.                       Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động được kiểm toán:

1.     Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động với việc hình thành hệ thống tiêu chí:

-         Trong kiểm toán hoạt động cần có những mức xác định hoặc những quy tắc cụ thể làm thước đo và điều chỉnh hoạt động hướng tới tiết kiệm tối ưu và tuân thủ các quy cách cụ thể phản ánh  các thuộc tính xác định của từng loại hoạt động.

-         Mỗi thuộc tính này cần được cụ thể hóa qua chỉ tiêu hay quy tắc gọi chung là tiêu chí.

-         Tiêu chí được hiểu là tiêu thức ( loại chỉ tiêu) và dấu hiệu ( loại quy tắc) được lựa chọn làm cơ sở để xác định và phân loại, tổng hợp các chỉ tiêu, các quy tắc theo một nhóm ( phân hệ) xác định.

-         Mỗi hoạt động đều cần và có thể đánh giá tho nhiều tiêu chí khác nhau:

o       Theo mức tổng hợp hay chi tiết của tiêu chí ( tiêu chí tổng quát, tiêu chí cụ thể).

o       Theo nội dung kinh tế của tiêu chí ( sức sản xuất, sức sinh lời, sức tác động về pháp lý hay về tổ chức).

o       Theo mục tiêu đánh giá ( hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng).

o       Theo tính chất của tiêu chí ( định tính, định lượng).

-         Trong tổ chức nói chung và tổ chức kiểm toán hoạt động nói riêng vẫn cần kết hợp nhiều mặt, nhiều loại tiêu chí để hình thành một hệ thống tiêu chí với nhiều phân hệ.

-         Mục tiêu của sự kết hợp này là hình thành một hệ thống tiêu chí hoàn chỉnh, tin cậy, có hiệu lực cao trong đánh giá hoạt động được kiểm toán.

-         Muốn vậy hệ thống tiêu chí này cần đáp ứng những yêu cầu xác định, được xây dựng trên cơ sở cụ thể xác định và được tổ chức khoa học.

2.     Yêu cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt động:

-         Một là, đảm bảo phản ánh khái quát và đồng bộ đối tượng kiểm toán.

-         Hai là, đảm bảo tính hiệu lực và thực tiễn của hệ thống.

-         Ba là, kết hợp nhiều loại tiêu chí theo yêu cầu kiểm toán hoạt động.

-         Bốn là, đảm bảo yêu cầu cụ thể kết hợp với yêu cầu đơn giản hiệu quả.

-         Năm là, đảm bảo tính so sánh được giữa các tiêu chuẩn thể hiện qua tiêu chí.

3.     Kết cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt động:

-         Hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt động có thể phân thành ba nhóm ( ba phân hệ) theo mục tiêu kiểm toán và mỗi nhóm lại bao gồm nhiều loại tiêu chí:

o       Tiêu chí tổng quát.

o       Tiêu chí cụ thể ở các cấp độ khác nhau:

§         Tiêu chí định tính.

§        Tiêu chí định lượng.

-         Kết cấu của hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt động:

-         Nhóm I: nhóm tiêu chí đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản lý ( hiệu lực quản trị nội bộ)

o       Tiêu chí tổng quát cấp I : phản ánh tổng quát toàn bộ một trong ba mục tiêu tổng quát của kiểm toán hoạt động. nếu chọn chữ số la mã cho loại tiêu chí tổng quát sẽ có ba chữ số la mã là I , II, III. Theo đó mục tiêu thứ I : mức hiệu lực cảu hệ thống quản trị nội bộ ( tốt , khá, trung bình, kém) sẽ mang chữ đầu tiên là I .

o       Tiêu chí tổng quát cấp II : sau thứ tự của mục tiêu tổng quát ( chữ số la mã) là thứ tự các mặt co thể chi tiết mang chữ số la tinh I.f (f =01-n) phản ánh khái quát từng mặt của mục tiêu kiểm toán . ví dụ : với mục tiêu thứ I có thể quy về ba mặt:

I.01: mức hiệu lực của quá trình điều hành.

I.02: mức kiểm soát được qua hệ thống thông tin.

I.03: mức toàn dụng của thông tin cho quyết định quản lý.

o       Tiêu chí cap III : tiêu chí trung gian cụ thể cho tiêu chí tổng quát cap II vào từng yếu tố cấu thành mỗi mục tiêu kiểm toán hoạt động.

o       Về hiệu lực của quá trình điều hành I.01 gồm:

o       I.01.01: mức sát thực, rõ ràng của các mục tiêu hoạt động ( kinh doanh, sự nghiệp, hành chính)

o       I.01.02 mức cụ thể, thiết thực của cơ chế điều hành ( cơ cấu, phương pháp, trình tự)

o       I.01.03: mức tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát tổ chức ( phân công- phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn, bất kiêm nhiệm).

Tiêu chí cap IV của nhóm I :cụ thể hóa tiêu chí trung gian, giả định đã đến mức đo lường trực tiếp:

o       Với mức hiệu lực của mục tiêu kiểm toán hoạt động (I.01.01) có thể có:

o       I.01.01.01: mức chi tiết hóa cụ thể, rõ ràng của mỗi mục tiêu hoạt động ở cap dưới.

o       I.01.01.02 : mức đảm bảo nguồn lực tương ứng với mục tiêu.

o       I.01.01.03 : kết quả mục tiêu tương ứng với nguồn lực.

-         Nhóm II : nhóm tiêu chí đánh giá tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt độngL

-         Tiêu chí đánh giá hiệu quả chính là:

o        Sức sản xuất ( hiểu rộng ra là sức hoạt động)

o       Sức sinh lời.

o       Mức tiết kiệm trên từng yếu tố hoặc từng nhóm yếu tố.

-         Do đó phân hệ tiêu chí này chủ yếu gồm các chỉ tiêu ( lượng hóa trên cơ sở nội dung xác định) đặc biệt là các chỉ tiêu tỷ suất.

-         Tương tự như cách xây dựng nêu ở nhóm I, có thể hình thành phân hệ tiêu chí này theo ví dụ sau:

-         II.01. sức sản xuất ( có thể tính chung cho toàn bộ đơn vị hoặc cho từng hoạt động cụ thể)

o       II.01.01. sức sản xuất của chi phí.

o       II.01.01. 01 sức sản xuất của chi phí tiền lương.

o       II.01.01. 02sức sản xuất của chi phítài sản cố định

o       II.01.01.03 sức sản xuất của chi phí nguyên liệu, vật liệu.

-         Nhóm III: nhóm tiêu chí đánh giá hiệu năng quản lý:

-         Hiệu năng quản lý cần được xét trên hai mặt:

o       Mức đảm bảo nguồn lực,.

o       Mức phù hợp giữa các kết quả so với mức đặt ra trong mục tiêu kinh doanh hoặc mục tiêu hoạt động khác.

-         Do vậy, chính mức đặt ra trong mục tiêu đã là tiêu chuẩn đánh giá hiệu năng quản lý.

-         Trong trường hợp mục tiêu không có tiêu chuẩn rõ ràng có thể tham khảo tiêu chuẩn của các đơn vị tiền tiến cùng loại hoặc tham khảo mức đạt được ở kỳ trước cùng yêu cầu và điều kiện mới trong kỳ này.

-         Cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá này cũng dựa vào bản chất , nội dung của khái niệm hiệu năng.

-         Theo đó tiêu chí đánh giá hiệu năng có thể phân thành hai loại:

o       Loại I :Mức đảm bảo nguồn lực (III.01)

o       Loại II :  mức phù hợp giữa kết quả đạt được với mục tiêu (III.02)

-         Mỗi mục tiêu cùng tiêu chí đánh giá chúng có tính độc lập tương đối và có quan hệ với nhau rất chặt chẽ mang tình liên hoàn trong quan hệ  nhân – quả tho những chiều hướng khác nhau.

-         Việc đánh giá nói chung và việc xây dựng tiêu chí đo lường nói riêng không chỉ cần phản ánh mà còn cần thích ứng với mối quan hệ đa chiều đó phù hợp với đặc điểm của từng loại hoạt động cụ thể trong từng loại hình đơn vị kiểm toán.

-         Trong quan hệ đó, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là kết hợp yêu cầu cơ bản và tính hệ thống với tính linh hoạt của hệ thống tiêu chí cụ thể cùng tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với yêu cầu quản lý thể hiện qua mục tiêu của từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: