Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chuong 1

1.2. Những lý thuyết cơ bản và lợi thế so sánh trong thương mại

1.2.1. Lý thuyết của Adam Smith

Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối ra đời vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX.

Người đề xướng đầu tiên là David Hume (1752) tiếp đến là Adam Smith (1723-1790) và

sau đó được tiếp tục phát triển bởi những người kế tục của ông.

Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất,

khi sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau.

Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự

nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề.

Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hóa sản

xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang

quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn. Bằng việc chuyên

môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi quan

hệ thương mại với nhau.

Ví dụ: Nước Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc trồng lúa mì. Ngược lại

nước Anh có nhiều thuận lợi trong sản xuất vải vóc. Khi đó nước Mỹ sẽ chuyên môn hóa

sản xuất lúa mì còn nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất vải vóc. Nước Anh sẽ sản

xuất được nhiều vải vóc hơn và nước Mỹ cũng sẽ sản xuất được nhiều lúa mì hơn so với

khi hai nước đó còn ở tình trạng tự túc tự cấp. Nước Mỹ sẽ tiến hành trao đổi một phần

lúa mì để đổi lấy một lượng vải vóc của nước Anh. Người ta cũng chứng minh được rằng

cả 2 nước Mỹ và Anh sẽ cùng được hưởng lợi nhờ quan hệ thương mại với nhau.

1.2.2.Lý thuyết của D. Recardo hay còn gọi là lý thuyết về lợi thế so sánh

Nhược điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của A. Smith là không lý giải

được hoạt động thương mại khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối sản xuất tất cả các

mặt hàng. David Ricardo đã phát triển và đưa ra một lý thuyết tổng quát hơn về thương

mại so với lý thuyết của A. Smith đó là Lý thuyết lợi thế so sánh. Lí thuyết này được

trình bày trong tác phẩm "những nguyên lý của kinh tế chính trị học 1817". Theo D.

Ricardo thương mại giữa 2 nước dựa trên lợi thế tương đối.

Lợi thế tương đối hay còn gọi là lợi thế so sánh đề cập tới việc các quốc gia có thể

sản xuất ra khối lượng các mặt hàng giống nhau khi sử dụng các nguồn lực như nhau

nhưng với chi phí khác nhau. http://www.ebook.edu.vn 7

Do sự không đồng đều về lợi thế tuyệt đối, nếu mỗi nước chuyên môn hóa vào sản

xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối lớn hơn và dùng một phần để trao đổi với nước khác

bằng mặt hàng có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn thì cả 2 nước sẽ cùng thu được lợi ích thông

qua thương mại.

Ví dụ:

Có 2 nước X và Y và cùng có 2 loại hàng dệt may và lúa mì.

Chi phí sản xuất hàng dệt may của nước X

a =

Chi phí sản xuất hàng dệt may của nước Y

Chi phí sản xuất lúa mì của nước X

b =

Chi phí sản xuất lúa mì của nước Y

Nếu a

và ngược lại nước Y chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu lúa mì. Sau quá trình

chuyên môn hóa và thương mại, tổng sản phẩm hàng dệt may và lúa mì mà 2 nước sản

xuất đều tăng lên và số lượng hàng hóa mà người dân của mỗi nước có thể tiêu dùng đều

được cải thiện.

1.2.3.Lý thuyết của Haberler về lợi thế so sánh

Lợi thế tương đối là một khái niệm rất quan trọng của kinh tế học. Hạn chế của

David Ricardo ở chỗ mới chỉ đề cập đến khái niệm lợi thế tương đối trên cơ sở lý thuyết

về lao động, trong khi đó lao động lại chỉ là một yếu tố của sản xuất. Haberler đã đưa ra

cách giải thích toàn diện hơn dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội.

Theo Haberler, chi phí cơ hội của hàng hóa là số lượng các hàng hóa khác phải cắt

giảm để nhường lại đủ các nguồn tài nguyên để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa thứ nhất.

Một nước có lợi thế tương đối về sản xuất một mặt hàng nào đó so với nước khác khi nó

có thể sản xuất mặt hàng đó với chi phí cơ hội thấp hơn so với nước khác.

Ví dụ: ở 2 nước X và Y khi không có thương mại quốc tế thì X phải bỏ đi 2/3 số

đơn vị của vải để sản xuất thêm 1 đơn vị của thép. Như thế chi phí cơ hội sản xuất thép ở

X là 1 thép = 2/3 đơn vị vải vóc. Còn ngược lại, chi phí cơ hội về thép ở nước Y là 1 thép

= 2 vải. Vậy là nước X có lợi thế về sản xuất thép còn nước Y có lợi thế tương đối trong

sản xuất vải.

Theo lập luận của lý thuyết này thì mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh so với một

quốc gia khác trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà chi phí cơ hội để sản xuất sản

phẩm này ở quốc gia này là rẻ hơn so với quốc gia khác. Và theo đó, mỗi quốc gia nên

chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh để đổi

lấy các sản phẩm mà nước khác sản xuất rẻ hơn một cách tương đối. Người ta cũng

chứng minh được rằng trong quan hệ thương mại này cả 2 quốc gia đều cùng có lợi. http://www.ebook.edu.vn 8

1.2.4.Lý thuyết của Heckscher - Ohlin

Hai nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher (1919) và Recto Ohlin (1933) đưa ra

một cách giải thích khác về nguồn gốc của lợi thế so sánh. Theo hai ông, lợi thế so sánh

của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Các

yếu tố sản xuất mà lý thuyết này đề cập là: đất đai, lao động và tư bản.

Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tương đối, Heckscher và Ohlin đã phân tích ảnh

hưởng của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đến thương mại và giải thích các động thái

thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất.

Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản

xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư thừa và rẻ, đồng thời

sẽ nhập khẩu những mặt hàng khi sản xuất chúng đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản xuất

mà nước đó tương đối khan hiếm và đắt. Cụ thể một quốc gia tương đối dư thừa lao động,

nhưng lại thiếu vốn sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cần nhiều lao động và nhập

khẩu những mặt hàng cần nhiều vốn. Heckscher và Ohlin cũng cho rằng trong trường hợp

này, quan hệ thương mại làm lợi cho cả 2 quốc gia tham gia vào trao đổi

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tế thương mại

2.3.1. Đối tượng, nội dung và kết cấu của môn học kinh tế thương mại

Kinh tế thương mại là môn học kinh tế, môn kinh tế ngành.

Giống như kinh tế chính trị học và kinh tế học là những môn khoa học nghiên cứu

các nguyên lý, các quy luật kinh tế chi phối và vận động nền kinh tế quốc dân. Kinh tế

thương mại dựa trên những nguyên lý mà kinh tế chính trị học, kinh tế học đã phát hiện

để đi sâu nghiên cứu các nguyên lý, các quy luật kinh tế nhằm bổ sung và cụ thể hóa

chúng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế thương mại là tất cả các hiện tượng, các hoạt

động và các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán trong một quốc gia và của quốc

gia đó với bên ngoài.

Các hiện tượng, các hoạt động và các mối quan hệ kinh tế trong buôn bán nội địa và

buôn bán quốc tế luôn vận động theo những quy luật và tính quy luật nhất định. Kinh tế

thương mại nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bản chất kinh tế của chúng, cũng như tìm ra

các quy luật chung hoặc tính quy luật vận động của chúng. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở

khoa học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại phục vụ cho sự nghiệp

công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Các hiện tượng, các hoạt động và các mối quan hệ thương mại một mặt vận động

theo những quy luật chung, phổ biến, tuy nhiên những biểu hiện của chúng trong những

điều kiện cụ thể, những quốc gia khác nhau và ở mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử đều

có những nét riêng, đặc thù. Kinh tế thương mại không chỉ nghiên cứu những vấn đề http://www.ebook.edu.vn 9

chung, những nguyên lý chung và các quy luật chung trong lĩnh vực buôn bán mà nó còn

nghiên cứu những vấn đề đặc thù trong những hoàn cảnh cụ thể, các quốc gia cụ thể và

các giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của các nguyên lý,

các quy luật chung trong lĩnh vực thương mại trong điều kiện của Việt Nam trong giai

đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa (tập trung, quan liêu, bao cấp) sang nền kinh

tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay cũng là một nội dung

nghiên cứu quan trọng của kinh tế thương mại.

2.3.2. Kết cấu của môn học kinh tế thương mại

Kinh tế thương mại được chia làm 2 học phần:

Học phần thứ nhất: Kinh tế thương mại đại cương.

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản nhất về Kinh tế

thương mại. Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý và những quy luật trình bày trong

học phần này là những vấn đề chung và có tính phổ biến cho mọi nước, mọi nền kinh tế.

Học phần này bắt đầu nghiên cứu các khái niệm, phạm trù nhằm chỉ rõ bản chất

kinh tế của thương mại. Tiếp đó là các vấn đề liên quan tới chức năng và các tác động

của thương mại trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Những vấn đề tiếp sau là

những vấn đề cốt lõi nhất của kinh tế thương mại hàng hóa, kinh tế thương mại dịch vụ

và các khía cạnh thương mại có liên quan tới đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ theo cách tiếp

cận của WTO. Từ đó tiếp tục nghiên cứu các vấn đề nguồn lực phát triển thương mại và

hiệu quả thương mại theo cách tiếp cận phát triển bền vững.

Học phần 2: Kinh tế thương mại.

Học phần này chủ yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất và đặc thù của kinh tế

thương mại Việt nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Học phần này bắt đầu từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển thương

mại Việt nam nhằm tổng kết và rút ra những bài học từ lịch sử. Tiếp đến là nghiên cứu

những nội dung chủ yếu của quá trình chuyển đổi thương mại từ nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam từ năm

1986. Phần cuối của học phần sẽ nghiên cứu những vấn đề cốt lõi và đặc thù của kinh tế

thương mại Việt nam như: thương mại và thị trường nông thôn, hội nhập thương mại Việt

nam với thế giới và khu vực, kế hoạch hóa thương mại vĩ mô...

Khi đề cập đến nội dung của môn học, có thể có rất nhiều những ý kiến khác nhau.

Những nội dung đề cập đến trong giáo trình này trước hết dựa vào chương trình môn học

đã được hội đồng khoa học trường Đại học Thương mại thông qua. Ngoài ra những người

biên soạn cố gắng chú trọng trình bày những vấn đề có tính chất phổ biến, và những vấn http://www.ebook.edu.vn 10

đề đặc trưng nhất, thiết yếu nhất của kinh tế thương mại Việt nam trong giai đoạn hiện

nay.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu môn học và vị trí của môn học Kinh tế thương mại

Kinh tế thương mại là môn học kinh tế ngành. Là môn khoa học xã hội nên các

phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng nghiên cứu kinh tế

thương mại.

Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật và các hiện

tượng trong sự vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tượng và sự

vật khác. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và

đấu tranh của các mặt đối lập, và quá trình phát triển không ngừng của các hiện tượng và

sự vật là sự tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.

Trong khi đó, phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở

thực tại nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, lịch sử của sự vật và hiện tượng đó.

Nhờ vậy mà có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện

tượng trong tương lai.

Thương mại là một hệ thống kinh tế với sự tham gia của nhiều yếu tố cấu thành. Vì

vậy phương pháp tiếp cận hệ thống cũng cần thiết sử dụng làm phương pháp nghiên cứu

môn học.

Ngoài ra môn học còn sử dụng nhiều phương pháp khác như điều tra xã hội, phân

tích thống kê và mô hình hóa nhằm phân tích tổng hợp, diễn dịch và quy nạp...nhằm làm

rõ nội dung và đặc thù của môn học.

Trong kinh tế thương mại cũng như các môn khoa học xã hội nói chung, phương

pháp trừu tượng hóa khoa học có ý nghĩa rất to lớn. Trừu tượng hóa cho phép gạt bỏ

những yếu tố cụ thể, ngẫu nhiên, rời rạc, để tìm thấy những cái điển hình, bền vững, ổn

định, có tính phổ biến, trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của các hiện tượng, phát hiện ra các

quy luật và tính quy luật vận động của các hiện tượng các mối quan hệ kinh tế thương

mại.

Kinh tế thương mại là môn học chuyên môn chính trong chương trình đào tạo cử

nhân kinh tế thương mại của trường đại học Thương mại. Ngoài ra kinh tế thương mại

đại cương giữ vị trí của môn học cơ sở của các chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh

doanh quốc tế, tài chính và kế toán thương mại và các chuyên ngành khác của trường đại

học thương mại.

Kinh tế thương mại có quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như kinh tế học,

kinh tế chính trị học, kinh tế phát triển, lịch sử các học thuyết kinh tế... Kinh tế thương

mại sử dụng các khái niệm và phạm trù đó trong lĩnh vực lưu thông và trao đổi buôn bán

các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #jar