chuoi'
Chuối ngự Đại Hoàng
Làng Đại Hoàng thuộc xã Hoà Hậu, H. Lý Nhân - Trước năm 1945 thuộc Tổng Cao đà, Phủ Nam Sang, Tỉnh Hà Nam. Làng nằm gần ngã 3 sông Hồng và sông Châu hay còn gọi là Ngã 3 Tuần Vường (nay là khu vực trạm bơm Hữu Bị) - quê hương của nhà văn Nam Cao, với tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo cùng nhiều tác phẩm văn học có giá trị khác. Ông đã được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học" năm 1996.
Đại Hoàng ngoài đặc sản nổi tiếng là hồng không hạt, còn có một đặc sản nổi tiếng từ lâu đời, đã từng được đưa tiến Vua nên được gọi tên là "Ngự": đó là Chuối Ngự.
Chuyện kể: vào thời Trần,hàng năm Vua Trần cùng đoàn tuỳ tùng, văn võ bá quan, cờ xí rợp trời xuôi thuyền từ Thăng Long về hành cung Thiên Trường yết kiến Thái Thượng Hoàng. Một lần đến ngã 3 Tuần Vường, đoàn thuyền dừng lại. Dân các làng đổ ra mừng đón. Mọi người ai cũng mang của ngon, vật lạ ra dâng tiến vua. Có một đôi vợ chồng nông dân nghèo ở làng Đại hoàng vì không có vật gì dâng tiến nên rất lấy làm băn khoăn. May sao trong vườn nhà còn một buồng chuối nhỏ xinh xắn đã chín, toả hương thơm ngát, họ bèn chặt hạ, đưa tiến vua với niềm cung kính mong được nhà Vua cảm thông. Trông thấy buồng chuối nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng tròn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có 3 chiếc tua cong đẹp mắt lạ thường...vua cho gọi vào. Nhà Vua bèn nếm thử, thấy vị ngọt, hương thơm, càng ăn càng thấy ngon. Vua ban thưởng và truyền cho dân làng Đại Hoàng nhân rộng loại chuối này để cho thần dân của Ngài khắp nơi được cùng thưởng thức. Từ đó loại chuối này ở Đại Hoàng được mang tên Chuối Ngự, lưu truyền đến ngày nay và nổi tiếng khắp nơi. Tuy nhiên giống chuối này nếu đưa trồng nơi khác Ngài làng Đại Hoàng quả cũng có hình dáng tương tự nhưng không có vị ngon và hương thơm của chuối Ngự. Chuối Ngự trở thành đặc sản duy nhất ở Đại Hoàng mới có.
Những ai muốn thưởng thức chuối Ngự, xin mời về làng Đại Hoàng hoặc chợ Mỹ Tho, Thành phố Nam Định - nơi người dân Đại Hoàng thường đưa chuối Ngự đến bán vào những ngày Rằm hoặc Mồng Một Âm lịch hàng tháng.
Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.
Các thày thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho...
Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.
Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.
Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về "chuyện ấy", mà còn thu ngắn thời gian trở lại "sàn đấu" của quý ông.
Loại quả nào cũng rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể nhưng tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày?
1. Khỏe não
Trong chuối có nhiều kali sẽ giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt.
2. Nhuận tràng
Chuối giàu chất xơ vì thế có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón.
3. Bình tĩnh
Chuối có lượng vitamin B cao nên có giúp giữ bình tĩnh rất tốt.
4. Giảm bệnh thiếu máu
Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin.
5. Tốt cho dạ dày
Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong. Chuối giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới tác dụng của mật ong.
6. Vui vẻ
Trong chuối có chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin. Ăn chuối giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.
7. Giàu vitamin và chất khoáng
Chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, kali, magiê...
8. Giảm nguy cơ đột quỵ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chuối đều hàng ngày giảm 50% nguy cơ bị đột quỵ.
9. Giảm khó chịu buổi sáng với những người đang mang thai
Ăn chuối giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy.
10. Tâm trạng tốt
Điều chỉnh mức độ đường trong máu góp phần mang lại một tâm trạng tốt.
11. Huyết áp tốt hơn
Chuối giàu kali và có lượng muối thấp nên là loại quả rất tốt giúp huyết áp ở trạng thái ổn định.
12. Giảm chứng ợ nóng
Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày nên giảm chứng ợ nóng.
13. Giảm sưng phồng khi bị muỗi đốt
Rất nhiều người dùng phần bên trong của quả chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.
14. Giảm stress
Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể.
Cơ thể bị stress khi mức độ kali thấp vì thế ăn chuối giúp tăng lượng kali và giảm stress.
15. Loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da
Lấy phần bên trong của vỏ quả chuối đắp lên vùng da có hột cơm rồi quấn quanh bằng dải vải. Đây là một cách để loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da.
16. Trị ung nhọt,chỗ loét trong dạ dày.
Chuối mềm là loại hoa quả giúp giảm axit tại những chỗ loét trong thành dạ dày.
17. Giảm thèm ăn
Ăn chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu.
18. "Hạ hỏa"
Chuối được xem như loại quả có tác dụng "hạ hỏa" với những người nóng tính.
19. Làm sạch giầy
Làm sạch giầy của bạn bằng phần bên trong quả chuối để có màu sáng bóng.
ita express
Nhãn lồng hưng yên
Nói về nhãn lồng, phẩm chất của nó thì phải chăng những tinh túy của vùng châu thổ sông Hồng đã chắt chiu cho nó nơi đây. Cái câu các cụ dạy: "Đói lòng vác cái Dao phay, em tìm quả nhãn bổ cùi anh ăn" nhắc nhớ đến câu: "Nhãn lồng bổ ngập dao phay", ý nói đến loại nhãn thượng hạng Hưng Yên quả to, hạt nhỏ cùi dày. Quả nhãn lồng Hưng Yên mỗi khi bóc ra cắn vào thấy êm ru vì ngọt và rồi giật mình vì giòn sần sật. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: "Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho".
Ở chùa Hiến (Hưng Yên ), có cây nhãn cổ thụ, nghe đồn là đồ cúng dường và tiến vua, dân trong vùng gọi là cây nhãn tổ, được xem là tiêu biểu địa phương. Cây nhãn này đã được dựng bia ghi danh.
Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên có cây nhãn tổ (là nhãn đường phèn) trên 300 năm tuổi, gốc to hơn một người ôm. Tương truyền, cây nhãn tổ này quả nây tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đượm, hương thơm mát nên được đem tiến vua. Xã Hồng Nam, Thú Sĩ cũng còn khoảng chục cây nhãn đường phèn trên 100 tuổi. Trong số 5.000ha nhãn trồng ở Hưng Yên, với hàng chục loại giờ chỉ có vài chục héc ta nhãn đường phèn và nhãn Hương Chi (nhãn lai). Nhãn Hương Chi cho năng suất cao, quả to, ít bị mất mùa nhờ có 3 đợt hoa, lỡ đợt hoa nào gặp thời tiết xấu thì vẫn còn đợt khác để kết quả. Còn lại toàn nhãn ghép, nhãn chiết giống, nhãn lai quả to, ngon nhưng không thể bằng nhãn lồng Hưng Yên.
Chuối ngự hà nam
Làng Đại Hoàng thuộc xã Hoà Hậu, H. Lý Nhân - Trước năm 1945 thuộc Tổng Cao đà, Phủ Nam Sang, Tỉnh Hà Nam. Làng nằm gần ngã 3 sông Hồng và sông Châu hay còn gọi là Ngã 3 Tuần Vường (nay là khu vực trạm bơm Hữu Bị) - quê hương của nhà văn Nam Cao, với tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo cùng nhiều tác phẩm văn học có giá trị khác. Ông đã được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học" năm 1996. Đại Hoàng ngoài đặc sản nổi tiếng là hồng không hạt, còn có một đặc sản nổi tiếng từ lâu đời, đã từng được đưa tiến Vua nên được gọi tên là "Ngự": đó là Chuối Ngự. Chuyện kể: vào thời Trần,hàng năm Vua Trần cùng đoàn tuỳ tùng, văn võ bá quan, cờ xí rợp trời xuôi thuyền từ Thăng Long về hành cung Thiên Trường yết kiến Thái Thượng Hoàng. Một lần đến ngã 3 Tuần Vường, đoàn thuyền dừng lại. Dân các làng đổ ra mừng đón. Mọi người ai cũng mang của ngon, vật lạ ra dâng tiến vua. Có một đôi vợ chồng nông dân nghèo ở làng Đại hoàng vì không có vật gì dâng tiến nên rất lấy làm băn khoăn. May sao trong vườn nhà còn một buồng chuối nhỏ xinh xắn đã chín, toả hương thơm ngát, họ bèn chặt hạ, đưa tiến vua với niềm cung kính mong được nhà Vua cảm thông. Trông thấy buồng chuối nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng tròn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có 3 chiếc tua cong đẹp mắt lạ thường...vua cho gọi vào. Nhà Vua bèn nếm thử, thấy vị ngọt, hương thơm, càng ăn càng thấy ngon. Vua ban thưởng và truyền cho dân làng Đại Hoàng nhân rộng loại chuối này để cho thần dân của Ngài khắp nơi được cùng thưởng thức. Từ đó loại chuối này ở Đại Hoàng được mang tên Chuối Ngự, lưu truyền đến ngày nay và nổi tiếng khắp nơi. Tuy nhiên giống chuối này nếu đưa trồng nơi khác Ngài làng Đại Hoàng quả cũng có hình dáng tương tự nhưng không có vị ngon và hương thơm của chuối Ngự. Chuối Ngự trở thành đặc sản duy nhất ở Đại Hoàng mới có.
Vải thiều thanh hà
Tương truyền cây vải thiều có mặt ở vùng Hồng Châu (Hải Dương ngày nay) từ thời vua Mai Hắc Đế, tức là được chuyển ra trồng từ miền Châu Hoan (Thanh Hóa) ra.
Thời đó đất Hồng Châu chủ yếu còn là hoang mạc, lầy lội, thưa người ở. Không rõ ai đã mang chúng trồng thử chắc với mục đích mang cống Bắc Triều cho tiện hơn chăng (Thời Bắc thuộc nước ta đã có thời bị lệ thuộc vào lệ cống nạp Lệ chi - quả vải).
Vùng đất Thanh Hà có thổ nhưỡng khá đặc biệt, bao bọc xung quanh bởi các con sông trong hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, thuở xưa rất hay bị lụt lội, tuy nhiên cũng vì vậy mà được phù xa bồi đắp, rửa chua khua mặn nên hình như vậy đất trở lên ngọt ngào hơn chăng?
Cây lệ chi (tiếng cổ của cây vải thiều) nhanh chóng được trồng trên đất Thanh Hà và không ngờ đất đã cho quả hương vị đặc biệt ngon.
- Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhưng được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú (Eudynamis scolopacea). Vải, với tên gọi cũ là Lệ Chi, được biết đến ở Việt Nam qua vụ án Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi.
- Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương quê hương của cây vải, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm.
Hồng xiêm xuân định
Những gia đình gốc Hà Nội ở vùng này đều có đất rất rộng cùng với một khu vườn lớn chỉ trồng toàn hồng xiêm. Đến mùa quả chín, người nào có việc đi qua đây đều được ngửi mùi thơm thoang thoảng. Hồng chín cây thơm ngon và có vị ngọt rất thanh mát. Từng quả hồng xiêm hình thon thon, chín cây mà vẫn chắc nịch chứ không mềm, nát như hồng xiêm ở các vùng khác.
Hồng Xuân Đỉnh có hình giống quả trám, vỏ màu vàng đất. Vỏ hồng xiêm mỏng lắm, mỏng đến nỗi chỉ cần người gọt không khéo léo thì sẽ bỏ đi rất lãng phí. Tuy lớp vỏ mỏng nhưng lại bao bọc bên trong những thớ hồng xiêm căng mọng, mịn màng khi ăn không gây cho người ta cảm giác rát lưỡi hay cảm giác lạo xạo như ăn các loại hồng xiêm khác. Hồng ở các vùng miền khác quả to hơn, tròn trịa và có vị hắc, khi ăn lại có cảm giác như có lẫn những hạt cát nhỏ li ti trên lưỡi.
Hồng xiêm Xuân Đỉnh có hương thơm và vị ngọt rất đặc biệt. Hồng được trồng trên đất Xuân Đỉnh khi bổ ra có mùi thơm dịu, những miếng hồng xiêm khi cắt màu mật ong óng ả. Tuy ngọt dịu nhưng dư vị đọng lại trong lòng người thưởng thức rất khó phai. Những người khách đến với nơi này khi về đều lựa chọn hồng Xuân Đỉnh về làm quà cho người thân và những người Hà Nội khi đi xa chẳng thể nào quên.
Bánh cáy thái bình
Làm bánh cáy khá phức tạp. Nguyên liệu chính là gạo nếp, các nguyên liệu phụ thì rất nhiều: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh dầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ đang sôi đảo đều đến khi lát bánh thơm giòn.Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín giòn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn muối đường hơn nửa tháng, thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vỏ quýt tươi. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, đun nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm thích hợp thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn, có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.Nghe tên bánh cáy nhiều người ngỡ đây là loại bánh làm từ con cáy biển, nhưng không phải. Bánh cáy được làm hoàn toàn bằng gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cũng như các loại hoa lá để tạo mầu cho bánh. Dân gian có truyền thuyết rằng loại bánh này là do thần cáy biển ban cho. Thuở ấy, cả một vùng phía Tây tỉnh Thái Bình vẫn còn là những bãi lầy ven biển, cửa biển Đan Nhai cách không xa làng Nguyễn là mấy Không biết truyền thuyết kia đúng được bao nhiêu phần nhưng nếu nhìn kỹ lát bánh cáy, những màu vàng trắng xen lẫn hồng cam cho ta cảm giác nó giống như trứng cáy. Cũng có thể đây là lý do mà loại bánh cổ truyền này có tên là bánh cáy. Nhưng có lẽ do loại bánh cổ truyền này có vị hơi cay khi ăn nên gọi là bánh cay, rồi dần dần gọi lệch sang thành bánh cáy
Bánh tôm hồ tây
Công thức làm bánh tôm không cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế. Trứng vịt đánh đều trong bột mì và bột năng cho đến khi sền sệt, để chừng 30 phút là mang ra dùng được. Những lát khoai lang xắt sợi phải ngâm qua nước muối loãng để mất chất nhựa. Muốn bánh ngon thì phải chọn tôm hồ Tây thì thịt mới ngọt. Tôm được rửa sạch, cắt bớt râu, chân, ướp trong gia vị hạt nêm và tiêu thơm cho ngấm đều rồi cho vào chảo mỡ phi hành tỏi xào cho tới khi chuyển màu là vừa.Bánh tôm là bột mì trộn bột nở với khoai lang thái con chì, trên mặt mỗi cái bánh tròn, to gần bằng miệng bát ăn cơm, đặt vài ba com tôm tươi đánh từ lòng Hồ Tây lên, cắt râu, bỏ đuôi, khi rán nó sẽ cong lại như một dấu hỏi, đỏ au. Bột đó đổ vào cái khuôn có quai cầm, gặp mỡ nóng, nó bong khỏi khuôn ngay.
Chiếc bánh vừa chín tới được vớt ra rồi cắt làm tư làm sáu, ăn kèm với đĩa rau sống gồm rau muống chẻ nhỏ xoăn tít, thêm nhiều rau gia vị như húng Láng, tía tô, kinh giới, rau ngổ, rau mùi. Thuở ấy rau xà lách còn hiếm, người ta ngắt nhỏ mấy tàu lá rau diếp thay cho mùa rau muống già, thứ rau muống Sơn Tây xanh óng, luộc thì dai nhưng ăn sống thì giòn tan, đầy duyên phù hợp với món quà. Quan trọng là bát nước chấm pha bằng nước mắm ngon, có nước lọc để giảm độ mặn, thêm chút đường, chút dấm tạo thêm vị, cùng mấy lát ớt đỏ tươi, chút hạt tiêu cho đậy mùi, làm thực khách muốn hắt hơi.
Ăn bánh tôm để thấy cái giòn trong hai hàm răng, thấy vị ngọt của con tôm tươi vừa đánh dưới Hồ Tây lên, lại có hương thơm của khoai lang chín phảng phất mùi khoai nướng quê xa, cùng là chua cay mặn ngọt thơm bùi... mà tiền không đáng bao nhiêu, nhất là với các cô các cậu học sinh trung học của Hà Nội, sẵn sàng ăn cho vui, ăn cho thích, chứ không phải ăn cho no. Ngồi ngay xuống vệ cỏ ven hồ, cùng nhau ríu rít vui cười mà ăn. Chiếc cặp sách nghỉ ngay bên chân, tà áo dài thả trên vạt cỏ xanh mềm, chiếc xe đạp, đôi guốc cũng như im lặng để chủ nhân tha hồ thoải mái với bạn bè và món quà dân dã nhưng cực ngon, cực thích.
Bún thang hà nội
Nấu bún thang là một việc khá công phu, từ khâu chuẩn bị đến chế biến. Món bún thang tính sơ sơ phải cần đến 20 nguyên liệu. Công phu đầu tiên là chuẩn bị nồi nước dùng. Độ ngọt của nước dùng được tạo ra từ xương ống đun kỹ, xương gà, mực khô, tôm he nấu sôi cho ra hết nước cốt. Vị ngọt đậm đà của nước dùng là từ các loại nguyên liệu này, hoàn toàn không cần đến đường, bột ngọt. Để nồi nước dùng trong, người nấu phải canh hớt bọt liên tục. Bên cạnh công thức chung trên, nồi nước dùng ngon hay không còn nằm ở bí quyết gia truyền riêng của mỗi hàng bún.
Kế đến phải kể tới công phu chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm như trứng, giò lụa, thịt gà nạc, thịt heo nạc (còn gọi là ruốc sỏi) và trứng vịt muối. Trứng trong bún thang phải tráng thật mỏng, sấy khô, xắt nhuyễn như sợi chỉ vàng, giò lụa ửng hồng thái rối, thịt gà nạc trắng nõn da vàng ươm xé sợi thật tơi, thịt nạc (ruốc sỏi) xắt hạt lựu, xào khô với nước mắm vừa đủ đậm ...Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, người nấu cho bún tươi đã chần kỹ vào bát, dưới đáy có rải chút rau răm. Bún để ăn bún thang phải là loại bún sợi nhỏ, mịn và trắng tươi. Trên mặt tô bún bày mỗi góc một chút trứng, một chút giò lụa, thịt gà, ruốc sỏi. Chính giữa tô là miếng trứng vịt muối, trên rắc thêm tôm tươi giã nhuyễn thành chà bông. Tô bún đầy sắc màu, sinh động và gợi thèm. Ăn kèm với bún không thể thiếu củ cải ngâm chua, cay, giòn, ít mắm tôm đậm đà. Thứ mắm tôm hăng nồng, mặn gắt không hiểu sao lại rất hợp với món ăn thanh nhã như bún thang. Nhưng đặc biệt nhất là phải có thêm tinh dầu cà cuống, sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến thứ gia vị tinh tế này trong món bún thang. Chỉ cần một chút trên đầu tăm điểm vào, bát bún thang sẽ dậy mùi thơm đặc biệt. Cà cuống nguyên chất hiện nay rất hiếm, thay vào đó, người bán thường dùng tinh dầu cà cuống làm từ hóa chất nên mùi thơm hắc hơn, song cũng đủ làm món ăn thêm hương.Những thứ rau thơm, hành lá xanh mướt phủ lên trên sẽ giúp cho bức tranh bún thêm phần màu sắc. Bên cạnh rau mùi, hành hoa xắc thật nhỏ, không thể thiếu rau răm cay the the. Bún thang thiếu vị cay the này cũng hỏng. Mà xét cho cùng, bún thang là bức tranh tổng hòa của màu sắc, gia vị, nguyên liệu, nên thiếu bất cứ thứ nào trong số đó, món bún cũng mất đi vị ngon. Một điểm đặc biệt khác là bún thang thường không cần ăn kèm với rau, có lẽ vì người nghĩ ra món này sợ vị rau sẽ làm lạt nước, kém ngon.
Chả cá lã vọng
Chả cá làm bằng cá, đương nhiên. Đó là cá lăng, sau hiếm, được thay bằng nhiều loài cá khác như cá nheo, cá quả, cá chép. . . Cá được làm sạch, đầu tiên ướp riềng mẻ, nghệ và gia vị khác cho ngấm, thịt cá sẽ chuyển thành màu vàng, riềng làm cá hết tanh, mẻ biến nó thành vị khác, chua dịu, mềm mại, như vải chúc bâu đã chuội mềm thành lụa tơ tằm óng ả: Những lát cá đã biến hình hài đó được cặp vào những thanh tre non, nướng chín trên than hoa đỏ bừng ánh lửa mà không hề có khói. Bếp hoặc ngoài sân đang nướng chả, trong nhà, trên gác đã "nghe" hương chả thơm lừng điếc mũi, đã muốn mở cái chai nút lá chuối ra rồi. . .Nhưng nếu chỉ là cá nướng thôi thì không thành chả cá. Hẳn nhiều người từng ăn con cá nướng ngay trên cánh đồng hoặc bờ mương, ven đê. Nó chỉ là miếng cá nướng thôi. Để thành chả cá, nó phải đi kèm nhiều gia vị như ta vừa lướt qua những vùng quê quen thuộc. Mâm chả cá không thể thiếu đĩa rau gồm nhiều loại từ xà lách đến hàng chục thứ rau gia vị khác như rau mùi, thìa là, rau "thơm", kinh giới, hành sống để nguyên củ bóc trắng muốt hoặc chẻ hờ ra như từng bông hoa huệ bán khai. Chưa đủ. Còn vàng sậm đĩa lạc rang đã xát vỏ, mỗi viên lạc giòn tan, còn âm ấm ngón tay, bùi bùi ngon ngọt, mà cũng chỉ rang cát chứ không cần ướp tẩm húng lìu vì mùi húng lìu sẽ làm hỏng hương chả cá.Một bát nước chấm đặc biệt, thiếu nó là không xong. Đó là mắm tôm loãng, màu hồng xám, tuy hơi gắt nhưng đổ vào đấy chút rượu, vắt nửa quả chanh tươi, mấy lát ớt đỏ... đánh cho sủi bọt, thành kem thì tàu chả cá đã đi gần tới đích là nhà ga thưởng thức. Nhưng còn thiếu. Một đĩa bún rối, trắng tinh, sợi nhỏ, cứ lồng khồng như đám mây trắng xốp mùa hè. Bún không cần nhiều vì chóng no. Nó chỉ là thứ đi kèm, không là chiêng trống trong cuộc tế mà chỉ là hàng quà ven đường cho rôm rả buổi lễ hội ngày xuân.Chả cá không thể ăn suông, mà phải đi với chất men nao nao hay phừng phừng, nhưng nhất thiết không là rượu tây. Nó phải nguyên bản sắc của cái say nồng say lịm, đựng trong bể sành hay nậm sứ, nút lá chuối khô chứ không cần chai vuông dẹt với nhãn dán đủ màu sắc quốc tế.
Giò chả ước lễ
Không rõ nghề giò chả ở Ước Lễ có từ bao giờ chỉ thấy thần tích ngọc phả đình Thuỵ Phúc có ghi: Lễ hội hàng năm vào mồng 10 tháng giêng, theo phong tục cổ truyền "cỗ ngọc" vừa dâng cúng thành hoàng vừa tiến vua, sau đó làng thụ lộc.Vì vậy, nhà nhà đều ra sức trổ "tuyệt chiêu" trên sản phẩm của mình để thần linh chứng giám lòng thành.Giò chả Ước Lễ ngon nổi tiếng, bởi việc chọn lựa, pha thịt và kỹ thuật chế biến thành phẩm rất đỗi công phu. Người Ước Lễ không dùng nước sôi quá làm lông lợn, vì thịt sẽ bị đông, tái sạn; khi làm giò ắt tơi, bã. Lợn cạo sạch lông rồi phanh ra, không được rửa nước lã mà lấy khăn khô thấm hết nước trên mặt thịt và đem pha, phân loại thịt.Thịt làm giò chả là thịt mông, thịt thăn không dính gân, mỡ và nóng dẻo, tươi nguyên. Để làm giò lụa, phải kén lợn ỉ loại có trọng lượng khoảng 35- 40kg. Nếu lợn to quá, thịt giò sẽ bị đỏ và không giòn. Thịt nạc lọc xong, cho ngay vào cối giã liên tục bằng loại chày gỗ. Giã quánh đầu chày, thịt nhuyễn mịn thì trộn nước mắm loại 1, cho chút xíu hàn the. Cứ 1kg giò trộn 2 thìa nước mắm. Muốn quấn giò trắng, đep, thơm ngon, phải gói bằng lá chuối tây, lá chuối hột đã nhúng qua nước sôi. Lá non lần trong, lá bánh tẻ lần giữa, lá già lần ngoài.Giò gói xong đem thả ngay vào nồi nước sôi, luộc khoảng 50- 55 phút. Vớt ra, nhìn bốn góc giò nở bốn hoa thị đều căng, hoặc lấy tay vỗ vào quả giò nghe tiếng bồm bộp là chín. Cắt khoanh nếm giò óng mặt gương, ướt, nhưng không dính dao và màu sắc phớt hồng, có nhiều lỗ hút là giò lụa ngon.Làng Ước Lễ còn lừng danh với 2 loại chả: Chả quế và chả rán. Chả quế là món thượng hảo. Công đoạn sơ chế như giò lụa, chỉ có điều khi thịt giã nhuyễn thì thúc thêm bột quế. Tiếp theo, lấy ống bương (dài 80cm, đường kính 13- 15cm) phết lớp mỡ xung quanh rồi đắp một lớp thịt mỏng lên, sao cho dính mà không chảy xệ. Xong trải lên bếp than hoa hồng rực. Cứ thế, đắp tiếp lớp 2 và lớp 3 và xoay tròn. Nướng chín đem ra lấy nước hoa hiên (màu vàng, hương thơm) có pha chút mật ong phết lên mặt chả quế. Quấn chả quế nhuộm màu hoa hiên vào ống bương, nướng se mặt.So với chả quế thì chả rán lại có dư âm riêng. Thịt mỡ cùi dày, cứng chần qua nước nóng thái hạt lựu, múc với thịt nạc đã giã và hấp cách thuỷ ở dưới luộc giò. Khi bỏ ra, hấp màu xanh hiên, bỏ vào cho mỡ sôi rán vàng rộm. Chả rán ăn bùi béo, lạ miệng.
Cốm làng vòng
Lúa gặt về, tuốt lấy hạt, bỏ những cọng rơm, đãi qua nước, chọn lấy những hạt,mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc. Ðể giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới chân, nhưng không đốt bằng than (nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi (dễ điều chỉnh lửa). Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa đi. Hạt thóc rang phải được đảo liên tục, sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử. Mỗi lần thử bốc lấy 5 hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy "2 quằn 3 róc" - tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn - là được. Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, xẩy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tuỳ theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối. Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao.
Phở hà nội
Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.Tất cả màu sắc đó như một bức hoạ lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hoà.
Rượu nếp gảy làng tó
Làm rượu nếp cũng khá công phu. Xưa, cơm rượu được làm bằng hạt thóc trồng ngay trên đồng đất quê hương. Người làng Tó xưa gọi món này là rượu nếp gảy vì hạt gạo nếp sau khi đã được sàng sảy sạch, đồ chín hai lượt, để nguội rồi ủ men ba ngày trở nên tơi, săn và thơm, đến độ rượu sẽ tiết ra nước cốt màu vàng nâu, thơm, cay mà ngọt. Khi mang đi bán, các bà, các mẹ dùng đũa gảy ra cái bát nhỏ, rồi tưới nước cốt vào để ăn. Người bán gảy càng khéo, bát càng đầy nhanh, trông tơi ngon, bồng bềnh mà bán có lãi, nếu gảy vụng thì vừa tốn, ít lại, vừa trông không ngon mắt. Làng Tó Tả đang trong quá trình đô thị hóa, ruộng đất cũng ít đi nhiều. Vì thế, người làm rượu nếp không còn phải qua các khâu giã, dần, sàng gạo mà mua gạo từ các thương lái; men khô cũng được bán khắp các chợ nên không cần dùng công tự chế như xưa. Cách bán cũng thay đổi khá nhiều. Nếu xưa kia, dân làng Tó thường để sản phẩm trong một cái rá tre, dưới đáy lót một lớp lá chuối tươi, bên trên đậy miếng vải màn trắng muốt. Chiếc bát sành được đặt ở dưới để hứng chất nước men sánh ngọt và cay dịu màu vàng, đỏ. Mỗi khi đầy bát, cô bán hàng lại rót vào cái bình để khi có khách thì rưới lên bát cơm rượu. Chiếc rá tre ngày nào giờ cũng được thay bằng chiếc chậu, xô nhựa nhỏ xinh, nước rượu tiết ra được giữ lại ở phía dưới... Cách làm, cách bán của người làng Tó nay tuy có khác nhưng hương vị rượu nếp nơi đây vẫn không hề thay đổi.
Bánh cuốn thanh trì
Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi đi. ở trong thúng, bánh được xếp thành lớp kiểu như bực thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch, sắc trắng của bánh nổi bật lên nhưng nổi bật lên một cách hiền lành.
Ngay từ lúc trông thấy bàn tay người bán bánh bóc từng chiếc một, rồi cuộn lại một cách lơ là, bày trên những chiếc đĩa khiêm nhường, ta đã thấy yêu ngay những cái bánh óng ả, mềm mại đó rồi. Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất.
Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự tiết tấu nhịp nhàng của bánh thơm dịu hoà với nước chấm dịu hiền, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá.
Vì thế, nhiều người ǎn bánh chuyên chú nhất về nước chấm rồi mới xem đến bánh có mỏng và óng mượt không. Đương ǎn ngon, mà gần hết, thiếu đi mất một tí nước mắm, phải pha lấy ở nhà, có thể coi như là hỏng một bữa quà.
Để làm nổi hẳn vị của nước chấm lên, người hàng bánh thường gia thêm vào chai nước chấm một hai con cà cuống bǎm nhỏ, nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà cuống nước bán từng ve nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu phố Hàng Đường.
Ai muốn ǎn nước mắm không giấm, nhưng vắt chanh xin tuỳ ý. ớt, lấy cay lắm hay vừa, cứ việc theo sở thích của từng người.
Ta chấm chiếc bánh trắng vào trong chén nước chấm màu hổ phách, đưa lên miệng và chưa nhai đã tưởng như bánh "chưa đến môi đã trôi đến cổ" mất rồi....
Cái ngon của nó dịu hiền, óng mướt, nhưng đối với một số người thì có lẽ như thế hơi có ý "thanh nhã" quá nên người ta thỉnh thoảng đã điểm vào một miếng thịt quay ba chỉ, bì giòn tan.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro