Đón Tết, Về Nhà
A Chí:
Đã lâu không viết thư cho anh, em vẫn dùng bút để viết. Lúc nhỏ, chúng ta ngày ngày gặp mặt, còn hàng ngày viết thư, gửi thư, khoảng thời gian đó, thực sự vừa hồn nhiên lại vừa xa xôi.
Lại sắp hết năm rồi, năm nay em không cùng anh về nhà nữa. Em sắp kết hôn rồi. Cảm ơn anh ở những ngày tháng trước kia, bất kể chúng ta có bên nhau hay không, anh đều kiên trì đưa em về nhà đón Tết. Và chúng ta đã từng thề nguyện dưới gốc cây to ở quê nhà, cảm ơn anh vẫn luôn kiên trì giữ gìn. Còn em lại phải bội tín rồi.
Cuối cùng chúc cả gia đình anh mạnh khỏe vui vẻ và hạnh phúc.
PS: Nghe nói vợ anh mang thai rồi, gửi lời chào cô ấy giúp em, chúc mừng
Thục Phương
Thục Phương:
Rất vui khi nhận được thư của em, vẫn là những lá thư viết tay.
Tuy rằng có chút bất ngờ về tin mừng của em, nhưng cuối cùng cũng có người có thể chân chính để em dựa vào, đây là chuyện tốt! Không biết người may mắn ấy là ai? Đáng tiếc không thể trở thành người cho em hạnh phúc...
Thật ra, anh cũng nên đối diện với bố, dù sao cũng đã diễn nhiều năm như vậy, nên để ông ấy biết cuộc sống thật sự của con trai ông ấy ra sao. Anh sớm đã không còn làm người đưa thư nữa, sớm đã không còn lái chiếc xe hơi Honda nữa, sớm đã có căn nhà của riêng mình rồi...
*bưu sai: người đưa thư
Yên tâm đi! Anh sẽ xử lý ổn thỏa.
Hy vọng em cùng gia đình mới của em đều vui vẻ hạnh phúc.
PS: Chuyện bà xã anh mang thai là ai nói cho em vậy? Ha! Hơn hai tháng rồi!
A Chí
Chỉ sau hai lá thư đơn giản như vậy, A Chí dẫn theo bà xã vừa mới kết hôn quay về Mỹ Nùng, Cao Hùng.
A Chí cùng Thục Phương sau khi tốt nghiệp trung học, cùng nhau thi vào đại học Đài Bắc, cùng nhau rời quê nhà lên phương Bắc học tập. Thời trung học, bọn họ đã là bạn cùng lớp. Cha mẹ của Thục Phương đã sớm mất , cô ở nhà cậu đến khi tốt nghiệp tiểu học thì chuyển ra ngoài tự lực cánh sinh. Sau này cậu cũng đi rồi, để lại một mình Thục Phương.
Mỹ Nùng là một thôn xóm rất nhỏ, đi từ đầu thôn đến cuối thôn chỉ mất một giờ đồng hồ. Ngày mà A Chí cùng Thục Phương rời thôn, bố của A Chí tiễn họ ra trạm xe lửa. Người bố tóc đã điểm bạc cầm tay hai người chỉ nói một câu: "Chăm sóc lẫn nhau, về nhà đón Tết!" Cứ như vậy, A Chí cùng Thục Phương tốt nghiệp đại học , tìm được công việc ở Đài Bắc, thậm chí sau này chia tay rồi, hàng năm hai người vẫn như ước hẹn quay về quê nhà.
Những đứa con rời quê hương đi xa, đều biết về nhà có một nhiệm vụ, chính là báo bình an. Dù gì mỗi năm chỉ về nhà một chuyến, diễn màn kịch cũng chẳng phải là quá mệt. Kể quá chi tiết sẽ trở thành gánh nặng cho người nhà, huống hồ tốc độ biến hóa của thành phố và lòng người làm sao có thể nói rõ được? Năm A Chí tốt nghiệp, thi đỗ công chức trở thành người đưa thư bưu sai. Việc này đối với bố của A Chí là một bát cơm ổn định. Mấy năm sau, A Chí cho dù từ chức, chuyển sang kinh doanh, thậm chí còn đi Đại Lục, quen biết với vài cô bạn gái khác, nhưng vừa đến Tết, A Chí vẫn nhờ đồng nghiệp cũ của bưu cục chuẩn bị một vài con tem kỉ niệm năm mới mang về nhà. Còn bố vẫn mãi chờ ở trạm tàu hỏa trước nửa tiếng, tinh thần phấn chấn đứng ở bến xe đợi hai người họ trở về.
Năm đầu tiên sau khi chia tay, Thục Phương liền đưa ra đề nghị không cùng A Chí về nhà. Nhưng A Chí nói: "Đừng mà, dù sao anh cũng không quen biết bạn gái khác, em đón Tết cũng chẳng có nơi nào tốt để đi, chúng ta vẫn quay về quê diễn thêm hai năm, để họ nhìn một cái cũng yên tâm hơn!". Ban đầu là sự che giấu vô hại, năm này qua năm khác diễn thành một vở kịch không thể hạ màn. Bạn nói hoang đường quả thực hoang đường, nhưng con người đôi khi có thể tự tạo khó khăn cho mình đến vậy.
Thục Phương thật sự vô cùng biết ơn bố của A Chí. Bố A Chí vẫn luôn viết thư và gửi rất nhiều trái cây quê hương đến Đài Bắc cho Thục Phương. Mắt của bố A Chí mỗi năm càng ngày càng kém dần đi, nhưng năm nào cũng kiên trì ra bến xe đón bọn họ. Trên đường về nhà, bố A Chí sẽ kéo tay Thục Phương hỏi: "A Chí có bắt nạt con không? Nếu có, con phải nói với chú đấy! Con dâu như con là phúc phận tích được của chúng ta..." Thục Phương không thể trở thành con dâu của nhà ông, nhưng những lời này văng vẳng bên tai của Thục Phương, vẫn vô cùng ấm áp.
Cứ như vậy, mười năm trôi qua rồi. Mấy năm trước, A Chí kết hôn. Sau này con dâu chính thức của bố A Chí cũng mang thai rồi. Thục Phương quyết định viết một lá thư gửi cho A Chí. Vì vậy A Chí cuối cùng phải đưa bà xã của mình về nhà đón Tết.
Trên đường đi, trong lòng A Chí vô cùng thấp thỏm, việc mười năm trước đáng lẽ nên nói thẳng, kéo đến bây giờ càng ngày càng trầm trọng. Bố sẽ tức giận hay là đau lòng nhiều hơn? Lỡ như lật mặt thì phải làm sao? Bà xã vừa mới cưới của A Chí không biết gì, nhưng cả chặng đường vẫn cứ lải nhải: "Có người đã sớm khuyên em rằng đừng lấy một người Nam bộ, kì nghỉ xuân mỗi năm đáng lẽ được nghỉ ngơi, thì lại lãng phí thời gian lên đường xa đông đúc. Sang năm không về với anh nữa. Năm sau bảo bảo quá nhỏ, không chịu nổi giày vò của chuyến đi đâu" Đột nhiên A Chí quát lớn một tiếng "Yên lặng một chút được không! Chuyến đi này em không trốn được đâu. Em không muốn đi cũng phải đi!!"
Lúc tàu hỏa tiến vào bến cũng đã hoàng hôn, bố A Chí vẫn đứng ở chỗ cũ. Điểm khác là, năm nay bố A Chí đeo một cái kính râm và chống một cây gậy. Không đợi A Chí mở miệng, bố A Chí vẫn như thường lệ nắm lấy tay con dâu: "Thục Phương, cả chuyến đi vất vả rồi! Bố mang cho con cà chua vàng, rửa sạch rồi, con ăn đi! Cái này tốt cho cơ thể." Chỉ trong chốc lát, đem toàn bộ lời nói đã được A Chí luyện tập suốt quãng đường làm loạn hết lên rồi. Vợ của A Chí cũng chẳng biết nên phản ứng thế nào - người bố của A Chí tóc bạc phơ đứng trước mặt này đã không nhìn thấy gì nữa rồi.
Cứ như vậy, bố A Chí dắt tay con dâu theo lối về nhà.
Ba ngày đón Tết, A Chí trở nên nói rất nhiều, âm lượng cũng cao lên tám độ. Vợ của anh ấy ngoan ngoãn diễn vai Thục Phương, cố gắng không nói chuyện. Bố A Chí không nhắc đến mắt mình, cũng không nhắc đến thính lực đang kém dần đi của bản thân, ông ấy bằng lòng sống trong thế giới của chính mình.
Vào ngày cuối cùng của năm, bố A Chí đi rồi, nghi thức tiễn biệt làm theo lời dặn dò của bố, những bông hoa cúc trắng trên sườn đồi được bài trí lên, giống như cách bài trí của mẹ năm ấy. Toàn bộ bạn bè cả một đời của bố đều là hàng xóm của ông, từng người từng người đưa tiễn. A Chí cùng với người vợ đang bế đứa con trai mới sinh mặc y phục đen đứng ở một bên, lần lượt đáp lễ. Lúc này, Thục Phương bước vào, quỳ xuống dập dầu ba lần.
Nghi thức đưa tiễn kết thúc, một bác hàng xóm gọi Thục Phương đang muốn rời đi, nói với cô ấy: "Bố A Chí hai tháng trước sau khi chẩn đoán, đã thuật lại một lá thư, dặn dò phải giao cho cô."
Thục Phương đi đến gốc cây lớn mở thư ra, đó là nơi mà lúc nhỏ thường cùng A Chí chơi đùa, cũng là nơi bố A Chí thường xuyên gọi hai đứa về ăn cơm.
Thục Phương thân mến:
Khi con mở lá thư này ra, bố đã không còn nữa rồi. Nhưng mà đừng lo lắng, bố ở trên trời sẽ luôn dõi theo các con.
Đón Tết năm nay tại bến xe, bố tưởng nắm được là bàn tay của con, lại phát hiện đó không phải là tay của con. Mắt của bố không nhìn thấy, tai của bố cũng không nghe được, nhưng trái tim của bố vẫn có thể nhìn thấy, mũi của bố vẫn có thể ngửi được.
Bố biết những năm gần đây, A Chí hy vọng bố an tâm, cho nên có rất nhiều việc không nói, lần này, cuối cùng đổi lại bố chơi nó một vố rồi.
Bố muốn nói với hai đứa, bố mẹ đối với con cái, chỉ có một yêu cầu và nguyện vọng, đó chính là nhìn thấy các con khỏe mạnh vui vẻ. Thực ra các con không có thành tựu trong sự nghiệp, cưới người nào, gả cho ai đều không quan trọng, chỉ cần hai đứa sống tốt, bố đều vui mừng.
Hai năm trước bố thử nhờ dì Chu hàng xóm liên lạc với con, kết quả dì Chu nói, con đến Mỹ làm việc rồi. Mọi việc đều tốt chứ? Muốn gửi chút quà quê nhà cho con, lại không biết gửi đi đâu đây? Không ngờ muốn gặp lại con lần nữa, sẽ là ở khung cảnh như thế này. Bố biết chỉ cần bố đi, con nhất định sẽ trở về. Bố tự tay làm một chiếc ô giấy, cái này không giống với những cái mua trên phố đâu, để ở đầu giường của bố, con nhớ cầm theo về. Chiếc ô này dùng hai mươi năm cũng sẽ không hỏng.
Dì Chu nói rất nhiều chuyện, con đến bây giờ vẫn còn chưa kết hôn rất lo lắng cho con. Bố ngược lại cho rằng, mỗi một người đều có cách lựa chọn cuộc sống riêng của mình, chỉ cần con cảm thấy sống như vậy tự tại, thì hoàn mỹ rồi.
Nhớ kĩ, có thời gian vẫn nên về nhà đón Tết, chúng ta mãi mãi là người nhà của con.
Bố
------------------------
End.
190112
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro