Chứng khoán
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Xây dựng hệ thống thông tin ở CTNY và CTCK
Thực tiễn hơn 2 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã chỉ ra rất nhiều yếu kém của hệ thống thông tin (HHTT). Các nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin trên thị trường vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật kịp thời.
Xét ở tầm vi mô thì hoàn thiện HNT cho TTCK thực chất là hoàn thiện HTTT ở các công ty chứng khoán (CTCK) và các công ty niêm yết (CTNY). Các CTCK và các CTNY có vai trò rất quan trọng trong TTCK, là những người làm nên thị trường, với các nghiệp vụ của no.
Tuy nhiên các CTCK ở Việt Nam đều triệt tiêu nghiệp vụ tư vấn, mà nghiệp vụ này thì được coi là rất có giá trị ở TTCK phát triển. Nghiệp vụ tư vấn bị triệt tiêu do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, chủ quan là phát sinh từ những yếu kém của HTTT. éể có thể phát triển hơn nữa, họ phải làm tăng uy tín của mình ngay từ bây giờ trong những giới hạn có thể làm được nhằm đáp ứng sự phát triển của TTCK trong tương lai.
Thứ nhất, cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về thông tin chứng khoán. Khi thông tin cho khách hàng của mình cũng như thông tin rộng rãi ra ngoài công chúng, các CTCK cần phải phản ánh trung thực các thông tin về chứng khoán, về các công ty niêm yết. Nếu có thông tin tốt về công ty niêm yết thì phản ánh, tuy nhiên cần phải xác minh một cách rạch ròi, chính xác bằng khả năng phân tích tổng hợp của các cán bộ chuyên môn, tránh tình trạng phát ngôn dựa theo nguồn thông tin không chính thống trôi nổi trên thị trường, đó là điều rất nguy hiểm. Nếu có thông tin không tốt về công ty niêm yết phải thông báo cho khách hàng của mình, không nhất thiết phải thông báo rộng rãi khi còn e dè, chưa đủ độ tin cậy,...
Khi thông tin đã trung thực hợp thời thì khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành của mình, hơn nữa họ sẽ chính là những người quảng cáo hiệu quả nhất, uy tín nhất của mình cho thị trường, đó mới chính là điều cần thiết nhất.
Thứ hai, phát huy hơn nữa những năng lực hiện có của công ty mình để phát triển HTTT. Các CTCK của Việt Nam hiện nay đều là các pháp nhân kinh doanh ra đời từ các pháp nhân đã từng hoạt động tốt trên thi trường như các ngân hàng, tổng công ty; các tổ chức này địa trang bị cho mình HTTT khá hoàn chỉnh như nối mạng diện rộng giữa các chi nhánh. Như vậy với thế mạnh sẵn có này, các CTCK nên có những giải pháp riêng cho mình: chẳng hạn tiếp nhận thêm, thu hút thêm các nhà đầu tư từ các chi nhánh và thông qua hệ thống mạng thông tin này, khâu xử lý lệnh của công ty trở nên đơn giản, chứ không như các công ty không có mạng diện rộng, phạm vi hoạt động của họ rất hẹp.
Thứ ba, về lâu dài, các CTCK nên duy trì hoạt động tư vấn của mình bằng cách đầu tư công tác thông tin chứng khoán như xây dựng các bộ phần mềm phân tích dữ liệu chứng khoán phù hợp với đặc thù TTCK Việt Nam. Ngay trước mắt, với nhu cầu còn nhỏ và nguồn ngân sách hạn hẹp, các công ty chưa thể làm gì hơn, tuy nhiên các công ty này phải có định hướng và kế hoạch thực hiện, chẳng hạn tài trợ các sinh viên giỏi về công nghệ thông tin, về chứng khoán, hướng dẫn họ nguồn tài liệu để nghiên cứu, gây thiện cảm về sau này hoặc có những quan hệ cộng tác với các chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực trên, nhưng chưa phục vụ ngay công tác thông tin chứng khoán, sau này khi cần thì họ có thể gánh vác trách nhiệm cùng công ty.
Về phía các CTNY, họ phải tự cứu lấy mình ngay từ lúc này. Khi các CTNY chấp hành tốt các quy định về thông tin chứng khoán thì HTTT chứng khoán của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Thứ nhất, các CTNY phải chấp hành các quy chế về công bố thông tin. Hiện nay các công ty đang thực hiện việc công bố thông tin. Theo các quy định trong chương IV - Quy chế thông tin ban hành kèm theo Quyết định 04/1999/Qé-UBCKNN của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Quy chế hiện hành này tuy sẽ có những sửa đổi cho phù hợp hơn nhưng trước mắt các công ty vẫn phải chấp hành và nếu có những thắc mắc thì phải nộp báo cán cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, mà không thể ỷ lại vào việc chưa có chế tài xử phạt của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để làm bừa, không chấp hành công tác thông tin, báo cáo theo quy định.
Thứ hai, các CTNY phải quán triệt các nguyên tắc về thông tin chứng khoán. Ta biết các thông tin chứng khoán phải trung thực, công khai, rõ ràng và minh bạch. Nếu thông tin cứ úp úp, mở mở, ai biết tới đâu thì biết về công ty thì họ sẽ thiếu đi một bộ phận các nhà đầu tư dài hạn.
Hơn nữa, khi thông tin ra thị trường về các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh của mình các công ty cần phải hết sức thận trọng, cần tính tới mọi khả năng phát sinh chi phí... để khi thông tin khi (ra chính thức được công bố thì đó là thông tin chính thức không thể có sự giải thích nào khác.
Các CTNY phải nhận thức được rằng sự trung thực về thông tin của công ty không phải là sự bí mật thông tin mà là nghĩa vụ và quyền lợi của ánh, nhà đầu tư sẽ tìm đến công ty nào làm ăn hiệu quả thật sự và thông tin trung thực về họ trên thị trường, là cách để công ty tồn tại lâu dài trên thị trường, hơn nữa sẽ là đối tượng rót vốn mở rộng sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai .
Thứ ba, các CTNY nên chuyên môn hoá bộ phận cung cấp thông tin, không để cán bộ thông tin làm việc kiêm nhiệm như hiện nay mà phải có các cán bộ thực sự làm việc trên. Họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của việc cung cấp thông tin, hiểu được các nguyên tắc thông tin của TTCK, cũng như thời điểm phù hợp để đầu ra những nguồn thông tin khác nhau, thông tin chiến lược, thông tin tác nghiệp, thông tin quản trị, thông tin quản lý... Hơn nữa, là người phụ trách thông tin chuyên nghiệp trong tổ chức, họ cũng biết rõ đâu là thông tin chính thức, không chính thức và đấu tranh chống lại những thông tin lá cải, sai lệch, những thông tin không trung thực về tổ chức của họ.
Nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu
VASC, 30/06/2002, 11h25
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu của các công ty cổ phần như trường hợp Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM) vừa có dự định tách cổ phiếu để nâng giá trị công ty.
Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ phiếu. Tùy theo mục đích của công ty và tình hình thị trường mà công ty có thể tiến hành tách hay gộp cổ phiếu. Việc tách, gộp cổ phiếu thường được quy định trong điều lệ công ty và do Đại hội cổ đông quyết định, nhưng trong thực tế thường thì Đại hội cổ đông thông qua chủ trương và ủy quyền cho Hội đồng quản trị lựa chọn thời điểm thích hợp tiến hành việc tách hoặc gộp cổ phiếu.
Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách, do đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá cao làm cho các giao dịch sẽ khó thực hiện và điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì vậy, khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, đồng thời sau khi tách giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sau khi tách cổ phiếu, số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên có thể làm tăng số lượng cổ đông của công ty, qua đó góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm.
Ví dụ, một công ty cổ phần ABC có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết là 10 tỷ đồng) và giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Công ty tiến hành tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là người sở hữu 1 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 2 cổ phiếu mới, khi đó tổng số cổ phiếu mới của công ty sẽ là 2 triệu cổ phiếu mệnh giá 5.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết vẫn là 10 tỷ đồng nhưng giá thị trường của cổ phiếu mới sẽ dao động ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, trường hợp gộp cổ phiếu sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá cổ phiếu tăng lên và giá thị trường của cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu. Theo thống kê ở các nước thì trường hợp gộp cổ phiếu thường ít khi xảy ra đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi vì mục đích duy nhất của việc gộp cổ phiếu là làm cho cổ phiếu đó có giá trị hơn trên thị trường và qua đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.
Ví dụ, công ty cổ phần DEF có 6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu, tổng giá trị niệm yết là 60 tỷ đồng và giá thị trường đang ở mức 12.000 đồng/cổ phiếu. Để tránh cho giá cổ phiếu của công ty giảm xuống thấp hơn mệnh giá, công ty cổ phần DEF tiến hành gộp cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1 (nghĩa là cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 1 cổ phiếu mới). Như vậy sau khi gộp, tổng số cổ phiếu mới của công ty là 2 triệu cổ phiếu, với mệnh giá 30.000 đồng/cổ phiếu và giá thị trường của cổ phiếu mới sẽ dao động quanh mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu.
Cho đến nay, nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu chưa xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tăng vốn điều lệ của công ty REE vừa qua và của một số công ty niêm yết khác dự định thực hiện trong thời gian tới bằng cách phát hành thêm cổ phiếu không phải là trường hợp tách cổ phiếu. Đó chính là trường hợp công ty dùng các khoản thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và các quỹ hiện có để chuyển thành vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, nghĩa là vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu của công ty tăng lên nhưng trong thực tế tổng vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn không thay đổi và như vậy việc phát hành thêm cổ phiếu của Công ty REE và một số Công ty dự định thực hiện trong thời gian tới về thực chất chính là điều chỉnh lại giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.
Cần phân biệt rõ khái niệm cổ phiếu thưởng
VASC, 20/06/2002, 17h00
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần đi vào ổn đinh. Các công ty niêm yết tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư cũng phải làm quen với nhiều khái niệm và kỹ thuật rất mới. Trong thời gian gần đây, chúng ta có nghe thấy nói nhiều đến chính sách thưởng cổ phiếu. Nhằm giúp nhà đầu tư hiểu thêm về khái niệm này, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề này. Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu cần phải xem xét:
Trường hợp thứ nhất: thưởng cho người có đóng góp lớn
Thông thường, khi nói đến khái niệm thưởng có nghĩa là việc ưu đãi thường là về vật chất cho một số lượng ít người. Trong các công ty cổ phần, có thể hiểu thưởng cổ phiếu là việc công ty dùng một số cổ phiếu (trước đây là của chung mọi cổ đông) để thưởng cho những người quản lý, cán bộ công nhân viên hay những người có đóng góp lớn đối với hoạt động của Công ty. Nguồn cổ phiếu dùng để thưởng thường là cổ phiếu ngân quỹ.
Trong trường hợp này, tổng giá trị sổ sách của công ty không thay đổi, cái lợi của người được thưởng là rõ ràng: tỷ lệ sở hữu công ty của họ sẽ tăng lên. Còn đối với những cổ đông không được thưởng, tỉ lệ sở hữu công ty của họ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, đây là một cách để công ty khuyến khích tinh thần làm việc và sự đóng góp của những người được thưởng, đặc biệt đối với những người quản lý, do đó vẫn được Đại hội cổ đông thông qua.
Trường hợp thứ hai: thưởng cho tất cả các cổ đông
Đây là trường hợp nhiều công ty cổ phần trên thế giới áp dụng và ở Việt nam trong thời gian gần đây cũng hay được nhắc đến. Đó là việc tất cả các cổ đông của công ty được nhận thêm cổ phiếu mới theo một tỷ lệ nhất định (ví dụ 5:1, cổ đông nắm giữ 5 cổ phiếu cũ được sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Khi đó, nhà đầu tư cần nắm được một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, công ty không nhận được nguồn vốn góp mới từ phía cổ đông hay từ bất kỳ nguồn nào, do đó vốn chủ sở hữu của các cổ đông không thay đổi. Thực chất, đây là việc làm tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại, hay nói cách khác, đây chỉ là việc chuyển đổi giữa các khoản mục trong nguồn vốn cổ đông: từ lợi nhuận để lại sang vốn điều lệ mà không làm thay đổi tổng nguồn vốn cổ đông.
Thứ hai, cổ phiếu được phát thêm cho cổ đông đã làm tăng số lượng cổ phiếu của công ty (1/5 hay 20%). Khi số lượng cổ phiếu tăng lên, nguồn vốn chủ sở hữu không đổi, giá trị sổ sách (=nguồn vốn chủ sở hữu / tổng số cổ phiếu) của cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ sở hữu công ty của mỗi cổ đông trước và sau khi phát hành thêm cổ phiếu là không đổi.
Thứ ba, đây thường là cách các công ty trên thế giới hiện nay trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu (stock dividend) thay vì trả bằng tiền (cash dividend) bởi công ty muốn giữ lại tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào dự án mới. Việc có lợi hay không của chính sách này đối với cổ đông được quyết định bởi sự thành công của kế hoạch đầu tư mới. Nếu kế hoạch này đem lại lợi nhuận cao, lượng tiền đầu tư của cổ đông sẽ được sử dụng hiệu quả, tổng giá trị của công ty sẽ tăng lên. Còn trong trường hợp ngược lại, điều này sẽ có ảnh hưởng không chỉ tới phần cổ phiếu mới được nhận thêm mà cả phần cổ phiếu các cổ đông đã nắm giữ trước đây.
Khi mà mọi cổ đông đều được hưởng một chế độ đồng nhất, trích từ chính tài sản của họ và việc đó có lợi cho họ hay không là chưa rõ ràng thì việc sử dụng khái niệm ''thưởng'' trong trường hợp này xem chừng là chưa hợp lý.
Chuyển nhượng cổ phần và thị trường chứng khoán
VASC, 28/03/2001, 15h50
Thành lập công ty cổ phần, mua bán cổ phiếu là công cụ hữu hiệu để thực hiện xã hội hóa đầu tư. Nhà nước tạo cơ chế thuận lợi cho việc chuyển nhượng cổ phiếu; trong đó chú trọng bảo vệ lợi ích cho người mua.
Công ty cổ phần - xã hội hóa đầu tư
Xã hội hóa đầu tư là việc Nhà nước tạo ra thời cơ thuận lợi để mọi người, mọi tổ chức có thể thực hiện được ý tưởng đầu tư của mình, làm cho họ trở thành chủ nhân thật sự của nền kinh tế. Xã hội hóa đầu tư nhằm khai thác tiềm năng sáng tạo của toàn xã hội, tiềm năng chất xám của toàn xã hội được huy động trong nền kinh tế, làm cho kho tàng chất xám của xã hội ngày càng phong phú.
Xã hội hóa đầu tư tạo nên cơ hội huy động vốn phong phú, đa dạng, tạo ra cơ hội sử dụng nguồn lực xã hội một cách linh hoạt và hiệu quả. Xã hội hóa đầu tư thật sự là thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, người lao động có cơ hội trở thành người chủ thật sự, có cơ hội giám sát các hoạt động quản lý, cho phép tìm ra người quản lý tốt nhất, hiệu quả nhất, tạo ra động lực mới cho sự phát triển của toàn xã hội.
Công ty cổ phần là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư, mọi cá nhân, tổ chức, không trừ một ai đều có được cơ hội như nhau để thực hiện ý tưởng đầu tư với thủ tục hết sức đơn giản là mua cổ phần của công ty cổ phần, khi đó họ là cổ đông và có khả năng thể hiện ý chí của mình thông qua đại hội đồng cổ đông.
Chuyển nhượng cổ phần
Để việc mua cổ phần được dễ dàng, thuận lợi, luật pháp đã quy định các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác (trừ một số trường hợp và điều kiện pháp luật quy định nhằm bảo vệ lợi ích người mua). Quy định cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần đã tạo nên thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Luồng vốn đầu tư xã hội sẽ được luân chuyển trên thị trường, điều đó tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay đổi, điều chỉnh mục tiêu đầu tư hết sức dễ dàng, tạo cho những ai có ý tưởng đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, có điều kiện thực hiện ý tưởng đầu tư của mình thông qua việc mua cổ phần đến mức đủ lớn để có thể điều hành được công ty.
Nếu như giá trị doanh nghiệp được xác định chính xác, hợp lý, thì việc một số người nào đó có thể trả giá rất cao cổ phần của công ty nào đó để có quyền sở hữu và điều hành công ty cổ phần là việc hết sức bình thường. Việc thay đổi các cổ đông trong công ty cổ phần cũng là điều bình thường, đó là dấu hiệu phát triển công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần một cách thuận lợi chính là tạo điều kiện cho công ty cổ phần thu hút được năng lực đầu tư của xã hội: tiền vốn và tri thức.
Từ thực tế nêu trên cho thấy, Nhà nước cần tạo cơ chế bán, mua cổ phần hết sức thuận lợi cho người dân thực hiện.
Việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông có thể được tiến hành bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Chuyển nhượng trực tiếp
Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhau, cho người khác ngoài công ty thông qua việc trao đổi trực tiếp, ở đây người mua có điều kiện trực tiếp xác định, đánh giá chất lượng hàng hóa, và trực tiếp trả giá cho người bán. Hành vi chuyển nhượng này do hai bên mua bán tự thỏa thuận theo quy định giao dịch dân sự.
Để bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần là người không tham gia thành lập công ty cổ phần, không biết được thực trạng công ty khi mới thành lập, luật doanh nghiệp đã quy định điều kiện hạn chế đối với người bán là những cổ đông sáng lập công ty. Khoản 1 Điều 58 Luật doanh nghiệp quy định: Trong thời hạn ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Sau thời hạn ba năm các quy định này hết hiệu lực.
Quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông có quyền chào bán là quy định bắt buộc có tính cứng nhắc để ràng buộc nghĩa vụ vật chất của các cổ đông sáng lập đối với người mua, tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo để thu hút người mua.
Quy định chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài công ty là quy định mềm mang tính thỏa thuận giữa các cổ đông trong công ty. Việc thỏa thuận này có thể được quy định trong điều lệ công ty hoặc trong nghị quyết họp đại hội đồng cổ đông. Như vậy các cổ đông sáng lập có thể quy định một số người phải giữ đủ 20% số cổ phần hoặc quy định mỗi người phải giữ 20% cổ phần. Do vậy khi đánh giá sự vi phạm về việc chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu của công ty cổ phần cần xem xét ba điều kiện sau:
Cổ đông sáng lập là ai? Tổng số cổ phần các cổ đông sáng lập sở hữu trong suốt thời gian ba năm đầu có dưới 20% hay không? Việc chuyển nhượng có đúng điều lệ không?
Nếu các công ty cổ phần được thành lập trước khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thì phải căn cứ vào điều lệ công ty và luật công ty, việc vận dụng Luật doanh nghiệp không được áp đặt để hồi tố mà chỉ là một sự giải thích.
Luật công ty không định nghĩa sáng lập viên thì không thể áp đặt khái niệm sáng lập viên trong Luật doanh nghiệp để suy luận xác định lỗi của công ty hay lỗi của các cổ đông. Khi đó chỉ căn cứ vào điều lệ để xác định việc chuyển nhượng cổ phần có phù hợp với điều lệ hay không.
Việc chuyển nhượng gián tiếp
Các công ty cổ phần được bán cổ phần trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt về tính minh bạch tài chính, về khả năng sinh lời, phải được ủy ban chứng khoán thẩm định và phải tuân thủ các quy tắc kiểm toán theo pháp luật về chứng khoán.
Những quy định chặt chẽ này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người mua, vì khi các công ty niêm yết bán cổ phần trên thị trường thì người mua không có điều kiện trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa. Sự can thiệp của Nhà nước trong việc thẩm định các công ty cổ phần đăng ký bán cổ phần là một chứng thực tin cậy để người mua trả giá mua hàng. Người mua thực hiện việc mua cổ phần chỉ qua các thông tin đã được Nhà nước kiểm định, người mua không nhìn thấy hàng hóa cụ thể, nếu các thông tin này bị sai lệch thì có rất nhiều rủi ro đối với người mua. Điều này cho thấy pháp luật về chứng khoán cần phải hết sức cụ thể, phải được thực hiện đầy đủ để bảo vệ lợi ích cộng đồng người mua.
Quản lý, giám sát hoạt động đăng ký - thanh toán bù trừ - lưu ký chứng khoán
VASC, 30/10/2001, 15h45
Nằm trong hệ thống quản lý giám sát của Trung tâm Giao dịch chứng khoán, quản lý hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo cho thị trường hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Quản lý hoạt động đăng ký thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán đúng như tên gọi của nó bao gồm việc quản lý giám sát 3 bộ phận riêng lẻ: quản lý giám sát hoạt động đăng ký, thực hiện quyền, quản lý hoạt động thanh toán bù trừ và quản lý hoạt động lưu ký chứng khoán trong đó có cả việc quản lý kho két cụ thể như sau:
1. Quản lý giám sát hoạt động thực hiện quyền
Quản lý giám sát hoạt động thực hiện quyền là việc kiểm tra theo dõi việc tuân thủ quy trình thực hiện quyền của 2 đối tượng:
- Của tổ chức niêm yết: Tuân thủ về tính kịp thời trong việc thông báo các sự kiện liên quan đến việc thực hiện quyền cũng như đảm bảo tính chính xác của các số liệu chuyển cho Trung tâm giao dịch chứng khoán, đảm bảo việc chuyển các khoản phát sinh từ việc thực hiện quyền vào tài khoản của Trung tâm đúng ngày giờ quy định để từ đó chuyển cho các Thành viên lưu ký;
- Của các Thành viên lưu ký: Các Thành viên lưu ký phải bảo đảm tính chính xác trong Danh sách người sở hữu chứng khoán cung cấp cho Trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thời phải tuân thủ đúng các quy định về thời gian, quy trình, thủ tục… liên quan đến việc thực hiện quyền.
2. Quản lý hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán
Quản lý hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán bao gồm việc quản lý các công tác sau:
- Quản lý bù trừ thanh toán tiền: bù trừ số tiền phải thanh toán giữa các Thành viên lưu ký và sau đó theo dõi việc tuân thủ của các Thành viên lưu ký trong việc chuyển tiền vào tài khoản để thanh toán vào ngày thanh toán. Kết nối với Ngân hàng chỉ định để kiểm tra giám sát việc thanh toán tiền của các Thành viên lưu ký. Báo cáo lãnh đạo bất kỳ khi nào có trường hợp chậm trễ trong việc chuyển tiền thanh toán;
- Quản lý bù trừ thanh toán chứng khoán: thực hiện việc bù trừ chứng khoán cho các Thành viên lưu ký và theo dõi việc thanh toán chứng khoán của các Thành viên lưu ký. Báo cáo lãnh đạo bất kỳ khi nào có việc chậm trễ hay cố tình không chuyển chứng khoán để thanh toán;
3. Quản lý giám sát hoạt động lưu ký chứng khoán
- Mở và quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng của các Công ty chứng khoán: quản lý việc mở tài khoản cho khách hàng cũng như phương pháp hạch toán của các Công ty chứng khoán, việc cung cấp các số liệu liên quan đến tài khoản của khách hàng mở tại các Công ty chứng khoán như các bản sao kê, báo cáo số dư… Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý này chưa được thực hiện triệt để vì để kiểm tra được đòi hỏi Trung tâm phải thường xuyên có đợt kiểm tra ngay tại Công ty chứng khoán hoặc phải có hệ thống máy tính nối mạng hoàn toàn giữa các Công ty chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
4. Ngoài ra, liên quan đến hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán còn phải kiểm tra giám sát một số các hoạt động sau đây:
- Giám sát tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của người đầu tư nước ngoài: kiểm tra tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của người đầu tư nước ngoài và có biện pháp xử lý thích hợp khi có trường hợp giao dịch, chuyển nhượng... vv vượt quá tỷ lệ cho phép;
- Theo dõi giám sát việc sửa lỗi giao dịch của các Thành viên lưu ký: kiểm tra các lỗi giao dịch của các Thành viên lưu ký, thực hiện việc sửa lỗi. Đối với những trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo bằng văn bản cho ủy ban chứng khoán nhà nước để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả;
- Quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán: quản lý việc đóng góp ban đầu cũng như định kỳ vào Quỹ hỗ trợ thanh toán của các Thành viên lưu ký. Đồng thời ra quyết định sử dụng Quỹ khi cần thiết nếu có trường hợp Thành viên lưu ký tạm thời thiếu hụt tiền trong thanh toán và theo dõi giám sát việc trả lãi, hoàn trả tiền cho Quỹ cũng như phân bố các khoản hỗ trợ giữa các Thành viên lưu ký còn lại nếu khoản hỗ trợ lớn hơn số tiền mà Thành viên lưu ký tạm thời vi phạm có trong tài khoản Quỹ hỗ trợ thanh toán;
- Giám sát tình hình nộp phí của các Thành viên lưu ký: trong tương lai, khi bắt đầu thực hiện việc thu phí các Thành viên lưu ký thì phải quản lý việc đóng góp các khoản phí liên quan đến những hoạt động này của các Thành viên lưu ký từ khâu tính phí, ra thông báo đến theo dõi việc nộp phí của các Thành viên lưu ký;
- Bảo quản chứng khoán lưu ký cho khách hàng của các Công ty chứng khoán: kiểm tra việc bảo quản chứng khoán cho khách hàng của các Công ty chứng khoán, nhất là việc tái lưu ký chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo quản chứng khoán của khách hàng trong trường hợp Công ty chứng khoán không tái lưu ký chứng khoán kịp. Về việc quản lý kho két, ngay từ khi đăng ký làm Thành viên lưu ký, các Thành viên lưu ký đã phải có văn bản thuyết minh về hệ thống kho két của mình và được kiểm tra chấp nhận là hệ thống kho két đủ năng lực để phục vụ cho nhu cầu lưu ký chứng khoán của khách hàng;
- Lập và nộp các báo cáo về hoạt động lưu ký chứng khoán: yêu cầu các Thành viên lưu ký nộp các báo cáo về hoạt động lưu ký và đề nghị chỉnh sửa nếu thấy có chi tiết không chính xác.
Thế nào là một cổ phiếu đại chúng?
VASC, 10/10/2001, 15h45
Một trong những yếu tố rất quan trọng mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi quyết định đầu tư là tính đại chúng của cổ phiếu (CP). Vậy CP đại chúng là gì và ảnh hưởng của CP đại chúng đối đối với việc đầu tư như thế nào?
CP đại chúng là gì?
Có thể hiểu CP đại chúng là CP có số lượng công chúng tham gia đầu tư đông đảo và chiếm một tỷ lệ nắm giữ cao trong tổng số CP phổ thông của tổ chức phát hành.
Tính đại chúng của CP một công ty càng cao khi vốn cổ phần càng lớn, tỷ lệ vốn cổ phần phát hành ra bên ngoài cao và có nhiều nhà đầu tư bên ngoài tham gia nắm giữ CP của công ty. Khi soạn thảo Nghị định 48/NĐ-CP/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), các nhà làm luật đã rất chú ý tới khía cạnh này.
Hai trong bảy điều kiện để một công ty có thể phát hành chứng khoán ra công chúng là:
- Mức vốn điều lệ tối phiếu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành. Trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành...
Trên thực tế, tính đại chúng của CP còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Tỷ lệ cổ phần phổ thông có quyền chuyển nhượng tự do trên tổng số vốn cổ phần: Điều này làm cho CP có tính thanh khoản cao.
+ Mức độ hạn chế về thời gian chuyển nhượng của CP (đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước).
+ Tỷ lệ lưu ký CP: CP niêm yết muốn mua bán phải được lưu ký lại Trung tâm giao dịch. Tỷ lệ lưu ký thấp tức là số lượng CP có thể tiến hành giao dịch được sẽ không cao.
+ Tỷ lệ nắm giữ tối đa của một tổ chức, cá nhân: Khi điều lệ công ty cho phép một tổ chức hay cá nhân nắm giữ một tỷ lệ cao trong tổng số CP thì chỉ cần vài cổ đông lớn tham gia là không còn CP để bán cho các cổ đông nhỏ khác. Thêm vào đó, CP này dễ bị thôn tính bởi một tổ chức hay cá nhân nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của họ.
+ Lĩnh vực hoạt động: CP của công ty hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt mà nhà đầu tư ít có kiến thức hay hiểu biết về lĩnh vực này thì sẽ không thu hút được nhiều nhà đầu tư bằng CP của công ty hoạt động trong các lĩnh vực được nhiều người biết đến.
+ Tình hình hoạt động: Một công ty hoạt động tốt, bền vững sẽ có khả năng thu hút nhiều công chúng đầu tư vào công ty.
+ Mức độ công khai thông tin: Nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào một loại chứng khoán mà họ có khả năng tìm kiếm được thông tin cần thiết về chứng khoán này một cách dễ dàng và nhanh chóng.
+ Độ lớn của TTCK: Khi quy mô của thị trường còn nhỏ, có ít hàng hoá... sẽ khó thu hút được nhiều công chúng đầu tư vì nhà đầu tư khó mà mua được CP lúc cần mua và bán CP vào thời điểm thích hợp...
Cổ phiếu đại chúng có ưu điểm gì?
+ Giá CP dao động sát hơn với giá trị nội tại của chúng: Giá CP dao động tùy thuộc vào sự phán đoán của số đông mà tâm lý số đông thường chính xác hơn tâm lý thiểu số.
+ Hạn chế được hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường: Do số lượng CP nhiều nên giá vốn hoá thị trường (giá trị thị trường của công ty) lớn, nhà đầu cơ khó mà có đủ tiền để làm khuynh đảo giá CP.
+ Hoạt động của công ty sẽ minh bạch hơn: Hoạt động của công ty, các động tĩnh của các nhà quản lý sẽ được một lượng hùng hậu các cổ đông để mắt tới nên có thể hạn chế được tiêu cực xảy ra.
+ Có tính thanh khoản cao: Do có số lượng CP nhiều và có nhiều nhà đầu tư tham gia nên tại một thời điểm nào đó sẽ có nhiều người bán và nhiều người mua...
Nói chung, tính đại chúng của CP được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Nâng cao tính đại chúng của CP là một trong những cách để doanh nghiệp quảng bá và bảo vệ CP của mình.
Chứng khoán chuyển đổi - Convertible Securities
VASC, 10/10/2001, 15h45
Cũng như các loại chứng khoán khác, vấn đề mà công ty phát hành và nhà đầu tư rất quan tâm khi nó đến “convertible securities” là giá chuyển đổi. Do khái niệm về các giao dịch (description of operations) của “convertible securities” thường là không rõ ràng, nên các thuật ngữ như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), hệ số chuyển đổi (conversion ratio), giá chuyển đổi (conversion price), và tỷ suất ngang giá (parity price thường được sử dụng lẫn lộn.
Thông thường, giá chuyển đổi được xác định là mức mệnh giá (par value) có khả năng chuyển đổi lấy một cổ phiếu thường. Với mỗi đơn vị (unit) mệnh giá trái phiếu bán lại cho công ty (to surrender to the company), công ty sẽ phát hành một cổ phiếu. Phương thức chuyển đổi (form of conversion contract) đơn giản nhất và phổ biến nhất là chuyển đổi theo một mức giá cố định (a constant price) trong suốt thời hạn chuyển đổi. Tuy nhiên, có những đợt phát hành mà giá chuyển đổi biến động trong suốt thời hạn chuyển đổi. Hai trường hợp giá thay đổi thường xảy ra là: (1) giá tăng theo thời gian (to increase th price with the passage of time) và (2) giá tăng do khối lượng trái phiếu chuyển đổi tăng (to increase the price as the amount o conversion increase).
Tác dụng của các hệ số chuyển đổi tăng dần (stepped-up ratios) là buộc cổ đông tiến hành chuyển đổi và giảm pha loãng cổ phiếu của những cổ đông khác. Giá trị của quyền ưu tiên chuyển đổi sẽ giảm vào ngày giá chuyển đổi tăng một mức (a step-up) do chứng khoán bán ra không kèm chứng quyền (ex-right). Do vậy, nhà đầu tư nên làm quen với điều khoản chuyển đổi trong những đợt phát hành mà anh ta mua (purchase) hay sở hữu (own).
Mối quan hệ mật thiết giữa biến động giá (price movements) của trái phiếu chuyển đổi và chứng khoán mà nó được chuyển đổi được thiết lập căn cứ và những điều kiện nhất định. Nếu cổ phiếu bán ra với giá thấp hơn giá chuyển đổi cân bằng (sell below conversion equivalent), thì việc chuyển đổi trái phiếu sẽ không còn lợi nhuận (no profit to be gained) do đó, giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng chút ít tới giá trị thị trường của trái phiếu (market value of the bond). Trừ khi tiền lãi (premium) dựa trên sự tin tưởng của người mua về triển vọng trước mắt của cổ phiếu, giá trái phiếu bán ra chủ yếu dựa vào giá trị của đợt phát hành (merits as an investment issue).
Tuy nhiên, trong trường hợp giá cổ phiếu tăng đủ để mang lại lợi nhuận (to offer a prorit) cho người sở hữu trái phiếu (bondholders) khi tiến hành chuyển đổi, thì khi đó “convertible securities” được coi là thực hiện quyền kiểm soát giá cùng hướng (sympathetic price control) đối với giá thị trường của trái phiếu. Còn nếu giá cổ phiếu tăng cao hơn mức giá chuyển đổ cân bằng thấp nhất (the lowest conversion equivalent), giá trái phiếu sẽ tự động tăng theo các giao dịch (transactions) của các nhà kinh doanh chứng khoán (arbitragers). Những nhà kinh doanh này khi nhận thấy có cơ hội thu lợi nhuận (to see a profit opportunity) sẽ mua trái phiếu và chuyển đổi thành cổ phiếu thông qua một giao dịch. Chuyển đổi cân bằng sẽ còn tiếp tục do giá cổ phiếu còn tăng. Cũng như các loại chứng khoán khác, vấn đề mà công ty phát hành và nhà đầu tư rất quan tâm khi nó đến “convertible securities” là giá chuyển đổi. Do khái niệm về các giao dịch (description of operations) của “convertible securities” thường là không rõ ràng, nên các thuật ngữ như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), hệ số chuyển đổi (conversion ratio), giá chuyển đổi (conversion price), và tỷ suất ngang giá (parity price thường được sử dụng lẫn lộn. Thông thường, giá chuyển đổi được xác định là mức mệnh giá (par value) có khả năng chuyển đổi lấy một cổ phiếu thường.
Với mỗi đơn vị (unit) mệnh giá trái phiếu bán lại cho công ty (to surrender to the company), công ty sẽ phát hành một cổ phiếu. Phương thức chuyển đổi (form of conversion contract) đơn giản nhất và phổ biến nhất là chuyển đổi theo một mức giá cố định (a constant price) trong suốt thời hạn chuyển đổi. Tuy nhiên, có những đợt phát hành mà giá chuyển đổi biến động trong suốt thời hạn chuyển đổi. Hai trường hợp giá thay đổi thường xảy ra là: (1) giá tăng theo thời gian (to increase th price with the passage of time) và (2) giá tăng do khối lượng trái phiếu chuyển đổi tăng (to increase the price as the amount o conversion increase).
Tác dụng của các hệ số chuyển đổi tăng dần (stepped-up ratios) là buộc cổ đông tiến hành chuyển đổi và giảm pha loãng cổ phiếu của những cổ đông khác. Giá trị của quyền ưu tiên chuyển đổi sẽ giảm vào ngày giá chuyển đổi tăng một mức (a step-up) do chứng khoán bán ra không kèm chứng quyền (ex-right). Do vậy, nhà đầu tư nên làm quen với điều khoản chuyển đổi trong những đợt phát hành mà anh ta mua (purchase) hay sở hữu (own).
Mối quan hệ mật thiết giữa biến động giá (price movements) của trái phiếu chuyển đổi và chứng khoán mà nó được chuyển đổi được thiết lập căn cứ và những điều kiện nhất định. Nếu cổ phiếu bán ra với giá thấp hơn giá chuyển đổi cân bằng (sell below conversion equivalent), thì việc chuyển đổi trái phiếu sẽ không còn lợi nhuận (no profit to be gained) do đó, giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng chút ít tới giá trị thị trường của trái phiếu (market value of the bond). Trừ khi tiền lãi (premium) dựa trên sự tin tưởng của người mua về triển vọng trước mắt của cổ phiếu, giá trái phiếu bán ra chủ yếu dựa vào giá trị của đợt phát hành (merits as an investment issue).
Tuy nhiên, trong trường hợp giá cổ phiếu tăng đủ để mang lại lợi nhuận (to offer a prorit) cho người sở hữu trái phiếu (bondholders) khi tiến hành chuyển đổi, thì khi đó “convertible securities” được coi là thực hiện quyền kiểm soát giá cùng hướng (sympathetic price control) đối với giá thị trường của trái phiếu. Còn nếu giá cổ phiếu tăng cao hơn mức giá chuyển đổ cân bằng thấp nhất (the lowest conversion equivalent), giá trái phiếu sẽ tự động tăng theo các giao dịch (transactions) của các nhà kinh doanh chứng khoán (arbitragers). Những nhà kinh doanh này khi nhận thấy có cơ hội thu lợi nhuận (to see a profit opportunity) sẽ mua trái phiếu và chuyển đổi thành cổ phiếu thông qua một giao dịch. Chuyển đổi cân bằng sẽ còn tiếp tục do giá cổ phiếu còn tăng.
Có một số lý do để các công ty đưa điều khoản chuyển đổi (convertible clause) vào các đợt phát hành ra công chúng (public issues) của trái phiếu công ty và cổ phiếu ưu đãi. Cụ thể là:
- Thứ nhất: để tăng vốn cổ phần (equity capital) trong tương lai. Khi một công ty muốn tăng một lượng vốn nhất định (a certain amount of new capital) nhưng không muốn phát hành cổ phiếu thường (to issue common stock) ngay, công ty có thể thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi (to sell an issue of convertible bonds) để sau một thời gian sau chúng sẽ được chuyển đổi (to be converted) thành cổ phiếu thường (common stock). Việc vốn hóa (capitalization) được chuyển từ trái phiếu nợ (bonded indebtedness) thành vốn cổ phần. Kết quả là công ty đã tăng vốn tại thời điểm hôm này theo các mức giá cổ phiếu có thể cao hơn của ngày hôm sau (to raise funds today at tomorow 's presumably higher stock price).
- Thứ hai: để bán được nhiều hơn (to make the issue more salable) hay “tăng mức hấp dẫn” (to sweeten) của đợt phát hành. Trái phiếu công ty (debenture bonds) và cổ phiếu ưu đãi thường khó bán, do vậy đặc điểm chuyển đổi này sẽ làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành đối với các nhà đầu tư muốn kết hợp mục tiêu đầu cơ và thu nhập (to combine speculative and income objectives) khi mua một chứn khoán đơn lẻ (to buy a single security)
- Một lý do nữa là nó làm cho lãi suất trái phiếu (rate of interest of bonds) thấp hơn hay giá chào bán (offering price) cao hơn, đồng nghĩa với việc giảm chi phí phát hành (issuing cost) và giảm rủi ro (risk) đối với tổ chức phát hành. Như vậy, rõ ràng là công ty sẽ thu lợi từ việc chuyển đổi, bởi các chi phí cố định (fixe charges) khi đó sẽ giảm.
Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?
VASC/ĐTCK, 08/08/2001
Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường.
Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu.
Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. Ví dụ, Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới, vì vậy 5 triệu quyền chia cho 1 triệu CP mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới.
Thực hiện quyền mua như thế nào?
Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP).
3. Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Thủ tục thực hiện quyền mua
1. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung CP mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung... Sau khi được UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành CP bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
2. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, CP bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của CP đó. Đại lý bảo lãnh phát hành CP mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua. Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng giá trị số CP phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng CP không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số CP đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá CP chào bán.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì CP đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua CP bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường. Ví dụ sau giúp xác định được giá trị quyền mua như thế nào: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường CP A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua (ứng với 5 CP hiện có) sẽ được mua 1 CP mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 25 USD. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP (6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo) với tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi CP là 225 USD/6 = 37,5 USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó). Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.
Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết
VASC/ĐTCK, 25/07/2001
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá CP, sau đây là 3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.
Ngoài ra, để đơn giản hoá vấn đề, chúng ta sẽ lấy giá cao nhất trong các giá CP tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của CP được phân tích.
Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác, do đó, giá trị của ND được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó.
Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các ND Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty... Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết.
Công thức được điều chỉnh sẽ là:
P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5
Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E
Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại CP, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi CP của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá CP tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển.
Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một CP của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các CP trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.
Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh
Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:
Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành
Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua CP thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các DN CPH ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các DN Nhà nước CPH được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất.
Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các DN Nhà nước CPH được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều DN, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Chúng ta sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các DN Nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần. Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị CP của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá CP vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên.
Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá CP của một công ty bao gồm:
- Độ tin cậy của số liệu
- Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);
- Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO...
Nhân viên môi giới - Một đối tượng được quản lý chặt chẽ
VASC, 13/07/2001, 4h31
Nhân viên môi giới có một vị trí quan trọng trong công ty chứng khoán. Nếu như công ty chứng khoán là tổ chức trung gian làm cầu nối giữa tổ chức phát hành, nhà đầu tư và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thì nhân viên môi giới của công ty chứng khoán chính là người có nhiệm vụ thực hiện chức năng môi giới, tư vấn chứng khoán.
Theo Nghị định 48/1998/NĐ- CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì “môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng” (khon 6 Điều 2). Quy định trên cho thấy chức năng của nhân viên môi giới là rất quan trọng: là người đứng giữa bên mua và bên bán hoặc là đại diện cho bên mua, bên bán thực hiện theo yêu cầu cụ thể của họ để được hưởng hoa hồng. Một người muốn trở thành nhân viên môi giới cho công ty chứng khoán trước hết phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Thứ hai, không thuộc một trong các trường hợp sau: đã bị kết án về các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xâm phạm tài sản của tổ chức và của công dân; đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xóa án;
Thứ ba, có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
Thứ tư, có đủ các chứng chỉ chuyên môn về kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp;
Thứ năm, đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra sát hạch do UBCKNN tổ chức.
Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng được UBCKNN xét cấp Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán (GPHNKDCK), mà UBCKNN chỉ xét cho cá nhân theo đề nghị của công ty chứng khoán (điều 12 Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán). Sau khi được cấp GPHNKDCK, cá nhân phi tuân thủ các quy định về những điều mà cá nhân có GPHN không được làm (theo Điều 17 Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán). Đó là:
- Đồng thời làm việc hoặc đầu tư vào hai hay nhiều công ty chứng khoán;
- Làm giám đốc, người có quyền điều hành hay cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành khác;
- Mua, bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, mượn GPHN;
- Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi người hành nghề làm việc;
- Đưa, yêu cầu hay nhận bất cứ khoản thù lao nào trái với nghĩa vụ của mình trong hoạt động hành nghề chứng khoán.
- Thực hiện hoặc câu kết với khách hàng trong việc đặt, nâng, hạ giá chứng khoán nhằm gây biến động giá nh hưởng đến hoạt động của thị trường. Ngoài ra, như các đối tượng khác tham gia vào thị trường chứng khoán, nhân viên môi giới không được thực hiện các hành vi bị cấm và hạn chế trên thị trường chứng khoán tập trung (theo Chương VIII Nghị định 48) như: bán khống, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán, lũng đoạn thị trường. Nhân viên môi giới là người thay mặt công ty chứng khoán trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và trong khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đó qua nhiều cách: tư vấn cho khách hàng về tình hình hiện nay trên thị trường để khách hàng tự xem xét và quyết định, dựa vào quyết định của khách hàng tiến hành đặt lệnh, quản lý tài khoản của khách hàng, … Nhân viên môi giới là người đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, chính vì vậy pháp luật mới có quy định nhân viên môi giới không được mở tài khon tại công ty chứng khoán nơi mình làm việc để tránh sự mâu thuẫn về quyền lợi của nhân viên môi giới và khách hàng mà nhân viên môi giới đại diện. Cũng như vậy, nếu người hành nghề kinh doanh chứng khoán làm việc tại hai hay nhiều công ty chứng khoán khác nhau thì họ sẽ dễ dàng lợi dụng lợi thế về thông tin do biết được tình hình kinh doanh của từng công ty cũng như nhu cầu của các khách hàng để tư vấn, đại diện giao dịch cho khách hàng nhằm hưởng hoa hồng nhiều hơn. Và để bảo đảm các công ty chứng khoán hoạt động công bằng, cạnh tranh đúng pháp luật UBCKNN cũng quy định người hành nghề kinh doanh chứng khoán không được góp vốn vào hai hay nhiều công ty chứng khoán.
Theo Quyết định 78 ngày 29/12/2000 của Chủ tịch UBCKNN về việc sửa đổi Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thì người hành nghề kinh doanh chứng khoán không được “đưa, yêu cầu hay nhận bất cứ khoản thù lao nào trái với nghĩa vụ của mình trong hoạt động hành nghề chứng khoán”. Quy định này nhằm mục đích hạn chế người hành nghề kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức vụ hay quyền hạn của mình đòi hỏi, gây khó dễ cho nhà đầu tư, hoặc làm trái các nhiệm vụ được giao.
Công ty chứng khoán là một trong những đối tượng có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Trong đó, nhân viên môi giới có nhiệm vụ thay mặt công ty chứng khoán thực hiện chức năng môi giới, tư vấn chứng khoán với khách hàng. Do đó, việc quản lý các nhân viên môgiới bằng pháp luật là rất quan trọng đối với việc đm bo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả.
Mô hình trung tâm lưu ký chứng khoán
VASC/ĐTCK, 12/07/2001
Chức năng của các TTLK
1. Chức năng bù trừ: Một số trung tâm lưu ký (TTLK) kiêm vai trò của một trung tâm bù trừ, trong khi đó một số trung tâm khác thì số liệu về bù trừ cho các giao dịch trên thị trường tập trung, thị trường phi tập trung, thị trường giao dịch hợp đồng tương lai… được thực hiện bởi các trung tâm bù trừ riêng biệt.
2. Chức năng lưu giữ tập trung chứng khoán: Bao gồm cả tiếp nhận chứng khoán chứng chỉ, thực hiện việc rút chứng chỉ chứng khoán.
3. Chức năng tiến hành thanh toán, thực hiện chuyển khoản, cầm cố thông qua các bút toán ghi sổ.
4. Chức năng thực hiện quyền của người sở hữu cho các chứng khoán lưu ký tại Trung tâm lưu ký. Tổ chức các TTLK chứng khoán khu vực châu á - Thái Bình Dương (ACG). Tổ chức các TTLK chứng khoán khu vực châu á-Thái Bình Dương là tổ chức bao gồm các TTLK, trung tâm thanh toán bù trừ của các quốc gia trong khu vực châu á- Thái Bình Dương. Cuộc họp ngày 27-28/11/1997 tại Hồng Kông đã đánh dấu sự ra đời của ACG, gồm 14 thành viên trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương. Mỗi một năm sẽ có một nước được chọn để giữ chức vụ thư ký của ACG, đảm nhiệm việc tổ chức các cuộc họp thường niên và cung cấp thông tin liên quan cho các thành viên. Hiện New Zealand đảm nhận vai trò này.
Hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán ở Việt Nam
Hiện nay, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán là một bộ phận trực thuộc Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Mô hình Việt Nam lựa chọn bước đầu là mô hình quản lý tài khoản thành viên lưu ký. Với quy mô còn nhỏ bé về hàng hoá niêm yết cũng như số lượng các thành viên lưu ký thì hệ thống hiện tại có thể đảm nhiệm tốt chức năng quản lý tài khoản và thực hiện bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, khi thị trường gia tăng số chứng khoán niêm yết, thu hút ngày càng đông đảo công chúng tham gia đầu tư thì việc hoàn thiện một hệ thống lưu ký tiên tiến và tiến đến việc xây dựng một mô hình TTLK chứng khoán độc lập là cần thiết.
Mua cổ phiếu trên thị trường tự do như thế nào?
VASC/ĐTCK, 10/07/2001
Theo một số nhà tạo lập thị trường tự do, để có được nguồn cung cổ phiếu cho thị trường này, họ phải có một đội ngũ chân rết (gọi là các tay cò cổ phiếu) ở khắp nơi đi tìm mua cổ phiếu của các công ty cổ phần.
Việc chuyển nhượng cổ phiếu sẽ được tiến hành theo cách các cổ đông cũ làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu cho các tay cò nhưng phần “Người mua” sẽ để trống. Sau khi ký được hợp đồng với người bán, nhiệm vụ của các cò cổ phiếu là làm việc với công ty phát hành để công ty ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu, chấp nhận người mua là cổ đông mới của công ty (mặc dù chưa biết đích danh). Sau khi có cổ phiếu, nhà tạo lập thị trường tự do sẽ chào bán theo giá tự đặt, nếu có người mua tương ứng, họ chỉ cần sang chuyển số cổ phiếu đó cho người mua kèm hợp đồng chuyển nhượng ghi tên nhà đầu tư vào chỗ để trống. Như vậy về mặt pháp lý, nhà đầu tư có thể yên tâm khi sở hữu lượng cổ phiếu mua ngoài luồng này.
Hiện nay, trên thị trường không chính thức, các loại cổ phiếu sắp niêm yết là đối tượng được săn lùng nhiều nhất. Lý do của hiện tượng này rất đơn giản: chỉ cần nhìn vào chiều hướng tăng giá liên tục trên thị trường chính thức là nhà đầu tư có cơ sở để kỳ vọng vào sự tăng giá của các cổ phiếu hứa hẹn lên sàn. Để tham gia thị trường này, nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với một trong số rất nhiều cò chứng khoán (có thể dễ dàng gặp họ trên các sàn giao dịch, trong các quán cafe...) và đưa ra yêu cầu là sẽ được chỉ dẫn tận tình. Nếu bạn muốn mua cổ phiếu mà họ đang có sẵn nguồn cung thì chỉ việc đi đến một thỏa thuận về giá. Nếu cổ phiếu bạn yêu cầu không có sẵn trong “két” của các tay cò, họ sẽ sẵn sàng tìm đến công ty bạn đặt mua để săn cổ phiếu giúp bạn. Nét nổi bật của thị trường này là giá cả chỉ được xác định trên cơ sở thỏa thuận, điều này tạo cho các tay cò một quyền rất lớn trong việc định giá. Mặc dù hiện nay, có nhiều tay cò tham gia hoạt động trên thị trường không chính thức nên giá cả cũng tương đối có tính cạnh tranh, nhưng hiện nay, thị trường này không được quản lý, thông tin đến với nhà đầu tư lại không đầy đủ thậm chí nhiều khi bị méo mó, nên việc đầu tư vốn vào thị trường này còn rất “mò mẫm” và phụ thuộc nhiều vào sự may rủi.
Giá trị cổ phiếu niêm yết thực và ảo?
VASC/ĐTCK, 27/06/2001
Sau hơn 10 tháng hoạt động, mặc dù giá trị và khối lượng giao dịch còn rất nhỏ so với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới nhưng có thể nói ít có thị trường nào đạt được mức tăng về chỉ số thị trường trong một khoảng thời gian ngắn như thị trường Việt Nam (hơn 4,2 lần trong vòng 10 tháng).
Rất nhiều các chuyên gia về chứng khoán và người đầu tư cho rằng, việc tăng giá nhanh như vậy là kết quả tất yếu của sự mất cân đối cung cầu quá lớn. Việc tăng giá mạnh của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua phần nào có tác động rất tốt đến sự tin tưởng của các tầng lớp dân cư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc tăng giá liên tục đang tạo ra một áp lực rất lớn lên thị trường chứng khoán. Bất chấp việc nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng tăng giá quá cao so với giá trị thực, gần đây nhất là TTGDCK đã cảnh báo cho người đầu tư biết giá của một số cổ phiếu đã lên tới mức quá cao nhưng các cổ phiếu vẫn tiếp tục lên giá. Trong bài viết này, tác giả sẽ lần lượt phân tích giá cổ phiếu của 5 công ty niêm yết để tìm xem đâu là phần thực, đâu là phần ảo. Trước hết để tiện cho việc theo dõi và phân tích giá cổ phiếu, chúng ta điểm qua một số phương pháp tính giá cổ phiếu. Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ xin giới thiệu 3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của thị trường Việt Nam và trong bài viết này tác giả cũng không có tham vọng đi sâu vào các ”ngõ ngách” của 3 phương pháp này, mà chỉ trình bày và tính toán các công thức dưới dạng đơn giản nhất. Ngoài ra, để đơn giản hoá vấn đề, tác giả sẽ lấy giá cao nhất trong các giá cổ phiếu tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của cổ phiếu được phân tích.
Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là ”tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó. Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước thị trường chứng khoán phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty... Do đó, tác giả sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết. Công thức được điều chỉnh sẽ là:
P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5
Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp hệ số P/E
Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và thị trường chứng khoán chưa phát triển. Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.
Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh.
Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá cổ phiếu của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:
Giá cổ phiếu = (Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số cổ phiếu định phát hành
Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua cổ phiếu thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các doanh nghiệp cổ phần hoá ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất. Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều doanh nghiệp, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài báo này và dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tác giả sẽ tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần.
Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị cổ phiếu của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá cổ phiếu vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên. Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá cổ phiếu của một công ty bao gồm:
- Độ tin cậy của số liệu;
- Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);
- Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO...
Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu công ty
VASC/ĐTCK, 27/06/2001
Trái phiếu công ty là các cam kết nợ tài chính của một công ty, trong đó công ty phát hành hứa sẽ trả lãi định kỳ và hoàn trả toàn bộ khoản nợ vào ngày đáo hạn.
Việc công ty phát hành ấn định lãi suất trái phiếu như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, cũng như lãi suất chung của thị trường. Trái phiếu công ty được phân làm 4 loại gồm tiện ích công cộng, vận chuyển, công nghiệp, ngân hàng và công ty tài chính. Người ta thường phân tích bằng thống kê chi tiết để phân loại đồng nhất hơn. Chẳng hạn, khu vực tiện ích công cộng được chia thành công ty điện năng, công ty phân phối khí đốt, công ty nước và công ty truyền thông. Khu vực vận chuyển bao gồm các công ty hàng không, công ty vận chuyển đường sắt và công ty xe tải. Khu vực công nghiệp có các công ty chế tạo, hàng hóa và dịch vụ… Phần lớn trái phiếu công ty là trái phiếu định kỳ, tức là có hiệu lực trong một thời hạn, sau đó đến kỳ đáo hạn sẽ được chi trả. Bất cứ khoản nợ nào không được trả hết trước ngày đáo hạn phải được thanh toán hết vào thời điểm này. Thời kỳ đáo hạn có thể dài hay ngắn nhưng thông thường, các trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới 5 năm là ngắn hạn. Các trái phiếu có thời hạn từ 5 đến 10 năm được gọi là trung hạn. ở các nước công nghiệp phát triển, trái phiếu công ty có thời hạn 20 đến 30 năm, có loại đến 100 năm và có loại không ghi thời hạn đáo hạn (là loại trái phiếu vĩnh viễn). Các chứng khoán nợ do công ty phát hành dưới rất nhiều hình thức như:
Trái phiếu theo loạt đáo hạn: là trái phiếu công ty được thu xếp sao cho có nhiều thời điểm đáo hạn khác nhau được ấn định rõ.
Trái phiếu có ủy thác thế chấp: Để người giữ trái phiếu cảm thấy an toàn, các công ty chủ quản sẽ thế chấp chứng khoán, trái phiếu trung hạn, trái phiếu dài hạn, hay bất cứ cam kết nợ nào khác mà công ty sở hữu. Một trái phiếu có thế chấp công nhận người giữ trái phiếu có quyền đối với các tài sản được thế chấp. Trong thực tế, việc tịch thu và bán tài sản thế chấp ít xảy ra. Dù vậy, quyền giữ tài sản thế chấp rất quan trọng, bởi vì nó đem lại cho người giữ trái phiếu một vị thế chắc chắn so với các chủ nợ khác khi xác định các thời hạn tái tổ chức hoạt động tài chính.
Trái phiếu dưới dạng nợ: là các chứng khoán nợ không được bảo đảm bởi một tài sản thế chấp cụ thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là người giữ trái phiếu này không có quyền đối với tài sản của nhà phát hành hay thu nhập của họ. Những người giữ trái phiếu dưới dạng nợ có quyền của chủ nợ đối với tất cả những tài sản của nhà phát hành không được thế chấp.
Trái phiếu được bảo đảm: Trái phiếu được bảo đảm là các cam kết nợ được bảo đảm bởi một công ty khác. Khả năng an toàn của một trái phiếu được bảo đảm phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty đứng ra bảo đảm cũng như khả năng tài chính của nhà phát hành.
Trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi có thể cho phép các trái chủ quyền được chuyển đổi trái phiếu của họ thành cổ phiếu thường. Tỷ lệ cổ phiếu thường mà họ có thể đổi được với trái phiếu gọi là tỷ lệ chuyển đổi. Trái phiếu có thể chuyển đổi vào một ngày nhất định trong tương lai và thường có một điều khoản về tỷ lệ chuyển đổi được ban hành khi trái phiếu gần ngày đến hạn.
Hầu hết các trái phiếu công ty có một điều khoản lệnh “gọi” cho phép nhà phát hành quyền chọn mua lại toàn bộ hay một phần trái phiếu trước ngày đáo hạn đã ấn định. Một số trái phiếu mới nêu rõ nhà phát hành phải thu hồi theo định kỳ một số trái phiếu đã xác định trước. Các nhà phát hành thường muốn có quyền này vì họ nhận thấy rằng, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, mức lãi suất chung của thị trường có thể xuống thấp hơn lãi suất của trái phiếu công ty đến mức cần thực hiện thu hồi trái phiếu và thay thế bằng một trái phiếu khác có lãi suất thấp hơn. Các trái phiếu phát hành được quyền chuyển nhượng một cách dễ dàng. Vì vậy, khi quyết định đầu tư vào trái phiếu công ty, ngoài việc phải chú ý tới người phát hành, hình thức phát hành, tính cách đáo hạn, tỷ lệ lợi nhuận… nhà đầu tư cần thận trọng với các ấn định, trị giá chuyển đổi, điều khoản thu hồi... để hiểu thật rõ những rủi ro bao hàm trong đó
Trái phiếu công ty, tiềm ẩn những rủi ro
VASC/ĐTCK, 26/06/2001
Ngoài danh tiếng về khả năng tín dụng của công ty phát hành, thì tài sản thực (trường hợp tiền vay có thế chấp tài sản) hay tài sản cá nhân được thế chấp sẽ tạo an toàn cho trái phiếu.
Trong trường hợp không có khả năng chi trả đúng hạn, thì các công ty phát hành sẽ tổ chức lại hoạt động tài chính để thanh lý nợ cho những người giữ trái phiếu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, trái phiếu công ty có thể đem đến cho các nhà đầu tư một hay nhiều rủi ro sau đây:
Rủi ro về lãi suất thị trường
Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.
Rủi ro tái đầu tư
Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư như thế đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư.
Rủi ro do thu hồi
Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư, có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”. Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống, nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt, vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.
Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
Rủi ro về tỷ giá
Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.
Rủi ro thanh lý
Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro thanh lý ít quan trọng hơn.
Rủi ro do biến cố bất ngờ
Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ.
Rủi ro tái thiết kết cấu
Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại thường là những chủ trái phiếu vì phải chịu đựng sự xuống giá thị trường đối với các trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ, tránh không gặp phải những rủi ro trên.
Đôi điều cần biết về “luật chơi” trên thị trường chứng khoán
VASC/ĐTCK, 09/05/2001, 17h25
Để thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) phát triển hiệu quả, công bằng và lành mạnh... không thể thiếu vai trò của các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành. Các nhà đầu tư khi tham gia TTCK cần phải nắm rõ các quy định này để tránh được những sai phạm trong việc mua bán chứng khoán (CK) có thể gây thiệt hại về mặt vật chất cũng như về mặt pháp lý.
Hoạt động mua bán CK của nhà đầu tư có bị giám sát hay không?
Hoạt động giao dịch CK trên TTCK tập trung luôn được theo dõi giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Tại hầu hết các nước, việc theo dõi và giám sát hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư thuộc thẩm quyền của một cơ quan Nhà nước. Nhiều nước còn cho phép Sở Giao dịch CK tham gia giám sát hoạt động giao dịch CK và cung cấp bằng chứng cho các cơ quan có thẩm quyến về những hành vi giao dịch không công bằng.
Những hành vi nào bị cấm trên TTCK?
Thao túng thị trường
Thao túng thị trường hay lũng đoạn thị trường được hiểu theo cách đơn giản nhất là mua hoặc bán một CK nào đó để tạo ra hình ảnh giả tạo về giao dịch sôi động đối với CK đó, từ đó tác động đến hành vi mua hoặc bán CK của các nhà đầu tư khác.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau bị coi là hành vi thao túng thị trường:
+ Tự mình hoặc thông đồng với người khác thực hiện đồng thời việc mua hoặc bán một loại CK nhằm mục đích tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo.
+ Mua bán một loại CK mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu CK. Hành vi này góp phần tạo ra cảm giác giả tạo về sự sôi động trong hoạt động mua bán CK của một loại CK nào đó và tạo ra quan hệ cung cầu giả tạo trên thị trường.
Theo Nghị định số 22/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK, mức phạt đối với hành vi thao túng thị trường bao gồm phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng và kèm theo hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh CK, tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện hành vi thao túng thị trường.
Giao dịch không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu CK
+ Một người đồng thời đặt lệnh mua và lệnh bán trong cùng một phiên giao dịch nhằm mục đích làm biến động giá CK.
+ Một người mở nhiều tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau hoặc nhờ người thân đứng lên tài khoản cho mình và thực hiện việc mua đi bán lại giữa các tài khoản này với nhau (còn gọi là giao dịch giá cách).
+ Một nhóm người câu kết với nhau mua bán một loại CK sao cho sau một thời gian số dư CK trên tài khoản không đổi nhưng giá CK trên thị trường thay đổi.
Giao dịch nội gián là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng các thông tin nội bộ chưa được công bố công khai của tổ chức niêm yết để thực hiện việc mua hoặc bán CK của tổ chức đó.
Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường ở Việt Nam, những người thực hiện hành vi giao dịch nội gián có thể bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đến 50 triệu đồng.
Cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, hành vi giao dịch nội gián cũng như thao túng thị trường cần sớm được bổ sung vào Bộ luật hình sự với những chế tài phù hợp.
Vi phạm quy định báo cáo đối với những cổ đông lớn: Đây là một trong những quy định rất phổ biến trên thế giới nhằm bảo vệ công ty niêm yết trước nguy cơ bị thâu tóm bởi những kẻ đầu cơ hoặc những đối thủ cạnh tranh v.v...
Những nhà đầu tư nắm giữ từ 5% cổ phiếu trở lên có quyền biểu quyết của một công ty có nghĩa vụ báo cáo cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán khi thực hiện việc mua bán CK làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ nói trên. Nếu thực hiện việc mua bán CK mà không báo cáo thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng.
Hãy thận trọng khi tham gia giao dịch
Khi tham gia mua bán CK trên TTCK, ngoài việc phải thông hiểu các hành vi bị cấm và hạn chế trên thị trường, nhà đầu tư cũng cần cảnh giác nhằm tránh bị lôi kéo vào các hoạt động giao dịch không công bằng.
Để tránh bị thiệt hại về tiền của cũng như bị lợi dụng vào mục đích lũng đoạn thị trường, nhà đầu tư cần lưu ý đến những điểm sau:
+ Các thông tin trên thị trường thường rất đa dạng khiến người đầu tư gặp khó khăn trong quyết định mua bán, do đó cần phải xem xét tính xác thực và độ tin cậy của những thông tin đó trước khi quyết định đặt lệnh.
+ Phải thường xuyên kiểm tra tài khoản cổ phiếu của mình để đề phòng trường hợp số tài khoản bị người khác lợi dụng để thực hiện giao dịch.
+ Không nên ủy thác cho người khác thực hiện việc mua bán trên tài khoản của
mình hoặc đưa tiền cho người khác kinh doanh CK mà không biết rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của người đó.
+ Không nên đứng tên giùm để mở tài khoản giao dịch CK cho người khác.
Các công cụ quản lý trên thị trường chứng khoán
VASC/UBCKNN, 03/05/2001
Khi các giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung có những biến động bất thường, để vận hành, quản lý thị trường chứng khoán có hiệu quả và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu, các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đều sử dụng các công cụ như: cảnh báo, đưa chứng khoán vào diện kiểm soát và ngừng giao dịch
Với mục đích thông tin cho nhà đầu tư, xin giới thiệu về chức năng và nhiệm vụ của các công cụ trên.
1. Dấu hiệu cảnh báo chứng khoán (DS): Là việc thông báo nhắc nhở cho nhà đầu tư biết giá của chứng khoán đó có biến động bất thường nhưng không có lý do hợp lý để giải thích cho sự biến động trên.
Khi chứng khoán có dấu hiệu cảnh báo, nhà đầu tư phải cân nhắc, thận trọng trong việc mua, bán chứng khoán đó và việc mua, bán được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1 Việc mua chứng khoán đó phải được thanh toán bằng tiền mặt (một số nước việc thanh toán có thể thực hiện bằng séc, chuyển khoản hoặc tài khoản margin).
2 Người bán chứng khoán phải chuyển giao ngay chứng khoán ngay trong ngày hoặc sau ngày giao dịch (T+1).
3 Thành viên phải ghi rõ tên, số tài khoản của khách hàng trong việc mua, bán và phải báo cáo kết quả giao dịch đó của khách hàng cho SGDCK biết.
4 Thành viên không được mua, bán chứng khoán đó cho chính mình trừ trường hợp sửa lỗi và phải gửi văn bản sửa lỗi và các giấy tờ liên quan đến việc sửa lỗi đó cho SGDCK.
Ngoài ra, khi tổ chức niêm yết bị lên dấu hiệu cảnh báo phải báo cáo các số liệu hoặc giải thích rõ những nguyên nhân có thể tác động đến giao dịch bất thường đó trước khi bắt đầu phiên giao dịch tiếp theo.
1. Dấu hiệu ngừng giao dịch ( H và SP):
1 Dấu hiệu H: Đây là dấu hiệu tạm thời ngừng giao dịch đối với một loại chứng khoán, thời hạn ngừng không quá một phiên giao dịch.
Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu H:
1. Khi có những thông tin, tin đồn liên quan đến tổ chức niêm yết. Thông tin đó có thể gây tác động đến quyền lợi các nhà đầu tư hoặc tác động đến quyết định đầu tư hoặc thay đổi giá chứng khoán mà SGDCK chưa nhận được báo cáo từ công ty. Tổ chức niêm yết phải giải thích hoặc xác nhận thông tin, tin đồn đó.
2. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết bị nghi ngờ có giao dịch nội gián hoặc có một nhóm nhà đầu tư biết trước thông tin quan trọng của tổ chức niêm yết và dùng thông tin đó để giao dịch. Tổ chức niêm yết phải giải thích hoặc xác nhận thông tin đó.
3. Khi tổ chức niêm yết đề nghị SGDCK tạm thời ngừng giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết do tổ chức niêm yết đang trong quá trình chờ công bố thông tin.
4. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của chứng khoán đó.
1 Dấu hiệu SP: Là dấu hiệu tạm thời đình chỉ giao dịch chứng khoán cuả tổ chức niêm yết, thời hạn đình chỉ trên một phiên giao dịch
Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu SP:
1. Khi xảy ra trường hợp giống như từ 1-3 của việc lên dấu hiệu H nhưng tổ chức niêm yết không thể giải thích và công bố thông tin tức thời.
2. Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành.
3. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết đang trong quá trình xem xét huỷ niêm yết hoặc đang trong quá trình điều chỉnh để thoát khỏi diện hủy niêm yết.
4. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của chứng khoán đó.
1 Dấu hiệu kiểm soát (C): Là dấu hiệu do SGDCK quy định để xác định lại giá tham chiếu chứng khoán của tổ chức niêm yết. Việc giao dịch chứng khoán này được thực hiện riêng tại một bảng khác và với thời gian ngắn hơn phiên giao dịch chính.
Các chứng khoán vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu C:
1. Khi hoạt động kinh doanh chính của tổ chức niêm yết bị đình chỉ từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
2. Khi tài khoản giao dịch của tổ chức niêm yết tại Ngân hàng bị phong toả.
3. Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành.
4. Khi tổ chức niêm yết không nộp báo cáo hoặc vi phạm quy định công bố thông tin.
5. Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết trong quá trình xem xét hủy niêm yết.
6. Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của chứng khoán đó.
Trên đây, là một số nội dung cơ bản để giới thiệu về các công cụ để quản lý và vận hành thị trường chứng khoán. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm của từng nước các nguyên tắc trên có thể thay đổi cho phù hợp để việc quản lý và vận hành thị trường tốt hơn.
Tiêu chuẩn mitcel trong đánh giá và phân tích
Nguồn: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Hiện nay, việc sắp xếp lại hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm phát huy được hết sức mạnh của nền kinh tế và xây dựng một cơ chế thị trường ngày một hoàn thiện hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động, mọi người cùng cần có thông tin đánh giá một cách khách quan và chuyên nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có một cái nhìn khái quát nhất về các tổ chức niêm yết trước khi họ có những quyết định đầu tư của mình. Chính vì thế cần có những phương pháp phân tích, đánh giá. Việc phân tích cũng yêu cầu nghiêm ngặt về tính công khai và trung thực trong thông tin và chuyên môn của nhà phân tích.
Tiêu chuẩn Mitcel được sử dụng để phân tích và đánh giá các doanh nghiệp đặc biệt khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh hay niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tiêu chuẩn này nhằm giúp cho người đầu tư dự đoán được mức thu lợi cũng như dự phòng được rủi ro. Nói một cách đơn giản nhất, ta có thể đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng chính là nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn Mitcel và đánh giá theo thang điểm gồm bốn cấp: mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro cho từng yếu tố.
Tiêu chuẩn để đánh giá:
1. Công nghệ (Technology): đây là yếu tố quan trọng nhất. Bao gồm việc có áp dụng công nghệ tiên tiến hay không? Tình hình thay đổi công nghệ có nhanh chóng và kịp thời không? Có áp dụng một công nghệ thích hợp với tầm mức và vị thế của mình để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao?
2. Thị trường (Market): Tiềm năng và xu hướng phát triển của thị trường cũng như nhu cầu trong tương lai... ở đây bảo gồm cả thị trường trong nước cũng như việc xuất khẩu và các cơ hội bán hàng tiểm năng khác. Phát triển được công nghệ dẫn đầu trong một thị trường tiểm năng và ổn định là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi.
3. Đầu vào (Input): Bao gồm con người, nguyên vật liệu, vốn được quy định do quy mô và tầm quan trọng của công ty (phản ánh qua các báo cáo và tỷ số tài chính, tình trạng lao động...) đối với nền kinh tế quốc dân.
4. Lãnh đạo (Leader): Có tài và có đức, có mối quan hệ rộng... Vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng trong việc nhận biết các cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ. ở đây chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít giữa công nghệ - thị trường - lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi là người thấy được tiềm năng của thị trường và từ đó chọn một công nghệ phù hợp để phát triển một mặt hàng kinh doanh. Ngược lại, từ những công nghệ siêu hiện đại và những thị trường không lồ, những nhà kinh doanh lớn xuất hiện.
5. Cạnh tranh (Competitive): Mức độ cạnh tranh của các công ty khác (cả thị trường trong nước và quốc tế).
6. Môi trường kinh tế, chính trị xã hội (Environment of social, economy, political) và các luật lệ, chính sách quản lý vĩ mô có phù hợp với việc khai thác và phát triển sức mạnh của công ty hay không? Môi trường này cũng là cơ sở tạo ra các luật chơi, đạo đức cũng như triết lý kinh doanh có tính lâu dài, vững chắc hay thiên về tính cách cơ hội, chụp giật...
Thang điểm để đánh giá:
- Mạnh: Một yếu tố được đánh giá là mạnh khi nó có đủ lớn, phát triển ổn định và vững chắc kể cả khi gặp những biến động về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... Có sức cạnh trạnh mạnh mẽ so với các đối thủ khác. Có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận rõ ràng, chắc chắn.
- Trung bình: đạt được những tiêu chuẩn thấp hơn và sức mạnh có thể bị yếu đi khi các điều kiện về kinh tế, chính trị - bị thay đổi. Có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận nhất định.
- Mạo hiểm: Có tiềm năng và cơ hội phát triển nhanh nhưng không chắc chắn. Khả năng bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận trong một thời gian lâu dài là rất yếu.
- Rủi ro: các tiêu chuẩn rất yếu kém, có thể dẫn tới tình trạng phá sản hoặc gần phá sản.
Phương pháp đánh giá:
Tổ hợp 6 yếu tố theo thang điểm đánh giá ta sẽ khai quát được về tình hình và chiều hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh của đối tượng mà ta nghiên cứu để từ đó rút ra các quyết định đúng đắn và sáng suốt. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này là nó có tình toàn diện và khái quát cao, đánh giá được doanh nghiệp trên cơ sở tiểm lực nội tại và độ thích nghi, thân thiện của doanh nghiệp đối với môi trường bên ngoài.
Việc sử dụng 4 cấp hệ số (mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro) làm cho việc tính toán được đơn giản hoá; kết hợp được các ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản (fundamental anlysis) và phân tích kỹ thuật (technical analysis) làm cho việc phân tích nhanh chóng và tiện lợi, giàu tính thuyết phục hơn là sử dụng riêng rẽ từng phương pháp một
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Sau gần 6 tháng chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Đóng góp tích cực vào những thành công này là sự hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường như công ty chứng khoán (CTCK), tổ chức lưu ký... Một trong những hoạt động quan trọng nhất của các CTCK hiện nay là nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (CK).
Hoạt động tự doanh là hoạt động CTCK thực hiện việc mua và bán (CK) bằng nguồn vốn của công ty. Nghiệp vụ tự doanh của CTCK là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ.
Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhậy với những biến động của thị trường, CTCK còn phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý ở một số nước phát triển, việc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư... là một trong những vấn đề then chốt, quyết định sự sống còn của CTCK.
Một câu hỏi được đặt ra với hoạt động của TTCK Việt Nam là: Vào thời điểm hiện nay các CTCK sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh như thế nào?
Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai...
Hiện nay, Việt Nam có 5 CTCK được phép triển khai nghiệp vụ tự doanh trong tổng số 7 CTCK được cấp phép hoạt động, thực tế cũng đã có một số công ty vận hành nghiệp vụ này.
Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
+ Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán CK niêm yết cho chính công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các CK niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai.
+ Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua CK không niêm yết. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định.
Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK là việc mua CK niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các CTCK.
Giá mua CK lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán với CTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nghiệp vụ tự doanh của CTCK là hoạt động hết sức quan trọng và phức tạp. Để có những thành công trong tương lai, các CTCK cần phải không ngừng hoàn thiện các hoạt động của chính mình và tạo được niềm tin với khách hàng.
Bí quyết mua được cổ phiếu: Kiên trì theo sát thị trường
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Bác Vũ Đồng Chung, một cán bộ về hưu, là nhà đầu tư hiện đang nắm giữ 7.000 cổ phiếu niêm yết đã có một cuộc nói chuyện về bí quyết làm sao để mua được lượng cổ phiếu lớn này.
Lý do gì khiến bác quan tâm đến thị trường chứng khoán (TTCK) và có chủ định đầu tư lớn trên thị trường này?
TTCK ra đời đã mở cho tôi một hướng quan tâm vì đây là một lĩnh vực mới mẻ và đầy hấp dẫn bởi tính biến động thường xuyên. Tôi tham gia mua chứng khoán (CK) từ phiên giao dịch đầu tiên. Lúc đầu chỉ đến tìm hiểu và mua thử 200 lô trái phiếu Chính phủ, sau đó nhận thấy xu hướng thị trường có nhiều triển vọng phát triển nên tôi quyết định dùng phần lớn lượng tiền tích lũy để đầu tư vào CK.
Tính đến nay bác đã tham gia đầu tư được 6 tháng, vậy định hướng đầu tư của bác là gì?
Định hướng đầu tư của tôi vẫn là mua, nắm giữ và tìm cơ hội mua tiếp. Tôi muốn tham gia góp vốn vào doanh nghiệp (DN) để cùng chia sẻ kết quả hoạt động với DN. Tôi có ý định nắm giữ cổ phiếu (CP) lâu dài vì các DN niêm yết hiện nay đều đang hoạt động có hiệu quả và có rất nhiều triển vọng.
Trong tình hình thị trường rất khan hiếm “hàng hóa”, bác đã làm thế nào để mua được lượng CP này?
Tôi tham gia thị trường ngay từ những phiên giao dịch đầu tiên nên đã tận dụng được cơ hội mua CP khi nhiều người vẫn đang dè chừng. Những phiên sau đó, tôi luôn theo sát thị trường và đi sớm để đặt lệnh. Tuy nhiên, phần nhiều số CP tôi mua được không phải là do tôi đã bắt thăm được phiếu đặt lệnh trước. Theo kinh nghiệm cá nhân, nếu theo sát diễn biến thị trường có thể thấy lượng “hàng hóa” giao dịch trên thị trường có tính chu kỳ, cứ khoảng 20 ngày hoặc 01 tháng lại có một đợt lượng CP bán ra tương đối lớn. Tôi luôn tận dụng những cơ hội như vậy để đặt lệnh mua và khả năng mua được CP trong trường hợp như vậy là rất lớn.
Bác sẽ phản ứng như thế nào nếu giá CP biến động theo chiều hướng đi xuống?
Trước hết, tôi sẽ nghiên cứu lý do tụt giá CP chứ không nóng vội bán CP ra ngay. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hồi mới được niêm yết trên thị trường, giá CP của Ree có lúc đã tụt 5 phiên liền, từ 20.000đ/CP xuống còn có 17.500đ/CP. Nhưng khi đó xác định giá biến động là do tâm lý không ổn định của nhà đầu tư chứ không phải do nguyên nhân từ công ty phát hành nên tôi đã quyết định đặt mua ngay 2.000 CP Ree. Đến nay, giá Ree đã tăng lên nhiều và đã vượt qua những biến động nhất thời đó. Do vậy theo tôi nhà đầu tư cần luôn bình tĩnh, phải biết vận dụng óc xét đoán và không nên chạy theo tâm lý thị trường.
Bác có nhận xét gì về cách điều hành TTCK hiện nay?
Với tư cách một nhà đầu tư, tôi thấy những quy định trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư như: quy định về phí giao dịch, quy định về biên độ dao động giá, quy định về cách đặt lệnh... đều không có gì đáng phàn nàn. Tuy nhiên, quy định “cấm hủy lệnh” ban hành gần đây đã không nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư, chưa nói đến những người bán mà ngay cả những người mua cũng cảm thấy bị gò bó.
Ví dụ: Một nhà đầu tư chỉ ký quỹ có 10 triệu đồng, buổi sáng quyết định mua Sam, nhưng đến giữa phiên giao dịch tình hình thị trường có biểu hiện rất khó mua Sam mà đối với Ree lại dễ, nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội có thể mua được Ree nhưng không còn quỹ dự trữ nữa.
Theo tôi, nếu không có quy định “cấm hủy lệnh” thì chắc chắn nhà đầu tư này sẽ chọn con đường hủy lệnh mua Sam để dành đủ ngân quỹ đặt lệnh mua Ree. Vì vậy với quy định “cấm hủy lệnh” như hiện nay, nhà đầu tư dù nhận định được cơ hội nhưng sẽ không có cách nào tận dụng được.
Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành, thị trường chứng khoán (TTCK) đến nay vẫn không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định là một kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và yêu cầu về sự đa dạng trong các hoạt động đầu tư, đến nay nhiều loại thị trường đã ra đời với các hình thức tổ chức thị trường từ đơn giản (thị trường chứng khoán phi tập trung) đến hiện đại và hết sức chặt chẽ (thị trường chứng khoán tập trung). Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường nói trên không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.
1. Vai trò của chuyên gia chứng khoán trên TTCK giao dịch tập trung
Mục tiêu của các Sở giao dịch là tạo lập một môi trường giao dịch chứng khoán (CK) an toàn và hiệu quả, trong đó các nhà đầu tư phải được đối xử công bằng, được cung cấp thông tin tương xứng nhằm hỗ trợ kịp thời cho các quyết định đầu tư.
Trên TTCK giao dịch tập trung, chuyên gia CK là những người hoạt động chuyên môn nhằm duy trì sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả về một loại CK đã niêm yết. Ngoài ra, các chuyên gia còn là sự kết nối giữa các nhà môi giới với các lệnh đặt mua và bán trên TTCK, hỗ trợ cho các giao dịch được thực hiện an toàn và hiệu quả.
Một giao dịch được thực hiện khi giá cả đã hợp lý, để đạt được mức giá hợp lý thì các lệnh đều phải chuyển qua các chuyên gia phụ trách. Vai trò của các chuyên gia được thể hiện qua các hoạt động sau:
- Vai trò là đại lý của các nhà môi giới: Công việc của chuyên gia là thực hiện lệnh cho các nhà môi giới đối với loại CK mà họ phụ trách. Nếu một khách hàng tiến hành đặt lệnh thông qua nhà môi giới, trong trường hợp lệnh giới hạn không thể thực hiện được, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này sang các chuyên gia, các chuyên gia sẽ trở thành người đại diện cho nhà môi giới đối với lệnh đó tại sàn giao dịch.
- Vai trò là nhà đấu giá: Trong toàn bộ phiên giao dịch, các chuyên gia sẽ đưa ra một mức giá chào mua - chào bán tốt nhất, trên cơ sở đó đến đầu mỗi phiên giao dịch họ thiết lập một mức giá giao dịch hợp lý đối với từng loại CK trên cơ sở cung - cầu về loại CK đó. Hoạt động này nhằm bảo đảm trật tự thị trường đối với từng loại CK mà họ phụ trách, đồng thời hạn chế sự dao động về giá cả của CK đó.
- Vai trò là nhà kinh doanh: Các chuyên gia thực hiện giao dịch tại một mức giá nằm trong khoảng giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất. Họ là người chịu trách nhiệm giảm thiểu sự chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán. Việc mua và bán này được thực hiện theo hướng của thị trường cho đến khi sự chênh lệch được cân bằng trở lại.
Trong trường hợp xảy ra biến cố về lệnh, về giá cả... tại thị trường giao dịch tập trung, vai trò của các chuyên gia trở nên rất quan trọng trong việc chủ động điều chỉnh các biến cố về trạng thái cân bằng và ổn định.
2. Vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường phi tập trung
Nhà tạo lập thị trường là người thực hiện chức năng duy trì thị trường cho một loại CK. Chẳng hạn, đối với CK A là CK không niêm yết và được mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán CK A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu.
Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán CK A trên thị trường OTC, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số CK A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho CK A.
Thực tế là có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán CK A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với CK A tương đương với các mức “thách giá” khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của CK A với các nhà tạo lập thị trường để có thể đạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽ được thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số CK A với mức giá thấp nhất.
Thông thường các nhà tạo lập thị trường là những nhà môi giới đã được đăng ký. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà môi giới đã đăng ký đều là những nhà tạo lập thị trường. Để có thể trở thành một nhà tạo lập thị trường thì người môi giới phải thực sự quan tâm đến việc tạo dựng thị trường cho một loại CK.
Vai trò của các nhà tạo lập thị trường được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
- Duy trì tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi CK đó được phát hành ra thị trường.
- Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại CK có thể sinh lời do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại CK đó.
- Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một loại CK không niêm yết trên thị trường.
- Tăng tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi tăng số lượng các nhà tạo lập thị trường.
Các chuyên gia cũng có thể trở thành “nhà tạo lập thị trường” đối với một loại CK cụ thể trong điều kiện phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự kiểm soát này sẽ hạn chế được các sai phạm nếu họ lạm dụng quyền hành độc quyền của mình tại Sở giao dịch.
Bên cạnh đó, các nhà tạo lập thị trường có xu hướng cạnh tranh với nhau do luôn có nhiều nhà tạo lập thị trường đối với một CK, do đó thị trường OTC được đánh giá là có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn thị trường giao dịch CK tập trung.
Cả chuyên gia CK và nhà tạo lập thị trường đều được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng bị “rò rỉ” thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính họ nhằm thu lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này bị kiểm soát chặt chẽ. Một yêu cầu khác nữa là họ phải công bằng với tất cả các nhà đầu tư, không được phép thiên vị bất cứ bên nào.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều loại thị trường mới ra đời như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn... cùng với sự hỗ trợ của các phương thức giao dịch đa dạng đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống TTCK, góp phần vào sự công bằng, hiệu quả và trật tự đối với các giao dịch tại các thị trường này... Vì vậy vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường là luôn được khẳng định. Trong tương lai không xa, để TTCK Việt Nam nói chung đi vào vận hành ổn định nên cần sớm tính đến việc xây dựng một đội ngũ các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường đủ năng lực tác nghiệp trên thị trường.
Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.
Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK). Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.
1. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK trên thị trường.
Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây truyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
Tiếp đến là rủi ro lãi suất. Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và ngược lại.
Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu (CP) thường. Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng.
Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm. Giải thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát.
Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến.
Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh...
Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro không hệ thống. Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào.
2. Xác định mức bù rủi ro
Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định doanh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường. Tổng số rủi ro liên quan đến CK bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá.
3. Quản lý rủi ro
Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro
Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế...
- Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào?
- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng...
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro
Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì.
Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro
Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro
Để quản lý rủi ro có hai chiến lược:
- Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.
- Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian.
Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp
Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.
Các hệ số tài chính
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trên thực tế người ta thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả sinh lợi của doanh nghiệp: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt động; hệ số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần; và hệ số thu nhập trên đầu tư.
Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Hệ số tổng lợi nhuận= (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua) / Doanh số bán
Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.
Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/doanh thu
Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu.
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực..) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn.
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.
ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.
Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.
ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản).
Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
PM
P/E = ———
EPS
Trong đó giá thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu XYZ.
Sử dụng biểu đồ để dự báo giá cổ phiếu
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Các nhà kinh tế đã từng bác bỏ việc sử dụng các mô hình phân tích những dữ liệu trong quá khứ để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các biểu đồ giá cổ phiếu mà các nhà phân tích kỹ thuật thường áp dụng để dự đoán giá cổ phiếu có thể mang lại nhiều thông tin giá trị.
Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Các biểu đồ thị trường của họ biểu diễn các mô hình có tên gọi rất sống động, như mô hình đỉnh đầu vai với một đỉnh lớn cùng hai đỉnh nhỏ thấp hơn ở hai bên, hay mô hình đáy lớn với một loạt các đáy, mỗi đáy sau lại thấp hơn đáy liền trước... Những thông tin giao dịch tuy rất đơn giản từ các biểu đồ này nhưng lại là lộc trời cho đối với những người biết đọc nó.
Từ một thế kỷ trước đây, Charles Dow - nhà sáng lập ra chỉ số Dow Jones hiện nay đã phát minh ra lý thuyết Dow để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu. Các biểu đồ được một số nhà đầu tư nổi tiếng thế giới sử dụng như Stanley Druckenmiller - người đang quản lý Quỹ phòng ngừa rủi ro Quantum của George Soros và Jeffrey Vinik - người đã từng quản lý Quỹ tương hỗ Magellan. Các nhà kinh tế nghiên cứu thị trường tài chính vẫn xem phân tích kỹ thuật như một phép thần chú và có nhiều mối quan hệ đối với phân tích cơ bản mang tính kinh tế chính xác như chiêm tinh với thiên văn học.
Những nhà kinh tế phản bác phân tích kỹ thuật cho rằng, trong một thị trường hiệu quả, giá cả phản ánh tất cả các thông tin hiện tại và việc nghiên cứu các mô hình giá trong quá khứ sẽ không mang lại một thông tin bổ ích nào như liệu giá cổ phiếu trong tương lai sẽ tăng hay giảm. Cụ thể, giá cả sẽ chuyển động mà không thể dự đoán được hay thay đổi một cách ngẫu nhiên. Trong thập kỷ vừa qua, một số nhà kinh tế đã kiểm nghiệm lý thuyết thị trường hiệu quả bằng cách tìm ra một số các ví dụ minh họa những chuyển động trong giá cổ phiếu có thể dự đoán được dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu những chuyển động này có đủ khả năng dự đoán cho các nhà đầu tư thu lợi trên cơ sở những thay đổi giá mong đợi? Câu hỏi này được đề cập một cách chi hết trong cuốn “Thị trường chứng khoán không chuyển động một cách ngẫu nhiên” (nhà xuất bản đại học Princeton, 1999) của Craig MacKinlay thuộc Trường Wharton School và Andrew Lo thuộc Học viện công nghệ Massachusetts.
Ông Andrew Lo và hai đồng tác giả đã đưa ra những luận chứng bảo vệ mô hình phân tích kỹ thuật. Bằng việc sử dụng giá cổ phiếu của Mỹ trong các năm từ 1962 đến 1996, họ kiểm tra khả năng dự báo của 5 cặp mô hình phân tích kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi: đỉnh đầu và vai, đỉnh đầu và vai lộn ngược, đỉnh và đáy rộng, ba đỉnh và đáy, hai đỉnh và đáy. Kết quả cho thấy, các mô hình phân tích kỹ thuật hầu như xảy ra thường xuyên hơn nếu chúng thực sự là các sự kiện ngẫu nhiên.
Nhìn chung, các biểu đồ chứa đựng các thông tin bổ ích về giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, có một sự khác nhau rất lớn giữa các kết quả tại các thị trường khác nhau. Với những cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX), chỉ có 7 trong số 10 mô hình phân tích kỹ thuật có đủ khả năng dự báo để thống kê. Đối với cổ phiếu trên thị trường Nasdaq thì cả 10 mô hình đều có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê.
Nghiên cứu không đi sâu vào tìm hiểu điều gì tạo ra các mô hình nhưng có một khả năng là các mô hình phản ánh những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư. Sự ham thích rủi ro của nhà đầu tư có thể thay đổi theo cách có thể dự báo tương ứng với những thay đổi cụ thể trong mức giá. Nhưng hiện vẫn chưa rõ ràng, liệu khả năng dự đoán của các mô hình phân tích kỹ thuật sẽ bị mất đi hay không nếu các nhà đầu tư quá tận dụng chúng để thực hiện giao dịch.
Do các nhà đầu tư đã sử dụng biểu đồ trong dự đoán giá cổ phiếu khoảng 100 năm nay và chúng vẫn chứng tỏ được tính hữu dụng của mình, nên khả năng dự đoán của các mô hình sẽ vẫn còn mãi. Các mô hình truyền thống được sử dụng trong phân tích kỹ thuật vẫn còn khá sơ sài và được xác định bởi những cái có thể nhìn thấy. Vì thế, phân tích kỹ thuật vẫn thường được coi là một nghệ thuật hơn là một môn khoa học
Bàn về lãi suất thị trường
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Nền tảng cơ bản của lãi suất thị trường là năng suất vật chất biên của vốn (marginal physical productivity of capital), nghĩa là tỷ lệ mà vốn tái tạo lại chính bản thân nó quy đổi theo vật chất. Đó là chi phí cơ hội của việc tiêu dùng, biểu hiện bằng tỷ lệ mời chào đến các cá nhân để thuyết phục họ tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Tỷ lệ này đôi khi còn được gọi là lãi suất thực tế vì nó không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá cả hoặc các yếu tố rủi ro.
Lãi suất danh nghĩa của các chứng khoán có chất lượng hàng đầu bao gồm lãi suất thực tế cộng với điều chỉnh cho lạm phát. Một người cho mượn 100 USD trong thời gian một năm với lãi suất 10% sẽ được hoàn trả 110 USD. Nhưng nếu lạm phát là 12% một năm, 110 USD này sẽ chỉ còn đáng giá 98,21 USD(1:1,12 x 110 USD). Vì vậy, người cho vay mong muốn được bù đắp cho tỷ lệ thay đổi giá cả dự kiến để sức mua tài sản thực tế không bị thay đổi. Sự điều chỉnh lạm phát này được cộng thêm vào lãi suất thực tế. Không giống như lãi suất thực tế thường ổn định theo thời gian, sự điều chỉnh cho lạm phát dự kiến thay đổi rất lớn theo thời gian.
ở đây chúng ta đang bàn về lạm phát dự kiến, không phải lạm phát thực tế đã xảy ra. Các thị trường tài chính luôn mang tính chất tương lai và vì vậy lãi suất là những gì nhà đầu tư mong đợi xảy ra hơn là những gì đã xảy ra. Vì vậy, đối với các chứng khoán phi rủi ro ngắn hạn, như tín phiếu kho bạc kỳ hạn ba tháng, lãi suất chính nghĩa là một hàm số của lãi suất thực tế và mức bù đắp lạm phát:
MIRRF = RR + EI
Trong đó : MIRRF = lãi suất thị trường của các chứng khoán phi rủi ro ngắn hạn.
RR - lãi suất thực tế.
EI = tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Lãi suất phi rủi ro ngắn hạn thay đổi khi hai thành phần của công thức này thay đổi cùng hoặc ngược hướng. Sự thay đổi của lạm phát dự kiến là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất phi rủi ro. Những sự dao động mạnh của lãi suất tín phiếu kho bạc xảy ra theo thời gian chủ yếu là do thay đổi của lạm phát.
Tất cả lãi suất thị trường, dù của chứng khoán phi rủi ro hay có rủi ro, đều bị chi phối bởi nhân tố thời gian. Đó là, mặc dầu trái phiếu kho bạc dài hạn cũng được miễn trừ khỏi rủi ro thanh toán như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc vẫn luôn có lợi suất (yields) cao hơn tín phiếu.
Nhân tố đáo hạn thường làm tăng rủi ro của nhà đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Bình thường, thời gian đáo hạn càng dài, lợi suất của một trái phiếu càng cao nếu như các nhân tố khác không đổi. Điều này đúng cho tất cả các loại trái phiếu, dù là trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty hay trái phiếu của chính quyền địa phương. Mối liên hệ giữa thời gian và lợi suất của một trái phiếu cụ thể cùng loại còn được gọi là cấu trúc thời hạn của lãi suất khi được thể hiện dưới dạng đồ thị có hình dạng là một đường cong, còn gọi là đường cong lãi suất.
Lãi suất thị trường của các chứng khoán (ngoài chứng khoán kho bạc phi rủi ro) cũng còn bị chi phối bởi một nhân tố thứ ba. Đó là mức bù đắp rủi ro mà người cho vay yêu cầu được bù đắp cho các rủi ro có liên quan. Mức bù đắp rủi ro này gắn liền với tình hình riêng biệt của từng nhà phát hành hoặc là gắn liền với các nhân tố thị trường. Trong khi đó, cả lãi suất thực tế và lạm phát là hai nhân tố kinh tế bắt nguồn từ các nhân tố bên ngoài đối với nhà phát hành trái phiếu hoặc các nhân tố thị trường.
Chính các đặc điểm này của một đợt phát hành của từng nhà phát hành riêng biệt đã tạo nên mức bù đắp rủi ro, dù cho đó là trái phiếu có thể được mua lại, trái phiếu có bảo đảm hay không có đảm bảo, mức độ thanh khoản và các vấn đề liên quan đến thuế.
Một đặc điểm quan trọng nữa góp phần tạo nên mức bù đắp rủi ro là rủi ro thanh toán. Cả trái phiếu chính quyền địa phương hay trái phiếu công ty đều có rủi ro thanh toán mà người đầu tư muốn được bù đắp. Lãi suất thị trường của trái phiếu công ty cao hơn các chứng khoán kho bạc là vì yếu tố rủi ro thanh toán của các công ty phát hành. Mức bù đắp rủi ro của trái phiếu còn được gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất hay chênh lệch lợi suất (yield spreads). Đó là mối liên hệ giữa lợi suất trái phiếu với tình hình của nhà phát hành và với các đặc điểm của đợt phát hành. Chênh lệch lợi suất được tính toán giữa các loại trái phiếu khác nhau có cùng thời gian đáo hạn.
Các tình huống báo giá: Thị trường bị cài khoá và vượt chéo
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các nhà tạo giá khi đưa ra các báo giá cho một chứng khoán nào đó ngoài mục đích kinh doanh còn có yêu cầu giúp cho thị trường đạt được một giá giao dịch tốt nhất (giá thu vào cao nhất và giá bán ra thấp nhất).
Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh và thực hiện ý chí chủ quan của mình, do say sưa muốn giành ảnh hưởng với các đối tác khác, họ có thể làm cho thị trường bị trở ngại kỹ thuật. Do đó một số luật lệ được đặt ra nhằm duy trì trật tự thị trường và loại bỏ các sự cố do nhầm lẫn.
Hai tình huống được nêu sau đây lưu ý các nhà tạo giá không được đưa giá cài khoá (gọi là locked market) và giá vượt chéo (crossed market) vào hệ thống.
Thế nào là thị trường bị cài khoá?
Ta biết rằng một báo giá của các nhà tạo giá đưa vào hệ thống gồm có giá thu vào (bid) và giá bán ra (offer). Giá sẽ bị cài khoá khi nào hai giá dùng để tham khảo (giá tốt nhất) không có khoản chênh lệch giá. Cụ thể, một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) bằng đúng với giá bán ra (offer/ask) đã được một nhà tạo giá khác chào trước đó sẽ làm thị trường bị cài vào thế khoá lại.
Ví dụ, giả định lúc đầu chỉ có mỗi một nhà tạo giá ALFA đưa báo giá vào hệ thống báo giá cho chứng khoán TNA (một chứng khoán OTC giả định) như sau (bảng 1):
Đến lượt công ty chứng khoán khác, công ty DELTA tham gia tạo giá cho chứng khoán TNA và đã khoanh thị trường lại đối với chứng khoán đang được tạo giá này (bảng 2):
Thị trường bị cài khoá hay bị khoanh lại chỉ để “hai ta” làm ăn với nhau thôi (có thể vô hình). Trường hợp trên đây giá bán ra của công ty CK ALFA và giá mua vào của công ty chứng khoán DELTA bằng nhau, là 20.500 đ. Do trong báo giá còn nêu cả số lượng sẵn sàng giao dịch, gọi là “firm bid” và “firm ask”, (nếu không ghi thì mặc nhiên đó là 1 lô = 100 cổ phần), cho nên, theo nguyên lý hai công ty này sẽ giao dịch với nhau cho đến khi cạn hết lượng chào bán “cứng” đó. Kết quả cạn kiệt này rốt cuộc có thể giải toả thị trường, nhưng lúc đó thị trường sẽ có một tình huống giá tệ hơn (khoảng chênh lệch lớn hơn), theo cách trình bày dưới đây (bảng 3):
Thế nào là một thị trường bị vượt chéo?
Một thị trường bị gọi là vượt chéo khi một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) cho một chứng khoán ở mức cao hơn giá bán ra (offer/ask) do một nhà tạo giá khác đã nhập vào hệ thống (ví dụ hệ thống Nasdaq). Tương tự nếu có một giá bán ra (ask) thấp hơn giá thu vào (bid) trong hệ thống đối với chứng khoán cùng loại, thì thị trường này cũng bị “tréo ngoe”. Tình huống này làm cho thị trường tắc tị, cho nên tất cả các hệ thống giao dịch thị trường OTC đều không cho phép các thành viên báo giá có thể gây vượt chéo cho thị trường.
Một thị trường giá vượt chéo cho hậu quả còn tệ hơn trường hợp nó bị cài khoá. Ví dụ dưới đây cho ta thấy điều đó. Bắt đầu là chào giá của công ty ALFA (bảng 4).
Sau đó, công ty chứng khoán DELTA tham gia đưa tiếp giá của mình vào hệ thống, mà không cần tham khảo chào giá của công ty ALFA, kết quả (bảng 5):
Giá thu vào (bid) của DELTA lúc này là 21.000 đã vượt chéo so với giá bán ra (ask) của công ty ALFA đang là 20.500 đ. Hậu quả của việc đưa giá tuỳ tiện này làm cho giá thị trường đang bình thường vọt lên một giá mới khá cao. Trong ví dụ trên đây, với giá rao mua (bid) của DELTA (21.000 đ) sẽ kích bán, và theo nguyên lý, giá đó cùng với giá ask 20.500 của ALFA, sẽ nhanh chóng biến mất, khoét rộng khoảng cách giữa giá thu vào và bán ra sẽ được hệ thống ghi nhận tiếp sau đó là “bid 20.000 - ask 22.000”. Khoản lệch giá lúc này là 2.000 đ, còn xấu hơn khoản lệch giá trong trường hợp thị trường bị cài khoá như đã khảo sát ở trên. Trong TTCK, đặc biệt là thị trường giao dịch OTC, khi giá chứng khoán bị kích lên hoặc dìm xuống, mà không xuất phát từ vận động cung cầu hợp lý của thị trường, thì các nhà tạo giá có thể bị quy trách nhiệm đã dùng thủ thuật vận hành giá (manipulation).
Tóm lại, để tránh tình trạng thị trường bị cài khoá hoặc bị vượt chéo, luật lệ giao dịch OTC cấm các nhà tạo giá không được đưa vào hệ thống:
Giá thu vào (bid) bằng hoặc lớn hơn giá bán ra (ask) của một nhà tạo giá khác đã nhập vào cho cùng một chứng khoán.
Giá bán ra (ask) bằng hoặc nhỏ hơn giá thu vào (bid) của một nhà tạo giá khác đã nhập sẵn vào, đối với cùng một chứng khoán.
Các nhà tạo giá cũng được lưu ý rằng, các chứng khoán được báo giá và đưa vào hệ thống phải là loại hợp lệ và đưa vào đầu tư cần tham khảo thông tin về chủ thể phát hành loại chứng khoán đó họ sẽ thực hiện dễ dàng.
Những lưu ý đặc biệt khác về báo giá trên OTC:
Các báo giá phải đảm bảo thoả mãn cung cầu một lượng chứng khoán ít nhất bằng một lô tròn (100 cổ phần). Đây là một chào giá có cam kết chắc chắn (cứng # firm).
Một báo giá thông thường được yêu cầu phải kèm theo số lượng. Tất cả các chào giá được xem là có cam kết cứng ngoại trừ có chỉ định khác rõ ràng kèm theo. Các chỉ định không chắc chắn đó như: “vào khoảng” (around), “còn tuỳ thuộc” (subject), “theo tính toán” (work out), ... sẽ phải được ghi trước hay sau một báo giá.
Vì những lý do nghiệp vụ và kỹ thuật, hệ thống báo giá và xác nhận phải được thực hiện bằng mạng truyền in được và hiển thị lên màn ảnh, chứ không thể làm việc này chỉ bằng điện thoại.
Các đặc tính của trái phiếu chuyển đổi
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Trái phiếu có tính chuyển đổi (sau đây gọi tắt là trái phiếu chuyển đổi) là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi.
Khi thị trường đang phát triển, nhà đầu tư thường quan tâm nhiều đến cổ phiếu (CP) nên thị trường trái phiếu (TP) bị sa sút. Để tăng tính hấp dẫn với người đầu tư, các công ty phát hành TP có thể thêm vào đặc tính chuyển đổi, và công ty sẽ trả lãi suất thấp hơn cho nhà đầu tư sở hữu loại TP chuyển đổi này.
Ngược lại, khi thị trường TP phát triển, TP có tính chuyển đổi sẽ phát huy tác dụng như một phương tiện tăng vốn cổ phần dựa trên cơ sở trì hoãn trả nợ vì khi TP chuyển đổi biến thành CP, vốn huy động của công ty sẽ thay đổi từ nợ sang vốn.
Đối với công ty phát hành, TP chuyển đổi có các yếu tố hấp dẫn sau:
1. TP chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn TP không có tính chuyển đổi.
2. Công ty có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ.
3. Phát hành TP chuyển đổi thì công ty sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng CP một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá CP thường bị sụt giảm).
4. Bằng việc phát hành TP chuyển đổi thay cho phát hành CP thường, công ty sẽ tránh khỏi tình trạng làm cho các khoản thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây bị giảm sút.
Bên cạnh những thuận lợi, TP chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với công ty và các cổ đông của công ty:
1. Khi TP được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số CP lưu hành nên mỗi cổ phần bây giờ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.
2. Do các cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.
3. Sự giảm nợ công ty thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.
4. Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.
Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ TP chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Cụ thể, TP chuyển đổi hấp dẫn nhà đầu tư ở một số đặc điểm:
1. TP chuyển đổi cũng giống TP thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Theo nguyên tắc thì thu nhập từ lãi suất TP thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên CP thường.
2. Người nắm giữ TP chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ CP thường khi công ty phá sản và bị thanh lý.
3. Giá thị trường của TP chuyển đổi sẽ có chiều hướng ổn định hơn giá CP thường trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của TP chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những TP cạnh tranh khác.
4. Vì TP chuyển đổi có thể được chuyển thành CP thường nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá CP tăng.
5. Khi TP chuyển đổi được chuyển đổi sang CP thường thì không được coi là một sự mua bán nên sẽ không phải chịu thuế trong giao dịch chuyển đổi.
Những nhà phê bình thì cho rằng TP chuyển đổi không đưa ra được các mức lãi suất tương ứng với sự thiếu bảo toàn vốn (những TP không có tính chuyển đổi đưa ra các mức lãi suất cao hơn) và có xu hướng kéo giá CP thường xuống bởi vì ảnh hưởng của sự “pha loãng” có thể xảy ra.
Khi TP có tính chuyển đổi được phát hành mới thì bao giờ giá chuyển đổi cũng luôn cao hơn giá thị trường hiện hành của CP thường, điều này sẽ giúp hạn chế việc nhà đầu tư chuyển đổi TP ngay lập tức. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi ban đầu là:
1. Giá CP tại thời điểm TP được phát hành.
2. Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành và ảnh hưởng của nó trên giá CP.
3. Xu hướng thị trường (TP chuyển đổi sẽ trở nên ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường CP đang lên).
4. Thời gian chuyển đổi (thời gian càng dài, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng ít thích hợp).
Vì TP chuyển đổi có thể làm “pha loãng” vốn nên các cổ đông sẽ có quyền ưu tiên mua TP chuyển đổi được phát hành mới với giá ưu tiên thấp hơn giá trị thị trường của TP đó. Khi TP chuyển đổi mới được phát hành, các cổ đông hiện hữu sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền ưu tiên mua TP này. Người nắm giữ quyền có thể bán lại quyền này nếu họ không sử dụng chúng để mua TP chuyển đổi.
Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý một điều là, nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sát nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ TP chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi này.
Các TP đều có giá trị đầu tư dù cho chúng có tính chuyển đổi hay không. Giá trị đầu tư của TP không có tính chuyển đổi được căn cứ vào tỷ lệ % lãi suất của chúng khi so sánh với những mức lãi suất của các đầu tư khác có cùng mức rủi ro tương tự. Giá trị đầu tư ước tính của một TP có tính chuyển đổi chính là giá thị trường mà tại giá đó, TP sẽ được bán nếu TP không chuyển đổi thành CP thường.
Khi nhà đầu tư mua TP có tính chuyển đổi thì phải luôn xem xét hai giá trị đầu tư của TP này, đó là thu nhập của TP và việc chuyển đổi TP thành CP. Giá trị chuyển đổi của TP là tổng giá trị thị trường của CP thường mà TP có thể chuyển đổi được. Đôi khi các công ty đặt ra những điều kiện để khuyến khích sự chuyển đổi của TP, mặc dù điều này được biết đến như là sự chuyển đổi ép buộc nhưng thực tế các nhà đầu tư không thể bị ép buộc để chuyển đổi. Tuy nhiên, nhà phát hành luôn thay đổi các tình huống để khuyến khích sự chuyển đổi hơn. Một trong những phương cách đó là thực hiện mua lại TP.
Công ty có thể mua lại TP tại mức giá và ngày mua được xác định trước (giả định rằng TP chuyển đổi cũng có khả năng mua lại giống như có tính chuyển đổi) và khi các điều kiện thị trường khiến cho các trái chủ nhận thấy sự chuyển đổi TP có thể có lợi nhuận hơn là bán chúng lại cho công ty phát hành tại giá mua lại của công ty thì lúc đó họ sẽ thực hiện việc chuyển đổi thành CP thường.
Ví dụ, một TP chuyển đổi có mệnh giá 1.000 USD có thể được chuyển thành CP thường tại giá 25 USD (tỷ lệ chuyển đổi là 40 đổi 1) và TP này được mua lại ở mức giá 1.050 USD. CP thường trên thị trường hiện đang được giao dịch ở mức giá 30 USD, bằng việc chuyển đổi một TP mà nhà đầu tư có thể trở thành chủ sở hữu 40 CP thường với tổng giá trị là 1.200 USD. Như vậy, trái chủ chuyển đổi chúng thành 40 CP thường rồi bán chúng để có 1.200 USD hơn là bán lại TP chuyển đổi này ở mức giá 1.050 USD.
Về nguyên tắc, nhà phát hành không được ép buộc bất cứ trái chủ nào chuyển đổi mà họ chỉ được quyền tạo ra các điều kiện để sự chấp nhận chuyển đổi sẽ trở thành sự lựa chọn tối ưu cho trái chủ. Nếu công ty phát hành có quy định điều khoản mua lại toàn bộ TP chuyển đổi phát hành thì công ty sẽ ấn định trước giá và ngày mua lại. Khi ngày gọi mua lại đến gần, giá CP thường sẽ được giao dịch ngày càng gần hơn với giá mua lại của TP chuyển đổi để rồi cuối cùng giá của CP thường sẽ được giao dịch tại giá thị trường thấp hơn chút ít so với giá gọi mua lại nhằm tránh tình trạng trái chủ chuyển đổi thành CP thường.
Xây dựng thị trường OTC cần các nhà tạo lập thị trường
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Thị trường phi tập trung (OTC) dự kiến sẽ được hình thành trong năm 2001, đứa con “thứ” của thị trường chứng khoán (TTCK) này có những đòi hỏi xem ra gắt gao và phức tạp. Vậy sẽ phải “đáp ứng” những yêu cầu của thị trường OTC như thế nào để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả?
Yếu tố ảnh hưởng trước tiên đến thị trường OTC là việc xác định mệnh giá. Theo một nhà tư vấn, việc xác định mệnh giá CP của một công ty thực chất phải căn cứ vào thực tế hoạt động và tương lai của công ty đó, do công ty bảo lãnh phát hành và công ty cổ phần định ra dựa trên việc khảo sát nhu cầu thị trường. Nhưng ở TTCK Việt Nam hiện nay, mệnh giá của các công ty niêm yết lại do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quy định và điều đó là không hợp lý bởi như vậy sẽ không phản ánh đúng thực tế hoạt động của công ty.
Vấn đề thứ hai ảnh hưởng đến thị trường OTC là biên độ giá. Thời gian đầu hình thành TTCK, UBCKNN dự định biên độ giá dao động là +/- 5% nhưng sau lại giảm xuống còn +/- 2% với lý do sợ hiện tượng “đầu cơ”, các chuyên gia thì lại cho rằng nhận định này chưa có cơ sở chính xác.
Theo ý kiến của một số nhà đầu tư, với biên độ dao động +/-5% đã là thấp thì với biên độ +/- 2% thì còn gì là lợi nhuận (mỗi phiên giao dịch chỉ nhích lên có 300-400 đồng). Mặt khác, biên độ giá làm cho nhiều người muốn mua nhưng không mua được, nhiều người muốn bán cũng không bán được và từ đó làm giảm tính thanh khoản của chứng khoán.
Giả sử nếu UBCKNN cho biên độ không được rớt xuống dưới 2%, trên lý thuyết thì đúng nhưng thực tế lại khác. Khi một công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, sau 10 ngày không xuất hiện lệnh mua, vậy nếu có lệnh mua vào ngày thứ 11 thì rủi ro vẫn rất lớn. Có thể kết luận rằng, biên độ giá không giải quyết được vấn đề giảm thiểu những rủi ro.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để TTCK hoạt động ổn định rất cần đến các nhà “tạo thị trường”. Thực chất việc tạo lập thị trường nằm trong nhiệm vụ của công ty chứng khoán nhằm điều hòa hai khả năng xảy ra, nếu có người mua mà không ai bán thì công ty chứng khoán sẽ bán chứng khoán ra để tạo cung cho thị trường, và nếu như có người bán mà không ai mua thì công ty sẽ mua vào.
Theo ý kiến của một chuyên gia, thị trường OTC hoạt động mạnh là nhờ tới yếu tố “làm giá” bởi vì thị trường OTC là thị trường giữa nhà tạo thị trường và các nhà buôn với nhau. Nếu thiếu hai yếu tố này thì thị trường OTC sẽ không hoạt động được. Các nước trên thế giới đã từng áp dụng và đã thành công, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Thị trường OTC là thị trường tập trung nhiều “hàng hoá” đa dạng và phức tạp, do đó sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng cần tạo dựng cho thị trường OTC một cơ chế tự điều tiết, cụ thể là cần sớm vận hành nghiệp vụ tạo lập thị trường. Có thể ví thị trường OTC như một sân khấu rất nhiều diễn viên, mà diễn viên muốn nổi tiếng thì phải có ông bầu - ông bầu chính là các nhà tạo lập thị trường, là người “cầm cân nẩy mực” trên TTCK.
Báo giá chứng khoán: Cách báo giá và hiệu lực của giá
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trước hết ta phải nắm vững sự diễn đạt rao mua và chào bán, cụ thể theo minh hoạ dưới đây:
Thu vào (bid)
Bán ra (offer/ask)
Đối với công ty chào giá
Mua
Bán
Đối với khách đầu tư
Bán
Mua
Một báo giá điển hình có thể diễn đạt theo các cách như: “thu vào l8.000 - bán ra l8.200”, hoặc “mua l8.000 - bán ra 18.200”, hoặc gọn hơn " l 8.000 - l 8.200). ở đây ta thấy khoản lệch giá là 200 - ta có thể gọi là lệch hai giá theo cách của Việt Nam. Giả định ta có bốn nhà tạo giá đang báo giá cho Công ty Thiên Nam, như minh hoạ dưới:
Nhà tạo giá
Thu vào
Bán ra
Quy mô mua bán
Cty CK BVSC
20.800
21.200
1.000 x 1.000
Cty CK BSC
20.700
21.100
2.000 x 2.000
Cty CK ACBS
20.700
21.300
2.000 x 3.000
Cty CK TDMS
20.600
21.400
200 x 4.000
Nếu có một lệnh mua 800 cổ phần của Thiên Nam, nhà kinh doanh CK sẽ mua của Công ty CK BSC, vì ở đó có giá bán ra thấp nhất, cụ thể là 21.100đ. Vì lượng mua ít (chỉ có 800 cổ phần) trong khi quy mô chào bán là 2.000 cổ phần, nên sau khi giao dịch BSC vẫn còn lại l.200 cổ phần có thể sẽ được bán theo giá nêu như cũ là 21.100 đ.
Nếu giả định Công ty CK kia nhận được tổng lượng đặt mua theo lệnh không phải là 800 mà lên đến 4.000 cổ phần, ta xem nhà kinh doanh trên thị trường OTC này sẽ hành xử thế nào? Trước tiên họ sẽ liên hệ mua của BSC trước số lượng 2.000 với giá 21.100 đ. Sau khi ẵm gọn lượng chào bán của BSC vì còn đến 2.000 cổ phiếu cần mua họ xoay sang Công ty CK BVSC để mua 1.000 cổ phần với giá 21.200 đ. Như vậy giá thị trường cổ phiếu của Thiên Nam đã tăng lên một giá, từ 21.100 lên 2l.200. Nhưng vẫn chưa xong, nhà kinh doanh phải cậy đến Công ty CK ACBS để mua cho đủ thêm 1.000 cổ phần nữa, giá bây giờ đã là 2l.300 đ, giao dịch cuối cùng này đã đẩy giá thị trường lên thêm một giá nữa, lên 21.300 đ. Ta thấy, kết thúc giao dịch này CK có thể nhanh chóng vọt lên hai giá.
Với yêu cầu mua 4.000 CP, mà công ty BSC có đủ (hoặc dư) để bán cho nhà kinh doanh cùng lúc với giá 21.100 đ, thì họ sẽ chẳng gõ cửa thêm hai nhà tạo giá khác, và giá thị trường sẽ chẳng tăng. Trường hợp ngược lại, giả định nếu có một lệnh bán 4.000 CK trong thị trường OTC, thì theo bối cảnh đang được minh hoạ, nhà kinh doanh sẽ thực hiện bán theo thứ tự: trước tiên 1.000 cổ phần cho Công ty CK BVSC, vì tại đây có giá thu vào cao nhất: 20.800 đ. Kế đó họ sẽ bán ra cho các công ty ACBS và BSC 3.000 cổ phần còn lại với gá 20.700 đ. Kết quả mua bán như vậy đã đẩy giá thu vào (bid) của thị trường từ 20.800 đ xuống một giá, 20.700 đ
Mua bán trên thị trường OTC
VASC theo Thời báo Kinh tế
Thị trường sàn giao dịch có thuận lợi cơ bản là thông tin về giá cả và CK đã có một nề nếp phổ biến trên nhiều phương tiện, tạo dễ dàng khi cần truy cập. Điều này lại chẳng dễ dàng chút nào đối với các giao dịch trên thị trường OTC.
Đây là vấn đề lớn và chỉ hoá giải được bằng chính khả năng tổ chức và quán xuyến, thậm chí bằng tất cả uy tín của tổ chức chủ quản điều hành (ở Mỹ là NASD). Kế đến phải cần sự trợ giúp hiệu quả của các thành tựu về thông tin với các phương tiện trang bị càng hiện đại càng tốt. Thị trường OTC, do vậy sẽ cho hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức và đóng góp của hệ thống thông tin. Đối với người đầu tư, việc giao dịch cũng gần giống như ở thị trường sàn giao dịch.
Lệnh mua bán của người đầu tư được các đại diện hợp pháp (môi giới) của công ty chứng khoán tiếp nhận. Tất nhiên đó là các lệnh mua bán các loại chứng khoán giao dịch trong thị trường phi tập trung. Lệnh đó được chuyển đến bộ phận kinh doanh của công ty chứng khoán. Nếu là một lệnh mua chẳng hạn, thì bộ phận chuyên trách mua bán sẽ liên hệ với một số nhà tạo giá (các dealers) để thu xếp giao dịch (mua chứng khoán) cho khách hàng với giá chào bán (offer) thấp nhất.
Công ty chứng khoán có thể thực hiện lệnh cho khách hàng theo các hình thức sau:
Họ có thể thu xếp để hưởng huê hồng, tương tự như giao dịch chứng khoán niêm yết trên sàn, trường hợp này họ mua cho tài khoản của khách.
Họ cũng có thể mua vào tài khoản của họ, kê giá lên, rồi bán lại cho khách hàng, theo căn bản tự doanh nếu công ty có chức năng tự doanh.
Hoặc công ty có sẵn chứng khoán tồn kho và muốn bán ra, thì trường hợp này được xem là bán “có kê giá”, chứ không được nói là thu xếp “ăn huê hồng”. Khoản kê giá được quy định rõ ràng và chặt chẽ, đó là chênh lệch giữa giá thực (net price) mà khách đầu tư phải trả so với giá thị trường nội bộ tại thời điểm được các nhà tạo giá nêu ra liên tục trong hệ thống báo giá (gọi là interdealer offering price - ta sẽ tìm hiểu sau).
Các công ty chứng khoán không được vừa ăn kê giá vừa hưởng huê hồng. Luật lệ cũng không cho phép các công ty kinh doanh chứng khoán (dealers) kinh doanh (tự doanh) các loại chứng khoán đã niêm yết (listed) trên sàn giao dịch. Ngoại trừ có quy định khác về việc giao dịch với khối lượng lớn giữa các tổ chức (trong thị trường thứ ba - third market / thị trường mua bán chứng khoán đã niêm yết theo cơ chế OTC).
Về các thủ tục chi phối việc mua bán, giao nhận hàng và tiền... cũng được áp dụng thống nhất (giống như cho sở giao dịch) theo luật lệ về CK và TTCK.
Về hàng hoá,CK mua bán trong thị trường OTC, như đã nói, là loại “hàng hiệu” phải qua đăng ký (đặc biệt đối với loại được giao dịch trên hệ thống Nasdaq) với các chuẩn mực nhất định chứ không phải là bất kỳ loại nào.
Mỗi cuối ngày giao dịch, các nhà tạo giá trong thị trường OTC sẽ gửi các giá rao mua chào bán liên công ty (interdealer quotations) của mình lên cơ quan tổng hợp giá thị trường quốc gia để nơi đây phổ biến thành ấn bản. ở Mỹ, các ấn bản như vậy được in trên các giấy màu hồng, nên được gọi là những trang hồng (pink sheets), có các đặc điểm đáng lưu ý như sau:
Chào giá này phục vụ riêng cho các chứng khoán OTC.
Giá cả được nêu chưa hẳn là giá giao dịch thật sự để thực hiện cho khách hàng.
Giá nêu này có giá trị giữa các công ty kinh doanh CK thôi (gọi là giá cả liên công ty - interdealer - có nghĩa chưa phải là giá thực hiện cho người đầu tư lẻ.
Giá nêu này nói chung thường là tuỳ thuộc, không chắc chắn.
Đối với các CK trên hệ thống giao dịch Nasdaq được ký hiệu riêng (ngay sau tên chứng khoán), vì nó có cơ chế đặc biệt hơn.
Ký hiệu “M” đi trước tên chứng khoán có nghĩa là “marginable” (chứng khoán có thể mua bán bằng tài khoản bảo chứng - Do ngân hàng liên bang quy định).
Lý do chính để lưu hành các “pink sheets” này là vì, ở Mỹ, phần lớn các chứng khoán OTC không đủ điều kiện giao dịch trên hệ thống Nasdaq. Đồng thời, giá cả của các CK đó cũng không thể tìm thấy trên chuyên trang tài chính của các báo. Do đó các “pink sheets” trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong thị trường OTC để người quan tâm tham khảo.
Mặc dù việc nêu giá trên các trang thông tin như vậy mang ý nghĩa tham khảo, các nhà tạo giá cung cấp các số liệu đó mặc nhận rằng giá nêu là chắc chắn cho 100 cổ phần sẵn sàng để mua, để bán. Các “pink sheets” này ghi tất cả các giá CKgiao dịch trên thị trường OTC của ngày giao dịch hôm trước (chậm hơn một ngày). Tương tự, Cơ quan tổng hợp giá toàn quốc (National Quotation Bureau) cũng công bố thông tin về giá trái phiếu công ty trên các trang màu vàng (yellow sheets).
Do đặc tính lịch sử, sự tiến hoá của thị trường và phương tiện truyền thông hiện đại, ngày này các chứng khoán OTC không hẳn là loại “không đủ tiêu chuẩn niêm yết” theo như cách đánh giá đã lâu và từng thành nếp suy nghĩ trong quá khứ. Rất nhiều công ty lớn nổi lên từ hơn một thập niên trở lại đây vẫn thích duy trì giao dịch CK của họ trên thị trường này. Đặc biệt hầu hết các công ty phát triển trong nền kinh tế mới (kinh tế tri thức) đều có cổ phiếu giao dịch ở thị trường OTC, cụ thể hơn là trong thị trường qua mạng Nasdaq mà ta thường nghe hay đọc thấy.
Phương thức tạo giá ở thị trường OTC - những yêu cầu đối với nhà tạo giá
VASC theo Thời báo Kinh tế
Nhà tạo giá, nói chung, là một công ty có hoạt động kinh doanh chứng khoán cho riêng mình (tự doanh) và được công nhận tư cách tạo giá đối với một số lượng chứng khoán nào đó. ở thị trường sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn (specialist) còn trên thị trường OTC, nhà tạo giá là các nhà buôn chứng khoán (dealers) tham gia cung cấp giá rao mua (bid) và chào bán (offer) liên tục cho một chứng khoán đặc thù nào đó.
Việc này được gọi là tạo ra một giá thị trường (thuật ngữ: to make a market) cho chứng khoán. Khi đã chào giá như vậy, họ sẽ sẵn sàng thực hiện mua hoặc bán với số lượng được nêu bằng chính tài khoán của công ty họ.
Không giống như thị trường sàn giao dịch, nơi mà mỗi chứng khoán chỉ độc có một chuyên gia tạo giá, trong thị trường OTC số lượng nhà tạo giá cho một chứng khoán có thể không hạn chế và tối thiểu phải là hai. Nếu trong một lần chào giá không ghi số lượng cụ thể, người ta hiểu nhầm rằng nhà tạo giá đó sẽ sẵn sàng mua hoặc bán một lô tròn (100 cổ phần) chứng khoán với giá được nêu. Điều này đã trở thành tập quán bắt buộc, cho nên ngoại trừ có chỉ định khác, các rao mua chào bán của nhà tạo giá được xem là chắc cứng (firm).
Một công ty hay cá nhân muốn làm một nhà tạo giá đối với một chứng khoán nào đó, họ cần phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn. Trong đó, thường có hai điều kiện tiên quyết là:
1. Phải đăng ký và đã được công nhận là thành viên của tổ chức chủ quản thị trường OTC
2. Phải đáp ứng giá trị vốn thuần tối thiểu đối với từng loại chứng khoán được làm giá, đồng thời duy trì mức đó suốt quá trình hoạt động.
Sau khi được chấp nhận tư cách làm một nhà tạo giá, họ còn phải đảm bảo một số chuẩn mực khi đưa ra giá cả cho các chứng khoán mà họ đảm nhận. Yêu cầu cụ thể thường là:
Phải cung cấp liên tục giá nêu từ hải phía mua và bán (two-sided quotations) đối với chứng khoán được uỷ nhiệm tạo giá để duy trì thị trường.
Phải sẵn sàng thực hiện giao dịch ít nhất một đơn vị giao dịch (thường là một lô tròn 100 cổ phần) với giá được nêu của mình.
Phải đảm bảo rằng các giá nêu là hợp lý so với giá thị trường của chứng khoán trong cuộc.
Tôn trọng triệt để các giới hạn chênh lệch tối đa cho phép.
Báo cáo hàng tháng các dữ liệu giao dịch và các thông tin khác theo quy định về giao dịch chứng khoán và yêu cầu chủ quản.
Thông kê và báo cáo lượng giao dịch (theo ngày) đối với chứng khoán được tạo giá.
Mẫn cán thực hiện các nhiệm vụ liên tục trong thời gian làm việc hàng ngày.
Cơ chế tạo giá đối với một chứng khoán theo cách cùng lúc có sự tham gia của nhiều công ty, cộng với sự tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu trên đây, sẽ cung cấp cho thị trường một giá tốt nhất, đảm bảo sự điều hoà liên tục và cần thiết cho thị trường.
Tiếp cận thị trường OTC
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Vì nhiều nguyên do khác nhau, từ điều kiện tiếp cận cho đến các cơ hội tiếp nhận thông tin, nên hiểu biết của chúng ta về TTCK còn thiếu một cái nhìn toàn cục và hệ thống. Thật ra, TTCK là chuyên ngành có quá trình hiện thực với một hoàn cảnh rộng và sâu. Việc hiểu rõ toàn cảnh giúp ta khái niệm vấn đề dễ dàng hơn. Từ đó, khi có cơ hội tìm hiểu chuyên sâu hoặc tiếp nhận thông tin mới, sự theo dõi, liên lạc sẽ được “bôi trơn” bằng độ nhạy cảm, nhất là về cơ chế vận hành.
Phần I. Bốn thị trường giao dịch chứng khoán
Khái niệm “thị trường” là để một không gian giao dịch hay một hệ thống giao dịch, theo đó nó làm “hạ tầng” cho việc mua bán CK diễn ra. Tuy vậy, việc mua bán trong TTCK chỉ là động tác thấy được kết thúc một hành vi. Tất cả giao dịch CK đều có sự tham gia của dân chúng, các công ty, tổ chức và Chính phủ, được diễn ra tại một trong bốn thị trường sau.
Thị trường sàn giao dịch
Thị trường sàn giao dịch (exchange market) là một thị trường được tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch cố định. CK được mua bán là loại đã được niêm yết tại sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều (từ hai phía), giữa đại diện (môi giới) người mua và đại diện người bán. Cơ chế thị trường này được minh hoạ và chúng ta đã được biết đến khá nhiều khi tìm hiểu về các sở giao dịch, đặc biệt là NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York).
Thị trường phi tập trung
Thị trường phi tập trung (over-the-counter - OTC market) là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng, giữa các công ty CK với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Tại Mỹ, thị trường OTC là định chế của một thị trường liên công ty CK (interdealer market), trong đó hệ thống máy tính và điện thoại kết nối khoảng 600 nhà kinh doanh CK toàn quốc với nhau, giúp họ dễ dàng làm ăn với nhau và cho khách hàng của họ (các nhà đầu tư). Có hơn 15.000 loại CK khác nhau được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong khi đó cộng hết số lượng CK niêm yết tại 6 sở giao dịch của nước này thì cũng chỉ có trên dưới 4.500 loại CK.
Thị trường thứ ba
Thị trường thứ ba (third market - OTC-listed) là thị trường giao dịch các CK đã niêm yết tại sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” CK niêm yết (exchange-listed), thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty CK là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn CK niêm yết. Thông thường thì tất cả các CK niêm yết đều có thể được mua bán theo phương thức này, nhưng luôn luôn bị ràng buộc phải thông tin công khai trên hệ thống thông tin chính thức trong thời gian rất ngắn, ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện.
Thị trường thứ tư
Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán CK cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “instinet” phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn CK giữa họ với nhau. Cả loại CK niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí, và nhiều tổ chức khác tuỳ theo quy định... vì họ liên hệ với nhau trực tiếp mua bán qua lại nên không cần đến các nhà môi giới. Tuy nhiên, bản thân hệ thống instinet sẽ đăng ký với UBCKNN để được đóng vai trò như một công ty môi giới và kinh doanh CK (Broker - Dealer). Các điều kiện về mua bán, xác nhận và thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi luật lệ CK và công ty CK đóng vai trò điều phối này.
Để không lẫn lộn và dễ phân biệt khi ta quan tâm về một loại thị trường, cần xác định cho rõ một số điểm quan trọng làm căn bản nhận dạng.
Phần II. Thị trường niêm yết tập trung
Vị trí: thị trường niêm yết (listed market /exchange market) là thị trường có vị trí tập trung, cụ thể là sàn giao dịch với các phương tiện về mặt bằng và trang bị nhất định.
Cơ chế giá cả: thị trường niêm yết hoạt động trên cơ sở đấu giá từ hai phía (double-auction). Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi được giá thoả đáng nhất cho khách hàng đầu tư. Động lực chuyển hướng giá : khi nhà môi giới đại diện cho khách hàng thực hiện một giao dịch mua chứng khoán ở một giá chào bán (offer) cao hơn giá thực hiện trước đó, thì giá thị trường sẽ chuyển lên; trường hợp thực hiện giao dịch bán chứng khoán cho khách hàng, nếu môi giới chấp nhận bán với một giá rao mua (bid) thấp hơn giá thực hiện trước đó, thì giá thị trường sẽ đi xuống.
Vai trò chủ đạo thị trường: đối với sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn, họ chịu trách nhiệm phải duy trì thị trường ổn định và phải liên tục chào giá các chứng khoán mà họ đảm nhận. Khi có sự mất cân đối về cung và cầu đối với một loại chứng khoán họ sẽ liệu cách mà can thiệp, bằng cách đứng ra mua bán cho chính tài khoản của họ trong chừng mực để hoặc là bình ổn hoặc là giữ cho thị trường luôn có mua bán.
Giao dịch bên ngoài thị trường chính: theo quy luật, các nhà kinh doanh chứng khoán không được mua trữ riêng cho mình, hoặc kinh doanh như tư cách chủ nhân (principal) đối với các chứng khoán đã được niêm yết, ngoại trừ khi họ đã tham gia vào cơ chế giao dịch của thị trường thứ 3 (thị trường mua bán lượng lớn các chứng khoán niêm yết theo cơ chế giao dịch OTC) . Tất cả lệnh mua bán của khách đầu tư sẽ được các nhà môi giới (công ty chứng khoán) thu xếp chuyển đến sàn giao dịch thực hiện,và tuỳ theo dịch vụ phục vụ cho khách, các nhà môi giới sẽ thu một khoản hoa hồng.
Thị trường phi tập trung (OTC)
Vị trí: đúng như tên gọi, thị trường phi tập trung OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì trên phạm vi cả một quốc gia hay lãnh thổ. Việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
Cơ chế giá cả: thị trường OTC vận động nhờ một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là “mạng lưới liên công ty” (interdealer network). Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽ cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá rao mua (bid) và giá chào bán (ask). Giá thị trường được tham khảo từ mạng lưới này, giao dịch sẽ được gút lại bằng thương lượng, nên người ta còn gọi đây là “thị trường thương lượng” (negociated market).
Động lực chuyển hướng giá: một khi có nhà tạo giá nào đó muốn khuyến khích người đầu tư bán ra thì họ sẽ đưa ra (quote) giá rao mua (bid) cao hơn. Điều này lôi kéo các nhà tạo giá khác bám theo nhịp độ, và làm cho giá cả chứng khoán tăng lên. Ngược lại khi họ muốn hấp dẫn người mua mua vào, họ sẽ giảm giá chào bán (ask) và khi xu thế này lan qua các nhà tạo giá khác sẽ làm cho giá cả giảm xuống.
Vai trò chủ đạo thị trường: các nhà tạo giá (Market makers) là những người đưa ra giá rao mua và chào bán cho thị trường. Giá tốt nhất từ đó khách đầu tư có thể mua (best ask) và giá tốt nhất mà họ có thể bán (best bid) được chọn lọc tối ưu trong một tập hợp chào giá trên hệ thống chung, gọi là giá thị trường nội bộ (inside market). Giá này được xác định chi từng loại chứng khoán OTC. Các công ty chứng khoán muốn tạo giá cho một chứng khoán OTC nào đó sẽ được tổ chức chủ quản (ở Mỹ là NASD) yêu cầu duy trì một lượng vốn tối thiểu.
Giao dịch bên ngoài thị trường chính: không giống như trong thị trường tập trung, nhiều công ty kinh doanh chứng khoán có thể duy trì lượng chứng khoán OTC tồn kho riêng cho mình chứ không cần phải đăng ký làm nhà tạo giá mới được. Hoặc họ cũng có thể sẵn sàng ở tư thế để mua hay bán chứng khoán OTC cho chính tài khoản của họ bất cứ lúc nào (gọi là position trading). Các công ty chứng khoán hoạt động trong thị trường OTC này có thể tuỳ ý chọn cách để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, giao dịch tự doanh bằng tài khoản công ty, hoặc giao dịch môi giới hưởng hoa hồng bằng cách chỉ thu xếp mua bán cho tài khoản của khách hàng.
Phần III. Vai trò của nhà môi giới chứng khoán
Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành, hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.
Nhà môi giới không mua bán CK cho mình
Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến bằng từ “registered representative” (đại diện giao dịch) hoặc “account executive” (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng “customer?s man” hay “stockbroker”.
Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành
Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện (registered representatives).
Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn, và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ “commission brokers” là các “môi giới ăn huê hồng”. Từ đó mà có cách hiểu sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật ra từ “commission” ở đây không có nghĩa là “huê hồng” mà là “nhiệm vụ”. Loại “môi giới ăn huê hồng” thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
Môi giới độc lập hay “hai đô la”
Môi giới hai đô la “two-dollar broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) - giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này (các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ ”hợp đồng" với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định.
Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành “môi giới hai đô la”. Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.
Phần IV. Vai trò của nhà Kinh doanh chứng khoán.
Sự năng động của TTCK, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động mà ở ta gọi là tự doanh, cổ phần đóng góp tích cực của các công ty kinh doanh chứng khoán.
Các nhà kinh doanh (nhà buôn) CK
Một công ty CK hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng CK giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh CK này là “giao dịch có vị thế” hay có sở hữu (position trading). Giao dịch có vị thế của một công ty CK có thể được hiểu là công ty đang trong “tư thế kiểm soát” lượng CK đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt giá trị trương mục (tài khoản) mà họ đang sở hữu. Trong TTCK điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá (manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ CK luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán CK tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách đầu tư mua CK đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa hồng.
Một khoản “phết phẩy” (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực (net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho khách.
Thực thi lệnh cho khách hàng
Một công ty CK, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:
Làm trung giản thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng, mua bán cho tài khoản của khách hàng.
Làm nhà buôn CK, bằng cách đi mua lại của nhà tạo giá, kê giá lên thành giá thực bán, và bán lại cho khách hàng.
Nếu công ty kinh doanh CK đang có CK tồn kho thì có thể bán lại cho khách hàng một lượng CK tồn kho đó theo lệnh đặt của khách.
Nghiệp vụ hoạt động môi giới và kinh doanh CK
Trong cùng một giao dịch, công ty CK hoặc chỉ đóng vai trò trung gian hoặc chỉ đóng vai trò buôn lại CK, nhưng tuyệt đối không được lập lờ vai trò - nghĩa là vừa làm giá vừa tính một khoản hoa hồng cho cùng một thực thi lệnh cho khách đầu tư. Để so sánh, ta hãy xem vai trò của một loại hoạt động và cách hành xử phải tuân thủ.
Phần V. Đặc điểm nhận dạng và cơ sở vận hành
Thị trường OTC ( Over-the- Counter) cho phép các công ty CK thương lượng và giao dịch trực tiếp với nhau. Thuật ngữ “over the counter” có nghĩa là “qua quầy” theo cách diễn đạt nguyên thuỷ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền thông và vi xử lý thị trường OTC hiện đại đã thoát ly xa khỏi các quầy và hoạt động theo một cơ chế được tổ chức với sự trợ giúp về kỹ thuật điện tử rất tinh vi, có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh CK với nhau.
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi nhận như sau:
OTC
Địa điểm kinh doanh phân tán.
Điều hành (thường là) do hiệp hội kinh doanh chứng khoán.
Gút giá bằng thương lượng.
Sàn
Địa điểm kinh doanh tập trung.
Điều hành bởi sở giao dịch.
Gút giá bằng đấu giá hai chiều.
Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi vì các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng.
Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa đại diện hai nhà đầu tư với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng.
Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên gia. Còn ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường
Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tìm giá tốt nhất (giá thu vào cao hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
VASC theo thời báo Kinh tế, ngày 22/11/2000, tác giả: Ngô Duy
Bảo lãnh phát hành CK là phương thức bảo đảm, phát hành CK, tạo điều kiện để đưa CK đủ tiêu chuẩn vào giao dịch ở thị trường tập trung. Do đó, trong kinh doanh, giao dịch CK, nhà đầu tư cần hiểu biết, phân tích những vấn đề có tính nguyên tắc sau đây:
1. Bảo lãnh phát hành (BLPH) là việc tổ chức bảo lãnh phát hành giúp TCPH thực hiện các thủ tục xây dựng và đệ trình hồ sơ xin phép phát hành CK trước khi chào bán CK ra công chúng, nhận mua CK của TCPH để bán lại, hoặc mua CK còn lại chưa được phân phối hết.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chỉ có nghĩa là tổ chức bảo lãnh phát hành bao tiêu CK cho TCPH không bao hàm việc tổ chức BLPH phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư thay cho TCPH.
2. Muốn thực hiện nhiệm vụ BLPH, tổ chức BLPH phải có đủ các điều kiện quy định, nhất là:
a/ Phải có giấy phép hoạt động BLPH do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b/ Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và của thị trường, tổ chức BLPH chỉ được phép bảo lãnh phát hành một số lượng CP, trái phiếu có giá trị không vượt quá 4 lần hiệu số giữa tài sản có lưu động (gồm tiền mặt, các khoản phải thu trong năm tài chính, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn dưới một năm) và tài sản nợ ngắn hạn (gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả trong năm tài chính, kể cả nợ dài hạn, đến hạn trả).
3. Tổ chức bảo lãnh phát hành thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá trả cho TCPH và giá bán ra công chúng. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán CK, như: định giá CK, chuẩn bị hồ sơ chào bán CK, phân phối CK và ổn định giá CK trong giai đoạn đầu.
4. Nguyên tắc bảo lãnh phát hành đối với tổ chức bảo lãnh phát hành được tiến hành theo quy định:
a/ Hoặc mua toàn bộ số lượng CP hay trái phiếu được phép phát hành để bán ra công chúng;
b/ Hoặc mua CP, hay trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.Thông thường TCPH, khi phát hành CK ra công chúng cần phải có sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu là một TCPH lớn, số lượng CK phát hành vượt quá khả năng quy định của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì cần phải có một tổ hợp BLPH, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.
Năm nguyên tắc đầu tư giá trị
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Chiến lược đầu tư giá trị, một chiến lược nhằm tìm kiếm các cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp hơn giá trị thật của nó, có vẻ như đã mất dần sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhưng điều này không kéo dài quá lâu, “đầu tư giá trị” đang dần dần được chú ý trở lại và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu kiên trì là nắm vững những nguyên tắc của chiến lược này, nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn so với chiến lược đầu tư tăng trưởng.
Nét đặc biệt của việc đầu tư giá trị là không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng mà không đưa ra những phán đoán mạo hiểm với tốc độ tăng trưởng của một công ty trong tương lai. Thay vào đó là tìm ra những cổ phiếu tốt theo những tiêu chuẩn của riêng trong số các cổ phiếu đang bị thị trường “chê” đây là một công việc hết sức khó khăn do phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra được giá trị thực sự của công ty.
Bất chấp những khó khăn trên, John Neff nhà đầu tư nổi danh trên TTCK Mỹ đã thành công khi theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị và đã trở thành một trong những nhà đầu tư giá trị hàng đầu trong thời đại của chúng ta. Suốt 31 năm là người lãnh đạo quỹ đầu tư Windsor, ông luôn đánh bại chỉ số S&P 500 nhờ vào việc biết tìm ra những viên ngọc quý trong số những công ty bị thị trường vứt bỏ. 'I'ừ khi trở thành người lãnh đạo qũy đầu tư Windsor vào tháng 6 năm 1964 cho đến khi về hưu vào cuối năm 1995, quỹ đầu tư Windsor luôn đạt được mức lợi nhuận trung bình hàng năm là 13,7% so với mức 10,6% của S&P 500.
Nhờ những thành công trên mà John Neff đã đưa Charles Ellis, nhà quản lý Greenwich Associates, một công ty tư vấn cho các công ty dịch vụ tài chính đặt ở vị trí ngang hàng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Vậy John Neff đã thực hiện chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị như thế nào để đạt được những kết quả trên. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn năm nguyên tắc đầu tư giá trị mà John Neff đã thực hiện.
1. Mua những cổ phiếu có tỷ số P/E thấp.
Neff thường quan tâm đến cổ phiếu có tỷ số P/E thấp hơn mức trung bình của thị trường. Cổ phiếu có tỷ số P/E thấp thường là do có nhưng thông tin xấu về tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty hoặc là cổ phiếu của những công ty hiện đang gặp khó khăn. Chính điều này khiến cho mọi nhà đầu tư đều muốn gạt bỏ chúng ra khỏi danh mục đầu tư của mình.
Nhưng một khi các cổ phiếu có mức P/E thấp tăng giá trở lại bạn có thể kiếm được một mức lời đáng kể không chỉ từ khoản lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng mà còn do hầu hết các nhà đầu tư đều sẵn lòng trả giá cao để mua các cổ phiếu bạn đang nắm giữ.
2. Tìm kiếm các công ty tăng trưởng không quá cao.
John Neff luôn tìm các công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%, bởi ông muốn chắc rằng đây không phải là công ty tồi. Nhưng ông lại không thích các công ty có tốc độ tăng trưởng quá cao (trên 20%), bởi khi có sự giảm sút về lợi nhuận thì giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm rất mạnh. Neff cho rằng, cùng tình trạng trên, giá cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E thấp chỉ giảm nhẹ và mức thua lỗ là không đáng kể.
3. Không xem nhẹ cổ tức.
Cổ tức giúp tạo nên sự cân bằng cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong thị trường giá xuống. Neff tính được rằng, hơn 50% những khoản lợi nhuận ông đem lại cho Windsor đến từ những khoản cổ tức cao hơn mức trung bình mà ông muốn đạt được. Theo ông, nếu cổ phiếu lựa chọn không tăng giá thì ít ra cũng phải nhận được cổ tức. Khi cả hai mục tiêu trên không đạt được thì tốt nhất nên bán những cổ phiếu đó và đầu tư tiền vào nơi khác.
4. Khi bán cổ phiếu cũng cần phải hết sức cân nhắc như khi mua cổ phiếu.
Không giống như các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, những người cứ ôm khư khư cổ phiếu của mình khi chúng tăng giá và được hầu hết các nhà đầu tư săn lùng, John Neff đi ngược hướng với họ. Ông thường bắt đầu bán dần lượng cổ phiếu đang nắm giữ khi nó đã đem lại cho ông khoảng 70% lợi nhuận mong đợi. Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn và có khi còn cao hơn nếu cứ tiếp tục giữ cổ phiếu. John Neff khuyên bạn rằng, đừng hy vọng sẽ thu được hết mọi khoản lợi nhuận bằng cách cứ nắm giữ chúng, hãy dành một phần khoản lợi nhuận đó cho các nhà đầu tư khác.
5. Không quan tâm đến những gì mà đám đông đang làm
Khi đã theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị, cần phải luôn luôn hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác, nghĩa là phải bán cổ phiếu khi thị trường đang gia tăng giá và mua vào khi thị trường giảm giá. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến các cổ phiếu không được thị trường ưa chuộng. Để làm được điều này, người đầu tư phải có cá tính mạnh mẽ, thậm chí là phải là người ương ngạnh.
Ngoài năm nguyên tắc trên, John Neff còn tự xây dựng một tỷ số để chọn ra được những cổ phiếu giá trị. Ông ta gọi là “ tỷ số tổng lợi nhuận đầu tư”. Tỷ số trên được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán công với lợi suất cổ tức đem chia cho tỷ số P/E hiện thời của cổ phiếu. Ông chỉ đầu tư vào các cổ phiếu khi tỷ số “ tổng lợi nhuận đầu tư” của nó ít nhất bằng 2
L ợi tức cổ phiếu
VASC theo thời báo Kinh tế, ngày 20/11/2000, tác giả: Ngô Duy
Trong giao dịch, kinh doanh CK - nhà đầu tư vì bảo vệ lợi ích của chính mình - cần quan tâm và xử lý đúng đắn các nguyên tắc và phương thức chi trả, thanh toán cổ tức sau đây:
1. Lợi tức CP (hay gọi là cổ tức) là một phần lợi nhuận được phân phối cho cổ đông, tùy thuộc tình hình lợi nhuận của TCPH và tỷ lệ góp vốn đầu tư của từng cổ đông. Do đó, mức lợi tức CP cũng như phương thức chi trả, thanh toán cổ tức tuỳ thuộc sự phát triển sản xuất - kinh doanh và chính sách cổ tức của từng TCPH, do Hội đồng quản trị quyết định.
2. Lợi tức CP, nhất là chi trả cổ tức của một TCPH, thường có xu hướng: muốn tạo khả năng và duy trì mức cổ tức cao để tạo lòng tin cho nhà đầu tư, mặc dù tình hình - sản xuất kinh doanh tốt xấu, có khi đều không có sự phân biệt; hoặc có khi, vào những lúc thu hẹp hoạt động, nhưng chi trả cổ tức có thể vẫn cao, cho dù thu nhập giảm, và theo đó lợi nhuận giảm, do TCPH muốn duy trì mức trả cổ tức ngang bằng mức cổ tức trong thời kỳ kinh doanh phát đạt.
3. Theo các phương thức trên, không thoả đáng. Nhà đầu tư cần phân tích và hiểu biết đầy đủ các yếu tố hoạt động, ảnh hưởng đến cổ tức và chi trả cổ tức - thường bao gồm:
a/ Xác định mức tăng trưởng
tiềm năng của các khoản lợi nhuận trong tương lai;
b/ Nghiên cứu, xem xét sự biến động của các khoản lợi nhuận trong các giai đoạn khác nhau và chu trình tái sản xuất - kinh doanh;
c/ Nghiên cứu lợi nhuận và mức chi trả cổ tức của các tổ chức khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Từ đó, nhà đầu tư xem xét các mối quan hệ: thu nhập - lợi tức - đầu tư phát triển - chi trả cổ tức... và tìm các phương án thích hợp nhất.
4. Thông thường, nhà đầu tư phải xem xét kỹ bản cáo bạch nhất là về tình hình tài chính hiện tại và 1 năm về trước, về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển, đặc biệt là về nguồn thu nhập từ cổ tức hay lãi suất, sau khi trừ các chi phí liệu giá trị đầu tư có đạt trên điểm hoà vốn hay không? Các rủi ro, lợi nhuận mang lại, khả năng cạnh tranh, diễn biến giá cả CP và tình hình biến động chỉ số VN-Index. Do đó, nhà đầu tư phải tỉnh táo với lợi tức thu được.
5. Nhà đầu tư, nếu mong muốn có một khoản cố định để bảo đảm cho việc chi dùng, thì có thể chọn đầu tư vào các trái phiếu hoặc CP ưu đãi; ngược lại, muốn phát triển nhanh đồng vốn của mình thì có thể chọn mua các loại CP và luôn chịu sự chi phối của nguyên tắc kinh doanh; rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Mặt khác, không nên đầu tư ngắn hạn, vì TTCK vẫn là một thị trường vốn dài hạn, khó lòng có thể tìm được mức lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn.
Một số nhà đầu tư lại theo xu hướng đầu tư vào tương lai, có thể hiện tại công ty đang làm ăn thua lỗ, nhưng họ lại dự đoán và đánh giá một tiềm năng phát triển trong tương lai - nên họ quyết định đầu tư vào CP đó - đồng nghĩa với lợi nhuận cao, rủi ro cao.
6. Nguyên tắc quan trọng là xác định và duy trì cổ tức nên ở mức khá thấp và chỉ nên tăng mức cổ tức khi có những khoản thu nhập tăng thêm. Riêng đối với TCPH có độ biến động lớn, có thể áp dụng phương thức: duy trì mức cổ tức thấp, đồng thời chi trả những khoản cổ tức phụ trội vào các thời điểm hợp lý và khi thu nhập cho phép nhằm bảo đảm việc chi trả cổ tức luôn thực hiện đối với nhà đầu tư.
7. Việc thanh toán, chi trả cổ tức cho cổ đông, có khả năng bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt, dưới 2 hình thức:
a/ Chi trả cổ tức bằng CP, giữ tiền mặt cho đầu tư phát triển, nếu mức chi trả đó chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2-5% tổng số CP đã phát hành, thì nhà đầu tư không chú ý đến “loãng giá” (giá CP sẽ giảm xuống), ảnh hưởng không đáng kể đến thu nhập. Nhà đầu tư yên tâm khi họ nhận được CP nhiều hơn; nhưng thực tế họ không nhận được gì, vì khi công bố trả cổ tức bằng CP, thì giá CP sẽ giảm xuống tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức bằng CP.
b/ Chi trả cổ tức bằng tách CP, thường kéo theo việc phát hành nhiều CP hơn, theo một tỷ lệ tương ứng với số lượng CP, mà các cổ đông đang nắm giữ, và thường dẫn đến kết quả giá trị thị trường CP tăng lên.
Như vậy, các TCPH vẫn giữ lại được nguồn vốn bên trong để đầu tư phát triển, tăng thêm CP cho các cổ đông, nguồn cung cấp CP cho thị trường, giảm biến động giá cả thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Tổng quan về quá trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Với mong muốn giới thiệu với bạn đọc những vấn đề chính của đợt phát hành ra công chúng lần đầu (IPOs), xin giới thiệu loạt bài viết về quá trình phát hành chứng khoán (CK) ra công chúng lần đầu. Hy vọng trong tương lai không xa, IPOs sẽ trở thành phương thức huy động vốn mới chủ chốt trên thị trường, tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, góp phần làm phong phú thêm lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Giới thiệu về IPOs
Khi một công ty nào đó có cổ phiếu (CP) chưa được giao dịch công khai muốn chào bán CP ra công chúng, công ty thường yêu cầu một nhà bảo lãnh giúp công ty thực hiện công việc này. Quá trình phát hành ra công chúng lần đầu thường bắt đầu bằng một cuộc họp được gọi là cuộc họp giữa các bên. Tại cuộc họp này, tất cả các thành viên của nhóm phát hành sẽ định ra một thời gian biểu cho việc phát hành ra công chúng và giao những công việc cụ thể cho mỗi thành viên.
Nhà bảo lãnh thường là một ngân hàng hay một công ty chứng khoán (CTCK) được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đợt phát hành nhỏ chỉ cần một nhà bảo lãnh chính, nhưng nếu đợt phát hành có khối lượng lớn thì phải cần đến một vài nhà bảo lãnh chính để đảm bảo uy tín và sự thành công cho đợt phát hành.
Nhà bảo lãnh đồng ý trả cho công ty phát hành một mức giá nhất định cho một lượng CP xác định, sau đó nhà bảo lãnh phải bán lại số CP đó cho người mua, đa phần là những khách hàng của nhà bảo lãnh hay các CTCK có mối quan hệ hữu hảo với nhà bảo lãnh.
Chẳng hạn, nếu công ty ABC muốn chào bán số CP nắm giữ cá nhân ra công chúng, công ty có thể liên hệ với ngân hàng đầu tư X để thực hiện việc bảo lãnh. Công ty ABC và ngân hàng đầu tư X có thể thỏa thuận rằng, 1 triệu CP thường của ABC sẽ được chào bán ra công chúng tại mức giá 10 USD/CP. Phí của công ty ABC trả cho dịch vụ này sẽ là 0,6 USD/CP, bởi vậy nếu đợt phát hành thành công, Công ty ABC sẽ nhận được 9.400.000 USD. Ngân hàng đầu tư X có thể mời một vài ngân hàng đầu tư khác tham gia nhóm bảo lãnh để giúp Ngân hàng bán số CP này ra công chúng. Các thành viên của nhóm bảo lãnh sẽ tính một mức phí cho các dịch vụ mà họ cung cấp.
Có lẽ công việc quan trọng nhất và cũng mất thời gian nhất mà nhóm bảo lãnh phải làm là hình thành nên Bản cáo bạch - tài liệu kinh doanh có chức năng như một quyển sách giới thiệu về công ty phát hành. Bản cáo bạch này bao gồm tất cả các thông tin tài chính về công ty phát hành trong vòng 5 năm trở lại đây, thông tin về Ban Giám đốc và một bản miêu tả thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, chiến lược phát triển của công ty. Nhóm bảo lãnh phải đảm bảo tất cả các thông tin trong Bản cáo bạch đều chính xác.
Công ty phát hành và nhóm báo lãnh cùng nhau xác định một mức giá cho đợt phát hành mới. Mức giá ước lượng ghi trong Bản cáo bạch sơ bộ có thể gần hoặc khác xa với mức giá phát hành cuối cùng. Chẳng hạn, Bản cáo bạch sơ bộ của công ty ABC nói rằng, công ty dự tính sẽ chào bán CP ở mức giá 9 đến 10 USD/CP. Tính toán nhu cầu thực tế cho thấy, CP của công ty có thể được thị trường chấp nhận ở mức giá 16 USD/CP. Trong trường hợp này, công ty phát hành và các nhà bảo lãnh phải điều chỉnh lại mức giá phát hành.
Khi Bản cáo bạch sơ bộ được in ra và nộp lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), công ty phát hành phải chờ UBCKNN và các cơ quan quản lý về CK khác xem xét tài liệu này nhằm tìm ra các sai sót và vướng mắc. Nếu các cơ quan này phát hiện thấy bất kỳ sai sót nào trong Bản cáo bạch, công ty và nhóm bảo lãnh sẽ phải sửa chữa sai sót bằng các hồ sơ bổ sung. Cùng lúc đó, nhà bảo lãnh chính phải tập hợp một nhóm các ngân hàng đầu tư để giúp phân phối đợt phát hành này.
Mỗi ngân hàng trong nhóm phân phối này sẽ nhận được một số lượng CP nhất định của đợt phát hành để bán lại cho khách hàng. Nhóm bảo lãnh qua đó thu thập dấu hiệu về sự quan tâm của khách hàng nhằm xác định nhu cầu ban đầu của thị trường đối với đợt phát hành này. Nhóm bảo lãnh thường là các ngân hàng đầu tư có nguồn khách hàng bổ sung lẫn nhau, chẳng hạn các ngân hàng nằm ở những vùng khác nhau của đất nước.
Màn vận động
Bước tiếp theo trong quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu là hành trình liên tỉnh hay còn được gọi là màn vận động. Bước này thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, Ban lãnh đạo công ty mỗi ngày đi tới một thành phố hoặc trung tâm tài chính để gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng và thuyết trình kế hoạch kinh doanh của công ty.
Nội dung thuyết trình của Ban lãnh đạo quyết định lớn đến sự thành công của đợt phát hành. Công ty cần gây ấn tượng đối với các định chế đầu tư để thu hút họ quan tâm tới việc mua cổ phiếu khi công ty phát hành. Thông thường chỉ có các định chế đầu tư và các nhà đầu tư lớn mới được mời đến tham dự các buổi thuyết trình trong đợt vận động. Khi kết thúc bước này, Ban lãnh đạo công ty sẽ cùng ngân hàng đầu tư chọn lựa một mức giá chào bán cuối cùng và quyết định kích cỡ của đợt phát hành. Các ngân hàng đầu tư sẽ cố đưa ra một mức giá phù hợp căn cứ trên nhu cầu dự tính của đợt phát hành và tình hình thị trường.
Định giá đợt phát hành là một thủ thuật cân bằng tinh tế, đòi hỏi các ngân hàng đầu tư phải chú ý đến nhóm khách hàng là công ty phát hành (người luôn muốn thu hút được càng nhiều vốn càng tốt) và các nhà đầu tư mua cổ phiếu (những người luôn mong đợi có được một sự lên giá tức thì của khoản đầu tư).
Các ngân hàng đầu tư thường cố gắng định giá đợt phát hành sao cho giá giao dịch mở màn cao hơn giá phát hành khoảng 15%. Tất nhiên, đợt phát hành hấp dẫn có thể có tỷ lệ % cao hơn thế.
Quá trình bảo lãnh
Quá trình bảo lãnh thường bắt đầu bằng việc quyết định xem công ty cần đến kiểu phát hành gì. Công ty thường bàn bạc với một ngân hàng đầu tư để xác định xem cơ cấu phát hành và cách thức phân phối đợt phát hành như thế nào là hợp lý nhất. Các CK thường được chào bán trên thị trường phát hành mới hoặc là thị trường phát hành bổ sung. Đợt phát hành bổ sung là đợt phát hành của các công ty đã giao dịch công khai.
Bước tiếp theo trong quá trình bảo lãnh là thành lập nhóm bảo lãnh hoặc nhóm bán nếu cần thiết. Do hầu hết các đợt phát hành đều quá lớn đối với một nhà bảo lãnh nên ngân hàng đầu tư (còn gọi là nhà quản lý nhóm bảo lãnh) thường mời các ngân hàng đầu tư khác cùng tham gia phân phối đợt phát hành. Nhóm các ngân hàng đầu tư đó được gọi là nhóm bảo lãnh. Các thành viên của nhóm bảo lãnh thường đưa ra một lời cam kết chắc chắn rằng, họ chịu trách nhiệm phân phối một tỷ lệ phần trăm nhất định của đợt phát hành và chịu trách nhiệm tài chính về số CK không bán hết.
Mỗi khi các cổ phiếu mới được chào bán, bao giờ cũng có một mức chênh lệch giữa mức giá mà các nhà bảo lãnh trả cho công ty phát hành và mức giá mà tại đó cổ phiếu được chào bán ra công chúng. Mức chênh lệch giữa giá chào bán ra công chúng và số tiền thu được từ đợt phát hành được phân chia như sau:
- Phí của nhà quản lý: từ 10 đến 20% mức chênh lệch được dành cho nhà bảo lãnh điều hành cho việc thương lượng và quản lý đợt phát hành.
- Phí bảo lãnh: từ 20 đến 30% mức chênh lệch được dành cho nhà bảo lãnh chính và các thành viên nhóm lãnh cho việc gánh chịu rủi ro từ việc mua cổ phiếu của đợt phát hành.
- Hoa hồng phân phối: từ 50 đến 60% chênh lệch được dành cho nhà bảo lãnh điều hành, các thành viên nhóm bảo lãnh và các thành viên của nhóm bán cho việc phân phối số CK đến các nhà đầu tư.
Trong hầu hết các đợt phát hành, nhà bảo lãnh chính thường đồng ý duy trì một thị trường thứ cấp cho các CK mới phát hành. Trong trường hợp các đợt phát hành nóng, tức là các đợt phát hành đặc biệt hấp dẫn thì luôn sẵn có nhu cầu mua CK trên thị trường thứ cấp và việc ổn định giá CK là không cần thiết. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nhà bảo lãnh chính sẽ cần phải giữ cho CK không sụt giá quá mức so với giá chào bán ra công chúng nhưng phải tuân theo quy định của UBCKNN nhằm tránh thao túng giá CK.
Cơ hội đối với nhà đầu tư
Không phải tất cả các đợt phát hành CK lần đầu (IP0s) đều là cơ hội tốt của nhà đầu tư. Làm sao nhà đầu tư có thể phân biệt được đợt IP0s là một cơ hội đầu tư hay là “chủ nghĩa cơ hội” của các ngân hàng đầu tư? Nhưng điều cần lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
1. Theo dõi sát sao những người trong cuộc. Các nhà bảo lãnh và các công ty kiểm toán là ai? Các đợt IP0s thành công thường được bảo lãnh bởi các nhà bảo lãnh danh tiếng. Các nhà bảo lãnh loại 2 và loại 3 ít có cơ hội tham dự vào các đợt IP0s có triển vọng. Thậm chí, một số nhà bảo lãnh loại này lợi dụng lúc thị trường đang ở trong giai đoạn “sốt” sẵn sàng tung ra thị trường các IP0s “không đảm bảo chất lượng”. Vắng các nhà bảo lãnh hỗ trợ cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nhà bảo lãnh chính hay công ty phát hành không đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý từ các ngân hàng đầu tư khác.
2. Chú ý đến các công ty kiểm toán cho công ty. Có được các hãng kiểm toán hàng đầu kiểm toán sổ sách kế toán cho công ty phát hành cũng góp phần đảm bảo sự thắng lợi cho đợt IP0s.
3. Xem xét những nhân tố cơ bản của công ty. Khi đánh giá tình hình tài chính của công ty phát hành mới, cần phải lưu ý 2 điểm. Thứ nhất, ngoài doanh thu cần chú ý tới dòng tiền mà công ty tạo ra. So với các con số tài chính khác như là thu nhập hay doanh thu, dòng tiền đối với công ty bao giờ cũng khó “chế biến” hơn. Do có khá nhiều công ty sử dụng các thủ thuật kế toán để nâng doanh thu lên nên việc xem xét lưu chuyển dòng tiền trong công ty được coi là một tiêu chí có tính chính xác. Một điều cần lưu ý nữa là phải tìm kiếm những công ty có sự tăng trưởng nhất quán chứ không phải sự tăng trưởng đột biến khi công ty chuẩn bị phát hành ra công chúng lần đầu.
4. Xem xét thị trường hoạt động của công ty. Tính toán xem quy mô thị trường liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty dự tính là bao nhiêu trong vòng 5 năm tới? Quy mô thị trường lớn đảm bảo cho công ty một mức tăng trưởng ổn định. Bởi vậy, thông thường quy mô càng lớn thì càng tốt. Dự đoán quy mô thị trường trong tương lai là công việc hết sức khó khăn, bởi vậy nhà đầu tư chỉ nên tin vào dự doán thị trường từ những công ty nghiên cứu có tên tuổi.
Tình hình thị trường liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Nếu đó là một lĩnh vực nóng bỏng như lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, công ty phát hành lại là công ty đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực này và rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh là rất lớn thì chắc chắn đợt IP0s này rất có triển vọng.
Còn nếu hiện tại lĩnh vực hoạt động không còn được thị trường ưu thích nữa, thị trường lại có quá nhiều công ty đã hiện diện và cơ may cho công ty phát hành có thể cạnh tranh trực diện với công ty đầu ngành là rất hiếm hoi thì cần phải trông chừng đợt IP0s này.
Thông thường, các đợt IP0s nhiều triển vọng được bán tại giá phát hành rất khó đến lượt các nhà đầu tư cá nhân bởi các đợt IP0s “ngon lành” đó đều được phân bố hết cho các định chế đầu tư hay các nhà đầu tư lớn. Vậy phải làm gì nếu không mua được cổ phiếu của một đợt IP0s đầy triển vọng tại giá phát hành ra công chúng? Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất nên đợi ít nhất từ 3 đến 4 tháng, tốt hơn cả là từ 6 đến 7 tháng để “cơn sốt” giao dịch “hạ nhiệt” rồi hãy mua.
Có lẽ “nhập cuộc sớm” trong đầu tư IP0s chưa hẳn đã hay bởi giá của các đợt IP0s theo thống kê thường có khuynh hướng đi xuống so với thị trường tổng thể do hiện tượng bán ồ ạt của các định chế đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu lớn một vài tháng sau đợt phát hành.
Tìm hiểu chỉ số P/E
VASC tổng hợp
P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định (chúng ta sẽ đề cập trong phần sau) nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E.
P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phhiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.
P/E truyền thống- tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của 12 tháng gần nhất.
Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn sử dụng tỷ lệ P/E tương lai bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của năm sau do Phố Wall ước tính.
Chỉ số nào tốt hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì mẫu số ( E) là con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán và hối đoái. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán cả mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư.
Giả sử bạn có cổ phiếu của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành - ví dụ Exxon và Texaco - cùng có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3 đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4 đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như nhau nếu bạn không xem xét tới tỷ lệ P/E tương lai.
Phố Wall ước tính thu nhập của Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu của Exxon sẽ có lợi hơn.
Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm
Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi
Phân tích - dự báo giá cổ phiếu
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Nhà đầu tư cần phải nắm vững những vấn đề bản chất nhất của phân tích và dự báo giá cổ phiếu, và do đó phải xem xét toàn diện, tổng thể các nội dung chính yếu sau:
1. Tiến hành phân tích CP trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá CP và xu hướng giá CP trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao. Đó là một trong những nội dung quan trọng - xác định giai đoạn nào của chu kỳ CP tăng trưởng - giúp nhà đầu tư cân nhắc để đi đến quyết định đầu tư CK có hiệu quả nhất.
2. Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP. Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn.
3. Muốn phân tích CP để dự báo tốt về diễn biến giá cả CP, nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thoả đáng các vấn đề cụ thể: a/ Các CP nào sẽ lên giá - vì sao?
b/ Các CP đó lên giá bao nhiêu - do đâu?
c/ Trong thời gian bao lâu, thì các CP đó đạt mức tăng như vậy - vì đâu? Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh v.v...
4.Trong giai đoạn thử nghiệm này, hầu hết chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, sau 43 phiên giao dịch, giá liên tục tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của CP (có loại CP giá thị trường hơn 3 lần so mệnh giá CP) - với tác động của quan hệ cung - cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư - xu hướng giá còn tiếp tục tăng và giá tăng, giảm xen kẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận xen kẽ, thực sự cuộc chơi “đỏ, đen”, người được kẻ mất trong kinh doanh CK. Hãy cảnh giác với thị trường!
5. Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn CP tăng trưởng - nghĩa là cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau:
a/ Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài;
b/ Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn;
c/ ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài;
d/ ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai;
e/ Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông - tái đầu tư phát triển;
f/ Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng< 20% nguồn vốn daì hạn, sẽ gặp khó khăn tài chính trong quá trình tăng trưởng.
6. Căn cứ vào các tiêu chí trên, cần phân tích kỹ những loại cổ phiếu đang lưu hành - tính hoàn thiện chưa đủ. Mỗi loại cổ phiếu: Sam, Ree, Hap- mang sắc thái riêng, từng tiêu chí “đậm, nhạt” khác nhau - nổi lên là: công nghệ, sản phẩm, thị trường, tái đầu tư, lợi tức, tỷ số nợ và các tổ chức quản lý.vv..., đặc biệt là chiến lược phát triển trong tương lai.
Cảnh giác với thị trường, vì thị trường vẫn hoạt động chỉ với 4 loại CP giao dịch, đầu tư gắn liên với đầu cơ, giá tiếp tục biến động. Cần tìm ra các giới hạn khác nhau của các loại cổ phiếu đó - xác định mức độ tín nhiệm và sịnh lời để có chiến lược đầu tư cụ thể đối với từng loại cổ phiếu, bảo đảm lợi nhuận và thu nhập hợp lý là vấn đề khó khăn và giải quyết đúng đắn của các nhà đầu tư, tránh rủi ro thua thiệt.
7/ Trong thực tế kinh doanh CK, việc dự báo biến động giá và xu hướng giá ngắn hạn có nhiều thành công hơn và chính xác hơn dự báo xu hướng dài hạn, vì tính nhạy cảm và phức tạp của thị trường chứng khoán. Do đó, phải dự đoán và xử lý các vấn đề sau:
a/ Trong dài hạn, đầu tư CP sẽ mang lại lợi tức vượt xa các loại đầu tư khác, yếu tố quyết định nhất và duy nhất đến giá CP là lợi nhuận và
chất lượng CP là quan trọng nhất;
b/ Trong ngắn hạn, đầu tư CP có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà đầu tư;
c/ Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ với nhau, lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn; d/ Mức độ biến động của CP lớn hơn nhiều so với trái phiếu, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu;
đ/ Danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn danh mục đầu tư tập trung;
e/ Lạm phát là mối đe doạ lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn. Đó là những vấn đề kinh tế - tài chính và nguyên tắc kinh doanh phức tạp, có tính tổng hợp - ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau kể cả trình độ hiểu biết của các chuyên gia phân tích CK cũng như nhà đầu tư.
8/ Phân tích cơ bản CP nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của TCPH, của ngành hoạt động, của nền kinh tế quốc dân và trong tương lai của cả nền kinh tế thế giới. Nó bao gồm các nội dung:
a/ Đánh giá môi trường kinh doanh tương lai;
b/ Dự báo thu nhập tương lai của TCPH;
c/ Dự báo mức giá CP. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được.
9/ Phân tích kỹ thuật CP nhằm nghiên cứu những diễn biến hay hành vi thị trường - thông qua việc nghiên cứu các mô hình giao dịch và các hành vi hiện tại của thị trường, vốn đã phức tạp - để có thể biết được một cách sâu sắc các hành vi có thể xảy ra trong tương lai của thị trường. Những thông tin về một CP, hoặc một ngành, hoặc một thị trường đều có thể được các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét, và do đó, nó phản ánh vào trong giá, cổ tức, lợi nhuận và mô hình giao dịch.
Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một TCPH khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng đưa ra kết luận chung về xu hướng biến động của giá và của TTCK.
Nhận diện các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Nhằm giúp bạn đọc cảnh giác trước những “cạm bẫy” thường trực trên thị trường chứng khoán, Đầu tư chứng khoán xin giới thiệu với bạn đọc một số hành vi tiêu cực thưởng xảy ra trên thị trường qua tổng kết kinh nghiệm của một số chuyên gia.
1. Tư vấn vì lợi ích cá nhân của nhà môi giới:
Do ý đồ cá nhân, nhà môi giới có thể sẽ tư vấn đầu tư không phù hợp với nhu cầu, khản năng tài chính và mục tiêu của khách hàng. Do đó, khách hàng cần nhận thức rằng, mình muốn được hướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân mình chứ không phải phù hợp với người môi giới. Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro.
2. Vi phạm quy định giao dịch công bằng:
Các hoạt động sau đây bị xem là vi phạm những quy định liên quan đến giao dịch công bằng:
+ Đề nghị thực hiện việc đầu cơ chứng khoán mà không xem xét tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo khách hàng không chịu rủi ro.
+ Mở tài khoản khống chế thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trái phép.
+ Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao.
+ Đề nghị mua chứng khoán không thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng.
+ Các hoạt động lừa đảo (chẳng hạn như giải mạo và cung cấp không đầy đủ hoặc không cung cấp số liệu thực tế)
3. Giao dịch thái quá:
Hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao dịch thường xuyên và với số lượng lớn trên tài khoản của khách hàng nhằm mục đích nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được các mục tiêu khách hàng đã đề ra. Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm uỷ quyền của khách hàng.
Một trong những biện pháp để ngăn chặn hành vi lạm dụng này là nhà đầu cần phải yêu cầu rất cả tài khoản mà mình uỷ quyền cho nhà môi giới chứng khoán phải được giám sát viên của công ty chứng khoán xem xét thường xuyên.
4. Vay và cho vay tiền và chứng khoán:
+ Vay tiền và vay chứng khoán của khách hàng: Các nhà môi giới chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán từ khách hàng trừ phi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức nằn thực hiện việc cho vay tiền và chứng khoán.
+ Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: Các nhà môi giới chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán. Quy định này không áp dụng cho nghiệp vụ vay bảo chứng của các công ty chứng khoán hay việc các nhà môi giới chứng khoán cho vay theo nghiệ vụ thông thường.
5. Xuyên tạc:
Các nhà môi giới chứng khoán không được phép xuyên tạc, nói không đúng về bản thân hay về các dịch vụ của công ty mình đối với khách hàng tiềm năng. Không được phép xuyên tạc về:
-Trình độ, kinh nghiệm và học vấn.
- Loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng.
-Các loại phí
Việc công bố không chính xác hay không công bố các sự kiện quan trọng liên quan đến những vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc. Khách hàng sẽ phải khó khăn khi so sánh chất lượng dịch vụ giữa các công ty chứng khoán nói chung và các nhà môi giới nói riêng nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn.
6. Sử dụng các báo cáo, công trình nghiên cứu của công ty hoặc cá nhân khách:
Nhà môi giới và công ty chứng khoán không được phép sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng, các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện. Nhà môi giới hay công ty chứng khoán có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo hay phân tích của người khác nhưng không được tự nhận rằng, các báo cáo, nghiên cứu đó là của mình.
Cơ chế vận hành của TTGDCK: Các phương thức lệnh và hệ thống giám sát
VASC theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trong nỗ lực hoàn tất các công việc cuối cùng để chuẩn bị cho việc triển khai đưa TTGDCK Tp.HCM vào vận hành vào trung tuần tháng 7/2000, UBCKNN đã hoàn chỉnh việc bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy và ban hành các quy trình tác nghiệp về thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.
Theo đó, các thiết chế quản lý giám sát hoạt động của TTGDCK đã được chuẩn hoá cho phù hợp với phần mềm hệ thống giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan tài trợ và phần mềm hệ thống lưu ký do Công ty phát triển công nghệ tin học (FPT) thiết kế, đảm bảo sự kết nối và tương thích giữa hệ thống giao dịch với hệ thống đăng ký, thanh toán bù trừ lưu ký và hệ thống công bố thông tin (bảng điện tử) tại TTGDCK.
Hệ thống giao dịch chứng khoán tại TTGDCK được thiết kế cho mô hình SGDCK có duy trì sàn giao dịch (on floor), các thiết bị đầu cuối (terminal) cho các thành viên giao dịch được bố trí tại sàn giao dịch và do đại diện của thành viên sử dụng. Hàng hoá giao dịch tại TTGDCK bước đầu là cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ đầu tư. Giao dịch được thực hiện từ 8h00 đến 15h00 vào các ngày giao dịch thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu trong tuần. Các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch theo 2 phương thức giao dịch: Khớp lệnh (Call market) và Thoả thuận (Put through).
Phương thức khớp lệnh
Phương thức giao dịch này được thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán của khách hàng theo nguyên tắc giá thực hiện là mức giá cho phép thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất, trong trường hợp có nhiều mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất, thì mức giá gần với giá thực hiện của lần giao dịch gần nhất sẽ được thực hiện, nếu vẫn có nhiều mức giá gần với giá khớp lệnh gần nhất thì mức giá cao nhất sẽ được lựa chọn. Phương thức giao dịch khớp lệnh được thực hiện cho các giao dịch lô chẵn (lô chẵn giao dịch: cổ phiếu là 100 cổ phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư là 100 chứng chỉ; trái phiếu là 10 trái phiếu). Lệnh dao dịch được sử dụng là lệnh giới hạn, lệnh huỷ và áp dụng biên độ giao động giá trong ngày giao dịch so với giá tham chiếu là: +5% đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư; + 1,5% đối với trái phiếu.
Mức giá tham chiếu đối với các giao dịch được xác định như sau: giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó; trường hợp chứng khoán mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên TTGDCK nhận lệnh giao dịch không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá tham chiếu, và biên độ dao động được áp dụng cho ngày giao dịch tiếp theo; trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán thôi không còn bị kiểm soát, hoặc chứng khoán bị ngừng giao dịch trên 30 ngày, thì giá tham chiếu được xác định theo nguyên tắc như giá chứng khoán mới được đưa vào niêm yết; trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo (cổ tức, lãi, quyền mua cổ phiếu mới... ) thì giá tham chiếu được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị các quyền kèm theo; trường hợp tách, gộp cổ phiếu thì giá tham chiếu sau khi tách, gộp cổ phiếu được xác định theo nguyên tắc lấy giá giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp.
Đơn vị yết giá cho các chứng khoán giao dịch theo phương thức khớp lệnh được quy định cho từng nhóm chứng khoán khác nhau và theo mức luỹ tiến trị giá các giao dịch (xem bảng dưới đây).
Trong ngày giao dịch, TTGDCK thực hiện khớp lệnh định kỳ 3 lần vào lúc 9h00; 11h00; và 14h00. Lần khớp lệnh đầu tiên vào lúc 9h00 hình thành giá mở cửa và lần khớp lệnh vào lúc 14h00 hình thành giá đóng cửa trong ngày giao dịch.
Nội dung lệnh giao dịch
Nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán thành viên của TTGDCK. Trước khi truyền lệnh đến sàn giao dịch cho các đại diện thành viên truy cập lệnh vào hệ thống giao dịch, công ty chứng khoán thành viên phải kiểm tra ký quỹ cho các lệnh giao dịch (có đủ số lượng chứng khoán cần bán, hoặc đủ số tiền chứng khoán đặt mua chứng khoán) và kiểm tra giới hạn biên độ giá đặt lệnh trong ngày giao dịch.
Lệnh giao dịch của khách hàng nhập vào hệ thống phải bao gồm các nội dung: lệnh mua hay lệnh bán chứng khoán; mã chứng khoán đặt mua hay bán; số lượng chứng khoán; giá cả giao dịch; số hiệu tài khoản giao dịch của nhà đầu tư; ký hiệu giao dịch (đó là lệnh môi giới cho khách hàng; lệnh giao dịch tự doanh; lệnh giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành viên lưu ký nước ngoài; hoặc lệnh giao dịch cho các nhà đầu tư thông qua thành viên lưu ký trong nước). Sau khi lệnh được khớp (matching), kết quả giao dịch được thông báo trên màn hình máy tính (terminal) của thành viên, và thành viên có nghĩa vụ thông báo kết quả giao dịch đối với khách hàng.
Phương thức giao dịch thoả thuận
Phương thức giao dịch này do các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch (giá, số lượng) thông qua các chào giá của thành viên trên màn hình máy tính. Phương thức giao dịch thoả thuận được áp dụng cho các giao dịch lô lớn (giao dịch lô lớn là giao dịch có khối lượng tối thiểu: 10.000 cổ phiếu; 10.000 chứng chỉ quỹ đầu tư; 3.000 trái phiếu). Phương thức giao dịch này được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của TTGDCK nhưng không quy định đơn vị yết giá, mà các thành viên tự thoả thuận với nhau trên cơ sở cung-cầu chứng khoán và mức giá tham khảo ở phương thức khớp lệnh.
Ngoài 2 phương thức giao dịch nêu trên ( khớp lệnh, thoả thuận) được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tại TTGDCK và áp dụng cho các giao dịch chẵn lô và giao dịch lô lớn, thì các giao dịch lô lẻ (dưới 100 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư; dưới 10 trái phiếu) được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán có trách nhiệm giao dịch lô lẻ với khách hàng theo giá thoả thuận và gom các lô lẻ thành lô chẵn để lưu ký vào Trung tâm.
Hệ thống quản lý, giám sát giao dịch
Việc giám sát quản lý tại TTGDCK được thực hiện qua 2 hệ thống: quản lý thị trường (Market Regulation Terminal-MR Term) và hệ thống kết nối trực tiếp với các thành viên (Direct Connect Terminal - DC Term), đảm bảo khả năng giám sát các hoạt động giao dịch biến động trên thị trường (giá cả, khối lượng tăng giảm đột biến, chứng khoán bị cảnh báo, chứng khoán bị kiểm soát, đình chỉ giao dịch hoặc huỷ niêm yết).
Hệ thống giao dịch này cũng cho phép quản lý được tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (tổ chức, cá nhân được nắm giữ tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành; trong đó tổ chức được nắm giữ tối đa 7%, cá nhân được nắm giữ tối đa 3% cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành). Theo đó, hệ thống này cho phép khối lượng chứng khoán của tổ chức phát hành mà nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua (hệ thống quản lý Foreign Room). Khi lệnh giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện, thì khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư còn được phép mua sẽ được khấu trừ ngay phần giao dịch được thực hiện. Ngược lại, khi có lệnh giao dịch bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện, thì khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tự động tăng lên sau khi quá trình thanh toán giao dịch được hoàn tất (T+4). Nếu trong trường hợp lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện, nhưng do khối lượng chứng khoán dành cho nhà đầu tư nước ngoài đã hết , thì lệnh mua chứng khoán đó dù thực hiện được một phần hay chưa được thực hiện cũng sẽ tự động bị huỷ bỏ, và những lệnh mua tiếp tục nhập vào hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận.
Đơn vị yết giá cho các loại chứng khoán
Mức giá
Cổ phiếu
Chứng chỉ Quỹ đầu tư
Trái phiếu
<49.900
100 đồng
100 đồng
100 đồng
Từ 50.000 đến 99.500
500 đồng
500 đồng
100 đồng
>100.000
1000 đồng
1000 đồng
100 đồng
Giao dịch từ 25% trở lên số cổ phiếu cố quyền biểu quyết
VASC theo TBKTVN, tác giả Trần Anh Tú
Theo quy định tại điều 58 Quy chế giao dịch, thành viên, niêm yết và công bố thông tin của UBCKNN, một tổ chức hoặc cá nhân muốn thực hiện giao dịch CK với khối lượng từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức niêm yết phải tổ chức đấu thầu công khai, vì với khối lượng giao dịch từ 25% trở lên thực chất là giao dịch mua lại công ty (thâu tóm công ty) để dành quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về việc đấu thầu công khai.
Vì vậy để giúp bạn đọc hiểu được cách thức đấu thầu như thế nào, xin giới thiệu cách thức đấu thầu mà các nước hiện đang áp dụng. Cổ phiếu tham gia đấu thầu là cổ phiếu có quyền biểu quyết. Số lượng cổ phiếu chào mua từ 25% hoặc hơn trong tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đã phát hành. Thời gian thực hiện đấu thầu thông thường là 6 tháng nhưng tối đa không quá 1 năm. Số lượng bên tham gia bán từ 10 trở lên.
Việc đấu thầu sẽ được tiến hành bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán và theo các bước sau:
1. Trước tiên bên chào mua cần phải tổ chức đại hội cổ đông, đại diện ban giám đốc điều hành trình bày đề án thâu tóm và lấy ý kiến của cổ đông. Trên cơ sở xem xét đánh giá hiệu quả của đề án, đại hội sẽ bỏ phiếu, theo đó HđQT sẽ ra nghị quyết. Nếu kết quả bỏ phiếu ủng hộ đề án thâu tóm thì Chủ tịch HđQT sẽ ra nghị quyết tiến hành mua cổ phiếu công ty mục tiêu, để kiểm soát.
2. Sau khi Chủ tịch HđQT ra quyết định, công ty gửi biên bản họp đại hội cổ đông lên UBCKNN và Sở giao dịch chứng khoán kèm theo đơn đề nghị về việc tiến hành thâu tóm công ty mục tiêu, bằng hình thức đấu thầu mua công khai. Nội dung đơn đề nghị gồm: mục đích của việc thâu tóm, nguồn tài chính phục vụ cho việc thâu tóm, thời gian chào mua (thời gian tiến hành đấu thầu), giá đặt mua, thời hạn thanh toán, tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty kể cả các công ty con, các tổ chức phụ trợ có liên quan như ngân hàng, công ty môi giới..., thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty mục tiêu, loại và số lượng cổ phiếu chào mua, phương pháp thực hiện, phương án kinh doanh sau khi đấu thầu thành công và các vấn đề khác.
3. Công ty thâu tóm thoả thuận với công ty môi giới là thành viên của sở giao dịch chứng khoán về các nghiệp vụ, uỷ thác mua giữa khách hàng với công ty môi giới, bảo quản chứng khoán, thanh toán và các thoả thuận khác.
4. Các loại tài liệu nộp gồm: hồ sơ đăng ký kinh doanh (đăng ký thành lập và điều lệ hoạt động của công ty), văn bản thỏa thuận giữa công ty với công ty môi giới về các nghiệp vụ nói trên, xác nhận của tổ chức tài chính về số tiền ký quỹ của công ty, bản sao về việc thông báo trên báo chí và các tài liệu khác có liên quan.
5. Gửi thông báo tới công ty mục tiêu về việc tiến hành mua cổ phiếu của công ty.
6. Thông báo ra công chúng trên các phương tiện truyền thông, báo chí đặc biệt trên các tờ báo phát hành hàng ngày.
7. Thời gian thực hiện: 7 ngày sau khi đệ trình bản thông báo lên UBCKNN và sở giao dịch chứng khoán.
8. Lập và thuyết minh bản cáo bạch để gửi tới các cơ quan trên. Sau khi nhận được đơn đề nghị do công ty chào mua gửi tới, UBCKNN tổ chức xem xét hồ sơ để đưa ra kết luận cuối cùng có cho phép tiến hành thâu tóm hay không, trong trường hợp không cho phép thì UBCKNN phải có giải thích rõ lý do không đồng ý. Thời hạn xét duyệt không quá 7 ngày làm việc, việc xét duyệt phải dựa vào tính khả thi của đề án thâu tóm, trong đó yếu tố tài chính và tính hiệu quả của việc thâu tóm này là hai yếu tố đặc biệt quan trọng.
Các chức năng chính của một công ty chứng khoán
VASC theo báo Đầu tư Chứng khoán
Theo Nghị định 48/CP của chính phủ về chứng khoán và TTCK thì một CTCK có thể hoạt động trong 5 lĩnh vực sau: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, do hoạt động môi giới trên TTCK là đặc trưng tiêu biểu nhất của một CTCK cho nên chúng tôi xin được trình bày về phương thức tổ chức hoạt động môi giới của CTCK.
Khi khách hàng đưa ra lệnh mua hoặc bán chứng khoán thì công việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu - tức là cả một guồng máy hoạt động nhằm làm cho lệnh đó được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng ta bắt đầu xem xét hậu trường của một CTCK, nhằm hiểu rõ ai làm gì và các quy trình hoạt động trong CTCK ra sao.
Một CTCK tương tự như công ty sản xuất trong đó sản phẩm của nó chính là dịch vụ mà nó cung cấp cho khách hàng, do đó có các chức năng chính như sau:
Chức năng tiếp thị và bán hàng
Tiếp thị nhằm tìm hiểu công chúng đầu tư ưa thích loại chứng khoán nào để từ đó đưa ra được chiến lược cổ phiếu sản phẩm phục vụ khách hàng (như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ...).
Công việc bán hàng tiếp bước, sau khi việc tiếp thị hoàn thành và CTCK sẽ chào khách hàng những chứng khoán đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ.
Chức năng “sản xuất”
Khi nhà môi giới tiến hành một thương vụ thì quy trình thực hiện giao dịch được tiến hành. Việc một giao dịch được xử lý như thế nào là quan trọng nhất vì nó chứng minh cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp của CTCK.
Chức năng hành chính, hỗ trợ
Khu vực này trợ giúp, hỗ trợ, duy trì việc giao dịch hàng ngày của công ty. ở các nước, thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên quan chủ yếu là:
1. Bộ phận thực hiện lệnh (Order room): có trách nhiệm xử lý các lệnh mua bán và ghi chép chính xác việc thực hiện các lệnh đó.
2. Bộ phận mua và bán (Purchase and Sale): xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán và định hướng, điều hòa khách hàng với môi giới.
3. Bộ phận ký quỹ (Margin): đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái phù hợp với các quy định, chính sách của công ty.
4. Bộ phận thủ quỹ (Cashiering): thực hiện công việc giao nhận, kho quỹ...
5. Bộ phận quản lý hồ sơ (Stock record): lập số hiệu và mã tài khoản, kiểm toán, luân chuyển chứng khoán.
6. Bộ phận kế toán (Accounting): thực hiện công việc hạch toán kế toán .
7. Bộ phận quản lý cổ tức, tiền lãi trái phiếu (Dividend)
8. Bộ phận ủy quyền (Proxy): bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng.
9. Bộ phận chứng khoán (Sale).
10. Bộ phận quản lý tài khoản mới (New accounts).
Chỉ số chứng khoán Việt Nam - Phương pháp tính và điều chỉnh
VASC Theo Thông tấn xã Việt Nam
Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN - Index. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
VN - Index được tính theo công thức sau:
Chỉ số cổ phiếu =( ? P1i x Q1i )x100/? Poi x Qoi
Trong đó:
+ P1i : Giá hiện hành của cổ phiếu i
+ Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
+ Poi : Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
+ Qoi : Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh:
1. Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau:
D0 x V1
D1 = -------------
V1 - AV
Trong đó:
+ D1: Hệ số chia mới
+ D0: Hệ số chia cũ (D0 = ? Poi x Qoi)
+ V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết
(V1 = ? P1i x Q1i)
+ AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu
2. Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau:
D0 x V1
D1 = -------------
V1 + AV
Phân tích thông tin tài chính
VASC theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng sôi động và thu hút nhiều ngưới tham gia, từ những nhà đầu tư chuyẽn nghiệp cho đến người dân bình thường. Làm thế nào để phân tích các thông tin tài chính có được để đưa ra những quyết định mua bán chứng khoán đúng đắn là vấn đề dang được nhiều người quan tâm. TSKTSG xin giới thiệu loạt bài “Phân tích thông tin tài chính” với mục đích giới thiệu nhứng hoạt động và quy luật căn bản của thị trướng tài chính.
Bài 1: Thị trường chứng khoán - nhiều từ mới.
Tác giả: Nguyễn Vạn Phú.
Đọc bất kỳ một bản tin nào về hoạt động của thị trường chứng khoán, người đầu tư bình thường muốn mua bán ít cổ phiếu kiếm lời rất dễ lúng túng truớc những từ chuyên môn mà người đưa tin có thể vì thấy quá quen thuộc nên không giải thích.
Ví dụ khi đưa tin về việc cấp phép cho Công ty Chứng khoán Thăng Long, tác giả viết: “Công ty Thăng Long có vốn điều lệ 9 tỷ đồng, hoạt động với ba chức năng môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Trong lương lai, Thăng Long dự đinh xin thêm chức năng lưu ký và đăng ký chứng khoán”.
“Môi giới và tư vấn đầu tư” thì đã rõ nhưng “quản lý danh mục đầu tư” là gì ?
Một khách hàng, thường là khách hàng loại lớn, không chỉ mua bán chứng khoán của một công ty. Họ có thể mua bán rất nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu của đủ loại công ty với mục đích dàn đều đồng vốn để giảm thiểu rủi ro - gọi là danh mục đầu tư. Thế nhưng dù khách hàng là cá nhân hay công ty cũng đâu có chuyên môn nhiều để theo dõi, lúc mua lúc bán nhằm làm lợi nhiều nhất cho danh mục đầu tư của mình. Từ đó mới có dịch vụ quản lý danh mục đầu tư.
Trong một tin khác, người viết cho biết thêm một chức năng khác của công ty chứng khoán là “tự doanh”. Người đọc có thể thắc mắc, tự doanh là gì, không lẽ thành lập công ty ra mà không kinh doanh hay sao mà phải có thêm chức năng tự doanh. Đây là khái niệm chi việc các công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình.
Thế còn hai loại dịch vụ mà Thăng Long sắp làm là “lưu ký và đăng ký chứng khoán” là gì ? Để dễ nhớ, có thể “diễn dịch” từ lưu ký thành đăng ký lưu giữ, tức là dịch vụ lưu giữ, bảo quản chứng khoán giùm cho khách hàng, kể cả việc giúp khách hàng thực hiện các quyền của họ đối với chứng khoán. Tuy nhiên, dần dần người mua sẽ không cần tờ trái phiếu hay cổ phiếu cụ thể nữa mà chi cần ghi vô sổ sách - từ chính thức gọi là bút toán ghi sổ. Dịch vụ ghi nhận quyền sở hữu của khách hàng, kể cả các quyền và nghĩa vụ liên quan bằng một hệ thống thông tin lưu giữ trong các tài khoản lưu ký chứng khoán chính là dịch vụ đăng ký chứng khoán.
Một bản tin khác viết, “Các công ty REE và Sacom sẽ công bố bản cáo bạch trong vòng tuần tới”.
Bản cáo bạch là một dạng thông tin của nơi phát hành chứng khoán, ngoài những phần như tên, địa chỉ, quá trình hình thành và phát triển của tổ chức phát hành, còn có những phần như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phân tích hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm liên tục gần nhất. Nó còn phải nêu được các khoản nợ, các khoản thuế và mục đích sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành. Bản này phải được viết làm sao để giúp công chúng đánh giá và quyết định mua hay không. Nếu thông tin sai lệch hay che giấu sự thật, người mua bị thiệt hại thì nơi phát hành phải đền bù.
Đặc biệt, bản cáo bạch phải có dòng chữ, đại ý nói Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phát hành không có nghĩa là Uỷ ban bảo đảm giá trị của chứng khoán phát hành. Ngoài ra nó còn phải thông báo về tất cả mọi loại rủi ro có khả năng làm giảm giá chứng khoán.
Cần phân biệt “bản cáo bạch” với “bản cân đối kế toán năm” và “bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm”.
Bản cân đối kế toán hay còn gọi là bản cân đối tài chính là bức tranh tình trạng tài sản và các khoản nợ và vốn cổ đông của công ty vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối năm. Ngược lại, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là bản báo cáo lời lỗ cho biết kết quả của các hoạt động trong khoảng một thời gian thường là một năm.
Thêm một bán tin nói công ty XYZ nào đó phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu sau này có thể chuyển thành cổ phiếu thường của cùng công ty phát hành. Khi giới thiệu một công ty chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, người viết thuờng nói việc này sẽ tạo tính thanh khoản cho cổ đông. Nắm cổ phiếu của một công ty cổ phần hóa nhưng không biết bán cho ai vì chưa có thị trường chứng khoán - như vậy là thiếu tính thanh khoản. Còn ngược lại, khả năng chuyển đổi tài sản, ở đây là chứng khoán, thành tiền mặt một cách dễ dàng, gọi là có tính thanh khoản cao.
Cuối cùng, xin phân biệt mệnh giá cổ phiếu loại có niêm yết tại trung tâm giao dịch, theo quy định phải là 10.000 đồng. Các công ty cổ phần hóa lại thường phát hành cổ phiếu theo mệnh giá 100.000 đồng. Trái phiếu thì có mệnh giá co dãn hơn nhưng tối thiểu là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng, chứ không được lẻ. Khi đem ra mua bán, cổ phiếu và trái phiếu có giá khác, gọi là giá thị trường.
Bài 2: Tăng giảm, lãi suất.
Với các trang báo tài chính, tin tăng, giảm lãi suất luôn luôn là tin quan trọng nhất. Mỗi khi ngân hàng trung ương tuyên bố tăng hay giảm lãi suất, các báo chuyên về kinh tế đều đưa thành tin trang nhất, kèm theo nhiều bài phân tích tác động của nó với thị trường. Chẳng hạn khi đưa tin ngân hàng trung ương tăng lãi suất, các bản tin sẽ đưa tiếp tin giá trái phiếu giảm. Giả thử mới hôm qua bạn mua 100 đồng trái phiếu nhà nước với lãi suất cố định là 11% mỗi năm, có nghĩa bạn trông chờ sang năm bạn sẽ có trong tay 11 đồng tiền lãi. Thế nhưng hôm nay sau khi lãi suất chung tăng, có nghĩa ngày này sang năm, để có 11 đồng, bây giờ bạn chỉ cần bỏ ra ít hơn 100 đồng để mua trái phiếu. Vì vậy, nếu có thị trường mua bán trái phiếu nhà nước, giá trái phiếu bạn mới mua hôm qua sẽ giảm.
Thế nhưng trong thực tế nếu nhiều chuyên gia kinh tế dự báo ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới, các báo đưa tin và giá trái phiếu ắt sẽ sụt trước khi có quyết định tăng lãi suất thật sự.
Lãi suất tăng cũng rất có thể dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái. Đồng tiền có lãi suất tăng sức mạnh lên so với các ngoại tệ khác. Giá dụ Anh tăng lãi suất đồng bảng Anh, những nhà đầu tư có thể nghĩ đến chuyện đầu tư vào đây bằng cách gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao hay mua trái phiếu đang giảm giá. Họ phải đổi từ tiền mình sang đồng bảng Anh để đầu tư nên rất có khả năng đồng bảng Anh lên giá. Vì vậy mới có chuyện nước này hay nước kia tăng lãi suất để ngăn chặn sự sụt giá của đồng tiền nước mình.
Lãi suất tăng cũng có nghĩa chi phí vay vốn đầu tư sản xuất sẽ cao hơn, lợi nhuận công ty sẽ giảm vì vậy các nhà sản xuất phải tính toán lại, không còn mặn mà chuyện vay vốn làm ăn. Vì thế mới có tin ngân hàng trung ương một nước tăng lãi suất để giảm bớt đà phát triển quá nóng của nền kinh tế.
Giả thử bạn vay tiền ngân hàng để mua nhà trả lãi theo tháng mà lãi suất thường thả nổi theo thời kỳ. Nay lãi suất tăng, có nghĩa khoản tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng bỗng tăng lên, thu nhập dành cho chi tiêu sẽ giảm. Kèm với chuyện vay tiền để chi tiêu hay mua sắm bằng thẻ tín dụng đều phải trả lãi cao hơn, lãi suất tăng như thế hàm ý chi tiêu toàn xã hội sẽ giảm. Ngược lại, giảm lãi suất cũng là biện pháp nâng sức mua của xã hội.
Trong tài chính, có khái niệm giá trị cơ hội của đồng tiền. Chẳng hạn bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất 10%/năm và hoàn toàn yên tâm sang năm 100 đồng gửi hôm nay đương nhiên thành 110 đồng. Nếu quyết định dùng 100 đồng này đầu tư vào chuyện khác, có nghĩa là bạn bỏ đi giá trị cơ hội mà nó có sẵn. Vì vậy, nếu mua trái phiếu, cổ phiếu hay trực tiếp sản xuất, bạn đều nghĩ đến một giá trị tăng thêm cho đồng tiền cao hơn giá trị cơ hội của nó - trong trường hợp này là 10%/năm.
Vì thế, tăng lãi suất tức là tăng mức lợi nhuận mà nhà đầu tư hay người tiết kiệm đơn thuần nghĩ họ phải hưởng từ khoản tiền đầu tư của mình.
Dù cơ chế hoạt động phức tạp hơn, lãi suất tăng sẽ rất có khả năng làm giảm giá các loại cổ phiếu trên thị trường.
Người mua cổ phiếu của công ty mới niêm yết thường trông chờ cổ tức thấp thôi. Nhưng đổi lại, họ mong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường chứng khoán. Giả thử một người mua cổ phiếu có cổ tức chừng 4% và giá trị cổ phiếu tăng chừng 10% sau một năm. Cộng lại, người đó sẽ hưởng chừng 14% trên số tiền bỏ ra đầu tư mua cổ phiếu - cao hơn lãi suất giả định 10% nói ở trên. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng kéo theo lãi suất trái phiếu tăng chắc chắn người ta sẽ trông đợi lợi nhuận có được từ việc mua cổ phiếu sẽ phải cao hơn mức 14% đề bù vào những rủi ro của cổ phiếu so với trái phiếu. Trước mắt giá cổ phiếu phải giảm để nâng mức lợi nhuận này.
Việc tăng giảm lãi suất có nhiều tác động trực tiếp đến thị trường như thế cho nên các bản tin tài chinh khi đưa tin về lãi suất hay ý kiến một chuyên gia về lãi suất thường đưa ra những mối liên kết đối với họ thì như chuyện 2 cộng 2 là 4 nhưng với chúng ta rất xa nhau và rất khó hiểu. Tương tự, khi nói đến những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của nền kinh tế, họ thường đưa ra những khuyến cáo liên quan đến lãi suất cũng khó hiểu không kém. Những liệt kê chưa đầy đủ ở trên hy vọng sẽ giúp người đọc tạo được mối liên kết dễ dàng hơn.
Bài 3: Chuyện gì xẩy ra sau giờ G.
Nếu như trước đây, mọi người quan tâm bao giờ thì Việt Nam có thị trường chứng khoán thì bây giờ, sau khi đã định ngày chính thức hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. HCM là 15-7, vấn đề nổi lên là thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động như thế nào. Người dân bình thường có ít tiền dành dụm muốn tham gia thị trường cũng muốn biết làm sao mua bán chứng khoán.
Khác với suy nghĩ của khá nhiều người, thể hiện qua một thăm dò gần đây của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, không có chuyện người đầu tư trực tiếp tới trung tâm bỏ tiền ra mua cổ phiếu hay khi cần đến bán lại. Tất cả mọi giao dịch đều phải qua các công ty chứng khoán. Hiện nay, đã có năm công ty như vậy được cấp phép hoạt động.
Trước tiên, người muốn chơi chứng khoán phải mở tài khoản tại các công ty chứng khoán. Các công ty này đã thuê bàn giao dịch tại trung tâm. Muốn mua hay bán, người ta liên hệ với công ty chứng khoán của mình (có thể trực tiếp hay qua điện thoại, fax) đăng ký yêu cầu mua hay bán, khối lượng giao dịch.
ở đây nên lưu ý, khách hàng có thể đặt ra nhiều dạng yêu cầu đối với công ty chứng khoán. Họ có thể yêu cầu công ty mua bán tùy theo giá thị trường hoặc giới hạn cho họ chỉ được mua hay bán theo một mức giá nào đó. Những kỹ thuật này đã được quy ước thành nhiều dạng lệnh khác nhau mà người chơi chứng khoán nên nắm.
Đồng thời cũng cần biết, mua bán trái phiếu thì đơn vị giao dịch là từng 10 trái phiếu; còn đơn vị giao dịch đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 100 (giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng).
Theo thông tin mới nhất của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại TPHCM sẽ hoạt động mỗi tuần ba ngày (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Giá mở cửa là giá thực hiện lúc 9 giờ; giá đóng cửa là giá thực hiện lúc 14 giờ. Trung tâm áp dụng cả hai hình thức giao dịch: khớp lệnh và thỏa thuận.
Giả thử bạn yêu cầu công ty chứng khoán mua cho bạn 1.000 cổ phiếu của công ty XYZ, còn ông hàng xóm yêu cầu bán 1.000 cổ phiếu của công ty này. Các lệnh này sẽ được công ty chuyển vào trung tâm. Hàng chục, hàng trăm lệnh như thế sẽ được trung tâm nhận và tích tụ trong ba tiếng mỗi ngày (8g - 9g, 10g -11g, 13g - 14g) và dưa vào đó trung tâm sẽ công bố giá khớp lệnh ba lần vào 9g, 11g và 14g theo một số nguyên tắc định trước; ví dụ dựa vào mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Dựa vào giá này, các thành viên sẽ tiến hành giao dịch với nhau.
Trong vai trò tự doanh, các công ty chứng khoán còn có thể liên tục cho giá mua, giá bán, ai thỏa thuận được thì tiến hành giao dịch.
Mỗi công ty chứng khoán, như đã đề cập ở số nước, vừa có thể tự mua bán chứng khoán cho mình (tự doanh) vừa giao dịch cho khách hàng (môi giới). ở các thị trường khác, các chức năng này phải tách bạch nhau, nhất là chức năng tư vấn chứng khoán. Nhân viên thuộc các bộ phận trong cùng công ty không được trao đổi với nhau để tránh tình trạng lợi dụng thông tin của khách hàng (tư vấn) mà làm lợi cho mình (tự doanh). Văn bản pháp lý của Uỷ ban Chứng khoán chưa thấy đề cập đến chuyện này.
Một bản tin về chứng khoán có thể có câu: “Lệnh mua của XYZ, một nhà đầu tư nước ngoài hôm qua đã tự động bị hủy vì trung tâm đã thực hiện hết khối lượng chứng khoán được phép bán cho người nước ngoài”.
Theo một quyết định mới nhất, người nước ngoài muốn mua bán chứng khoán phải đăng ký mã số người đầu tư và hàng phiên, hệ thống giao dịch sẽ kiểm soát và công bố khối lượng chứng khoán người nước ngoài được phép mua. Sau đó có người nước ngoài nào mua bao nhiêu thì trừ vào khối lượng này bấy nhiêu; còn giả thử có người bán thì số này được cộng thêm vào khối lượng được phép giao dịch. Vì khớp lệnh diễn ra vào cuối thời gian nhận lệnh nên nếu khối lượng chứng khoán được phép mua đã hết thì lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đó sẽ tự động bị huỷ.
Có thể thời gian đầu chưa xảy ra, nhưng vẫn có thể hình dung một tin trong đó có nói chuyện giá cổ phiếu tăng quá mức giới hạn dao động cho phép. Giả thử cổ phiếu của một công ty có giá đóng cửa hôm qua là 11.000 đồng (giá này gọi là giá tham chiếu cho phiên giao dịch sau). Hôm nay, giá bỗng tăng vọt lên 11.700 đồng, vượt quá giá tối đa, thì không được. Người ta quy định giá tối đa của cổ phiếu bằng giá tham chiếu cộng với 5%. Sụt quá 5% cũng không được. Đối với trái phiếu, biên độ dao động là trên dưới 1,5% giá tham chiếu. Vì vậy, chứng khoán mới được niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên có thể tăng, sụt nhiều vì không bị giới hạn biên độ dao động giá.
Vì mức 100 đồng là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất ở nước ta, áp dụng biên độ 5% thì sẽ có 11 mức giá. Ví dụ giá một cổ phiếu hôm trước là 12.000 đồng. Giá tối đa hôm nay chỉ được lên tới 12.500 đồng và giá tối thiểu là 11.500 đồng.
Có lẽ sau ngày khai trương trung tâm, các báo sẽ bắt đầu đăng tải thông tin giao dịch của ngày hôm trước. Hình thức trình bày tùy từng báo nhưng có thế xem một cách trình bày tại thị trường chứng khoán Thái Lan đề tham khảo. (xem bảng).
Có thể đọc dòng này như sau: Công ty Chiangmai Frozen có ký hiệu trên thị trường chứng khoán là CM, mệnh giá cổ phiếu là 10 baht, giá hôm trước là 31,25 baht, giá mở cửa là 31 baht, giá cao nhất là 31 baht, giá thấp nhất là 30,75. baht, giá đóng cửa là 30,75 baht.
Giá chào bán là 31,25 baht, giá mua là 30,5 baht, giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua sụt mất ó,5 baht. Phiên giao dịch này khối lượng mua bán là 1.100 cổ phiếu. Giá giao dịch bình quân là 30,89 baht.
Công ty này có tổng số cổ phiếu niêm yết trên thị trường là 21 triệu cổ phiếu, tồng vốn là 645 triệu baht. Hiện nay chỉ số EPS (tỷ suất giá trên lợi tức) là 7,07.
Par
Prev
Open
High
Low
Close
Chiangmai Frozen (CM) 10
31,25
31
31
30,75
30,75
Bid
Offer
Change
Vol.
Avg.
Share
Cap
Eps
30,5
31,25
-0,5
1.100
30,89
21.000
645
7,07
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro