Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chung khoan 2

Chứng khoán nợ ngắn hạn trong thị trường tiền tệ

Trong hoạt động thường xuyên của mình, các doanh nghiệp, định chế tài chính và cả chính phủ đều có những nhu cầu ngắn hạn về vốn. Những yêu cầu có tính "tình thế" hoặc đôi khi rất "nóng" này, liên quan đến một khoản tín dụng ngắn hạn hoặc lượng tiền mặt, mà nếu phải lệ thuộc vào thủ tục của các khung luật lệ chế định dùng chung cho việc huy động vốn theo cơ chế bình thường trong thị trường chứng khoán TTCK thì dễ mất ý nghĩa thời gian. Do vậy, để cho đỡ tốn kém và chạy việc, người ta chế định riêng và chuẩn hoá các "sản phẩm" để tiện giao dịch cho các nhu cầu tài chính dưới một năm. Thị trường dành cho các nhu cầu giao dịch vốn loại này gọi là thị trường các chứng khoán ngắn hạn hay thị trường tiền tệ the money market. 

Do vai trò và mục đích được xác định như vậy, các chứng khoán tín dụng ngắn hạn có những đặc tính rất phân biệt so với các sản phẩm trong TTCK: 

- Chuyển dịch: Thị trường tiền tệ giúp gia tăng nhịp độ lưu thông tiền tệ, luân chuyển các quỹ từ các tổ chức tạm thời dư tiền sang những tổ chức tạm thời đang thiếu tiền. Những người cần huy động tiền trong thị trường vốn ngắn hạn sẽ gồm kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại lớn, các công ty, những công ty kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp trong lãnh vực này và các cấp chính quyền tỉnh thành được phép. Những người cho vay chủ lực gồm các tổ chức như các ngân hàng, các công ty tín thác trust companies và các công ty bảo hiểm. 

- Lưu hoạt và an toàn: Các sản phẩm trong thị trường nợ ngắn hạn có thời hiệu giao dịch và đáo hạn dưới một năm và cho thu nhập cố định. Các chứng khoán công cụ trong thị trường này được phát hành theo khuôn khổ các chuẩn mực định sẵn và có ý nghĩa như tiền, do đó đây là loại đầu tư rất lưu hoạt và nhận được sự an toàn tương đối cao.
 

- Chủ thể phát hành: Gồm chính phủ, các tổ chức trung gian của chính phủ, các ngân hàng và công ty. Các giấy tờ có giá được họ phát hành ngắn nhất là qua đêm, vài tháng và lâu nhất là một năm. 

Các công cụ sử dụng thị trường tiền tệ tiêu biểu ở Mỹ gồm có: 

Thoả thuận mua lại Repurchase agreements repo 

Giả định tổ chức A đang sở hữu T- bills trái phiếu ngắn hạn kho bạc nhà nước và họ đang cần có ngay một khoản tiền. Tổ chức B lại là người đang dư tiền. A đề nghị B cùng tham gia vào một thoả thuận mua lại, bằng cách A bán cho B một lượng T-bills để huy động lượng tiền mặt mình cần, đồng thời thoả thuận sẽ mua lại lượng T- bills đó vào một ngày được xác định trước trong tương lai, với giá cao hơn mức B đã trả. 

Ta có thể hiểu cách này giống nhự đi mượn tiền của B và bảo đảm nợ vay bằng T- bills. B là người cho vay sẽ hưởng lợi từ khoản chênh lệch giữa giá tiền B đã bỏ ra mua thấp và số tiền mà A cam kết sẽ trả khi mua lại luôn cao hơn đối với cùng lượng T- bills kia. 

Repo có công dụng vừa như một phương thức vay vốn ngắn hạn của các tổ chức tài chính ngân hàng, vừa được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô can thiệp nhanh và tạm thời trong lãnh vực tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, những tổ chức sử dụng phương thức này nhiều nhất là: 

- Các nhà kinh doanh chứng khoán chính phủ và chứng khoán đô thị, dùng để tài trợ lượng chứng khoán tồn kho của họ. 

- Các ngân hàng thương mại, dùng để huy động vốn ngắn hạn, và  

- Ngân hàng trung ương, tạo hiệu lực thay đổi về yêu cầu dự trữ ngắn hạn đối với các ngân hàng trong hệ thống, nhằm để thường xuyên tối ưu hoá - fine tuning - lượng cung tiền tệ đang lưu thông. Những can thiệp điều chỉnh tạm thời này giúp nhà nước có thêm công cụ đê điều hoà nền kinh tế một cách hiệu quả, liên tục và tránh gây ồn ào. 

Thoả thuận bán lại REVERSE REPURCHASE AGREEMENT - REVERSE REPO 

Đây là hình thức ngược lại của repo. Một nhà kinh doanh chứng khoán A đồng ý mua chứng khoán của một nhà đầu tư nào đó B, đồng thời A thoả thuận sẽ bán lại cho B lượng chứng khoán mà mình đã mua theo một giá cao hơn giá lúc mua. Chênh lệch mua thấp bán cao đó là khoản lợi của A. Thời gian và giá cả được xác định trước theo một thoả thuận. Sự khác biệt giữa repo và reverse repo dễ dàng nhận ra ở chỗ, trường hợp repo thì A cần tiền nên tạm bán chứng khoán cho B để "vay" B , còn đối với reverse repo thì A lại thừa tiền nên tạm mua chứng khoán B để cho B vay. 

Bảo chi ngân hàng BANKERS’ ACCEPTANCE - BA 

Bảo chi ngân hàng các BAs là một loại hối phiếu trả chậm ngắn hạn, có ghi ngày chi trả tại một ngân hàng giao dịch nào đó. Ở Mỹ, các BAs được dùng để tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương. Các nhà xuất nhập khẩu có thể dùng phương tiện này để thực hiện giao nhận hàng và tiền một cách linh động hơn với sự thừa nhận của ngân hàng phát hành. 

Giả sử rằng một nhà nhập khẩu tại Mỹ đang mua hàng của nhà xuất khẩu từ Nhật Bản. Nhà nhập khẩu muốn thực hiện trả tiền hàng nhập sau khi hàng được giao nên họ lập thủ tục phát hành một hối phiếu trả chậm time draft - một ngân phiếu có giá trị chi trả vào một ngày nhất định trong tương lai và được bảo đảm bằng một thư tín dụng L/C của ngân hàng tại Mỹ đối với khoản chi trả đó. 

Nhà xuất khẩu có thể giữ hối phiếu đó cho đến ngày xác định để nhận đủ khoản tiền. Tuy nhiên, nếu công ty đó muốn nhận ngay tiền mặt, họ có thể đem hối phiếu tới xin giải ngân tại ngân hàng giao dịch, và nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền ít hơn lượng tiền ghi trên hối phiếu do phải mất một khoản chiết khấu cho ngân hàng. Đến lượt ngân hàng đó làm chủ hối phiếu và được ngân hàng phát hành bảo đảm; lúc này hối phiếu trở thành một BA, được công nhận về phẩm chất như một hàng hoá có khả năng giao dịch. BA đó có thể được giữ đến ngày hẹn trả hoặc cũng có thể được bán đi trên thị trường tiền tệ. 

Các BAs được mua đi bán lại dễ dàng trong thị trường tiền tệ do có chất lượng tin cậy cao bởi vì chúng được bọc lót bằng một sự bảo đảm của một ngân hàng có uy thế, đồng thời với lượng hàng hoá gốc được mua bởi nhà nhập khẩu. Ở Việt Nam, nếu chúng ta có một hệ thống ngân hàng vững mạnh và một tập quán kinh doanh hội nhập, các sản phẩm BAs nếu được nghiên cứu áp dụng, sẽ là giải pháp rất tốt cho vấn đề vốn tín dụng cho thương mại, không riêng gì cho ngoại thương mà có thể cả nội thương. 

Kỳ phiếu công ty COMMERCIAL PAPER 

Kỳ phiếu công ty là công cụ để các công ty huy động các khoản nợ ngắn hạn với chi phí thường thấp hơn nếu họ phải đi vay ngân hàng. Lãi suất kỳ phiếu công ty thấp hơn lãi suất tương ứng đối với một khoản cho vay của ngân hàng, đồng thời, theo luật lệ về chứng khoán của Mỹ luật phát hành chứng khoán 1933, nếu kỳ phiếu có thời hạn ngắn hơn 270 ngày thì được miễn thủ tục đăng ký đầy đủ, do đó tổn phí phát hành cũng sẽ giảm. Đặc biệt, loại kỳ phiếu này còn cho phép thương lượng linh động cả về thời gian đáo hạn lẫn lãi suất. 

Kỳ phiếu công ty thường được phát hành bằng hình thức nặc danh bearer form và phương thức chiết khấu trên mệnh giá. Ở Mỹ, các giao dịch loại chứng khoán nợ này theo lô tròn có giá trị tối thiểu là 250.000USD. Một số kỳ phiếu cũng có thể được phát hành theo phương thức trả lãi định kỳ. Công ty phát hành kỳ phiếu phải là công ty có tên tuổi lớn và uy tín thực sự vì kỳ phiếu công ty là loại nợ không được bảo kê mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của chính công ty đó thôi. Dựa vào thể thức phát hành, kỳ phiếu công ty được phân loại tương đối sau đây: 

- Kỳ phiếu trực tiếp: Tiếng Anh gọi là " "direct paper" là loại kỳ phiếu do các công ty lớn có đủ điều kiện tự mình tổ chức việc phát hành trực tiếp ra công chúng, không thông qua một trung gian thu xếp nào. Kỳ phiếu trực tiếp còn biết đến dưới tên "finance company paper" kỳ phiếu công ty tài chính vì thường chúng được phát hành bởi các công ty tài chính để huy động vốn. 

- Kỳ phiếu gián tiếp: Hầu hết các công ty không có khả năng trực tiếp phát hành kỳ phiếu của mình. Việc phát hành kỳ phiếu sẽ do một công ty chứng khoán trung gian lo liệu. Quần chúng đầu tư mua kỳ phiếu công ty qua các nhà tự doanh chuyên giao dịch loại chứng khoán đó. Do đó mà chúng được gọi là "dealer paper". 

- Kỳ phiếu miễn thuế. Tax exempt commercial paper Kỳ phiếu miễn thuế dùng để chỉ loại kỳ phiếu đô thị có đặc tính tương tự như kỳ phiếu công ty, nhưng chủ thể huy động vốn là các chính quyền địa phương. Kỳ phiếu đô thị được nhà nước cho miễn thuế luôn luôn phải cần đến sự hỗ trợ của một ngân hàng thương mại đảm nhận việc phát hành. 

Khách hàng lớn của các loại kỳ phiếu công ty là các quỹ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các ngân hàng, quỹ hưu trí,... 

Ở Mỹ và phương tây các kỳ phiếu được hiểu theo cách dân dã là một "IOU" I owe you - tôi nợ ngài. Trong giao dịch dân sự, IOU lại là một chứng từ nợ trực tiếp quan trọng. Kỳ phiếu có thể được xem là một IOU cách điệu, đó là loại giấy có giá mua bán được những loại do các công ty thượng thặng và uy tín đầy mình phát hành còn được gọi là "prime paper" kỳ phiếu thượng hạng. 

Chứng thư ký thác CD 

Các chứng thư ký thác loại chuyển nhượng được negotiable certificate of deposit do các ngân hàng thương mại lớn phát hành để huy động vốn vay. Đây là các chứng khoán ngắn hạn trả lãi định kỳ interest bearing và được đảm bảo bằng chính uy tín của ngân hàng phát hành. Ở Mỹ các CD được biết đến như loại chứng khoán "cỡ bự" jumbo CDs, với mệnh giá 100.000 USD là mức tối thiểu, nhưng trong giao dịch, mức tiêu biểu là trên một triệu đô la. Các CDs có thời gian đáo hạn tối thiểu là 7 ngày và các kỳ đáo hạn thường không quá 1 năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có các chứng thư ký thác không chuyển nhượng được non-negotiable CDs, loại này không khống chế thời hiệu đáo hạn tối đa, có thể 10 năm hoặc hơn.

Các CDs ngắn hạn, chuyển nhượng được, được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp trước thời gian đáo hạn. Chỉ có các "negotiable CD" mới được xem là công cụ của thị trường tiền tệ. 

Các khoản tài trợ nóng FEDERAL FUNDS HAY FED FUNDS 

Các khoản tài trợ nóng là các vay mượn qua đêm giữa những ngân hàng thương mại với nhau, chủ yếu được thực hiện để đáp ứng yêu cầu về mức dự trữ do ngân hàng trung ương quy định. Một ngân hàng có mức dự trữ cân đối vượt tạm thời theo quy định có thể cho một ngân hàng trong hệ thống bị hụt dự trữ tạm thời vay nóng. Điều này cho phép ngân hàng có dự trữ cân đối dôi lên có thêm cửa để kiếm lời trên các khoản tiền xem như "đang ngủ qua đêm" của họ. Lãi suất áp dụng trên những món nợ qua đêm này được gọi là lãi suất huy động nóng tiếng Mỹ gọi thông dụng là Fed funds rate - phát xuất từ sự điều chuyển nội bộ các khoản cân đối vay mượn "tình thế" giữa các ngân hàng thành viên để trám kín thâm hụt kỹ thuật trên các tài khoản dự trữ bắt buộc theo luật tại Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang - viết tắt là Fed. Lãi suất này biến động theo tình hình kinh tế tài chính trên thị trường mỗi ngày và là một dấu hiệu báo động các biến chuyển lãi suất có thể xảy ra. Sở dĩ có điều này vì thực tế nó phản ánh khả năng sẵn sàng đáp ứng của các nguồn vốn trong hệ thống tới đâu. 

Với khảo sát trên đây từ một thị trường tài chính đã phát triển cao, ta thấy những công cụ vốn ngắn hạn đã đóng góp tích cực thế nào vào ý nghĩa huyết mạch của thị trường tiền tệ, đồng thời có thể hình dung khả năng vận động "tối đa công suất" của các nguồn tài chính sẽ có tầm quan trọng ra sao đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, cũng như của cả một nền kinh tế.

Giao dịch song hành trong Thị trường Tài chính và TTCK

Một trong những chiến lược rất đặc trưng trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là giao dịch song hành arbitrage trading. Mặc dù ở ta hoạt động này vẫn còn xa lạ, thậm chí về thuật ngữ cũng chưa được biết đến nhiều. Nhưng từ lâu, và nhất là trong các cơn dậy sóng của thị trường tài chính thế giới trong quá khứ, các hoạt động arbitrage là những công cụ tài chính được sử dụng rất phổ biến và lợi hại tại những nền kinh tế thị trường có hệ thống tài chính chuyên sâu và đa dạng. Tuy nhiên, xét về bản chất, cách mua bán này không có gì mới lạ và thoạt nhìn tưởng rất đơn giản. 

Giao dịch mua bán song hành là chiến lược được các nhà kinh doanh chuyên nghiệp các arbitrageurs thực hiện để kiếm lợi từ những khác biệt tạm thời về giá cả giữa hai thị trường, hai loại chứng khoán, hoặc kết hợp. Có một số phương thức giao dịch theo cách mua bán song hành đã trở thành đặc trưng và đi vào truyền thống, nhưng tổng quát mà nói, những nhà kinh doanh song hành chuyên nghiệp thường tìm cách kiếm lợi dựa trên những sai biệt bất thường về giá đối với một loại chứng khoán hay giữa các chứng khoán tương đương giá trị với nhau. Những loại giao dịch song hành sau đây thường được các thị trường tài chính trên thế giới sử dụng: 

Song hành thị trường 

Đôi khi cùng một chứng khoán nhưng được giao dịch tại hai thị trường trên hai sàn giao dịch khác nhau. Điều này cho khả năng rằng chứng khoán giao dịch trên hai thị trường cùng thời điểm có thể sẽ có hai giá khác nhau. Khi điều đó xảy ra thật và các arbitrageur "đánh hơi" được, họ sẽ mua vào nơi thị trường có giá rẻ hơn và bán ra tại một thị trường khác có giá cao hơn, loại hoạt động này được giới chuyên môn gọi là song hành thị trường market arbitrage. Hoạt động song hành thị trường kiếm lợi khá chắc chắn và cần thiết, vì nó cũng giúp điều hoà thị trường một cách nhanh chóng. 

Song hành chứng khoán chuyển đổi 

Giao dịch song hành cũng có khả năng được thực hiện đối với các loại chứng khoán tương đương đối với các công cụ huy động vốn có thể chuyển đổi, chẳng hạn các trái phiếu chuyển đổi và loại chứng khoán làm cơ sở cho việc chuyển đổi đó. Nếu điều kiện thị trường được tiên liệu đúng, một người theo chiến lược song hành có thể kết hợp việc đổi các trái phiếu ra cổ phần thường, đồng thời bán lượng cổ phần thường đó để kiếm lời từ chênh lệch. Hoạt động mua bán song hành chứng khoán chuyển đổi convertible security arbitrage yêu cầu người đầu tư có sự xét đoán tinh tế hơn kiểu song hành thị trường. 

Song hành mạo hiểm 

Giao dịch song hành mạo hiểm risk arbitrage có thể được xem là loại giao dịch hấp dẫn trong các diễn tiến thâu tóm doanh nghiệp take over đang diễn ra. Các arbitrageurs ra tay mua cổ phần của công ty đang bị săn bắt being acquired company và đồng thời bán non sell short cổ phần của công ty chủ động việc thâu tóm đó acquiring company. Người theo đuổi các giao dịch song hành kiểu này tin rằng việc sáp nhập công ty sẽ làm tăng giá cổ phần của công ty bị thâu tóm, đồng thời cổ phần của công ty chủ động việc thâu tóm - do đã ở mức cao trong quá trình diễn ra sự kiện đó - sẽ giảm lại sau khi việc sáp nhập thành hiện thực. Hoạt động mua bán song hành mạo hiểm là hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Tình huống rủi ro đáng ngại nhất là khi sự thu xếp sáp nhập không thành. Ta có thể nhớ lại trường hợp thua lỗ của công ty Long Term Capital Management LTCM hồi năm 1998, khi họ mua cổ phần của công ty Ciena giá 90USD do nghĩ rằng Ciena sẽ được sáp nhập vào Tellabs. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và ngay sau khi việc sáp nhập không thành, giá cổ phần của Ciena đã rớt bịch xuống chỉ còn 13USD! 

Một ví dụ, công ty A có thể đưa ra một đề xuất để thâu tóm công ty B, bằng cách trao đổi một cổ phần của công ty A bằng hai cổ phần công ty B. Nếu cổ phần của công ty A đang giao dịch với giá 200.000đ và cổ phần của công ty B giao dịch với giá 95.000đ, người mua bán song hành mạo hiểm sẽ mua cổ phần của công ty B và sử dụng tài khoản bảo chứng để giao dịch bán non bán trước rồi mua trả lại sau một lượng cổ phần của công ty A bằng phân nửa lượng cổ phần của công ty B. Nếu đề xuất gồm thâu đó được chấp thuận, hai loại chứng khoán trong cuộc sẽ được trao đổi theo cơ sở một- lấy- hai, và nghiệp vụ mua bán song hành sẽ được lợi, vì giá cổ phần của công ty B sẽ nhích lên đồng thời với giá cổ phần công ty A nhích xuống. Nhưng rủi ro sẽ xảy ra khi việc thu xếp sáp nhập bất thành, vì lúc đó giá chứng khoán B chẳng những không tăng và chứng khoán A chẳng những không giảm mà sẽ diễn biến độc lập theo hướng thường là bất lợi, đi ngược với mong đợi của các arbitrageur. 

Song hành mạo hiểm còn được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tổ chức lại công ty và các thương lượng mua lại tender offer. Phương thức mua bán này còn được gọi là song hành chứng khoán vốn equity arbitrage. 

Ở những nước có nền kinh tế thị trường với hạ tầng tài chính chuyên sâu và đa dạng, các hoạt động song hành diễn ra ở nhiều lĩnh vực, rất phức tạp và với quy mô lớn đôi khi chỉ có thể điều hành bằng lập trình điện toán. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm một số cách giao dịch khác dưới đây chuyên sâu hơn. 

Giao dịch khai thác chênh lệch 

Giao dịch khai thác chênh lệch basis trading hay relationship trading là hoạt động mua bán song hành trong đó một nhà đầu tư tham gia vào một vị thế mua long position đối với một loại chứng khoán và một vị thế bán short position đối với một chứng khoán tương tự, với tham vọng sẽ kiếm lợi từ sự thay đổi trong chênh lệch cơ bản basis giữa hai chứng khoán được sử dụng. Chẳng hạn, một người đầu tư có thể mua một hợp đồng tuỳ chọn mua call option kỳ hạn hiệu lực đến tháng Tư và cùng lúc bán một hợp đồng call của cùng loại chứng khoán cơ sở nhưng khác kỳ hạn hiệu lực không phải kỳ hạn tháng Tư hoặc khác giá chốt sẵn strike price - giá sắp đặt của thị trường. Nhà đầu tư ở trường hợp này mong đợi giá trị của hai vị thế thương vụ sẽ thay đổi trong thời gian chúng còn hiệu lực, theo cách sao cho khoản lợi cuối cùng sẽ phát sinh. Giao dịch khai thác chênh lệch được thực hiện khi mà nhà đầu tư cảm thấy rằng một chứng khoán đã được định giá quá cao, hay quá thấp, tương quan với giá của một chứng khoán khác. Do có điều này, phần lợi ở một phía giao dịch phải đủ lớn hơn để khử phần lỗ bên phía đối ứng trong cùng giao dịch đó. Phần chênh lệch dôi ra là lợi kiếm được. Giao dịch khai thác chênh lệch có thể dùng trong chỉ số, trong một tập nhóm chứng khoán group of securities hay cả trong các loại chứng khoán đơn lẻ. 

Một ví dụ, một nhà đầu tư sẽ quyết định chiến lược song hành như sau trong thị trường mua bán hợp đồng option tuỳ chọn: 

- Mua 1 hợp đồng call option chọn mua ở mức $30, kỳ hạn tháng Tư, phí mua $0,25 mua call là ta đã chốt giá mua hàng hoá $30 - nên nếu giá giảm, chỉ bị mất tiền phí mua.

- Bán 1 hợp đồng call option ở mức $25, kỳ hạn tháng Tư, thu phí từ người mua $3. bán call là do có dự đoán giá đứng yên hoặc giảm. Nếu giá đứng hoặc giảm, người bán lợi trọn phần phí nhận được, nếu tăng ít họ huề vốn, tăng nhiều sẽ bị lỗ. 

Trong các tình huống thực hành thương vụ trên đây, nếu giá đứng yên hoặc giảm dưới $25 vào cuối kỳ hạn tháng 4, người đầu tư sẽ lợi $2,75 nhận được $3 ở hợp đồng bán nhưng mất $0,25 ở hợp đồng mua trên mỗi đơn vị hàng hoá. Tuy nhiên, người đầu tư vẫn có thể bị lỗ trong khoản giá tăng từ $25~30. Ví dụ này giống như chiến lược "call spread" trong thị trường option. 

Giao dịch song hành chỉ số chứng khoán 

Chỉ số là giá trị tương đối của một biến số so với chính bản thân biến số đó vào các thời điểm khác nhau. Nhiều công cụ báo giá chứng khoán như nhóm Standard & Poor’s S&P và nhóm New York Stock Exchange NYSE chẳng hạn được xây dựng thành những chỉ số tham khảo. Các chỉ số phải được xác định quy chiếu về một năm căn cứ gọi là base year, năm căn cứ đó được mặc định ở giá trị chỉ số gốc, thường là 100 cũng có khi là 10. Chiến lược song hành chỉ số được thực hiện bằng việc mua hay bán một tập hợp chứng khoán các loại đồng thời với việc tham gia vào một giao dịch bù trừ trong một hợp đồng tương lai futures hoặc hợp đồng tuỳ chọn options về chỉ số chứng khoán. Song hành chỉ số được thiết lập để lợi dụng sự khác biệt tạm thời về giá giữa chứng khoán cơ sở và các hợp đồng chỉ số futures hay options. Ví dụ một nhà quản lý tài chính công ty kiếm lợi cho cổ đông bằng cách họ sẽ bán một hợp đồng futures về chỉ số đã định giá cao và đồng thời mua vào chứng khoán cơ sở. 

Giao dịch lập trình Program Trading 

Là một hoạt động mua bán song hành trong đó các nhà kinh doanh chứng khoán tham gia vào vị thế mua hay bán trong một danh mục chứng khoán, đồng thời họ cũng tham gia vào một vị thế đối ứng đối với một hay nhiều hơn các hợp đồng tương lai dựa vào cùng danh mục kia. Mua bán lập trình được thực hiện để khai thác lợi thế về sự sai biệt giá thị trường giữa hai tập chứng khoán portfolio giống nhau về bản chất. Cả hai phía của giao dịch được đóng lại vào ngày hay gần ngày hợp đồng tương lai hết hạn, khi mà các giá trị của hai vị thế sẽ được cân bằng dựa trên nguyên tắc hồi qui. Do quy mô của các giao dịch theo cách này thường lớn và độ phức tạp của kỹ thuật được sử dụng cao, giao dịch Lập trình chủ yếu được thực hiện gần như độc quyền bởi các tổ chức lớn. 

Giao dịch lập trình cần phẩm chất về nghiệp vụ rất cao và các điều kiện kỹ thuật thông tin vừa nhanh vừa chính xác để phục vụ kịp thời một quá trình theo dõi chi li và phức tạp về giá cả... được các nhà quản lý danh mục chứng khoán lớn sử dụng trên cơ sở của một kết hợp bù trừ theo các hợp đồng trong thị trường tương lai. Do yêu cầu như vậy, khả năng theo đuổi chiến lược này nhằm đem lại một thu nhập phi rủi ro, phần lớn tuỳ thuộc vào mức độ hội nhập các chương trình điện toán với các giao dịch liên quan tới một trong những sản phẩm mới trong thị trường tài chính và chứng khoán, đó là các hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán index futures. Hoạt động này tương tự song hành chỉ số, nhưng khác về quy mô. 

Các chương trình điện toán có năng lực xử lý cao sẽ xác định được điểm mà ở đó giá trị của một danh mục chứng khoán - có chứng khoán cùng thứ với chứng khoán đang hình thành chỉ số thị trường liên quan - lệch khỏi giá trị của một hợp đồng tương lai dựa trên cùng chỉ số thị trường đang sử dụng. Nhờ vậy, giá trị của tất cả các cổ phiếu bao gồm trong chỉ số S&P100 chẳng hạn có thể được xác định hoặc là được đánh giá cao hơn, hoặc thấp hơn, tương quan với giá mà một hợp đồng futures về chỉ số đó đang bán. Như thế, những nhà kinh doanh sử dụng giao dịch lập trình một mặt đứng vào vị thế đối với các loại chứng khoán tạo lập nên chỉ số, mặt khác họ tham gia vào một vị thế bù trừ lại vị thế kia bằng một hợp đồng futures dựa trên chỉ số đó. 

Do bởi hai vị thế phải cùng có giá trị bằng nhau vào ngày mà hợp đồng futures hết hạn, nhà kinh doanh lập hình hưởng lợi nhờ sự chênh lệch về giá trị lúc vị thế đó được thiết lập. Sự khác biệt ban đầu càng lớn bao nhiêu, và thời gian chờ đợi cho đến khi các giá trị hồi quy lại càng ngắn bao nhiêu, thì khả năng kiếm lợi của giao dịch càng nhiều bấy nhiêu. Khả năng kiếm lợi của giao dịch phải được so sánh với lợi suất đầu tư rate of return khả dĩ có thể đạt đối với các phương thức đầu tư phi rủi ro khác - so sánh tương quan cơ hội để xác định hoạt động song hành đó có đạt mức lợi xứng đáng hay không. Cuộc chơi xem ra cũng khá công phu và cân não! 

Bởi vì hầu hết các vị thế giao dịch lập trình được đóng lại vào thời điểm gần ngày thanh lý các hợp đồng futures, lúc giá trị của  các chứng khoán cơ sở ngang bằng hay gần ngang bằng với giá trị của hợp đồng futures, sự mua bán dồn dập, sự biến động giá, và sự náo động trên các thị trường có thể xuất hiện vào các ngày gần hết hạn đó, và đó mới là triệu chứng bình thường. Những biến động lớn về giá liên quan đến các loại cổ phiếu nằm trong các chỉ số trung bình thường là Dow Jones Averages và S&P 500 rất thường xảy ra, đặc biệt vào các thời điểm cuối ngày thanh lý hợp đồng. 

Mặc dù đã từng có sự chỉ trích nặng về giao dịch lập trình là nguồn xung lực kích thích biến động trong các TTCK, nhiều nhà nghiên cứu và phân tích thị trường lại cho rằng giao dịch lập trình có mặt tác động tích cực của nó, theo cách nó làm cho các thị trường hiệu quả hơn. Giao dịch lập trình chỉ có thể được sử dụng có lợi khi giá cả trên thị trường diễn biến chệch choạc. Vì giao dịch lập trình liên quan đến những món tiền khổng lồ và các áp dụng tinh vi như đã trình bày, nó thường được thực hiện bởi một số rất ít các nhà kinh doanh đang nắm trong tay các khối tiền hùn vốn lớn. Việc thiết lập vị thế cùng lúc cho một trăm hay hơn các loại cổ phiếu khác nhau không phải là chuyện dễ ăn. Tuy nhiên, vì yêu cầu phòng vệ cho việc đầu tư những khoản tiền khổng lồ là một thực tế có tính thúc ép, nên các nhà kinh doanh lập trình luôn bị đòi hỏi phải tham gia vào các chiến lược có bản chất trừ khử rủi ro. Điều đó đến lượt đặt ra cho cộng đồng những nhà đầu tư còn lại mặc nhiên phải chia nhau phần rủi ro tăng lên trong một thị trường có biến động nhiều hơn. 

Trên đây là một số các giao dịch song hành từ rất đơn giản đến phức tạp. Thực ra giao dịch song hành được các nhà kinh doanh chứng khoán và các nhà quản lý danh mục, quản lý tài chính,...sử dụng rất đa dạng. Căn bản của vấn đề là sự khai thác khoảng chênh lệch xuất hiện vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ điều kiện nào trong các thị trường, vốn luôn luôn hiện hữu bản chất "kém hiệu qủa". Không đợi đến thị trường chứng khoán, một người huy động tiền trả lãi 5%, đồng thời cho vay lại khoản huy động đó với lãi suất 5,225% chẳng hạn, trong cùng một cấp độ môi trường khi đánh giá về rủi ro, thì người ấy đã làm cái công việc của chiến lược song hành rồi. 

Nhưng thứ gì cũng có mặt trái của nó. Vào năm 1986 Uỷ Ban Chứng Khoán và TTCK Hoa Kỳ SEC đã công bố trường hợp gian lận của Ivan F. Boesky, một trong những nhà kinh doanh song hành thành công, giàu có và nổi tiếng của Mỹ. Nhà kinh doanh chứng khoán chơi không "fair" này đã phải cúi đầu nhận tội đối với một cáo buộc của toà và phải nộp 100 triệu USD tiền phạt cho SEC do đã có hoạt động mua bán nội gián insider trading. Nguồn tin đã trưng ra các hoạt động mua bán lượng chứng khoán lớn có sự sử dụng các tin tức một cách bất minh trong các TTCK kéo theo sự sụt giá nặng nề các trái phiếu lãi suất cao junk bonds và các cổ phần công ty liên quan đến hoạt động thâu tóm takeover đang và có thể xảy ra lúc bấy giờ. Boesky cũng bị cấm suốt đời không được hoạt động trong ngành chứng khoán. Sự thanh lý hoạt động của Boesky với SEC rõ ràng đã chấm dứt sự nghiệp của một arbitrageur thành đạt, người từng sắm vai trò hạt nhân, có khi là công cụ trong nhiều hoạt động thâu tóm và mua đứt buyout xảy ra vào đầu và giữa những năm 1980 tại Mỹ. Suất trong thời gian đó, các arbitrageur được giới báo chí tài chính săn đón, vì giới này đã đưa những món tiền thật lớn để đầu tư vào mảng chứng khoán được xem là có nhân thân đặc biệt liên quan đến các công ty bị lên danh sách thâu tóm. Các nguồn tiền này được sử dụng vào các giao dịch mua bán cổ phần các doanh nghiệp được xem là có giá thấp. Một khi các giao dịch được các arbitrageur ra tay công khai, các nhà đầu tư khác, gồm cả các công ty có quan tâm mua lại các doanh nghiệp được định giá thấp, có vẻ như bị cuốn hút vào loại chứng khoán đang có ma lực đó. Kết quả là các arbitrageur thường có thể bán chứng khoán trong cuộc - nhưng với giá cao hơn nhiều - cho các công ty mục tiêu đang chòi đạp chống lại việc bị thâu tóm greenmail hoặc những công ty khác đang có ý đồ đi thâu tóm, cách nào họ cũng có lợi. Trong một số trường hợp, các arbitrageur đã liên tục mua cổ phần để thực sự nắm quyền kiểm soát những công ty đó. Việc thanh lý Boesky có hiệu lực tức thì và được ví như gáo nước lạnh dội vào một số hoạt động đầu cơ thâu tóm, từng là tác nhân chủ lực đã thao túng các TTCK lúc bấy giờ tại Mỹ. 

Trường hợp trên đây, và những sự uốn nắn khác, vừa có hiệu lực răn đe để duy trì trật tự hội nhập thị trường, vừa cảnh báo lên một lời kêu gọi cần có thêm các luật lệ bổ sung cho các TTCK. 

Qua tham khảo ta có thể thấy, về nguyên tắc, hoạt động mua bán song hành chỉ là một công cụ kinh doanh khá đơn giản. Tuy nhiên, công cụ này đã được phát triển rất cao trong lãnh vực thị trường tài chính thành một chiến lược. Nếu liên hệ qua các lĩnh vực kinh tế khác, giao dịch song hành hiện diện khá phổ biến trong cả hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh. Lấy thực tế về hoạt động làm ăn hằng ngày thôi, ta thử liên hệ và tìm ra được bao nhiêu hoạt động song hành?

Báo cáo tài chính

Có nhiều cách để đánh giá hoạt động của một công ty. Một trong những cách đó là phân tích các báo cáo tài chính. Bạn có thể thực hiện công việc này theo ba cách: 

1. Nghiên cứu nội dung của bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập.

2. So sánh các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của giai đoạn này với giai đoạn khác.

3. Đánh giá mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập bằng việc phân tích các hệ số. 

Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính qua ba bước này sẽ giúp các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn. Bằng việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các nhà quản lý có thể đánh dấu những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và thực hiện biện pháp khắc phục thích hợp. Qua việc phân tích các bản báo cáo này, những nhà quản lý có thể thiết lập cách thức phân bổ các khoản tiền và nguồn vốn có hiệu quả hơn. Họ cũng có thể quản lý định hướng hoạt động tương lai của công ty và giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận. 

Bảng cân đối kế toán 

Là một bản báo cáo về tài sản và trách nhiệm tài chính, và vốn góp của các cổ đông tính đến một thời điểm nhất định. Bên trái của bảng cân đối kế toán là phần tài sản có, phần này liệt kê chi tiết các tài sản lưu động dưới hình thức tiền mặt và các tài sản khác hình thành nên vốn lưu động của công ty. Các tài sản cố định chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn, kể cả nhà xưởng và thiết bị. 

Bên phải của bảng cân đối kế toán là phần tài sản nợ và vốn cổ đông, phần này liệt kê các nghĩa vụ tài chính hiện thời, bao gồm cả các khoản phải trả, các chứng từ phải thanh toán và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khác. Sau đó là các khoản nợ dài hạn có thời hạn lớn hơn 1 năm. Phần này trong bảng cân đối kế toán cũng có thể bao gồm cả giá trị đã được vốn hoá của các khoản thuê tài chính. Sau khi bạn lấy phần tài sản có trừ đi phần tài sản nợ, giá trị còn lại là tài sản ròng hay vốn cổ đông. Các bộ phận cấu thành của giá trị ròng bao gồm giá trị mệnh giá của các cổ phiếu thường đang lưu hành, thặng dư vốn tự có, và thu nhập giữ lại tích luỹ từ phần lợi nhuận mà công ty thu được trước đó. Nếu công ty có bị thanh lý và tất cả các yêu cầu thanh toán của chủ nợ đã được đáp ứng, thì giá trị ròng là những gì còn lại để chia cho các cổ đông. 

Với tính chất là bản báo cáo về tài sản và các trách nhiệm tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán cho phép các chủ đầu tư xem xét cơ cấu của các thành phần tài sản này và quyết định xem liệu việc phân bổ như thế đã hợp lý chưa. Bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ hiện thời, bạn có thể xác định được khả năng thanh toán của công ty; và bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầu tư vào công ty, bạn có thể có được một nhận xét nào đó về hiệu quả sử dụng tài sản và sinh lời của công ty. 

Bảng 1. Bảng cân đối kế toán

ĐVT: USD

Tài sản có

 

Tài sản nợ và Vốn cổ đông

 

Tiền mặt

40.000

        Tài sản nợ

 

Các khoản phải trả

200.000

Chứng khoán có thể bán

50.000

Tài sản lưu động khác

20.000

Các khoản phải thu

320.000

       Tổng tài sản nợ ngắn hạn

220.000

Hàng dự trữ

250.000

Nợ dài hạn

440.000

     Tổng tài sản lưu động

660.000

         Vốn cổ đông

 

Cổ phiếu thường

350.000

Tài sản cố định ròng

550.000

Thu nhập giữ lại

200.000

Tổng tài sản có

1.210.000

Tổng số nợ và Vốn cổ đông

1.210.000

Báo cáo thu nhập 

Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà công ty tạo ra và các khoản chi phí mà công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của công ty. Một thí dụ đơn giản của báo cáo thu nhập thể hiện trong Bảng 1. Nó bắt đầu bằng việc báo cáo về doanh số có được từ tài sản và các khoản vay nợ trong bảng cân đối kế toán. Công ty phải gánh chịu những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm chi phí hàng hoá bán kể cả nhân công và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để bán và các chi phí hoạt động khác, mà chủ yếu là khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí hành chính. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn xem xét đến chi phí tài chính, như tiền trả lãi và thuế. Lấy thu nhập hoạt động trừ các khoản chi phí tài chính này ta được lợi nhuận ròng và thu nhập giữ lại. 

Với tính chất khái quát hoá, báo cáo thu nhập sau đó cung cấp một bức tranh về doanh thu, chi phí và khả năng sinh lãi của công ty trong một kỳ nhất định. 

Bảng 2. Báo cáo thu nhập điển hình cho một năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 

Doanh số bán

20.000.000

         Trừ chi phí hàng hoá bán

               Khấu hao $500.000

16.000.000

Tổng lợi nhuận

4.000.000

             Trừ chi phí hoạt động

                     Chi phí khác $1.500.000

2.000.000

Lợi nhuận hoạt động

2.000.000

            Trừ tiền lãi ròng lãi suất 10%

44.000

Lợi nhuận trước thuế

1.956.000

            Trừ thuế thuế suất 40%

782.400

Lợi nhuận sau thuế thu nhập ròng - Net income

1.173.600

            Trừ cổ tức của cổ phiếu thường

588.000

Thu nhập giữ lại

588.000

Số cổ phần đang lưu hành

300.000

Thu nhập trên cổ phần = NI/Số cổ phiếu hay               1.173.600 / 300.000

3,91

Người ta thường chuyển thu nhập ròng thành thu nhập trên cổ phần EPS thu nhập ròng chia cho số cổ phần đang lưu hành vì con số này thông báo cho các cổ đông và các nhà đầu tư biết lợi nhuận của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu và giúp thiết lập một cơ sở chung cho việc đánh giá hệ số giá trên thu nhập P/E và định giá cổ phiếu của một công ty này so với một công ty khác. 

Sử dụng các báo cáo tài chính

Một trong những giá trị sử dụng quan trọng của các báo cáo tài chính là xác định hiệu quả quản lý chi phí và khả năng sinh lời của một công ty. Điều này có thể thực hiện được bằng cách so sánh báo cáo thu nhập của một công ty nhất định với báo cáo thu nhập của ngành hay của một công ty làm ăn tốt nhất trong ngành. 

Các báo cáo thu nhập cũng có thể cho bạn biết lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng do thay đổi trong chi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào. Các bảng tổng kết tài sản giúp các nhà quản lý của công ty xem liệu mức tài sản có và một tài sản nhất định nào đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Ta hãy lấy ví dụ về một công ty có mức hàng trong kho lớn hơn mức thông thường đối với một công ty cùng ngành. Điều này có thể chỉ ra rằng công ty có quá nhiều hàng dự trữ và đang phải chịu các chi phí bảo quản quá mức. Việc phân tích bảng tổng kết tài sản có thể cho thấy tài sản cố định ròng của công ty là quá cao so với mức doanh thu mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là công ty này sử dụng tài sản của mình không hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể phải gánh chịu quá nhiều nghĩa vụ tài chính và vì vậy dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. 

Tóm lại, các báo cáo tài chính tỏ ra rất hữu dụng trong phân tích và các báo cáo này có thể cho thấy các điểm mạnh và yếu trong hoạt động và tài chính của một công ty. Nhà quản lý công ty có nghĩa vụ giải thích hợp lý các số liệu trong các báo cáo tài chính và thực hiện việc hiệu chỉnh khi cần thiết. Có hai cách hỗ trợ cho quá trình này là:

- Phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của công ty.

- Phân tích các hệ số tài chính.

 

Phần 2: Nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn

Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó.

Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây:

Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi:

1 . Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất.

4. Công ty bán cổ phiếu.

5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó.

Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi:

1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp.

2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính.

3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó.

4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt.

5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu.

Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ.

Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giảm các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt.  

Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990

ĐVT: USD1.000

 

1989

1990

Nguồn

Sử dụng

Tài sản có:

- Tiền mặt

 

450

 

530

 

 

80

- Chứng khoán khả mại

80

110

 

30

- Các khoản phải thu

1.500

1.650

 

150

- Hàng trong kho

1.400

1.390

10

 

Tổng tài sản cố định

- Tài sản cố định ròng

 

4.170

 

4.570

 

 

400

             Trừ khấu hao tích luỹ

1.000

1.345

 

 

Tổng tài sản

6.600

6.905

 

 

 

Nghĩa vụ nợ và vốn góp

- Các khoản phải trả

 

 

550

 

 

650

 

 

100

 

- Giấy nhận nợ

150

130

 

20

- Nợ ngắn hạn khác

100

150

50

 

- Nợ dài hạn

1.700

1.760

60

 

- Cổ phiếu thường

1.500

1.505

5

 

- Vốn góp

1.600

1.610

10

 

- Thu nhập giữ lại

1.000

1.100

*

*

Tổng nợ và vốn cổ phần

6.600

6.905

 

 

 

Các bộ phận của báo cáo TN

- Lợi nhuận ròng sau thuế

 

 

 

 

300

 

- Khấu hao

 

 

245

 

- Cổ tức

 

 

 

100

Tổng nguồn vốn

 

 

780

 

Tổng sử dụng

 

 

 

780

* Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn. 

Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điểm này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Báo cáo tài chính -Phần 3: Các hệ số tài chính

Trách nhiệm quản lý một công ty đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên giám sát các hoạt động của nó. Thí dụ, các giám đốc tài chính phải biết rằng công ty của mình có đủ khả năng thanh toán hay không, tức là họ phải bảo đảm rằng công ty có đủ vốn để thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính. Các công ty cũng thiết lập những chuẩn mực liên quan đến các mức nợ có thể chấp nhận được và những cam kết tài chính cố định. Tương tự, các nhà quản lý luôn phải bận tâm về xu hướng cũng như mức độ trong hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty. Một trong những cách để xác định khả năng thanh toán, tình trạng nợ và khả năng sinh lời của một công ty là phân tích các hệ số tài chính. Việc phân tích này có thể coi là cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính và có thể coi là một công cụ để giám sát hoạt động của công ty. 

Các hệ số tài chính và cách sử dụng các hệ số tài chính 

Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đang trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty. Như vậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu.   

Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh toán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành. Các chủ nợ cũng lo ngại về các công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các nhà phân tích chứng khoán thường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm bằng cách sử dụng một bảng hệ số. Bằng việc phân tích này, họ có thể  tìm ra các điểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau. 

Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng tài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệm phải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh. 

Việc phân tích các hệ số cho phép bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng cân đối tài sản và báo cáo tài chính. Thí dụ, để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty, bạn cần số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán của công ty và lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập. Ngoài ra, các hệ số này có thể chỉ ra tài sản của công ty đang được sử dụng đạt hiệu quả mức nào và liệu cơ cấu nợ của công ty đã hợp lý chưa. 

Mặc dù có một loạt các hệ số quan trọng khác nhau, nhưng các hệ số thường xoay quanh 4 loại chủ yếu sau: 

- Các hệ số về khả năng thanh toán

- Các hệ số hoạt động

- Các hệ số nợ

- Các hệ số về khả năng sinh lời 

Các hệ số về khả năng thanh toán 

Tính thanh khảo của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. 

Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của một công ty. Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit. 

a Hệ số khả năng thanh toán hiện tại:

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 

Ví dụ: Hệ số khả năng thanh toán hiện tại 

Một công ty với tài sản lưu động trị giá 20 triệu USD và có các khoản nợ ngăn hạn trị giáo triệu USD sẽ có hệ số khả năng thanh toán hiện tại là 2,0. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = $20.000.000 / $10.000.000 = 2,0  

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành công nghiệp và loại công ty. Hệ số bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5 có thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ công cộng vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của một công ty. Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng khoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho lớn. Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính là hệ số khả năng thanh toán nhanh. 

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi. 

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng dự trữ/Nợ ngắn hạn

Ví dụ: Hệ số khả năng thanh toán nhanh 

Trong ví dụ trước, tài sản lưu động trị giá 20 triệu USD. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu 5 triệu USD trong phần tài sản đó là hàng trong kho. 

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 20.000.000 - $5.000.000 / $10.000.000 = 1,5 

Con số này có thể cho bạn biết rằng công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mặt. Mặt khác, công ty này có thể có các khoản phải thu khó đòi hoặc hoạt động trong một ngành công nghiệp vô cùng nhạy cảm mà các chủ nợ đòi hỏi phải được thanh toán nhanh. Do đó, công ty này có thể đòi hệ số thanh toán nhanh bằng 0,2 lần, và mức 1,5 lần có thể cho thấy rằng công ty đang cố gắng giảm hàng dự trữ hoặc tăng giá trị của các tài sản dễ chuyển đổi khác của mình. 

Việc sử dụng thông minh các hệ số đòi hỏi bạn phải vận dụng chúng trong mối liên hệ với các thông tin khác.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Phần 4: Các hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Rõ ràng là một công ty có khả năng chuyển đổi hàng dự trữ và các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh hơn sẽ có tốc độ huy động tiền mặt nhanh hơn. Các hệ số sau đây và việc tính toán được thiết lập dựa trên giả định rằng một năm có 360 ngày. 

a Hệ số thu hồi nợ trung bình

Việc tìm ra kỳ thu hồi nợ bán hàng trung bình của một công ty sẽ cho bạn biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Lưu ý rằng doanh số bán thu tiền ngay được loại khỏi tổng doanh thu. 

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu/Doanh số bán chịu hàng năm/360 ngày 

Ví dụ: Kỳ thu hồi nợ trung bình

Nếu bảng cân đối kế toán của một công ty cho biết số liệu của các khoản phải thu là $700.000 và báo cáo thu nhập của nó cho biết doanh số bán chịu là $5.500.000, thì: 

Kỳ thu hồi nợ trung bình = $700.000 / $5.500.000/360 ngày =  45,5 

Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu chính sách của công ty là bán chịu cho khách hàng trong vòng 38 ngày thì thời hạn 45,8 ngày cho thấy là công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Ngược lại, nếu chính sách thông thường của công ty là ấn định thời hạn thu hồi nợ là 55 ngày, thì thời hạn trung bình 45,8 ngày cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty là có hiệu quả. Cần nhớ rằng hệ số thu hồi nợ trung bình chỉ là một số trung bình và có thể dẫn đến sự hiểu nhầm.  

Ví dụ, xem xét công ty A và B, có cùng giá trị các khoản phải thu nhưng có thời biểu thu hồi nợ khác nhau. 

Bảng 4. Thời hạn cần thiết để thu hồi nợ  

 

% nợ thu hồi được trong 10 ngày

% nợ thu hồi được trong 30 ngày

% nợ thu hồi được trong 60 ngày

Công ty A

10

30

60

Công ty B

60

30

10

Bảng 4 cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu của hai công ty thu hồi được trong mỗi thời hạn. Rõ ràng, Công ty B ở vào vị trí tốt hơn vì 60% các khoản phải thu của công ty này đã được thu trong vòng 10 ngày, so với mức chỉ là 10% của công ty A. Nếu công ty A và công ty B có chung một số lượng khách hàng và cùng một lượng các khoản phải thu thì thời hạn thu hồi nợ trung bình của hai công ty này sẽ giống nhau. Nhưng việc phân bổ các kỳ thu hồi nợ lại là yếu tố không được đề cập đến trong hệ số, rõ ràng điều này đã khiến cho Công ty B có lợi thế hơn nếu chỉ nhìn trên bảng hệ số thu hồi nợ trung bình. Một lần nữa cần phải nhắc lại, các hệ số tài chính là hữu ích, nhưng phải thật cẩn trọng khi diễn giải chúng. 

b Hệ Số thanh toán trung bình

Đối lập với các khoản phải thu là các khoản phải trả. Để tìm ra thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả, rất đơn giản bạn chỉ cần làm tương tự như đã làm đối với các khoản phải thu, tức là chia các khoản phải trả cho tiền mua hàng chịu mỗi năm. 

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả /Tiền mua hàng chịu hàng năm/360 ngày 

Tuy nhiên, tiền mua hàng chịu hàng năm không được đề cập trong một báo cáo tài chính. Để có được số liệu này, phải dự tính tỷ lệ giá trị hàng hoá được mua chịu.Ví dụ: Tính toán thời hạn thanh toán trung bình

Giả định rằng số liệu các khoản phải trả của công ty là 275.000 USD. Nếu giá mua hàng là 3.000.000 USD và dự tính là 80% hàng hoá này được mua chịu, thì thời hạn thanh toán trung bình là bao nhiêu? Số tiền mua chịu hàng năm sẽ là 2.400.000 USD 3.000.000 x 0.80. Bây giờ, thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả có thể được tính như sau: 

Thời hạn thanh toán trung bình = $275.000 / 0,80 x $3.000.000/360 ngày 

Thời hạn thanh toán trung bình đối với các khoản phải trả của công ty là 41,3 ngày. Bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn có nghĩa là người bán dành cho công ty một khoản chiết khấu hoặc người bán cho rằng công ty đang trong tình trạng rủi ro cao nên đã đưa ra các điều khoản chặt chẽ hơn về thời hạn thanh toán nợ. Bất kỳ thời hạn nào dài hơn cũng có nghĩa là công ty đã nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi, hay công ty là một "người trả chậm", tức là công ty đang sử dụng những người cung cấp nguyên vật liệu như một nguồn tài trợ. 

Người bán, nói chung bao giờ cũng muốn nhận được tiền càng sớm càng tốt, thường tính toán hệ số này nhằm biết được bao lâu thì họ có thể thu hồi tiền của mình từ công ty. Do việc thanh toán chậm thường có lợi cho công ty nên nhà quản lý- người kiểm soát việc thanh toán có nhiệm vụ phải làm cân bằng hai thái cực lợi ích giữa nhà cung cấp và công ty. 

Nếu thời hạn thanh toán trung bình của ngành vượt quá hệ số của công ty thì nhà quản lý có thể tìm ra lý do tại sao việc mua chịu của công ty lại bị hạn chế và phải làm gì để có được thời hạn mua chịu dài hơn từ những nhà cung cấp. 

c Hệ số hàng lưu kho

Tỷ lệ doanh số hàng đã bán trên hàng lưu kho là quan trọng đối với công ty bởi vì hàng lưu kho là loại tài sản ít tính lưu hoạt nhất trong tài sản lưu động. Vì công ty phải dùng vốn để duy trì lượng hàng lưu kho nên công ty sẽ được lợi khi bán càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác. 

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình 

Ví dụ: Hệ số hàng lưu kho

Nếu giá trị hàng hoá bán hàng năm của một công ty là $3.000.000 tính theo giá mua và giá trị hàng lưu kho trung bình là $300.000, thì tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho của công ty này sẽ là 10 lần. 

Hệ số hàng lưu kho = $3.000.000 / $300.000 = 10 lần 

Số liệu này phải được so sánh với hệ số trung bình của ngành trước khi đưa ra bất kỳ một bình luận nào, vì các hệ số của từng ngành khác nhau rất lớn. Các công ty bán hàng hoá dễ hỏng, như rau tươi, thường có tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho rất cao, trong khi hệ số này tại một công ty sản xuất đèn ngủ sẽ thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu hệ số của một công ty thấp hơn hệ số trung bình của ngành, thì nhà quản lý cần kiểm tra xem tại sao hàng lưu kho lại luân chuyển quá chậm như vậy.

Cần thận trọng khi xem xét tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho. Tỷ lệ hàng đã bán trên hàng lưu kho cao không phải bao giờ cũng có nghĩa việc bán hàng của công ty có hiệu quả. Hệ số hàng đã bán trên hàng lưu kho có thể rất cao khi công ty liên tục hết hàng dự trữ vì công ty không sản xuất đủ hoặc không mua đủ hàng hoá. Trong trường hợp này, hệ số cao thực tế lại cho thấy việc lập kế hoạch hay việc quản lý hàng dự trữ tồi. Do đó, trừ khi đã nghiên cứu kỹ chính sách về hàng lưu kho của một công ty, việc sử dụng chỉ riêng một hệ số này chưa thể cung cấp đủ thông tin về khả năng huy động tiền mặt của công ty.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH - phần 5: Tình trạng nợ của công ty

Một công ty có thể vay tiền cho các mục đích ngắn hạn, chủ yếu để bổ sung cho vốn lưu động, hoặc cho các mục đích dài hạn, chủ yếu để mua sắm nhà xưởng và thiết bị. Khi một công ty vay tiền cho hoạt động dài hạn, công ty đã tự cam kết thanh toán tiền lãi định kỳ và hoàn trả tiền nợ gốc vào thời điểm đáo hạn. Để làm việc này, công ty phải tạo ra đủ thu nhập nhằm trang trải các khoản nợ. Một trong những cách để xác định tình trạng nợ của một công ty là phân tích các hệ số nợ của công ty đó. 

Hệ số nợ

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao. 

Hệ số nợ = Tổng số nợ/ Tổng tài sản 

Ví dụ: Hệ số nợ 

Nếu bảng cân đối kế toán của một công ty cho biết tổng nợ của công ty là 1.000.000 USD và tổng tài sản là 5.000.000 USD, thì: 

Hệ số nợ = 1.000.000/ 5.000.000 = 0,2 hay 20% 

Hệ số nợ cao có xu hướng phóng đại thu nhập của công ty, và hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả. 

a Hệ số nợ trên vốn cổ phần D/E

Một hệ số nợ quen thuộc hơn phản ánh mối tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Hệ số này được gọi là hệ số nợ trên vốn cổ phần: 

Hệ số nợ/vốn D/E = Nợ dài hạn + giá trị tài sản đi thuê/ Vốn cổ phần 

Do đó, nếu nợ dài hạn và tài sản đi thuê trong bảng tổng kết tài sản có giá trị là 2.000.000 USD và vốn cổ phần là 5.000.000 USD, thì hệ số nợ/vốn là 2.000.000 USD/5.000.000 USD 40%. Ngành điện dân dụng là ngành có nguồn thu đều đặn, có thể chấp nhận các hệ số D/E cao, trong khi các công ty có thu nhập phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế thường có hệ số D/E thấp hơn. Nói cách khác, các khách hàng của các công ty dịch vụ điện thực hiện trả tiền định kỳ cho các công ty này. Vì các công ty này biết rõ họ sẽ được trả bao nhiêu tiền và có thể tăng phí đánh vào khách hàng khi doanh lợi giảm xuống dưới mức nhất định, nên các công ty này có thể ước tính lợi nhuận của mình khá chính xác. Do biết được điều này, các công ty này cảm thấy tự tin hơn đối với việc phát hành trái phiếu vì thu nhập mà các công ty này thu được trong tương lai sẽ bảo đảm rằng việc thanh toán tiền lãi và tiền nợ gốc của mình mà không gặp rủi ro. 

Ngược lại, các công ty hoạt động phụ thuộc chu kỳ kinh tế có mức thu nhập hoạt động cao trong những giai đoạn kinh tế tốt nhưng phải chịu thu nhập thấp trong những giai đoạn suy thoái kinh tế. Nếu phát hành chứng khoán nợ quá nhiều thì các công ty này có thể không đủ khả năng trả tiền lãi khi lợi nhuận giảm. Do đó, các công ty này phải chấp nhận một chính sách nợ bảo thủ hơn và phát hành nhiều cổ phiếu - là loại chứng khoán không đòi hỏi phải trả cổ tức trong những điều kiện kinh doanh tồi tệ. 

b Hệ số nợ dài hạn/ tổng tài sản LD/TA 

Hệ số nợ dài hạn/tổng tài sản LD/TA so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty. 

Hệ số LD/TA = Nợ dài hạn/ Tổng tài sản 

Hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. 

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Để đạt được mục đích này, bạn có thể sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động thu nhập trước thuế và lãi- EBIT để trả lãi của một công ty. Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn. 

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/Chi phí trả lãi hàng năm 

Ví dù: Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

Nếu EBIT là 8.000.000 USD và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 3.000.000 USD thì: 

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = 8.000.000 USD/ 3.000.000 USD = 2,67 

Nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi. 

Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một công ty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. 

Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi. 

Hệ số trang trải chung

Để giải quyết vấn đề có liên quan đến hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, có thể tính toán hệ số trang trải chung: 

Hệ số trang trải chung = A/B

A=  Các nguồn thu tiền mặt

B= Chi phí tiền thuê + Chi phí trả lãi + tiền trả nợ/1-t + Cổ tức ưu đãi/1-t

t: là số năm tính toán 

Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc. Rõ ràng, một công ty và các nhà đầu tư của công ty muốn có hệ số trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của công ty. 

Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của công ty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các báo cáo tài chính hàng quý từ Uỷ ban Chứng khoán về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH - phần 6: Các hệ số về khả năng sinh lời

Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lãi của các công ty. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công ty. 

Nếu tỷ lệ lợi nhuận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E giá trên thu nhập và giá trị các cổ phiếu của công ty sẽ giảm xuống - điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty. 

Hệ số tổng lợi nhuận

Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty. 

Hệ số tổng lợi nhuận = Doanh số - Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua/ Doanh số bán 

Ví dụ: Hệ số tổng lợi nhuận

Nếu một công ty có doanh số bán là 1.000.000 USD và trị giá hàng bán tính theo giá mua lên tới 600.000 USD, thì hệ số tổng lợi nhuận của công ty sẽ là: 

Hệ số tổng lợi nhuận = $1.000.000 - $600.000/ $1.000.000 = 40% 

Khi chi phí lao động và chi phí nguyên liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu. 

Hệ số lợi nhuận hoạt động

Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết ban quản lý của một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. 

Mức lãi hoạt động = EBIT/ Doanh thu 

Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng đã bán tính theo giá mua và các chi phí hoạt động EBIT. 

Ví dụ: Hệ số lợi nhuận hoạt động

Nếu EBIT lên tới 200.000 USD trong khi doanh thu là 1.000.000 USD, thì mức lãi hoạt động là: 

Hệ số lợi nhuận hoạt động = 200.000 USD/ 1.000.000 = 20%. 

Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. 

Hệ số lợi nhuận ròng

Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số lợi nhuận từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán. 

Mức lãi ròng = Lợi nhuận ròng/ Doanh số 

Ví dụ: Hệ số lợi nhuận ròng

Nếu lợi nhuận sau thuế của một công ty là 100.000 USD và doanh thu của nó là 1.000.000 USD thì: 

Hệ số lợi nhuận ròng = 100.000 USD/ 1.000.000 = 10% 

Một số công ty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Thông thường, các công ty được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các công ty này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và, nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao 

Hệ số thu nhập trên cổ phần

Hệ số thu nhập trên cổ phần ROE là thước đo tỷ suất lợi nhuận của các cổ đông. Nhà phân tích chứng khoán, cũng như các cổ đông, đặc biệt quan tâm đến hệ số này. 

Nói chung, hệ số thu nhập trên cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Hệ số này là một cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi so sánh với hệ số thu nhập trên cổ phần của các cổ phiếu khác. Hệ số này có thể được tính như sau: 

ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế/ Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình 

Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI 

Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI được công ty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều công ty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản. 

ROI       = Thu nhập ròng/ Doanh số bán x Doanh số bán/ Tổng tài sản

= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản 

Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và ROI sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.

TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC

I. Hệ số khả năng thanh toán 

1/ Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn 

2/ Hệ Số thử A Xít = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho /Tổng nợ ngắn hạn 

3/ Thanh toán nhanh = Tiền + chứng khoán có thể bán trên thị trường /Tổng nợ ngắn hạn 

4/ Lưu chuyển tiền tệ = lợi nhuận ròng hoặc lỗ + khấu hao hàng năm 

II. Hệ số thanh khoản vốn 

1/ Hệ số trái phiếu = Mệnh giá của các trái phiếu / Tổng số vốn dài hạn 

2/ Tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi = Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi / Tổng số vốn dài hạn 

3/ Hệ số cổ phiếu thường =

Mệnh giá của cổ phiếu thường + Thặng dư vốn + Thu nhập giữ lại / Tổng số vốn dài hạn

4/ Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần =

Các trái phiếu + Cổ phiếu ưu đãi / Mệnh giá của cổ phiếu thường + Số dư vốn + Thu nhập để lại 

III. Các hệ số trang trải 

1/ Hệ số thanh toán lãi trái phiếu =

Lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế EBIT / Chi phí tiền lãi trái phiếu hàng năm 

2/ Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi = Lợi nhuận ròng / Cổ tức ưu đãi 

IV. Khả năng lợi nhuận 

1/ Hệ số lợi nhuận = Thu nhập hoạt động / Doanh số thực 

2/ Hệ số lợi nhuận ròng = Thu nhập thuần tuý / Doanh số thực 

3/ Hệ số hoàn vốn cổ phiếu thường =

Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Mệnh giá cổ phiếu thường + Số dư vốn + Thu nhập để lại

V. Sử dụng tài sản 

1/ Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá = Chi phí của hàng bán ra / Hàng tồn kho 

2/ Giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường =

Tổng tài sản - tài sản vô hình - tổng số nợ - cổ phiếu ưu đãi / Số cổ phiếu thường 

VI. Đánh giá thu nhập 

1/ EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Số lượng cổ phiếu 

2/ Hệ số giá thu nhập P/E = Giá thị trường / Thu nhập của mỗi cổ phiếu 

3/ Hệ số chi trả cổ tức =

Cổ tức được chi trả cho các cổ phiếu thường hàng năm / Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS 

4/ Lợi tức hiện thời = Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường / Giá thị trường hiện thời

Một tác phẩm lai ghép

Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam đã đưa ra những nhận xét khá bất ngờ dựa trên một cuộc điều tra gần đây về các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 

Một trong các câu hỏi của cuộc điều tra là giám đốc doanh nghiệp cổ phần có cho rằng các vấn đề trong doanh nghiệp của mình được giải quyết giống các doanh nghiệp nhà nước hay giống doanh nghiệp tư nhân? Câu trả lời nằm ở lưng chừng, hơi nghiêng về phía doanh nghiệp nhà nước. Có thể người ta sẽ nghĩ mức độ "hơi nghiêng" này phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp. Nhưng so sánh giữa các doanh nghiệp nhà nước nắm phần lớn cổ phần và doanh nghiệp không có cổ phần nhà nước thì sự khác biệt rất nhỏ. 

Báo cáo của WB viết: "Các doanh nghiệp cổ phần rõ ràng là một tác phẩm lai ghép. Nhưng chúng mang những điểm tốt nhất của cả hai bên doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, hay nhược điểm của cả hai, hay mỗi thứ một ít?". Những câu trả lời qua cuộc điều tra đã hé lộ phần nào bức tranh lai ghép này. 

Liên quan đến vấn đề lao động, các công ty cổ phần giống doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi đụng đến chuyện tín dụng, đầu tư và đấu thầu các hợp đồng nhà nước, họ lại giống doanh nghiệp tư nhân. 

Câu hỏi thứ hai là các công ty cổ phần gặp khó khăn hay thuận lợi và ở mức độ nào khi làm việc với các tổ chức và định chế nhà nước. Con số các câu trả lời "thuận lợi" và "khó khăn" gần như ngang nhau. Có lẽ công ty được cổ phần hoá đã có nhiều năm quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền khi còn ở vị trí là doanh nghiệp nhà nước nên thấy thuận lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân. 

Bốn nhóm cơ quan nhà nước mà các công ty cổ phần trả lời là làm việc thuận lợi nhất là nhân viên thuế, quan chức địa phương, ngân hàng quốc doanh và quan chức thuộc tổ chức Đảng. 

Cơ quan đầu tiên mà các giám đốc cho là khó làm việc nhất là cảnh sát giao thông. Bản báo cáo của WB không giải thích lý do. Sau đó là các cơ quan quản lý đất đai. Chỉ có 31,15% doanh nghiệp được hỏi có quyền sử dụng đất chính thức, 39,34% sử dụng đất mà không có quyền sử dụng rõ ràng, 27,87% thuê đất và 1,64% không có đất. 

Một điều đáng ngạc nhiên là "sự linh hoạt trong lựa chọn nhà quản lý" lại được các giám đốc xếp vào loại khó khăn nhất trong các vấn đề liên quan đến lao động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Điều này tạo ra thắc mắc về vai trò của đại diện nhà nước trong quản trị doanh nghiệp. Thông qua các cuộc phỏng vấn, WB nhận xét nhiều doanh nghiệp không tuân theo Luật Doanh nghiệp và quy định của công ty, đặc biệt liên quan đến vai trò của hội đồng quản trị và giám đốc. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước, chi thay đổi một số chức danh một cách hình thức. Ví dụ như cựu giám đốc thì thành chủ tịch hội đồng quản trị, còn cựu phó giám đốc thì thành giám đốc,... Những doanh nghiệp này vẫn tiếp tục theo lối nghĩ và làm cũ. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục áp dụng các quy định của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những chính sách nhân sự như bảo hiểm xã hội, tăng lương... Quyền và nghĩa vụ của cổ đông không được hiểu đầy đủ. Ví dụ như cổ đông cố gắng gây ảnh hướng trực tiếp đến quyết định của giám đốc, thay vì đi qua hội đồng quản trị. Một số giám đốc cho rằng nên cho phép các cổ đông bên ngoài có cổ phần lớn hơn để có động cơ thúc đẩy doanh nghiệp. Một số khác thì than thờ rằng những cổ đông bên ngoài đã mua cổ phần của công nhân một cách bất hợp pháp và rất khó làm việc với những người này. 

Một câu hỏi rất quan trọng nữa là Nhà nước thực hiện vai trò cổ đông như thế nào. Ở một số doanh nghiệp, nhiều đại diện nhà nước được các cổ đông cử vào hội đồng quản trị, làm tăng thêm vai trò quản trị của Nhà nước. Các giám đốc kêu ca về việc này, trong khi ở nước khác nó phải được coi là quyền tự nhiên của cổ đông. 

Nên làm gì để giúp các doanh nghiệp sau cổ phần hoá? Bản báo cáo trả lời: "Chẳng làm gì cả". Nếu có vài doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để tham gia trò chơi này thì đó là vấn đề của họ. Bản báo cáo viết: "Đây không phải là vấn đề mà Chính phủ nên lo lắng trong vô vàn những vấn đề cấp thiết hơn của đất nước. Doanh nghiệp cổ phần hoá được cho quyền tự trị và họ nên bỏ thói quen dựa dẫm vào Chính phủ để giải quyết vấn đề của mình". Lời các nhà thông thái

 

Giới đầu tư ở Wall Street họ kính trọng ai? Những tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất là Buffett, Bogle, Bernstein, Templeton, Brinson, LeBaron, và Neff, bởi Buffett là nhà đầu tư tỷ phú huyền thoại, Boogle là người thành lập và cổ xuý không mệt mỏi cho Quỹ đầu tư theo chỉ số đầu tiên trên thế giới, Sir John Templeton, người tiên phong thành công nhất trong đầu tư quốc tế và các vị khác nêu trên cũng là những nhà đầu tư, quản lý hay học giả xuất sắc... Tất cả đều nhận được Giải thưởng chuyên môn xuất sắc của Hiệp hội Nghiên cứu và đầu tư AIMR Hoa Kỳ. Lần đầu tiên những "cây đại thụ" này đã ngồi cùng nhau quanh một hội thảo do AIMR tổ chức để chia sẻ hơn... 300 tuổi kinh nghiệm tập thể. Sau đây là trích dịch:

Xin hãy nêu một, hai kinh nghiệm dù xấu hay tốt đã đem lại cho quý vị trong vai trò nhà đầu tư những bài học quý giá nhất? 

Templeton: Với tôi nó khởi đầu từ những tháng ngày "cày" cật lực tại Đại học Yale khi tự khám phá ra mình có thể kiếm được tiền từ việc chơi bài khá hơn từ những việc làm khác. Tôi chơi bài với các cậu quý tử con nhà giàu, mà chủ yếu chúng chơi để mua vui trong khi mình chơi để thắng. Tôi lắng nghe và học xem gia đình họ đang đầu tư cái gì và không ai trong số họ đầu tư ngoài biên giới một quốc gia. Điều đó xem như không có tầm nhìn dài hạn. Từ đó, khi đang học năm thứ hai tôi quyết định sẽ dồn tâm huyết trở thành nhà tư vấn cho những ai đầu tư khắp thế giới.

Buffett: Những bài học quý giá nhất tôi học từ Ben Graham khi đọc cuốn The Intelligent Investor lúc 19 tuổi. Ngay từ năm 7 tuổi, tôi đã thích chứng khoán. Tôi đã tự tính những chỉ số trung bình, đã đọc hầu hết mọi cuốn sách về đầu tư trong thư viện. Điều đó thật là thích thú nhưng cũng chưa đi tới đâu cả.
Tôi đã nghiệm ra 3 ý tưởng trong cuốn sách của Ben và đã trở thành hòn đá tảng cho mọi thứ tôi đã làm. Đó là xem chứng khoán như một phần của doanh nghiệp hơn là một thứ tài sản bình thường có giá lên xuống mỗi ngày. Tiếp theo, tôi khắc cốt ghi xương một điều có ý nghĩa sống còn là phải có một quan điểm đúng về sự dao động thường xuyên của thị trường. Ba là, biên độ an toàn về giá margin of safety khi mua cổ phiếu. 

Neff: Khoản đầu tư kém nhất mà tôi thực hiện là vào Công ty U.S Industries. Nó là một tổ hợp công nghiệp lớn, giá thấp, hoạt động phân tán trên 8 đến 10 ngành công nghiệp khác nhau, nhưng lại chưa bao giờ thực sự chiếm vị trí áp đảo trong những ngành đó. Cuối cùng tôi đã lỗ đến 50%. Từ đó tôi luôn để mắt tìm kiếm những công ty chiếm vị trí áp đảo trong từng ngành.

Bernstein: Năm 1958, lợi suất của cổ phiếu thấp hơn cả lợi suất trái phiếu, điều chưa từng xảy ra trước đây. Lúc đó có hai người bạn đứng tuổi đã từng nếm trải đại khủng hoảng năm 1930 đoán chắc rằng, đây là một sự bất thường mà chỉ trong một thời gian ngắn thị trường sẽ phải tự điều chỉnh. Nghĩa là lợi suất từ cổ phiếu luôn luôn phải cao hơn lợi suất trái phiếu. 
Phải mất một thời gian chúng tôi mới nghiệm ra rằng, nếu cuộc đại khủng hoảng không xảy ra thì nhất định phải có tình trạng tăng trưởng. Quả thật, từ 1958 từ "tăng trưởng" bắt đầu đi vào từ điển và mọi người lấy lại niềm tin vào chứng khoán. Đó thật là thời khắc tuyệt vời và nó dạy tôi rằng, mọi việc đều có thể xảy ra. Bánh luôn có sẵn trên bàn chờ người biết cách chộp lấy. 
Hãy cho một lời khuyên quan trọng nhất, giả sử như quý vị đang tư vấn cho một chuyên viên đầu tư độ 25 hay 30 tuổi làm thế nào để thành công trong nghề nghiệp? 

Templeton: Tôi có lời khuyên là hãy khiêm tốn. Có một đầu óc cởi mở và đừng bao giờ tự kiêu.

Neff: Lời khuyên của tôi là phát triển một triết lý đầu tư thật hiệu quả và gắn chặt với nó.

Buffett: Hãy thực tế khi xác định đâu là lĩnh vực mình thông thạo. Cố gắng định ra cái gì ta có thể hiểu biết đến nơi đến chốn, dừng lại ở đó, quên hết mọi thứ khác đi. Ý tôi là phải quyết định ngành nào bạn đủ hiểu biết để đánh giá và ngành nào bạn không biết đủ để lượng định. Các bạn không thể chờ đợi ai đó suy nghĩ giùm mình. Bạn phải thực sự hiểu rõ những doanh nghiệp mình đã mua qua việc sở hữu các cổ phiếu. Ngoài ra, đừng quên là bất cứ cái gì nhân zero cũng thành zero. Dù bạn có thắng nhiều nhưng nếu vay mượn quá mức hoặc làm điều gì đó mà khả năng thắng cuộc là zero thì sẽ mất tất cả. 

Bogle: Đầu tiên, thừa nhận trên thực tế có số ít nhà đầu tư có thể đánh bại thị trường trong dài hạn. Thứ hai, xem mình như đại diện của khách hàng, không phải là người bán hàng thuần tuý. Thứ ba, chú trọng đầu tư dài hạn, không phải đầu cơ ngắn hạn - thà tập trung vào giá trị nội tại của một công ty thực vẫn hơn tìm kiếm "giờ tốt" của giá cổ phiếu. Nếu các bạn làm đúng 3 điều trên thì sẽ có cơ hội nổi lên giữa những người thắng cuộc.

Brinson: Lời khuyên tốt nhất tôi có thể trao bất cứ ai là phát triển kỹ năng cần thiết, ứng dụng trong công việc, mài giũa nó và đừng hùa theo đám đông.

Lebaron: Những nhà đầu tư giỏi nhất đầu tư theo suy nghĩ riêng của họ. Bạn sẽ khám phá ra rằng, cách đầu tư của họ là phù hợp chặt chẽ với tính cách, tri thức và phong cách làm việc riêng. Nó không thể là kiểu đầu tư của người khác, nó của chính họ và bắt rễ sâu trong họ.

Phân tích kỹ thuật: Giới thiệu chung về Phân tích kỹ thuật

Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng. Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hoá trên thị trường. Phân tích kỹ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai. 

Đồ thị là công cụ của nhà phân tích kỹ thuật. Đồ thị có thể biểu thị bất kỳ sự việc gì xảy ra trên thị trường hoặc các chỉ số tính ra từ các đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của các cổ phiếu được mua bán nhiều nhất v.v... Nói cách khác là các chỉ số được tính ra từ các đại lượng thống kê về các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Trên đồ thị người ta cố gắng tìm ra quy luật về các tín hiệu báo trước về sự thay đổi của xu thế giá. Trong thực tế chỉ cần có các đồ thị biên độ giá giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch trong ngày. Đồ thị theo ngày sẽ được bổ sung bởi các đồ thị theo tuần, theo tháng. Cần chú ý rằng giá đóng cửa đặc biệt quan trọng, còn giá mở cửa chỉ có ý nghĩa cho việc mở đầu giá cho một ngày giao dịch. 

Người ta cho rằng việc tính ra giá trị nội tại của một cổ phiếu là không có ý nghĩa. Tất nhiên, các thống kê của phân tích cơ bản đã được phản ánh trong phương trình cung - cầu. Nhưng còn có nhiều nhân tố khác tác động lên cung - cầu. Giá thị trường không chỉ phản ánh các nhận định khác nhau về giá cả của những người phân tích, mà còn phản ánh tất cả các hy vọng, lo lắng, phỏng đoán và trạng thái tâm lý của hàng trăm nghìn người mua, người bán tiềm tàng, cũng như các nhu cầu và các nguồn lực tài chính của họ, tất cả các nhân tố mà thống kê chưa phản ánh được, nhưng lại được tổng hợp, cân nhắc và được phản ánh cuối cùng bằng một giá trị chính xác mà người mua và người bán gặp gỡ nhau và thực hiện giao dịch. Giá cả là điểm duy nhất họ quan tâm. 

Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các con số thống kê phân tích cơ bản là thuộc vào quá khứ, đã lạc hậu, vì thị trường không quan tâm đến quá khứ hoặc ngay cả hiện tại. Thị trường luôn nhìn vào phía trước, cố gắng xử thế với các diễn biến trong tương lai, cân nhắc, đánh giá và cân bằng lại tất cả các đánh giá, các phỏng đoán của hàng trăm nghìn các nhà đầu tư là những người nhìn vào tương lai từ các góc độ khác nhau và qua ống kính khác nhau. Nói tóm lại, giá hiện tại được xác lập trên thị trường đã kết hợp tất cả các thông tin cơ bản mà các nhà phân tích thống kê muốn tìm hiểu. 

Một sự thật hiển nhiên được công nhận là các giá cả biến thiên theo xu thế và rằng xu thế có chiều hướng tiếp tục cho đến khi có một cái gì đó xảy ra làm thay đổi sự cân bằng cung - cầu. Các thay đổi đó có thể nhận biết qua các hành vi của bản thân thị trường. Một số quy luật, hình dáng, mức độ có thể xuất hiện trên đồ thị và có một ý nghĩa nào đó và có thể sử dụng để phân tích diễn biến trong tương lai. Nhưng chúng cũng không phải là chân lý tuyệt đối không hề có sai sót. 

Nhà phân tích kỹ thuật thậm chí có thể phân tích đồ thị mà không cần biết đó là cổ phiếu gì, với điều kiện các thông tin về giao dịch là đúng và bao quát một thời gian đủ dài để họ có thể nghiên cứu các hành vi của thị trường. Họ có thể mua bán một loại chứng khoán mà không cần biết về công ty, về ngành nghề, về sản phẩm công ty cung cấp. Tuy vậy chỉ những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm mới đủ khả năng thực hành các giao dịch loại chứng khoán này. 

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW 

Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. 

Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau:

a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. 

b. Ba xu thế thị trường

Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. 

c. Xu thế cấp một

Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu. 

d. Xu thế cấp hai

Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu. 

Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai. 

e. Xu thế cấp ba

Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng. 

f. Thị trường con bò tót

Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt.

Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. 

Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất. 

Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa. 

g. Thị trường con gấu

Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần. 

Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn

Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình thường.  

Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba.  

Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ phiếu này.

Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. 

Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên.  

Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần. 

h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau

Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt.

Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống. 

i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế

Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn. 

j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai

Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một. 

Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể. 

k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa

Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70. 

l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn.

 

Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy. 

Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh

Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi.

Phân tích kỹ thuật: Các định dạng trên đồ thị

a. Mô tả hành vi mua bán chứng khoán 

Giả sử có một nhóm người nắm khá đầy đủ thông tin về một công ty phát hành. Giá cổ phiếu công ty lúc đó là 40, và công ty đang hoạt động có lãi và do đó nó sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, nhu cầu đối với cổ phiếu tăng lên, giá có thể đạt 60 hoặc 65. Nhóm người này tính toán rằng họ có thể lợi dụng thời cơ để thu chênh lệch giá 20 điểm. Vì vậy họ tiến hành mua tất cả những cổ phiếu chào bán, do đó họ dần dần đã tích tụ được một vị thế đáng kể, từ vài nghìn cổ phiếu được đưa ra chào bán trước đó. Sau đó họ chờ đợi. Các nhà chuyên nghiệp sẽ bắt đầu nghi vấn và bắt đầu có các tin đồn rằng có cái gì đó về thông tin nội bộ hoặc các nhà phân tích tìm ra được các khía cạnh tốt đẹp trong tương lai của công ty, còn các nhà phân tích thì phát hiện các tín hiệu về hành vi tích tụ cổ phiếu. Những người mua nhận thấy có ít cổ phiếu bán ra và số cổ phiếu chào bán quá ít và do đó họ đã tăng giá chào mua. Một giai đoạn tăng giá bắt đầu. 

Xu hướng tăng này kéo dài vì nhiều nhà giao dịch bị thu hút sự chú ý về tăng giá. Quá trình này được hỗ trợ bởi các báo cáo lạc quan thu nhập tăng, cổ tức tăng.... Giá đạt mức mà nhóm người này đang dự kiến về lợi nhuận sẽ thu. Giả sử nhóm này có 20.000 cổ phiếu cần bán hết. Họ không thể đưa ra bán hết ngay một lúc. Họ phải bán từ từ để tránh được sự chú ý và sự cảm nhận của công chúng. Ví dụ, nếu mức giao dịch trong ngày là 2.000 cổ phiếu, thì họ có thể bán ra 500 cổ phiếu. Họ sẽ tăng khối lượng bán ra nếu người mua sẵn sàng mua thêm. 

Nhưng theo quy luật chung thì trước khi nhóm người này có thể phân phối hết cổ phiếu do mình nắm giữ, thì xuất hiện giai đoạn giảm cầu. Có thể vì những người mua nhận ra sự gia tăng cung cổ phiếu. Xuất hiện phản ứng - tức là giai đoạn giảm giá do những người mua phản ứng lại đối với tăng cung. Vì vậy, nhóm người này ngừng việc bán ra, thậm chí có thể mua vào một khối lượng nhỏ cổ phiếu để hỗ trợ giá nếu giá giảm đột ngột. Giai đoạn giảm giá hoặc còn gọi là giai đoạn phản ứng chấm dứt, và chuyển sang giai đoạn tăng giá trở lại. Nhóm người này chờ cho giá cổ phiếu đạt đỉnh mới. Tại đỉnh này họ lại bán ra, và nếu họ đủ khả năng khôn khéo thì họ có thể bán hết trong vòng hai, ba tuần trước khi làn sóng cầu thư hai chấm dứt. Nhóm thu được lợi nhuận với việc chuyển giao cho người đầu tư khác 20.000 cổ phiếu. Tiếp đó giá cổ phiếu giảm ở mức thấp nhất lần đầu. Tiếp đó xuất hiện một giai đoạn tăng giá ngắn ngủi, đó là một số người mua xuất hiện và sau đó giá sẽ giảm trong một thời kỳ lâu dài.

b. Định dạng đỉnh đầu - vai

Quá trình giao dịch mô tả trên được biểu thị bằng đồ thị đỉnh đầu - vai. Đỉnh đầu vai là một tín hiệu về thời điểm đảo chiều của xu thế. Đỉnh đầu - vai được mô tả trong hình 1, gồm các giai đoạn: 

i. Giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, khối lượng giao dịch lớn, tiếp đó là giai đoạn phản ứng ngắn ngủi giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn. Cả giai đoạn này được gọi là vai trái. Đỉnh của vai trái là điểm A Hình 1.

ii. Tiếp đó một giai đoạn tăng giá đợt thứ hai với khối lượng giao dịch tăng lên, đạt đỉnh B cao hơn đỉnh A lần trước của vai trái, tiếp đó là đợt giảm giá đạt ở mức gần với đáy của vai trái, nhưng phải thấp hơn đỉnh của vai trái. Cả giai đoạn này được gọi là đầu với đỉnh tại điểm B Hình 1. 

iii Vai phải với đỉnh tại điểm C xuất hiện, nhưng khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể. Đỉnh C thấp hơn đỉnh B của đầu. 

iv. Giá giảm ở giai đoạn ba sẽ cắt đường vai đường thẳng đi qua hai đáy của hai vai, và tiếp tục giảm ở mức 3% so với đường vai. Đấy là giai đoạn xác nhận hoặc đảo chiều. 

Chú ý rằng mỗi đỉnh A, B, C, D đều là các đặc trưng quan trọng của định hình đỉnh đầu - vai. Thiếu bất kỳ một trong các nhân tố trên đều không thể gọi là đỉnh đầu - vai. 

Vai trò của khối lượng giao dịch

Diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch phải ăn khớp với nhau. Chú ý rằng khối lượng giao dịch phải hiểu theo nghĩa đại lượng tương đối cho từng loại cổ phiếu.

Đối với cổ phiếu A thì khối lượng giao dịch 500 là lớn, nhưng đối với cổ phiếu B thì khối lượng giao dịch lớn có thể phải là 7500. Đặc điểm của đỉnh đầu - vai là khối lượng giao dịch của giai đoạn sau phải thấp hơn giai đoạn trước.

Giao điểm của đường vai

Chú ý rằng nếu đồ thị chưa cắt đường vai ở vai phải thì chưa thể xác nhận định dạng đỉnh đầu - vai, còn 20% khả năng giá sẽ ngập ngừng ở giai đoạn tiếp sau và sau đó sẽ tiếp tục đi vào giai đoạn mới tăng giá. 

Cuối cùng, ngay cả khi định dạng đỉnh đầu - vai đã được xác nhận bởi giai đoạn 4 điểm D, tức là đường vai đã cắt, nhưng vẫn có một khả năng rất hạn hữu là giá sẽ không giảm tiếp. 

c. Các dạng khác của định dạng đỉnh đầu - vai

Thông thường theo luật đối xứng thì đối với đỉnh đầu - vai, đường vai song song với trục hoành. Tuy vậy, đỉnh đầu - vai cũng có thể có trường hợp đường vai đi lên hoặc đi xuống. Trong thực tế để nhận dạng được đỉnh đầu - vai đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm. 

Tại thời điểm giá giảm và cắt đường vai thì khối lượng giao dịch có thể tăng, nhưng chút ít. Nếu khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp trong vài ngày trong khi giá vẫn giảm thì có thể giá lại tăng trở lại để đạt đúng đường vai. Đây là nỗ lực cuối cùng trước khi giá lại xuống dốc hầu như thẳng đứng với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi nói trên có thể không xảy ra nếu xu thế của cả thị trường là đảo chiều xuống dốc. Nếu thị trường nói chung còn mạnh thì có thể xảy ra giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi. 

d. Định dạng đáy đầu - vai

Đối xứng với định dạng đỉnh đầu - vai là định dạng đáy đầu - vai Hình 2.

i. Một giai đoạn giảm giá, với khối lượng giao dịch tăng lên, sau đó là giá khôi phục lại trong thời gian ngắn ngủi với khối lượng giao dịch thấp hơn trước. Cả giai đoạn này được gọi là vai trái. 

ii. Một giai đoạn giảm giá đạt đáy thấp hơn đáy vai trái, khối lượng giao dịch tăng lên nhưng vẫn thấp hơn ở vai trái, tiếp đó giá hồi phục đạt mức cao hơn đáy vai trái, với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Cả giai đoạn này được gọi là đầu. 

iii. Giai đoạn ba, giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn, nhưng giá không thấp hơn đáy của đầu, tiếp đó giá khôi phục lại, cả giai đoạn này được gọi là vai phải. Giai đoạn này giá tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch tăng đáng kể, đi qua đường vai và đạt giá trị bằng 3% giá tại đường vai, và khối lượng giao dịch tăng đột ngột. Đấy là điểm xác nhận hoặc đảo chiều. 

Sự khác nhau giữa đỉnh đầu - vai và đáy đầu - vai là ở mức độ khối lượng giao dịch. Các hoạt động giao dịch ở đáy đầu - vai có xu hướng tăng lên tính từ giai đoạn đầu. Phải có việc giao cắt giữa giá và đường vai mới có thể có giai đoạn xác nhận. Cần chú ý rằng có thể tin vào dấu hiệu đảo chiều đối với đỉnh đầu - vai, nhưng phải thận trọng với trường hợp đáy đầu - vai, trừ khi xác nhận khối lượng lớn giao dịch sau khi cắt đường vai. Vì vậy, phải chờ đợi mới có thể kết luận dứt khoát về đảo chiều. 

Một điểm nữa là đáy đầu - vai thường được hình thành trong thời gian dài và diễn biến giá bằng phẳng hơn.  

e. Định dạng đầu - vai kép 

Định dạng đầu - vai kép là loại định dạng phức tạp hơn. Có thể có định dạng vai -vai - đầu - đầu - vai - vai, nhưng phải có một mức độ đối xứng nào đó trong định dạng này. 

g. Định dạng hình tam giác

Định dạng tam giác đối xứng 

Đặc trưng của tam giác là gồm một loạt các giai đoạn biến động giá, mỗi đợt sau nhỏ hơn đợt trước, mỗi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, mỗi đáy sau cao hơn đáy trước. Nó như là một đường Dow co lại trên đồ thị, là vùng đi chệch của giá với đường biên phía dưới đi lên và đường biên phía trên đi xuống. Đó là tam giác đối xứng. Hoạt động giao dịch có xu hướng giảm dần, hai đường biên gặp nhau tại một đỉnh. Sau một thời gian biến động sẽ đến thời điểm giá sẽ vượt khỏi đường biên một cách đột ngột với khối lượng giao dịch tăng hoặc vọt lên trên đường biên hoặc tụt xuống dưới đường biên. Không có một tín hiệu nào để có thể xác định giá sẽ vọt lên hoặc tụt xuống.

Khi giá vượt ra ngoài đường biên thì phải áp dụng quy tắc 3% để xác nhận xu thế tăng hoặc giảm giá. Nếu giá tăng vượt lên trên thì phải kèm theo việc gia tăng khối lượng giao dịch mới có thể xác nhận xu thế mới. Nếu giá tụt xuống dưới đường biên thì không cần có xác nhận của khối lượng giao dịch.

j. Phân phối cổ phiếu theo kế hoạch định sẵn

Chủ sở hữu có thể có kế hoạch muốn bán ra hết phân phối cổ phiếu mình nắm giữ theo một giá dự kiến. Nếu nhu cầu vẫn còn duy trì thì chủ sở hữu có thể bán với giá 40 để thu tiền mặt. Nếu cầu vẫn tăng lên thì cung có thể đạt tới giá 40 và giá tiếp tục tăng. Những người đã mua cổ phiếu với giá 40 cho rằng mình đã đánh giá đúng tình hình và do đó sẽ không bán ra nếu chưa có cơ hội thu lợi nhuận.

Đối với tam giác đi lên thì cầu vẫn tiếp tục tăng. Số cung cổ phiếu được mua hết dẫn đến việc vượt ra khỏi đường biên trên. Nếu cầu bắt đầu chững lại trước khi giá vượt ra khỏi đường biên trên đường cung thì giá có thể vượt ra khỏi đỉnh tam giác, và khi đó người phân tích phải phân loại lại định dạng đồ thị. 

Trường hợp này là hạn hữu, vì trong nhiều trường hợp của tam giác đi lên thì nhóm người dự kiến bán tại đỉnh tiếp xúc với đường biên trên là đường cung phải tin rằng mức giá này là đủ cao và có thể đạt được.

Tam giác đi xuống có đường biên dưới là đường cầu song song với trục hoành và đường biên trên đi xuống dốc là đường cung. Việc hình thành tam giác đi xuống cho thấy có một nhóm người muốn mua vào một khối lượng lớn cổ phiếu của công ty theo một giá thấp nào đó đường cầu. Các lệnh của họ đặt tại mức giá này. Nếu các giai đoạn tăng già sau đó do việc mua của họ tạo ra gây nên số cung mới của cổ phiếu với mức giá ngày càng thấp hơn do đó tạo nên tam giác đi xuống, thì các lệnh mua đều được đáp ứng và giá sẽ giảm. Việc giá giảm đi qua đường biên phía dưới mà nhiều người khác nắm giữ cổ phiếu coi là mức hỗ trợ trong một thời gian dài thường làm lung lay lòng tin của họ, là những người trước đó chưa có dự kiến bán cổ phiếu. Việc họ chào bán cổ phiếu sẽ làm gia tăng việc giảm giá. 

k. Định dạng hình bình hành

Định dạng hình bình hành gồm một loạt các dao động nhỏ chệch hướng của giá, được gọi là vùng giao dịch. Vùng này bị giới hạn trong hai đường biên song song. Đỉnh đầu - vai đặc trưng cho sự đấu tranh giữa người bán mạnh và người mua yếu. Hình bình hành được đặc trưng bởi mâu thuẫn giữa hai nhóm người có cùng sức mạnh như nhau - giữa người chủ sở hữu cổ phiếu muốn bán ra hết cổ phiếu theo một giá nào đó và những người mua muốn tích tụ cổ phiếu tại mức giá ở đường biên phía dưới. Họ chơi ván bài với nhau cho đến khi một bên mất hết sức mạnh hoặc thay đổi chiến lược và phía kia được dịp tiến qua đường biên. Không ai có thể kết luận được bên nào sẽ thắng thế cho đến khi kết cục xảy ra.

l. Gián đoạn

Gián đoạn được thể hiện bằng vùng giá cả mà tại đó không có việc chuyển giao cổ phiếu

Gián đoạn trên đồ thị theo ngày xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp nhất của ngày hôm nay cao hơn giá cao nhất của ngày hôm trước. 

Giả sử cổ phiếu tăng ở mức giá 20 đến 21, 22, 23, 24 và đạt mức cao nhất 25 trong ngày. Sáng hôm sau giá mở cửa là 26 và giá tiếp tục tăng. Vậy ta có gián đoạn với chênh lệch 1 điểm giữa 25 và 26. Giá tiếp tục tăng đến 28, sau đó chững lại và tiếp sang giai đoạn phản ứng giảm xuống 27, 26, và 25. Như vậy giá đã đi qua vùng gián đoạn 25 - 26 và người ta gọi là đã đóng gián đoạn. 

Nếu không đóng được gián đoạn trong giai đoạn phản ứng của xu thế cấp ba, thì có khả năng sẽ đóng tại giai đoạn phản ứng cấp hai. 

Gián đoạn thường xảy ra trong vùng tam giác hoặc hình bình hành. Việc xuất hiện gián đoạn cho phép khẳng định rằng quá trình định dạng đang tiến triển. Ví dụ, nếu giá tăng từ 10 lên 20, sau đó giảm xuống 17, rồi tăng lên 20 và xuất hiện gián đoạn ở đó thì có thể giả thuyết rằng một định dạng nào đó đang tiến triển giữa 17 và 20. Việc nhận biết này sẽ giúp cho người giao dịch thu lợi nhuận trong phương cách giao dịch ngắn hạn. 

Thường thì gián đoạn xuất hiện trong quá trình giá cổ phiếu đang ở giai đoạn điều chỉnh. Vì vậy, việc xuất hiện gián đoạn tại vùng tam giác hoặc hình bình hành cho phép kết luận rằng diễn biến giá đang trong quá trình điều chỉnh chứ không phải là đảo chiều. 

Gián đoạn là vùng giá bị ngắt quãng xuất hiện trong vùng giao dịch hoặc ở trong vùng của các định dạng. Nó xuất hiện nhiều tại định dạng tam giác và định dạng hình bình hành. Gián đoạn này thường bị đóng trong vài ngày. 

Gián đoạn vượt đường biên là gián đoạn ở giai đoạn giá vượt ra ngoài đường biên. Ví dụ, nếu giá vượt khỏi đường biên trên của tam giác đi lên thì sẽ xuất hiện loại gián đoạn này. Tam giác đi lên tạo nên số cầu cường độ cao được đáp ứng bằng số cung tại một giá cố định. Giả sử giá của việc phân phối cổ phiếu là 40.

Những người nắm giữ cổ phiếu thấy giá tại 40 xuất hiện nhiều lần, giá dừng tại đó và giá đi xuống trở lại. Vì vậy, họ hoặc là tham gia vào đám đông bán tại giá 40, hoặc họ suy tính rằng nếu giá đã vượt qua 40 thì sẽ tiếp tục tăng sau đó ở mức cao hơn. Vì vậy, hoặc họ chào bán với giá thấp hơn 40 hoặc cao hơn 40. Kết quả là một khoảng trống trên đồ thị ngay tiếp phía trên 40. Do đó khi toàn bộ số cung tại giá 40 đã được đáp ứng mua hết thì người mua tiếp theo sẽ không tìm thấy lệnh chào bán tại 40 1/8 hoặc 40 1/4. Họ phải tăng giá chào mua đến 1 điểm hoặc hơn để có thể nhận được cổ phiếu. 

Gián đoạn kế tục không sinh ra từ các định dạng, mà xuất hiện trong giai đoạn tăng giá hoặc giảm giá đột biến nhanh chóng. Khi có sự tiến triển từ từ của giai đoạn tích tụ của thị trường con bò tót thì xu thế đi lên của giá sẽ lấy được cường độ, tăng tốc trong vài ngày, hoặc vài tuần, và sau đó bắt đầu hết đà khi số cung tăng lên do động lực thu lợi nhuận tạo ra. khối lượng giao dịch đạt đỉnh tại điểm vượt biên, giảm ở điểm giữa của đợt tăng giá, và sau đó sẽ tăng tốc với khối lượng giao dịch đặc biệt cao khi kết thúc đợt tăng giá.

Tại đợt tăng giá này có một sự giảm khối lượng giao dịch nhanh chóng, thì chắc chắn sẽ xuất hiện gián đoạn tại thời điểm khi yết giá thay đổi nhanh chóng kể cả khối lượng giao dịch. Thời điểm đó xuất hiện ở giữa khoảng xuất hiện việc vượt ra ngoài biên và ngày đảo chiều hoặc củng cố ở giai đoạn sau. Vì vậy, giá cổ phiếu sẽ đi một quãng xa ngoài điểm gián đoạn bằng khoảng giữa điểm gián đoạn và điểm vượt ra ngoài đường biên. 

Gián đoạn kiệt quệ liên hệ với một đợt tăng hoặc giảm giá nhanh chóng dẫn đến sự kết thúc của một đợt tăng hoặc giảm giá. Gián đoạn kế tục xuất hiện ở giữa giai đoạn tăng giá với khối lượng giao dịch lớn, sau đó giảm tốc độ tăng và dừng lại do kháng cự thắng thế. Nhưng có khi xu hướng gia tăng giá không dẫn đến việc tăng dần kháng cự và sự chững lại, mà vẫn tiếp tục gia tăng cho đến khi giá vấp phải bức tường đá của số cung hoặc số cầu, nếu là xu thế giảm và dẫn đến sự kết thúc đột ngột trong một ngày giao dịch khối lượng lớn. Trong trường hợp đó thì xuất hiện gián đoạn lớn tại điểm kết thúc. Đó là gián đoạn kiệt quệ.

m. Định dạng củng cố

Khi giá cổ phiếu đi theo xu thế cấp một tăng hoặc giảm với tốc độ quá nhanh, giá sẽ đạt tới một điểm mà tại đó lực lượng cung cầu sinh ra nó sẽ bị cạn kiệt. Khi đó hoặc xảy ra việc đảo chiều của xu thế cấp một hoặc cấp hai, hoặc phải củng cố lại vị trí của nó, dưới hình thức đường rẽ ngang bao gồm các dao động nhỏ, cho đến khi đủ sức tiếp tục đi theo xu thế cũ của nó. 

Định dạng tam giác hoặc hình bình hành cũng có thể đóng vai trò củng cố hoặc đảo chiều. Thường thì trong bốn trường hợp có ba trường hợp của định dạng tam giác là củng cố, cũng như vậy đối với hình bình hành. Theo lý thuyết Dow thì đồ thị của chỉ số trung bình cũng có thể có định dạng củng cố hoặc đảo chiều. 

n. Định dạng hình cờ vuông và hình cờ tam giác

Hình cờ vuông có dạng hình bình hành, hoặc dốc xuống nếu ở trên đường thị trường con bò tót hoặc dốc lên nếu ở trên thị trường con gấu. Đó là khoảng dao động nhỏ lên xuống, theo hình bình hành, có chiều đi ngược lại với xu thế chung trước đó. 

Xét hình cờ vuông đối với xu thế tăng giá. Sau khi giá gia tăng đáng kể, hầu như dốc thẳng đứng, sẽ xuất hiện hình cờ vuông, ở giai đoạn tăng giá này khối lượng giao dịch tăng lên và đạt đỉnh cao. Khối lượng này là tín hiệu cảnh báo rằng những người sở hữu cổ phiếu đang thu lợi nhuận. Nhưng áp lực thu lợi nhuận đã kìm hãm giá. Giá bắt đầu chững lại, đi xuống dốc một hai điểm với khối lượng giao dịch giảm đi. Một đợt tăng giá tiếp theo nhưng không đủ sức đạt mức giá và khối lượng trước đây. Tiếp đó là đợt phản ứng với giá thấp hơn đáy lần trước và đồng thời khối lượng giao dịch giảm. Tiếp đó là các đợt dao động nhỏ tương tự, với mỗi đỉnh và đáy lần sau thấp hơn lần trước và khối lượng giao dịch tiếp tục giảm. Trên đồ thị là một đường tăng giá gần thẳng đứng, tiếp đó là giai đoạn đường rẽ theo chiều giảm giá có hai đường biên của các đỉnh và đáy. Nó có biểu tượng hình cờ vuông. 

Thường thì một đợt tăng và giảm trong hình cờ kéo dài ba bốn ngày. Trường hợp khác thì giá đi lên đi xuống giữa hai đường biên trong một hai ngày. Nếu độ rộng của hình cờ vuông tính từ đỉnh đến đáy càng lớn thì thời gian càng kéo dài để kết thúc một dao động.

Quá trình tạo ra các dao động nhỏ này có khi kéo dài từ 5 ngày đến một tuần nếu hình cờ quá hẹp. Khối lượng giao dịch phải giảm đi đến tối thiểu. Sau đó bất ngờ giá sẽ nhảy vọt với hoạt động gia tăng và chuyển sang một giai đoạn mới tăng giá hầu như là giống với đợt tăng giá trước hình cờ. 

Sự khác nhau giữa hình cờ vuông và hình cờ tam giác là ở chỗ hình cờ tam giác có hai đường biên cắt nhau. Hình cờ tam giác là một tam giác đi xuống khi nằm trên xu thế cấp một tăng giá, và đi lên khi nằm trên xu thế cấp một giảm giá. Nó xuất hiện sau một giai đoạn giá gia tăng giảm và khối lượng giao dịch giảm đi một cách nhanh chóng. 

Hình cờ vuông và hình cờ tam giác đặc trưng cho giai đoạn thị trường chuyển động nhanh chóng. Chúng xuất hiện ở giai đoạn sôi động của thị trường con bò tót, tiếp sau giai đoạn tích tụ và khi giai đoạn phát triển có trật tự đã đi qua. Vì vậy việc xuất hiện hình cờ vuông và hình cờ tam giác là sự cảnh báo rằng giai đoạn tăng giá đã đến tuần cuối cùng. Giai đoạn chuyển biến nhanh chóng của thị trường con gấu là giai đoạn thứ hai thường được đặc trưng bởi sự xuống dốc trong hoảng loạn. Vì vậy, hình cờ vuông và hình cờ tam giác xuất hiện rất ngắn ngủi - hoàn thành trong ba bốn ngày, ở giai đoạn các tháng cuối cùng của thị trường con gấu việc hình thành hình cờ vuông và hình cờ tam giác kéo dài lâu hơn bốn tuần trở lên, và được đặc trưng bởi hoạt động tăng lên ở đợt tăng giá và giảm đi ở đợt phản ứng.

Phân tích kỹ thuật: Hỗ trợ và kháng cự, Đường xu thế

a. Khái niệm hỗ trợ và kháng cự 

Hỗ trợ và kháng cự là một tiếp cận khác hoàn toàn với tiếp cận định dạng trình bày trước đây về hành vi của thị trường. Nó cho phép đưa ra quy tắc lựa chọn cổ phiếu để mua hoặc bán, trong việc đánh giá diễn biến giá cả của cổ phiếu và xác định vùng có vấn đề. Một số nhà phân tích đã xây dựng cho mình một hệ thống riêng chỉ dựa vào khái niệm hỗ trợ và kháng cự và không cần để ý đến các định dạng giá cả và khối lượng nêu ở trên.

Hỗ trợ được hiểu như sau: ví dụ, một đám đông hỗ trợ cổ phiếu A tại giá 60, tức là sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu A với giá thấp hơn 5 điểm so với 60. Hỗ trợ là việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó. Kháng cự được hiểu là ngược lại với hỗ trợ: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoản chào mua, và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên. Như vậy, hỗ trợ và kháng cự gần như được hiểu là cầu và cung tương ứng.

Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiến sĩ Đặng Minh Ất nêu những nét chính trong quá trình phát triển hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. Qua đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam khai trương hoạt động vào tháng 7-2000. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và liên tục xuất hiện hết bất cập này đến khó khăn khác. Kinh doanh chứng khoán, về thực chất là quá trình xử lý thông tin và ra quyết định. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin HTTT đầy đủ, tin cậy, dễ sử dụng và kịp thời là điều kiện tiên quyết để TTCK hoạt động hiệu quả. Thực tiễn hơn hai năm hoạt động của TTCK Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều yếu kém của HTTT. Các nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin trên thị trường vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật.

Việc nghiên cứu các HTTT cho TTCK ở các nước như Mỹ, Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có được những kinh nghiệm và bài học quý giá, kịp thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện, cải tiến HTTT của TTCK Việt Nam.

1. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ

TTCK Mỹ có lịch sử phát triển đã hơn 200 năm với 14 sở giao dịch, thậm chí cả thị trường phi tập trung OTC, khối lượng giao dịch thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính ổn định về mặt kỹ thuật của nó đủ cho thấy HTTT được tổ chức tốt đến mức nào. HTTT của TTCK Mỹ vận hành trôi chảy là do nó được tổ chức tốt, được đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng. Ủy ban Chứng khoán Mỹ là cơ quan quản lý, giám sát về lĩnh vực chứng khoán, đã thiết lập được khung pháp luật thực sự mạnh và có hiệu lực để quản lý TTCK nói chung và HTTT chứng khoán nói riêng. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK như sở giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán... đều phải tuân theo những quy định của ủy ban trong quy chế công bố thông tin cũng như các hoạt động giao dịch.

Các công ty niêm yết có những ràng buộc rất chặt chẽ. Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin chung của các TTCK, họ còn có sự kiểm soát khác từ phía người đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty, nếu công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.

Các công ty chứng khoán khi đưa ra thông tin của mình cho các nhà đầu tư bằng các hình thức tư vấn cũng phải rất thận trọng. Bởi, một mặt họ phải tuân theo những quy định rất rõ ràng trong việc công bố thông tin thông qua Đạo luật Tư vấn đầu tư; mặt khác, nếu vi phạm, họ lập tức sẽ bị tẩy chay và sẽ có người thay thế họ ngay trên thị trường. Vì vậy, các thông tin của các TTCK là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, tại TTCK Mỹ có thêm loại hình công ty bảo vệ người đầu tư. Do đó, các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến người đầu tư thì khó có thể tồn tại. Đặc biệt, TTCK Mỹ luôn chú trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho HTTT để quản lý và giao dịch hiệu quả, bảo đảm lợi ích về thông tin cho người đầu tư. Cụ thể là, các sở giao dịch được khuyến khích áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong giao dịch. Lúc đầu các giao dịch tại sở được thực hiện bằng thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ, việc giao dịch đã chuyển dần sang hình thức bán tự động và tự động. Tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ, chẳng hạn TTCK New York, A-mếch... đều có riêng bộ phận giao dịch và kỹ thuật, có chức năng tạo ra môi trường giao dịch công bằng, công khai và hiệu quả cho các thành viên. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm mọi thông tin, số liệu về giao dịch các chứng khoán được phổ biến kịp thời, chính xác tới các thành viên, người giao dịch và thị trường.

Vấn đề mạng truyền thông cũng được phát huy tối đa tại TTCK Mỹ. Thông tin tại các sở giao dịch luôn thông suốt, có thể xóa đi tối đa sự chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin, do nó được bảo đảm bởi hệ thống mạng CORES với cấu hình mạnh và phần mềm ổn định, có thể kết nối được với các TTCK lớn khác trên toàn thế giới.

HTTT chứng khoán được phát triển cũng bởi mạng lưới các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, các công ty chuyên làm dịch vụ tư vấn với hơn 80.000 khung màn hình vi tính khác nhau thể hiện bản tin chứng khoán của hơn 80.000 công ty, cung cấp các số liệu, phân tích chứng khoán đến từng địa phương ở Mỹ. Những công ty này chỉ phục vụ cho khách hàng hội viên của công ty, cho nên, để được tham gia, người đầu tư phải trở thành hội viên thực sự và phải cần một chi phí cũng rất lớn. Trên thực tế, các nhà đầu tư muốn đầu tư tại Mỹ thường tập trung vào một số chương trình quan trọng qua những kênh lớn là CNN, AOL, REUTERS, FINANCIAL TIMES...

Thị trường phi tập trung ở Mỹ hoạt động cũng rất có hiệu quả, nằm dưới sự kiểm soát của ủy ban Chứng khoán quốc gia. Hệ thống giao dịch tại thị trường này cũng được tự động hóa hoàn toàn. Hầu hết các giao dịch tại đây đều được tiến hành thông qua mạng lưới điện thoại và vi tính với doanh số lớn gấp nhiều lần so với các sở giao dịch. Thị trường OTC sử dụng hệ thống báo giá tự động của NASD National Association of Securities Dealer - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một hệ thống được điện toán hóa hoàn toàn, cung cấp giá cả chứng khoán cho các thành viên để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chứng khoán. Hệ thống này nối mạng với các máy con của các hội viên thuê bao hệ thống NASD.

2. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Trung Quốc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời rất muộn 1981, và cho đến đầu những năm 90 thế kỷ 20, phát triển không mấy hiệu quả.

Do phát triển thị trường từ tự phát lên có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, nên TTCK Trung Quốc hoạt động lỏng lẻo. Trong thời gian đầu, HTTT của TTCK Trung Quốc hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải không thống nhất bởi chúng tuân theo các quy định của địa phương, mạng truyền thông chưa được chú trọng và áp dụng các giao dịch thủ công, mặc dù lúc đó ngành điện toán đã có những ứng dụng rất hiệu quả vào giao dịch chứng khoán của một số TTCK trên thế giới. Cũng chính vì chưa có cơ quan nhà nước quản lý thống nhất về chứng khoán nên các quy chế, quy định về thông tin không được coi trọng, do đó chất lượng thông tin trên thị trường rất kém, các công bố thông tin của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán có độ tin cậy rất thấp. Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu cổ phần hóa, không đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gây lãng phí thời gian.

Chỉ từ năm 1992 đến nay, khi Ủy ban Chứng khoán nhà nước được thành lập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự. Ủy ban Chứng khoán nhà nước giữ vai trò quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán. Các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩn thống nhất, đặc biệt là các quy chế về công bố thông tin trên thị trường.

Trung Quốc nhận thức rằng, trong điều kiện tin học phát triển như hiện nay, các TTCK cần được hiện đại hóa. Các Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải đã áp dụng giao dịch tự động, đưa khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng. Thông qua hệ thống giao dịch tự động, mỗi giờ có thể tiến hành 100.000 cuộc giao dịch, đáp ứng lượng giao dịch ngày càng tăng của đất nước có hơn 1,3 tỷ dân này.

Các sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã nối mạng với nhau và với các công ty chứng khoán trong nước. Toàn bộ các giao dịch đã được thực hiện thông qua mạng vi tính, xóa đi sự không thống nhất về thông tin. Gần đây, Trung Quốc đang tiến hành khảo sát lại hiện trạng và học hỏi kinh nghiệm về phát triển HTTT chứng khoán của thế giới.

3. Bài học kinh nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu HTTT của TTCK Mỹ và Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Một là, HTTT tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. Ngay từ khi mới bắt đầu đi vào giao dịch, TTCK Trung Quốc đã quá giản tiện trong trang thiết bị hệ thống xử lý giao dịch nhận lệnh, truyền lệnh, xử lý lệnh... nên các giao dịch rất chậm, người đầu tư thấy lãng phí thời gian nên không mặn mà ; hơn nữa, tình trạng thủ công còn nặng nề trong khi sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin trên thế giới nên vô hình trung rơi vào sự tụt hậu và lãng phí. TTCK Mỹ có bộ phận kỹ thuật và thông tin tại các sở chuyên đánh giá những công nghệ mới để đưa ra ứng dụng trên thị trường. Đối với Việt Nam, trong điều kiện TTCK phát triển muộn, tuy chúng ta có được lợi thế so sánh như chi phí cho hệ thống tự động hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống, nhưng phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Các thiết bị không nên quá giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mô TTCK phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ. Chúng ta cần chú ý đến trạng thái mở để khi khối lượng giao dịch tăng lên có thể nâng cấp, mở rộng công suất xử lý của hệ thống. Cách làm như vậy sẽ cho phép tiết kiệm được các chi phí ban đầu, đồng thời vẫn bảo đảm tính liên tục của hệ thống khi TTCK phát triển.

Hai là, nên có một chiến lược phát triển HTTT từ phía Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Bài học thực tế từ TTCK Mỹ cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mỹ đã có chiến lược bao quát, theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, HTTT có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao. TTCK Trung Quốc lúc đầu được giao phó cho các sở giao dịch tự tổ chức HTTT của mình theo những quy chế của địa phương khác nhau nên chất lượng thông tin kém, hiệu quả hoạt động của thị trường thấp.

Ba là, cần chú ý đến vấn đề mạng truyền thông giữa các bộ phận thị trường. Thông tin trên TTCK cần phải thông suốt và có sự thống nhất. Ở TTCK Mỹ, do được quan tâm đến vấn đề truyền tin đúng mức nên giữa các sở giao dịch cũng như các bộ phận thị trường thông tin đều đáp ứng được các nguyên tắc về độ tin cậy, kịp thời, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Còn ở TTCK Trung Quốc, vấn đề mạng truyền thông lúc đầu chưa được chú trọng gây nên tình trạng lộn xộn thông tin, sai lệch thông tin, nay đã kịp thời điều chỉnh.

Bốn là, khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển, có thị trường phi tập trung. Ở TTCK Mỹ, đội ngũ các hãng thông tin chuyên nghiệp khá hùng hậu, nó cung cấp thông tin rất nhiều và phong phú cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tại TTCK Trung Quốc, do đội ngũ thông tin chuyên nghiệp mỏng nên việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong nước còn kém, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến TTCK Trung Quốc, nhất là khi cần quan sát TTCK Trung Quốc thông qua những kênh chuyên nghiệp cũng trở nên rất khó khăn. Vì thế điều đó trực tiếp hạn chế rất nhiều đến việc thu hút vốn của Trung Quốc. Do vậy, khi TTCK Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp có những đầu tư về thông tin chứng khoán.

Giới thiệu về Phát hành Quyền Chọn Mua Cổ phần cho Nhân viên trong các Cty Cổ phần của Việt Nam

1. Giới thiệu về quyền chọn mua cổ phần

1.1 Quyền chọn mua cổ phần

Một quyền chọn mua cổ phần là một hợp đồng trong đó người giữ quyền chọn mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua cổ phần với một mức giá cụ thể "Giá Thực Hiện" vào hoặc trước một ngày nào đó được xác định "Ngày Hết Hạn Hiệu Lực". Ngày Hết Hạn Hiệu Lực là ngày mà quyền chọn mua không còn hiệu lực và không tồn tại. 

Người mua quyền chọn mua cổ phần gọi là "Người Giữ Quyền Chọn Mua" hoặc "Người Mua" và người bán quyền chọn mua cổ phần gọi là "Người Bán" hoặc "Người Phát Hành". Người Phát Hành quyền chọn mua có thể chính là các công ty phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên, hoặc là các tổ chức tài chính thực hiện việc bán quyền chọn mua cổ phần theo yêu cầu của công ty để được hưởng một khoản phí. Người Phát Hành có nghĩa vụ bán cổ phiếu cho Người Giữ Quyền Chọn Mua tại mức Giá Thực Hiện nẽu Người Giữ Quyền Chọn Mua quyết định thực hiện quyền chọn mua cổ phần. 

Khi giá thị trường của cổ phần cao hơn Giá Thực Hiện, Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần có thể mua cổ phần từ Người Phát Hành với mức Giá Thực Hiện và sau đó bán lại theo giá thị trường. Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần sẽ có được khoản lợi nhuận bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường và Giá Thực Hiện. Ví dụ, nếu giá thị trường của cổ phiếu là $120 và mức Giá Thực Hiện quyền chọn mua là $100, Người Giữ Quyền Chọn Mua cổ phần có thể thực hiện quyền chọn mua bằng cách mua cổ phần với mức giá $100, sau đó ngay lập tức bán lại cổ phần với giá $120 và kiếm được $20 lợi nhuận. 

1.2 Ví dụ về quyền chọn mua cổ phần trong một công ty đã niêm yết

Công ty XYZ phát hành 10.000 cổ phần và quyết định cho nhân viên quyền chọn mua 500 cổ phiếu trong số đó để khuyến khích họ. 

Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán và có giá thị trường là $60 mỗi cổ phiếu. Công ty quyết định phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên mua 500 cổ phần với mức Giá Thực Hiện là $70 và quyền chọn mua cổ phần này hết hiệu lực trong thời hạn một năm. Những nhân viên nắm giữ quyền chọn mua cổ phần có quyền mua cổ phần với mức giá $70 mỗi cổ phần tại bất kỳ thời điềm nào trong vòng một năm kề từ ngày phát hành. Do đó, công ty có nghĩa vụ bán cổ phần với giá $70 mỗi cổ phần và nghĩa vụ này có hiệu lực trong vòng một năm. 

Nếu giá cổ phiếu tăng lên $90 hoặc một mức giá cao hơn Giá Thực Hiện trong thời gian một năm sau khi được cấp quyền chọn mua cổ phần, các nhân viên có thể quyết định mua cổ phần với mức giá $70 mỗi cổ phần và sau đó bán lại với giá $90 hoặc theo mức giá khác trên thị trường để kiếm lợi nhuận $20 mỗi cổ phần. Khi nhân viên thực hiện quyền chọn mua cổ phần, công ty phải hoặc phát hành cổ phiếu mới bán cho nhân viên với giá $70 mỗi cổ phiếu, hoặc bán cổ phiếu ngân quỹ cho nhân viên này với giá $70. 

Tuy nhiên, nếu trong suõt một năm sau đó, giá cổ phiếu không hề tăng cao hơn mức Giá Thực Hiện, người năm giữ quyền chọn mua cổ phần sẽ không có cơ hội hưởng lợi nhuận từ việc thực hiện quyền chọn mua của mình. 

1.3 Ví dụ về quyền chọn mua cổ phần trong một công ty chưa niêm yết

Quyền chọn mua cổ phần trong một công ty cổ phần chưa niêm yết cũng tương tự như đối với một công ty đã niêm yết. Sự khác biệt duy nhất là ở chỗ giá thị trường của cổ phần của công ty không được xác định theo mức giá trên thị trường chứng khoán mà theo mức giá thoả thuận giữa người mua và người bán, đôi khi qua trung gian trên thị trường phi tập trung. 

2. Các hình thức khuyến khích nhân viên

2.1 Chương trình quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên ESOP

ESOP Employee Stock Option Program là chương trình theo đó công ty cấp cho "những nhân viên đủ tiêu chuẩn" quyền chọn mua cổ phần của công ty theo một mức giá được định trước vào hoặc trước một ngày nhất định. ESOP cho phép nhân viên cùng hưởng giá trị gia tăng mà công ty tạo ra và do đó giúp công ty đạt được những mục tiêu sau đây:

+ Thu hút các nhân viên có năng lực;

+ Giữ chân nhân viên;

+ Thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên;

+ Gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của công ty nhờ đó tối đa hoá giá trị của cổ phần;

+ Tưởng thưởng nhân viên - nếu giá cổ phần của công ty tăng lên, đây có thể là một cách trả tiền cho nhân viên không quá tốn kém.

"Những nhân viên đủ tiêu chuẩn" hoặc "Việc hội đủ tiêu chuẩn" được định nghĩa trong phần 5.1.

ESOP khác với các chương trình cổ phiếu thưởng hoặc chương trình cho nhân viên mua cổ phiếu. 

2.2 Chương trình cổ phiếu thưởng

Trong chương trình cổ phiếu thưởng, nhân viên được trả một tỷ lệ tiền lương và/hoặc tiền thưởng bằng cổ phiếu. Sõ lượng cổ phiếu được trả đôi khi cố định, đôi khi phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của người nhân viên hoặc hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi ích của chương trình cổ phiếu thưởng là: 

+ Cổ phiếu thưởng gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông vì nhân viên cũng trở thành cổ đông;

+ Công ty có thể giảm bớt các chi phí bằng tiền mặt nhờ việc phát hành cổ phiếu để trả cho nhân viên thay vì trả bằng tiền mặt;

+ Đây cũng có thể là một cách để giảm thuế thu nhập cá nhân nếu cơ quan thuế xác định giá trị của cổ phiếu thấp hơn giá thị trường. Trường hợp này đôi khi xảy ra với các công ty chưa niêm yết. 

2.3 Chương trình cho nhân viên mua cổ phần của công ty

Một số công ty có những chương trình theo đó nhân viên có thể mua cổ phần của công ty với mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Nếu các nhân viên chỉ có thể mua một số lượng cổ phần có giới hạn trong một thời hạn nhất định, chương trình cho nhân viên mua cổ phần cũng có tác dụng giống như chương trình quyền chọn mua cổ phần với giá thực hiện thấp hơn mức giá hiện tại trên thị trường.  

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các công ty cho nhân viên mua một số lượng cổ phần không hạn chế trong khoảng thời gian không giới hạn. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu của công ty ít có khả năng tăng vượt mức giá mà nhân viên có thể mua. Lý do là vì trong điều kiện họ luôn luôn có cơ hội được mua cổ phiếu với giá ưu đãi và sau đó bán ra thị trường để hưởng mức chênh lệch thì họ sẽ không có động lực nâng cao hiệu quả công việc của mình để làm tăng giá trị của công ty. Vì vậy, chúng tôi đề nghị không áp dụng chương trình này. 

2.4 Phương thức cùng chia sẻ lợi nhuận

Theo phương thức cùng chia sẻ lợi nhuận này, tiền thưởng của một số hoặc tất cả các nhân viên trong công ty được gắn với khả năng sinh lợi của một bộ phận cụ thể trong công ty và/hoặc của toàn công ty. Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được nhận một tỷ lệ phần trăm nhất định trong lợi nhuận. Chương trình chia sẻ lợi nhuận thường thích hợp trong việc khuyến khích các công nhân làm việc tại nhà máy. 

2.5 Tại sao chọn hình thức khuyến khích trên cơ sở quyền chọn mua?

Lý do chủ yếu khiến cho các công ty nên chọn hình thức khuyến khích nhân viên bằng cách áp dụng quyền chọn mua cổ phần thay vì các chương trình khuyến khích khác là người nhận quyền chọn mua chỉ được hưởng lợi nếu giá trị cổ phần được tạo ra. Nói cách khác, nhân viên chỉ có thể được hưởng lợi từ quyền chọn mua cổ phần nếu công ty thành công. 

3. Việc áp dụng ESOP trên thế giới

3.1 Sự phổ biến của ESOP trên thế giới

Trong số 26 quốc gia mà công ty tư vấn về trả lương nhân viên Towers Perrins tiến hành khảo sát vào năm 2000 thì các chương trình quyền chọn mua cổ phần được sử dụng phổ biến ở 19 quốc gia. 

3.2 Sự phổ biến của ESOP trong các công ty ở Mỹ

Kết quả khảo sát 250 công ty lớn nhất ở Mỹ của Công ty Frederic W. Cook & Company cho thấy tỷ lệ các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho các nhân viên cấp điều hành là 93% trong năm 1993, và tăng lên 98% vào năm 1997. Điều này cho thấy quyền chọn mua cổ phần dành cho các nhân viên quản lý cấp cao rất phổ biến ở Mỹ. 

Trong quyển sách "Stock Options for Undiversified Executives" [Quyền chọn mua cổ phần giới hạn trong các nhân viên cấp điều hành] của tác giả Brian J. Hall thuộc Trường Kinh Doanh Harvard cũng cho thấy: vào năm 1999, 94% trong số 500 công ty hàng đầu theo bình chọn của Standard & Poor gọi tắt là S&P 500 có áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho những nhân viên điều hành cấp cao, trong khi tỷ lệ này chỉ là 82% trong năm 1992. Hơn nữa, tỷ lệ của quyền chọn mua cổ phần trong tổng số tiền trả cho nhân viên cũng tăng lên: giá trị của quyền chọn mua cổ phần chiếm 47% trong tổng thu nhập của 500 vị Tổng Giám đốc của các công ty nói trên vào năm 1999, tăng hơn nhiều so với mức chỉ có 21% trong năm 1992. 

Một cuộc khảo sát khác tiến hành ở 350 công ty lớn ở Mỹ của William M. Mercer cho thấy tỷ lệ các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên cấp thấp hơn tăng từ 19% trong năm 1993 lên 35% trong năm 1998. 

3.3 Ảnh hưởng của quyền chọn mua cổ phần đến hiệu quả kinh doanh của công ty

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các chương trình ESOP hoặc mang lại hiệu quả tích cực, hoặc không có ảnh hưởng rõ rệt đối với hiệu quả kinh doanh của các công ty. Tuy nhiên, cũng theo kết quả của các nghiên cứu này, chương trình ESOP tỏ ra phát huy tác dụng cao nhất nẽu các nhân viên được tham gia tích cực vào các quyết định quản lý và các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực khác với mục đích khuyến khích và hỗ trợ họ đóng góp nhiều hơn cho sự thành công của công ty. 

3.3.1 Sự tương quan giữa ESOP và tốc độ gia tăng doanh thu

Một nghiên cứu về tác dụng của quyền sở hữu của nhân viên đối với hoạt động kinh doanh của công ty do Michael Quarrey và Corey Rosen tiến hành vào năm 1987 cho thấy các công ty áp dụng ESOP tăng trưởng nhanh hơn các công ty tương tự nhưng không áp dụng ESOP khoảng 3,6% mỗi năm. Tuy nhiên, điều thực sự đáng nói là kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty áp dụng ESOP, và đồng thời có sự tham gia tích cực của các nhân viên vào các quyết định quản lý và các quyết định quan trọng khác, tăng trưởng với tốc độ 8% đến 11% nhanh hơn các công ty không áp dụng ESOP. Kết quả này được rút ra bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động của 45 công ty áp dụng ESOP, và đối chiếu từng công ty với khoảng 5 công ty không áp dụng ESOP khác. 

Một cuộc khảo sát tương tự đối với 343 công ty áp dụng ESOP và 343 công ty không áp dụng ESOP bởi hai nhà nghiên cứu Douglas Kruse và Joseph Blasi của Trường Đại học Rutgers Mỹ cũng cho thấy các công ty áp dụng ESOP đạt được các chỉ tiêu về doanh thu và doanh thu bình quân trên mỗi nhân viên cao hơn 2,3% so với các công ty tương tự nhưng không áp dụng ESOP. 

3.3.2 Sự tương quan giữa ESOP và Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA

Theo kết quả cuộc khảo sát 105 công ty của các nhà nghiên cứu Douglas Kruse, Joseph Blasi, Jim Sesil và Maya Krumova của Trường Đại học Rutgers vào năm 2000, các công ty áp dụng chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng tạo ra Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA cao hơn 2% đến 2,5% so với các công ty tương tự nhưng không áp dụng chương trình này trong cùng khoảng thời gian 10 năm bắt đầu từ 1985/87 đến 1995/97. 

Một nghiên cứu tương tự vào năm 1999 do Hamid Mehran thuộc Trường Đại học Northwestern tiến hành theo yêu cầu của Hội Hewitt cũng đi đến kết quả là 382 công ty niêm yết áp dụng ESOP có Tỷ suất Doanh lợi trên Tài sản ROA cao hơn các công ty không áp dụng khoảng 2,7%. 

3.3.3 Sự tương quan giữa ESOP và diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường

Năm 1995 với sự tài trợ của Bộ Lao động Mỹ, Michael Conte, giáo sư về Kinh Tẽ và Tài Chính của Trường Đại học Baltimore, và Rama Jampani, một Nghiên cứu sinh cũng tại trường Đại học này đã tiến hành khảo sát diễn biến giá cổ phiếu trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1990 của 4.210 công ty Mỹ áp dụng ESOP và nhận thấy, các công ty niêm yết áp dụng ESOP có tỷ suất lợi nhuận đầu tư ROI cao hơn Chỉ sõ S&P 500 đến 3,22% trong cùng khoảng thời gian.

Theo Chỉ số Quyền sở hữu của Nhân viên EOI - Employee Ownership lndex do Douglas Kruse và Joseph Blasi của Đại học Rutgers xây dựng năm 1992, bao gồm các công ty niêm yết có tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi các nhân viên trong công ty lớn hơn 10%, mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư của các công ty này là 193% trong thời gian từ năm 1992 đến 1997, so với mức 140% của chỉ số S&P 500 trong cùng thời kỳ đó. 

4. Mục Tiêu của Chương Trình Quyền Chọn Mua Cổ Phần Cho Nhân Viên

4.1 Thu hút nhân viên

Các công ty áp dụng chương trình quyền chọn mua cổ phần sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút được các nhân viên có năng lực, vì quyền này mang đến cho họ cơ hội kiếm tiền nhiều hơn nếu công ty thành công trong việc tạo ra giá trị cổ phần. 

Đặc biệt ở Việt Nam, các nhân viên được đào tạo tốt thường thích làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài vì tiền lương cao hơn, uy tín doanh nghiệp tốt hơn, và nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn. Với việc sử dụng quyền chọn mua cổ phần, các công ty tư nhân trong nước có thể thu hút các nhân viên có năng lực tốt hơn và thúc đẩy động cơ làm việc của họ một cách có hiệu quả hơn. 

4.2 Giữ chân nhân viên

Quyền chọn mua cổ phần khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc lâu hơn trong công ty theo hai cách:

+ Quyền chọn mua thường có điều khoản về thời gian bắt đầu có hiệu lực, nghĩa là quyền chọn mua thông thường không có hiệu lực thực hiện ngay, mà chỉ có thể được thực hiện hoặc "có hiệu lực" sau một khoảng thời gian. Nhân viên sẽ mất quyền chọn mua cổ phần nẽu rời khỏi công ty trước khi quyền chọn mua có hiệu lực. 

+ Vì nhân viên có cơ hội kiếm được một khoản thu nhập đáng kể nẽu công ty thành công trong việc tạo ra giá trị gia tăng, họ có động lực tiếp tục ở lại công ty và cố gắng tạo ra giá trị cho các cổ phần. 

4.3 Tạo động lực thúc đẩy nhân viên

Quyền chọn mua cổ phần tạo động lực thúc đẩy nhân viên bằng cách tạo ra mối liên kết trực tiếp giữa hiệu quả hoạt động của công ty và thu nhập của nhân viên. Điều này khuyến khích các nhân viên tìm cách làm tăng giá cổ phần và tránh mọi hoạt động có thể làm giảm giá cổ phần. Động lực làm việc của nhân viên có thể có những ảnh hưởng to lớn đối với hiệu quả hoạt động của công ty. 

4.4 Gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông

Phát hành quyền chọn mua cổ phần cho nhân viên giúp nhân viên có suy nghĩ giống như các cổ đông vì họ cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị cổ phần. Do vậy điều này giúp ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể phát sinh. 

4.5 Bảo toàn tiền mặt

Vệc trả tiền thù lao cho nhân viên bằng quyền chọn mua cổ phần thay vì bằng tiền mặt cho phép công ty tiết kiệm tiền mặt vì công ty không phải dùng đến tiền mặt khi phát hành quyền chọn mua cổ phần hoặc khi phát hành cổ phiếu mới để đáp ứng việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần của nhân viên.

Các yếu tố cần xác định khi Xây Dựng một ESOP

5.1 Tiêu chuẩn được cấp quyền chọn mua cổ phần

Công ty phải quyết định những nhân viên nào sẽ đủ tiêu chuẩn được cấp quyền chọn mua cổ phần. Một số công ty chỉ cấp quyền chọn mua cổ phần cho những nhân viên điều hành cấp cao trong khi một sõ công ty khác cấp quyền chọn mua cổ phần cho số đông các nhân viên thông qua các chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng.

5.1.1 Chương trình quyền chọn mua cổ phần dành cho nhân viên cấp điều hành

Những chương trình này thường áp dụng cho đối tượng là các nhân viên quản lý cấp cao và có thể mở rộng đến các giám đốc phân xưởng, nhưng không áp dụng cho các công nhân của công ty. Mục đích của chương trình quyền chọn mua cổ phần dành cho nhân viên cấp điều hành là để khuyến khích họ phát huy hiệu quả làm việc cao nhất và để giữ chân nhân tài trong công ty. Đây là hình thức thích hợp nhất của chương trình quyền chọn mua cổ phần đối với hầu hết các công ty Việt Nam, ví dụ các công ty sản xuất.

5.1.2 Chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng

Mục đích của các chương trình quyền chọn mua cổ phần mở rộng là khích lệ cách suy nghĩ và hành vi làm chủ trong toàn công ty. Hình thức này thường thích hợp nhất đối với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ và những công ty mà phần lớn nhân viên đều làm công việc chuyên môn.

5.2 Định kỳ phát hành quyền chọn mua cổ phần

Công ty phải xác định định kỳ phát hành quyền chọn mua cổ phần. Thông thường thì quyền chọn mua cổ phần được phát hành mỗi năm một lần.

5.3 Số lượng quyền chọn mua cổ phần được cấp

Công ty phải xác định cơ sở để tính số lượng quyền chọn mua cổ phần cấp cho mỗi loại nhân viên khác nhau. Đôi khi, việc tính toán dựa vào một số lượng cổ phiếu cố định cho tất cả các nhân viên có cùng vị trí công việc. Đôi khi, sõ lượng quyền chọn mua được tính toán dựa vào hiệu quả công việc của nhân viên hoặc hiệu quả hoạt động của công ty.

Điển hình ở các nước phát triển, hàng năm các công ty phát hành một số lượng quyền chọn mua cổ phần tương đương với 2% đến 6% tổng số cổ phần đã phát hành. Những công ty tăng trưởng nhanh có xu hướng phát hành nhiều hơn, trong khi những công ty tăng trưởng chậm hoặc ít tăng trưởng có xu hướng phát hành ít hơn.

Mặc dù phát hành quyền chọn mua cổ phần có thể gây ra sự sụt giảm tỷ suất lợi nhận cổ phần của các cổ đông hiện tại, các công ty cần luôn lưu ý đến hai đặc điểm quan trọng sau:

+ Quền chọn mua cổ phần là hình thức trả thù lao không dùng tiền mặt cho nhân viên một cách hữu hiệu, giúp công ty giảm lượng tiền mặt sử dụng so với trường hợp trả thù lao bằng tiền mặt;

+ Những nhân viên được khích lệ tốt nhờ tác dụng của chương trình quyền chọn mua cổ phần, có thể tạo ra giá trị tăng thêm hàng năm cho công ty lớn hơn khoản thu nhập trên mỗi cổ phần sụt giảm do việc phát hành thêm cổ phần bán cho số nhân viên này gây ra. Ví dụ, nẽu công ty phát hành 6% cổ phần cho nhân viên trong một năm nào đó, nhưng vì các nhân viên được khích lệ tốt, họ có động cơ làm việc tích cực hơn, từ đó làm giá trị của công ty tăng lên 20% trong năm. Trong trường hợp này, tất cả các cổ đông của công ty đều có lợi.

5.4 Thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua

Thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua là khoảng thời gian tối thiểu sau ngày được cấp quyền chọn mua cho đến khi quyền chọn mua có hiệu lực thực hiện. Đôi khi hiệu lực của quyền chọn mua sẽ trải qua vài giai đoạn - ví dụ, một nửa số quyền chọn mua có thể có hiệu lực tức thời và một nửa có thể có hiệu lực sau một năm. Đôi khi, quyền chọn mua cổ phần có thể không có hiệu lực nẽu người nhân viên không đáp ứng những yêu cầu về hiệu quả công việc nhất định. Nẽu nhân viên thôi việc, hoặc bị sa thải trước khi quyền chọn mua có hiệu lực, họ không thể thực hiện quyền chọn mua cổ phần của mình.

Lợi ích chủ yếu của quy định về khoảng thời gian bắt đầu có hiệu lực là để giữ chân nhân viên ở lại công ty vì họ sẽ đánh mất cơ hội thực hiện quyền chọn mua cổ phần nẽu thôi việc trước khi quyền chọn mua cồ phần có hiệu lực.

Theo số liệu của công ty Watson Wyatt Data Services, phần lớn các công ty áp dụng quyền chọn mua cổ phần với thời gian có hiệu lực toàn bộ trong vòng từ ba đến năm năm.

Một số cách thức xác định thời gian bắt đầu có hiệu lực:

5.4.1 Có hiệu lực một lần Cliff Vesting

Có hiệu lực một lần là cách tính thời gian bắt đầu có hiệu lực đơn giản, theo đó tất cả các quyền chọn mua đều cùng có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định, ví dụ một năm.

5.4.2 Có hiệu lực theo giai đoạn Phased Vesting

Có hiệu lực theo giai đoạn là cách phân chia thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyền chọn mua thành nhiều giai đoạn, theo đó mỗi tỷ lệ nhất định trong số quyền chọn mua được cấp sẽ có hiệu lực thực hiện vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ, một nhân viên được cấp quyền chọn mua một số cổ phần mà thời gian có hiệu lực được chia thành bốn giai đoạn trong bốn năm, trong đó 25% tổng số cổ phần được mua trong khuôn khổ của quyền chọn mua sẽ có hiệu lực thực hiện trong mỗi năm. Người nhân viên này có thể mua 25% tổng số cổ phần trong năm thứ nhất, 25% tiếp theo trong năm thứ hai,và cứ thế tiếp tục. Nếu người giữ quyền chọn mua cổ phần không thực hiện mua cổ phần trong năm thứ nhất thì năm thứ hai sẽ được mua 50%. Sau bốn năm toàn bộ quyền chọn mua cổ phần sẽ có hiệu lực. Phương thức tính thời điểm có hiệu lực thực hiện quyền chọn mua cổ phần theo giai đoạn được sử dụng chủ yếu làm công cụ để giữ chân nhân viên bằng cách khuyến khích họ ở lại với công ty trong suốt thời gian trước khi quyền chọn mua bắt đầu có hiệu lực toàn bộ.

5.4.3  Có hiệu lực tính theo hiệu quả Performance Vesting

Một số công ty xác định tính hiệu lực của quyền chọn mua dựa trên một số các chỉ số về hiệu quả hoạt động, ví dụ như lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận cổ đông, lợi nhuận trên cổ phần, giá trị kinh tế gia tăng EVA, tốc độ tăng doanh thu hoặc những chỉ số hiệu quả hoạt động khác thay vì dựa vào yếu tố thời gian. Người được cấp loại quyền chọn mua cổ phần này phải đạt được một số chỉ tiêu do công ty đặt ra trước khi được quyền thực hiện quyền chọn mua của mình.

5.5 Giá thực hiện

Công ty phải xác định giá thực hiện trong quyền chọn mua cổ phần. Một số phương pháp định giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần bao gồm định giá thấp, định giá cao, và định giá điều chỉnh theo chỉ số.

5.5.1 Định giá tháp Discounted pricing

Giá thực hiện được xác định ở mức thấp hơn mức giá của cổ phần vào thời điểm cấp quyền chọn mua cổ phần. Phương pháp định giá này thông thường được sử dụng để cho người nhận thấy ngay giá trị của việc được cấp quyền chọn mua cổ phần.

5.5.1 Định giá cao Premium pricing

Giá thực hiện được nâng lên cao hơn mức giá hiện tại của cổ phần. Trong hầu hết các công ty, giá thực hiện đều được định bằng hoặc cao hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu của công ty nhằm đảm bảo rằng giá trị cổ đông được tạo ra trước khi các nhân viên thực hiện quyền chọn mua cổ phần của mình.

5.5.3 Định giá theo chỉ số Indexed pricing

Theo phương thức định giá theo chỉ số, giá thực hiện được điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số chứng khoán trên thị trường trong suốt thời gian quyền chọn mua cổ phần có hiệu lực. Do đó, quyền chọn mua cổ phần với mức giá điều chỉnh theo chỉ số sẽ tăng giá khi diễn biến giá cổ phiếu của công ty vượt trội so với diễn biến của chỉ số tương ứng trên thị trường, và giảm giá khi diễn biến giá cổ phiếu của công ty xấu hơn chỉ số thị trường.

Hình thức định giá này nhằm loại trừ ảnh hưởng của những thay đổi trên thị trường tới giá trị của quyền chọn mua.

5.6 Thời gian thực hiện quyền chọn mua cổ phần

Công ty phải xác định thời gian thực hiện cũng như ngày quyền chọn mua cổ phần hết hiệu lực. Hầu hết các quyền chọn mua cổ phần có thời gian thực hiện từ 1-3 năm.

 Áp dụng ESOP tại Việt Nam

6.1 Vấn đề về pháp lý

Hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho việc phát hành và quản lý quyền chọn mua cổ phần tại Việt Nam. Điều này không có nghĩa phát hành quyền chọn mua cổ phần là bất hợp pháp mà đơn giản chỉ là luật pháp chưa đề cập đến vấn đề này. Khi chưa có một khung pháp lý quy định về việc phát hành quyền chọn mua cổ phần, các công ty có thể thiết lập quyền chọn mua cổ phần dưới hình thức một hợp đồng giữa công ty và từng nhân viên được cấp quyền chọn mua. Trong trường hợp này chương trình quyền chọn mua cổ phần cần được sự phê chuẩn của Hội đồng Quản trị và/hoặc của Đại hội đồng Cổ đông của công ty. 

6.2 Các vấn đề về kế toán

Theo Hệ thõng Kẽ toán Việt Nam VAS hiện nay, chưa có một chuẩn mực kẽ toán nào về việc hạch toán và báo cáo chương trình quyền chọn mua cổ phần trên các báo cáo tài chính của công ty. 

6.2.1 Đề nghị của chúng tôi

Do thiếu chuẩn mực kế toán trong quy định của VAS chúng tôi đề nghị nếu quyền chọn mua cổ phần được phát hành với mức giá thực hiện cao hơn hoặc bằng với mức giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hoặc mệnh giá của công ty chưa niêm yết, công ty không cần thiết phải hạch toán các chi phí liên quan đến việc phát hành quyền chọn mua. Theo hệ thõng kế toán này, chi phí chỉ được ghi nhận nếu và chỉ khi quyền chọn mua cổ phần được thực hiện. Mức chi phí sẽ bằng với khoản chênh lệch thấp hơn giữa giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần so với giá thị trường của cổ phiếu nẽu mua trên thị trường phi tập trung trong trường hợp công ty chưa niêm yết, hoặc mua trên thị trường chứng khoán trong trường hợp công ty đã niêm yết. 

6.2.2 Trường hợp phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần

Chúng tôi nhận được những thông tin không chính thức từ một viên chức của Bộ Tài chính rằng việc phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ bán cổ phiếu khi quyền chọn mua cổ phần được thực hiện sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty một lượng bằng với lượng tiền công ty thực nhận bằng số lượng cổ phiếu mới phát hành nhân với giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần, và không có chi phí nào được ghi nhận vào thời điểm phát hành quyền chọn mua cổ phần hoặc vào thời điểm thực hiện quyền chọn mua. 

6.2.3  Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu ngân quỹ để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần

Theo như được trả lời không chính thức bởi một viên chức của Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh, nếu công ty chọn cách bán cổ phiếu ngân quỹ, khoản chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá thực hiện quyền chọn mua sẽ được coi như một khoản lỗ trong hoạt động tài chính. Vị viên chức của Bộ Tài Chính cũng cho rằng khoản chênh lệch sẽ được coi như một khoản chi phí, có thể là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. 

6.2.4 Giảm tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phần

Cần phải lưu ý rằng việc áp dụng quyền chọn mua cổ phần sẽ làm gia tăng số cổ phần của công ty. Vì vậy nẽu các số liệu tính trên mỗi đơn vị cổ phần được điều chỉnh theo mức độ gia tăng số cổ phiếu đã phát hành, các chỉ tiêu tính trên mỗi cổ phần như thu nhập của mỗi cổ phần sẽ giảm nhẹ khi phát hành quyền chọn mua cổ phần. Trên thực tế "chi phí" thực sự của quyền chọn mua cổ phần là sự sụt giảm thu nhập trên mỗi cổ phần, do kết quả của quyền chọn mua cổ phần tạo ra. 

6.3 Các vấn đề về thuế

Tương tự, ở Việt Nam hiện chưa có một hướng dẫn nào về cách tính thuế đối với ESOP. Từ các cuộc trao đổi không chính thức với các cơ quan chức năng, chúng tôi tin rằng việc phát hành quyền chọn mua cổ phần sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần có thể gây ảnh hưởng đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mức chi phí có thể được khấu trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế. Một vấn đề khác là ảnh hưởng của việc cấp và thực hiện quyền chọn mua cổ phần sẽ đến thuế thu nhập cá nhân của các nhân viên công ty. 

6.3.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo mức chi phí mà cơ quan thuế ghi nhận có liên quan đến việc thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Một viên chức của Cục Thuế TP HCM nói rằng cho đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài Chính, cơ quan thuế không chấp nhận việc phát hành cổ phiếu mới nhằm thực hiện quyền chọn mua cổ phần là một khoản chi phí hợp lệ để tính giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù vậy, họ cho rằng khoản lỗ phát sinh từ việc bán cổ phiếu ngân quỹ sẽ được xem như là một khoản chi phí hợp lệ làm giảm thu nhập chịu thuế. Nếu đúng như vậy, các doanh nghiệp nên phát hành cổ phiếu mới, mua lại cổ phiếu đưa vào cổ phiếu ngân quỹ, và sau đó sử dụng những cổ phiếu này để thực hiện nghĩa vụ theo chương trình quyền chọn mua cổ phần. 

6.3.2 Thuế thu nhập cá nhân

Người giữ quyền chọn mua cổ phần sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân tuỳ thuộc vào mức thu nhập mà cơ quan thuế ghi nhận liên quan đến việc thực hiện và/hoặc chuyển nhượng quyền chọn mua cổ phần của mình. Vị viên chức Cục Thuế khẳng định rằng khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên; ngoài ra người nhân viên còn phải chịu thuế đánh trên khoản thu nhập phát sinh nếu chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Chính sách miễn thuế thu nhập hiện nay chỉ áp dụng đối với các tổ chức và/hoặc cá nhân kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán, không áp dụng cho các trường hợp khác. Tuy nhiên cơ quan thuế khó có khả năng kiểm soát được mức giá thị trường của cổ phiếu trừ khi cổ phiếu được mua bán trên thị trường chính thức, đặc biệt trong điều kiện các nhân viên của công ty chưa phải mở tài khoản đăng ký bắt buộc. 

6.4 Các vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng ESOP

6.4.1 Soạn thảo một kế hoạch ESOP chính thức

Sau khi hoàn tất việc thiết kế kế hoạch ESOP, công ty cần soạn thảo một kế hoạch ESOP chính thức bằng văn bản ghi rõ những điều khoản và đặc điểm cụ thể của ESOP để tránh những hiểu lầm có thể xảy ra. Bản kế hoạch này phải luôn có sẵn để cung cấp cho nhân viên công ty nếu có yêu cầu. 

6.4.2 Thông báo đến người được cấp quyền chọn mua cổ phần

Công ty phải thông báo rõ ràng đến người được cấp quyền chọn mua cổ phần về các điều khoản của quyền chọn mua cũng như các thủ tục thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Công ty cũng phải có một chương trình để định kỳ cập nhật thông tin của các nhân viên về tình trạng nắm giữ và thực hiện quyền chọn mua cổ phần cũng như số lượng quyền chọn mua cổ phần đã phát hành, thời gian có hiệu lực, thời điểm hết hạn hiệu lực, giá thực hiện,v.v... Công việc này phải được thực hiện hàng quý, hàng sáu tháng, hay hàng năm. 

6.4.3 Lưu giữ chứng từ

Công ty phải áp dụng một hệ thống thích hợp để lưu giữ chứng từ về chi tiết và tình trạng của các quyền chọn mua cổ phần đã phát hành. 

6.4.4 Sổ đăng ký Cổ đông và Điều lệ công ty

Khi công ty phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ bán cổ phần theo chương trình quyền chọn mua cổ phần, Sổ đăng ký Cổ đông cần phải được điều chỉnh để phản ánh các cổ đông mới. Ngoài ra, Điều lệ công ty cũng cần được sửa đổi để phản ánh sự thay đổi trong vốn điều lệ của công ty. Chúng tôi đề nghị phân công trách nhiệm rõ ràng nhằm đảm bảo ghi chép đầy đủ những thay đổi này khi phát hành cổ phiếu mới để thực hiện nghĩa vụ của công ty theo quy định trong quyền chọn mua cổ phần. 

6.4.5 Thủ tục đăng ký bắt buộc

Đến nay chưa có quy định rõ ràng nào về các thủ tục đăng ký bắt buộc liên quan đến việc cấp và/hoặc thực hiện quyền chọn mua cổ phần tại Việt Nam, nếu có. Tuy nhiên những thay đổi đối với Điều lệ của công ty phải được đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương DPI. 

6.4.6 Đại diện liên lạc chính

Công ty nên chỉ định một thành viên trong công ty, hoặc một nhà cung cấp dịch vụ ngoài công ty, làm đại diện liên lạc chính với các nhân viên mong muốn thực hiện quyền chọn mua cổ phần. Trách nhiệm của đại diện liên lạc chính là đảm bảo các thủ tục cần thiết phải được thực hiện.

Hội thảo các quy định mới về giao dịch tại TTGDCK Tp.HCM

Trong khuôn khổ Tuần lễ chứng khoán và chuẩn bị cho việc áp dụng một số các giải pháp thu hút đầu tư vào TTCK. Ngày 13/5/2003, TTGDCK TP. HCM đã phối hợp với CtyCK ACBS tổ chức hội thảo với chủ đề "Hội thảo các Quy định mới vềø giao dịch tại TTGDCK TP. HCM". Đến dự hội thảo có Ông Trần Cao Nguyên-Vụ trưởng Vụ PTTT-UBCNNN; Ông Trần Đắc Sinh- GĐ TTGDCK TP. HCM; Ông Trịnh Kim Quang- CTHĐQT CtyCK ACBS; Ông Lý Xuân Hải- TGĐ CtyCK ACBS; Đại diện một số các CtyCK, CtyNY, các tổ chức đầu tư cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, đầu tư, báo chí..

Mở đầu cuộc hội thảo, đại diện  TTGDCK TP. HCM đã chính thức thông báo việc triển khai thực hiện Quyết định 50/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:

-     Công cụ đặt lệnh: Lệnh giới hạn LO và lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO.

-     Đơn vị giao dịch: Cổ phiếu: 10 cổ phiếu; Trái phiếu: 10 trái phiếu; Chứng chỉ quỹ đầu tư: 10 chứng chỉ.

-     Biên độ dao động giá trong phương thức giao dịch khớp lệnh áp dụng cho cổ phiếu là 5 % và không áp dụng đối với trái phiếu.

-     Thời gian hiệu lực của lệnh: Lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến khi kết thúc ngày giao dịch; Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh.

-     Trong thời gian nghỉ giữa các đợt, các thao tác liên quan đến lệnh của khách hàng nhập, sửa hoặc huỷ, đại diện giao dịch không thể thực hiện được.

-     Sửa, huỷ lệnh: Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép huỷ bỏ trong cùng đợt khớp lệnh. Trong đợt khớp lệnh tiếp theo, đại diện giao dịch được phép huỷ phần còn lại của lệnh gốc hoặc lệnh gốc chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh trước. Việc sửa lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.

-     Giá tham chiếu của cổ phiếu mới niêm yết: Đối với cổ phiếu mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, TTGDCK chỉ nhận lệnh giới hạn LO, không áp dụng biên độ dao động giávà chỉ khớp lệnh 1 lần; Nếu trong lần khớp lệnh đầu tiên, giá giao dịch của cổ phiếu mới niêm yết chưa được xác định thì TTGDCK tiếp tục nhận lệnh trong đợt khớp lệnh tiếp theo; mức giá khớp lệnh trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được lấy làm gia stham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.

-     Cùng mua, cùng bán một loại CK: Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán một loại cổ phiếu trong cùng một ngày giao dịch. 

-      Ký quỹ: Khi đặt lệnh bán chứng khoán, khách hàng phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản chứng khoán mở tại thành viên; Khi đặt lệnh giới hạn LO, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng ký quỹ tối thiểu là 70 % giá trị CK đặt mua; Khi đặt lệnh ATO mua chứng khoán, khách hàng phải đáp ứng ký quỹ tối thiểu 70 % theo mức giá trần của ngày giao dịch đặt mua.

+     Mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài

-      Thành viên lưu ký là Cty CK thành viên, Ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký để tham gia dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán tại TTGDCK.

-     Tổ chức, cá nhân đầu tư không là thành viên lưu ký, nếu có yêu cầu lưu ký chứng khoán, phải gửi chứng khoán và làm thủ tục xin mở tài khoản lưu ký chứng khoán theo quy định của TTGDCK.

-     Tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài muốn thực hiện các hoạt động mua bán chứng khoán trên TTGDCK phải nộp đơn xin cấp mã số kinh doanh chứng khoán thông qua các thành viên lưu ký theo quy định của TTGDCK.

Ngoài ra, được sự đồng ý của Chủ tịch UBCKNN, TTGDCK TP. HCM cũng sẽ áp dụng tăng lần khớp lệnh lên 2 lần/phiên kể từ ngày 20/5/2003, cụ thể như sau:

-          từ 09 giờ đến 09 giờ 20: Nhận lệnh đợt 1

-          09 giờ 20: Khớp lệnh đợt 1

-          Từ 09 giờ 20 đến 10 giờ: Thời gian nghỉ giữa 2 đợt

-          Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Nhận lệnh đợt 2

-          10 giờ 30: Khớp lệnh đợt 2

-          Từ 10 giờ 30 đến 11 giờ: Giao dịch thoả thuận

-          11 giờ: Đóng cửa phiên giao dịch thị trường

B. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO

1. Khái niệm.

Trong phương thức khớp lệnh định kỳ thường sự dụng một vài công cụ đặt lệnh như sau:

-          Lệnh giới hạn.

-          Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh

Lệnh giao dịch với giá khớp lệnh là lệnh đặt mau hay lệnh đặt bán với mức giá đặt mà không cần phải xác định trước. Khi lệnh được khớp sẽ thực hiện tại mức giá mà thị trường xác định vào thời điểm khớp lệnh của ngày giao dịch đó.

2. Đặc điểm của lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh

+ Khi đặt lệnh tại mức giá khớp lệnh, nhà đầu tư không cần phải ghi mức giá cụ thể nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc ghi giá. Khi đại diện giao dịch nhập lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh vào hệ thống giao dịch thì tại vùng giá trong chức năng nhập lệnh, nhập chữ ATO.

+ Trong thời gian nhận lệnh, thông tin thị trường được hiện thị trên màn hình nhập lệnh của đại diện giao dịch và trên bảng điện tử của các công ty chứng khoán như sau:

-      Đối với màn hình một 01 giá và khối lượng đặt lệnh tốt nhất trên thị trường Best bid & Best offer: không hiện thi lệnh ATO.

-     Đối với màn hình ba 03 giá và khối lượng tốt nhất trên thi trường 3 Best bid & 3 Best offer: chỉ hiện thị thông tin đặt lệnh ATO với điều kiện trên thị trường có ít hơn 3 mức giá giới hạn tốt nhất.

+ Khối lượng đặt lệnh tối đa đối với lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh là 9,900 cổ phiếu.

+ Lệnh ATO được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau lệnh giới hạn: Khi hệ thống tiến hành so khớp các lệnh, tại mức giá thực hiện, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh có thứ tự ưu tiên thực hiện sau các lệnh giới hạn có mức giá đặt lệnh tốt hơn hoặc bằng với giá khớp lệnh Last priorty.

+ Trường hợp có nhiều lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO đặt mua hoặc đặt bán, các lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh sẽ cạnh tranh thực hiện lệnh với nhau theo thứ tự thời gian đặt lệnh.

+ Khi hệ thống tính toán khối lượng và giá khớp lệnh dự kiến, lênh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO cùng được so khớp.

Nới cách khác, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh và không có giá trị trong đợt khớp lệnh tiếp theo

3. Kỹ thuật khớp lệnh

+ Trình tự xác định giá và khối lượng giao dịch của thị trường trong trường hợp có kệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ATO như sau:

-      Công tích luỹ khối lượng đặt mua của lệnh giới hạn từ mức giá cao đến mức giá thấp:

-     Công tích luỹ khối lượng chào bán của lệnh giới hạn từ mức giá thấp đến mức giá cao:

-     Tại các mức khối lượng tích luỹ, cộng thêm khối lượng đặt của lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh của bên mua hoặc bên bán:

-     So với khối lượng đặt lệnh của hai bên để xác định khối lượng thực hiện lớn nhất có thể có:

-     So sánh mức giá tại mức giá khối lượng thực hiện lớn nhất với giá đóng cửa để xác định mức giá giao dịch.

+ Thứ tự ưu tiên thực hiện lệnh:

Tại mức khối lượng so khớp lớn nhất, giá giao dịch sẽ được xác định. Các lệnh được khớp sẽ được phân bố như sau

-     Các lệnh giới hạn đặt mua với giá cao hơn giá khớp lệnh và các lệnh giới hạn đặt bán với giá thấp hơn với giá khớp lệnh được ưu tiên phân bổ trước.

-     Đối với các lệnh giới hạn đặt mua và lệnh giơí hạn đặt bán với giá bằng giá khớp lệnh sẽ được phân bổ trước, sau đó mới phân bổ cho các lệnh giao dịch với giá khớp lệnh.

Ví dụ: Số lệnh của cổ phiếu BBB như sau:

Giá đóng cửa của: 20.5

Mua

Giá

Bán

1.100 H

20.9

200 B

500 A

20.8

 

3000 C

20.6

500I

 

20.5

1.000 E

600 D

20.4

700 F

500 G

20.3

 

 

ATO

500 J

Bước 1. Khi hệ thống tính toán giá khớp lệnh, hệ thống sẽ tính cả khối lượng giao dịch tại mức giá khớp lệnh cộng với khối lượng giao dịch của các lệnh giới hạn. Trong trường hợp này, hệ thống lấy số lượng chào bán của lệnh J cộng với khối lượng chào bán tích luỹ của các mức giá có trên sổ lệnh. Giá khớp lệnh được xác định là 20.5 và khối lượng khớp lệnh là 1.900.

Giá

Khối lượng cổ phiếu chào mua

Khối lượng cổ phiếu chào bán

Khối lượng cổ phiếu được khớp

20.9

1.100

2.400 + 500 = 2.900

1.000

20.8

1.600

2.200 + 500 = 2.700

1.600

20.6

1.900

2.200 + 500 = 2.700

1.900

20.5

1.900

1.700 + 500 = 2.200

1.900

20.4

2.500

700 + 500 = 1.200

1.200

20.3

3.000

0 + 500 = 500

500

Bước 2: Sau khi xác định được giá khớp lệnh là 20.5 hệ thống sẽ tiến hành khớp lệnh ưu tiên cho những lệnh bán có giá tốt hơn hoặc bằng giá mở cửa, sau đó mới đưa lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh vào khớp. Thứ tự các giao dịch được thực hiện sẽ là:

Thứ tự

Bên mua

Bên bán

Giá

Khối lượng

1

H

F

20.5

700

2

H

E

20.5

400

3

A

E

20.5

500

4

C

E

20.5

100

5

C

J

20.5

200

Lệnh ATO của khách hàng J được khớp 200, còn lại 300 sẽ bị huỷ.

Sổ lệnh sau khi khớp sẽ là:

Giá khớp lệnh: 20.5

Mua

Giá

Bán

 

20.9

200 B

 

20.8

 

 

20.6

500 I

 

20.5

 

600 D

20.4

 

500 G

20.3

 

Sau phần trình bày của CtyCK ACBS về một số các ứng dụng cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên cơ sở những quy định mới trên đây, đặc biệt là đối với loại hình công cụ giao dịch mới ATO. Hội thảo được tiếp tục với phần trao đổi và thảo luận từ phía các nhà đầu tư, đặc biệt xoay quanh một số vấn đề về tác dụng của loại hình công cụ mới ATO; ký quỹ giao dịch; các vấn đề có tính pháp lý quy định về trách nhiệm cũng như các biện pháp chế tài đối với các vi phạm về thanh toán...

Phát biểu bế mạc hội thảo, Ông Trần Đắc Sinh- Giám đốc TTGDCK TP. HCM đã thay mặt UBCKNN, TTGDCK TP. HCM, các CtyCK cảm ơn sự tham dự nhiệt thành của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt ghi nhận những ý kiến quý báu đóng góp từ phía các tổ chức, cá nhân. Ông Sinh cũng đề nghị các CtyCK, trong vai trò trung gian trên thị trường sẽ hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Trong vai trò là cơ quan quản lý và điều hành thị trường, TTGDCK TP. HCM cần có thêm thời gian và sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu xem xét các giải pháp nhằm phát triển thị trường.

Một số điều cần biết về lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký. Để giúp cho các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường chứng khoán hiểu rõ hơn về vấn đề này, Ban biên tập Bản tin thị trường chứng khoán xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Hữu Thiện:

Lưu ký là việc gửi chứng chỉ chứng khoán tờ cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ thống lưu ký chứng khoán. Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm lưu ký và các thành viên lưu ký. Chứng chỉ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được cất giữ an toàn tại Trung tâm lưu ký. Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.

Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán hiện nay đóng vai trò là Trung tâm lưu ký. Việc lưu ký chứng khoán chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Các thành viên lưu ký bao gồm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại đã được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động lưu ký và đã đăng ký làm thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có 14 thành viên lưu ký, trong đó 11 thành viên lưu ký là các công ty chứng khoán và 3 thành viên lưu ký là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Trước đây nhà đầu tư trong nước chỉ được lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký trong nước - là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng thương mại trong nước, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được lưu ký tại thành viên lưu ký nước ngoài - là các công ty chứng khoán liên doanh với nước ngoài hoặc các ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này đã được thay đổi, theo Quyết định số 51/2003/QĐ-BTC ngày 15/04/2003 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán, nhà đầu tư trong và ngoài có thể mở tài khoản lưu ký chứng khoán ở bất kỳ thành viên lưu ký nào. Việc lưu ký chứng khoán sẽ được bắt đầu bằng các thủ tục mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký. Các chứng khoán sau khi được lưu ký tại thành viên lưu ký sẽ được thành viên lưu ký tái lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau khi thành viên hoàn tất việc tái lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì chứng khoán đó mới được phép giao dịch. Chứng khoán lưu ký của nhà đầu tư  được cất giữ tại kho của Trung tâm giao dịch chứng khoán dưới dạng quản lý tổng hợp. Chứng khoán của nhà đầu tư lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được quản lý riêng biệt với chứng khoán của chính thành viên lưu ký. 

Theo quy định hiện hành, mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký. Do vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu trước để lựa chọn một thành viên lưu ký thích hợp cho mình. Trong trường hợp muốn đổi sang một thành viên lưu ký khác, nhà đầu tư sẽ mở tài khoản lưu ký mới tại thành viên lưu ký mới, đồng thời phải làm các thủ tục đóng tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký cũ  và yêu cầu thành viên lưu ký này chuyển số dư chứng khoán sang tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký mới. 

Khi mở tài khoản lưu ký, nhà đầu tư nên cung cấp địa chỉ liên lạc rõ ràng, chính xác và đầy đủ cho thành viên lưu ký. Điều này rất quan trọng vì nhà đầu tư có thể gặp phải những bất tiện và thậm chí thiệt hại sau này. Chẳng hạn, khi địa chỉ trên các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân được sử dụng để làm các thủ tục mở tài khoản lưu ký, trong khi địa chỉ cư trú hiện tại khác với địa chỉ trên chứng minh nhân dân. Các thư từ liên lạc của tổ chức phát hành, Trung tâm giao dịch chứng khoán và thành viên lưu ký trong thời gian thực hiện quyền sẽ không đến đúng nơi nhà đầu tư ở. Việc này có thể đưa đến vô số bất tiện trong quá trình xử lý quyền từ thành viên lưu ký, Trung tâm giao dịch chứng khoán cho đến tổ chức phát hành như chậm trễ, chỉnh sửa hồ sơ thực hiện quyền, hoặc thậm chí đôi khi nhà đầu tư bị từ chối phân bổ quyền.

Người đứng tên lưu ký chứng khoán phải chính là chủ sở hữu chứng khoán, kể cả cổ phiếu vô danh. Số xê-ri của tờ chứng chỉ chứng khoán cũng phải đúng là số xê-ri của chủ sở hữu đã đăng ký quyền sở hữu tại tổ chức phát hành. Đối với cổ phiếu ghi danh, nếu chủ sở hữu là người được chuyển nhượng hợp pháp trước khi có hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì mặt sau của tờ chứng chỉ phải có chữ ký của người chuyển nhượng liền kề trước đó và chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của tổ chức phát hành xác nhận việc chuyển nhượng đó. Nếu các yếu tố này không đúng như vậy, chứng khoán sẽ bị từ chối lưu ký

Các tờ chứng chỉ chứng khoán bị hỏng, bị nhòe không thể nhận diện được các thông tin cơ bản trên đó sẽ bị từ chối lưu ký. Trong trường hợp này cần liên hệ với tổ chức phát hành để xin được đổi lại tờ chứng chỉ chứng khoán mới.

Các chứng chỉ chứng khoán thuộc diện bị thông báo mất cắp hoặc giả mạo sẽ bị tạm giữ để giao cho tổ chức phát hành hoặc cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Cổ phiếu của cổ đông sáng lập vẫn còn trong thời gian nắm giữ theo quy định của pháp luật, của cổ đông mua chịu chưa thanh toán hết tiền mua cổ phiếu vẫn được lưu ký nhưng không được phép giao dịch. Các cổ phiếu này chỉ được phép giao dịch khi các điều kiện hạn chế đã được bãi bỏ và phải có xác nhận từ tổ chức phát hành. Ví dụ như cổ phiếu mua chịu đã thanh toán hết, muốn được giao dịch phải có văn bản xác nhận của tổ chức phát hành.

Các chủ sở hữu cổ phiếu theo hình thức ghi sổ muốn lưu ký vẫn tiến hành các thủ tục lưu ký bình thường tại thành viên lưu ký. Dĩ nhiên trong trường hợp này không có việc chuyển giao chứng chỉ vật chất. Thành viên lưu ký sẽ gửi tên chủ sở hữu đến tổ chức phát hành. Sau khi kiểm tra, tổ chức phát hành sẽ gửi tên chủ sở hữu đến Trung tâm giao dịch chứng khoán để thực hiện việc lưu ký. Lưu ký theo hình thức ghi sổ là xu hướng chủ yếu hiện nay vì những ưu điểm hơn hẳn lưu ký chứng chỉ vật chất, là không phải qua kiểm đếm, kiểm tra tính thật giả, và tốn kém cho công tác bảo quản.

Trung tâm giao dịch chứng khoán là người được ủy quyền thay mặt người đồng sở hữu chứng khoán lưu ký nhận các quyền được hưởng từ tổ chức phát hành như cổ tức, lãi trái phiếu, cổ phiếu thưởng.

Thế nào là bản cáo bạch?

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán. Điều quan trọng đối với nhà đầu tư là phải đọc và hiểu rõ các điều khoản này trong Bản cáo bạch để có thể tự đánh giá những rủi ro và lợi ích khi đầu tư vào công ty.

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để UBCKNN xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban chứng khoán chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Còn khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung của Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức và nội dung, hình thức của Bản cáo bạch tóm tắt này vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của UBCKNN.

Do vây, với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên đọc Bản cáo bạch chính thức bởi vì nó cung cấp cho bạn một cách đầy đủ nhất các thông tin về công ty phát hành. Còn nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên, ít nhất bạn cũng nên tìm đọc Bản cáo bạch tóm tắt bởi tuy chỉ đưa ra nội dung tóm tắt nhưng nó cũng có đầy đủ các thông tin cô đọng về công ty phát hành, đủ để bạn ra quyết định có đầu tư hay không

Tại sao cần phải đọc bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng. Đối với bạn, với tư cách là một nhà đầu tư, Bản báo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những Đợt chào bán lần đầu ra công chúng dường như là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, tức là tiền chênh lệch, do cổ phiếu tăng giá; nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm là bạn sẽ thu được tiền chênh lệch hoặc tiền chênh lệch sẽ được như mức mà bạn trông đợi.

Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?

Mặc dù tiêu chuẩn công bố và giải trình của các Bản cáo bạch khác nhau, nhưng mục lục của các Bản cáo bạch thường là giống nhau, và thông thường bao gồm 8 mục chính sau đây:

- Trang bìa

- Tóm tắt Bản cáo bạch

- Các nhân tố rủi ro

- Các khái niệm

- Chứng khoán phát hành

- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành

- Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành

-  Phụ lục

Nếu bạn muốn biết rõ hơn những quy định cụ thể về Bản cáo bạch, bạn có thể tìm hiểu các văn bản sau đây hoặc liên hệ trực tiếp với UBCKNN:

- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11- 07-1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Thông tư số 01/1998/TT- UBCK ngày 13 -10 - 1998 của UBCKNN hướng dẫn về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.

- Mẫu Bản cáo bạch kèm theo Công văn số 109/1999/UBCK2 ngày 12-08-1999 của UBCKNN hướng dẫn việc đăng ký nêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.

Sử dụng bản cáo bạch như thế nào?

Những thông tin gì đáng chú ý?

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện, bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, bạn có thể muốn biết việc kinh doanh của công ty có tiến triển hay không. Doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải là nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm công ty kinh doanh, khách hàng của công ty, đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩm này có tiếp tục bán được nữa không. Các thông tin chính về các vấn đề này nằm trong các phần khác nhau của Bản cáo bạch. 

Xem những phần nào?

Bạn nên tìm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết khác về công ty phát hành trong những phần sau của bản cáo bạch:

+ Trang bìa mặt trước và mặt sau.

+ Thời gian chào bán

+ Các khái niệm: giải nghĩa những từ, nhóm từ viết tắt hoặc khó hiểu.

+ Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành; gồm các thông tin về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Bảng mục lục.

+ Tóm tắt Bản cáo bạch.

+ Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê số liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành.

+ Chứng khoán phát hành: gồm các thông tin chi tiết về chứng khoán phát hành như giá và số lượng chứng khoán dự kiến phát hành, phương thức và thời gian phân phối chứng khoán, điều khoản chuyển và tỷ lệ nắm giữ của bên nước ngoài...

+ Thông tin về ngành kinh doanh.

+ Thông tin tài chính.

+ Thông tin về cổ đông. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

+ Các đối tác liên quan tới đợt phát hành: gồm các tổ chức như tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu...

+ Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty.

+ Phụ lục: gồm các báo cáo kế toán, Điều lệ công ty...

+ Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

Mặc dù các công ty được phép linh hoạt trong việc xây dựng và thể hiện thông tin và không cần phải tuân theo thứ tự đã đề ra, nhưng một Bản cáo bạch đầy đủ thường bao gồm các thông tin quan trọng cần được công bố sau đây:

+ Thông tin chính của trang bìa.

+ Tóm tắt Bản cáo bạch.

+ Thông tin về ngành kinh doanh.

+ Thông tin tài chính.

+ Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

+ Các nhân tố rủi ro.

Tóm tắt bản cáo bạch - Điều này có thực không?

Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin chính, như ngành kinh doanh và nhu cầu tăng vốn của công ty. Nó được sử dụng như thông tin tóm tắt về công ty.

Các thông tin quan trọng bao gồm:

+ Giới thiệu chung về công ty phát hành các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty.

+ Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty.

+ Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành.

+ Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được thông tin chi tiết hơn về các vấn đề đã nêu ra trong phần tóm tắt.

Thông tin về ngành kinh doanh-Công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Nhân tố quan trọng quyết định thành công của việc đầu tư vào công ty phát hành là thông qua việc tìm hiểu công ty thực hiện những hoạt động kinh doanh nào và các đối thủ cạnh tranh của công ty là ai. Bạn cũng có thể nêu ra câu hỏi liệu công ty phát hành có đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm của mình không, vì điều này sẽ giúp công ty có lợi thế hơn các đối thủ  cạnh tranh của mình. Công ty phát hành có sử dụng  công nghệ cao không? Công ty có khả năng điều tiết giá cả không? Hay đây cũng chỉ là một công ty nữa trong một lĩnh vực kinh doanh vốn đã rất tràn ngập?

Những vấn đề này cùng những vấn đề liên quan khác sẽ được giải đáp trong phần Thông tin về ngành kinh doanh. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị tinh thần phải đọc rất nhiều đấy. Những người chuẩn bị Bản cáo bạch có thể đặt ra giả thiết người đọc là những người lần đầu tiên tìm hiểu về công ty và do đó họ đưa ra các yếu tố về lịch sử, cơ cấu và các hoạt động của công ty nhằm tạo nên một bức tranh toàn cảnh về công ty. Thông tin đưa ra thường bao gồm:

- Tình hình các ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia:

- Triển vọng của các ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

- Loại sản phẩm / dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

- Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

- Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

- Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát trên.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

CHỨNG KHOÁN HOÁ - CÔNG CỤ HUY ĐỘNG VỐN HIỆU QUẢ

I.  TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA:

I.1.  Định nghĩa:

Phát hành chứng khoán dựa trên nguồn đảm bảo là khả năng sinh lời của tài sản đã có từ thời trung cổ khi chính quyền Thành phố Genoa Bắc Ý tập hợp một số người giàu có trong vùng để tài trợ cho đội chiến hạm chuyên đi khai thác các vùng đất mới.  Chứng khoán hóa hiện đại xuất hiện cách đây đã 30 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức cho cụm từ này.

Theo định nghĩa của các nước thuộc khối OECD đưa ra năm 1995, chứng khoán hóa là việc phát hành các chứng khoán có tính khả mại được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành, mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành, mà khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo sẽ quyết định thu nhập và độ an toàn của chứng khoán phát hành.  Kết quả của quá trình chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán - một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn.

I.2.  Quy trình chứng khoán hóa tổng quát:

I.2.1.  Quá trình chứng khoán hóa được thực hiện theo nguyên tắc trung gian thanh toán Pay- Through Structure như sau:

Quy trình chứng khoán hóa tổng quát

I.2.2.  Các thuật ngữ:

Chủ tài sản ban đầu-Originator:   Là bên "bán" tài sản cho Pháp nhân đặc biệt chuyển tất cả các quyền liên quan đến tài sản.  Chủ tài sản ban đầu thường tiếp tục làm dịch vụ quản lý tài sản cho Pháp nhân đặc biệt để hưởng phí quản lý.

Pháp nhân đặc biệt-Special Purpose Entity / Vehicle: Được thiết lập để thực hiện chức năng chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản kém thành các chứng khoán có thể mua bán, chuyển nhượng tự do trên thị trường.  Nhờ nghiệp vụ tách riêng các tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền, Pháp nhân đặc biệt có thể phát hành nhiều loại chứng khoán chuyển hóa khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đầu tư về thời gian đáo hạn, tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro.  Trong quá trình tạo tính thanh khoản cho các tài sản, Pháp nhân đặc biệt có thể nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua cơ chế tăng cường tín nhiệm và hỗ trợ tăng tính thanh khoản.

Pháp nhân đặc biệt có thể được thành lập dưới dạng một quỹ ủy thác hoặc công ty cổ phần, trong đó bên quản lý quỹ hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là đại diện chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư. Pháp nhân đặc biệt dùng nguồn thu từ phát hành chứng khoán để "mua" lại tài sản từ chủ tài sản ban đầu.  Tài sản sau khi được mua lại có thể vẫn do chủ tài sản điều phối theo Hợp đồng quản lý tài sản giữa pháp nhân đặc biệt và chủ tài sản ban đầu, toàn bộ thu nhập có được từ tài sản sẽ được chuyển cho Pháp nhân đặc biệt để cân đối chi trả lợi tức cho người đầu tư.

Tài sản chuyển hóa:Tất cả những tài sản có thể tách ra quản lý riêng và có khả năng sinh lời có thể dự đoán được và không phụ thuộc vào các tài sản khác, đều có thể được "bán" chuyển hóa trong quá trình chứng khoán hóa, bao gồm:

Tài sản cầm cố bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân hoặc tổ chức được dùng để thế chấp như nhà, đất, xưởng sản xuất, máy móc...

-  Các loại tài sản tài chính khác như các khoản phải thu của ngân hàng, gồm các khoản phải thu từ cho vay tiêu dùng để mua xe, thẻ tín dụng..., các khoản phải thu từ cho vay doanh nghiệp, tài sản cho thuê tài chính, các khoản đầu tư cho các dự án trong đó có dự án phát triển cơ sở hạ tầng, và các khoản cho vay khác...

Hiện nay, khái niệm về tài sản chuyển hóa được mở rộng ra cho bất cứ tài sản tài chính nào đáp ứng được yêu cầu về tách biệt quản lý và khả năng sinh lời độc lập, như thu nhập từ các dự án đầu tư, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng...

Chứng khoán chuyển hóa: Chứng khoán chuyển hóa là các loại chứng khoán được Pháp nhân đặc biệt phát hành trong quá trình tách riêng tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền.  Căn cứ trên tài sản chuyển hóa được dùng làm tài sản đảm bảo cho chứng khoán chuyển hóa, chứng khoán chuyển hóa được chia làm 2 loại: Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cầm cố Mortgage - Backed Securities - MBS và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính Asset - Backed Securities - ABS

Chứng khoán chuyển hóa chủ yếu là các loại chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu...  Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà Pháp nhân đặc biệt cũng có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc các loại chứng khoán vốn khác.

I.3.  Nguyên tắc phát hành chứng khoán chuyển hóa:

Pháp nhân đặc biệt thường là đầu mối tập trung dòng tiền từ nhiều loại tài sản chuyển hóa khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm của chứng khoán chuyển hóa không nhất thiết phải có một tài sản cụ thể nào đó để đảm bảo, Pháp nhân đặc biệt có thể kết hợp tùy ý các tài sản chuyển hóa để phát hành một hay nhiều loại chứng khoán chuyển hóa, miễn là thỏa mãn được nguyên tắc:

Tổng các luồng tiền vào có được từ thu nhập do các tài sản chuyển hóa mang lại, phải bằng tổng các luồng tiền ra để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chứng khoán đã phát hành bao gồm chi phí trả lợi tức và hoàn vốn cho người đầu tư, và tất cả các chi phí phát sinh khác như chi phí phát hành, chi phí quản lý tài sản, chi phí để tăng mức tín nhiệm....

Mặc dù việc quản lý và điều phối chặt chẽ các dòng tiền ra và vào là khâu mấu chốt cho quá trình chuyển tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn, Pháp nhân đặc biệt vẫn hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình kết nối người đầu tư với tài sản chuyển hóa, tạo nên tính đa dạng và biến hóa khôn lường của chứng khoán chuyển hóa.

 II. LỢI ÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHỨNG KHOÁN HÓA

II.1.  Đối với các bên chủ đầu tư dự án:

-  Đối với phần vốn đi vay trong vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng khoán hóa là cơ hội để giảm chi phí trả lãi vay và tăng hiệu quả sinh lời của dự án,

-  Đối với phần vốn tự có được dùng đầu tư vào dự án, chứng khoán hóa là một biện pháp giúp chủ đầu tư nâng cao vòng quay vốn.  Vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với những công ty chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vì so với biện pháp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để gọi vốn cho một dự án mới, việc "bán" đi phần vốn tự có trong các dự án đã tiến hành xong giai đoạn cơ bản thông qua quá trình chứng khoán hóa sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát hành,

-  Chứng khoán hóa mở ra khả năng huy động vốn cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay cả khi dự án mới chỉ ở "trên giấy".  Các Hợp đồng hoặc cam kết chắc chắn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động của dự án khi đi vào vận hành, đều có khả năng biến thành tài sản có giá - hàng hóa trên thị trường tài chính.

II.2.  Đối với người đầu tư:

-  Có thêm một công cụ đầu tư mới với suất sinh lợi cao hơn trái phiếu chính phủ và độ tin cậy tương đối ổn định,

-  Tính thanh khoản của chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính chứng khoánABS khá cao nên người đầu tư có thể dễ dàng tham gia giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung,

-  Chứng khoán ABS là một công cụ hữu hiệu cho nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là cho nhà đầu tư có tổ chức,

-  Giảm thiểu được rủi ro có thể ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của chủ thể phát hành, do tính chất của chứng khoán ABS là chỉ phụ thuộc vào "chất lượng" của tài sản chuyển hóa.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

III.1.  Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng cơ sở:

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của các dự án hạ tầng kỹ thuật cho thấy, có một thực tế là các dự án hiện nay đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc có một phần vốn ngân sách, phần còn lại chủ yếu là vốn vay thông qua hình thức tín dụng thương mại với lãi suất cao và thời hạn vay ngắn. Về phía ngân hàng, các nguồn vốn cho vay chủ yếu xuất phát từ hoạt động huy động vốn ngắn hạn từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Trong tổng số 321.280 tỷ đồng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chỉ có 30% là vốn trung, dài hạn trên 12 tháng.

Những con số này cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng hiện nay so với thực tế cho vay, và đã có một lượng vốn ngắn hạn rất lớn phải đem ra cho các dự án dài hạn vay. Chênh lệch về thời gian đáo hạn giữa nguồn vốn đi vay ngắn hạn, và các khoản cho vay dài hạn trong hệ thống ngân hàng, tạo nên rủi ro rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế này cho thấy trong tương lai rất gần, các dự án xây dựng cơ bản không thể cứ trông chờ vào nguồn tài trợ từ ngân hàng mà cần phải có một kênh tài trợ khác. Chứng khoán hóa có thể là lời giải cho nhu cầu này.

Thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa, các khoản vốn vay của ngân hàng có thể được "bán" cho pháp nhân đặc biệt, và được chuyển sang cho người đầu tư dưới dạng các trái phiếu thu nhập dài hạn.  Nhờ đó, các chủ đầu tư dự án có thể hoán chuyển các khoản nợ ngắn hạn từ ngân hàng, thành các nghĩa vụ nợ dài hạn đối với trái chủ. Về phía ngân hàng, vòng luân chuyển vốn được nâng cao, rủi ro về chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.

III.2.  Các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn mô hình chứng khoán hóa:

Trong điều kiện hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta vừa mới ra đời và hiệu quả hoạt động chưa cao, nguồn hàng hóa cho thị trường còn rất hạn chế, trình độ và năng lực của các tổ chức tài chính trung gian còn khiêm tốn, việc đề xuất một mô hình có khả năng ứng dụng ngay cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn loại tài sản tài chính để chuyển hóa, loại chứng khoán chuyển hóa, và Pháp nhân đặc biệt.

III.2.1.  Lựa chọn loại tài sản tài chính:

Trước mắt, nghiệp vụ chứng khoán hóa chỉ có thể được áp dụng vào các dự án đã được nghiệm thu toàn bộ, hoặc từng phần, và đã được đưa vào khai thác có doanh thu, với tài sản chuyển hóa là các khoản vay ngân hàng hoặc vốn do ngân sách cấp. 

Từ góc độ kỹ thuật, loại tài sản tài chính này hội đủ tiêu chuẩn của tài sản chuyển hóa bao gồm khả năng sinh lợi độc lập và tính tách bạch của tài sản.  Từ góc độ thị trường, chứng khoán chuyển hóa từ các tài sản này có thể thuyết phục được các nhà đầu tư về mục đích và độ an toàn của việc đầu tư.

III.2.2.  Lựa chọn loại chứng khoán chuyển hóa:

Trên lý thuyết, cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể được sử dụng với tư cách là chứng khoán chuyển hóa. Mặc dù cổ phiếu có lợi điểm là thời gian đáo hạn vĩnh viễn, song bù lại người đầu tư lại yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn so với trái phiếu. Trong khi đó, trái phiếu có thời gian đáo hạn hữu hạn, và ràng buộc tổ chức phát hành với nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ lãi và vốn gốc trái phiếu, trong suốt khoảng thời gian cho đến khi chứng khoán đáo hạn.

Đối với các dự án có thu phí, thời gian có thể khai thác thường không quá dài trung bình 10-15 năm, việc sử dụng cổ phiếu với vai trò chứng khoán chuyển hóa sẽ không phát huy được ưu thế vô hạn của vốn góp, mà còn tạo áp lực về lãi suất trên vốn đối với pháp nhân đặc biệt.

Hơn nữa, đối với các công trình công ích, phúc lợi công cộng có thu phí, mục đích của dự án là phục vụ cộng đồng, cho nên tỷ lệ phí thu chỉ được phép ở mức vừa đủ để thanh toán cho các chi phí quản lý khai thác công trình và trả lãi vốn vay.

Như vậy, việc lựa chọn chứng khoán chuyển hóa phải phụ thuộc vào tính chất và khả năng khai thác của từng dự án, song nhìn chung đối với loại tài sản chuyển hóa đã xác định như trên, trái phiếu sẽ có ưu thế hơn cả về mặt kỹ thuật và tính khả mại so với cổ phiếu.

III.2.3.  Lựa chọn loại hình của Pháp nhân đặc biệt:

Trong điều kiện hiện nay, Quỹ ủy thác đầu tư sẽ là sự lựa chọn ưu việt đối với một Pháp nhân đặc biệt trên phương diện bộ máy điều hành gọn nhẹ, và tính chuyên nghiệp hóa cao trong lĩnh vực chứng khoán hóa. Để có thể chỉ tập trung cho riêng hoạt động chứng khoán hóa, Quỹ Ủy thác nên được tổ chức theo dạng công ty quản lý quỹ, có trách nhiệm điều phối nhiều quỹ, mỗi quỹ tương ứng với từng tài sản, hoặc nhóm tài sản tài chính được chuyển hóa.

Quỹ ủy thác đầu tư có thể chỉ thực hiện nghiệp vụ quản lý các dòng tiền do tài sản tài chính đem lại, để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đi kèm với trái phiếu đã phát hành. Việc tổ chức thực hiện thu phí hoặc những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật xây dựng, sẽ được giao khoán cho các tổ chức chuyên ngành thực hiện theo một mức phí đã thỏa thuận.

Như vậy, Quỹ ủy thác đầu tư hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ thu nhập và các chi phí, liên quan đến việc khai thác tài sản tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm chứng khoán chuyển hóa, phù hợp với khả năng sinh lời thực tế của tài sản tài chính, và đáp ứng được nhu cầu của người đầu tư.

Tóm lại, có thể phác họa sơ lược một mô hình chứng khoán hóa đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật và hiện trạng nền kinh tế nước ta, là mô hình trong đó Quỹ ủy thác đầu tư sẽ giữ vai trò là Pháp nhân đặc biệt, thực hiện chức năng tái cấu trúc lại các luồng vốn.  Tài sản được đưa ra chuyển hóa qua mô hình này là các khoản vốn góp của ngân sách nhà nước, hoặc các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại, để thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.

Chứng khoán có tài sản đảm bảo được phát hành dựa vào các tài sản chuyển hóa nói trên, là các loại trái phiếu từ trung đến dài hạn, có mức lãi suất tương đối hấp dẫn đối với người đầu tư cao hơn mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, và có thể bằng lãi suất các loại trái phiếu do hệ thống ngân hàng thương mại phát hành.

Tìm hiu kinh nghim quc tế v phát hành tăng vn và chi tr c tc bng c phiếu - phn

A - Phát hành tăng vốn

Doanh nghiệp sau khi thành lập có thể bắt đầu huy động vốn. Việc tăng vốn có thể được thực hiện qua 2 hình thức:

-          Phát hành cổ phiếu mới có xem xét phát hành quyền

-          Phát hành cổ phiếu mới không xem xét phát hành thưởng

a.      Phát hành cổ phiếu mới có xem xét

Phát hành cổ phiếu mới có xem xét là phương thức thường được sử dụng bởi các công ty tại Hàn Quốc, Đài Loan. Các nhà đầu tư có thể đặt mua cổ phiếu mới đã được phát hành thông qua 3 cách sau:

-          Thông qua phát hành quyền cho các cổ đông hiện hữu.

Tùy theo bộ luật thương mại, cổ đông có quyền nhưng không có nghĩa vụ để mua các cổ phần trước. Nếu tất cả các cổ phần mới được phát hành không được mua hết trong thời hạn định trước, công ty có thể hoàn thành đợt phát hành mới bằng việc phân bổ phần còn lại cho tác đối tác.

-          Thông qua phân phối cho các bên đối tác.

Quyền mua cổ phiếu mới với quyền ưu tiên trước có thể được cấp cho các bên đối tác có quan hệ khăng khít với công ty phát hành ví dụ  như: các nhân viên, các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp, các cổ đông chính.

-          Thông qua phát hành ra công chúng.

Được phép của hội đồng quản trị, công ty có thể phát hành ra công chúng theo ý muốn, tuy nhiên phải ngoại trừ quyền mua của các đông hiện hữu.

b.      Phát hành mới không có xem xét

Phát hành mới không có xem xét dẫn tới việc tăng tổng số cổ phiếu đăng lưu hành của công ty, tuy nhiên không có sự tăng vốn cổ đông hoặc tổng tài sản của công ty phát hành tại thời điểm phát hành. Kiểu tăng vốn này được phân thành 2 loại:

-          Chuyển đổi dự trữ.

Cổ phần mới được phát hành không có bất cứ sự thu hút nào các khoản tiền từ bên ngoài vào khi mà thặng dư vốn hoặc lợi nhuận giữ lại được chuyển thành vốn cổ phần.

-          Chuyển lợi nhuận thành vốn cổ phần nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Lợi nhuận của công ty được chuyển thành cổ tức dưới dạng cổ phiếu và trả cho các cổ đông hiện hữu. Cổ tức cổ phiếu có được là tùy thuộc vào tỷ lệ phân bổ chứng khoán sở hữu của doanh nghiệp tới các cổ đông. Ngược lại với trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức của cổ phiếu được trả bằng cổ phiếu.

Tóm lại, việc tăng vốn của doanh nghiệp thường sẽ xem xét tới hai khả năng xảy ra, đó là:

-          Tăng cổ phần đã phát hành lên bằng cách phát hành cổ phiếu trên cơ sở giới hạn của vốn cổ đông.

-          Tăng vốn cổ đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty. Khi tăng vốn bằng cách này, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên.

Ngoài ra còn có một số phương pháp phát hành tăng vốn khác như phát hành tại mức giá thị trường. Không giống như phát hành theo mệnh giá, đây là một phương thức mà giá của cổ phần được xác định bởi chính thị trường. Tại Hàn Quốc, trước khi vận dụng phương pháp này từ 12/1983, việc tăng vốn của các công ty được thực hiện trên cơ sở mệnh giá. Việc hướng dẫn hệ thống mới này chỉ ra rằng giá phát hành được xác định theo giá thị trường theo một tỷ lệ triết khấu nhất định do SEC Securities and Exchange Commision qui định. Sau 8/1987, tất cả các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc muốn tăng vốn đều thông qua hệ thống này. Sau đó, tháng 6/1991, tỷ lệ triết khấu hoàn toàn được thả nổi, mọi quyết định về tỷ lệ triết khấu được dựa trên quyết định của chính ban giám đốc điều hành công ty phát hành. Theo các qui định về quản lý tài chính của các công ty niêm yết, các công ty được phép phát hành cổ phần vốn tại mức giá thị trường ngoại trừ giá không bao gồm quyền hoặc giá cơ sở giảm xuống dưới mức mệnh giá.

Giá phát hành mới thường được xem xét giữa 2 lựa chọn, lấy lựa chọn nào có giá thấp hơn.

-          Lựa chọn thứ nhất là triết khấu từ mức giá không bao gồm quyền mua trong 5 ngày trước ngày ghi sổ.

-          Lựa chọn 2 có được bằng việc triết khấu giá cơ sở 7 ngày trước ngày đặt mua.

Lý do của việc xác định giá phát hành theo cách này là để cung cấp cho các cổ đông cơ hội đặt mua các cổ phiếu mới phát hành tại mức giá thấp nếu có thể. Các cổ đông hiện hữu thường tạo các quyết định mua hoặc không đối với các cổ phiếu mới trước ngày không quyền. Với lý do thời gian từ ngày không quyền tới lúc đặt mua thường lớn hơn 2 tháng, các cổ đông hiện hữu dễ bị đặt vào các tình huống biến động giá quá mức. Điều này có nghĩa là: trong giai đoạn này, nếu giá chứng khoán giảm và ai đó đặt mua cổ phiếu mới sẽ bị lỗ một khoản tương đương chênh lệch giữa giá thị trường và giá phát hành. Để đạt được lợi nhuận, cần thiết phải tính toán tới chọn lựa thứ 2 trên cơ sở giá thị trường đã giảm. Theo tính toán, khi giá thị trường của cổ phần hiện hữu đã tăng, lựa chọn 1 sẽ trở thành thực tế giá cho việc phát hành. Ngược lại khi nó giảm, lựa chọn 2 sẽ là giá phát hành thực tế.

Thí dụ:

·         Lựa chọn thứ nhất.

Giá không quyền  =   giá cơ sở + giá lựa chọn 1 x tỷ lệ tăng vốn / 1 + tỷ lệ tăng vốn

Trong đó giá cơ sở được xác định như sau:

"Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở trước ngày ghi sổ 5 ngày 1 ngày" lấy giá thấp. Nghĩa là giá cơ sở có thể là 1 trong 2 giá sau, ở đó lấy giá nào thấp hơn:

-          giá đóng cửa trước ngày cơ sở 1 ngày.

-          giá trung bình= a + b + c / 3 trong đó:

+ a : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tháng.

+ b : Trung bình đóng cửa có trọng số khối lượng của các phiên trước ngày cơ sở 1 tuần.

+ c  : Giá đóng cửa ngày trước ngày cơ sở 1ngày.

Giá lựa chọn 1 =  giá không quyền  x  1 - tỷ lệ triết khấu

·         Lựa chọn thứ hai. Giá lựa chọn 2 =  giá cơ sở  x  1 - tỷ lệ triết khấu

Trong đó:

- "Giá cơ sở là trung bình giá thị trường hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch sau ngày khóa sổ 53 ngày 1 ngày" lấy giá thấp. Trung bình giá thị trường=a+b/2 trong đó:

       +a :  trung bình giá đóng cửa của 1 tuần gần ngày cơ sở  nhất nghĩa là trước ngày đặt mua 7 ngày.

       +y :  giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày cơ sở.

Và cuối cùng là giá phát hành có thể là 1 trong 2 giá trên với giá nhỏ hơn.

B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận, thặng dư hoặc các khoản tiền của các quĩ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có trong vốn của cổ đông cũng như của Doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Không có sự thay tăng giảm nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên

B. Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tại các Sở giao dịch chứng khoán của các nước có nền kinh tế phát triển, việc áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đã diễn ra rất lâu. Ngoài việc tuân thủ các qui định của Luật áp dụng đối với các công ty cổ phần, các qui định và hướng dẫn của Sở giao dịch, UBCK các nước, việc chi trả cổ tức theo hình thức như thế nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của Đại hội cổ đông hoặc của Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở xem xét của Đại hội cổ đông.

ở Việt Nam, theo mục 1, điều 67, Luật Doanh nghiệp về chi trả cổ tức, công ty cổ phần chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Việc chi trả cổ tức do quyết định của Đại hội cổ đông công ty. Thông thường một công ty làm ăn có lãi sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt. Khoản tiền này được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quĩ theo qui định của pháp luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tư phát triển sản xuất. Cũng theo Luật Doanh nghiệp, Cổ tức được định nghĩa là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phần. Như vậy trong các văn bản pháp luật hiện hành của chúng ta chưa hề có qui định nào nói về việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.

Tuy nhiên tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, có rất nhiều trường hợp các công ty không chi trả cổ tức dưới dạng tiền mặt. Thay vào đó, tùy thuộc vào tình hình công ty và quyết định của Đại hội cổ đông, các công ty sẽ chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu. Khi đó, các vấn đề sau sẽ được lưu tâm:

a.      Nguồn cổ phiếu dùng chi trả cổ tức.

-          Phát hành mới.

Việc phát hành mới cổ phiếu phục vụ chi trả cổ tức như đã nói trên trong phần phát hành tăng vốn. Tuy nhiên việc phát hành mới này không làm tăng vốn cổ đông do một mặt lượng cổ phiếu mới tăng lên làm cho lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên và vốn cổ phần theo đó tăng lên nhưng thực chất nó được chuyển đổi từ lợi nhuận, thặng dư vốn của công ty được giữ lại thay vì đem chi trả cho cổ đông dưới dạng tiền mặt.

-          Cổ phiếu Ngân quĩ.

Cổ phiếu Ngân quĩ là cổ phiếu mà công ty đã mua lại trên thị trường. Có nhiều lý do để công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành trên thị trường, nhưng mục tiêu chủ yếu là tăng lợi nhuận chi trả cho cổ đông do số cổ phiếu mua lại này không có quyền nhận cổ tức, ngăn ngừa việc thâu tóm công ty, tăng lợi nhuận từ chính việc mua bán lại này, phục vụ cho việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu..

ở Việt Nam, theo qui định trong Điều 65 về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty  của Luật Doanh nghiệp,  Điều 54 Qui chế Thành viên, Niêm yết, Công bố Thông tin và Giao dịch Chứng khoán, tổ chức niêm niêm yết có quyền và chỉ được phép mua lại không quá 30% tổng số cổ phiếu phổ thông, một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu khác đã phát hành và phải nộp đơn xin phép theo qui định của TTGDCK. Do đó nếu được phép thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, lượng cổ phiếu để chi trả cổ tức cũng sẽ nằm trong giới hạn trên đây.

b.      Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu nhận được trên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ.

Ví dụ: Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10%, như vậy nếu 1 cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được chi trả cổ tức tương ứng với 10 cổ phiếu.

c.       Loại cổ phiếu và số lượng.

-          Loại cổ phiếu: Loại cổ phiếu được chi trả cổ tức có thể bao gồm các loại như: cổ phiếu thường; cổ phiếu ưu đãi.

-          Số lượng: Tổng số lượng cổ phiếu dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông do Đại hội cổ đông công ty công quyết định căn cứ trên thực tế lợi nhuận của công ty và việc cân đối các khoản tiền cũng như nhu cầu về tiền mặt của công ty.

d.      Phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

-          Ngày ghi tên vào danh sách cổ đông.

Người đang nắm giữ cổ phiếu muốn nhận được cổ tức phải có tên trong danh sách cổ đông vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Do đó, tổ chức niêm yết thường sẽ phải công bố thông tin việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trước ngày kết thúc năm tài chính một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép người đầu tư có thể lựa chọn xem mình có nên tiếp tục nắm giữ hay bán cổ phiếu.

-          Phương án chi trả đối với các cổ đông nắm giữ số lẻ cổ phiếu.

Nếu số cổ tức chi trả bằng cổ phiếu là một số lẻ, cổ đông sẽ nhận được số cổ phiếu chẵn, phần lẻ còn lại sẽ được qui đổi thành tiền mặt và thanh toán cho cổ đông.

Ví dụ:  Một cổ đông sở hữu 70 cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 5%. Như vậy, số lượng cổ phiếu nhận được sẽ là 3,5 cổ phiếu. Tổ chức niêm yết sẽ gom tất cả những phần cổ phiếu lẻ và bán ra thị trường sau đó thanh toán bằng tiền cho cổ đông. Như vậy vẫn đảm bảo được số lượng phát hành mà thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Đối với trường hợp trên đây, cổ đông nắm giữ 70 cổ phiếu sẽ nhận được 3 cổ phiếu và phần tiền qui đổi từ 0,5 cổ phiếu lẻ.

-          Các thay đổi sẽ xảy ra đối với cổ phiếu đang lưu hành.

Trong khoảng thời gian nhất định như đã nói trên đây trước khi kết thúc năm tài chính, tổng số cổ phiếu của tổ chức niêm yết có thể tăng lên do một số các trường hợp đặc biệt như : cổ đông thực hiện các quyền kèm theo cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Điều này dẫn đến thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Do đó, tổ chức niêm yết sẽ phải công bố rõ ràng về các các khả năng xảy ra thay đổi này.

e.      Ngày thông qua nghị quyết của Ban giám đốc về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Thông thường, tỷ lệ chi trả cổ tức có thể thay đổi, vấn đề này quyết định ra sao tùy thuộc vào Đại hội cổ đông. Công ty phải thực hiện công bố thông tin về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các vấn đề liên quan ra công chúng trước khi thực hiện chi trả một khoảng thời gian nhất định.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, việc xem xét và định hướng trước về chi trả cổ tức dưới hình thức cổ phiếu đang được xem xét. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó, cần giải quyết các vấn đề sau đây:

1.       Xem xét bổ sung các qui định về vấn đề này đối với các văn bản pháp luật liên quan, trong đó quan trọng nhất là Luật Doanh nghiệp, Nghị định 48 của CP, các qui định, qui chế liên quan của UBCKNN về việc phát hành tăng vốn đối với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, các qui định về điều lệ Doanh nghiệp.

2.       Khẩn trương xây dựng và nghiên cứu các qui trình hướng dẫn thủ tục liên quan đến việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các tổ chức niêm yết, trong đó lưu ý tới các vấn đề như sau:

-      Ngoại trừ việc tuân thủ các qui định trong điều lệ công ty, Ban giám đốc công ty xem xét các vấn đề liên quan tới việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như: nguồn chi trả, tỷ lệ chi trả, ngày đăng ký cuối cùng, ngày chi trả, biện pháp giải quyết đối với các phần lẻ của cổ phiếu..

-      Hướng dẫn công bố thông tin và gửi thông báo cần thiết tới Sở giao dịch cũng như UBCK.

-      Hướng dẫn nộp hồ sơ xin phép phát hành bổ sung tăng vốn trong đó ghi rõ mục tiêu nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo các qui định mới.

-      Các qui trình kết hợp với Sở giao dịch, UBCK trong việc thực hiện đóng sổ cổ đông, xác định chủ sở hữu thực sự được phép chi trả cổ tức, thông báo cho cổ đông, những người sẽ nhận được cổ tức bằng cổ phiếu.

-      Đăng ký thay đổi vốn với cơ quan có thẩm quyền.

-      Hướng dẫn Chuẩn bị và trình các tài liệu, đơn liên quan đến niêm yết bổ sung.

Trong trường hợp các thủ tục trên đã tiến hành xong, Sở giao dịch cần có lộ trình cụ thể căn cứ trên thông báo của tổ chức niêm yết, các giấy phép đã cấp để thông báo về ngày giao dịch không cổ tức, tiến hành tính toán chỉ số chứng khoán trên cơ sở thay đổi về số lượng cổ phiếu bổ sung niêm yết của công ty.

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích chiến lược của doanh nghiệp là việc nghiên cứu thuần tuý về doanh nghiệp. Ngoài bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối tài khoản, nó còn dựa trên một số yếu tố khác. Việc phân tích chiến lược có thể bao gồm:

Lịch sử của doanh nghiệp

Đôi khi việc nghiên cứu quá khứ của một doanh nghiệp là điều rất có ích để có thể hiểu rõ được chiến lược phát triển của nó hiện nay và trong tương lai. Ngoài ngày thành lập, điều có thể tạo thuận lợi cho việc theo dõi khả năng thích ứng của doanh nghiệp, phương thức thành lập doanh nghiệp cũng là một lợi ích không nhỏ.

Hãy lấy ví dụ một doanh nghiệp tư nhân được điều hành trong hàng thập kỷ bởi lần lượt các thế hệ ông, cha và con. Nó sẽ có xu hướng giảm tốc độ phát triển. Điều này cho phép chủ doanh nghiệp giữ vững quyền lực. Ngược lại, một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bằng việc thâu tóm một cách thù địch các doanh nghiệp khác sẽ hầu như không có sự thay đổi trong chiến lược của nó trong tương lai, trừ phi có biến động lớn về cơ cấu quyền lực.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cũng quan trọng tương đương với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sẽ mất dần theo thời gian nhiều vụ đầu tư vào các hợp đồng tương lai đã làm biến mất hoàn toàn khả năng tài chính của nhiều công ty đa quốc gia, nhưng rất hiếm khi một doanh nghiệp bị mất hoàn toàn năng lực của nhân viên của nó. Mặt khác, tuy đào tạo được một nguồn nhân lực có khả năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn kém hơn là thay đổi kỹ thuật sản xuất nhưng không phải khi nào máy móc cũng có thể thay thế con người. Một doanh nghiệp có hai dạng nhân lực:

Người lãnh đạo

Một vài người lãnh đạo có thể có tiếng tăm nhiều hay ít. Người ta có thể kể đến những tên tuổi như Michel Bon, cựu Chủ tịch của Carrefour và nay là chủ tịch của France Télécom, hay như Christian Blanc, cựu chủ tịch của Air France. Trong cả hai trường hợp, khả năng của người lãnh đạo có thể là nguyên nhân của sự thành công của các doanh nghiệp mà họ điều hành. Người ta cũng có thể phân biệt giữa người lãnh đạo những công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Người lãnh đạo công ty cổ phần thường có tầm nhìn xa hơn nhiều so với chủ các doanh nghiệp tư nhân. Các nhà lãnh đạo sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng có xu hướng hạn chế việc theo đuổi những dự án cỡ lớn. Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong nhiều năm sau. Chính vì thế, tuổi tác cũng có tầm quan trọng như là khả năng quản lý của người lãnh đạo.

Người lao động: bao gồm cả cán bộ và công nhân viên. Đây chính là hạt nhân của năng lực phát triển của doanh nghiệp. Người lao động có năng lực cao có thể không ngừng cải thiện các điều kiện làm việc và qua đó, cải thiện cả những sản phẩm cuối cùng. Những chi phí đào tạo và quá trình tuyển dụng các nguồn nhân lực phải được nghiên cứu một cách tỷ mỷ. Trên thực tế, một vài doanh nghiệp như IBM đã theo đuổi một chính sách tuyển dụng có thể được gọi là "vô tính". Tất cả những nhân viên mới của nó đều được đào tạo và hướng nghiệp giống hệt những người cũ. Chính sách tuyển dụng này đã giải thích một phần sự chậm trễ của IBM trong công nghệ viễn thông vào đầu những năm 90

Nguồn lực tài chính. Chiến lược của một doanh nghiệp DN phải được đặt trong mối quan hệ với khả năng tài chính của nó. Người ta sẽ suy nghĩ như thế nào về một DN khẳng định mong muốn phát triển nhờ vào những nguồn lực bên ngoài, vay nợ nhiều nhưng lại không có tài sản gì đáng kể?  Một DN phải có đủ phương tiện để thực hiện tham vọng của nó, nhưng không cần dư. Thực tế, thật vô ích nếu DN có lượng tiền mặt rất dồi dào nhưng lại không được đem ra đầu tư  mà chỉ đem gửi vào các tài khoản vãng lai tại ngân hàng. Một DN có tiền rảnh rỗi đem đầu tư vào những dự án ngắn hạn còn lãng phí hơn nhiều so với việc vay tiền để đầu tư.

Công cụ sản xuất. Nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển, những chi phí cho việc đầu tư vào các tài sản hữu hình là hoàn toàn cần thiết. Ví dụ như khi bạn đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên tắc đánh thuế không cho phép bạn khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư ngay trong năm đầu. Nó phải được khấu hao từng phần trong nhiều năm. Vậy, khi bạn nhận thấy có sự giảm sút  về các khoản  khấu hao, cũng có  nghĩa là tăng về kết quả  kinh doanh, cần  phải đặt ra một vài câu hỏi. Tại sao khấu hao giảm sút? Có phải nó xuất phát từ việc máy móc thiết bị đã lỗi thời? Hoặc DN không có dự án đầu tư khả thi? Trong những trường hợp này, DN có nguy cơ thụt lùi về sản xuất trong những năm tới, hoặc sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh. Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của DN vào công cụ sản xuất cũng là điều rất cần thiết trong việc phân tích chiến lược.

Sản phẩm. Để giảm bớt những rủi ro gắn liền với hoạt động sản xuất của nó, DN cần phải đa dạng hóa sản phẩm. Trong quá khứ đã có nhiều DN cố bám vào việc sản xuất sợi amian để rồi khi thức dậy vào một buổi sáng nào đó, đã thấy hoạt động của mình bị cấm. Một số DN khác chuyên sản xuất bàn tính cũng sẽ lâm vào tình trạng thê thảm khi không nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thời đại vi tính. Tất cả những ví dụ này chỉ ra rằng một DN chuyên doanh có thể sẽ không tồn tại nếu sản phẩm duy nhất của nó rơi vào khủng hoảng. Ngược lại, một DN biết cách đa dạng hóa sản phẩm sẽ không đến nỗi phải hy sinh quá nhiều khi có những quy định mới của luật pháp có thể sẽ hạn chế một trong những hoạt động của nó.

Nhưng số lượng không phải là tất cả. Thực tế, một sản phẩm có thể được sinh ra, lớn lên và chết đi. Nó có cuộc sống của chính nó. Như vậy, danh mục sản phẩm của một DN cần phải được sắp đặt một cách cân đối giữa những sản phẩm có chu kỳ phát triển khác nhau.

Chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh cần nghiên cứu không phải là phương thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mà là cách phân chia những giới khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó. Trên thực tế, một doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Hãy thử tưởng tượng rằng một khách hàng chiếm tới hơn 50% doanh số của bạn. Điều gì sẽ xảy ra cho sự ổn định của bạn nếu khách hàng đó chuyển sang mua hàng của một nhà cung cấp khác? Tình trạng tương đối đơn giản, DN có tới 95% khả năng phải tuyên bố ngừng thanh toán các khoản nợ ít nhất trong vài tháng. Như vậy, DN phải chịu dưới cơ khách hàng này và sẽ phải chấp nhận những điều kiện ưu đãi hơn. Điều này về lâu dài sẽ đưa DN tới những khó khăn về tài chính. Vì lý do đó, điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là không nên quá tập trung vào một nhóm khách hàng. Có nhiều khách hàng nhỏ còn hơn là có một số khách hàng lớn.

Nghiên cứu và phát triển. Việc nghiên cứu và phát triển  là những chi phí cho hôm nay nhưng lại là thành quả cho ngày mai. Một DN có trình độ khoa học kỹ thuật cao sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển mạnh mẽ. Do vậy, việc tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu và phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là sự biến động của nó theo thời gian. Một sự giảm sút về hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn luôn cần phải được giải thích. Ngược lại, một việc gia tăng đột ngột hoạt động này cũng có thể ẩn dấu những chi phí không được kiểm soát.

*****************

 

 

 

   trái phiếu này đạt được mức 12,5%. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là, những người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền. 

Như vậy, ta thấy có một cơ cấu hợp lý về lãi suất do các loại công cụ có liên hệ với nhau. Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống. Tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên. 

Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất chuẩn còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường. Thứ nhất, lãi suất chuẩn tăng hay giảm sẽ làm cho các giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn. Thí dụ, khi lãi suất tăng sẽ làm giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu cơ bằng hình thức vay mua ký quỹ cảm thấy việc mua bán kém hấp dẫn hơn. 

Thứ hai, rất nhiều công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay. Nhiều công ty khác, ví dụ các tổ chức tài chính, tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của mình nhiều hơn để trả lãi, dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Việc tăng lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay do nguồn thu chính của họ là lãi thu được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty này thu nhập tăng lại làm cho cổ tức và giá cổ phiếu của nó tăng. 

Rủi ro sức mua

Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của nhà đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. 

Nếu chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giá cả hàng hoá giảm gọi là giảm phát. Cả lạm phát và giảm phát đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. 

Nói chung, rủi ro sức mua thị trường đi kèm với lạm phát, hiện tượng giảm phát ở các nước hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân chính của lạm phát là do giá thành sản phẩm và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ tăng so với mức cung. 

Lạm phát tăng là do nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế có nhiều công ăn việc làm hơn. Tại lúc này, mức cung không tăng kịp cho đến khi sản xuất được mở rộng. Với nhu cầu nhiều lên, các loại hàng hoá và dịch vụ sẽ phải được phân bổ theo một mức giá nào đó tăng lên mà làm cho cung cầu cân bằng tại đó. 

Lạm phát do tăng giá thành phẩm: Giá nguyên vật liệu và tiền công tăng lên, các nhà sản xuất cố gắng bù đắp lại bằng cách tăng giá cả hàng hoá. Trong một môi trường kinh tế có nhiều công ăn việc làm, tiền công được trả cao thì giá cả hàng hoá sẽ tăng, ngược lại giá cả hàng hoá tăng cũng đòi hỏi tiền công tăng lên, chu trình này cứ lặp đi lặp lại. 

Ta đã nói rủi ro sức mua thường đi kèm với sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ thì câu hỏi đặt ra là sự thay đổi giá những hàng hoá cụ thể nào sẽ được coi là thước đo tính lạm phát. Thức đo thông dụng nhất sử dụng để xác định mức thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ là chỉ số giá hàng tiêu dùng. Chỉ số này sử dụng một số loại hàng hoá và dịch vụ để tính toán, gồm thức ăn, đồ dùng và rất nhiều các loại dịch vụ, từ y tế đến tiền học để tính toán. 

Các nhà đầu tư cần tính kèm cả lạm phát vào thu nhập kỳ vòng để bù đắp rủi ro sức mua, mức này được đo bằng % biến động giá. Nếu như chỉ số hàng tiêu dùng là 100 vào đầu năm và cuối năm là 103 thì ta nói lạm phát là 3%. Nếu từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, chỉ số biến động từ 103 lên 109 thì tỷ lệ lạm phát sẽ vào khoảng 5,8% [1 09-103/103]. 

Sự cần thiết phải điều chỉnh thu nhập kỳ vọng theo những biến động giá cả có thể chứng minh bằng ví dụ đơn giản sau. Giả sử bạn vay 100 đồng ngày hôm nay và hứa trả 105 đồng vào cuối năm, lãi suất là 5%. Tuy nhiên nếu giá cả trong năm tăng lên tới 6%, khi đó 105 đồng nhận được vào cuối năm sẽ chỉ có sức mua bằng khoảng 98 đồng so với đầu năm. Như vậy, bạn phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát vào lãi suất, tức là 11% để cuối năm bạn nhận được lãi suất thực là 5%. 

Cũng giống như lãi suất có ảnh hưởng đến giá của tất cả các loại chứng khoán, sự thay đổi sức mua cũng làm ảnh hưởng đến chúng. Nếu chỉ số giá hàng tiêu dùng vào khoảng 8% hàng năm và năm sau dự kiến là 9% thì mức thu nhập đối với chứng khoán cũng đòi hỏi phải tăng lên. Điều đó sẽ tác động đến giá của các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty. 

Rủi ro không hệ thống 

Rủi ro không hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường. Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty. Do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét cho từng công ty. 

Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh toán của công ty có thể là do 1 môi trường của hoạt động kinh doanh và 2 tình trạng tài chính của công ty. Những rủi ro này có thể gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ ra những khía cạnh chung về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 

Rủi ro kinh doanh 

Rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Nói cách khác, nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những năm tiếp theo, rủi ro kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14% hay giảm xuống 6% so với lợi nhuận nằm trong khoảng 11-9%. Mức độ thay đổi so với xu hướng dự kiến được coi là rủi ro kinh doanh. 

Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động. 

Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. .., và có lẽ yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại nhà cửa. Dân số cũng có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua những thay đổi về lứa tuổi, giới tính, sự phân bố theo địa dư. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn. Nếu giá trị của đồng tiền càng cao thì những người mua trả góp sẽ hoãn mua và các chính quyền địa phương sẽ không bán trái phiếu để tài trợ cho các dự án cấp nước. 

Tình hình kinh tế chung cũng có ảnh hưởng đến mức thu nhập chung. Đây là tác động bên ngoài hay gọi là rủi ro. Nhưng, đứng tại giác độ rủi ro nội tại, công ty có thể điều chỉnh chu kỳ kinh doanh như thế nào? Nếu chúng ta tách chi phí hoạt động ra làm chi phí bất biến và chi phí khả biến, chúng ta sẽ thấy rằng khi thu nhập thay đổi, nếu chi phí bất biến chiếm một phần quan trọng trong tổng chi phí, công ty sẽ rất khó cắt giảm chi phí khi kinh tế suy thoái và nó cũng rất chậm chạp trong việc đáp ứng nhu cầu vào lúc kinh tế tăng trưởng. Những công ty như vậy có rủi ro nội tại lớn do khả năng đáp ứng không nhanh những thay đổi trong tình hình kinh doanh. Mặt khác, nếu tổng thu nhập là từ một loạt các loạt sản phẩm, chúng ta thấy rõ ràng là các sản phẩm sẽ không bị biến động theo cùng một chu kỳ kinh doanh, không bị biến động cùng mức độ và cùng thời gian. Trong phạm vi này, rủi ro nội tại được giảm xuống do sự trải rộng về sản phẩm hay loại sản phẩm. 

Phạm vi của những thay đổi lên xuống trong tổng thu nhập dẫn đến sự thay đổi trong lợi nhuận có thể được gọi là rủi ro nội tại. Nếu có một sự sụt giảm trong thu nhập từ một loại sản phẩm có thể được bù đắp bằng một loại sản phẩm khác, làm cho tổng thu nhập không thay đổi thì có thể coi là công ty đã sử dụng việc đa dạng hoá sản phẩm để bảo vệ mình chống lại rủi ro kinh doanh. Sự sút giảm về thu nhập có thể giảm thiểu trong tác động vào lợi nhuận thông qua sự cắt giảm chi phí và sản xuất. 

Rủi ro tài chính 

Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi. Và vì những nghĩa vụ trả lãi này phải được thanh toán cho công ty trước khi kinh doanh cổ tức cho cổ phiếu thường nên nó có tác động lớn đến cổ tức. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. 

Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tỷ lệ vay nợ có 3 hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là 1 làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ, 2 ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và 3 làm tăng rủi ro của họ. 

Giả sử chúng ta có hai công ty có hoạt động kinh doanh như nhau, chỉ khác nhau về cơ cấu vốn: Công ty C, nguồn vốn hoàn toàn từ 1 triệu cổ phiếu thường, bán với giá 20 đôla/1cổ phiếu. Công ty khác, công ty D, có nguồn một nửa là từ cổ phiếu thường 500.000 cổ phiếu, bán với giá 20 đô la/ cổ phiếu và một nửa là từ vay nợ 10 triệu USD với lãi vay là 5%. Như vậy, tài sản có của mỗi công ty là 20 triệu USD, dự kiến sẽ có lợi nhuận 1 triệu USD, hay là 5% trên tổng tài sản. Chúng ta giả sử rằng không có thuế thu nhập công ty. 

Thu nhập 1 triệu USD có thể dễ dàng chuyển đổi sang thu nhập cho mỗi cổ phiếu. Công ty C sẽ có lãi 1 đô la/1 cổ phiếu. Công ty D phải trả lãi 500.000 đô la 10 triệu x 5% và phần còn lại chia cho cổ phiếu cũng được lãi 1 đô la/1cổ phiếu. Tại điểm này, cả hai công ty đều có mức thu nhập trên cổ phiếu là 1 đô la. Như vậy ta không thấy có hệ quả của việc vay nợ đối với thu nhập của cổ đông. 

Chúng ta sẽ xem xét hệ quả của việc vay nợ đối với cả hai công ty trong một năm kinh doanh tốt và một năm kinh doanh xấu, khi thu nhập tăng lên 50% hay giảm đi 50%, như trong bảng sau:

 Chỉ tiêu

Năm tốt

Năm xấu

Mức thu nhập trên tài sản

Lợi nhuận

Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu:

Công ty C

Công ty D

7.5%

1.5 triệu

 

1.5 đôla

2.0 đôla

2.5%

5 triệu

 

0.5 đôla

0.0 đôla

Chúng ta nhớ lại rằng mỗi công ty có lãi 1 cổ phiếu là 1 đô la. Do vậy, 50% tăng lên trong thu nhập từ 1 triệu lên 1,5 triệu sẽ làm tăng 50% tăng lên trong thu nhập của mỗi cổ phiếu công ty C và 100% đối với công ty D. Trong trường hợp của công ty D, ảnh hưởng được nhân lên vì những người cho vay chỉ được hưởng lãi suất 5% trên số tiền cho vay, bất kể tình hình hoạt động của công ty tốt hay xấu. Do vậy, cổ đông của các công ty có vay nợ như công ty D sẽ được hưởng nhiều hơn khi tình hình kinh doanh tốt lên. Ngược lại, 50% giảm trong thu nhập từ một triệu đô la xuống 500.000 đô la sẽ làm cho lợi nhuận trên 1 cổ phiếu của công ty C giảm xuống 50% từ 1 đô la xuống 0.5 đô la nhưng lợi nhuận trên một cổ phiếu của Công ty D sẽ giảm từ 1 xuống 0. Ta có thể dễ dàng thấy rằng khi lợi nhuận tụt xuống còn 500.000 đô la, thu nhập trên tài sản chỉ còn 2,5%, nhưng những người cho vay vẫn được hưởng 5% lãi suất thì sự chênh lệch này sẽ phải được bù đắp bằng việc giảm lợi nhuận của cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. 

Rủi ro của các cổ đông có thể được xem xét một cách đơn giản. Nếu Công ty có tỷ lệ thu nhập âm trong một vài năm thì vốn cổ phần có thể sẽ biến mất. Công ty C vẫn có lợi nhuận mỗi cổ phần là 0,5 đô la khi thu nhập trên tổng tài sản là 2,5%, nhưng Công ty D thì con số này bằng không. Như vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bằng 0? Công ty C sẽ có lợi nhuận cho mỗi cổ phần bằng 0 còn Công ty D thì mỗi cổ phần lỗ 0,5 đô la do phải trả lãi vay. 

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản âm sẽ có tác động rất lớn. Ví dụ: một tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bằng - 4% sẽ được nhân lên thành - 22% lỗ trên vốn cổ phần đối với Công ty D. Nếu trong vòng vài năm cứ như vậy thì vốn cổ phần sẽ dần dần biến mất. Rủi ro phá sản của Công ty tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính. 

Xác định mức bù rủi ro 

Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định mức sinh lời yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng rủi ro một:

 R = i + p + b + f + m + o 

Trong đó: i                     = mức lãi suất thực lãi suất không rủi ro

 p                     = mức bù rủi ro sức mua

 b                     = mức bù rủi ro kinh doanh

 f                      = mức bù rủi ro tài chính

 m                    = mức bù rủi ro thị trường

 o                     = mức bù rủi ro khác.

Bước đầu tiên là phải xác định mức lãi suất không rủi ro. Thường thì lãi suất của tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng không có mức lãi suất nào là không rủi ro cả, bản thân tín phiếu Kho bạc cũng bị rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi. 

Định lượng tính rời tác động của mỗi loại rủi ro hệ thống và không hệ thống cũng là điều gần như không thể làm được, bởi vì những tác động của chúng chồng chéo lên nhau và trộn lẫn một cách phức tạp

Môi trường đầu tư

Định nghĩa: môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến hành.

Vì sao lại phải tìm hiểu, xem xét đánh giá môi trường đầu tư?

Trong cuốn "Những nguyên tắc vàng trong kinh doanh chứng khoán - Những bí quyết để thành công" Golden rules on Securities Business- Secret for Success André Kastolauy đã nói: Để có giá cổ phiếu tăng cần có các yếu tố tích cực sau:

Mức lạm phát duy trì thấp

Mức lãi suất tiền gửi giảm

Nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định

Tỷ giá hối đoái USD ổn định

Cũng trong sách đã dẫn có viết: Thị giá cổ phiếu sẽ tăng trong giai đoạn thịnh vượng của chu kỳ thăng trầm kinh tế, cụ thể lúc đó:

Các yếu tố sản xuất được tận dụng triệt để

Đầu tư tư nhân gia tăng

Gia tăng thu nhập của toàn nền kinh tế

Thu nhập quốc dân tăng

Mức tăng tiêu dùng bị khống chế, mức tích luỹ vốn được khuyến khích.

Thị giá cổ phiếu sẽ giảm trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ thăng trầm kinh tế, khi đó:

Đầu tư tư nhân chững lại và bị giảm mạnh

Doanh lợi của doanh nghiệp bị suy giảm kéo theo

Số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng

Lượng thất nghiệp cao, tiền tích luỹ giảm mạnh

Đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường cấp vốn, do đó

Mức lãi suất tiền gửi tăng, gây luồng vốn chuyển từTTCK sang TT tiền tệ.

Và cũng trong sách đã dẫn Henry Wallich đã chỉ rõ: Tiền đề và điều kiện thành công trong đầu tư chứng khoán là "nhà đầu tư phải có tầm bao quát rộng diễn biến kinh tế, có khả năng phán đoán trường hạn, am hiểu tường tận các quan hệ chính sách và chí ít ra phải có bản năng giao dịch CK"

Đó là một số trong những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, những yếu tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến TTCK, đến giá cả chứng khoán một cách trực hoặc gián tiếp mà mỗi người tham gia vào thị trường nên hiểu, nên phân tích trước và trong cả quá trình thực hiện quản lý đầu tư, hoặc kinh doanh của mình và nó là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện cho quyết định đầu tư, kinh doanh, quản lý của bạn mang lại hiệu quả cao.

Đối với người đầu tư: Qua các xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư người đầu tư có thể dự báo được khả năng hình thành của giá cả, mức sinh lời dự kiến, khả năng bảo toàn vốn và khả năng sản sinh rủi ro. Đây là những yếu tố mà tất cả mọi người đầu tư đều rất quan tâm.

Đối với người kinh doanh: Xem xét tổng quan các nhân tố của môi trường đầu tư các nhà kinh doanh chứng khoán có thể đánh giá thị trường, dự báo sự phát triển của thị trường, dự báo các đối thủ cạnh tranh, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh và từ đó có quyết sách thích hợp.

Đối với người quản lý: Người quản lý có nghĩa vụ vừa quản lý vừa xây dựng, cụ thể là:

- Giữ vững kỷ luật, kỷ cương của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động theo quy chế và pháp luật.

- Tạo điều kiện để phát triển thị trường.

- Tạo động lực để các thành viên tham gia thị trường với thái độ xây dựng.

- Ngăn ngừa những hành vi phá hoại, thao túng thị trường.

- Đạt mục tiêu cuối cùng là làm cho thị trường hoạt động trung thực, công bằng và hiệu quả.

Để đạt được các mục tiêu đó, một trong những lĩnh vực mà người quản lý cần quan tâm là môi trường vĩ mô của thị trường. Hiểu rõ môi trường này người quản lý có thể:

+ Có biện pháp quản lý thích hợp hơn

+ Có các chính sách khuyến khích phát triển thích hợp hơn

+ Điều chỉnh kịp thời các quy chế, biện pháp phù hợp với môi trường và sự biến đổi của môi trường.

Đối với nhà phân tích, bình luận:

Nếu hiểu rõ môi trường vĩ mô của thị trường thì nhà phân tích, bình luận sẽ có căn cứ để đánh giá, phân tích thị trường chính xác, sâu sắc hơn.

Chúng ta có thể phân tổ môi trường đầu tư theo các nhóm như sau: Môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường pháp lý, môi trường tài chính, môi trường quốc tế và hạ tầng cơ sở của thị trường chứng khoán. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét chúng.

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán là môi trường kinh tế. Chúng ta xem xét môi trường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân GDP, GNP,. ., lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái và một số phân tích kinh tế vĩ mô khác.

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI.

Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất sâu rộng đến hiệu quả hoạt động của TTCK. Ngày 5/3/1953 chỉ số TOPIX của Nhật bản giảm đến 8.75% và nguyên nhân là do Stalin ốm nặng. Khi Bill Clinton thú nhận trong việc bê bối với người tình Lewisky, thì chỉ số Dow Jones đã giảm 200 điểm. Điều đó có nghĩa là TTCK rất nhạy cảm đối với các sự kiện chính trị. Để xem xét môi trường xã hội ta nên xem xét ở các mặt sau: 

Chế độ chính trị thế nào? có ổn định hay không? khả năng diễn biến của nó.

Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo ra sao? Phẩm chất của đội ngũ này thế nào? tình trạng tham ô, hối lộ ra sao? Và hiệu quả của các biện pháp khắc phục.

Khả năng thích nghi của hệ thống điều hành chính sách đối với sự biến đổi của thời cuộc & các cam kết của chính phủ đối với các chính sách kinh tế ra sao?

Sự ủng hộ của nhân dân vào chế độ như thế nào? vào Đảng lãnh đạo ra sao?

Sự ủng hộ quốc tế đối với đảng, với chính phủ cầm quyền ra sao?

Tâm lý dân tộc, ý thức của nhân dân trong tiết kiệm và đầu tư thế nào?

Các "đối thủ" tham gia thị trường là ai? thủ đoạn, tâm lý của họ ra sao?

....vv.

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Môi trường pháp lý cũng là điều kiện rất cơ bản để TTCK hoạt động an toàn, hiệu quả. Xu hướng phát triển chung, truyền thống từ trước đến nay là cứ cho thị trường hoạt động và phát triển trước và từ đó đúc rút ra kinh nghiệm và xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp sau ở các nước có thị trường chứng khoán truyền thống. Xu hướng thứ hai là thiết lập khung pháp lý cho thị trường chứng khoán trước. Việt nam ta đang theo xu thế sau, vì chúng ta đi sau nên có thể tận hưởng được kinh nghiệm của các nước đi trước và rút ngắn được bước đi. Môi trường pháp lý cũng là yếu tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

Chúng ta nên xem xét môi trường pháp lý theo các góc độ như sau:

- Hệ thống hành lang pháp lý của thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào? có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư không?

- Các luật pháp khác liên quan có trùng chéo, mâu thuẫn không?

- Khả năng thực thi luật pháp thế nào?

- Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật

- Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK. 

MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Thực ra chúng ta có thể phân tổ môi trưởng tài chính là một bộ phận của môi trường kinh tế nhưng do tầm quan trọng của nó đối với TTCK nên để nó thành một mục riêng. Hệ thống tài chính được coi là cơ sở hạ tầng, hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Nếu hệ thống này trục trặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các nguồn năng lượng cho toàn bộ cơ thể kinh tế. Xem xét môi trường tài chính chúng ta nên chú trọng đến các mặt sau: 

- Nền tài chính quốc gia ra sao? Qua các chỉ tiêu đánh giá đã phân tích ở phần môi trường kinh tế như bội chi ngân sách, dự trữ ngoại tệ, xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, nợ quốc gia, nợ tư nhân và doanh nghiệp.

- Hoạt động của hệ thống ngân hàng ra sao? có hiệu quả không? Tình hình nợ khó đòi thế nào?

- Chính sách về thuế, phí đối với giao dịch, kinh doanh CK thế nào có khuyến khích đầu tư không? hoặc khuyến khích ở lĩnh vực nào, hạn chế ở lĩnh vực nào. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành giao dịch.

- Các thị trường vốn khác, như thị trường Leasing, Morgage, bất động sản hoạt động ra sao. Kinh nghiệm Thái Lan cho thấy, do sự phát triển quá mức thành bong bóng của thị trường bất động sản nên đã gây đổ vớ cho nhiều ngân hàng và công ty tài chính và dẫn đến sự suy sụp của TTCK.

- Giá trị đồng nội tệ thế nào? chính sách đối với thị trường hối đoái ra sao?

- Các quỹ: Bảo hiểm, đầu tư, hưu trí hoạt động thế nào? đây là các nhà đầu tư tiềm năng mà mọi đối tượng đầu tư cần chú ý đến họ.

- Lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu chính phủ quy định như thế nào

- Cân đối tài chính chính phủ, ngân sách..

- Các chính sách tài chính quốc gia khác.

- Một số phân tích tình hình tài chính quốc gia khác mà nhà đầu tư có thêm thông tin. 

MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ

Hiện nay, kinh tế của bất cứ nước nào cũng không thể tách rời nền kinh tế thế giới. Xu hướng phân công lao động quốc tế, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Bởi vậy, điều kiện phát triển nói chung của một quốc gia không thể thoát hẳn môi trường quốc tế. Chúng ta nên xem xét môi trường quốc tế trên các mặt sau: 

- Tình hình tài chính quốc tế, khu vực ra sao? Đang khủng hoảng? và khả năng ảnh hưởng đến quốc gia mình đang quan tâm.

- Quan hệ ngoại giao của chính phủ như thế nào? có được cộng đồng quốc tế ủng hộ không?

- Sự ủng hộ của các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB... đối với chính phủ ra sao?

- Hợp tác kinh tế quốc tế thế nào? Quan hệ bạn hàng quốc tế trong xuất, nhập khẩu ra sao? có biến đổi gì lớn không?

- Những đối thủ cạnh tranh trên thương trường quốc tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, quốc gia mình quan tâm.

- Quan hệ nợ nần, giải quyết nợ, khả năng trả nợ của quốc gia, doanh nghiệp. Khả năng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ ra sao?

- Cán cân BoP, cán cân thương mại

- Tình hình tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán nội địa và ngược lại.

- Định mức tín nhiệm của quốc gia trên thị trường quốc tế.

- Diễn biến của các thị trường chứng khoán trên thế giới, nhất là các thị trường lớn như New York, Tokyo, London, Hồng Kông, ... 

CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA TTCK

Chúng ta xem xét cơ sở hạ tầng của TTCK trong quá trình đầu tư theo các góc độ sau:

- Khối lượng hàng hoá của thị trường. Các chính sách phát triển và khả năng phát triển của nó.

- Cơ sở vật chất của thị trường: Địa điểm, mức độ cơ giới hoá, cơ sở thông tin, phương pháp, quy trình giao dịch.

- Cơ sở nguồn nhân lực của TTCK: Nhân lực quản lý, nhân lực tư vấn, nhân lực môi giới các công ty chứng khoán.

- Hiểu biết và điều hành hệ thống tài chính, khả năng quản lý của chính phủ

- Các chi phí trong quá trình giao dịch.

- Khả năng thanh toán, thời gian thanh toán.

- Hệ thống kiểm toán.

- Đánh giá, định mức tín nhiệm.

Cách tính chỉ số chứng khoán VN Index của Việt Nam

Ở Việt Nam, trong thời gian đầu chỉ số chứng khoán được tính toán sẽ đại diện cho tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường, tức dựa vào mức độ chi phối của từng giá trị được sử dụng để tính chỉ số. 

Ký hiệu: VN Index; Giá trị cơ sở: 100; Ngày cơ sở: 28/7/2000.

Công thức tính cơ bản:

VN Index = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở x 100

Chỉ số được tính toán và công bố sau mỗi phiên giao dịch. Trong quá trình đó, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Điều này sẽ làm phát sinh tính không liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác định bình quân thị trường số chia đã thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính chỉ số trên phải được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục cần có của chỉ số. Nguyên tắc điều chỉnh được tính như sau:

số chia mới d = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi / Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi x số chia cũ

Cụ thể, trong trường hợp có cổ phiếu mới được đưa vào niêm yết, số chia mới được tính như sau:

d = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ + giá thị trường của cổ phiếu mới niêm yết/ Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ x số chia cũ

Ví dụ tính toán chỉ số cụ thể các phiên giao dịch:

Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28 tháng 7 năm 2002

Tên Cty

Tên cổ phiếu

Giá thực hiện

Số lượng CK niêm yết

Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh

REE

16000

15.000.000

240.000.000.000

Cáp VL VT

SAM

17000

12.000.000

204.000.000.000

Tổng:

 

 

 

444.000.000.000

               VN Index = 444.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 100

Vào ngày 2 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:

Tên Cty

Tên cổ phiếu

Giá thực hiện

Số lượng CK niêm yết

Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh

REE

16600

15.000.000

249.000.000.000

Cáp VL VT

SAM

17500

12.000.000

210.000.000.000

Tổng:

 

 

 

459.000.000.000

VN Index = 459.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 103,38

Ngày 4-8-00 có thêm hai loại cổ phiếu Hapaco HAP và Transimex TMS được đưa vào giao dịch, do đó ta phải tìm số chia mới.

Vào ngày 4 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:

Tên Cty

Tên cổ phiếu

Giá thực hiện

Số lượng CK niêm yết

Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh

REE

16900

15.000.000

253.500.000.000

Cáp VL VT

SAM

17800

12.000.000

213.600.000.000

Gấy HP

HAP

16000

1.008.000

16.128.000.000

Transimex

TMS

14000

2.200.000

30.800.000.000

Tổng:

 

 

 

514.028.000.000

Điều chỉnh số chia mới d:

d = d0 x Pree.Qree + Psam.Qsam + Phap.Qhap + Ptms.Qtms / Pree.Q.ree + Psam.Qsam

d = 514.028.000.000 / 467.100.000.000 x 444.000.000.000 = 488.607.219.010

VNIndex = 514.028.000.000 / 488.607.219.010 x 100 = 105,2 

Tham khảo một số luật quan trọng của Hoa kỳ

-          Luật về hoạt động ngân hàng 1933.

-          Luật về giao dịch chứng khoán 1934.

-          Luật về hợp đồng trái phiếu 1939.

-          Luật về quỹ đầu tư 1940.

-          Luật chứng khoán 1933.

-          Thủ tục đăng ký.

-          Yêu cầu về nội dung cáo bạch.

-          Hoạt động của ngân hàng đầu tư.

-          Các phương thức bảo lãnh phát hành:

-          Cam kết chắc chắn.

-          Gắng hết sức mình.

-          Bán trọn hoặc huỷ bó.

-          Quảng cáo dọn đường.

-          Quy định về bán chứng khoán nóng.

-          Hoạt động chui và kiềm giữ.

-          Hoạt động bình ổn giá. 

Ngày 29-10-1929 có lẽ là ngày khó quên đối với nền kinh tế thể giới. Đó là ngày "thứ năm đen tối" đánh dấu sự sụp đổ crash của thị trường chứng khoán TTCK New York kéo theo đại khủng hoảng TTCK và kinh tế toàn cầu.

Những năm kế tiếp thị trường tiếp tục đi xuống và quốc Hội Mỹ đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản để củng cố lại hoạt động của cơ chế thị trường đặc biệt này. Các biện pháp được đúc kết thành luật mà sau đó hầu hết các TTCK trên thế giới, nhất là các thị trường mới nổi emerging market gần đây đều tham khảo.

Để có một ghi nhận tổng quan chúng ta cùng lướt qua các bộ luật ra đời từ năm 1933 đến 1940 tại Hoa Kỳ. 

Bộ luật chứng khoán 1933 Securities Act of 1933: 

Trong giai đoạn đầu hình thành TTCK, quần chúng là lực lượng đầu tư quan trọng nhất. Tuy nhiên trước thời điểm 1933 -chính xác hơn là trước 1929 - thị trường hầu như chỉ có lên bull. Mua chứng khoán cách nào cũng có lời, nên chẳng ai cần cảnh giác. Người đầu tư biết rất ít hoặc không biết tí gì về chủ thể phát hành chứng khoán. Họ cũng không hề biết đồng tiền huy động sẽ được sử dụng như thế nào. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây đổ vỡ TTCK. Đạo luật 1933 ra đời nhằm gạn lọc để đưa ra thị trường những hàng hoá chính hiệu và đủ phẩm chất. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau. 

- Bộ luật về hoạt động ngân hàng 1933 Banking Act - còn gọi là Glass Steagall Act: 

Sự nhập nhằng trong việc sử dụng tiền ký thác nhằm mục đích tài trợ thương mại để mạo hiểm vào hoạt động chứng khoán là nguyên nhân "dắt dây" làm lây lan sự đổ vỡ. Đạo luật Glass Steagall đặt trọng tâm vào việc tách biệt cơ chế hoạt động ngân hàng investment banking. Đây là bức tường bảo vệ an toàn và hiệu quả cho các nguồn vốn. Theo đó ngân hàng thương mại không được bảo lãnh chứng khoán - ngoại trừ trái phiếu đô thị công cộng - GO: Municipal General Obligation. Ngược lại các ngân hàng đầu tư không được phép mở tài khoản ký thác hoặc cho vay thương mại. 

- Bộ luật giao dịch chứng khoán 1934 The Securities Exchange Act of 1934: 

Bộ luật chú trọng chủ yếu vào hoạt động mua bán chứng khoán ở thị trường thứ cấp, nhân sự tham gia trong thị trường này và các hoạt động mua bán gian lận. Uỷ Ban Chứng Khoán SEC là cơ quan quản lý chuyên ngành được ra đời từ bộ luật này. Bộ luật được sửa đổi và mở rộng vào năm 1938 nhằm thiết lập các cơ quan tự quản self - regulatory body giúp giám sát hoạt động TTCK. Hiệp Hội quốc Gia Các Nhà Giao Dịch Chứng Khoán NASD điều hành thị trường phi tập trung OTC được ra đời trong đợt tu chỉnh này. 

- Đạo luật về hợp đồng trái phiếu - 1939 The Trade Indenture Act of 1939: 

Mục đích của đạo luật này là nhằm bảo vệ người mua các loại chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu trung hạn notes, trái phiếu dài hạn bonds, giấy nợ debentures và các sản phẩm tương tự. Để bảo vệ quyền lợi của quần chúng đầu tư, đạo luật cấm các doanh nghiệp không được bán bất cứ chứng khoán nợ của công ty nào nếu không được phát hành thông qua một hợp đồng trái phiếu trust indenture. 

- Đạo luật về quỹ đầu tư 1940 Công Ty Đầu Tư: The Investment Company Act of 1940: 

Đây là đạo luật quy định việc tổ chức điều hành, hoạt động và sử dụng các loại hình quỹ đầu tư tập thể khác nhau. Các quỹ đầu tư là lực lượng vốn quan trọng đầu tư vào TTCK. Việc huy động và đầu tư với lượng tiền khổng lồ được dựa vào một khung luật cụ thể từ đăng ký phát hành cổ phần đến các nghiệp vụ đầu tư giao dịch. Các nghiệp vụ bị hạn chế đối với cóng ty đầu tư còn gọi là quỹ đầu tư gồm: sử dụng tài khoản đòn cân nợ margin account, bán khống sell short, tham dự vào các tài khoản liên kết đầu tư hoặc mua bán. 

Trong số các đạo luật được nêu trên đây đặc biệt trong giai đoạn hình thành thị trường, đạo luật về chứng khoán 1933 - phát hành đại chúng - được nhắc đến như là một nguồn tham khảo quan trọng. 

Người đầu tư khi mua các chứng khoán mới cần rà xét càng nhiều thông tin càng tốt về chủ thể phát hành nhằm để lượng giá quyết định đầu tư của mình. Các quy định của luật là nhằm khuyến khích sự dễ dàng tiếp cận thông tin về chủ thể phát hành chứng khoán, góp phần vào sự hoàn thiện các TTCK. Điều này thường được biết bởi khái niệm về một sự công khai đầy đủ và trung thực. 

Luật lệ chi phối các đợt phát hành mới chứng khoán có tầm quan trọng nhất tại Mỹ, là Luật chứng khoán 1933. Nhiều nước đã dùng luật này để chế định các thủ tục riêng của mình, áp dụng vào việc phát hành chứng khoán mới của họ. 

NỘI DUNG LUẬT CHỨNG KHOÁN 1933: 

Luật chứng khoán 1933 được đặt ra nhằm giúp cho người mua các chứng khoán mới phát hành nắm được các thông tin về chủ thể phát hành và ngăn chặn gian lận trong việc bán chứng khoán. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước Securities Exchange Commission - SEC là cơ quan trực thuộc Liên bang có trách nhiệm thực thi Bộ Luật. Tuy nhiên, Uỷ ban này SEC không chuẩn nhận vào giá trị đầu tư của bất kỳ một đợt phát hành nào. 

Các chủ thể phát hành phải đăng ký chứng khoán với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước nếu họ dùng các phương tiện quảng cáo để phát hành liên bang. Thêm vào yêu cầu đăng ký, luật còn buộc người phát hành cung cấp cho những người muốn mua chứng khoán một tài liệu gọi là cáo bạch phát hành prospectus, bao gồm các thông tin chi tiết về công ty phát hành. Luật chứng khoán 1933 làm cho nguyên tắc công khai và trung thực trở thành bắt buộc. 

Ở trang bìa của cáo bạch có ghi một câu thông báo rằng Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước không hề chuẩn nhận về sự chính xác adequacy hoặc đúng đắn accuracy của thông tin trong một bản cáo bạch. Bất cứ một thông báo nào trái ngược điều vừa nêu được xem là sự vi phạm hình sự. Điều này được biết đến như là "không có chuyện phê chuẩn" của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước chỉ duyệt xét bản báo cáo đăng ký và bản cáo bạch nhằm xác nhận rằng những thủ tục đó là đầy đủ và phù hợp. 

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ: 

Ngày mà Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước nhận được bản báo cáo đăng ký được kể là ngày nộp hồ sơ. Tiếp theo đó là một "thời gian nguội lạnh" 20 ngày cooling off period nhằm để Ủy Ban Chứng sơoán Nhà Nước xem xét thông tin đăng ký. Thông tin phải có trong một bản báo cáo đăng ký gồm: 

1. Một diễn giải về hoạt động kinh doanh của chủ thể phát hành. 

2. Phần vốn nắm giữ của các chức danh cao cấp, thành viên Hội Đồng Quản Trị, các nhà bảo lãnh bao tiêu, và danh sách các cá nhân làm chủ trên 10% tổng số chứng khoán của công ty. 

3. Lý lịch của các chức danh cao cấp và thành viên Hội Đồng Quản Trị. 

4. Cơ cấu vốn capitalization của công ty phát hành huy động qua phát hành cổ phần, trái phiếu. 

5. Việc sử dụng cụ thể của số tiền thu về do huy động. 

6. Các báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận. 

Nếu Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước thấy rằng trong giải trình đăng ký có thiếu sót cụ thể như sự bỏ sót hoặc trình bày sai lệch, Uỷ ban này sẽ phát đi một văn bản về sự thiếu sót deficiency letter. Văn bản này có tác dụng lùi ngày hiệu lực. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước cũng có thể phát ra một lệnh ngưng stop order có giá trị cấm đợt chào bán của loại chứng khoán đăng ký đó. 

Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước không phê chuẩn việc bán chứng khoán hay xác định về giá trị đầu tư của chứng khoán đăng ký, cơ quan này quan tâm đến việc công khai đầy đủ và trung thực tất cả các sự kiện chi tiết của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng biết. Nhà đầu tư, do đó, có thể kiện ra toà các giới chức cao cấp, thành viên Hội Đồng Quản Trị, các cổ đông sáng lập và các ngân hàng đầu tư investment bankers nếu hồ sơ đăng ký có vấn đề. 

Trong thời gian chờ đợi 20 ngày, một bản cáo bạch thăm dò preliminary prospectus còn gọi là red-herring có thể được chủ thể phát hành chuẩn bị. Cáo bạch này có khung đỏ ngoài bìa nhằm thông tin cho nhà đầu tư tiềm ẩn biết rằng hồ sơ đăng ký đã lập và gởi cho Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước nhưng chưa có hiệu lực.

Bản cáo bạch thăm dò được phát hành nhằm đo lường biểu hiện về sự quan tâm của khách hàng; mặc dù sự quan tâm này chưa có một giá trị ràng buộc nào cả từ phía khách hàng cũng như công ty giao dịch chứng khoán Broker - Dealer. Trước thời điềm hồ sơ đăng ký có hiệu lực, không được tiến hành bất cứ một sự chào mời nào. Bản cáo bạch viền đỏ không có giá phát hành dứt khoát nào nhưng có thể thông báo múc giá độ chừng. Ví dụ: $17~ $19 cho mỗi cổ phần. 

Ngay trước khi phát hành bản cáo bạch hoàn chỉnh, một buổi họp chuyên sâu due diligence meeting được triệu tập. Mục đích của cuộc họp là để duyệt xét lại toàn bộ các khía cạnh của đợt phát hành dự kiến. Đặc biệt thực hành sự tận tâm đúng mực của chủ thể phát hành và công ty bảo lãnh bao tiêu nhằm thoả mãn luật lệ của liên bang và tiểu bang. Nếu các bên có liên quan không thực hiện sự tận tuỵ đầy đủ của mình due diligence, họ có thể trở thành bị cáo trước toà của các cổ đông. Trình tự của một đợt phát hành đại chúng có thể được tóm tắt như sau: 

Ø       Chuẩn Bị Các Giải Trình Và Nội Dung Các Thủ Tục Đăng Ký. 

Ø       Lập Hồ Sơ Đăng Ký Với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước.Thời Gian Chờ Đợi. 

Ø       Phát Hành Cáo Bạch Thăm Dò. 

Ø       Phát Hành Cáo Bạch Hoàn Tất. 

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁO BẠCH 

Bản cáo bạch hoàn chỉnh được soạn khi các nội dung đăng ký được thông qua và có hiệu lực. Nội dung của cáo bạch thực chất được rút ra từ báo cáo giải trình đăng ký lên Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước, bao gồm đầy đủ các đặc trưng sau đây: 

-          Mô tả đợt phát hành - giới thiệu về chứng khoán phát hành.

-          Giá phát hành Public Offering Price - POP, phí bảo lãnh phát hành underwriting spread.

-          Giới thiệu về hoạt động bảo lãnh phát hành.

-          Dự trù và thông tin về khả năng can thiệp bình ổn giá.

-          Quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát hành.

-          Các rủi ro mà người mua có thể gặp phải.

-          Trình bày về công tác quản trị doanh nghiệp.

-          Thông tin cụ thể về tài chính doanh nghiệp.

-          Ý kiến pháp lý về việc hình thành công ty cổ phần corporation

-          Lời chú giải đặc biệt của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước disclaimer. 

Khách hàng luôn nhận được bản cáo bạch để làm cơ sở cho việc mua cổ phiếu. Nhà bảo lãnh bao tiêu phải cung cấp đầy đủ cả cáo bạch thăm dò lẫn cáo bạch hoàn chỉnh cho tất cả các công ty chứng khoán tham gia trong đợt phát hành. 

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 

Một đợt phát hành mới thông thường được bán qua một nhóm các ngân hàng đầu tư được gọi là nhóm bao tiêu hay bảo lãnh underwriting syndicate. Chức năng hoạt động của ngân hàng đầu tư cực kỳ quan trọng ở chỗ nó làm cái gạch nối giữa chủ thể phát hành và người đầu tư. Mục tiêu của hoạt động ngân hàng đầu tư là huy động vốn cho chủ thể phát hành trong điều kiện thuận lợi nhất. Đôi khi tiền huy động của các đợt phát hành là nguồn vốn mới đối với công ty. Trong lúc đó có đợt phát hành là để tài trợ lại cơ cấu vốn của công ty điển hình là việc phát hành trái phiếu để hoàn lại tiền trong việc thu hồi các trái phiếu có lãi suất cao. 

Khi đóng vai trò nhà bảo lãnh cho đợt phát hành, một ngân hàng đầu tư thường đảm đương rủi ro trong việc mua chứng khoán mới của công ty phát hành và bán ra cho đại chúng. Công ty phát hành sẽ chọn một nhà quản lý cho nhóm syndicate manager hoặc một nhóm các ngân hàng đầu tư đồng quản lý co- managers. 

Như đã nói ở trên, các đợt phát hành mới phải được đăng ký với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước theo luật chứng khoán 1933, khi đợt phát hành mới đã được đăng ký, trách nhiệm đầu tiên của nhà bảo lãnh là tiếp thị cho chứng khoán sẽ phát hành đó. 

Nhóm bảo lãnh được trả thù lao bằng sự giảm giá discount hoặc chênh lệch spread gọi là phí bảo lãnh. Khoản chênh lệch spread là sự khác biệt giữa số tiền quần chúng đầu tư phải trả và số tiền công ty cổ phần sẽ nhận được. Chẳng hạn nếu quần chúng trả $20 và công ty phát hành nhận $18 thì chênh lệch bao tiêu là $2. Thoả thuận giữa các nhà bảo lãnh agreement mong underwriters chi tiết hoá trách nhiệm của các thành viên nhóm bảo lãnh và số tiền thù lao họ nhận được. 

Cùng với các nhà bảo lãnh, một nhóm bán thường được nhà quản lý tổ chức để giúp phân phối chứng khoán, nhóm bán gồm các công ty chứng khoán không chịu trách nhiệm về đợt phát hành, họ bán để kiếm một khoản trong chênh lệch gọi là phí nhượng bán. Thoả thuận về nhóm bán quy định về trách nhiệm của họ. 

Số tiền chênh lệch bảo lãnh phí bảo lãnh tuỳ thuộc vào chất lượng và quy mô của đợt phát hành đại chúng đầu tiên hay là đợt phát hành bổ sung và các điều kiện về thị trường tại thời điểm bán. Nhìn chung, chứng khoán phát hành lần đầu IPO thường có mức chênh lệch cao do rủi ro gắn liền trong đợt phân phối đó. Về phát hành chứng khoán nợ, trái phiếu lãi suất thấp có chênh lệch tương đối cao, trong khi đó các nhà phát hành trái phiếu bậc cao high rate - an toàn cao cho hưởng phí bao tiêu phát hành nhỏ hơn. 

CÁC PHƯƠNG THỨC BÁO LÃNH PHÁT HÀNH. 

Thoả thuận bảo lãnh phát hành hoặc hợp đồng mua giữa ngân hàng đầu tư và công ty phát hành có thể thực hiện theo một số cách khác nhau. 

Cam Kết Chắc Chắn Firm Commitment: 

Nếu nhà bảo lãnh đồng ý tiêu thụ toàn bộ chứng khoán phát hành, có nghĩa là tự mua số lượng chứng khoán không tiêu thụ hết, thì họ sẽ chọn loại bảo lãnh "cam kết chắc chắn" firm commitment. Ngân hàng đầu tư thực hiện đợt phát hành bằng chính tài khoản của mình và chấp nhận rủi ro. Họ đồng ý mua trọn đợt phát hành và chấp nhận giữ cho mình các cổ phần không bán được. Như thế họ đã cam kết chắc chắn với công ty phát hành để lãnh trọn gói trách nhiệm số lượng phát hành, dù họ có thể bán được chứng khoán đó hay không. Ví dụ: một công ty mong sẽ bán được $ 10 000 000 giá trị cổ phần. Nhà bảo lãnh chỉ bán được $ 8 000 000. Do đó nhà bảo lãnh phải tự mua hết phần còn lại $ 2 000 000. 

Gắng Hết Mình Best Efforts: 

Trường hợp nhà bảo lãnh đồng ý làm một đại diện cho công ty phát hành, nhưng bày tỏ rằng số cổ phần không bán được sẽ trả về cho công ty phát hành, họ sẽ chọn hình thức phát hành "cố gắng hết mình" best effort. Khi đó họ sẽ thực hiện việc bán tất cả đợt phát hành bằng một nỗ lực trung thực, nhưng nếu không thể bán hết số chứng khoán, họ sẽ hoàn lại số tồn đọng cho công ty phát hành mà không bị đền bồi nào cả. 

Ví dụ: Công ty mong đợi sẽ bán được $ 10.000.000 giá trị cổ phần, công ty bảo lãnh chỉ tiêu thụ được $8.000.000, họ sẽ hoàn trả lại $2.000.000 cho công ty phát hành. 

Bán Trọn Hoặc Huỷ Bỏ All- or- None: Được ăn cả - ngã về không: 

Trong một số trường hợp, một công ty có thể cần huy động một số tiền cụ thể nào đó để thoả mãn nhu cầu vốn làm ăn, vì họ không thể làm gì được với số vốn huy động ít hơn dự kiến, cho nên họ quy định là phải bán được hết lượng phát hành hoặc sẽ huỷ bỏ đợt phát hành đó. Loại bảo lãnh này gọi là "gắng hết sức mình, được cả hoặc không có gì" Best Efforts All - or - None. 

Không giống như "best effort" theo đó có thể chỉ bán một phần, ở đây nhà bảo lãnh cần có khả năng bán hết hoặc không được gì cả. Điều này có nghĩa là nếu toàn bộ đợt phát hành không được bán hết, thì phần đã bán sẽ được huỷ bỏ và hoàn tiền lại cho người đăng ký mua. 

Một cách khác của thể thức "được trọn hoặc không có gì" là đợt phát hành mà trong đó công ty phát hành yêu cầu một mức nào đó của tiền huy động phải được thực hiện để đợt phát hành được xem là đạt dự kiến. Phương thức này còn gọi là bảo lãnh phát hành tối thiểu - tối đa Min - Max. 

Lấy ví dụ: một công ty có thể nỗ lực bán $20.000.000 giá trị cổ phiếu, Công ty này yêu cầu một mức sàn là 70% của đợt phát hành. Họ phải nhận được ít nhất $ 14.000.000, nếu không thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. 

QUẢNG CÁO DỌN ĐƯỜNG TOMBSTOME ADVERTISEMENT 

Nhóm bảo lãnh luôn sắp đặt một quảng cáo gọi là một bố cáo tombstone trên một tờ báo tài chánh định kỳ nhằm công bố đợt bán chứng khoán. Tên của giám đốc nhóm bảo lãnh nằm ở đầu danh sách các nhà bảo lãnh. Các công ty khác được liệt kê theo thứ tự ABC với số lượng tham dự phát hành. Các thành viên nhóm bán không ghi tên trên bố cáo. Bố cáo đó còn gồm một điều khoản được chuẩn hoá rằng "đây không phải là một sự chào để bán, hoặc một gợi mở cho một đề nghị mua. Việc chào bán chỉ được thực hiện bằng một cáo bạch". 

Một quảng cáo dọn đường là quảng cáo duy nhất được cho phép đối với một đợt phát hành mới.  

BÁN CHỨNG KHOÁN NÓNG SALES OF HOT ISSUES 

Một đợt phát hành nóng hot issues là một đợt phát hành cổ phiếu có mức cầu lớn và được đăng ký vượt cung. Nó được mua bán bằng một giá cao hơn tức thì sau khi bán ra. 

Các công ty chứng khoán bị cấm hoặc bị hạn chế trong việc bán các chứng khoán nóng đối với tất cả các tài khoản sau đây: 

1. Tài khoản riêng của các công ty giao dịch chứng khoán. 

2. Tài khoản của các chức danh cao cấp, thành viên góp vốn partners hoặc nhân viên của các công ty giao dịch chứng khoán hoặc gia đình trực hệ của họ. Gia đình trực hệ bao gồm: chồng vợ, con cái, cha mẹ, liên hệ bên vợ chồng, anh chị em ruột và các trường hợp trực tiếp lệ thuộc khác không bao gồm chú, bác, cậu, mợ, cô, dì. 

3. Các quan chức cao cấp của một ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc một định chế tương tự, bất cứ nhân viên nào liên quan trong bộ phận chứng khoán của định chế đó,... hoặc gia đình trực hệ của họ. 

HOẠT ĐỘNG CHUI VÀ KÈM GIỮ FREERIDING and WITHHOLDING 

Công ty chứng khoán, là thành viên của TTCK, không được từ chối yêu cầu mua của quần chúng để giữ lại chứng khoán cho mình trong một đợt phát hành mới mà họ đang phân phối. Điều này được gọi là hoạt động chui và kèm giữ Freeriding and withholding. Kèm giữ lại một phần chứng khoán nóng để kiếm lợi cho chính công ty thành viên làm trái với nguyên tắc mua bán ngay thẳng và trung thực. Việc làm này có tác hại tạo sự mất niềm tin của quần chúng vào hoạt động trung thực của các công ty giao dịch chứng khoán, vốn được trao cho ưu thế không phải để thủ lợi cho riêng mình. 

HOẠT ĐỘNG BÌNH ỔN GIÁ STABILIZATIon 

Một số đợt phát hành thiếu sự thích thú đón nhận của các nhà đầu tư như thấy ở một đợt phát hành nóng. Để tránh việc rớt giá ngay lập tức của chứng khoán trong và sau thời gian phân phối, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép dùng phương pháp bình ổn giá. 

Bình ổn là hình thức duy nhất về vận hành nhân tạo giá manipulation được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép. Hoạt động này cho phép nhà quản lý bao tiêu nêu giá mua chứng khoán giá chào mua của công ty chứng khoán ở thị trường thứ cấp ngang hay dưới giá phát hành chút đỉnh. 

Ví dụ: một đợt phát hành cổ phiếu mới của công ty ABC, cổ phần thường được phát hành ở mức giá $20 một cổ phần. Nhà quản lý bao tiêu sẽ được phép tham gia một giá mua để củng cố stabilization bid ở mức bằng hay thấp hơn ví dụ: $19 1/8 với điều kiện nó không cao hơn bất kỳ giá chào mua độc lập nào trên thị trường. Giá mua củng cố này không được nêu cao hơn giá phát hành $20. 

Quá trình bình ổn giá có thể được chấm dứt bất kỳ lúc nào, và ngay khi các lượng cung cầu quyết định được giá thị trường mua bán. Hoạt động này phải được chấm dứt một khi tất cả các cổ phần mới phát hành đã được mua bán hết.

Điều đầu tiên cần nhớ khi đầu tư: Cắt giảm thua lỗ

Cắt giảm thua lỗ, phương tiện để thành công

Cho dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng đầu tiên khi bước chân vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là cách cắt giảm thua lỗ - Loeb, một nhà đầu tư rất thành công đã khuyên chúng ta: "Hãy cắt giảm sự thua lỗ của bạn một cách nhanh nhất". Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải thuộc nằm lòng. Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay mượn. Cắt giảm thua lỗ là cực kỳ cần thiết! 

Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay đã là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì muộn bạn sẽ chịu những sự thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này. 

Vấn đề là bạn luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi mua một loại chứng khoán, khi giá đi xuống rất khó để bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Quả thật là rất khó để chấp nhận mình đã hành động sai lầm, người ta thường hay có xu hướng chờ đợi, hy vọng giá lên trở lại thay vì nên bán chúng đi. 

Mọi thứ còn trở lên tồi tệ hơn khi bạn vừa bán chứng khoán đi thì giá bắt đầu lên trở lại. Bạn sẽ thực sự bị bối rối và cho rằng cắt giảm thua lỗ là một chính sách tồi. 

Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự thua lỗ là cực kỳ nguy hiểm? Bạn sẽ dễ dàng mất đi sự thông minh và tỉnh táo cần có. Thông thường đây là thời điểm hầu hết các nhà đầu tư tiếp tục phạm sai lầm và thực sự trở lên rối rắm khủng hoảng. 

Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: Bạn có mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà của bạn vào năm ngoái? Ngôi nhà của bạn đã bị thiêu trụi chăng? Nếu nó không bị cháy, bạn đã làm sai vì đã lãng phí tiền bạc trong việc mua bảo hiểm? Bạn sẽ từ chối mua bảo hiểm năm sau? Tại sao bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà? Bởi vì bạn biết ngôi nhà của bạn sẽ bị cháy? 

Không! Bạn mua bảo hiểm hoả hoạn để bảo vệ bản thân, chống lại khả năng có thể bị sự mất mát lớn ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng tài chính, rất khó để hồi phục.  

Đó cũng là tất cả lý do tại sao phải cắt giảm thua lỗ. 

Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ?

Theo Loeb, đó là khi giá giảm 10% so với giá mua ban đầu đây có lẽ là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trưởng. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm, biết sử dụng các đồ thị để xác định thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%. Bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ khỏi nhưng thua lỗ lớn hơn. 

Như vậy, ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu rớt tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm 100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi thì không nhiều! 

Không ai có thể đúng trong tất cả mọi quyết định của mình, bạn có biết Foster Friess, người điều hành quỹ hỗ tương Brandywine, một trong những quỹ hỗ tương đầu tư luôn được xếp vào hạng ưu việt nhất có tỷ lệ phần trăm sai lầm trong những quyết định của mình là bao nhiêu không? Đôi khi lên tới 40%. Vậy mà ông vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng ghen tỵ bởi vì khoản thua lỗ ấy nói chung luôn thấp hơn khoản lợi nhuận do những phi vụ thành công mang lại. 

Thị trường chứng khoán, khoảng cách giữa thành công và thất bại là rất mong manh, không một nhà đầu tư huyền thoại nào của hôm qua, hôm nay và cả ngày sau nữa không gặp phải bất kỳ thất bại nào trong cuộc đời kinh doanh của mình. Họ thành công bởi vì họ biết cách cắt giảm thua lỗ tới mức tối thiểu và tìm kiếm lợi nhuận tới mức tối đa. Thế thôi! 

Mất khoảng bao nhiêu thời gian để trở thành một nhà đầu tư giỏi?

Thực chất thị trường chứng khoán là một cuộc đấu trí, kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Đừng bao giờ vội vã đổ hết gia tài của mình vào thị trường ngay ngày đầu tiên. Thông thường bạn phải mất khoảng hai tới ba năm để có thể rút ra những quy luật, phối hợp sự phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, tình hình thị trường và các nguyên tắc đầu tư với nhau. 

Thời gian trôi qua, càng ngày bạn sẽ càng có những lựa chọn chính xác hơn, số tiền 8% bạn cho phép mình thua lỗ mỗi loại chứng khoán sẽ giảm đáng kể. Thêm vào đó những thất bại nhỏ bé sẽ được bù đắp bằng những lợi nhuận lớn hơn từ những phi vụ mua bán thành công mang lại. 

Hãy coi 8% thất bại ấy là học phí cho những gì bạn học được sau một phi vụ không thành công. Những nhà đầu tư lớn cho rằng chấp nhận thất bại ở một mức độ vừa phải là một quyết định hợp lý. Họ không cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc, vì họ hy vọng sự thất bại ấy sẽ đem lại và sẽ được trang trải bằng những thành công trong tương lai. 

Đừng quá vội vã mơ tới những thành công vĩ đại, những lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức, tục ngữ phương Đông có câu "Dục tốc bất đạt". Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp không thể được đào tạo trong vòng ba tháng, và cũng chẳng thể nào có một nhà đầu tư thành công ngay lập tức trong thời gian ấy. 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa những con người thành công và những người khác đó là họ xác định được mục tiêu, phương thức hoàn thành mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó! 

Tại sao chúng ta chọn mức thua lỗ 8%?

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 8%, điều này sẽ cho phép bạn tồn tại để tiếp tục đầu tư. Rất nhiều người đã đi tới chỗ phá sản vì họ đã quá mê muội với những loại cổ phiếu trong tay. Họ không thể đối mặt và thừa nhận sai lầm do đó cũng không thể thi hành những quyết định bán đầy khó khăn. Chính sự do dự khi tới thời điểm cần bán sẽ khiến họ phải chịu đựng những thất bại nặng nề hơn không sớm thì muộn. Và những thất bại nặng nề sẽ làm bạn mất đi sự tin tưởng, khiến bạn sợ hãi hoang mang, đây là những thứ tuyệt đối không thể để xảy ra nếu bạn còn tiếp tục muốn đầu tư. 

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 7% hoặc 8% và bán một loại cổ phiếu khi giá của nó tăng khoảng 25%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng rắc rối. 

Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có thể.

Những điều quan trọng cần biết nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán

Thời điểm đầu tư

Mọi thời điểm đều có thể đầu tư. Bạn có thể mua chứng khoán khi giá lên và bán khống khi giá xuống. Thông thường chúng ta mất khoảng hai năm, để có thể hiểu

những quanh co rắc rối của thị trường. Nếu bạn thực sự yêu thích chứng khoán không nên chờ tới khi có một số vốn lớn, một công việc hoàn hảo, hoặc chờ tới khi bạn đã đủ chín chắn. Đừng bao giờ hy vọng mình trở thành một nhà đầu tư lão luyện chỉ với số kiến thức thu thập được mà không có sự luyện tập với những số tiền nhỏ ban đầu để tìm kiếm kinh nghiệm. Những Warren Buffett, Sorros của ngày hôm nay lúc khởi sự đầu tư cũng chẳng khác bạn bây giờ bao nhiêu. Chỉ với một chút ít khát vọng vươn lên, lòng dũng cảm, sự chuẩn bị và một phương cách rõ ràng, bạn đã có cơ hội để trở thành một nhà đầu tư thành công. 

Điều đầu tiên cần làm?

Trước tiên bạn phải mở một tài khoản tại công ty chứng khoán, điều này rất đơn giản, thực chất chỉ phải điền vào các giấy tờ do nhân viên công ty mang tới như tên họ, địa chỉ..., nếu có gì không hiểu đừng ngại yêu cầu các broker giải thích cặn kẽ.

Thông thường có hai loại dịch vụ chính đó là dịch vụ trọn gói full service, người lựa chọn dịch vụ này sẽ được broker tư vấn mua bán và dịch vụ giá hạ discount firm, người môi giới chỉ làm nhiệm vụ mua bán theo chỉ thị của khách hàng, phí môi giới sẽ rẻ hơn. Và nếu bạn là người mới bạn nên sử dụng dịch vụ trọn gói, nếu bạn tiết 1% hay 2% phí môi giới bạn có thể phải chịu những thua lỗ không đáng có.

Và cho dù bạn định trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, dùng hết quỹ thời gian làm việc cho chứng khoán, hay chỉ đơn giản bạn có một số vốn nhỏ, muốn nó sinh sôi điều đầu tiên những nhà đầu tư thành công sẽ khuyên bạn là: hãy lựa chọn một broker giỏi.

Có một điều chúng ta thường không để ý, broker cũng là một nghề như tất cả mọi nghề khác, không phải ai cũng giỏi như nhau, chúng ta cần tìm hiểu về nhân viên brokerr của mình, về kiến thức của anh ta, thông tin anh ta lấy từ đâu, chiến thuật đầu tư của anh ta có phù hợp với bạn không... Với những người mới bắt đầu, tìm kiếm một brokerr giỏi là hết sức quan trọng.

Và nếu bạn thực sự vừa mới đặt chân vào thị trường chứng khoán trước tiên bạn chỉ nên mở tài khoản tiền mặt cash account, đầu tư với số tiền bạn đang có. Vài năm sau, khi đã có kinh nghiệm hãy xem xét đến việc mở tài khoản vay mượn margin account, loại tài khoản có thể mượn thêm tiền của công ty chứng khoán để kinh doanh. Trong thời kỳ đầu kinh doanh khả năng thua lỗ của bạn là không nhỏ, việc dùng đòn bẩy tài chính có thể khiến sự thua lỗ lớn hơn vượt ngoài tầm kiểm soát và chịu đựng của bạn. Điều tồi tệ hơn là nó sẽ khiến bạn khủng hoảng, mất niềm tin vào bản thân và bị rơi vào trạng thái con bạc khát nước. Điều này rất nguy hiểm.

Sau khi đã lập tài khoản, hãy có một kế hoạch và một sự chuẩn bị tiêu vốn vài giờ đồng hồ mỗi tuần để luôn giữ được mối liên hệ với thị trường. Đồng thời cũng hết sức cẩn thận khi lắng nghe lời khuyên của những người khác. Phần lớn chúng chỉ là những ý kiến cá nhân và có thể sai lầm. Nếu bạn đã coi đầu tư như một công việc khoa học nghiêm túc không nên hành xử theo cảm giác, tất cả mọi quyết định đầu tư đều phải được đề ra dựa trên những mẫu mực nhất định. Do đó bạn cần học cách tìm hiểu các chỉ số của công ty, cách đọc các đồ thị và phân tích chúng, chúng chỉ đơn thuần trình bày các sự kiện, chứ không phải là những ý kiến cá nhân! 

Nên nắm giữ bao nhiêu loại cổ phiếu?

Tất nhiên không nên đầu tư toàn bộ tiền bạc vào một loại cổ phiếu. Nếu rủi ro xảy ra, bạn sẽ mất tất cả. Một câu thành ngữ mà tất cả các nhà đầu tư phải thuộc đó là

"Không nên dồn tất cả các trứng vào một giỏ". Nếu bạn xảy tay, tất cả sẽ vỡ tan tành. Nhưng đồng thời bạn cũng không thể cầm cùng lúc quá nhiều giỏ. Như vậy bao nhiêu là vừa?

Theo ý kiến của những nhà đầu tư có kinh nghiệm nếu bạn có ít hơn $5000 chỉ nên đầu tư từ một tới hai loại cổ phiếu, với $10000 từ hai tới ba loại, với $25000 từ ba tới bốn loại, với $50000 từ bốn tới năm, với $100000 hoặc nhiều hơn bạn cũng chỉ nên đầu tư vào năm hoặc sáu loại cổ phiếu.

Cho dù bạn có bao nhiêu tiền, không có lý do gì để đầu tư cùng lúc tới 20 loại cổ phiếu. Đơn giản chỉ vì bạn không thể nắm bắt được thông tin của tất cả các loại cổ phiếu trong tay. Điều này thực sự nguy hiểm.

Với những nhà đầu tư cá nhân, cách kiếm tiền là mua các loại cổ phiếu của các công ty tốt nhất trong lĩnh vực của nó, tập trung danh mục đầu tư trong một số loại cổ phiếu giới hạn, theo dõi chúng một cách cẩn thận, và bán chúng đi nếu cảm thấy chúng không thể phát triển hơn nữa hoặc khi thị trường đánh giá chúng quá cao. 

Tất cả chỉ thế thôi!

Hãy tuân theo nguyên tắc thay vì hành động theo cảm xúc

Tại sao chúng ta lại thường hy vọng khi nên lo ngại và ngược lại?

Khi cổ phiếu đã rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, người ta thường hay hy vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa, và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi và chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên.

Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu của họ là hoàn toàn chính xác.

Mỗi quyết định mua hay bán chứng khoán đều là một trận chiến thực sự, sẽ có thành công hoặc thất bại do đó chắc chắn chúng ta sẽ bị cảm xúc chi phối. Nhưng thị trường diễn tiến độc lập với những cảm xúc ấy, và một cách thẳng thắn nó không hề quan tâm bạn đang nghĩ gì, đang chờ đợi, hy vọng điều gì sẽ xảy ra.

Bản chất con người gắn vào và ảnh hưởng tới thị trường một cách sâu sắc. Những cảm xúc tương tự như sự kiêu ngạo, sự cả tin, nỗi sợ hãi, lòng tham lam đã tồn tại ở thị trường hôm qua, hôm nay và chắc chắn là cả ngày mai nữa.

Điều quan trọng là khống chế những cảm xúc ấy như thế nào?

Làm cách nào để chiến thắng những cảm xúc cá nhân

Thực sự đây là một câu hỏi khó, chúng ta thường rất khó khăn để kìm hãm nỗi sợ hãi, lòng tham lam, tính kiêu hãnh để đưa ra những quyết định chính xác. Trong trường hợp thị trường đi lên thì mọi quyết định đều có vẻ hợp lý, nhưng trong một đợt điều chỉnh của thị trường thì mọi thứ sẽ rối tung cả lên, bạn như một con người đi lạc giữa biển khơi mất phương hướng không biết hành xử như thế nào. Hãy lắng nghe William J.O’neil chia sẻ những quan điểm của ông "Theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị trường - những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân".

Một luật sư phải từ bỏ tất cả các cảm xúc để phân tích thực tế và dựa vào những tiền lệ để xem xét một sự kiện. Tại sao bạn không làm như thế? Bạn càng hiểu về quá khứ của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả dao động hàng ngày có thể doạ dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường. Chu kỳ tiếp nối chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà đầu tư.

Mua cổ phiếu giá rẻ, thói quen xấu cần tránh

Thị trường chứng khoán không phải là một cái chợ, quan điểm mua thật rẻ, bán thật mắc không có giá trị nơi đây. Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm lợi nhuận lớn và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt với ngưỡng, bản chất giá cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Thà mua 100 cổ phiếu với giá $60 một cổ phiếu, chứ đừng mua 600 cổ phiếu với giá $10 một cổ phiếu. Các tổ chức chứng khoán sẽ bỏ hàng triệu đô la vào loại $60/1 cổ phiếu và tránh xa những loại cổ phiếu rẻ tiền. Và chúng ta cũng nên biết những tổ chức đầu tư lớn - những quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các ngân hàng - thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả.

Thật kỳ lạ khi trong mỗi nhà đầu tư mới đều có một ham muốn rất khó chống lại là mua cổ phiếu giá rẻ. Cái ý tường mua một khối lớn cổ phiếu giá cỡ $2 rồi chờ chúng tăng gấp đôi nghe khá hay, chúng ta thường cảm nhận một cách rất mơ hồ rằng một cổ phiếu $2 thường dễ tăng giá hơn một cổ phiếu giá $100. Sự thật là đầu tư cổ phiếu không giống như mua một bộ quần áo hoặc một chiếc xe hơi giảm giá. Thị trường chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, cổ phiếu được bán với giá xấp xỉ bằng giá trị của chúng tại thời điểm giao dịch. Khi bạn mua một loại cổ phiếu rẻ tiền, bạn chỉ sở hữu những giá trị cũng rẻ như cổ phiếu bạn đã mua.

Với những cổ phiếu phát triển mạnh nhất trong vòng 45 năm qua, cái giá trung bình trước khi chúng tăng gấp đôi hoặc gấp ba là $28 một cổ phiếu. Đây là một sự thật của lịch sử. Những cổ phiếu rẻ tiền thường rất rủi ro.

Phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản?

Khái niệm phân tích kỹ thuật và phân tích cơn bản.

Rất nhiều người sau nhiều năm kinh doanh vẫn chưa hiểu thế nào là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, đa số họ mua bán theo cảm xúc và không có một công cụ đầu tư hiệu quả.

* Phân tích cơ bản là việc phân tích bản cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành.

* Phân tích kỹ thuật nghiên cứu số cung và cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá. Hầu hết các phân tích được thực hiện để phân tích ngắn và trung hạn. Không giống như phân tích cơ bản, nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của công ty.

Trong bài này chúng ta sẽ xem xét tại sao cả hai loại phân tích đều cần thiết để đầu tư thành công.

Không nên chỉ dùng một loại phân tích.

Cho dù bạn đầu tư dài, ngắn, hay trung hạn, cho dù bạn là nhà đầu tư giá trị hay tăng trưởng, cả hai loại phân tích đều cần thiết mặc dù vai trò của chúng trong từng loại đầu tư sẽ khác nhau. Hoàn toàn không nhất thiết phải chọn sử dụng "một trong hai". Tốt nhất bạn phải xem xét  cả về phân tích cơ bản với những chỉ số về sức mạnh, chất lượng của công ty và sản phẩm của nó để tìm kiếm những công ty có chất lượng, phối hợp với sự phân tích cung cầu, giá cả và số lượng giao dịch trên thị trường để tìm kiếm những thời điểm mua hợp lý.

Phân tích cơ bản là nền tảng bạn phải có khi mua bất cứ loại cổ phiếu nào, nó sẽ xác định tính ưu việt của công ty so với các công ty khác, trong khi phân tích kỹ thuật sẽ cho phép bạn thấy được mức quan tâm của người đầu tư, sức ép cung cầu trong thời điểm ngắn và trung hạn, để tìm kiếm những thời điểm mua cổ phiếu có cơ hội tăng giá nhất.

Điều quan trọng nhất trong phân tích cơ bản là gì?

Khả năng sinh lợi của công ty là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Biết được doanh lợi của công ty trong quá khứ và trong hiện tại hết sức quan trọng. Chúng ta chỉ nên mua những loại cổ phiếu mà lợi nhuận earnings của công ty có phát triển, doanh số sales của công ty tăng, tỷ lệ lợi nhuận biên profit margins và lợi nhuận vốn cổ đông return on equity cao.

Lợi nhuận mỗi cổ phần earnings per share, EPS được tính bằng cánh chia tổng số lợi nhuận sau thuế cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành, có thể được dùng như là một công cụ cho thấy mức độ phát triển và khả năng sinh lời của công ty. Chỉ số lợi nhuận mỗi cổ phần có thể được dùng để so sánh với giai đoạn trong quá khứ cho thấy khả năng phát triển về lợi nhuận của công ty.

Đối với những nhà đầu tư chú trọng giá trị, lợi nhuận mỗi cổ phần cùng với chỉ số P/E price/earnings per share, được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận kiếm được mỗi cổ phần là một chỉ số quan trọng để xem xét cổ phiếu mắc hay rẻ, ví dụ một công ty có giá một cổ phiếu là $100, lợi nhuận mỗi cổ phần là $20 sẽ có P/E bằng 5, tức là có tỷ lệ lợi nhuận trên giá mỗi cổ phiếu là 20%.

Trong khi những nhà đầu tư chú trọng tăng trưởng thì lại không quan tâm lắm đến chỉ số P/E, họ chỉ chú trọng đến sự phát triển của doanh lợi, nếu một công ty tăng trưởng trong nhiều quý liền và tình hình tốt đẹp sẽ còn tiếp diễn, những nhà đầu tư tăng trưởng sẵn lòng mua cổ phiếu với P/E lên tới cả 100 lần, để hy vọng tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giá.

Thực tiễn kinh nghiệm thị trường cho thấy những phi vụ thành công lớn trên thị trường chứng khoán hầu hết thuộc về những công ty đang phát triển - những công ty có số lợi nhuận mỗi cổ phần tăng trung bình 30% trong 3 năm liền. Do đó hãy tập trung vào những loại cổ phiếu có chỉ số EPS tăng 30% hoặc hơn trong 3 năm liền.

Đối với những công ty mới cổ phần hoá, mọi người thường nghĩ chúng không có số liệu của 3 năm lợi nhuận, thực ra phần lớn những công ty này đều có các số liệu cần thiết từ khi chúng còn là các công ty tư nhân. Những thông tin này có thể tìm thấy trong bản cáo bạch của công ty.

Hãy nhìn vào các số liệu do công ty cung cấp đã được kiểm toán, đừng để ý đến những lời hứa của ban quản trị công ty đại khái như tình hình thua lỗ năm nay sẽ nhanh chóng được cải thiện. Trong lịch sử thị trường phần lớn các công ty đều có lợi nhuận tăng nhanh và mạnh trước khi giá cả của chúng tăng gấp đôi hoặc gấp ba.

Những nhân tố quan trọng khác trong phân tích cơ bản.

Doanh số là một trong những dấu hiệu quan trọng của công ty. Nên lựa chọn những công ty có doanh số tăng nhanh trong vài quý qua, hoặc tăng tới 25% so với quý cùng kỳ năm ngoái. Doanh số tăng cho thấy sự phát triển về quy mô thị trường của công ty, đây là điều kiện quan trọng nếu công ty muốn phát triển vượt bậc. Hãy lựa chọn những công ty đứng hàng thứ nhất trong lĩnh vực của nó về tốc độ tăng doanh số và lợi nhuận, có một tỷ suất lợi nhuận biên và lợi nhuận vốn cổ đông cao.

Lợi nhuận vốn cổ đông Return on equity, ROE dấu hiệu cho biết hoạt động tài chính của công ty. Nó đo lường khả năng sứ dụng vốn của công ty. Nó cho cổ đông biết tiền vốn của công ty được sử dụng hiệu quả như thế nào. So sánh tỷ lệ này với những công ty cùng ngành sẽ cho biết công ty sử dụng vốn cổ đông tốt như thế nào so với các công ty cạnh tranh. Những công ty bạn cần tìm là những công ty có tỷ lệ ROE trên 20%.

Chỉ số lợi nhuận biên hay còn gọi là lãi kinh doanh profit margin đo lường khả năng sinh lời của công ty theo doanh số, được tính bằng cách lấy doanh lợi chia cho doanh thu. Một tỷ số lợi nhuận biên tăng cho thấy công ty có khả năng sinh lời cao hơn cùng với một đồng doanh thu thu về, nghĩa là công ty có thể đã cắt giảm được chi phí.

Bạn cũng cần phải hiếu rõ những sản phẩm của công ty, công ty chế tạo những sản phẩm gì, phục vụ trong lĩnh vực nào. Công ty bạn chọn nên có một loại hàng hoá hoặc dịch vụ hiếm có hoặc độc quyền. Những loại hàng hoá mà người tiêu dùng nhận thấy là cao cấp.

Cổ phiếu bạn mua cũng nên được những tổ chức đầu tư lớn sở hữu. Nên tìm hiểu có bao nhiêu quỹ đầu tư, ngân hàng và các tổ chức khác đã mua cổ phiếu ấy. Hãy tập hợp tất cả những điều đó vào một cuốn sổ nhỏ và nhớ cập nhật chúng.

Các tổ chức tài chính hàng đầu đều phải phân tích cơ bản rất kỹ trước khi mua một cổ phiếu nào đó. Vậy tại sao bạn lại bỏ qua?

Phân tích kỹ thuật khác phân tích cơ bản như thế nào?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu  những chuyển động của thị trường, chủ yếu dựa vào việc sử dụng các đồ thị. Phân tích kỹ thuật sứ dụng sự thay đổi của giá và khối lượng chứng khoán như một công cụ chính cho phép bạn kiểm tra, theo dõi, nhận định về mức cung và cầu của chứng khoán.

Bạn nên sử dụng các đồ thị biểu diễn giá chứng khoán trong ngày hoặc trong tuần kết hợp khối lượng giao dịch của nó, thông thường việc phân tích kỹ thuật từ những thời điểm quá xa thường không chính xác. Bằng cách sử dụng đồ thị bạn có thể xem xét liệu chứng khoán đang hoạt động bình thường hay bất thường, nó có đang được các tổ chức tài chính giao dịch hay không, và đâu là thời điểm để mua hay bán chứng khoán, ...

Ngoài giá cả và khối lượng giao dịch, nhà phân tích kỹ thuật còn sử dụng các số liệu đường biểu diễn giá trung bình 50 ngày, 200 ngày để phát hiện chiều hướng chung của thị trường, chỉ số sức mạnh tương đối relative price strength rating để xem xét cổ phiếu có hoạt động tốt hay không, tỷ số thăng giáng advance-decline để đánh giá tình hình thị trường.

Những nhà phân tích kỹ thuật giỏi có thể tiên đoán giá cổ phiếu trong thời gian gần dựa vào các dấu hiệu hiện tại của thị trường. Và bạn hoàn toàn có thể làm được điều ấy.

Tại sao cần dùng phân tích kỹ thuật?

Một số người quá chú trọng phân tích cơ bản và coi thường phân tích kỹ thuật cho rằng phân tích kỹ thuật là không cần thiết, chỉ cần chọn những công ty ưu tú là đủ, thực ra đây là một quan niệm sai lầm. Mục tiêu của bạn khi đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, bạn cần phải chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất, mua một loại cổ phiếu tốt thì có ích gì khi sau đó giá của chúng lại xuống, vả lại giá cả và số lượng mua bán trên thị trường sẽ báo cho bạn biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những cơ hội nhanh hơn sự thay đổi số liệu trong phân tích cơ bản. Ví dụ như khi công ty của bạn mua hoặc bị mua lại bởi một công ty khác chẳng hạn.

Khối lượng giao dịch của cổ phiếu mỗi ngày hay mỗi tuần là một trong những công cụ quan trọng để hiểu sức ép cung cầu một cách chính xác. Thật sự rất quan trọng và cần thiết để hiểu, giá cổ phiếu của bạn đang đi lên hoặc đi xuống trong điều kiện khối lượng giao dịch lớn hơn hay nhỏ hơn mức thông thường. Chính vì vậy trong các báo cáo hàng ngày về giá của thị trường luôn đi kèm với khối lượng giao dịch. Nếu cổ phiếu của bạn đang tăng giá với một sự gia tăng khối lượng giao dịch đây là một dấu hiệu đáng mừng, cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá, nếu cổ phiếu tăng giá lại đi kèm với một khối lượng giao dịch yếu đi, cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng giá nữa, nếu cổ phiếu giảm giá mà khối lượng giao dịch cũng giảm theo, đây là một dấu hiệu cho thấy không có sự bán ra nữa, cổ phiếu sẽ ngưng giảm giá. Tuy không phải luôn đúng, nhưng những nguyên tắc này khá hợp lý nếu được xem xét trong những khoảng thời gian thật ngắn, từng giờ, từng ngày, nếu xem xét chúng trong khoảng thời gian dài sẽ không được chính xác lắm, và lại chứng chỉ chính xác trong những thị trường lệnh thị mua bán tức thời.

Ngoài ra khối lượng giao dịch còn là một dấu hiệu cho thấy các tổ chức lớn đang mua hay bán, điều này có thể ảnh hưởng mạnh tới giá chứng khoán theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Sẽ có một ngày trong tương lai, những điều đơn giản này sẽ giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thành công.

Nếu bạn là tín đồ của trường phái phân tích cơ bản bạn sẽ hỏi tại sao phải sử dụng phân tích kỹ thuật và ngược lại? câu trả lời là các tổ chức đầu tư lớn, những nhà đầu tư thành công đều phải sử dụng cả hai loại phân tích cho quyết định mua bán của mình. Thế thôi

Điểm quan trọng nhất trong phân tích cơ bản: Doanh số và lợi nhuận

Điểm khác biệt giữa những nhà đầu tư thành công với những người còn lại là gì?

Mục tiêu của chúng ta không phải là luôn đúng trong mọi quyết định của mình. Thực sự không ai có thể làm được điều đó. Bạn sẽ kiếm được tiền khi bạn hành động đúng và thua lỗ nếu bạn hành động sai. Điều phân biệt những nhà đầu tư thành công giữa các nhà đầu tư khác là số tiền họ kiếm được luôn nhiều hơn số tiền mất đi, điều này đòi hỏi bạn phải luôn thắng lớn khi thành công, và rút ra nhanh, thua lỗ ít khi thất bại. Đây thực ra không phải là một điều thần kỳ gì nếu chúng ta chịu nghiên cứu những mô hình cũng như những con người đã thành công trên thị trường. Trong những bài trước chúng ta đã nghiên cứu về cách cắt giảm thua lỗ, trong những phần sau chúng ta sẽ thảo luận những con đường để tìm kiếm lợi nhuận. Để kiếm được tiền, bạn cần phải chọn mua những công ty tốt nhất, những công ty sẽ trở thành nhưng người dẫn đường trong tương lai.

Làm thế nào để tìm ra những người dẫn đường?

Lịch sử thị trường đã chứng minh rằng lợi nhuận và doanh số tăng nhanh là dấu hiệu quan trọng của những loại cổ phiếu sẽ phát triển trong tương lai. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta sẽ thấy những công ty lớn thực sự giống nhau làm sao về tốc độ tăng doanh số và lợi nhuận trước khi chúng tăng giá từ 200% tới 1000% hoặc hơn thế nữa.

Mua một cổ phần nghĩa là bạn đang góp vốn vào một công ty. Điều đơn giản là giá trị phần vốn của bạn sẽ giảm đi nếu công ty làm ăn thua lỗ. Và nếu công ty phát triển thì giá trị phần vốn của bạn sẽ tăng lên, những người đầu tư tăng trưởng thường ít quan tâm đến giá trị phần hùn mà chú ý tới khả năng sinh lợi của phần hùn ấy trong hiện tại hoặc tương lai. Dó chính là lý do tại sao một cổ phiếu của một công ty đang làm ăn tốt có thể có giá tới $100 trong khi giá trị sổ sách của chúng giá trị tài sản thực của một cổ phiếu có thể chỉ là $20.

Hãy tìm kiếm những công ty tăng mạnh về doanh số và lợi nhuận quý so với quý cùng kỳ năm ngoái, bạn cũng xem xét sự tăng tỷ lệ phần trăm so với quý vừa qua. Số liệu này được tìm thấy ở những bản báo cáo cuối quý của công ty với sở giao dịch.

Những phân tích cơ bản ngoài lợi nhuận và doanh thu quý

Một dấu hiệu dài hạn khác cần xem xét đó là số liệu về sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Việc tăng trưởng lợi nhuận hàng năm là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển chắc chắn của công ty. Lợi nhuận hàng năm của Microsoft tăng tới 99% vào năm 1986, của Cisco Systems là 57% vào năm 1990, của Price Co. là 90%. Ngoài ra những công ty hàng đầu này cũng có được những con số khả quan về lợi nhuận vốn cổ đông và tỷ suất lợi nhuận biên trước thuế. Lợi nhuận vốn cổ đông của Microsoft, Home Depot và Cisco System lần lượt là 40%, 28%, 36%, đồng thời cả Microsoft lẫn Cisco Systems đều có lợi nhuận biên trước thuế pre-tax profit margin là 33%.

Tất cả những điều này diễn ra trước khi chúng tăng giá đến phi thường trong thập niên 80, 90. Microsoft tăng tới 266% chỉ trong vòng 30 tuần vào năm 1986, Home Depot tăng tới 912% trong chưa đầy một năm rưỡi bắt đầu từ 1982, Cisco System và Price Co tăng tương ứng 2000% và 750% từ 1990 và 1982. Như vậy một quy luật bạn nên tham khảo khi chọn lựa cổ phiếu là tìm những loại cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trên 30%, và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ đông trên 17%.

Chỉ số lợi nhuận mỗi cổ phần, một công cụ quan trọng khi xem xét doanh lợi. Chỉ số doanh lợi mỗi cổ phần Earnings per share Rating là một chỉ số độc quyền của tờ Investor's Business Daily. Chỉ số này so sánh mức phát triển doanh lợi giữa các công ty với nhau. Cổ phiếu được sắp trên các mức từ 1 tới 99 với 99 là tốt nhất. Mức doanh lợi được xem xét bao gồm mức phát triển doanh lợi trong vòng hai quý và ba tới 5 năm gần đây nhất. Một cổ phiếu có chỉ số doanh lợi mỗi cổ phần là 80 nghĩa là chúng có mức phát triển doanh lợi tốt hơn 80% số công ty ngoài thị trường. Những công ty bạn cần tìm là những công ty có chỉ số doanh lợi mỗi cổ phần cao nhất trong lĩnh vực của nó. Những công ty trước khi có những sự tăng giá khổng lồ có chỉ số doanh lợi mỗi cổ phần rất cao, cả Microsoft và Cisco Systems đều có chỉ số lợi nhuận mỗi cổ phần là 99 trước khi chúng có những đợt tăng giá kéo dài.

Và những dấu hiệu thác cần chú ý.

Điều cuối cùng chúng ta sẽ thảo luận ở đây cực kỳ quan trọng, nếu bạn thực sự hiểu chúng và có đủ sự can đảm thi hành, bạn có thể tìm thấy những công ty Microsoft mới.

Sự tăng giá của các loại cổ phiếu vừa trình bày đều được diễn ra theo sau một đợt điều chỉnh giá của thị trường, đồ thị của chúng đa số đều giống nhau do thị trường nói chung đang bị sụt giá. Trong mỗi trường hợp khi cuối cùng thị trường bắt đầu đổi chiều, những cổ phiếu này đều là những cổ phiếu đầu tiên của thị trường tăng giá.

Tháng mười năm 1990, ngay khi thị trường bắt đầu hồi phục Cisco Systems là một trong những loại cổ phiếu đầu tiên tăng giá với lợi nhuận là $7, từ $22 lên $29 chỉ trong một tuần.

Thực sự tiếp theo những đợt điều chỉnh giá là những cơ hội lớn, người đầu tư xem cổ phiếu như một món nợ bán tống bán tháo chúng đi, giá cả của chúng đa số nằm dưới giá trị thực. Ở đây cần lưu ý bạn đọc khái niệm giá trị thực không phải là giá trị sổ sách càng không phải giá thị trường, mà nó còn chứa đựng nhiều yếu tố như lợi nhuận của công ty, độ an toàn, khả năng phát triển,. .. như vậy giá trị thực không phải là một con số chính xác tuyệt đối, nó phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhà đầu tư. Những loại cổ phiếu hàng đầu được đặt ở những cái giá rất "mềm" và chúng sẽ nhanh chóng tạo thành những mô hình cơ bản chúng ta sẽ đề cập sau, bật lên trở lại, có thể là sáng mai hoặc ba tháng nữa, khi giới đầu tư đã thoát khỏi những cơn hoảng loạn điên rồ. Nó là một thời điểm hoàn toàn không nên bỏ lỡ.

Mức quan trọng của khối lượng giao dịch và những tổ chức đầu tư lớn

Khối lượng giao dịch là gì, và tại sao chúng quan trọng?

Những quy luật về cung và cầu đầy rẫy trên thị trường, tuy nhiên có một điều đơn giản giá chứng khoán không lên một cách tình cờ. Cần có một nhu cầu mua lớn. Hầu hết các nhu cầu này tới từ các tổ chức đầu tư lớn, những người mua hơn 75% những loại chứng khoán dẫn đầu tốt nhất của thị trường. Khi bạn chọn lựa chứng khoán, khối lượng giao dịch hàng ngày hoặc hàng tuần là phương tiện để bạn xem xét nhu cầu về loại chứng khoán đó.

Khối lượng giao dịch là khối lượng thực sự loại chứng khoán đó đã buôn bán trong ngày, số liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở các broker cũng như ở các tạp chí. Tuy nhiên trừ khi bạn theo dõi số liệu này liên tục từ ngày này qua ngày khác để nhận ra những khối lượng giao dịch thực sự bất thường điều này có lẽ sẽ chỉ cho bạn thấy có những vụ mua bán lớn, những số liệu hàng ngày chưa hẳn là hữu ích.

Bạn cần nghiên cứu "Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng giao dịch" Volume Percent Change của mỗi cổ phiếu. Chỉ số này giúp bạn theo dõi sự thay đổi phần trăm khối lượng giao dịch ngày hôm qua của mỗi loại cổ phiếu so với trung bình 50 ngày trước đó, nó sẽ chỉ ra cổ phiếu được buôn bán với khối lượng trên hay dưới khối lượng giao dịch trung bình. Ví dụ khi một cổ phiếu được ghi "+356" ở cột tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng giao dịch điều này có nghĩa cổ phiếu có khối lượng giao dịch trong ngày tăng 356% so với khối lượng giao dịch trung bình 50 ngày trước đó.

Đồng thời hãy theo dõi những loại chứng khoán có tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng giao dịch cao ngất các loại chứng khoán này thường xuyên được công bố trong mục "Nơi dòng tiền chảy nhiều nhất" "where the Big Moneys Flowing", đó chính là nơi dòng tiền đang chảy mạnh mẽ nhất.

Các tổ chức lớn không thể mua chứng khoán mà không có một sự thay đổi nào ở mục "Tỷ lệ phần trăm thay đổi khối lượng giao dịch" và mục "Nơi dòng tiền chảy nhiều nhất". Để đưa cho bạn đọc khái niệm về sự tác động của các tổ chức lớn đối với thị trường xin được sử dụng ví dụ sau: một quỹ đầu tư có $1 tỷ, họ chỉ muốn đầu tư 2% tài sản của quỹ vào một loại chứng khoán X. Chứng khoán X đang được giao dịch tại mức $40. Như vậy sẽ có khoảng 500.000 cổ phiếu được mua bán!

Việc mua bán của các quỹ đầu tư như hình ảnh các con voi lớn nhảy vào bồn tắm, nước sẽ trào lên và bắn tung toé khắp mọi nơi. Khối lượng giao dịch cho phép bạn theo dõi sự di chuyển của các chú voi này.

Không hề quá trễ để mua theo các quỹ

Hãy luôn luôn kiểm tra đồ thị hàng ngày hoặc hàng tuần của của cổ phiếu có để ý đến việc mua bán gần đây của những quỹ đầu tư hoạt động tốt. Những cổ phiếu này có thể đang ở thời điểm thích hợp để mua hay giá chúng đã quá cao và do đó cũng quá rủi ro để mua chúng. Những công ty thực sự tốt nhưng khi chúng đã bị thị trường định giá và kỳ vọng quá cao, chúng không phải là những đối tượng đầu tư thích hợp. Luôn luôn có một câu hỏi về thời điểm để mua, chúng ta cần phát hiện ra thời điểm tốt nhất để mua những loại chứng khoán mới được mua bán gần đây bởi các quỹ lớn.

Khá nhiều người cho rằng họ nên mua loại cổ phiếu chưa có bất cứ quỹ nào sở hữu và hy vọng khi nó được các quỹ lớn quan tâm tới. Giá của chúng sẽ tăng lên. Quan niệm này thật thiển cận. Trên nước Mỹ có hàng ngàn quỹ đầu tư không ít trong số ấy có nguồn vốn hàng tỷ đô la với hàng trăm nhân viên, những con người luôn thường xuyên phân tích tìm kiếm những loại cổ phiếu ưu việt. Nếu không có một quỹ đầu tư thành công nào quan tâm đến một loại cổ phiếu, hãy tránh xa nó. Hãy tự hỏi tại sao các quỹ đang rất thành công với các nhân viên ưu tú của mình lại không quan tâm tới loại chứng khoán ấy? Và phải chăng sức mua mạnh mẽ của các quỹ đầu tư có thể làm tăng giá cổ phiếu là một lý thuyết hợp lý? Tốt nhất nên mua những loại chứng khoán được một vài quỹ đầu tư xuất sắc mua vào gần đây.

Bằng cách theo dõi các vụ giao dịch của các quỹ đầu tư lớn, bạn sẽ nhận ra vài điều về các loại cổ phiếu mà các quỹ có những kết quả đầu tư xuất sắc mua và không mua. Họ không mua các loại chứng khoán rẻ tiền, và thích các công ty có chất lượng cao, thị vốn đủ lớn để có thể chứa đựng số tiền họ muốn đầu tư. Bạn cũng có thể xác định những ngành kinh doanh họ đổ tiền bạc vào nhiều nhất cũng như những khu vực họ đang rút lui. Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chú ý liệu tổng số các quỹ mua một loại cổ phiếu có tăng lên đều đặn trong những quý gần đây hay không, hay liệu có nhiều quỹ hàng đầu cùng tháo chạy ra khỏi một loại cổ phiếu hay không. Những kiến thức này rất hữu ích trong quá trình chọn mua cũng như bán chứng khoán.

Khối lượng giao dịch của chính công ty đặc biệt quan trọng

Việc mua lại của một công ty nhìn chung sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các cổ phiếu. Các công ty thường mua lại ít nhất 10% số cổ phiếu đang lưu hành. Việc các công ty mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm số cổ phiếu đang lưu hành, điều này nghĩa là doanh lợi mỗi cổ phần sẽ tăng lên nếu lợi nhuận của công ty không sút giảm. Giá chứng khoán sẽ tăng cao chỉ trong vài ngày kể từ lúc được thông báo, và nếu thực sự lợi nhuận của công ty vẫn giữ nguyên hoặc phát triển thì giá chứng khoán còn tăng nữa. Tháng 7 năm 1992, General Dynamics, một công ty về vũ khí, tàu ngầm, chiến xa, máy bay chiến đấu mua lại 30% số cổ phiếu của công ty, ngay lập tức giá cổ phiếu đã tăng từ $65 tới $73, và sau đó tới năm 93, giá cổ phiếu đã tăng tới $103.

Nhưng trong dài hạn không phải bất cứ vụ mua lại nào của công ty cũng đều làm cổ phiếu tăng giá. Trường hợp công ty bắt buộc phải vay mượn để chống lại sự thôn tính là một ví dụ. Việc này sẽ làm tăng nợ của công ty và có thể đẩy công ty đến những tình huống xấu. Cho dù công ty mượn tiền hay dùng tiền của chính mình mua cổ phiếu, trong dài hạn cổ phiếu chỉ tăng giá khi doanh lợi của công ty không bị giảm sút. Nhưng đó chỉ là những việc của tương lai, ngay khi có thông tin mua lại của công ty, giá sẽ tăng trong vài ngày, các nhà đầu tư vẫn có thể lợi dụng cơ hội này để kiếm lợi trong ngắn hạn.

Việc công ty phát hành thêm cổ phiếu thường được xem như một tin tức xấu. Thực ra cần phải quan tâm xem mục tiêu của đợt phát hành là gì, công ty dùng tiền để trả nợ, hay để bành trướng công ty. Nếu bạn là một cổ đông cũ của công ty bạn sẽ được nhận những chứng quyền rights, đảm bảo việc mua cổ phiếu mới với giá thấp để bù đắp vào những tổn thất mới do việc phát hành đem lại, và sau đợt điều chỉnh giá cho phù hợp với sự loãng giá, các cổ đông mới vẫn có thể xem như đây là một cơ hội. Suy cho cùng một công ty đang phát triển nghe vẫn hấp dẫn hơn một công ty không còn khả năng phát triển thừa tiền mặt để mua vào cổ phiếu của chính mình.

Quan tâm tới sự giao dịch của những người trong nội bộ

Những người trong nội bộ có thể hiểu như những thành viên hội đồng quản trị, những viên chức chủ chốt, hay người thân của họ. Mặc dù có những hạn chế họ vẫn được phép thực hiện một số giao dịch với cổ phiếu của công ty. Những thông tin về việc giao dịch này có thể tìm thấy ở bản báo cáo Vickers Weekly Insider Report. Nếu những nhân vật chủ chốt mua vào một số lượng lớn điều này cho thấy tiềm năng phát triển của công ty. Nếu công ty đã gom đủ những yêu cầu về các nguyên tắc chọn lựa còn gì thú vị hơn nếu bạn đầu tư vào một công ty mà các nhân vật chủ chốt tin chắc vào thành quả trong tương lai của công ty.

Nhưng nếu một hay một vài viên chức của công ty giảm vị thế của họ trong cổ phiếu thì cần phải dè chừng, cổ phiếu có thể có trục trặc hoặc họ muốn rút chân ra khỏi công ty. Việc bán nội bộ chỉ được xem xét nếu nó được giao dịch bằng những lô lớn trên 10.000 cổ phiếu, có một tỷ lệ tương đối lớn so với tổng số cổ phiếu người bán đang nắm giữ. Dù thế nào chăng nữa việc bán nội bộ cũng chỉ là một đặc điểm cho bạn phân tích lại cổ phiếu chứ hoàn toàn không phải là dấu hiệu bán của bạn.

Chú ý đến cả nhóm ngành khi lựa chọn những cổ phiếu đơn lẻ

Hãy lựa chọn những loại cổ phiếu trong những ngành kinh doanh hoặc trong những khu vực hàng đầu đang phát triển. 

Đầu tiên chúng ta cần biết khái niệm khu vực rộng lớn hơn khái niệm nhóm ngành kinh doanh. Ví dụ khu vực tiêu dùng bao gồm một số ngành kinh doanh như bán lẻ, xe ô tô, trang thiết bị gia đình. Phần lớn các cổ phiếu riêng lẻ, những loại cổ phiếu thực sự là người dẫn đường của thị trường cũng đều thuộc những nhóm ngành kinh doanh hàng đầu tại thời điểm đó. Những nhóm ngành đang được thị trường quan tâm nhất, cũng là những nhóm ngành kinh tế phát triển nhất, những công ty nằm trong những nhóm ngành đang phát triển có một cơ hội tăng trưởng lớn hơn so với những ngành đã phát triển và bão hoà. 

Một công ty đang là người dẫn đường của thị trường sẽ có ít nhất một công ty khác trong nhóm ngành cũng chỉ ra một sức mạnh tương tự. Không thể có một nhóm ngành phát triển mà chỉ chứa đựng trong nó một công ty phát triển. Trong những năm gần đây khi Microsoft nổi lên như một công ty kiệt xuất, PeopleSoft cũng rất phát triển công nghiệp phần mềm, khi Dell phát triển nhanh chóng thành một công ty hàng đầu, Compaq cũng vậy phần cứng máy tính, khi Hom Depot kinh doanh thành công điều tương tự cũng xảy ra với Wal-Mart và The Gap bán lẻ. Cùng trong khoảng thời gian ấy khi Schering-plough và Bristol Myers Squibb gia nhập vào những loại cổ phiếu ăn khách thì Warner Lambert và Pfizer cũng thế, tất cả chúng đều là những công ty dược phẩm. Rõ ràng cổ phiếu có khuynh hướng dịch chuyển theo từng nhóm. Như vậy trước khi chọn một loại cổ phiếu tốt nhất nên thấy một loại cổ phiếu khác cùng nhóm cũng chỉ ra được một sức mạnh đáng kể. 

Ngoài sự chú ý đúng mức tới những ngành công nghiệp riêng biệt mạnh nhất trên thị trường tại những khoảng thời gian đặc biệt, còn có một khu vực sẽ di chuyển mà bạn nên học cách phát hiện đó là những tổ chức lớn đầu tư chủ yếu vào những công ty lớn big-cap companies, những công ty có thị vốn lớn và khối lượng cổ phiếu nhiều hay thay đổi đầu tư vào những công ty nhỏ hơn small-cap companies, những công ty có thị vốn và khối lượng cổ phiếu nhỏ, thường dưới $1 tỷ. 

Cuối năm 1997 thị trường di chuyển sự quan tâm của nó từ những công ty nhỏ tới những công ty lớn có tính thanh khoản cao hơn. Với khối lượng cổ phiếu khổng lồ của những công ty này thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn, vị thế mua và bán của cá nhân được hoán chuyển một cách đơn giản, bạn có thể đầu tư hoặc rút ra khỏi thị trường một cách dễ dàng. Các quỹ đầu tư lớn thường ít quan tâm tới những công ty có mức vốn nhỏ, do việc mua và bán của họ với số đô la lớn có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cả và làm sụt giảm lợi nhuận của họ. Sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho những con người nhanh nhẹn biết đầu tư vào những nơi dòng tiền sẽ chảy tới. 

Tóm lại khi bạn đã tìm thấy một loại cổ phiếu phù hợp với các tiêu chuẩn về thước đo cơ bản như sự phát triển doanh số, lợi nhuận, khả năng sinh lời, ... và bạn cũng tìm ra được đây là một thời điểm thích hợp về mặt kỹ thuật, hãy kiểm tra sức mạnh của cả nhóm ngành kinh doanh mà nó tham dự, đồng thời xem xét xu hướng dòng chảy tiền mặt của thị trường. Trong cuộc sống, sự nghiệp, hôn nhân, chúng ta luôn tìm kiếm những thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất trong những cái tương đối tốt còn lại. Chứng khoán cũng thế thôi! 

Hãy chọn lựa những nhóm ngành có chỉ số sức mạnh tương đối cao. 

Bạn luôn muốn chọn những nhóm ngành kinh doanh phát triển nhất. Không phải khi một ngành kinh doanh phát triển là tất cả các nhóm nhỏ trong ngành đều phát triển, có lẽ trong ngành công nghiệp máy tính, phần dịch vụ thì đang rất phát triển trong khi phần đồ thị thì lại chậm hơn. Chúng ta luôn luôn chọn những nhóm tốt nhất trong một ngành kinh doanh. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chúng được chia ra làm 197 nhóm kinh doanh với các mức sức mạnh tương đối được sắp từ A tới E với A là mức cao nhất. Và chúng ta cũng nên biết trong quan niệm đầu tư hiện đại phong cách "mua thấp bán cao" đã được thay thế bằng "mua cao để bán cao hơn". Chính vì vậy các loại cổ phiếu loại A rất được ưa chuộng trong khi các nhà tư vấn thường khuyên chúng ta nên tránh xa các loại cổ phiếu loại E. 

Trong lịch sử các nhóm kinh doanh về dược phẩm và y học, máy tính, công nghệ phần mềm, kỹ thuật giao thông, bán lẻ các mặt hàng đặc biệt, giải trí đã cung cấp cho thị trường những công ty thành công lớn với những lợi nhuận cổ phiếu khổng lồ và chúng đều có chỉ số sức mạnh tương đối ở hạng A tại thời điểm phát triển ấy. 

Đồng thời thường xuyên kiểm tra mục "52-week Highs & Lows", chúng sẽ cho bạn biết những khu vực có nhiều loại cổ phiếu đang hoạt động tốt nhất, trong một thị trường rõ ràng, với một số đông các loại cổ phiếu cùng đạt những mức giá cao mới, năm hay sáu khu vực hàng đầu sẽ là những nơi bạn sẽ gửi gắm những cổ phiếu của mình. Việc phát hiện ra những nhóm ngành đang dẫn đầu trong danh sách này rất quan trọng. Chúng sẽ giúp cải thiện rất đáng kể kết quá đầu tư của bạn. 

Nhóm ngành bán lẻ bất chợt leo lên phần đầu danh sách này vào đầu năm 1998, lần đầu tiên trong nhiều năm và gặt hái được một số thành công nhất định. Bất cứ vào thời điểm nào bạn có khoảng mười ba hay mười bốn cổ phiếu trong một nhóm ngành cùng phá vỡ mức giá cao cũ trong 52 tuần thì bạn đều không nên bỏ lỡ cơ hội này. 

Một điều quan trọng khác cần biết những ngành mới phát triển, kỹ thuật cao thường tương đối dao động hơn thị trường, do đó có thể nó sẽ phải chịu rủi ro cao hơn bình thường và cũng có thể có những kết quả tốt hơn thị trường. Trong khi những ngành công nghiệp đã trải qua một thời gian phát triển như sản xuất ô tô, hàng không, giấy, thép thường ít biến động giá cả hơn. Và thông thường chúng chỉ làm những cuộc chạy ngắn ngủi khi tăng giá. 

Đồng thời chúng ta cũng cần theo dõi thị trường để nhanh chóng nhận ra rằng việc lên hay xuống giá của một nhóm kinh doanh là do tình hình kinh doanh của cả nhóm ngành hay đơn giản chỉ là sự thay đổi của một vài công ty. Do cách tính có tính đến quy mô của công ty hãy thận trọng với các biến động của từng nhóm ngành, có thể sự xuống giá của một công ty lớn như Microsoft sẽ ảnh hưởng đến giá cả của ngành công nghiệp phần mềm trong khi các công ty khá vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể.

Lo chăng khi giá chứng khoán xuống?

Câu trả lời là không. Tôi xin giải trình.

Thứ nhất, thị trường chứng khoán TTCK của ta chưa là một cơ cấu, giống như răng với môi, để khi giá chứng khoán xuống nó sẽ tác động lên các công ty phát hành, và vì họ mà nền kinh tế bị xấu đi. 

Từ trước đến giờ sự lên giá của chứng khoán không phản ánh hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết thì nay nó xuống cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Hai cái này đáng lẽ ra phải giống như "môi hở răng lạnh", nên được gọi là cơ cấu. Khi nói đến giá cả cửa chứng khoán, người có trách nhiệm quản lý nhìn nó theo cơ cấu. Giá xuống chỉ tạo nên lo âu khi do cơ cấu mà ra vì nó sẽ lâu dài, còn nếu do tâm lý thì không ngại vì nó ngắn và không tạo ra một sự tai hại cho nền kinh tế. Điều này giống như trong nhà của bạn có một hệ thống bơm nước mà nước rò rỉ từ một vết nứt của đoạn ống ngoài cùng chứ không phải từ một chỗ rạn của máy bơm, dẫu cả hai cùng là nước rò rỉ cả. 

Để lập luận, xin nêu lại rằng cơ cấu của TTCK là: i nơi huy động vốn của công ty khi họ có những dự án kinh doanh sinh lợi và thường làm ăn lời lãi; ii công ty báo cáo đầy đủ và kịp thời cho người đầu tư; iii người đầu tư biết là có rủi ro khi mua chứng khoản và bỏ tiền ra dựa theo sự đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty; và iv chính quyền canh chừng công ty trong việc họ thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư. Khi những yếu tố này tương tác với nhau thì chúng tạo thành cơ cấu cho TTCK. Ta thiếu những yếu tố này nên chưa có một cơ cấu để giá chứng khoán tác động theo kiểu "môi hở răng lạnh". 

Nếu ta nhớ lại, các công ty niêm yết đầu tiên là do được khuyến khích chứ không phải vì họ cần thêm vốn. Các công ty tham gia sau là vì muốn tên tuổi mình được biết đến nhiều hơn là cần vốn. Vậy yếu tố i ở trên không có. Ở các nước khác, công ty quảng bá mình bằng thương hiệu chứ không bằng TTCK vì nơi này kiểm soát họ kỹ lắm. Ở ta mà dám quảng cáo kiểu kia là vì người đầu tư chưa kiểm soát nơi họ giao tiền. Vậy yếu tố iii không có. Điều này làm cho yếu tố ii trở thành tùy tiện. Giá chứng khoán đã lên vùn vụt một thời là vì trước khi niêm yết công ty đã bán gần hết chứng khoán trong thời kỳ cổ phần hoá rồi. Số chứng khoán bán ra thì ít mà số muốn mua vào nhiều nên giá tăng. Giá kia là giá tâm lý, tức là dựa trên sự ưa chuộng, sự nghe theo; chứ không phải trên giá trị của chứng khoán, tức là hiệu quả kinh doanh của công ty. Người đầu tư chen nhau mua từ tờ mờ sáng ở các công ty chứng khoán, chẳng xem xét gì đến công ty phát hành. Thậm chí vào thời kỳ đầu, các công ty phát hành chỉ nộp bản cáo bạch lên cho cơ quan thẩm quyền CQTQ trong quá trình xin niêm yết mà chẳng đoái hoài là bao đến nhà đầu tư khi phát hành. Ít người mua chứng khoán đi tìm bản cáo bạch, mà tìm cũng không ra. Khi giá lên cơn sốt thì CQTQ không còn canh chừng mà đã can thiệp. Và để biện minh việc phải can thiệp thì hồi đầu đã tuyên bố là thị trường có đầu cơ. Giá cả chứng khoán từ đó do CQTQ ấn định để các nhà đầu tư mua đi bán lại với nhau. Cho chắc ăn cơ quan này còn định ra số lượng chứng khoán được mua bán mỗi lần. Y như chế độ tem phiếu cho nhu yếu phẩm ngày xưa vậy. Từ một món hàng của niềm tin do công ty phát hành đưa ra, chứng khoán ở ta biến thành ... hộp sữa. Do cách quản lý "hộp sữa", các công ty niêm yết đã không còn can dự vào giá chứng khoán của họ nữa. Họ vô can, CQTQ định giá món hàng và để đề phòng giá thay đổi thì đã nói đến quỹ hỗ trợ chứng khoán y như cho hàng hoá xuất khẩu vậy. Tuỳ theo sự tiên đoán về các biện pháp của CQTQ mà nhà đầu tư mua vào hay bán chứng khoán ra. Sốt hay lạnh của giá chứng khoán trước kia là như thế. Từ ít lâu nay CQTQ ít can thiệp hơn, số công ty phát hành tăng thêm, hàng có nhiều hơn và do đó giá xuống. Nhiều nhà đầu tư đã mua với giá cao trước kia nay thấy tiền của mình mất đi từng ngày thì phải bán. Càng nhiều người bán thì giá càng xuống. Công ty phát hành vẫn vô tư vì số cổ phiếu họ đã bán cho công chúng trên TTCK không nhiều. Nếu có tốn kém về việc này thì họ có thể an ủi rằng chi phí quảng cáo có khi còn cao hơn. Người đầu tư bây giờ bán đi thì trách móc là công ty coi thường mình. Không ạ họ vẫn vậy! 

Thứ hai, dù giá có xuống thì các công ty phát hành cũng không phải chịu một mối đe doạ nào từ bên ngoài. Trong tổng số cổ đông của các công ty niêm yết thì số nắm chặt chứng khoán chiếm đa số. Họ là "đa số thầm lặng". Chỉ có khoảng vài ngàn người giao dịch trên TTCK để kiếm chênh lệch. Bao lâu "đa số thầm lặng" vẫn nắm chắc cổ phiếu thì già chứng khoán của công ty liên quan sẽ xuống chậm, chưa kể đến biên độ giá đã được ấn định. Chỉ khi nào giá trên thị trường xuống đến mức xấp xỉ giá bán lúc phát hành lần đầu thì bấy giờ các công ty phát hành mới bị ảnh hưởng. Họ phải xem lại hiệu quả kinh doanh của mình. Môi hở rồi, răng sắp lạnh đấy.

Ở các nước khác khi giá chứng khoán của một công ty xuống nhiều thì có những người gọi là "săn mồi" predator - là những tài phiệt - đi vay tiền để mua chứng khoán của công ty ấy ngay. Nếu người sau nắm khoảng 30% vốn thì theo bản điều lệ công ty họ sẽ tổ chức đại hội cổ đông, vào nắm hội đồng quản trị và thay đổi ban giám đốc, tức là công ty kia bị rơi vào tay người khác và có khi bị "xả thịt". Tay săn mồi có thể đi vay tiền nữa để mua chứng khoán của các cổ đông còn lại với giá đang xuống trên thị trường, và những người này sẵn sàng bán vì không biết ban giám đốc mới ra sao. Chuyện mua này có thể diễn ra trước hay sau khi mở đại hội cổ đông. Khi chiếm đa số phiếu bầu, người chủ mới rút công ty ra khỏi TTCK. Họ đổi nó từ một đơn vị huy động vốn từ công chúng thành huy động riêng tư; sau đó họ bèn chia công ty theo các bộ phận, cái nào bán được giá, cái lỗ và bán từng bộ phận đi. Trả nợ vay, lấy lời đậm. Y như người đồ tể mỗ con lợn chạy dịch bán nó vậy. Công ty một thời oanh liệt nay nát tan.

Tất nhiên trước nguy cơ đó ban giám đốc hiện thời cũng có cách đối phó. Thành ra có cách vay tiền để mua công ty leveraged buyout - hay LBO của tài phiệt và có cách đối phó của ban giám đốc hiện thời gọi là người quản lý mua lại management buyout - hay MBO. Ở ta chắc chắn chuyện LBO không xảy ra vì không có ai là tài phiệt, thị trường tiền tệ không có khả năng tài trợ, và chính quyền sẽ không cho phép. Vì thế, công ty có chứng khoán xuống giá sẽ chẳng bị trầy trụa gì. Chúng ta thường nghe nói TTCK sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty; ở ta chưa hoàn toàn có việc đó. 

Giá chứng khoán xuống mãi, không ai còn tiền mua vào sẽ làm thị trường tài chính sụp đổ. Tiền bạc cho đầu tư lâu dài bị thiếu. Nhiều người giàu mất tiền. Nhiều cơ sở xã hội mất tài trợ. Mối nguy là thế. Ở ta, kinh tế phát triển đều đều mỗi năm, chính trị ổn định, giá cả chứng khoán có lên hay xuống như hiện nay chưa ảnh hưởng đến nền kinh tế. Không lo là vì vậy. Còn buồn thì có và cho những nhà đầu tư mà bây giờ có người phải học lại bài học ngàn xưa "chọn mặt gửi vàng". Như là nhân tố chính của TTCK, họ sẽ tác động lên công ty niêm yết, nơi đây tác động lại vào CQTQ, từ từ ta có TTCK đúng nghĩa. Người đầu tư đang trả giá cho sự hình thành TTCK thật sự.

Hệ thống các phương pháp chọn lựa chứng khoán

Mười sáu nguyên tắc chọn lựa những cổ phiếu ưu tú nhất

William J. O’Neil đã tạo ra một hệ thống các phương pháp chọn lựa cổ phiếu, các phương pháp này hoàn toàn tới từ việc nghiên cứu rộng rãi các công ty thành công của thị trường từ năm 1953 tới nay.

Đa số các nguyên tắc chọn lựa của ông được dành cho sự phân tích cơ bản. Khi bạn cần cổ phiếu của một công ty trong tay bạn chính là một trong những chủ nhân của công ty. Do đó chỉ tìm những công ty thực sự tuyệt vời, những công ty có những sản phẩm độc đáo riêng biệt hay có những dịch vụ cao cấp. Hãy chỉ tìm những công ty hàng đầu đang là những người dẫn đường của thị trường, những công ty là số một trong lĩnh vực của nó đồng thời đứng trên những công ty khác trong sự cạnh tranh hoặc chịu rất ít sự cạnh tranh. Một khi bạn đã xác định được mình đang hoạt động trong một thị trường đi lên, đây là vài dấu hiệu bạn nên xem xét khi tìm kiếm cổ phiếu.

1. Doanh lợi mỗi cổ phần của công ty trong quý hiện tại tăng ít nhất 25%. Các quý gần đây phải có tỷ lệ tăng trưởng mạnh đồng thời tỷ lệ đăng trưởng của các quý cũng cần liên tục phát triển. Một dấu hiệu rất tốt nếu có khoảng từ sáu tới mười hai quý doanh lợi tăng đáng kể khoảng 50%, 100% thậm chí 200% hay hơn. Dự báo về doanh lợi quý tới cần tăng một số lượng đáng kể. Hãy xem xét doanh lợi trong vài quý qua có cao hơn dự đoán hay không. Nếu cổ phiếu bạn chọn là một loại cổ phiếu tăng trưởng, tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm trong vòng ba năm qua phải trên 25%. Đồng thời lịch sử thị trường cho thấy các cổ phiếu thường có mức "tỷ lệ lợi nhuận mỗi cổ phần" Earning Per Share Rating xếp hạng 80 hoặc hơn trước khi nó đi vào những mức giá mới.

2. Nếu nó là một cổ phiếu đã xoay vòng turnaround stock, một cổ phiếu đã phát triển nhưng bị chậm lại và sau đó lại tiếp tục phát triển nó cần có hai quý tăng mạnh mẽ trong doanh lợi, hoặc một quý tăng với một khối lượng lớn để doanh lợi một năm của nó trở lại đỉnh cao cũ. Nếu doanh lợi hai hay nhiều quý gần đây đã đi lên, hãy xem xét liệu doanh lợi một năm của nó đã gần hoặc trên mức đỉnh của hai năm trước hay chưa. Cũng quan trọng khi cần xem xét sự thống nhất trong doanh lợi ước tính của hai năm tới có tăng hay không.

3. Xem xét liệu công ty có doanh số bán tăng mạnh trong sáu tới mười hai quý gần đây hay không? Và rất tốt nếu việc tăng ấy luôn phát triển hình thành một gia tốc.

4. Lợi nhuận biên trước thuế của quý vừa rồi có gần mức đỉnh của nó chưa? Có một xu hướng tăng trong tỷ suất lợi nhuận biên vài quý vừa qua hay không? Và tỷ suất lợi nhuận của nó đã là tốt nhất trong các công ty cùng lĩnh vực hay không?

5. Tìm kiếm những công ty có lợi nhuận biên trước thuế trên 18%.

6. Tìm kiếm những công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông từ 20% tới 50% hoặc hơn thế nữa. Hãy xem xét tỷ suất này đã thuộc dạng tốt nhất trong những ngành cùng lĩnh vực đó hay chưa.

7. Xem xét mức Doanh số + Lợi nhuận + Lợi nhuận vốn cổ đông có sắp hạng A hoặc B? Tốt nhất nên tìm kiếm nhưng công ty thuộc tốp 40% có mức phát triển doanh số, lợi nhuận, và lợi nhuận vốn cổ đông tốt nhất.

8. Khối lượng cổ phiếu mà hội đồng quản trị cũng như các viên chức cao cấp của công ty sở hữu cũng là một khía cạnh tế nhị cần xem xét. Khối lượng này càng nhiều càng tốt. Chúng sẽ là bằng chứng bảo đảm sự tận tâm của ban giám đốc.

9. Cổ phiếu cần nằm trong những mức giá có "chất lượng". Mức giá có chất lượng thường từ khoảng $16 tới $150 đối với thị trường Nasdaq và trên $20 đối với cổ phiếu của NYSE. Nên nhớ rằng những công ty hàng đầu của thị trường như Cisco Systems, WalMart, Microsoft, PeopleSoft, Amgen, trước khi phá vỡ những mức giá cơ bản đi vào một nền giá với với những sự tăng giá khổng lồ thường có giá nằm giữa $30 và $50 mỗi cổ phiếu. Giá cả chính là sự phản ánh chất lượng của cổ phiếu, và chất lượng không thể tới với những loại cổ phiếu rẻ tiền

10. Xem xét cổ phiếu có thuộc những ngành đang phát triển như bán lẻ, máy tính, thuốc, giải trí... hay không? Nó có thuộc một trong năm nhóm ngành đang phát triển nhất không. Các nhóm ngành được coi là đang phát triển tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và đặc thù riêng của mỗi quốc gia.

11. Dòng tiền của thị trường đang chảy vào đâu, những công ty có thị vốn lớn hay những công ty có thị vốn nhỏ hơn. Hãy đi theo những dòng chảy ấy, không nên kháng cự lại xu hướng của thị trường trong trường hợp này.

12. Thị trường đang quan tâm tới những khu vực kinh tế nào nhất? Tiêu dùng hay công nghệ cao? Cổ phiếu tăng trưởng growth stock, hay chu kỳ cyclical stock: cổ phiếu tăng hay giảm theo chu kỳ kinh tế như xây dựng, xe hơi, giấy, thép, hay người ta đang đầu tư vào những loại cổ phiếu an toàn defensive stock: thực phẩm, những ngành phục vụ công cộng, hay những ngành mà người ta luôn phải sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Có thêm nhiều đợt phát hành, có nhiều công ty mới được thành lập hay không.

13. Phải chăng những sản phẩm của công ty giúp tiết kiệm tiền bạc, giải quyết những khó khăn hay tiết kiệm thời gian với những kỹ thuật mới? Hoặc phải chăng nó là những loại thuốc hay những phương tiện y học mới? Hãy tìm các công ty có các sản phẩm thực sự cần thiết và được ưa thích một cách rộng rãi. Đồng thời cũng xem xét xem các sản phẩm của công ty được sử dụng lâu dài hay nhanh chóng được thay đổi để bảo đảm sự duy trì và phát triển doanh số bán của công ty.

14. Những đơn đặt hàng của công ty có thể phát triển không? Tỷ lệ thị phần của công ty là bao nhiêu? Khả năng phát triển thị phần của công ty được trông chờ ở mức nào?

15. Cổ phiếu cũng cần có một, hai quỹ đầu tư lớn hoạt động tốt mua vào trong thời gian gần đây. Đây là một sự kiểm tra gián tiếp bởi vì các quỹ đầu tư hoạt động tốt sẽ làm những cuộc nghiên cứu kỹ càng trước khi mua một loại cổ phiếu.

16. Bạn có thực sự hiểu rõ ràng và tin cậy vào công cuộc kinh doanh của công ty? Bạn đã từng thấy hay sử dụng những sản phẩm hoặc dịch vụ của nó chưa? Bạn càng hiểu biết về công ty bao nhiêu, bạn càng có niềm tin về nó bấy nhiêu.

Nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc trên tức là bạn đang mua những loại cổ phiếu thực sự ưu tú, những loại cổ phiếu có cơ hội phát triển về các chỉ số cơ bản nhất. Những nguyên tắc còn lại thuộc về phạm vi kỹ thuật. Bạn phải cần cả hài chứ không phải chỉ một phương pháp phân tích trong việc lựa chọn chứng khoán. 

Sáu nguyên tắc chọn thời điểm mua cổ phiếu

Việc chọn lựa chứng khoán đúng thời điểm cũng không hề kém quan trọng so với việc chọn lựa những chứng khoán ưu tú. Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn chọn lựa chứng khoán đúng thời điểm thích hợp nhất:

1. Kiểm tra đồ thị mỗi ngày để nhận ra những loại cổ phiếu đang hình thành những mô hình kiểu mẫu, và đang được đặt dưới sự tích luỹ những vụ mua chuyên nghiệp, mức giá của chúng cũng cần phải gần điểm mua thích hợp.

Phân tích giá cả và khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu đáng quan tâm từ tuần này qua tuần khấc. Hãy nhận dạng mức giá mà bạn sẽ mua tại đó. Sau đợt mua đầu tiên của bạn, hãy xác định những khu vực mà bạn sẽ tiếp tục mua thêm trong chiến lược "tăng giá mua trung bình". Người ta thường tiếp tục mua thêm khi giá tăng khoảng 2% tới 3% so với điểm mua ban đầu.

Nếu giá cổ phiếu rớt dưới giá mua 8%, hãy bảo vệ bản thân khỏi những thua lỗ lớn hơn bằng cách bán cổ phiếu ngay lập tức. Kỷ luật cắt giảm thua lỗ này trong đường dài sẽ giúp bạn thoát khỏi những rắc rối trầm trọng. Cắt giảm thua lỗ là một trong những công cụ quan trọng của các nhà đầu tư thành công.

2. Bạn cần phải nhìn thấy một khối lượng giao dịch tăng hờn 50% trong ngày bạn bắt đầu mua, khi giá chứng khoán phá vỡ những mức giá cũ trong một mô hình cơ bản.

3. Những mô hình cơ bản là "tách và tay cầm", "đụng đáy hai lần", "đáy bằng". Nếu mô hình không phải bất cứ cái nào trong ba mô hình trên, thông thường nó hay có thiếu sót và có khuynh hướng thất bại.

4. Chỉ nên mua những loại cổ phiếu có chỉ số sức mạnh tương đối trên 80. Hãy tránh xa những cổ phiếu có sức mạnh tương đối dưới 70. Đồng thời hãy xem xét chỉ số sức mạnh tương đối có hình thành một xu thế đi lên rõ ràng hay không.

5. Cố gắng thêm vào danh mục đầu tư của bạn những loại cổ phiếu đang hoạt động tốt nhất, đồng thời giảm bớt, hay bán hẳn những cổ phiếu đang hoạt động tồi. Nên nhớ rằng cổ phiếu trong những mô hình cơ bản và gần mức giá cao của nó thì tốt hơn những cổ phiếu đang gần những mức giá thấp gần đây

6. Kiểm tra những đồ thị hàng tháng để tìm xem liệu cổ phiếu có hình thành những mô hình cơ bản dài hạn trong khoảng thời gian vài năm hay không.

Đầu tư tăng trưởng và đầu tư trị giá

Điểm khác biệt giữa đầu tư tăng trưởng và đầu tư trị giá

Những nhà đầu tư tăng trưởng là những người tìm kiếm những công ty có sự phát triển doanh số và lợi nhuận nhất quán, thông thường khoảng 20% hay hơn trong vòng 3 tới 5 năm vừa qua. Những công ty như Schering Pough, Paychex, Cisco Systems, hay Microsoft được xem như những cổ phiếu tăng trưởng vào thập niên 90. Cổ phiếu tăng trưởng thường ít được chi trả cổ tức hoặc chi trả cổ tức thấp bởi vì chúng thường cần lượng tiền mặt lớn để tái đầu tư phát triển thêm thị phần. Tỷ số P/E của cổ phiếu tăng trưởng thường cao hơn những loại cổ phiếu khác. Chỉ đơn giản là vì nó có những bản báo cáo tài chính tốt hơn nhiều so với các công ty khác, các nhà đầu tư thường mua đón đầu chúng.

Một trong những đặc trưng của cổ phiếu tăng trưởng là chúng có những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, thông thường là không vĩnh cửu được thay bằng những sản phẩm khác tương tự trong một khoảng thời gian không lâu. Chúng cũng có những lợi nhuận biên và lợi nhuận trên vốn cổ đông cao, thường khoảng từ 17% tới 50%. Đồng thời các nhà phân tích thường nhất trí trong việc dự đoán doanh lợi của chúng tăng một khối lượng đáng kể, một hoặc hai năm nữa.

Những nhà đầu tư tăng trưởng cần chú ý, không có một loại cổ phiếu nào là cổ phiếu tăng trường vĩnh cửu, qua một thời gian dài cổ phiếu tăng trưởng sẽ có chiều hướng phát triển chậm dần và sau đó phát triển thị phần tới mức bão hoà không phát triển thêm nữa. Nhà đầu tư cần cân đối lại danh mục đầu tư tại những thời điểm này.

Những nhà đầu tư giá trị thì khác, họ tìm kiếm những công ty mà họ tin rằng nằm dưới giá trị thật. Họ nghiên cứu kỹ các bản cân đối tài khoản và báo cáo lời lỗ, tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy những giá trị ẩn náu của công ty, như là một khối lượng tiền mặt lớn chưa sử dụng hay là những tài sản trong sổ sách của công ty nằm dưới giá trị thực, ...

Họ chờ đợi cơ hội mua được cổ phiếu ở những mức giá hời, và mong muốn mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp, hoặc những công ty có giá thị trường nằm dưới giá trị sổ sách. Những nhà đầu tư giá trị thường được nhận một số cổ tức chiếm một tỷ lệ lớn trong lợi nhuận kiếm được của công ty do công ty thường không còn khả năng phát triển thêm thị phần.

Họ tìm cách mua cổ phiếu tại một mức giá thấp hơn giá trị thực. Những nhà đầu tư giá trị phải chờ thị trường thừa nhận giá trị cổ phiếu của họ, để cổ phiếu tăng giá.

Điều này thường mất một khoảng thời gian khá lâu và đôi khi không bao giờ xảy ra cả. 

Mua cổ phiếu với chỉ số P/E thấp nghe có vẻ hay hơn. Phải chăng mặc cả luôn tốt?

Nói chung thị trường chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, nơi mà hầu hết cổ phiếu được bán với giá dao động xung quanh cái giá xứng đáng với nó tại thời điểm ấy. Nói cách khác, một cổ phiếu với chỉ số P/E 10 thì nó đáng giá gấp 10 lần doanh lợi kiếm được, một cổ phiếu với chỉ số P/E 35 nghĩa là nó giá trị gấp 35 lần doanh lợi kiếm được. Nếu giá, hoặc chỉ số P/E của cổ phiếu lên hay xuống là do báo cáo doanh lợi của công ty có tốt như kỳ vọng hay không.

Vì vậy thực sự là không đúng khi cho rằng cổ phiếu là một món hời chỉ bởi vì chỉ số P/E của nó thấp, và ngược lại cũng không đúng nếu cho rằng những cổ phiếu với chỉ số P/E cao là đắt. Điều này rất đơn giản như việc bạn không thể mua một chiếc Mercedes với giá của một chiếc Chevrolet.

Một bài học đơn giản: bạn có những thứ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Những công ty tốt nhất trong một nhóm ngành luôn có chỉ số P/E cao hơn nhiều những công ty không thành công trong ngành ấy. 

Thực sự có lẽ giá trị duy nhất của chỉ số P/E chỉ là để đánh thức chúng ta về tiềm năng của cổ phiếu. Để làm được điều này chúng ta cần so sánh với chính nó trong quá khứ. Hiện tại chúng đang cao hơn hay thấp hơn. Tại sao. Phải chăng chúng đang có sự phát triển thuận lợi nên có rất nhiều người chịu bỏ ra một cái giá cao hơn để mua chúng. Hay chúng đang có một tương lai tồi tàn nên hiện tại mặc dù giá so với lợi nhuận có thấp hơn cũng không ai muốn mua.

Tất cả những công ty ưu tú trong thập niên 90 như Amgen, Cisco Systems, Microsoft, America online, Ascend, EMC, People Soft... có chỉ số P/E trung bình khoảng 31 trước khi chúng bắt đầu tăng giá gấp năm gấp mười trong những khoảng thời gian ngắn. Và những loại cổ phiếu hàng đầu này đều có một tỷ số P/E trung bình khoảng 70 khi chúng đã có những sự tăng giá khổng lồ.

Một nhà đầu tư giá trị sẽ bỏ qua tất cả những loại cổ phiếu này trong thời kỳ phát triển nhất của nó. Thực sự P/E chỉ là một sự hiểu sai, được phóng đại thành một công cụ đầu tư thần kỳ. Sự tăng trưởng doanh số và lợi nhuận chính là nguyên nhân quan trọng nhất của việc giá cả cổ phiếu tăng.

Nếu bạn chọn lựa để đầu tư vào các cổ phiếu đơn lẻ, và nếu bạn không là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, thực sự không nên đi theo con đường đầu tư giá trị. Hãy đầu tư vào những công ty phát triển tốt nhất. Mua cổ phiếu của những công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực của nó về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận biên, và doanh thu trên vốn cổ đông. Những công ty đang bành trướng phát triển thị phần tốt nhất so với những đối thủ cạnh tranh của nó. 

Tại sao lại chọn đầu tư tăng trưởng?

Hãy nghe William J. O’Neil trình bày quan điểm về việc đầu tư giá trị hay tăng trưởng "Trong cuộc đời kinh doanh của mình tôi đã gặp hàng ngàn nhà đầu tư, tôi chưa hề biết tới một nhà đầu tư không chuyên nghiệp nào, những người có kết quả đầu tư nổi bật, lại sử dụng phương pháp đầu tư giá trị. Tôi biết phải có một vài con người ngoại lệ, nhưng tôi chưa gặp họ bao giờ. Tuy nhiên tôi lại biết hàng tá những nhà đầu tư tăng trưởng mà kết quả kinh doanh thực sự đáng khâm phục, những người trung bình mỗi năm có tỷ lệ lợi nhuận từ 25% tới 50% thậm chí còn nhiều hơn thế nữa."

Người quản lý tiền bạc của công ty William O’Neil + Co., Lee Freestone đã có mức lợi nhuận là 271% vào năm 1998, và trên 100% nửa đầu năm 1999. Năm 1991 lúc mới 25 tuổi anh đã ghi tên mình vào danh sách những nhà đầu tư vô địch toàn nước Mỹ với tài khoản tiền mặt của mình với mức lợi nhuận 279%. Tất nhiên những kết quả như thế phải tới từ những con người tận tâm, thực sự làm việc hết mình mới có thể tạo ra những kết quả khác thường. Tuy nhiên thật dễ chịu khi biết những gì bạn có thể đạt được nếu bạn chịu tiêu phí thời gian, và làm việc theo một phương pháp nghiêm túc.

Thực sự vẫn có một số nhà đầu tư giá trị gặt hái được những thành công với phương pháp của mình, mà tiêu biểu trong số họ là Warren Buffet. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng có được khả năng phát hiện công ty độc đáo, sự nhạy bén đánh giá những đặc quyền của công ty, và sự nhìn nhận chính xác năng lực của những người điều hành công ty như ông.

Giữ cho việc đầu tư đơn giản và dễ hiểu

Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, tránh những loại đầu tư quá rủi ro

Khi bạn mới khởi sự đầu tư, bạn sẽ được nghe rất nhiều về những cơ hội đầy kích thích có thể tìm kiếm những lợi nhuận khổng lồ. Danh sách những cạm bẫy dành cho những con người đang hồ hởi và cả tin bước chân vào thị trường bao gồm chứng khoán nước ngoài foreign stock, các quỹ đầu tư cố định closed-end funds, chứng khoán giá rẻ low-price stocks, penny stocks, hợp đồng quyền chọn option, hàng giao theo hẹn future, trái phiếu khả hoán convertible bonds, trái phiếu cấp thấp về giá trị junk bond, những loại chứng khoán miễn thuế và các công ty bất động sản. Cũng cần phải coi chừng những công ty bị sàn giao dịch đánh dấu, chúng thường rất nhạy cảm.

Có một quy luật, luôn giữ cho sự đầu tư của bạn đơn giản và dễ hiểu. Mọi thứ sẽ rối tung cả lên, chìa khóa quan trọng để thành công trong đầu tư và cả trong cuộc sống đó là cố làm cho mọi thứ trở nên đơn giản và dễ hiểu. Đồng thời những rủi ro khá lớn là lý do chính để những nhà đầu tư mới hoặc những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên tránh đầu tư vào những thứ đã kể trên.

Khi trong nước của bạn chẳng hề thiếu những công ty xuất sắc tại sao bạn lại đổ tiền vào các công ty nước ngoài. Bạn thực sự hiểu được bao nhiêu về đường lối chính trị cũng như những chính sách kinh tế của một quốc gia xa lạ. Bạn hiểu gì về cơ cấu quản lý thị trường, các công ty bạn định đầu tư cũng như sự vững chắc của đồng tiền của quốc gia ấy.

Rất nhiều quốc gia có một thị trường chứng khoán cực kỳ bất ổn định. Ngay cả những nhà đầu tư thực sự có khả năng cũng không thể thành công trong một môi trường như thế. Bernard Baruch, một nhà đầu tư rất nổi bật của phố Wall đã bị mất khá nhiều tiền bạc vào thị trường Mêhicô. Cho tới bây giờ vẫn còn rất nhiều người đang sa lầy tại Mêhicô và các quốc gia Nam Mỹ.

Rủi ro gắn liền với các quỹ đầu tư cố định là nó thường rớt ngay sau đợt phát hành đầu tiên và được giao dịch dưới giá trị cơ bản của nó. Giá cả của chúng được xác định duy nhất bằng mức cung và mức cầu. Không có gì đảm bảo chúng có thể được bán bằng với giá trị tài sản của chúng. Mức giảm này được duy trì trong vài năm sau đó.

Tại sao không mua những loại cổ phiếu giá thấp?

Những loại cổ phiếu giá thấp - được bán dưới 15$ một cổ phiếu - thông thường hấp dẫn mọi người với một lý do duy nhất: rẻ. Nhưng trong khi nó đang quyến rũ mọi người mua chúng với giá rẻ thì hoạt động tài chính của chúng lại rất kém và chậm chạp so với những loại cổ phiếu khác trong ngành.

Bạn có muốn đặt những đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc vào những công ty có chất lượng nghèo nàn hay không? Những tổ chức tài chính lớn sẽ không mua những loại cổ phiếu này, ngoài vì những chỉ tiêu cơ bản kém cỏi còn là vì số lượng cổ phiếu giao dịch của chúng quá mỏng không thích hợp với những khoản tiền khổng lồ của các tổ chức tài chính. Và như chúng ta đã biết, chính những tổ chức tài chính là người làm giá cả dịch chuyển trên thị trường. Những loại cổ phiếu tốt không bao giờ được bán ở cái giá $2, $4, $6. Không hề có vận may trong những loại cổ phiếu giá thấp này!

Những loại cổ phiếu vài xu penny stocks, cổ phiếu được buôn bán với giá dưới một đôla còn chứa đựng những thứ tồi tệ hơn. Thêm vào những điều đã trình bày ở trên, sự khác biệt giữa giá đặt mua và giá đặt bán ask-bid: giá mà tại đó bạn mua hoặc bán cổ phiếu có thể là một cái bẫy cho những người nhẹ dạ. Hãy tưởng tượng một loại cổ phiếu được niêm ở mức giá 5/8 để mua và 1/2 để bán. Mặc dù sự cách biệt giữa giá mua và giá bán $1/8 trông không lớn. Nhưng giá chứng khoán phải tăng tới 20% để bạn có thể hòa vốn.

Những quy tắc để xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý

Bạn nên phân tán rủi ro như thế nào

Hầu hết các nhà đầu tư sẽ khuyên bạn nên đa dạng hoá, chia phần tài sản của bạn ra, điều này có nghĩa là phân chia số tiền của bạn trong nhiều kiểu đầu tư với những tỷ lệ khác nhau. Thực sự nguyên tắc này không sai, nhưng bạn nên đi ngược lại những kiến thức thông thường này, ngay cả khi nó có thể gây ra cho bạn đôi chút lo lắng ban đầu. Copy những gì tất cả mọi người đang nghĩ và làm trên thị trường có lẽ sẽ cho bạn cảm giác yên tâm, nhưng thực sự nó không phải điều đáng làm nhất. 

Mục tiêu của bạn không chỉ là hành động đúng, mà còn là kiếm được những khoản lợi nhuận có giá trị khi bạn đúng. Điều này được thực thi một cách tốt nhất khi bạn nhốt tất cả trứng của bạn trong vài cái giỏ, hiểu biết về chúng rõ ràng, và theo dõi chúng một cách cẩn thận. 

Chẳng lẽ không có một chút giá trị nào trong việc đa dạng hoá?

Đa dạng quá nhiều sẽ dẫn bạn tới sự thiếu hụt về kiến thức cũng như trọng tâm về việc đầu tư của bạn. Nếu một người khuyên bạn nên đầu tư 45% vào cổ phiếu, 80% vào trái phiếu, 10% vào chứng khoán nước ngoài, 10% vào quỹ thị trường tiền tệ Money Market Fund - một dạng quỹ hỗ tương đầu tư mở rộng đầu tư vào thị trường huy động vốn ngắn hạn, 5% vào vàng, điều này có thể khiến bạn an tâm hơn nhưng đồng thời việc đầu tư rải rác này sẽ làm loãng đi lợi nhuận của bạn. Có lẽ bạn không nên đầu tư vào vàng, chứng khoán nước ngoài, trái phiếu vì nó sẽ làm sụt giảm lợi nhuận chung. 

Đồng thời bạn cũng không thể bỏ tất cả số tiền kiếm được vào một công ty nào đó, cho dù công ty ấy có là Microsoft chăng nữa. Sự sụp đổ của Enron vào cuối năm 2001 cho thấy ngay cả những công ty trông khổng lồ vẫn có thể phá sản như thường. Và bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp thiếu may mắn như thế. Tốt nhất bạn nên bỏ hết tiền bạc định đầu tư vào vài công ty hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này có vẻ như là một sự đa dạng hoá hợp lý hơn. 

Như vậy bạn nên sở hữu bao nhiêu loại chứng khoán?

Điều duy nhất muốn nhấn mạnh ở đây là bạn chỉ nên đầu tư tối đa vào năm hay sáu loại cổ phiếu, không có lý do gì để nắm giữ 20 loại cổ phiếu khác nhau, bạn sẽ không thể nắm bắt đầy đủ thông tin về chúng và những loại cổ phiếu hoạt động kém trong nhóm sẽ làm giảm lợi nhuận chung. 

Nếu bạn thấy những loại cổ phiếu mới quá tuyệt thì sao?

Với số tiền của mình bạn nên quyết định số cổ phiếu bạn sẽ sở hữu, và đừng vượt quá chúng. Nếu bạn giới hạn là sáu và bạn đã sở hữu đủ số, đừng mua loại thứ bảy, ngay cả khi chúng đang rất quyến rũ bạn. 

Nếu cổ phiếu mới quá tuyệt vời, hãy bắt buộc mình bán đi loại cổ phiếu kém hấp dẫn nhất trong sáu cái cũ để thay thế. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu bạn tuân thêm điều này. 

Cách xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất.

Hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư $100000 vào năm loại cổ phiếu, mỗi loại sẽ được đầu tư $20000. Bạn không cố gắng mua một số lượng cổ phiếu nào đó, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu. 

Nhưng đừng bao giờ quá hồ hởi trong việc mua cổ phiếu, đừng mua cả năm loại cổ phiếu một lần. Hãy thi hành từng bước một, hãy để cổ phiếu của bạn tự chứng minh chúng bằng cách chỉ ra một sự phát triển nào đó trước khi bạn đầu tư 100% số tiền. 

Chiến lược mua các loại cổ phiếu đơn lẻ.

Chỉ mua một nửa trong tổng số tiền $20000 của bạn trong lần mua đầu tiên. Nếu cổ phiếu đi xuống, đừng mua thêm nữa, nếu nó rớt tới 8% so với số tiền mua, bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ. 

Nhưng nếu cổ phiếu tăng giá khoảng 2% tới 3% so với giá mua ban đầu, và nếu bạn thấy chúng vẫn đang có những dấu hiệu tốt, mua thêm $6500. Lúc này bạn đã mua hết $16500 trong tổng số $20000 định dành cho cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng khoảng 2% tới 3% nữa, mua nốt $3500 còn lại. Bạn đã thành lập xong vị thế của bạn trong cổ phiếu với tổng số tiền là $20000 trong khoảng thời gian nó tăng giá 5%. Lúc này hãy cho cổ phiếu một ít thời gian và cơ hội để chúng phát triển. 

Khái niệm mua thêm những khối lượng nhỏ hơn trong quá trình cổ phiếu tăng giá khoảng 5% từ giá mua ban đầu được gọi là tiến hành mua theo kiểu kim tự tháp. Chỉ mua với chiến lược trung bình tăng, không thi hành chiến lược trung bình giảm. Không bao giờ thêm tiền vào những loại cổ phiếu đang có những kết quả tồi tàn. 

Bạn cần biết thêm những gì khi mua cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư của mình?

Bạn nên dùng đồ thị để xác định thời điểm mua bán thêm chính xác. Đừng theo đuổi những loại cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều khi chúng đã ở phía bên kia những mô hình cơ bản. Điều này tuy đúng với phương pháp trung bình tăng nhưng nó sẽ làm cho giá trung bình quá cao, và bạn sẽ chịu rắc rối trong những đợt điều chỉnh tình hình của thị trường. 

Nếu giá cổ phiếu rớt 8% từ giá mua ban đầu của bạn, bạn hãy bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ, bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ bản thân. Bạn sẽ dễ dàng bị những thua lỗ trầm trọng khi bạn không làm gì trong trường hợp này. Nếu bất ngờ chúng tăng giá trở lại, đừng tiếc nuối và hoang mang, hãy coi 8% ấy như phí bảo vệ để tránh khỏi sự khủng hoảng. 

Và một điều quan trọng vẫn cần nhắc lại, tất cả các cổ phiếu bạn mua cần phải hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản chúng ta đã thảo luận ở phần đầu của cuốn sách. Chúng nên là số 1 trong lĩnh vực của chúng, lợi nhuận mỗi cổ phần phải tăng liên tục trong vòng ba năm qua. Doanh số và lợi nhuận của chúng cũng cần tăng những tỷ lệ đáng kể qua các quý và các năm gần đây. Tìm kiếm sự tăng trưởng của lợi nhuận biên, lợi nhuận vốn cổ đông phải trên 17%, chỉ số sức mạnh tương đối phải trên 80. Cổ phiếu cần được những tổ chức tài chính lớn quan tâm. 

Những gì bạn nên làm hại đã sở hữu vài cổ phiếu

Sau khi bạn sở hữu năm hay sáu loại cổ phiếu, bạn phải theo dõi chúng một cách thận trọng, và tính toán xem loại nào phát triển nhất. Đó có thể là loại cổ phiếu tốt nhất của bạn và là một người dẫn đường thực sự của thị trường. 

Bạn sẽ chờ những thời điểm thích hợp để mua thêm những cổ phiếu này. Bạn có thể mua khi lần đầu cổ phiếu bị kéo trở lại giá trung bình 50 ngày. Giá trung bình năm chục ngày sẽ giải quyết những dao động hàng ngày hay hàng tuần và cho một cái nhìn chính xác hơn về xu hướng giá cả. Hoặc bạn có thể mua thêm khi cổ phiếu bắt đầu hình thành một mô hình cơ bản mới, vào thời điểm nó phá vỡ mức giá cơ bản của mô hình tầng thứ hai này. 

Con đường để bạn điều hành danh mục đầu tư của mình một cách trôi chảy nhất là nhận ra những cổ phiếu nào đang hoạt động tốt nhất, đổ thêm tiền vào những loại cổ phiếu này, và có lẽ nên giảm bớt một ít vị thế của những loại cổ phiếu đang hoạt động kém nhất trong nhóm. 

Khi kỹ năng lựa chọn cổ phiếu của bạn phát triển, một ngày bạn sẽ nhận ra những Microsoft mới. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để có thêm tiền đầu tư vào nó, và biến nó thành loại cổ phiếu số một trong danh mục đầu tư của mình. 

Để điều khiển danh mục đầu tư của mình một cách chính xác, bạn cần có những quy luật mua và những quy luật bán, nhưng bạn cũng cần biết tất cả các điều có liên quan tới cổ phiếu, thêm chúng vào khi thích hợp, và cuối cùng bán chúng đi khi chúng đã chạm đỉnh và chuẩn bị theo chiều hướng đi xuống. 

Nếu bạn tuân theo phương pháp trong cuốn sách này có lẽ bạn sẽ sở hữu những cổ phiếu tốt nhất trong vòng một tới hai năm. Một số ít có thể được bán sớm hơn khi chúng chỉ ra những dấu hiệu xấu rõ ràng. 

Bạn không thể đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình, và điều này cũng không cần thiết. Nhưng khi bạn phạm sai lầm bạn phải dũng cảm thừa nhận nó và tìm cách sửa chữa. Ngay cả khi sở hữu những cổ phiếu hàng đầu bạn cũng cần biết cách điều khiển nó, chuyển nó thành tiền mặt vào những thời điểm hợp lý để tránh sự khủng hoảng.

Quy trình thực hiện Một Lệnh giao dịch của Nhà đầu tư Việt Nam

Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán

Nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán đã niêm yết đều phải đến gặp công ty chứng khoán, thông qua việc ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán. Khách hàng sẽ đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:

+ a. Lệnh mua hay lệnh bán;

+ a1. Mã khách hàng;

+ b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán;

+ c. Số lượng chứng khoán;

+ d. Giá;

+ e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu nếu có

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh. Phòng tiếp thị công ty chứng khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch.

Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch và phòng thanh toán của công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán.

Công ty kiểm tra lần chót tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TTGDCK.

Giao dịch tại TTGDCK

Đại diện giao dịch nhập lệnh mua - bán vào hệ thống máy điện tử của TTGDCK. Chi tiết nạp vào hệ thống là các khoản a, b, c, d, e; cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây:

+ f. Số hiệu của lệnh giao dịch;

+ g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ kèm số hiệu của lệnh gốc

+ h. Giao dịch cho khách hàng, hay giao dịch tự doanh;

+ i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài nếu là người đầu tư nước ngoài;

+ k. Mã số của thành viên;

+ Các chi tiết khác do TTGDCK quy định.

Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới sửa đổi/huỷ bỏ chỉ hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện*.

TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh hiện nay chỉ khớp một lần trong ngày có giao dịch vào lúc 10 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và cho công ty chứng khoán về các chi tiết kết quả khớp lệnh đó.

Đại diện giao dịch khi nhận được thông báo của TTGDCK lập tức sẽ báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh.

Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán" vào phiếu lệnh của khách hàng và thông báo cho phòng thanh toán.

TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có:

1. Tên chứng khoán;

2. Khối lượng mua và bán;

3. Tên mã số của bên thành viên đối tác;

4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện;

5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;

6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.

Kết thúc phiên giao dịch

Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.

Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn rồi chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán của TTGDCK.

Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.

Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn ngân hàng hoạt động lưu ký thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.

Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán. Sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo QĐ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của  UBCKNN.

Chúng ta có thể dễ nhận ra một điều rằng, theo diễn tiến về trình tự và phương thức khớp lệnh, cùng với một số quy định và thực tế ban đầu, thì vai trò của người môi giới khá mờ nhạt, nghề nghiệp của họ trong giai đoạn này có vẻ buồn tẻ. Cả các công ty chứng khoán cũng vậy, xem ra cũng chưa thực sự giúp được gì nhiều cho nhà đầu tư. Có thể nói, khách đầu tư chưa được chăm sóc một cách đúng nghĩa theo bài bản rất chu đáo của TTCK. Họ còn phải tự làm tự chịu nhiều thứ, trong khi tiền phí giao dịch họ phải trả lại khá cao.

Cách thức đo lường hiệu quả thực hiện

Nhà đầu tư sử dụng một số chỉ báo indicator để đo lường giá trị chứng khoán trong danh mục của họ. Chẳng hạn họ so sánh các mức giá cao nhất và thấp nhất lên xuống suốt quá trình giao dịch trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 năm để xác định xem liệu chứng khoán ta muốn khảo sát đã tăng hay giảm giá trị. Phần này ta sẽ bàn đến thêm hai chỉ báo rất thông dụng và hữu ích, giúp cho ta xác định các chứng khoán nào mua là tốt. 

Lợi suất yield 

Lợi suất ở đây liên quan đến số tiền mà ta kiếm được trong một năm, dưới dạng tiền lãi interest và cổ tức dividends. Lợi suất càng cao thì mức thu về trên vốn đầu tư ROI của ta càng cao. Lợi suất được diễn đạt theo một bách phân. Ví dụ, một lợi suất 5% trên khoản đầu tư 100 USD có nghĩa là ta đã kiếm được 5 USD. Bằng cách biến đổi các khoản thu nhập theo số tuyệt đối sang dạng phần trăm, người đầu tư có thể dễ so sánh về giá trị hai chứng khoán là các cổ phiếu và trái phiếu khác nhau. 

Lợi suất hiện thời current yield của cổ phiếu và trái phiếu là một chỉ báo tham khảo cần thiết được liệt kê trên các trang tài chính hoặc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự tính được các lợi suất quá khứ và hiện tại một cách dễ dàng. Đối với cổ phiếu, ta hãy tổng các khoản cổ tức được trả hằng năm cho mỗi cổ phần chia cho giá thời điểm một cổ phần. Các khoản cổ tức chia thì đã có trên báo cáo hằng năm của công ty. Nếu ta muốn có số đo lợi suất so với giá hiện thời để xem mức độ cổ tức theo thời giá ta lấy cổ tức chia cho giá thị trường hiện tại của cổ phần những người chuẩn bị mua bán cần thông số này. Nếu muốn tính lợi suất so với giá lúc mua past yield ta lấy cổ tức chia cho giá ta đã bỏ ra mua trong quá khứ, để biết đồng vốn đã bỏ ra đang cho "thu nhập" thế nào những người đang nắm giữ cổ phiếu đôi khi muốn biết số này. 

Lấy ví dụ, giả sử ta kiếm được 2 USD một năm từ khoản cổ tức trên một cổ phần có giá trị là 50 USD, sau đây là công thức tính lợi suất: 

2 Cổ tức hằng năm / 50 Giá mỗi cổ phần = 0,04 hay là 4% 

Để tính lợi suất hiện hành của một trái phiếu, ta chia tiền lãi nhận được hằng năm cho giá thị trường của trái phiếu đó. Chẳng hạn, ta có trái phiếu mệnh giá 1000 USD, nhận lãi sáu tháng một lần - ta tập gọi cho quen là "6 tháng một lần" thay vì "một năm hai lần" là để tránh lẫn lộn giữa năm lịch và năm trái phiếu - mỗi lần là 60 USD. Nếu giá trái phiếu trên thị trường hiện nay là 1200 USD thì lợi suất hiện hành được tính là: 

120 Tiền lãi một năm / 1200 Giá trái phiếu hiện thời = 0,10 hay là 10% 

Nhìn vào đây ta đoán biết là lãi suất thị trường nay nằm ở khoảng 10%, cho nên giá trái phiếu cũ đã có lãi suất cao 12% nay được bán với giá cao hơn mệnh giá. 

Tỷ lệ P/E Tỷ lệ giá/thu nhập

P/E là cách viết tắt của "Price/Earnings" giá thị trường/ thu nhập. Đây là cách so sánh giữa giá thị trường của một cổ phần thường với lợi nhuận mặc nhiên thuộc về cổ phần đó tính trên cơ sở năm tài chánh của niên hạn gần nhất. Phép chia này có nội dung khá đơn giản là vậy, nhưng nó nói lên được nhiều điều để ta đắn đo. Một tỉ lệ P/E cao có thể cho ý nghĩa rằng chứng khoán công ty này đang được định giá cao hơn mức lợi nhuận mà công ty làm ra được. Ngược lại, tỉ lệ P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu công ty đó đã bị định dưới giá. Các tỷ lệ P/E đối với các cổ phiếu của ngành công nghiệp bình quân là từ 12 đến 15. 

Tuy nhiên ta cần thận trọng khi tham khảo số đo này - cũng như nhiều số đo khác - bởi nó còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy của các yếu tố được sử dụng để tính toán. Sự đồng bộ, mức độ phát triển và hội nhập của thị trường và cơ chế công ty cũng cần được xem xét. 

Cũng giống như lợi suất, tỉ lệ P/E thường được in trên các trang báo tài chính, nhưng ta cũng có thể tính được dễ dàng. Trước hết ta tìm thu nhập sau thuế của công ty trong báo cáo tài chính hằng năm dòng cuối cùng của báo cáo lợi tức. Kế tiếp ta cũng dựa vào báo cáo hằng năm để có được số cổ phần đang lưu hành. Lấy lợi tức sau thuế chia cho tổng số cổ phần ta có lợi tức cho mỗi cổ phần EPS = earning per share. Kế đến ta xem trên báo giá hiện tại của cổ phần đang khảo sát là bao nhiêu, rồi lấy giá cổ phần đó chia cho lợi tức trên mỗi cổ phần EPS.

Thế là ta có được tỉ lệ P/E. E ở đây tức là EPS. 

Để nắm rõ vấn đề, ta thử tính tỉ lệ P/E của cổ phần công ty SACOM vào năm 2000 như dưới đây: 

Năm 1999 lãi sau thuế của SACOM là 25.500.000.000 đồng, số cổ phần đang lưu hành của SACOM là 12.000.000 cổ phần. Giá cổ phần này vào thời điểm 6-2000 là 15.000 đồng.      Ta có:

EPS lợi tức mỗi cổ phần = 25.500.000.000 đ /  12.000.000   = 2.083,3 đ 

PE Giá/lợi tức = 15000đ / 2083,3đ = 7,2

Nhưng vào giữa tháng 12-2000 giá cổ phiếu SACOM là 30.000 đồng, tỉ lệ P/E của cổ phần này vào thời điểm đó được tính toán như sau:

P/E Giá/Lợi tức = 30.000đ / 2.083,3 = 14,4

Nếu có thể so sánh nhiều P/E khác ta sẽ có nhiều điều rút ra lý thú và bổ ích cho các đánh giá về đầu tư mà ta đang quan tâm. Tất nhiên với điều kiện là hệ thống sổ sách phải thể hiện trung thực, thông tin cần kịp thời và tin cậy. Đây là những nội dung hội nhập không thể thiếu được trong quá trình xây dựng một TTCK công bằng, trung thực và lành mạnh để làm phương tiện phát triển kinh tế thị trường.

Định giá doanh nghiệp theo tỷ lệ P/E:

Trong việc định giá một doanh nghiệp, các báo cáo về tỷ lệ thị giá / thu nhập một cổ phiếu hay PER hoặc P/E đóng một vai trò hết sức quan trọng. Price Earning Ratio, viết tắt là PER hay P/E, được sử dụng trong rất nhiều phương pháp định giá, đặc biệt là trong những phương pháp đơn giản nhất, là những phương pháp so sánh ngành, so sánh tổng thể hoặc lịch sử.

Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán. Có nghĩa là lượng vốn hoá của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của TTCK. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ số vốn hoá.

Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nề kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và / hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại. Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.

Định nghĩa các thành phần của P/E: P/E là một tỷ số gồm hai đại lượng, phụ thuộc vào giá trị tương ứng và định nghĩa của từng đại lượng.

Đối với giá thị trường thị giá, khi được đưa ra sử dụng, có thể có nhiều cách định nghĩa: 1. Là giá thị trường của phiên cuối cùng hoặc phiên gần nhất; 2. Là giá thị trường của phiên ngày 31 tháng 12 năm vừa qua; 3. Là giá thị trường trung bình của từng thời kỳ: tháng, quý hoặc năm...

Liên quan tới vấn đề thu nhập của cổ phiếu, cần lưu ý là có 3 vấn đề được đặt ra. Thứ nhất, lợi nhuận xuất phát từ khái niệm nào? lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận thuần từ ngành kinh doanh chính.... Thứ hai, liệu đó có phải là lợi nhuận thuần được điều chỉnh, có nghĩa là phải loại bỏ các yếu tố không đồng nhất giữa các chuẩn mực kế toán khác nhau hay không? Và thứ ba, thời hạn liên quan là năm nào? Nghĩa là:

- Lợi nhuận thuần của năm tài chính vừa qua và đã được công bố,

- Lợi nhuận ước lượng của năm tài chính hiện tại,

- Lợi nhuận kỳ vọng của năm tài chính sắp tới?

Để minh hoạ khoảng cách có thể có giữa các tỷ số P/E của các thị trường khác nhau xuất phát từ định nghĩa khác nhau của các thị trường này, chúng ta có thể sử dụng các số liệu P/E bình quân của Sở giao dịch chứng khoán New York và Tokio trong những năm gần nhất.

Tỷ số P/E bình quân của TTCK New York và Tokyo

 

1975

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

NY S&P 500

11.0

7.4

9.2

8.0

11.2

11.7

12.1

13.4

14.7

Tokyo DJ 225

19.4

20.2

17.1

18.2

22.2

25.1

28.0

25.9

32.1

Tokyo điều chỉnh

12.1

12.6

10.7

11.3

13.8

15.6

17.5

16.2

20.0

Tỷ số P/E chưa điều chỉnh của Nhật có vẻ hết sức cao. Điều này có thể làm nản lòng phần lớn các nhà đầu tư phương tây. Thực tế, sự so sánh trực tiếp giữa P/E của hai nền kinh tế này không có ý nghĩa gì. Theo giải thích của các chuyên gia, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật không được tính toán theo cùng một cách với các doanh nghiệp Mỹ. Nếu người ta cân đối các phương pháp kế toán, và đặc biệt nếu sử dụng cùng một phương pháp hợp nhất kế toán, ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp Nhật cao hơn khoảng 60% so với các số liệu đã công bố như vậy, P/E bình quân của Nhật phải được điều chỉnh bằng cách nhân chúng với 1/160%, nghĩa là 0,625.

Vậy mà, cần nhận thấy rằng, trong giao tiếp hàng ngày, người ta không hề đả động đến tỷ số P/E điều chỉnh đối với doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác ở Nhật. Các vấn đề liên quan đến tỷ số này đều sử dụng tỷ số P/E không điều chỉnh. Sự méo mó này có thể là nguồn gốc của những nhầm lẫn trong các quyết định đầu tư. Nó có thể tránh được bằng cách sử dụng công nghệ thông tin bao gồm việc sửa chữa tự động nếu tỷ số P/E xuất hiện trên màn hình điện tử.

Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra cho việc định giá: so sánh các chỉ số P/E có thể so sánh được bằng cách đảm bảo rằng việc xác định lợi nhuận là giống nhau trong các trường hợp, cũng như phải quan tâm đến tính chính xác của các thời kỳ được so sánh.

Khi so sánh các tỷ số P/E của các doanh nghiệp khác nhau, có thể có sự chênh lệch xuất phát từ một số nguyên nhân chính:

- Sự nhầm lẫn trong việc công bố số lượng cổ phiếu đang lưu hành,

- Việc không hợp nhất các tài khoản của một phần doanh nghiệp không niêm yết,

- Sự khác biệt của các phương pháp kế toán, đặc biệt là đối với những vấn đề như: Các khoản dự phòng rủi ro hoặc các khoản khấu hao.

Việc định nghĩa và tính toán số lượng cổ phiếu có thể là nguồn gốc của nhiều nhầm lẫn đáng ngạc nhiên khi cần thiết phải đưa ra các dự đoán. Hiện đang tồn tại trên thế giới nhiều loại công cụ phái sinh mà chúng có thể là cổ phiếu hoặc không phải là cổ phiếu theo tính chất của nó, giống như các cổ phiếu ưu đãi, là dạng cổ phiếu không có quyền biểu quyết, hoặc các trái phiếu có thể biến đổi thành cổ phiếu như trái phiếu chuyển đổi.

Những chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một thời hạn nào đó, có thể làm biến đổi hoặc không làm biến đổi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể không gây tác động mạnh đến việc giảm giá trị của doanh nghiệp nhưng ngược lại, lại làm giảm một cách rất nhạy cảm giá trị của từng cổ phiếu.

Cần phải có một sự chú ý đặc biệt đối với việc tính toán các lợi nhuận của cổ phiếu trong những trường hợp tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nay mai, doanh nghiệp đang sở hữu các quyền chọn về cổ phiếu của mình, hoặc có các loại chứng khoán khác như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu.

Người ta có thể giải thích sự thay đổi của P/E bình quân trên TTCK? Việc nghiên cứu sự tương quan chỉ đem lại một kết quả duy nhất có ý nghĩa: ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu. Tỷ số P/E giảm khi lãi suất trái phiếu tăng.

Tác động của lãi suất trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với "lợi nhuận bình quân trên TTCK". Điều này hết sức quan trọng, vì lãi suất trái phiếu hiện hữu và được công bố. Lãi suất trái phiếu hàng ngày luôn là đối tượng để phản ứng, là đề tài tranh luận và mỗi người đều rút ra những hậu quả từ sự can thiệp của nó vào TTCK và các chính sách tài chính của doanh nghiệp. "Lợi nhuận bình quân trên TTCK" không hiện hữu và không được công bố. Nó chỉ được sử dụng đến trong trường hợp tính toán sự tương quan. Và như vậy, nó không có ảnh hưởng đến cách ứng xử của các thành phần kinh tế.

Ngược lại, lợi nhuận của một doanh nghiệp có tồn tại và nó cũng tồn tại trong nhận thức của nhà đầu tư. Về mặt lãi suất, M. de Raismes đã thiết lập mối tương quan sau cho TTCK Pháp:          P/E = 20,24 - 93,97 i trong đó, i là lãi suất trái phiếu không rủi ro. Trong 35 năm hoạt động, chỉ có 7 năm có số liệu khác với quy luật này và phải được giải thích bằng những nguyên nhân khác.

Đương nhiên là có những hiện tượng có thể làm xáo trộn giá trị của P/E bình quân trên thị trường mà không liên quan tới biến động về lãi suất trái phiếu. Những nguyên nhân đó có thể xuất phát từ ảnh hưởng của một chính sách thuế mới, hoặc đường lối chính trị mới... còn tiếp

Những thông tin kinh tế và tài chính được đăng tải trên các báo có thể có ích đối với nhà đầu tư trong việc so sánh giá trị của doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đồng.

Nếu tỷ số P/E bình quân của toàn thị trường là tương đối cao, một nhà đầu tư ngắn hạn có thể vẫn kiếm được lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và xu hướng của thị trường vẫn thuận lợi. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư dài hạn thì nên sử dụng các phương pháp định giá của Gordon - Shapio và của Bates để kiểm tra khả năng sinh lời kỳ vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng các tỷ số P/E thường dao động trong một khoảng thời gian nào đó.

Nếu tỷ số P/E của ngành cao hơn tương đối so với TTCK, cần làm rõ một số chi tiết:

Đối với toàn ngành, lợi nhuận ước đoán của năm tài chính kế tiếp vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao. Tỷ số P/En+1 sẽ cho một kết quả thuận lợi hơn nhiều so với P/E hiện tại. Điều này có thể xảy ra đối với một ngành kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng hoặc các yếu tố môi trường đặc biệt thuận lợi. Khi đó, một tỷ số P/E cao không đồng nghĩa với một vụ đầu tư mạo hiểm.

Đó là lĩnh vực hiện đang là thị hiếu của công chúng. Điều chắc chắn rằng khi thị hiếu thay đổi thì kết quả của việc đầu tư vào lĩnh vực này là hết sức đáng lo ngại.

Nếu chính tỷ số P/E của doanh nghiệp cao:

Doanh nghiệp vừa qua khỏi một cuộc khủng hoảng với những kết quả còn khá thấp nhưng lợi nhuận cam kết của năm tài chính kế tiếp sẽ lớn hơn nhiều. Vậy, một tỷ số P/E cao là hợp lý.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ, lợi nhuận của năm sau sẽ là một bước nhảy vọt so với hiện tại. Khi đó, P/En+1 sẽ giảm đáng kể so với hiện nay. Như vậy, một tỷ số P/E cao vẫn tương đối hợp lý. Khi đó, hiện tượng P/E cao được coi như là một nấc thang cho lợi nhuận tương lai.

Tỷ số P/E của doanh nghiệp cao do cầu quá lớn so với cung của cổ phiếu của doanh nghiệp do mới được niêm yết trên thị trường thứ cấp hoặc do thị hiếu của nhà đầu tư. Khi đó, cần phải làm rõ xem liệu viễn cảnh về lợi nhuận của doanh nghiệp có phù hợp với sức cầu đó hay không.

Tóm lại, một người mua với tỷ số P/E cao cần ngay lập tức tính toán tỷ số P/En+1 Giá thị trường / lợi nhuận của cổ phiếu trong năm n + 1. Nếu tỷ số này thấp hơn so với tỷ số P/E hiện hữu thì việc đầu tư vào cổ phiếu này vẫn cho kết quả tốt.

Một nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu trong nhiều năm, hoặc một nhà thu mua doanh nghiệp theo chiến lược dài hạn không thể lý luận như trường hợp nêu trên. Anh ta bắt buộc phải tính toán khả năng sinh lời của khoản đầu tư của mình trên cơ sở các dòng cổ tức chiết khấu và giá trị bán lại.

Khái quát về quỹ đầu tư: Một định chế đầu tư trung gian ưu việt

Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán TTCK, ta thường nghe nói đây là một loại thị trường chuyên sâu và cao cấp. Điều đó không sai, tuy nhiên người đầu tư đừng vội băn khoăn. Một khi thị trường đã hội nhập, những thông tin phổ cập sẽ nhanh chóng cung cấp cho chúng ta kiến thức cơ bản và nhiều phương thức đầu tư để người quan tâm chọn lựa. Một thị trường hoạt động ổn định và tốt luôn duy trì một hệ thống "tiện ích" hiệu quả để làm hạ tầng và đặt cơ sớ phát huy niềm tin. Trong đó có các định chế trung gian được "hoà mạng" trong một hệ thống luật lệ và quy chuẩn rõ ràng. 

Ta đã biết, người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi đã tham gia làm ăn trading trong TTCK đều phải thông qua và được trợ giúp bởi các nhà môi giới broker hoặc kinh doanh dealer chứng khoán. Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn đến đâu chăng nữa nhà đầu tư vẫn được xem như là người tự quyết định tối hậu, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. TTCK lại tập hợp cơ man nào là các sản phẩm securities đa ngành, thế nên, cho dù người đầu tư có tập trung vào một lãnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọn ngành. Đa số người đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp. Một số nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu lớn phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục của mình, họ có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền advisory account, hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền discretionary account tại các nhà môi giới brokerage. Nhưng còn một định chế rất tiện lợi khác giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào TTCK đó là các quỹ đầu tư. 

Chuyên đề này cho chúng ta một hiểu biết cần thiết về cách đầu tư này. 

Trước tiên có thể nói ngay được đây là cách "đầu tư vào các quỹ đầu tư". Người đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phần trái phiếu được mua bán trên TTCK mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung theo "ngọn cờ" của quỹ này. Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty; chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên TTCK. 

Gọi là "quỹ đầu tư" là cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các "công ty đầu tư". Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo cấu trúc cổ phần corporation hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm trust. Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp trustee. Đảm nhận nhiệm vụ này ở Mỹ có các công ty quản lý uỷ thác trust corporation hoặc các sở quản lý uỷ thác trust department trong các ngân hàng thương mại, họ hưởng phí theo một bách phân hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%. 

Các công ty đầu tư investment company là phương tiện để các nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào để có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị directors đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên. 

Người đầu tư được lợi gì khi tham gia vào các công ty đầu tư? Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng. Một cá nhân thường thường bậc trung với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các công ty đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng một cách tối đa. 

Lợi ích khác do các công ty đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để "mua" sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý đầu tư của mình, với một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình. 

Một lợi ích nổi bật nữa của các công ty đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các công ty này mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, cho nên những người mua cổ phần công ty đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ lưu hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch, dựa vào TTCK. 

Giới thiệu khái lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những người đầu tư bậc trung và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Tuy nhiên, tại các nước có cơ chế thị trường phát triển, đây là tổ chức trung gian đầu tư thu hút rất đa dạng các giới đầu tư. 

Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những người đầu tư vào các công ty đầu tư khác với những người đầu tư vào TTCK, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên TTCK. 

Vì lý do đó mà các cơ sở pháp lý ban đầu của việc thiết lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã sớm đưa loại tổ chức này vào các quy định cơ cấu. Tìm hiểu một cách có hệ thống về các quỹ đầu tư như vậy là điều bổ ích và cần thiết.

Các loại Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là một tổ chức đã được xã hội thừa nhận rộng rãi. Lịch sử hình thành các quỹ rất gần với ý nghĩa là để đáp ứng nhu cầu xã hội hoá đầu tư, diễn tiến theo một quá trình chọn lọc, được bổ sung hoàn thiện dần để ta có ngày nay các quy chuẩn vận hành khoa học. Loại hình này phát triển rất hiệu quả tại Hoa Kỳ và được hệ thống bằng một bộ luật ban hành từ năm 1940. Đây là căn cứ tham khảo cho hầu như tất cả các quỹ đồng dạng trên thế giới. 

Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn vào các loại quỹ đầu tư, để dễ theo dõi, cần có vài hiểu biết làm cơ sở. 

Thứ nhất, bất kỳ quỹ đầu tư nào cũng có một điểm chung, chúng đều là các trung gian danh mục đầu tư portfolio intermediaries. Việc của chúng là thu nạp tiền của quần chúng góp vào và thay mặt quần chúng đem tiền đó đi đầu tư. Theo suy nghĩ của quần chúng, những nhà quản lý danh mục của một quỹ đầu tư có khả năng sẽ sắm vai giỏi hơn một nhà đầu tư trung bình trong thị trường - Đó là một trong những lý do quan trọng giải thích sự đón nhận nhiệt tình của quần chúng trước những tổ chức được xem là giỏi xoay xở" này. 

Thứ hai, khuynh hướng gọi chung chúng là "quỹ" fund. Thực ra, bản chất của các quỹ này là huy động vốn để tạo thế mạnh tập trung và lâu dài vì động cơ doanh lợi, cho nên chúng được liệt vào dạng và được chế định như các doanh nghiệp. Đây là lý do để ngay từ đầu người ta gọi chúng là "công ty đầu tư" investment company. Xin được mở ngoặc để lưu ý chúng ta không nên lẫn lộn với thuật ngữ "investment banker" là dạng ngân hàng đầu tư chuyên bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài ra, còn có sự khác nhau cơ bản giữa các công ty đầu tư hay quỹ đầu tư là tính có cần thiết duy trì một bộ máy quản lý management hay không. Những loại có duy trì bộ máy để quản lý công việc hằng ngày, chẳng hạn các quỹ mở và quỹ đóng - ta sẽ tìm hiểu sau - lại được gọi thêm một tên khác là "management company", hay đầy đủ hơn là "management investment company". Tiếng Việt có thể tạm dịch là "công ty đầu tư chuyên nghiệp". 

Trong quá trình tiếp cận, do thói quen và để cho thuận tiện, người ta thường gọi chung một cách phổ biến là quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư cho tất cả các loại. Nhưng khi nghe đến quỹ hỗ tương thì đó lại chỉ là một dạng đặc thù của công ty đầu tư chuyên nghiệp. 

Công ty phát hành chứng chỉ có giá mặt 

Loại công ty đầu tư này phát hành các chứng chỉ thuộc dạng nợ, chào bán theo một mức lãi mặc định. Một chứng chỉ có giá mặt face-amount certificate thể hiện bản chất như một hợp đồng giữa người đầu tư và người phát hành, trong đó người phát hành bảo đảm sẽ trả một khoản tiền cụ thể được ghi cho người đầu tư vào một ngày nhất định trong tương lai. Các chứng chỉ này thường được mua theo cách trả góp định kỳ, nhưng cũng có thể bằng cách trả trọn một lần. Người mua chứng chỉ phải trả một khoản phí bán và phí quản lý quỹ. Các chứng chỉ có thể được hoàn lại trước kỳ đáo hạn và được tính theo ngang giá bỏ cuộc surrender value - theo quy định giống như trong ngành bảo hiểm. Ngày nay do sự cạnh tranh của nhiều định chế đầu tư thay thế khác hấp dẫn và thuận lợi hơn nên loại chứng chỉ có giá mặt này không còn phát huy tác dụng trên các thị trường hiện đại. 

Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị 

Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị UIT - Unit Investment Trust là dạng được thành lập theo một khế ước indenture, hay một công cụ tương đương về mặt pháp lý và được giám sát thừa uỷ nhiệm bởi một cá nhân hay tổ chức thường là tổ chức. Việc lập quỹ chứng khoán ban đầu sẽ được một cố vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục, rồi phân ra thành các đơn vị unit để bán cho người đầu tư, thông qua các nhà môi giới. Các đơn vị như vậy thường được bán theo giá trị tròn 1.000 USD ở Mỹ trong lần phát hành đầu tiên. Các nhà môi giới bảo lãnh phát hành tương đồng thời là người duy trì hoạt động mua đi bán lại các đơn vị đó. Giá cả của các đơn vị lại tuỳ thuộc vào biến động giá cả chứng khoán trong danh mục mà quỹ này nắm giữ. Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị chỉ phát hành các chứng khoán khả hoàn redeemable securities - chính là các unit, mỗi unit của quỹ này mang một khoản lợi không chia tương đương với các chứng khoán cơ sở mà nó đại diện. Đó là phần mà người đầu tư được hưởng. Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4%. Chính khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tư ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này. Danh mục đầu tư của quỹ nói chung gần như được duy trì cố định theo chiều dài tồn tại của nó, chính vì vậy sự quản lý điều hành danh mục đầu tư hằng ngày trở nên không cần thiết. Do đó thay vì phải tự xoay xở quản lý manage, người ta chỉ cần thuê giám sát supervise là đủ và việc này do các trustee đảm nhận. 

Các đặc điểm chủ yếu để các quỹ được xem là một tổ chức đầu tư uỷ thác theo đơn vị, tách biệt với dạng quỹ đầu tư khác, được xác định như sau: 

- Các UIT không có hội đồng quản trị B.O.D

- Các UIT không thuê chuyên viên phụ trách về đầu tư và

- Các UIT có danh mục đầu tư tĩnh, không mua bán chứng khoán theo cách năng động.

Danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư uỷ thác UIT thường sử dụng chứng khoán cơ sở là các trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. 

Công ty đầu tư chuyên nghiệp 

Loại quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện nay là các công ty đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp management company. Có hai loại công ty đầu tư chuyên nghiệp. Loại thứ nhất để ngỏ cơ cấu vốn và cổ phần gọi là "công ty đầu tư mở" open-end. Loại quỹ mở này có đặc trưng với việc phát hành các cổ phần khả hoàn redeemable share - công ty mua lại. Loại thứ hai là công ty đầu tư đóng closed-end investment company. Các cổ phần loại quỹ đóng không thể bán lại cho công ty mà sẽ được mua bán trên thị trường như các loại chứng khoán công ty. 

Lý do để người ta gọi là "management company" bởi vì công việc đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn tự thành lập. Mỗi ngày, thường là vào cuối các phiên giao dịch thị trường, công ty đầu tư chứng khoán phải xác định giá trị danh mục đầu tư của mình hoặc giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phần NAV. 

Các công ty đầu tư đóng - quỹ đóng:

Các công ty đầu tư đóng closed- end investment company thường xây dựng cơ cấu vốn capitalization thông qua phát hành cổ phần một lần một. Tổ chức này có thể phát hành cổ phần thường common cổ phần ưu đãi preferred hoặc các trái phiếu bong, giống như một công ty cổ phần sản xuất kinh doanh truyền thống. 

Cơ cấu vốn trong công ty đầu tư đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các đợt phát hành huy động vốn tập trung, các công ty này không phát hành cổ phần dây dưa và cũng không thu lại các cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch các exchange hoặc trên thị trường không tập trung OTC - over-the-counter market. Do đó mà nó có thể được tính thêm tiền huê hồng hay một khoản kê giá lên markup do các dealer thực hiện. 

Giá thị trường của các cổ phần loại quỹ đóng này sẽ được dựa trên các lực lượng cung cầu quyết định, theo cách như các chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệ với giá trị thuần. Bởi vậy, các cổ phần của công ty đầu tư đóng được mua bán ở mức cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thuần. Tại các nước có TTCK các công ty loại này còn được gọi một cách phổ biến hơn là "các quỹ mua bán tự do" publicly traded funds. 

Các công ty đầu tư mở - quỹ mở:

Các công ty đầu tư mở open- end management company, được gọi phổ biến là quỹ hỗ tương mutual fund, được phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu hồi lại các cổ phần đã phát hành tuỳ theo ý của cổ đông và ở mức giá trị thuần. Cổ phần của quỹ chỉ có một loại là cổ phần thường, về căn bản, chúng được mua tại các công ty đầu tư, và muốn bán lại cũng chỉ được bán cho nơi đó. 

Các quỹ đầu tư hỗ tương làm chủ một danh mục đầu tư các loại chứng khoán, đồng thời về nguyên tắc các cổ đông là chủ của các chứng khoán đó. Mỗi người đầu tư làm chủ một phần lợi chưa được chia, tích trong bó chứng khoán cơ sở đó. Không một cá nhân nào có một quyền lợi riêng trong bất cứ một tài sản cụ thể nào lập nên danh mục đó. 

Cơ cấu vốn của quỹ hỗ tương được để mở, và được gia tăng lượng vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọi đây là quỹ mở. Các cổ phần sở hữu công ty đầu tư mở do tính chất của chúng được gọi là chứng khoán khả hoàn redeemable. Cũng do tính chất như vậy, nếu có tình huống nhiều người muốn thanh lý đầu tư của họ để lấy tiền thì vốn của quỹ hỗ tương sẽ teo lại. 

Đầu tư đa dạng hay không đa dạng:

Một công ty đầu tư chứng khoán có thể thuộc loại đa dạng hoá đầu tư, hay không đa dạng, được đánh giá theo một chuẩn mực nhất định. Để được xem là một công ty đa dạng - điều trở nên rất quan trọng trong việc bán các cổ phần của một quỹ mở - danh mục đầu tư đó phải thể hiện theo một tiêu chí cụ thể. Chúng có thể là loại đa dạng giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các công ty khác nhau trong các ngành công nghiệp tương tự, sự đa dạng cũng có thể thể hiện giữa các vùng địa lý hoặc là sự pha trộn các loại công cụ chứng khoán nhất định nào đó. Sự đa dạng, như ta có thể đã biết, là một kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp, đặc biệt đây còn là tiếp cận đầu tư làm cho các quỹ hỗ tương có sức hấp dẫn quần chúng đầu tư rộng rãi. 

Tuy nhiên không phải tất cả các công ty đầu tư chứng khoán đều hội đủ các yếu tố để được chính thức thừa nhận là đa dạng. Theo bộ luật về công ty đầu tư ban hành năm 1940 của Hoa Kỳ, một công ty đầu tư được đánh giá là đa dạng khi nó đáp ứng được phép thử 75 - 5 - 10 sau đây:

- 75% tổng tài sản của quỹ phải được đầu tư vào các chứng khoán do các công ty khác phát hành nằm ngoài bản thân công ty đầu tư đó hoặc các công ty có quan hệ thành viên với nó. Phần tiền mặt khả dụng nằm trong tài khoản mua bán và các giá trị đầu tư tương đương tiền mặt các chứng khoán ngắn hạn của chính phủ và trong thị trường vốn ngắn hạn được tính là một phần trong cơ cấu 75% đầu tư cần thiết này.

- Không sử dụng hơn 5% tổng số tài sản để đầu tư mua chứng khoán của bất kỳ một công ty cổ phần nào.

- Không được sở hữu cổ phần của một công ty cổ phần nào đó vượt quá 10% giá trị của công ty đó.

Các điều kiện của phép thử trên đây diễn ra chủ yếu trong môi trường có giao dịch TTCK. Giả định một quỹ hỗ tương có tổng tài sản là 100 tỷ đồng phép thử sẽ được áp dụng như sau:

- Quỹ này phải đầu tư ít nhất là 75 tỷ vào các chứng khoán công ty cổ phần sở hữu đại chúng.

- Không được đầu tư quá 5 tỷ đồng 5% của 100 tỷ vào riêng một công ty cổ phần đại chúng nào.

- Và nếu công ty cổ phần đại chúng X nào đó có quy mô cổ phần thường đang lưu hành trong công chúng với giá trị là 30 tỷ đồng chẳng hạn, thì quỹ này chỉ có thể sở hữu tối đa 3 tỷ đồng cổ phần thường tức 10% giá trị 30 tỷ đồng tại công ty X đó thôi. 

Như đã phân tích ở các phần trên đây, ta thấy quỹ đầu tư hỗ tương công ty đầu tư mở là loại hình có ưu thế hơn cả. Nhờ đáp ứng được hầu hết các mong đợi của quần chúng đầu tư nói chung. Chính vì vậy mà quỹ hỗ tương phát triển mạnh như nấm. Những thông tin tổng hợp của Mỹ gần đây cho biết, lượng quỹ hỗ tương đã leo qua con số 8.000 và chưa chịu dừng. Nhưng không phải chỉ ở con số, đáng nói hơn là các quỹ này thường hoạt động trên cơ sở chuyên ngành và chuyên nghiệp cao, sự đa dạng về chuyên môn mà mỗi quỹ đó đại diện cộng với đặc tính phấn đấu để được công nhận đạt phép thử đa dạng 75- 5- 10 đã giúp tạo ra một ấn tượng thu hút và sự chú ý đặc biệt của những thực thể mới tiếp cận TTCK. Các đội hình tập thể này còn được xem là "hiền" và làm ăn trong một hành lang có luật lệ chăm sóc kỹ nên TTCK Việt Nam đang có định hướng nghiên cứu áp dụng. Thật ra, ngay ở Hoa Kỳ, người ta cũng ưu ái chúng hơn.

Quỹ hỗ tương đầu tư

Như một ngôi sao, quỹ hỗ tương đã vượt lên khỏi những tổ chức quỹ khác để xây dựng riêng cho mình một hình ảnh có sắc thái thuyết phục. Sự phát triển nhanh của quỹ hỗ tương đồng thời với việc hình thành nên các nhóm quỹ chuyên nghiệp. Những loại quỹ này khác nhau chủ yếu ở mục đích đầu tư. Ta sẽ tìm hiểu các quỹ hỗ tương tại các thị trường đã ổn định có xu hướng tổ chức và hoạt động thế nào.

Quỹ đa dạng cổ phần thường

Các quỹ loại này quản lý một danh mục đầu tư gồm hầu hết là cổ phần thường. Bản thân dòng quỹ này theo đuổi nhiều mục đích đầu tư khác nhau tuỳ theo chính sách của từng quỹ cụ thể. Có quỹ bảo thủ chỉ đầu tư vào các cổ phần chất lượng cao nhất blue-chip. Các cổ phần blue - chips thuộc về các công ty dẫn đầu trong một ngành công nghiệp, có thành tích xuất sắc phát triển lợi nhuận và trả cổ tức. Có quỹ theo đuổi cách đầu tư tiến công, nhắm đến cổ phần các công ty tăng trưởng growth stock là chủ yếu. Những cổ phần tăng trưởng thuộc về các công ty có lợi nhuận đạt trên mức trung bình, mạnh dạn nghiên cứu, sở hữu nhiều sáng chế giá trị, chú trọng xây dựng nhiều đơn vị bán hàng thuần thục và tiến công. Và đặc biệt công ty tăng trưởng có một chính sách giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư phát triển công ty hơn là chia cổ tức, cho nên cổ tức được chia không đáng kể hoặc không chia. Cũng có loại quỹ cổ phần thường đa dạng diversified common stock fund là loại có mục tiêu chọn cổ phần của các công ty tăng trưởng vừa phải và đảm bảo một thu nhập hiện hành phải chăng.

Các quỹ thu nhập

Các quỹ thu nhập income fund theo đuổi mục tiêu đúng như tên gọi của chúng là phải đạt được thu nhập hiện hành cao. Loại quỹ hỗ tương này đầu tư vào các công ty có mức chi trả cổ tức cao tương ứng với giá thị trường của cổ phiếu đó.

Các quỹ quân bình

Quỹ quân bình balanced funds duy trì một danh mục đầu tư có các mức tương ứng về tài sản nắm giữ thể hiện bằng các trái phiếu, cổ phần ưu đãi, cũng như cổ phần thường. Mối tương quan về một cơ cấu đầu tư như vậy sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian, bảo đảm thích ứng với các điều kiện thị trường, nhưng luôn hiện hữu một cấu trúc cân bằng căn bản nào đó. Các quỹ quân bình có khuynh hướng biến động ít hơn các quỹ hỗ tương cổ phần thường, mức sụt giảm và tăng giá đều ít ở các giai đoạn thị trường biến động lớn.

Các quỹ trái phiếu

Loại quỹ này đầu tư thuần tuý vào các trái phiếu và có mục đích rõ ràng là sự ổn định về thu nhập. Các quỹ trái phiếu có thể được miễn thuế tax - exempt bond funds nếu đầu tư vào các loại trái phiếu thuộc dạng được miễn thuế thu nhập. Quỹ đầu tư hỗ tương trái phiếu đô thị hoặc trái phiếu chính phủ có độ ổn định và an toàn nhất.

Các quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn

Quỹ hỗ tương thị trường vốn ngắn hạn money market funds đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn dưới một năm. Chúng được xếp loại dựa theo thứ chứng khoán được giữ trong danh mục đầu tư đó. Tiêu biểu của quỹ đầu tư vốn ngắn hạn là đầu tư vào các thương phiếu commercial paper và các chứng chỉ ký thác certificate of deposit. Ở Mỹ các loại quỹ này rất phổ biến vì các sản phẩm trao đổi vốn ngắn hạn rất phong phú và nhiều quỹ chỉ cần đầu tư vào các loại chứng khoán của chính phủ và các giấy nợ miễn thuế khác để đạt được độ an toàn và ổn định cao. 

Các quỹ cổ phần ưu đãi và trái phiếu

Đây cũng là một quỹ hỗ tương đầu tư theo thế thủ nữa. Loại quỹ này đầu tư vào các chứng khoán bậc cao senior securities. Các chứng khoán bậc cao này có ưu tiên trả lãi và vốn gốc trước nhất. Đại diện cho loại senior là các loại trái phiếu và cổ phần ưu đãi. Mục đích của quỹ là đáp ứng mong đợi cho người đầu tư muốn có thu nhập hiện hành ổn định và cần một sự bảo đảm an toàn cho vốn gốc.

Các quỹ chuyên sâu

Các quỹ Chuyên sâu specialized funds đầu tư phần lớn tài sản vào một ngành kỹ nghệ nào đó, ví dụ kỹ nghệ hoá học, viễn thông, máy văn phòng,... hoặc bất cứ ngành nào khác được ghi trong cáo bạch huy động prospectus của quỹ. Một quỹ chuyên sâu cũng có thể có mục tiêu đầu tư vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thể đầu tư tài chánh ở nước ngoài. Ơ Việt Nam, một số quỹ có gốc nước ngoài đã có mặt khoảng vài ba năm nay. Ví dụ: Dragon Capital, Vietnam Fund, ... 

Những tên gọi để phân loại quỹ trên đây là có tính tương đối và các loại quỹ có thể còn rất phong phú. Chẳng hạn có "quỹ hỗ tương mục đích song đôi" dual purpose fund phát hành hai loại cổ phần theo "gu" của mỗi khách hàng. Ai muốn thu nhập đều đều thì mua "cổ phần thu nhập" và tất cả cổ tức mà quỹ nhận được sẽ được chia cho loại cổ phần này. Những người đầu tư khác muốn kiếm thu nhập giá lên capital gain thì mua các "cổ phần doanh lợi" gains share - của quỹ và nhận tất cả tiền lời chênh lệch trích trong danh mục đầu tư của quỹ đó.

Nhóm quỹ trực hệ

Gọi là nhóm quỹ trực hệ family of funds vì đây là một tập hợp các quỹ hỗ tương được điều hành trong cùng một công ty đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư thỉnh thoảng có thể điều chuyển vốn đầu tư của mình giữa hai quỹ hỗ tương trong cùng một nhóm quỹ trực hệ và chỉ chịu mức phí tượng trưng. Như vậy, một nhà đầu tư có cổ phần trong một quỹ tăng trưởng có thể rút khoản vốn đó khỏi quỹ tăng trưởng và cùng lúc chuyển qua một quỹ vốn ngắn hạn hay một quỹ trái phiếu trong cùng một tập đoàn quỹ hỗ tương đầu tư mà không phải chịu thêm một khoản phí bán nào khác. Việc đầu tư vào một tập đoàn công ty đầu tư cho phép thực hiện sự uyển chuyển như vậy thì thật là tiện lợi cho người đầu tư.

Trong hoạt động đầu tư tài chánh vào các quỹ đầu tư, một sự thay đổi quan điểm của người đầu tư có thể đưa đến việc họ quyết định chuyển đổi quỹ fund switching. Chẳng hạn việc chuyển đổi quỹ xảy ra khi người đầu tư thay đổi khuynh hướng đầu tư từ tiến công đánh lên bullish sang tâm lý bi quan hướng xuống bearish. Lúc đó, chẳng hạn, người đầu tư sẽ bán cổ phần của họ trong một quỹ tăng trưởng, đồng thời chuyển vốn đó sang một quỹ đầu tư vốn ngắn hạn. Nhưng do phí phát sinh trong quá trình như vậy có thể cao, nên việc chuyển đổi quỹ trong nội bộ một "nhóm quỹ trực hệ" sẽ là điều kiện tết nhất.

Người đầu tư vào quỹ đầu tư luôn luôn phải chịu một khoản chi phí cho hoạt động của quỹ. Mức độ của tỉ lệ trích thu cho chi phí này liên quan đến các khoản chi cần thiết trong quá trình đầu tư và duy trì tổ chức như chi phí quản lý, phí giám hộ, tư vấn đầu tư, quản lý chuyển nhận... Mức này được tính trên tài sản thuần và nói chung, quỹ có đường lối càng tiến công bao nhiêu thì tỉ lệ chi phí đó càng cao bấy nhiêu.

Quỹ đầu tư được thành lập như thế nào?

Các quỹ hỗ tương thực chất giống như các công ty cổ phần. Các tổ chức này huy động vốn của quần chúng đầu tư bằng cách bán cổ phần của mình dưới hình thức này hay hình thức khác. Để thực hiện điều này, họ còn có mối liên hệ cũng như sử dụng sự trợ lực của nhiều đơn vị trong hệ thống kinh tế thị trường, chủ yếu có sự hiện diện của thị trường chứng khoán. Vì lãnh vực kinh doanh nói chung thuộc loại nhạy cảm, liên đới trong một môi trường đặc biệt, việc định hình và duy trì hoạt động như vậy được một hành lang pháp luật chế định rõ ràng và nghiêm minh. Ở Mỹ, bất cứ một tổ chức hay công ty nào có nhân thân dưới đây đều phải đăng ký hoạt động với Uỷ Ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán SEC:

- Có hoạt động kinh doanh đầu tư, tái đầu tư, sở hữu, nắm giữ hay mua đi bán lại chứng khoán, hoặc

- Có 40% hoặc hơn tài sản của công ty được đầu tư vào các loại chứng khoán.

- Có nguồn vốn góp đại chúng từ 100 người trở lên.

Hoạt động của các tổ chức buộc phải đăng ký như vậy sẽ dựa vào quy chế dành cho các công ty đầu tư. Theo luật lệ của Hoa Kỳ hiện nay, các công ty đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản, theo các quy định và một ít hạn chế, như trình bày dưới đây. 

Đăng ký hoạt động

Muốn phát hành cổ phần huy động vốn ngoài công chúng một công ty đầu tư cần có các điều kiện:

- Cơ cấu vốn sáng lập tối thiểu là 100.000 USD, người ta gọi đây là vốn hạt giống seed money.

- Số người đầu tư tại thời điểm phát hành ra công chúng đã là 100 người.

- Các mục đích đầu tư được định ra rõ ràng làm căn cứ hoạt động xuyên suốt sau khi huy động.

Một khi công ty đã xác định mục đích đầu tư sẽ theo đuổi của mình thì không được đi lệch hoặc thay đổi mục đích đó nếu không có sự bỏ phiếu chấp thuận của đa số các cổ phần đang tồn tại ngoài thị trường.

Công ty đầu tư mở còn bị ràng buộc bởi hai điều kiện nữa:

- Chỉ có một loại chứng khoán được lưu hành loại khả hoàn -redeemable

- Tỉ lệ vay nợ trên tổng tài sản của quỹ phải nhỏ hơn 33%.

Các quỹ mở không được phát hành cổ phần ưu đãi hoặc trái phiếu nhưng được phép vay ngân hàng, miễn sao cơ cấu tổng tài sản trên nợ không được nhỏ hơn 3 lần. 

Các yêu cầu về thủ tục đăng ký và phát hành

Những thông tin cần thiết cho thủ tục đăng ký thường bao gồm:

- Loại hình công ty đầu tư mà quỹ này dự định hoạt động.

- Các kế hoạch dự trù để huy động vốn theo hình thức vay mượn.

- Dự hướng của công ty, nếu có, để tập trung đầu tư vào một ngành kinh tế riêng nào đó.

- Các kế hoạch dự trù đầu tư vào bất động sản hay một số thị trường hàng hoá khác.

- Những điều kiện theo đó các chính sách đầu tư có thể được thay đổi với sự thông qua một cuộc đầu phiếu của các cổ đông.

- Tên đầy đủ, địa chỉ,... của các thành viên nội bộ, và trình bày kinh nghiệm kinh doanh của mỗi thành viên quản lý và thành viên hội đồng quản trị suốt 5 năm năm gần nhất.

Các chứng khoán chào bán liên tục là gì?

Đó là các cổ phần của công ty đầu tư mở. Các cổ phần này dù được phát hành liên tục cũng phải và chỉ được bán theo cáo bạch prospectus - tài liệu công khai về công ty và về loại chứng khoán đang được bán. Tất cả các sự bán ra như vậy sở dĩ luôn kèm theo một cáo bạch là để nhà đầu tư không thể bị lẫn lộn. Thông thường, các công ty đầu tư chứng khoán dạng mở không tự mình đứng ra phân phối cổ phần mà nhờ một nhà bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp lo chuyện này và được chia phần phí bán sales charge. Việc bán các cổ phần của quỹ mở được thực hiện và nhận một khoản phí bán không quá 8,5% trên giá chào bán gọi là POP, public offering price. Trong khi đó mua bán cổ phần của quỹ đóng được thực hiện trên TTCK nên khách hàng phải trả hoa hồng môi giới hoặc mua bán qua các nhà buôn chứng khoán đã làm giá lại markup - markdown.

Các loại chứng khoán phát hành bởi công ty đầu tư

- Cổ phiếu thường, đây là loại chứng khoán vốn sở hữu quỹ, được phát hành cho những nhà đầu tư muốn trực tiếp tham gia và chia sẻ kết quả trong danh mục đầu tư của quỹ.

- Trái phiếu, chỉ có các quỹ đóng mới được phép phát hành chứng khoán nợ. Tuy vậy cơ cấu tài sản trên nợ cũng phải duy trì khả năng trang trải là trên 300%.

- Cổ phiếu ưu đãi, các quỹ đóng cũng được phát hành cổ phiếu ưa đãi nhưng phải được sự thông qua của các cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi cũng bị chi phối bởi một giới hạn trong cơ cấu vốn của quỹ để duy trì lợi ích cho cổ phần thường. Bách phân tổng tài sản trên cổ phần ưu đãi phải lớn hơn 200%.

Những giới hạn hoạt động của quỹ đầu tư

Theo luật 1940 của Mỹ quy định thì một quỹ đầu tư không được:

- Mua chứng khoán theo phương thức của "tài khoản bảo chứng" margin account.

- Tham gia vào phương thức bán non short sale.

- Dự phần vào các loại tài khoản đầu tư hay mua bán liên kết.

Quyền của cổ đông trong quỹ đầu tư

Các cổ đông nắm cổ phần thường đang tồn tại bên ngoài được tham gia biểu quyết theo số đông các vấn đề sau đây:

- Những thay đổi về cơ cấu vay nợ đối với quỹ mở.

- Phát hành hoặc bảo lãnh các loại chứng khoán khác không phải là loại cổ phần của quỹ.

- Mua hay bảo lãnh bất động sản hoặc cho vay nợ.

- Thay đổi hình thức hoạt động của quỹ.

- Thay đổi các chính sách về việc áp dụng phí bán.

- Chấm dứt hoạt động như một quỹ đầu tư.

- Thay đổi chính sách đầu tư đã công bố và theo đuổi.

Ngoài các quyền trên đây mà các quỹ phải trưng ra đầu phiếu, các cổ đông của bất cứ một quỹ đầu tư nào còn được hưởng tất cả các quyền lợi bình thường khác dành cho các cổ đông của bất kỳ loại cổ phiếu công ty nào. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đa số nhà đầu tư lại thường thờ ơ hoặc xử sự thụ động so với những gì mà pháp luật đã dành cho họ. Nói là nói vậy thôi. Trong thực tế, quỹ đầu tư hiện nay rất được quần chúng đầu tư ưa chuộng, nhất là ở chỗ nó tri hành theo luật lệ của thị trường chứng khoán nên sòng phẳng hơn. Ta có thể nghiên cứu thêm về cơ chế điều hành và các đặc thù khác để xem có đúng đây là một loại quỹ "hiền"?

Quỹ đầu tư được điều hành và hoạt động thế nào?

Các công ty đầu tư, đặc biệt là công ty đầu tư mở, nhìn chung có bản chất giống như công ty cổ phần sở hữu công cộng. Thế nhưng về điều hành, do đặc điểm chuyên sâu và các thuộc tính của một tổ chức kinh doanh tài chính, sự chi phối trong hoạt động phân nhiệm rất rõ ràng cho những chức năng khác nhau.

Nhiệm vụ của hội đồng quản trị

Các cổ đông của công ty đầu tư sẽ bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng này cũng tổ chức bộ máy giám đốc tương tự như các công ty sản xuất kinh doanh. Các chức danh lãnh đạo của bộ máy đó quan tâm tập trung các mặt về mục tiêu đầu tư, chiến lược dài hạn, tài chính để đầu tư, hiệu quả sử dụng tài chính cash flow, kế toán và quản trị điều hành chung. Họ không trực tiếp quản lý danh mục đầu tư. Theo luật 1940 của Mỹ, 40% thành viên của hội đồng quản trị là những người độc lập với quỹ. Điều này có nghĩa là không quá 60% thành viên có thể là những người đang làm việc cho quỹ, đó có thể là nhân viên, nhà bảo lãnh phát hành hoặc làm tư vấn đầu tư.

Nhiệm vụ của nhà tư vấn đầu tư

Công ty đầu tư hợp đồng với các cố vấn đầu tư bên ngoài, gọi là các nhà quản lý danh mục đầu tư portfolio manager để lo toan việc quản lý đầu tư có hiệu quả cao cho số tiền tài sản mà công ty đã huy động. Đây là chức danh rất quan trọng thực sự làm ra lợi nhuận cho quỹ. Họ đảm đương việc kinh doanh hằng ngày, thực hiện chiến lược đầu tư, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và cổ đông về kết quả khai thác quỹ. Bù lại họ được hưởng một khoản dịch vụ phí, thường là một bách phân hàng năm trên tài sản của quỹ, không quá 1%.

Các nhà tư vấn đầu tư làm việc thông qua một hợp đồng chi tiết ký với hội đồng quản trị của quỹ, thông qua đa số phiếu thuận của cổ đông và được tham khảo lại mỗi năm sau đó. Hợp đồng tư vấn đầu tư có thể ký với cá nhân nhà tư vấn hoặc một công ty quản lý chuyên nghiệp, có thời hạn không quá hai năm.

Nhiệm vụ đại diện quản lý chuyển nhận

Đại diện quản lý chuyển nhận transfer agent hay còn gọi là đại diện dịch vụ khách hàng customer services agent được các quỹ đầu tư hợp đồng để lo việc ấn hành cổ phần mới và huỷ bỏ các cổ phần thu hồi. Đại diện quản lý chuyển nhận thường quán xuyến luôn công việc trả cổ tức và phân phối lợi nhuận đầu tư capital gain. Họ cũng có thể thực hiện một số chức năng khác như gởi báo cáo định kỳ và các mẫu thư uỷ nhiệm bầu cử cho người đầu tư.

Nhiệm vụ ngân hàng giám hộ

Các công ty đầu tư, đặc biệt là các quỹ hỗ tương, phải nhờ một ngân hàng nhà nước, công ty quản lý uỷ thác, hay các định chế đủ chức năng khác, làm nhà giám hộ cho mình. Các tổ chức giám hộ là nơi giữ tiền và chứng khoán của quỹ. Nhà giám hộ không thực hiện bất cứ chức năng quản lý, chức năng giám sát, chức năng đầu tư nào của quỹ, đồng thời tổ chức này cũng không can dự vào hoạt động bán cổ phần của quỹ đó. Các tổ chức giám hộ không được phép đưa ra bất cứ sự bảo đảm nào đối với các cổ đông liên quan đến vấn đề an toàn trong đầu tư. Thường thường các tổ chức giám hộ này có thể kiêm luôn công việc của đại diện quản lý chuyển nhận. Các ngân hàng giám hộ còn có tác dụng mặc nhiên giúp duy trì công tác hoạt động của quỹ đầu tư trong sáng và tích cực hơn, thông qua yêu cầu giới hạn việc giao dịch tài khoản đối với một số chức danh nào đó của công ty đầu tư, và bản thân ngân hàng cũng phải tuân theo những quy định chung về mặt điều hành của pháp luật đối với quỹ đầu tư.

Nhiệm vụ của nhà bảo lãnh phân phối

Nhà bảo lãnh phân phối là nhà bao tiêu gốc của quỹ. Nhà bảo lãnh sponsor tham gia vào một hợp đồng độc quyền với công ty đầu tư cho phép họ mua cổ phần của công ty đó theo giá trị tài sản thuần hiện hành. Sau đó họ có thể bán lại cho công chúng thông qua các nhà tự doanh chứng khoán dealer hoặc một lực lượng bán hàng do chính nhà bảo lãnh tổ chức, với giá chào bán sau cùng POP. Các nhà trung gian tham gia vào việc bán trực tiếp ra công chúng được hưởng một khoản chiết khấu trong phạm vi phí bán. Hợp đồng mà nhà bảo lãnh ký với công ty đầu tư thường có giá trị là hai năm và mỗi năm được chuẩn thuận lại bởi hội đồng quản trị và đa số cổ đông. Các nhà bảo lãnh được hưởng một bách phân trong phạm vi phí bán sales charge và thường họ chịu trách nhiệm lo liệu về văn tự bán và các khoản xúc tiến khác.

Mua bán cổ phần quỹ hỗ tương

Trong khi các cổ phần công ty đầu tư đóng closed - end được mua bán trên các TTCK bình thường như các cổ phần doanh nghiệp thì các cổ phần công ty đầu tư mở chỉ được bán lui lại cho chính công ty đã huy động vốn đó. Do đó việc tính toán và quy định các phương thức liên quan đến việc xác định và áp dụng các trị giá trở thành một yêu cầu cần thiết và phải rõ ràng.

Cổ phần quỹ hỗ tương được bán thế nào?

Câu trả lời xác định là chỉ được bán ở mức "giá chào bán cho quần chúng đầu tư" POP - public offering price. Sự khẳng định này rất quan trọng bởi vì luật pháp không cho phép các định chế trung gian hoạt động có tính chất đầu cơ hoặc kinh doanh đối với cổ phần sở hữu quỹ hỗ tương. Quần chúng đầu tư đây là "người tiêu thụ" sau cùng. Các thành viên hoạt động trong ngành chứng khoán có thể được mua cổ phần của quỹ có hưởng mức giảm giá, nhưng đó chỉ là khoản thù lao được quy định bằng các văn bản thoả thuận nghiêm minh và duy nhất cho mục đích đáp ứng lại lệnh của khách hàng muốn đầu tư vào quỹ hỗ tương. Tuy nhiên các thành viên đó cũng có thể mua cho mục đích đầu tư của mình và như vậy nếu họ muốn bán các cổ phần đã mua đó, thì phải và chỉ được bán lại cho quỹ đầu tư liên quan mà thôi.

Xác định giá cổ phần của quỹ hỗ tương:

Tại các thị trường đã ổn định, luật pháp quy định các quỹ hỗ tương phải tính toán giá trị cổ phần tối thiểu mỗi ngày một lần, và thường là ngay sau giờ đóng cửa các phiên giao dịch của TTCK. Giá áp dụng cho việc mua hay bán lại được dựa trên giá sắp đến sẽ được tính toán và công bố. Người ta gọi quá trình này là cách áp giá phía trước forward pricing. Chẳng hạn, nếu có một lệnh mua đưa ra vào lúc 10 giờ sáng và phiên giao dịch chỉ kết thúc sau 4 giờ chiều, thì giá cả để mua sẽ không thể nào biết được cho đến khi giá trị thuần được tính toán sau 4 giờ chiều hôm đó. Việc mua cổ phần được thực hiện ở giá cổ phần thuần NAV cộng với phí bán sales charge - đối với loại phí bán chịu trước và khi bán lại, cổ phần đó được thực hiện với giá cổ phần thuần trừ đi một lệ phí thu hồi redemption fee.

Giá trị thuần mỗi cổ phần: Giá cổ phần thuần NAV của quỹ hỗ tương là bình quân của tổng giá trị thuần của quỹ chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. Giá thực tế bán ra cho công chúng POP là giá NAV cộng thêm một khoản phí bán. Tổng giá trị thuần của quỹ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng tài sản của quỹ gồm giá thị trường hiện hành của toàn bộ chứng khoán đang được nắm giữ cộng với tiền mặt trừ đi tổng các khoản nợ.

Những tác động làm thay đổi giá cổ phần thuần: Do giá trị thuần được tính và lệ thuộc vào các hàng hoá chứng khoán đang được quỹ mua bán hoặc nắm giữ, những thay đổi của nó có thể do nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu thể hiện khuynh hướng chung như sau: 

- Giá cổ phần thuần sẽ tăng khi giá trị gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục tăng, hoặc danh mục đầu tư đó nhận được thu nhập từ tiền lãi trên các chứng khoán nợ mà nó nắm giữ

- Một sự sụt giảm giá cổ phần thuần sẽ xảy ra khi giá gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục giảm, hoặc cũng có thể do là sau một đợt trả cổ tức hoặc lợi nhuận đầu tư cho các cổ đông.

Phí bán:

Phí bán của quỹ hỗ tương là phần được cộng thêm vào giá cổ phần NAV của quỹ này. Phí bán sales load hay sales charge được tính theo phần trăm trên giá chào bán ra công chúng POP. Phần trăm này được tính bằng cách lấy chênh lệch của giá POP và giá NAV chia cho giá POP.

Ví dụ: Một quỹ hỗ tương nêu giá cổ phần trên báo vào một ngày nào đó ở mức 139.444đ - 151.570đ giá NAV người đầu tư bán lùi và giá POP người đầu tư đi mua. Phí bán tuyệt đối sẽ là 12.126đ chênh lệch 151.570đ - 1 39.444đ tức khoảng 8% trên giá bán ra cho người đầu tư.

Theo quy định của Mỹ, phí bán không được vượt quá 8,5% và tuỳ thuộc vào lượng mua ít hay nhiều mua dưới 1.000 USD phải chịu phí 8,5%, nhưng mức này chỉ còn 1% nếu lượng mua trên 500.000USD.

Phí bán chủ yếu là để trả cho những người được quỹ hỗ tương thuê hoặc tham gia trong quá trình bảo lãnh phát hành. Trường hợp quỹ nào không phải thuê tổ chức phát hành tự phát hành lấy thì quỹ đó sẽ bán ra cho công chúng cổ phần của mình theo giá thuần NAV. Người ta gọi dạng này là quỹ không thu phí bán no - load fund.

Gọi là phí bán, nhưng trong thực tế khoản phí này có thể thu vào lúc người đầu tư đi mua cổ phần của quỹ hoặc cũng có thể thu vào lúc người đầu tư đi bán lại cổ phần cho quỹ. Nếu phí được cộng vào giá cổ phần thường NAV khi mua thì gọi là phí trả trước front end load. Nếu phí được thu vào lúc người đầu tư bán lại thì gọi là phí trả sau back- end load. Phí trả sau càng thấp nếu ta giữ cổ phần đó càng lâu. Chẳng hạn giữ được năm đầu chịu mức 8%, năm thứ hai chịu 7%, năm thứ ba 6%, vân vân. Phí trả sau như vậy được giảm dần đến zéro, ví dụ đủ 8 năm chẳng hạn. Các thang bậc và phương thức quy định liên quan phải được nêu rõ ràng trong các cáo bạch.

Các phương thức mua cổ phần quỹ hỗ tương:

Ngày nay để thuận lợi cho nhiều người đầu tư nhỏ có điều kiện tham gia vào quỹ hỗ tương, điều này có nghĩa là tham gia đầu tư vào TTCK, các quỹ đã đưa ra nhiều cách đầu tư rất thuận tiện. Người đầu tư có thể mua trả đứt một lần hoặc theo một kế hoạch tích luỹ.

Phương thức mua đứt theo gói được các nhà đầu tư có sẵn một món tiền nhàn rỗi hoặc dồi dào tài chính thực hiện. Cách này không có gì phải bàn nhiều. Riêng phương thức đầu tư theo kế hoạch tích luỹ được thực hiện thông qua một hợp đồng, theo đó, người đầu tư sẽ đưa vào những khoản tiền bổ sung trên một căn bản được xem là liên tục, có thời đoạn là mỗi tháng hoặc mỗi quý. Cách đầu tư này có thể được tiến hành theo một kế hoạch tự nguyện nào đó, phù hợp với nhà đầu tư nhỏ hoặc tích góp.

Thông thường các kế hoạch tự nguyện yêu cầu người đầu tư phải bỏ ra một khoản tối thiểu nào đó ban đầu. Nhà đầu tư sẽ tự phát biểu dự định của mình về khoản sẽ đóng vào tiếp theo trong các khoảng thời gian cố định. Nếu người đầu tư không muốn hoặc không thể bỏ vào các khoản đầu tư bổ sung nữa thì cũng chả sao. Không có chuyện bị phạt vì công ty đầu tư cũng chẳng có gì bị thiệt tuy nhiên đây chỉ là vì để tạo thuận lợi trong môi trường đầu tư đã có hướng chuyên nghiệp, chứ bình thường ở thị trường mới nổi vẫn có thể khó thực hiện. Phí bán được tính trên suốt chặng kế hoạch. 

Ngoài ra, các quỹ hỗ tương đầu tư còn đem lại cho nhà đầu tư nhiều sự thuận lợi khác, chủ yếu là chịu theo những mong muốn phổ biến của quần chúng đầu tư xoay quanh yêu cầu nhập vào hay thoát ra hoặc để thực hiện một kế hoạch tài chính tương đối phù hơn cho bản thân họ.

 

Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ theo quy chế của Việt Nam

Sau khi có các cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán TTCK tại Việt Nam, cụ thể là sau Nghị định 48/1998/NĐ/CP, cùng với một số văn kiện quan trọng khác, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước Việt Nam SSC đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Bài này chỉ khái quát lại một số điểm nổi bật để người đọc tham khảo. 

Theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản được đề cập, đó là quỹ đầu tư chứng khoán đóng quỹ đóng và quỹ đầu tư chứng khoán mở quỹ mở. Như thế, mặc nhiên có thể hiểu là các hình thái quỹ khác không hoặc chưa được thành lập. Theo định nghĩa của quy chế, một quỹ được gọi là đóng khi người đầu tư không thể bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đó trong suất thời gian tồn tại của quỹ. Ngược lại, đối với quỹ mở, người đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ mà họ đã mua. 

Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ là thực thể đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán hàng hoá mà quỹ nắm giữ để kinh doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. 

Theo nội dung của quy chế thì công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán là hai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác nhau. Về nguyên tắc, công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập nhau. Đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công ty quản lý quỹ và một quỹ đầu tư nào đó.  

Người điều hành quỹ là người được công ty quản lý quỹ chỉ định để trực tiếp điều hành hoạt động của một quỹ. Trong khi công ty quản lý quỹ được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự,... thì quỹ đầu tư là một tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng gắn trực tiếp với nó. Quỹ đầu tư không có pháp nhân mà chỉ có "đại hội những người đầu tư" do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình huống được nêu trong quy chế. Các quỹ đầu tư khi được tổ chức theo quy chế của SSC thì thực chất có thể xem là các sản phẩm của công ty quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, theo định nghĩa của quy chế, chúng lại được xem là tài sản "uỷ thác" cho công ty quản lý quỹ để quản lý Điều 3.I. Đồng thời quyền lợi và nghĩa vụ đối với một quỹ của công ty quản lý quỹ nào có thể được chuyển nhượng cho một công ty quản lý quỹ khác Điều 15 của quy chế, nếu được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận. 

Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, được nêu đặc trưng trong quy chế, như sau tập trung chủ yếu ở điều 14 của quy chế: 

- Một quỹ đầu tư chứng khoán, nói chung, cả quỹ đóng hoặc quỹ mở, phải đầu tư tối thiểu 60% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đầu tư tài chính.

- Một quỹ không được nắm giữ quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một công ty cổ phần đại chúng đã phát hành chứng khoán.

- Một quỹ không được sử dụng quá 10% tổng trị giá tài sản của mình để đầu tư tập trung vào chứng khoán đang lưu hành của riêng một công ty đại chúng nào đó đã phát hành chứng khoán.

- Một quỹ không được nắm giữ quá 10% tổng vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, đồng thời không được sử dụng quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ để đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.

- Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do mình quản lý để mua quá 49% tổng trị giá chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành đã tham gia TTCK hoặc một công ty không niêm yết. 

Theo như các điều kiện được liệt kê trên đây, phép thử 75 - 5 - 10 trong bài trình bày về "Các Loại Quỹ Đầu Tư" theo luật 1940 của Hoa Kỳ, thì ở ta phép thử này có thể hiểu tương ứng là 60 - 10 - 15:

- 60% tài sản hoặc hơn phải được đầu tư vào chứng khoán,

- Chỉ được sử dụng 10% hoặc ít hơn tài sản của quỹ đê đầu tư tập trung vào cổ phần của một công ty đại chúng,

- Không được nắm giữ quá 15% tổng trị giá cổ phần đang lưu hành của một công ty đại chúng. 

Một quy định khác cần lưu ý là quỹ mở, theo quy chế của SSC, có số lượng chứng chỉ phát hành hạn chế theo một mức tối đa đã được đăng ký và chấp thuận. Điều này có nghĩa gần như là tổng vốn huy động của quỹ mở bị giới hạn trước. Không giống như cơ chế huy động và quản lý vốn của một mutual fund quỹ hỗ tương mà ta đã khảo sát trước đây. 

So lại với các phân tích chung về quỹ đầu tư mà ta đã có dịp tìm hiểu, một số quy định cốt lõi trong quy chế quỹ đầu tư của ta có những sự khác nhau rất cơ bản. Nhân tiện, để có một khái niệm so sánh, ta có thể nêu lại dưới đây một số thông tin có liên quan đã đề cập trong loạt bài về quỹ đầu tư, hầu giúp cho việc tham khảo và nhận dạng dễ dàng hơn. Cách tổ chức quỹ theo luật 1940 của Mỹ có những điểm khác ta như sau:

- Các quỹ đầu tư thường được tổ chức theo một thực thể kinh doanh tài chính có tổ chức độc lập, phục vụ quyền lợi và theo khuynh hướng của người đầu tư. Về nguyên tắc công ty và quỹ là một. Nhưng cũng có thể được tổ chức hoặc hợp nhất thành nhóm quỹ dưới một công ty lãnh đạo, theo thể thức tập đoàn điều phối đặc biệt cho các quỹ hỗ tương đầu tư chuyên sâu khác nhau theo trực hệ "gia đình", như trong các "family of funds". Người đầu tư mua cổ phần của quỹ là các cổ đông, họ có quyền lợi và nghĩa vụ giống như bất cứ cổ đông của một công ty đồng dạng nào khác.

- Các công ty đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trong TTCK có thể được tổ chức và điều hành theo cơ chế quỹ đóng hoặc quỹ mở. Quỹ đóng có vốn cổ phần cố định, hay được xem là cố định. Quỹ mở, còn gọi là quỹ hỗ tương mutual fund, vốn huy động có thể tăng lên liên tục, nếu số lượng cổ phần chứng chỉ quỹ đầu tư gia nhập cao hơn số cổ phần hoàn lại để rút lui, cũng có thể nó sẽ bị ngày càng teo lại nếu số cổ phần hoàn lại để rút lui nhiều hơn cổ phần gia nhập. 

- Các công ty đầu tư đăng ký hoạt động với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước có ý nghĩa giống như các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phần ra đại chúng. Các công ty đầu tư không phải là thành viên của các TTCK. Việc điều hành sinh lợi cho quỹ được thực hiện bằng hợp đồng thuê có thời hạn với các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp và thường là các chuyên gia lão luyện đã có thành tích suất sắc trên các thị trường tài chính và chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán hàng hoá được thực hiện thông qua cơ chế của TTCK, với đầy đủ các thủ tục như một khách hàng. 

Nỗ lực dành cho sự ra đời của quy chế công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư là một cột mốc quan trọng và là quyết tâm lớn của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước Việt Nam, có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính tại nước nhà vào buổi đầu còn mới mẻ, nhất là quá trình cổ phần hoá, hợp nhất các định chế về mặt luật cho các loại công ty và đặc biệt là sự hình thành của thị trường chứng khoán. Những cơ sở nền tảng của quy chế là rất cần thiết để triển khai. Việc thích ứng và hoàn chỉnh sẽ cần có thời gian.

Trái phiếu trong TTCK: Nền tảng trái phiếu và cách tính toán lợi suất

Trong thời gian khởi động thị trường chứng khoán TTCK tại Việt Nam ta được nghe nhiều đến khả năng mở đầu với một khối lượng giao dịch nghiêng về trái phiếu. Tuy nhiên, đó không phải là chuyện riêng ở Việt Nam mà là đặc điểm phổ biến của hầu như tất cả các TTCK trên thế giới.

Ở Mỹ chẳng hạn, tỷ trọng huy động vốn bằng phát hành mới cổ phiếu chỉ dao động khoảng từ 5 đến 7%, còn lại là trái phiếu. Do đó thị trường trái phiếu có thể rất lớn, lớn hơn cả chục lần thị trường cổ phiếu là chuyện bình thường. Sự vận hành của thị trường trái phiếu đã được các nước có hệ thống tài chính chuyên sâu chuẩn hoá, phát triển và điều hành như một công nghệ. Những nguyên tắc nền tảng và phương thức tính toán nhìn chung được xây dựng và tuân thủ theo khái quát khoa học có độ phổ biến cao. 

Tổng quát

Trái phiếu dù ẩn bất cứ dưới hình thức nào cũng chỉ là một công cụ giấy nợ. Người phát hành đi vay nợ thông qua cam kết trong trái phiếu có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho người mua giữ trái phiếu đó. 

Trong quan hệ về trái phiếu, người ta thường nhắc đến thuật ngữ "nghĩa vụ". Đó là sự ràng buộc về pháp lý đối với người phát hành phải thực thi lời hứa trả lãi định kỳ thường là hai lần mỗi năm theo thông lệ của TTCK cho người cầm trái phiếu. Thu nhập của người đầu tư mua trái phiếu cho vay thể hiện gần như chắc chắn ở phần lãi "cứng" này cho tới khi nào nhà phát hành chưa làm xong nghĩa vụ trả nợ. Thuật ngữ nghĩa vụ obligation trong quan hệ luật và tài chánh có khi được khái quát hoá là món nợ. 

Nếu cổ phiếu chỉ hạn chế trong phạm vi các công ty cổ phần thì các trái phiếu có sự tham gia rộng hơn nhiều về phía các chủ thể phát hành. Bởi vì không chỉ có công ty cổ phần, mà còn các công ty quốc doanh, chính phủ trung ương và địa phương, ... đều có thể huy động tài chính bằng phương tiện trái phiếu. 

Các điều kiện căn bản 

- Thứ nhất là mệnh giá: Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tố được xác lập rất rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa vụ suốt chiều dài tồn tại của trái phiếu. Trong tiếng Anh, mệnh giá thường được diễn đạt bằng từ face value; nhưng họ cũng dùng rất phổ biến các từ face amount, principal amount, hay par value. Mệnh giá trái phiếu thường được định chuẩn ở các số càng chẵn càng tốt nhiều zero, tuỳ theo giá trị đồng bạc ở mỗi nước, đồng thời cũng là để giúp cho việc giao dịch thuận tiện. Thường thường mỗi thị trường sẽ có những mệnh giá được chuộng nhất và được khuyến khích sử dụng. Ví dụ ở Mỹ hiện nay khi nói đến trái phiếu trong TTCK thì dân chúng có thói quen liên tưởng ngay đến loại 1.000USD. Loại 5.000USD cũng phổ biến nhưng không bằng loại 1.000USD. Những loại nhỏ hơn 1.000USD gọi là "baby bond" trái phiếu nhỏ lẻ được các công ty cần huy động vét thường là để lập quỹ hoàn trái hoặc hoán nợ cho các loại trái phiếu trả lãi cao đã huy động trước đó nhưng không nhỏ hơn 1.000USD. Các baby bond phải chịu phí giao dịch đắt hơn. 

Tại Việt Nam, trong thời gian khởi động để chuẩn bị cho việc ra đời TTCK, ta cũng đang quan tâm đến một mệnh giá đồng bộ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giao dịch. Có thể nói, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển VN BIDV là nhà phát hành tiên phong loại trái phiếu tiêu chuẩn này, vào tháng 11 và 12 năm 1999, với các mệnh giá chuẩn là 10.000.000 VNĐ và 1000 USD. 

- Thứ hai là lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập định kỳ phần cứng cho người sở hữu trái phiếu chủ nợ. Thuật ngữ tiếng Anh gọi đây là coupon, coupon rate hoặc nominal yield, cả ba từ này khi diễn đạt trong khung cảnh lãi suất trái phiếu thì không có gì khác nhau cả. Ở Việt Nam ta đã quen gọi lãi suất theo tháng, nhưng sau này khi tiếp cận trái phiếu cần nhớ lãi suất đó được tính trên cơ sở một năm. Tiền lãi, theo thông lệ đã phổ biến, được trả cứ nửa năm một lần, nên khi tính toán ta cần cưa đôi lãi năm ra hai phần bằng nhau. Chẳng hạn trái phiếu mệnh giá 10.000.000đ, lợi suất danh nghĩa nominal yield = lãi suất = rate of interest là 10% thì mỗi sáu tháng trái phiếu đó nhận được 500.000đ, và từ đó tính ra tháng, ra ngày. Điều này xem chừng quá đơn giản, nhưng lại là những cơ sở chi li không kém phần phức tạp và không thể xem thường, nhất là đối với các nhân viên trực tiếp làm việc tại các tổ chức trong TTCK. Chẳng hạn khi họ phải xác định ngày cho việc tính lãi dồn lại accrued interest để phân định quyền lợi khi mua bán trái phiếu. 

- Thứ ba là thời gian đáo hạn: Với tất cả các loại trái phiếu bình thường, việc hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn maturity. Ngày đáo hạn còn là cơ sở quan trọng để xác định các kỳ trả lãi. Do kỳ trả lãi được xác định mỗi năm hai lần, các báo cáo tài chính tiếng Anh và giới chuyên nghiệp thường sử dụng các mẫu tự viết tắt để chỉ các kỳ trả lãi cho từng loại trái phiếu. Ví dụ: trái phiếu J&J, trả lãi vào ngày 1 tháng Giêng và 1 tháng Bảy; trái phiếu F&A trả lãi vào ngày 1 tháng Hai và 1 tháng Tám; J&D trả lãi ngày 1 tháng Sáu và 1 tháng Chạp dương lịch,... 

Tại các thị trường phát triển, việc quy định số ngày trong năm và phương pháp đếm ngày được chuẩn hoá tuỳ theo loại trái phiếu. Ở Mỹ trái phiếu công ty và trái phiếu đô thị được tính theo năm có 360 ngày và tháng có 30 ngày kể cả tháng Hai. Nhưng trái phiếu chính phủ thì lại tính một năm là 365 ngày và tháng tính theo ngày lịch thực tế. 

Có 3 loại cơ cấu đáo hạn căn bản của một đợt phát hành trái phiếu. 

1. Loại trái phiếu có thời hạn cố định term bonds đáo hạn tất cả cùng một lúc.

2. Loại trái phiếu đáo hạn theo nhóm serial bonds từng kỳ, loại này được phát hành một đợt nhưng có kỳ đáo hạn khác nhau theo lịch trình định trước. Ví dụ: một trái phiếu đô thị có lượng phát hành 100 tỷ đồng có lịch đáo hạn mỗi năm 5 tỷ suốt trong chiều dài tồn tại của đợt đó là 20 năm.

3. Loại trái phiếu đáo hạn kết hợp balloon bonds đáo hạn từng phần nhưng đa phần là vào kỳ cuối cùng. Ví dụ một đợt phát hành trái phiếu "balloon" có thể mỗi năm thu hồi 3% giá trị phát hành ban đầu trong vòng 20 năm, rồi sau đó tất toán 40% còn lại vào năm đáo hạn. Từ balloon cho ta khái niệm phần phình ra nằm ở cuối trái bóng. 

Để phù hợp với kế hoạch sử dụng tài chính và tính toán hiệu quả kinh tế, một nhà phát hành có thể bán trái phiếu trải ra qua vài ba năm, họ sẽ thu xếp đợt phát hành theo từng sê- ri tách biệt. 

Các hình thức phát hành 

Trái phiếu vô danh:

Loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu cả trên tờ trái phiếu lẫn trên sổ sách của nhà phát hành gọi là trái phiếu vô danh. Ai cầm trái phiếu là chủ, nên tiếng Anh gọi đó là "bearer bond". Trái phiếu này có phiếu trả lãi đi liền theo. Đến kỳ trả lãi, người cầm trái phiếu tách phiếu lãi tương ứng ra rồi gởi cho nơi phụ trách trả lãi, thường được các ngân hàng hoặc bưu điện đảm nhận. Khi đáo hạn, người cầm giữ trái phiếu gởi trả tờ trái phiếu lại cho nơi được chỉ định để nhận tiền gốc. 

Trái phiếu ký danh.

Trái phiếu ký danh registered bond có ghi tên và địa chỉ cửa người sở hữu người giữ = holder trên tờ trái phiếu và trong sổ sách của nhà phát hành. Loại này có thể thực hiện theo hai cách: chỉ ký danh phần gốc thôi hoặc ký danh đầy đủ. 

- Một trái phiếu gọi là chỉ ký danh phần gốc registered as to principal only thì tên và địa chỉ của người sở hữu sẽ được ghi nhận, mục đích là để cho người phát hành biết mà gởi trực tiếp các thông tin, thông báo và trả tiền gốc cho người sở hữu khi đáo hạn. Các khoản tiền lãi được nhận bằng các coupon trả lãi giống như trường hợp trái phiếu vô danh. 

- Một trái phiếu ký danh đầy đủ fully registered bond khi tên và địa chỉ của người sở hữu được ghi ra để dùng cho các mục đích liên hệ, trả tiền gốc khi đáo hạn và cả việc trả lãi định kỳ cũng sẽ được thực hiện đích danh. Dạng trái phiếu này có thể không cần coupon, bởi vì nhà phát hành cứ đến kỳ trả lãi là gởi chi phiếu cho người sở hữu đã được đăng tên. 

Ngày nay tại các thị trường phát triển, một dạng ký danh đầy đủ đang được thực hiện rộng rãi và đã trở thành ưu thế, đó là hình thức bút toán ghi sổ book entry form. Với sự trợ giúp của ngành điện toán, quyền sở hữu được hệ thống vi xử lý quản theo dữ liệu, không cần có tờ trái phiếu in theo lối cổ điển. Ai muốn có tờ trái phiếu "sờ được" thì phải yêu cầu và trả chi phí. Vào những tháng cuối năm 1999, ngân hàng BIDV tại Việt Nam cũng đã công bố tiến hành khai thác phương thức này. 

Giá cả 

Theo thông lệ và yêu cầu chuẩn hoá trong kỹ thuật giao dịch nhất là ở thị trường thứ cấp, giá trái phiếu được biểu thị theo một bách phân của mệnh giá. Chẳng hạn, nếu mệnh giá trái phiếu là $1.000 giá yết 100 có nghĩa là 100% của $1.000. Giá này gọi là ngang mệnh giá par. Nếu giá trái phiếu để là 95 có nghĩa rằng nó bằng 95% mệnh giá, đối với trái phiếu mệnh giá $1.000 thì giá đó là $950. Khi giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá thì người ta gọi nó đang nằm ở mức discount, ta có thể tạm dịch cho dễ phân biệt là mức âm giá. 

Trường hợp giá nêu 110 thể hiện giá trị bằng 110% mệnh giá, tức giá trái phiếu đang ở mức $1.100 so với mệnh giá $1.000. Nếu giá thị trường cao hơn mệnh giá thì thuật ngữ thị trường gọi là mức premium, cũng vậy, ta tạm dịch là mức dương giá. 

Mức dương            103%    $1030

                              102%    $1020        Trái phiếu giao dịch trên mệnh giá

                              101%    $1010

Ngang mệnh giá      100%    $1000

                              99%      $990

Mức âm                  98%      $980            Trái phiếu giao dịch dưới mệnh giá

                              97%      $970 

Ta nên gọi là mức âm giá, mức dương giá chủ yếu là để phân biệt tương đối so với mệnh giá gốc thôi. Nếu gọi là thấp/cao hoặc tăng/giảm... có thể dễ bị lẫn lộn với khái niệm lời/lỗ hay mắc/rẻ, những thứ vốn cần có một cơ sở xác định và cách xem xét khác. Vì bản thân việc mua trên hay dưới mệnh giá chưa thể nào xác định được giá đắt, giá rẻ hay chuyện lời lỗ. Chuyện lời lỗ khi đọc tới các phần sau ta sẽ rõ hơn. Còn nếu gọi discount là chiết khấu thì trong điều kiện này ai chiết khấu cho ai và chiết khấu bao nhiêu, ví dụ một thương vụ mua giá 95 bán lại giá 96 sẽ phải diễn đạt thế nào, và nhất là trường hợp giá ở mức premium phải gọi sao cho ổn? 

Theo quy ước, mỗi nấc 1% của mệnh giá được gọi là một điểm. Nếu giá một trái phiếu thay đổi từ 95 lên 96 chẳng hạn, thì nó tăng một điểm point. Giá thực tăng từ $950 lên $960. Do đó một điểm của trái phiếu mệnh giá $1.000 có giá trị tuyệt đối là 10 USD. Trong thông tin về TTCK, chúng ta cần nhớ thuật ngữ điểm sử dụng trong từng khung cảnh diễn đạt sẽ rất khác nhau. 

Giá cả trái phiếu được mua dĩ nhiên là quan trọng rồi. Nhưng yếu tố có liên quan sát sườn đến việc giao dịch trái phiếu sẽ là lợi suất yield, tức tỷ lệ thu nhập mà người đầu tư nhận được. Chính đây mới là lĩnh vực nghiệp vụ rất cần hâm đi nấu lại cho nhuyễn khi tính đến chuyện lời/lỗ hay cao/thấp. Ta sẽ bàn đến ở các mục sau trong chuyên đề này. 

Kế hoạch đảm bảo nợ Debt service 

Trong một đợt phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành luôn luôn phải lập một kế hoạch trả nợ và quản lý đợt vay nợ dựa trên kế hoạch này. Đây là một biện pháp nhằm bảo vệ người mua trái phiếu cho vay, đồng thời là để giữ cho thị trường trái phiếu đảm bảo được sự vận hành lành mạnh. 

Nội dung kế hoạch đảm bảo nợ gồm các khoản chi phí trả lãi, các khoản trả lùi vốn gốc và các yêu cầu về quỹ dành riêng sinking fund - kiểu đóng hụi chết để phục vụ cho đợt nợ được huy động. Có hai phương thức lập kế hoạch trả nợ: 

Phương thức đều đặn:

Cách thu xếp một kế hoạch chi trả nợ theo phương thức đều đặn level debt service sẽ tạo ra các khoản chi trả có số tiền bằng nhau theo lối cào bằng, nhưng phần thể hiện tiền gốc và phần thể hiện lãi sẽ thay đổi theo thời gian. Việc tính toán một chuỗi tiền bằng nhau trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu không phải là một phép tính tài chính đơn thuần mà sẽ dựa nhiều vào kế hoạch kinh doanh của công ty để so lại với dòng tiền cash flow trong một quá trình làm ăn. 

Phương thức giảm dần:

Đối với một kế hoạch đảm bảo trả nợ giảm dần decreasing debt service, tiền gốc đã huy động của người mua trái phiếu sẽ được trả thành từng đợt có quy mô bằng nhau. Khi những khoản tiền gốc bằng nhau được hoàn trái đều đặn ta có hệ quả là tiền lãi sẽ giảm dần, do đó mà tổng gộp lại sẽ có các khoản tiền của lần trả sau nhỏ hơn lần trả trước. Hiệu lực thu xếp theo cách như vậy cho ra một kế hoạch gồm những khoản tiền ngày một giảm đi. 

Lợi suất 

Những thông tin về lợi suất yield, thông qua khảo sát về cách tính toán để xác định chúng, sẽ cung cấp cho ta một hiểu biết và nhận dạng mềm hơn khi tiếp cận cũng như đầu tư vào trái phiếu. 

Lợi- suất- danh- nghĩa:

Lợi suất danh nghĩa nominal yield là cách gọi khác của lãi suất trái phiếu rate of interest mà tổ chức phát hành cam kết về mức trả cho người cầm trái phiếu mỗi năm. Lãi suất này được giữ cố định, không thay đổi cho nên mới gọi là cứng từ khi phát hành đến khi trái phiếu được thu hồi. Như vậy một trái phiếu có lãi suất 10%, mệnh giá 10.000.000đ chẳng hạn thì mỗi năm sẽ nhận 1.000.000đ tiền lãi. Nếu lãi được trả thành hai kỳ mỗi năm thì mỗi sáu tháng người sở hữu sẽ nhận 500.000đ. 

Lợi- suất- hiện- hành:

Lợi suất hiện hành current yield đo lường mức độ thu nhập mà người đầu tư nhận được so với số tiền thực mà họ đã bỏ ra mua trái phiếu. Số tiền thực đó hầu như luôn luôn khác với mệnh giá. Khi tiếp cận với việc tính toán lợi suất hiện hành là ta đã bước một chân mạo hiểm hoặc đang dạo chơi vào thị trường trái phiếu rồi đấy, gọi nôm na đó là đầu tư trái phiếu. Lợi suất hiện hành được tính bằng cách lấy tiền lãi cứng nhận được hằng năm theo cách tính lợi suất danh nghĩa chia cho giá thị trường của trái phiếu tại thời điểm, gọi là khoản đầu tư. 

Lợi suất hiện thời = Tiền lãi cứng hàng năm/ Giá thị trường 

Ví dụ: Một trái phiếu có lãi suất lợi suất danh nghĩa 10%, mệnh giá 10.000.000đ, được mua với giá 8.000.000đ thì lợi suất hiện hành sẽ là 12,5%. Theo công thức trên ta có: 1.000.000/ 8.000.000 = 12,5% 

Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn Yield- To- Maturity/YTM:

Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn thể hiện mức độ thu nhập dựa trên một sự đo lường toàn diện từ lúc mua trái phiếu cho đến ngày đáo hạn. Đây là một lợi suất quan trọng, được các nhà tài chính và đầu tư trái phiếu quan tâm hàng đầu khi họ muốn khảo sát thu nhập của một trái phiếu, bởi vì nó bao hàm cả tiền lãi hằng năm nhận được lẫn sự gia tăng hay sụt giảm về giá trị so sánh với mệnh giá vào thời điểm đáo hạn. 

Khi tính toán lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn, toàn bộ giá trị được mất trong suất thời gian đo lường sẽ được đem ra xem xét. Nếu tính đúng tính đủ khoản này có khi phải cần đến một phép lãi kép, đơn giản vì đồng tiền nhận được hay bỏ ra ngay hôm nay luôn có giá trị khác trong tương lai. Như thế, lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn phản ánh một phép tính kết hợp các số tiền thu nhập thật sự so với khoản đầu tư thật sự. 

Tại các thị trường chứng khoán đã được chuẩn hoá cao, khi đề cập đến lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn, nó có thể được gọi gọn lại là lợi suất yield. Để diễn đạt lợi suất, người ta còn dùng các khái niệm tương tự, như điểm hoặc điểm cơ bản basis - mỗi điểm cơ bản của trái phiếu bằng 1/100 của 1%, gọi là basis point = 1% point. Đây là cách quy ước được khái quát hoá để có thể nhận dạng và hiểu nhanh. Do đó mà nếu một trái phiếu có mức 10% lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn thì người ta sẽ gọi gọn là 10% lợi suất, hoặc 1.000 điểm cơ bản 1.000 basis. 

Thuật ngữ điểm- cơ- bản basis được rút ra từ cách diễn đạt lợi suất. Các lợi suất được viết bằng phần trăm % gồm phần số nguyên phía trước và số lẻ thập phân phía sau. Ví dụ: 6,25% hoặc 6% 6,00%. Các cách biệt liền nhau giữa hai số lẻ thập phân phía sau là 1/100% hay 0,01%. Đại lượng 0,01% đó chính là một điểm- cơ- bản basis point. Như vậy 1% yield bằng 100 basis points. Do đó mà trái phiếu cho lợi suất 6,25% có 25 điểm- cơ- bản cao hơn loại trái phiếu cho lợi suất 6,00%.

Cách tính toán lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn 

Thực tế áp dụng phổ biến trên các thị trường giao dịch chứng khoán hiện nay, một cách mặc nhận, các lợi suất dùng để thông tin giá trái phiếu được dựa trên căn bản của lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM. Trường hợp giá được yết dựa trên một loại lợi suất khác thì thường sẽ được xác định rõ. Người ta quy ước rằng, khi mua trái phiếu, người đầu tư quan tâm đến thu nhập toàn bộ từ ngày mua theo giá thị trường đến ngày đáo hạn, do đó mà lợi suất YTM được dùng làm căn cứ. Cách tính toán lợi suất YTM thông thường nhất là sử dụng một máy tính chuyên dùng, hay bằng một phần mềm chuyên biệt. Máy sẽ cho kết quả nhanh chóng sau khi nhập vào các dữ liệu về: ngày giao nhận settlement date, # tiền và hàng được giao cho các nhà môi giới, lãi suất danh nghĩa coupon rate, ngày đáo hạn maturity và giá cả. 

Tuy nhiên, trước khi hoặc trong khi chưa có sự trợ giúp của phương tiện điện toán, việc tính toán YTM có thể được dựa vào một bảng tra quy chuẩn. Dựa vào bảng tra này ta có thể tính được lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn khi biết được ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa và giá trái phiếu. Hoặc ta cũng có thể tính được giá mua tương ứng khi biết ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa và lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn. Bảng tra làm cơ sở tính toán này được gọi là "bond basis book" vì thực ra đó là một quyển sách. Bảng này  được lập sẵn theo từng mức lãi suất trái phiếu mẫu coupon rate hay nominal yield. Từ mỗi mức lãi suất đó, giá trái phiếu được tính ra dựa vào các lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn yield - cho sẵn và cách nhau 10 điểm cơ bản và thời gian đáo hạn. 

Nếu trái phiếu lấy chuẩn mệnh giá là 1.000 như của Mỹ thì bảng tra ở phần 8% có dạng như sau: xem bảng minh hoạ 

Giả định một người đầu tư muốn mua một trái phiếu có lãi suất danh nghĩa 8% để kiếm lợi 7,70% trong 18 năm rưỡi, ta dùng bảng để xem giá mua trái phiếu đó là bao nhiêu? 

Cột lợi suất, tức lợi suất- đến- khi- đáo- hạn, nằm dọc bên trái và thời gian đáo hạn ghi số năm và số tháng nằm ở hàng ngang trên cùng. 21 - 6 nghĩa là 21 năm và 6 tháng. Người đầu tư trong ví dụ ở đây muốn mua loại trái phiếu 8% đã phát hành để kiếm lợi 7,70% để duy trì lợi suất 7,70% là bởi trái phiếu này đang được giao dịch dương giá premium - cao hơn mệnh giá. Dò cột dọc ở lợi suất 7,70 và hàng ngang thời gian 18- 6 ta tra được giá trái phiếu đó là 102,93. Ta nhớ lại cách yết giá của trái phiếu là theo % mệnh giá, do đó 102,93% của mệnh giá $1.000 là $1.029,30. 

 

8%                                                         Năm và tháng

Yield

18- 6

19- 0

19- 6

20- 0

20- 6

21- 0

21- 6

22- 0

7.00

7.10

7.20

7.30

7.40

110.29

109.19

108.11

107.04

105.99

110.42

109.31

108.21

107.13

106.07

110.55

109.42

108.31

107.22

106.14

110.68

109.54

108.41

107.30

106.21

110.80

109.64

108.50

107.38

106.28

110.29

109.75

108.60

107.46

106.35

111.03

109.85

108.68

107.54

106.41

111.14

109.94

108.77

107.61

106.47

7.50

7.60

7.70

7.80

7.90

104.96

103.94

102.93

101.94

100.96

105.02

103.99

102.97

101.96

100.98

105.08

104.03

103.00

101.99

100.99

105.14

104.08

103.04

102.01

101.00

105.19

104.12

103.07

102.03

101.01

105.25

104.16

103.10

102.05

101.02

105.30

104.20

103.13

102.07

101.03

105.35

104.24

103.16

102.09

101.04

8.00

8.10

8.20

8.30

8.40

100.00

99.05

98.11

97.19

96.28

100.00

99.04

98.09

97.16

96.24

100.00

99.03

98.07

97.13

96.20

100.00

99.02

98.05

97.10

96.16

100.00

99.01

98.03

97.07

96.12

100.00

99.00

98.01

97.04

96.08

100.00

98.99

97.99

97.01

96.05

100.00

98.98

97.98

96.99

96.02

8.50

8.60

8.70

8.80

8.90

95.38

94.49

93.62

92.76

91.91

95.33

94.43

93.55

92.68

91.82

95.28

94.37

93.48

92.60

91.74

95.23

94.32

93.42

92.53

91.66

95.19

94.26

93.36

92.46

91.58

95.14

94.21

93.30

92.40

91.51

95.10

94.16

93.24

92.34

91.44

95.06

94.12

93.19

92.28

91.38

Trường hợp thời gian đáo hạn rơi vào giữa hai kỳ trên bảng tra thì ta sẽ tính toán dựa vào hai cực chuẩn. Ví dụ trường hợp trên mà có thời gian đáo hạn trong 18 năm 9 tháng chẳng hạn, thì ta tra thời hạn 18- 6 có giá là 102,93 và thời hạn 19- 0 có giá là 102,97, thì giá trái phiếu đó tương ứng là 102,95, theo cách tính sau:

102,93 + 102,97/2 = 102,95 

Tương tự ta có thể tính cho từng tháng hoặc nửa tháng cách đoạn,... tuỳ theo yêu cầu. 

Giới thiệu một trình tự tính toán lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn 

Tổng quát, lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn được tính theo công thức: 

Thu nhập hằng năm annual ROI / Giá trung bình của trái phiếu average price 

Khi muốn tính lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM, ta nên theo trình tự sau đây: 

1. Tính thu nhập hằng năm ROI: 

- Nếu mua ở mức âm giá discount - dưới mệnh giá thì chênh lệch âm giá đó được phân bổ prorated cho mỗi năm và thu nhập hằng năm được xác định bằng phép tính: 

Thu nhập hằng năm ROI = Tiền lãi cứng nhận môi năm + Chênh lệch âm giá được phân bổ  

Nếu mua ở mức dương giá premium - trên mệnh giá thì chênh lệch dương giá cũng được phân bổ tương tự, nhưng khi tính thu nhập hằng năm thì số tiền đó sẽ được trừ đi bớt khỏi tiền lãi nhận được hằng năm. 

Thu nhập hằng năm ROI = Tiền lãi nhận mỗi năm - Chênh lệch dương giá được phân bổ 

Ta nên lưu ý rằng trái phiếu dù được mua dưới hay trên mệnh giá, vào thời điểm thanh lý khi đáo hạn cũng chỉ được hoàn vốn theo mệnh giá. 

2. Cách tính giá trung bình của trái phiếu: 

Giá trung bình = Giá mua + Mệnh giá / 2 

3. Tính lợi suất YTM. 

Khi đã tính được thu nhập hằng năm ROI tuỳ theo trường hợp và giá trung bình, ta sẽ tính được lợi suất YTM. 

Lợi suất YTM = Thu nhập hằng năm ROI / Giá trung bình 

Ví dụ: trái phiếu có lãi suất danh nghĩa 8%, được mua với giá 110 tức $1100, chênh lệch dương $100 và đáo hạn trong vòng 10 năm thì lợi suất YTM sẽ được tính như sau: 

* chênh lệch dương giá phân bổ:           $100 : 10 = $10 

* Thu nhập hằng năm ROI trái phiếu mua trên mệnh giá, chênh lệch dương giá làm giảm lãi năm $10:                                             $80 - $10 = $70 

* Giá trung bình 

$1100 + $1000 / 2 = $2100 / 2 = $1050 

* Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM: 

$70 / $1050  = 0,0666 = 6,66%. 

Ta cũng có thể tự cho một ví dụ khác khi mua trái phiếu ở mức âm giá rồi dựa vào trình tự để tính lợi suất YTM. 

Hai trái phiếu giá âm discount bonds có thể sẽ có lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn khác nhau. Ví dụ, có hai trái phiếu 8%, một đáo hạn 5 năm, một đáo hạn 10 năm. Giá mua bằng nhau, giả định $900. Thế nhưng, người cầm trái phiếu 10 năm đáo hạn thì phải chờ một thời gian dài gấp đôi mới hưởng trọn $100 chênh lệch âm giá, họ kiếm được $10 phân bổ mỗi năm, hay 1% thu nhập gia tăng. Trong khi đó, người cầm trái phiếu 5 năm đáo hạn, phần chênh lệch âm giá $100 mà họ hưởng được chỉ phân bổ có 5 năm thôi, do đó họ kiếm được mặc nhiên $20 mỗi năm, hay 2% tăng thu nhập. Như vậy trái phiếu đáo hạn 10 năm sẽ có lợi suất YTM nhỏ hơn trái phiếu đáo hạn 5 năm. 

Giá cả so với lợi suất 

Khi chưa có một tiếp cận sâu vào trái phiếu, và nhất là thị trường trái phiếu, ta rất dễ tự hỏi "trái phiếu có lãi suất cứng, mệnh giá không thay đổi thì có gì hấp dẫn để mua bán?" Đọc xong phần này ta sẽ có một khái niệm hoàn toàn khác. 

Tuy lãi suất được ghi trên trái phiếu có giá trị áp dụng cố định suất đời trái phiếu đó, nhưng khi lãi suất toàn cảnh ngoài thị trường thay đổi, thì các trái phiếu phát hành sau đó sẽ có lãi suất cao hơn hay thấp hơn các trái phiếu hiện hữu. Các trái phiếu hiện hữu loại cựu trào lúc đó trở nên "lỗi thời" so với các trái phiếu mới, do đó mà tự bản thân chúng sẽ phải "thích ứng" để tồn tại, hay nói cách khác giá trị hay giá các trái phiếu "đã có tuổi" đang trôi nổi trên thị trường đó sẽ thay đổi. Ở đây ta thấy trước tiên có ba yếu tố tối thiểu hiện diện, gần như là yếu tố cần, làm cơ sở vận động trong thị trường trái phiếu, đó là lãi suất trái phiếu - lãi suất thị trường - và sự ra đời các trái phiếu mới. 

Khi lãi suất chung ngoài thị trường interest rates tăng, trái phiếu hiện hữu trên thị trường trở nên kém hấp dẫn, lãi suất của chúng thấp hơn lãi suất của các trái phiếu mới phát hành, do đó mà giá trị hay giá của chúng sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị hay giá của trái phiếu đang lưu hành sẽ tăng do nó được đánh giá cao hơn loại trái phiếu mới có lãi suất thấp hơn. 

Kết luận sẽ cho ta một khái niệm cơ bản: giá trái phiếu và lợi suất có liên quan thay đổi nghịch nhau, ta có thể hiểu theo minh hoạ dưới đây: 

Lợi suất

Tương quan thay đổi giữa lãi suất thị trường đưa đẩy đến hậu quả thay đổi giá của trái phiếu hiện hữu là một khái niệm rất quan trọng, kết luận lô gích của vấn đề là: 

Lãi suất tăng, giá giảm

Lãi suất giảm, giá tăng 

Đó là cách nói gọn cho dễ nhớ. Còn khi liên tưởng vấn đề ta phải hiểu lãi suất là lãi suất thị trường và giá là giá trái phiếu cũ hiện đang lưu hành. Chính xác hơn đó là diễn biến nghịch có tính nhân quả giữa khoản đầu tư và lợi suất. 

Các thay đổi về giá cả trái phiếu và hệ quả lợi suất trái phiếu 

Kết luận mà ta vừa có được từ khảo sát trong phần trên như đã nói rất quan trọng. Bởi lẽ, khi lãi suất thị trường thay đổi thì giá của trái phiếu trên thị trường sẽ thay đổi theo. Khi giá của trái phiếu thay đổi thì hệ quả là lợi suất yield của trái phiếu đó sẽ thay đổi. Giá giao dịch trái phiếu trên thị trường so với mệnh giá nằm ở ba mức: bằng giá par, âm giá discount và dương giá premium. Ta sẽ khảo sát ba mức giá giao dịch trên xem chúng sẽ cho các lợi suất ra sao. Giả định loại trái phiếu khảo sát có mệnh giá 10.000.000đ, lãi suất 10% năm và đáo hạn 10 năm. 

Trái phiếu bằng mệnh giá: 

Trái phiếu bằng mệnh giá par bond khi được người đầu tư mua với giá 10.000.000đ. 

- Lợi suất- danh- nghĩa chính là lãi suất trái phiếu 10%. 

- Lợi- suất- hiện- hành: Người đầu tư bỏ ra 10.000.000đ, mỗi năm nhận lãi 1.000.000đ, do đó lợi suất hiện hành cũng 10%. 

- Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn: Trái phiếu được mua bằng mệnh giá và sẽ được thanh toán bằng mệnh giá khi đáo hạn, không có một khoản chênh lệch hay thu nhập nào khác cho nên lợi-suất- đến-khi-đáo-hạn cũng chỉ là 10%. 

Tóm lại trái phiếu giao dịch bằng mệnh giá có đặc điểm lợi suất như sau: 

Lợi- suất- danh- nghĩa = Lợi- suất- hiện- hành = Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn 

Trái phiếu âm giá discount bond: 

Một khi lãi suất thị trường tăng cao hơn 10%, những trái phiếu mới được phát hành sẽ có lãi suất cao hơn 10%. Người mua trái phiếu mới nhận lãi cao hơn người cầm trái phiếu cũ. Điều này làm cho trái phiếu cũ có lợi suất danh nghĩa 10% phải giảm giá xuống thấp hơn mệnh giá khi giao dịch, điều này có ý nghĩa để tạo ra một lợi suất tương ứng có tính cạnh tranh với trái phiếu mới đang cho lợi cao hơn. Nếu trái phiếu 10% cũ được mua với mức

9.000.000đ 90% mệnh giá chẳng hạn, thì trái phiếu đó có đặc điểm về lợi suất như sau: 

- Lợi- suất- danh- nghĩa hưởng lãi định kỳ không thay đổi. 

- Lợi- suất- hiện- hành sẽ cao hơn lợi suất danh nghĩa, do khoản đầu tư ít hơn chỉ 9.000.000đ mà vẫn hưởng lãi như cũ 10% của mệnh giá 10.000.000đ. Ta có: 

1.000.000đ / 9.000.000đ = 11,11% 

- Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn trong trường hợp này sẽ còn cao hơn lợi suất- hiện- hành. Bởi vì người đầu tư bỏ ra 9.000.000đ, đáo hạn nhận được 10.000.000đ. Chênh lệch 1.000.000đ này làm gia tăng thu nhập đầu tư tính đến khi đáo hạn. Việc tính toán lợi- suất đến- khi- đáo- hạn có thể tra bằng bảng tra trái phiếu hoặc tính tương đối bằng cách dùng công thức trong phần trên, trường hợp này ta có 11,57%. 

Các loại lợi suất trong một trái phiếu âm giá luôn luôn có đặc điểm tương quan như sau: 

Lọi- suất- danh- nghĩa < Lợi- suất- hiện- hành < Lợi- suất- đến khi- đáo- hạn YTM 

Lợi suất đến khi đáo hạn 11,75%

Lợi suất hiện hành 11,11%

Lợi suất danh nghĩa 10%

Trái phiếu dương giá premium bond: 

Trái phiếu có giá dương trên mệnh giá là trường hợp ngược lại của trái phiếu âm giá, xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm, trái phiếu phát hành mới sẽ có lãi suất giảm thấp hơn 10% so với loại trái phiếu đang được dùng làm ví dụ. Lúc này người đầu tư vì một động cơ nào đó sẵn sàng chịu trả cao hơn mệnh giá để mua lại loại trái phiếu 10%, thay vì họ cũng có thể mua loại trái phiếu mới phát hành bằng mệnh giá, nhưng với lãi suất thấp hơn 10%. Đó là cách lý giải dễ hiểu do đâu mà trái phiếu có một giá dương trên mệnh giá. Nếu giá trái phiếu ta đang dùng để minh hoạ được mua với giá 11.000.000đ dương 1.000.000đ trên mệnh giá thì: 

- Lợi suất danh- nghĩa vẫn được duy trì 10% nguyên thuỷ như cam kết khi mới phát hành 1.000.000đ một năm. 

- Lợi- suất- hiện- hành bị giảm đi do tiền bỏ ra đầu tư mua cao hơn 11.000.000đ nhưng thu nhập mỗi năm không tăng 10% của 10.000.000đ bằng 1.000.000đ. 

1.000.000đ / 11.000.000đ = 9,09% 

Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn còn thấp hơn lợi- suất- hiện- hành. Bởi vì dù chi ra cao hơn mua giá 11.000.000đ khi đáo hạn người đầu tư cũng chỉ được hoàn vốn "với giá chính thức" 10.000.000đ. Chênh lệch đã trả cho phần dôi lên lúc mua với giá thị trường được phân bổ đều cho từng năm và kéo lợi suất "tính đúng tính đủ" YTM xuống thấp nhất so với hai loại lãi suất trên. Tính toán lợi- suất YTM này ta thấy nó vào khoảng: 

1.000.000đ - 100.000đ / 10.500.000đ = 900.000đ / 10.500.000đ = 8,57% 

10.500.000đ là trung bình giá của 11.000.000đ và 10.000.000đ

Kết luận khái quát được từ một trái phiếu giao dịch dương giá sẽ luôn luôn cho ta mối liên quan về lợi suất như sau: 

Lợi- suất- danh- nghĩa > Lợi- suất- hiện- hành > Lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM        

Lợi suất hiện hành 10%

Lợi suất danh nghĩa 9,09%

Lợi suất đến khi đáo hạn 8,57% 

Trong các phần trên ta đã thấy chính yếu tố lãi suất thị trường interest rates thay đổi đã làm giá trái phiếu dịch chuyển lệch khỏi mệnh giá, điều này đồng ý nghĩa với việc nó làm cho lợi suất dịch chuyển lệch khỏi lãi suất trái phiếu cũ lãi suất cứng một tỉ lệ tương ứng. 

Hai yếu tố quan trọng khác liên quan đến tâm lý đầu tư gồm uy tín của tổ chức phát hành và thời gian đáo hạn của trái phiếu.

Lợi suất và uy tín tổ chức phát hành

Uy tín của tổ chức phát hành ảnh hưởng không nhỏ đến lợi suất và giá trái phiếu. Ở đây một lần nữa người ta nhắc đến quy luật mạo hiểm trong làm ăn giữa "cơ hội thu lợi nhiều và khả năng rủi ro cao". Dù trái phiếu là một quan hệ nợ, nhưng nghĩa vụ và phẩm chất của người đi vay tổ chức phát hành để huy động = issuer sẽ có chừng mực khác nhau. Những "chừng mực" đó nên được hiểu một cách tương đối trong thế giới riêng của trái phiếu và thường không liên quan gì tới tính trung thực hay bị hiểu lầm là lừa đảo. Trái phiếu với các chất lượng khác nhau hầu như được bày ra công khai theo kiểu "hàng nào giá đó", hay sự tương quan giữa chất lượng và giá cả. Những chừng mực đó có thể là bản chất ngành nghề, loại hoạt động hay một thực trạng làm ăn đang gặp khó khăn có độ rủi ro cao thấp khác nhau. Do đó mà trong thị trường trái phiếu, người đầu tư có thần kinh mạnh sẵn sàng chấp nhận các tổ chức phát hành có thể bị rủi ro cao, bù lại nếu tốt đẹp họ sẽ hưởng hương hoa cao. Khác nào phần thưởng dành cho những người đã ghé vai chia lửa khi một doanh nghiệp bị sóng gió hoặc lúc khởi đầu nan và nay đã ngon lành! 

Việc xếp hạng trái phiếu được các tổ chức phân tích chuyên nghiệp đảm nhận và công bố. Nổi tiếng nhất hiện nay là các hãng của Mỹ như Moody’s, Standard & Poor’s, và Fitch’s Investors Service hoạt động không những tại thị trường Mỹ mà còn cho nhiều thị trường khác trên thế giới. Họ xếp hạng chứng khoán bằng ký hiệu mẫu tự gần giống nhau theo cấp độ cao thấp như sau: 

Moody’s    S&P’s    Fitch’s

Aaa           AAA       AAA        Thượng hạng

Aa             AA         AA            Cao

A               A           A               Trên trung bình

Baa           BBB       BBB         Trung bình

Ba             BB         BB             Thường

B               B            B

Caa           CCC      CCC

Ca             CC         CC

C               C            C

                  D           DDD

                                DD

                                D

Định kỳ, các tổ chức phân tích sẽ duyệt lại các hạng được xếp, và theo đó một trái phiếu có thể xuống hạng hoặc lên hạng. Loại trái phiếu AAA, chẳng hạn, được mô tả là loại có khả năng trả lãi và gốc đặc biệt mạnh. Trong khí đó, loại CCC được đánh giá là có thể mất khả năng thanh toán default hay bị nghi ngờ nhiều về khả năng trả lãi và tiền gốc. 

Ở Mỹ, luật lệ khuyến cáo các nhà đầu tư mang danh nghĩa tổ chức institutional investor - đang quản lý tiền của quần chúng hay của người khác chỉ nên đầu tư vào trái phiếu từ loại được xếp hạng BBB trở lên luật Prudent Man, với yêu cầu cần vừa sáng suốt vừa thận trọng. Các loại trái phiếu nằm trong khung xếp hạng đó còn được giới chuyên nghiệp xem là loại dành cho hoạt động đầu tư. Còn các loại từ B xuống thấp hơn dành cho mục đích đầu cơ những người mua thường không vì giá trị mà có thể chỉ đặt kỳ vọng vào một tương lai tốt hơn để có thu nhập cao hơn mức bình thường. 

Một thể hiện uy tín giảm sút qua đánh giá sẽ là dấu hiệu rủi ro tăng, lợi suất các trái phiếu loại này do đó bị buộc phải tăng để gỡ gạc!, điều này làm cho giá trái phiếu đang lưu hành của loại đó giảm. Diễn tiến nhân quả giữa giá cả và lợi suất thể hiện ở đây rất rõ. 

Ngược lại, nếu trái phiếu được xếp hạng tăng lên thì độ an toàn của nó tăng, lợi suất trái phiếu của tổ chức phát hành sẽ giảm, hoặc giá trái phiếu của họ đang giao dịch trên thị trường sẽ tăng. 

Nhà phát hành phải có yêu cầu và trả chi phí cho việc phân tích và xếp loại trái phiếu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ có các trái phiếu có lượng phát hành tương đối lớn mới cần xếp hạng. Điều này không có nghĩa là các trái phiếu có quy mô phát hành nhỏ thì có độ tin cậy kém, đơn giản chỉ là vì nó quá nhỏ nên chẳng bõ thôi 

Lợi suất so với đáo hạn

Người đầu tư có chung một tâm lý muốn hưởng cao hơn khi cho vay mua trái phiếu dài hạn. Bởi vì những món tiền bỏ ra cho người khác sử dụng càng lâu càng dễ bị rủi ro: Tâm lý muốn thu hồi vốn càng nhanh này có thể được "xoa dịu" bằng thu nhập hấp dẫn. Do đó mà trái phiếu có đáo hạn dài hơn sẽ có lợi suất cao hơn trái phiếu đáo hạn ngắn hơn. Nói chung, các trái phiếu có đáo hạn khác nhau sẽ có lợi suất khác nhau. 

Đường biểu diễn trái phiếu đường cong lợi suất:

Đường biểu diễn trái phiếu được thể hiện trên một đồ thị quy chiếu có trục hoành ghi thời gian đáo hạn và trục tung là lợi suất. Nối các điểm quy chiếu tương ứng từng lợi suất đối với mỗi đáo hạn ta sẽ có được đường biểu diễn của một trái phiếu. Đường này luôn cho kết quả là một đường cong do những giới hạn có tính ước lệ bởi vậy cho nên người ta thường gọi đó là đường cong lợi suất yield curve 

- Đường cong thường:

Các lợi suất nhìn chung có khuynh hướng tăng khi có đáo hạn dài. Đường cong lợi suất thể hiện các lợi suất thấp tương ứng với các đáo hạn ngắn, và lợi suất cao ứng với đáo hạn dài theo một chiều hướng mặc nhiên thì đó là đường cong thường normal yield curve.

Loại đường cong này thường thể hiện những điều kiện kinh tế bình thường tại hầu hết các thị trường. Do đặc điểm có tính ước lệ ta có thể thấy lợi suất sẽ biến đổi trong khoảng nào đấy thôi, đáo hạn ngắn hơn hoặc dài hơn nó có thể chỉ thay đổi rất ít hoặc không thay đổi nữa. 

- Đường cong nghịch chuyển:

Tuy nhiên trong một vài bối cảnh thị trường, lợi suất không phải lúc nào cũng diễn biến bình thường hay dương tuyến positive. Chẳng hạn vào thời kỳ có các điều kiện kinh tế đặc biệt như lạm phát cao, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh và vượt khả năng đáp ứng vượt cung, lúc đó đường biểu diễn sẽ là một đường cong nghịch chuyển inverted yield curve.

Ta lưu ý là lợi suất trong đoản kỳ có thể ở mức rất cao, cao nhất đối với các đáo hạn ngắn và giảm dần khi thời gian đáo hạn dài hơn. Lợi suất sẽ hạ nhanh xuống trong một thời gian hợp lý đủ để các thành tố của nền kinh tế điều chỉnh. Sau đó lợi suất sẽ hồi chuyển bình thường, và lần nữa ta thấy nó sẽ thay đổi rất ít và rồi hầu như giữ nguyên đối với các đáo hạn dài. 

Thuật ngữ tiếng Anh gọi là các đường cong thường, ngoài normal còn có positive dương, ascending ngẩng lên, hay upward sloping yield curve dốc lên. Tương ứng với đường cong nghịch là negative âm, descending hạ xuống, hay downward sloping yield curve dốc xuống. 

- Biến động lợi suất so với đáo hạn:

Khi ta vẽ hai đường cong thường và nghịch chuyển lên cùng một đồ thị ta sẽ thấy lợi suất biến động nhiều ở các trái phiếu càng ngắn hạn rồi giảm dần ở các trái phiếu càng dài hạn. Hay có thể nói những trái phiếu càng dài hạn lợi suất càng tiến đến ổn định. Sự cân bằng sẽ xuất hiện và tạo ra một đường biểu diễn lợi suất thẳng, đó là giai đoạn trung dung.

Cũng cần lưu ý ràng trong thực tế, khi diễn đạt lợi suất tại một thời điểm, không thể có dạng đồ thị "kép" này. Đây chỉ là dạng phối để tham khảo hay phục vụ cho mục đích minh hoạ. 

Biến động giá so với thời gian đáo hạn

Tham khảo về biến động lợi suất so với thời gian đáo hạn trên đây cho kết luận: Lợi suất của trái phiếu đáo hạn ngắn sẽ biến động nhiều hơn trái phiếu đáo hạn dài. Nhưng giá cả trái phiếu lại có biến động ngược lại. Các trái phiếu đáo hạn dài có giá cả biến động nhiều hơn giá trái phiếu có đáo hạn ngắn. Để cho dễ khảo sát đặc điểm này, trước tiên ta cần nhớ lại nội dung về "sự thay đổi của giá trái phiếu và hệ quả lợi suất" đã trình bày trong các phần trên: Đối với trái phiếu âm giá discount bond thì lợi suất tăng, giá giảm. Đối với trái phiếu dương giá premium bond thì lợi suất giảm, giá tăng. 

Như ta đã biết, lãi- suất- thị- trường interest rates tạo ra tương quan nhân quả giữa lợi suất và giá trái phiếu. Khi lãi- suất- thị- trường tăng thì các trái phiếu mới phát hành sẽ có coupon cao hơn, hấp dẫn hơn coupon của các trái phiếu đang trôi nổi. Coupon vốn là "hương hoa" của trái phiếu, nhưng coupon không thể thay đổi được nên các trái phiếu đàn chị này nếu không muốn bị loại ra khỏi "chợ đời" thì chỉ còn cách phải hạ giá. Điều này mặc nhiên buộc các "chị" đó sẽ phải tăng lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YTM lên, chí ít cũng ngang bằng với "hương hoa của đàn em", để vẫn cạnh tranh, duy trì hấp dẫn, nhất là vì cái cớ phải còn tồn tại cho hết đời. Nghiêm túc!.

Một phần lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn YLM của trái phiếu âm giá phản ánh trong phần tăng lên từ khoản đầu tư ban đầu so với thời điểm đáo hạn đã mua giá thấp hơn mệnh giá và được trả nợ bằng mệnh giá. Thời gian chờ đợi để nhận khoản gia tăng này càng dài bao nhiêu thì nhà đầu tư càng "muốn" khoản đó nhiều hơn bấy nhiêu - có khác nào tâm lý so bì. Do đó ta suy ra được rằng, để có cùng một mức tăng lợi suất, giá của loại trái phiếu dài hạn phải giảm nhiều hơn giá của trái phiếu ngắn hạn - nói cách khác chênh lệch âm giá của trái phiếu dài hạn cần tăng tương ứng với thời gian, để giữ mức phân bổ theo năm không thay đổi, tức giá trái phiếu đó phải thấp hơn. Nếu chỗ này chưa được rõ ràng thì ta có thể dùng công thức tính YTM để nghiệm lại đặng dễ tiếp thu hơn. 

Trường hợp ngược lại, khi có một bối cảnh lãi- suất- thị- trường sụt giảm, các trái phiếu mới phát hành sẽ có coupon thấp hơn coupon của các trái phiếu cũ đang lưu hành. Các trái phiếu cũ do đó có lợi thế và hấp dẫn hơn trái phiếu mới, vì đương nhiên còn được nhận lãi cao dài dài. Vì vậy mà giá của chúng sẽ dương cao hơn mệnh giá. Giá dương cao là kết quả mặc nhiên của sự nội chỉnh, vì lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn của trái phiếu cũ sẽ hội nhập giảm theo cách mẫn cảm với lãi suất thị trường hay coupon trái phiếu mới. 

Một phần lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn của trái phiếu dương giá có phản ánh phần hao hụt từ khoản đầu tư ban đầu so với khi nó đáo hạn từ giá mua cao giảm xuống đúng mệnh giá. Khi mua trái phiếu, người đầu tư đã trả một chênh lệch cao hơn mệnh giá premium, do đó, thời gian để khấu trừ càng dài bao nhiêu thì họ "sẵn sàng" chấp nhận trả khoản đó cao bấy nhiêu. Từ đó suy ra, cùng một mức giảm lợi suất sẽ cho kết quả giá trái phiếu dài hạn tăng nhiều hơn giá trái phiếu ngắn hạn. Để cho đỡ mệt óc ta có thể hiểu vấn đề qua một liên tưởng đơn giản: Cùng một công cụ để chọn lựa, loại nào xài lâu hơn sẽ có giá cao hơn. 

Như vậy, chúng ta cần nhớ một khái quát quan trọng: Khi lãi- suất- thị trường tăng thì các trái phiếu dài hạn có khả năng sụt giá nhiều hơn các trái phiếu ngắn hạn. Khi lãi- suất- thị- trường giảm thì các trái phiếu càng dài hạn có giá tăng nhiều hơn. Giảm nhiều hơn hay tăng nhiều hơn đó cho ta kết luận: sự thay đổi của lãi suất thị trường làm cho giá của trái phiếu dài hạn biến động nhiều hơn giá trái phiếu ngắn hạn. 

Các trường hợp giải ngân trái phiếu trước đáo hạn 

Điều kiện thu hồi:

Một đặc trưng của các loại chứng khoán có thu nhập cố định là tổ chức phát hành có thể trả tiền lại để thu hồi trái phiếu trước khi đáo hạn. Cổ phần ưu đãi preferred stock cũng có điểm tương tự. Tuy nhiên, các điều khoản về đặc điểm thu hồi call features này phải được xác định cụ thể trên các văn kiện lúc phát hành. 

Đặc điểm có thể thu hồi callable tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức phát hành, vì họ có sẵn trong tay một khả năng quyết định còn để mở đó. Điều này rất cần thiết và là vũ khí lợi hại đối với các cam kết dài hạn như trái phiếu. Họ sẽ sử dụng quyền thu hồi khi lãi- suất- thị- trường giảm, chi phí vốn có thể điều chỉnh xuống thấp, bằng cách thu hồi các trái phiếu có coupon cao và phát hành trái phiếu mới lãi suất thấp hơn. Cũng có thể sau một thời gian làm ăn tích luỹ khá, tài chính công ty lạc quan cho nên công ty không còn cần phải duy trì gánh nặng lãi trái phiếu, họ sẽ thu hồi toàn bộ hay một phần trái phiếu đã phát hành. 

Tuy nhiên, tâm lý chung của người sở hữu trái phiếu là không muốn trái phiếu mà họ đang nắm giữ bị thu hồi trước đáo hạn. Bởi vì trái phiếu bị thu hồi là loại hầu như có coupon trả lãi cao hơn loại mới phát hành ngoài thị trường. Điều kiện thu hồi thể hiện trên trái phiếu còn có thể làm cho trái phiếu chừng mực nào đó khó bán hơn. 

Nhằm để bảo vệ người đầu tư và tránh sự tuỳ tiện của tổ chức phát hành, các thị trường luôn đặt ra các quy định về thời gian tối thiểu không được thu hồi, và thường đòi hỏi các nhà phát hành chỉ được thực hiện điều khoản thu hồi ở mức hoàn trả cao hơn mệnh giá. Tất cả các thông tin và các điều kiện thực hiện thu hồi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người đầu tư và môi trường đầu tư, nên cần được phổ biến rõ ràng và có sự cân nhắc. 

Thu hồi bằng quỹ tích luỹ:

Các công ty có phát hành trái phiếu thường lập ra một quỹ chuyên dùng gọi là quỹ tích góp hay quỹ để riêng, theo kiểu "đóng hụi chết", nên tiếng Anh gọi là "sinking fund", trên cơ sở những khoảng tiền trích giữ mỗi năm. Quỹ này, dù vậy, chưa hẳn chỉ dùng để thu hồi trái phiếu. Nhưng đó thường là mục đích chính. Nó phục vụ cho việc thu hồi từng phần trái phiếu dựa theo các điều kiện thu hồi đã xác định trước. Quỹ thu hồi có thể được lập theo cách bắt buộc hoặc tuỳ nghi. Bắt buộc là khi có quy định công ty phải trích bỏ tiền vào đó mỗi năm và ấn định luôn cả lượng tiền gốc cần thu hồi theo thời gian. Tuỳ nghi là chỉ trích tiền vào quỹ khi tình hình tài chánh cho phép và chỉ thu hồi khi có điều kiện khả dĩ. Người ta gọi chung các cách thu hồi bằng quỹ trích lập này là thu hồi bằng quỹ tích góp sinking fund call. 

Lập quỹ hoán nợ:

Việc lập quỹ tài trợ hoán nợ refunding là để thu lại các chứng khoán của công ty đang lưu hành có coupon cao hơn lãi- suất- thị- trường. Biện pháp tình thế này được thực hiện sau một quá trình thị trường có lãi suất giảm liên tục. Doanh nghiệp sẽ phát hành một đợt phát hành mới với lãi suất thấp hơn và dùng số tiền huy động được vào mục đích hoá giải toàn bộ hay một phần thường chỉ một phần nợ cũ nặng lãi. Trái phiếu phát hành mới đó gọi là trái phiếu tài trợ refunding issue hay refunding bond. 

Luật lệ về tài chánh và chứng khoán luôn cần chế định và giám sát chặt chẽ các hoạt động mang hơi hám "kỹ thuật" này, nhằm mục đích bảo vệ người đầu tư và ngăn ngừa những thủ thuật kiểu "nước hoa Thanh Hương". Những biện pháp được áp dụng như: thủ tục công khai bắt buộc, chuyển đổi ngay tiền huy động mới sang trái phiếu chính phủ, hợp đồng lưu giữ lượng huy động với bên thứ ba trong tài khoản escrow, thường là với một ngân hàng,... và đương nhiên phải có cam kết chỉ dùng nguồn tài chánh này để trả lãi và gốc trái phiếu cũ mua lại. 

Tuỳ chọn bán lui cho tổ chức phát hành:

Một số loại trái phiếu, thường là trái phiếu đô thị hay địa phương, có điều khoản đặc biệt về khả năng hoàn lại trái phiếu để nhận tiền gọi là put hay tender option. Những trái phiếu có đặc điểm này cho phép người sở hữu có thể yêu cầu tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu và trả lại tiền, thường là bằng mệnh giá, trước ngày đáo hạn. Tuỳ theo tình hình và điều kiện quản lý của từng tổ chức huy động, những trái phiếu mang đặc điểm bán lui được này có thể chỉ có giá trị vào một thời điểm quy định thôi, hoặc dễ dàng hơn, bắt đầu có hiệu lực vào một ngày nào đó và lặp lại mỗi năm sau đó. Đây là một ân huệ dành cho người mua các trái phiếu dài hạn, nhưng đồng thời họ cũng phải chấp nhận một lãi suất thấp, thông thường tương đương với trái phiếu ngắn hạn. 

Ngoài ra, tại nhiều thị trường tài chính, còn có vài loại trái phiếu "bán lui" đặc biệt khác. Ví dụ loại "trái phiếu bán lui tẩm độc" poison-put bond cho phép người sở hữu có quyền bán lui lại trái phiếu để lấy tiền, thường là bằng hoặc cao hơn mệnh giá, trong trường hợp công ty trở thành mục tiêu bị mua đứt take-over theo một ý đồ để tiếm quyền quản lý, và vì người đầu tư không thích ở lại với những người chủ mới của công ty đó nữa, họ có quyền bán đi, theo kiểu cho bỏ ghét. Đặc điểm của trái- phiếu- bán- lui- tẩm- độc là một công cụ không kém lợi hại và thâm thuý. 

Lợi- suất- đến- khi- thu- hồi:

Việc tính toán lợi suất đôi khi rất cần sự chính xác, do đó mà ta cần biết ngoài các loại lợi suất đã phân tích trên, còn các lợi suất thường được quan tâm khác là lợi- suất- đến- khi- thu- hồi yield- to- call hoặc lợi- suất- đến- khi- bán- lùi yield- to- put. Hai lợi suất này có cách tính gần giống nhau. Đối với lợi- suất- đến- khi- thu- hồi thì cách tính tương tự như cách tính lợi- suất- đến- khi- đáo hạn YTM. Chỉ khác là thời gian đến khi thu hồi years to call thì luôn luôn ngắn hơn thời gian đến khi đáo hạn year to maturity, do đó sẽ có hệ quả: 

- Trái phiếu được mua âm giá có lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ luôn cao hơn lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn. 

- Trái phiếu được mua dương giá thì lợi lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ lệ thuộc vào tương quan giữa giá mua và giá thu hồi. Nếu giá mua cao hơn giá thu hồi thì lợi- suất- đến- khi- thu- hồi sẽ thấp hơn lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn. Nếu giá mua thấp hơn giá thu hồi thì lợi suất đến- khi- thu- hồi sẽ cao hơn YTM. 

- Trái phiếu mua bằng mệnh giá thì hai loại lợi suất này bằng nhau.

Chúng ta có thể tự cho vài ví dụ và dùng trình tự tính toán như cách tính lợi- suất- đến- khi- đáo- hạn, chỉ cần thay thế yếu tố cho phù hợp, thì sẽ dễ nhận dạng và nhớ lâu hơn. 

Một ví dụ về cách đăng giá yết của trái phiếu công ty

Ta sẽ khảo sát một ví dụ chào giá của thị trường Mỹ. Khi tìm hiểu về cách chào giá trái phiếu của Mỹ, ta cần lưu ý một khác biệt rất căn bản: trái phiếu nhà nước phần lẻ được chào theo các cách biệt 1/32 increment: gia số - gọi theo lối dân dã Việt Nam có thể là "giá", trong khi đó, trái phiếu công ty lại được chào với các cách biệt 1/8 trên một điểm trái phiếu 1 điểm trái phiếu bằng 1% mệnh giá - kể từ năm in 1997 số lẻ cổ phiếu được tính 1/16, dự trù năm 2000 sẽ tính đến 5% rồi 1%. Ta có thể xem minh hoạ chào giá trái phiếu chính phủ trong bài "chứng khoán chính phủ". Ví dụ dưới đây là một trích đăng giá yết trên báo mệnh giá chuẩn các trái phiếu minh hoạ là $1.000. 

1                      2                      3                           4                  5

Trái phiếu        Lợi suất            Giá trị                      Giá

                     hiện hành    giao dịch $1.000     đóng cửa        Chênh lệch

ABC  7s02        8,21                  160                   851/4                  +3/8

BAC  9s07        cv                     87                     52                     -2

CAB  Zr08         ...                     120                   16 1/4                 ...

DAB  7s01f        ...                     15                     65 5/8                 ...

Cột 1: Chỉ tên của công ty phát hành, lợi suất danh nghĩa và năm đáo hạn. 7s02 là coupon 7% đáo hạn năm 2002, chữ s separate dùng để phân biệt giữa hai con số thôi, nó không có ý nghĩa gì khác. CAB Zr08 là trái phiếu không mang lãi zero coupon của CAB, đáo hạn năm 2008. Còn DAB 7s01f, chỉ khác chữ "f" flat, đây là dấu hiệu cho biết trái phiếu đang được giao dịch không còn được tính lãi. Một số công ty có tình trạng đặc biệt thì trái phiếu không còn được trả lãi, ví dụ chờ phá sản. 

Cột 2: Chỉ lợi suất hiện hành current yield theo cách tính tương ứng với giá thị trường. Ký hiệu "cv" convertible là loại trái phiếu có đặc tính chuyển đổi được ra cổ phần thường. Thị trường Việt Nam ta có thể dùng chữ "cđ" chẳng hạn. 

Cột 3: Chỉ giá trị giao dịch, nhân với $1.000. Ví dụ 160 là $160.000, 87 là $87.000,... là số được bán trong ngày. 

Cột 4: Chỉ giá của trái phiếu vào thời điểm đóng cửa thị trường. Trái phiếu ABC chẳng hạn có giá đóng cửa là 85 1/4. Giá tuyệt đối trên thị trường là 852,50 851/4% của $1000 mệnh giá. 

Cột 5: Chỉ thay đổi thực giữa giá đóng cửa kỳ này so với lần trước đó. Loại trái phiếu ABC đã tăng lên 3/8% + 3/8 hay + 3/8 điểm so với giá đóng cửa ngày giao dịch trước. Giá hiện nay là 851/4 thì suy ra giá đóng cửa của ngày trước đó là 847/8. 

Để kết thúc phần tìm hiểu về trái phiếu này, chúng ta có thể tham khảo thêm một chút về cách xếp thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên giá trị thanh lý của một công ty khi bị phá sản chẳng hạn như sau: 

Ưu tiên 1: Thanh toán nợ tiền lương

Ưu tiên 2: Thanh toán nợ thuế

Ưu tiên 3: Thanh toán các khoản nợ để đương mortgages

Ưu tiên 4: Thanh toán các khoản nợ có đảm bảo secured liabilities/bonds

Ưu tiên 5: Thanh toán các khoản nợ thường không đảm bảo debentures

Ưu tiên 6: Thanh toán các khoản nợ bị lệ thuộc subordinated debentures

Ưu tiên 7: Thanh toán các cổ phần ưu đãi preferred stocks

Ưu tiên 8: Thanh toán các cổ phần thường, nếu còn common stocks. 

         Từ ưu tiên 7 trở lên nếu việc thanh toán khả dĩ được trả thì sẽ dựa vào những khoản cố định. Riêng ưu tiên 8, còn lại bao nhiêu sẽ chia hết cho cổ đông bấy nhiêu hoặc có thể họ chẳng có gì. 

Chứng khoán chính phủ

Đầu năm 1998, khi đồng Yen của Nhật Bản sụt giá nghiêm trọng thì tại thị trường Mỹ, chậm sau một chút, lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước đáo hạn 30 năm T-bonds chuyển dịch nhạy cảm theo hướng hạ xuống. Tại sao vậy? Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường tài chính thế giới. Tâm lý lo sợ bị lỗ nếu cứ tiếp tục giữ đồng Yen hoặc trạng huống không an tâm trước một bối cảnh tài chính bấp bênh làm cho người đầu tư, nhất là người Nhật, đi tìm một chỗ ẩn náu khác, họ chiếu cố tập trung vào những công cụ an toàn hơn, lúc đó các T- notes và T- bonds của Mỹ là sản phẩm thay thế tuyệt vời. Khi người ta đổ xô đi mua những trái phiếu đó, điều tất yếu là giá của chúng sẽ lên. Trong mua bán trái phiếu, giữa giá cả mua bán và lãi suất thực lợi suất hiện hành - current yield của đầu tư trái phiếu diễn ra đối nghịch. Do vậy mà khi giá trái phiếu lên trường hợp này là T- bond thì lãi suất sẽ hạ. Câu chuyện có vẻ đơn giản, mà không, nó kích thích sự xét đoán của ta đấy.

Ngày nay, tại các nền kinh tế hội nhập, trái phiếu của chính phủ không chỉ đóng vai trò điều tiết vĩ mô theo cách truyền thống mà còn là công cụ huy động vốn vượt biên giới một quốc gia rất được các nhà nước ưa chuộng. Riêng các trái phiếu kho bạc Mỹ từ lâu còn được nhiều nước, tổ chức và cá nhân sử dụng như một phương tiện dự trữ. Do lịch sử tạo lập và điều hành ổn định, chúng có một giá trị tham khảo rất cao.

Chứng khoán do chính phủ Mỹ phát hành

Đơn vị phát hành chứng khoán nợ lớn vượt trội tại Mỹ là chính quyền liên bang. Khoản vay mượn cấp nhà nước này có một ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế Mỹ nói chung.

Loại chứng khoán mà chính phủ Mỹ có nghĩa vụ trực tiếp direct obligations được gọi là "Treasuries" tương tự công khố phiếu, viết tắt là T. Những loại này bao gồm trái phiếu ngắn hạn T-bills, trái phiếu trung hạn T- notes và trái phiếu dài hạn T- bonds. Các trái phiếu dạng "T" này của chính phủ được xem là phương tiện đầu tư có độ an toàn cao nhất đối với mọi giới đầu tư.

Xếp hạng dưới một chút là các trái phiếu đại diện hay trung gian của chính phủ được gọi là "agencies", bao gồm một lượng lớn chứng khoán do tổ chức đại diện thuộc quyền nhà nước Mỹ hoặc các tổ chức tài chính tư được chính phủ bảo trợ. Các trái phiếu trung gian có loại được chính phủ Mỹ bảo đảm ở cấp nhà nước, nhưng đa số là không.

Chứng khoán được chính phủ phát hành luôn được xem là loại có độ tin cậy cao nhất trên các thị trường nợ. Người cầm trái phiếu chính phủ được xem là không có rủi ro về tín dụng. Các chứng khoán kho bạc nhà nước của Mỹ, chẳng hạn, được bảo đảm bằng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp từ chính phủ liên bang nên sẽ không có chuyện bội tín. Trong khi đó, hầu hết các chứng khoán cơ quan liên bang không phải là loại mà chính phủ cam kết về nghĩa vụ nợ trực tiếp dù vẫn là thứ có niềm tin cao, nhưng dẫu sao chúng cũng không được xem là tuyệt đối như loại "T" được.

Trái phiếu ngắn hạn 

Trái phiếu ngắn hạn T- bills là những giấy nợ trực tiếp của chính phủ có thời gian đáo hạn là một năm hay ít hơn. T- bills ngày nay được phát hành với các đáo hạn như 91 ngày 13 tuần hay 3 tháng, 182 ngày 26 tuần hay 6 tháng và 52 tuần 1 năm.

Loại này chỉ được phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ book - entry form, không có các chứng chỉ cầm tay. Việc chuyển đổi sở hữu được thực hiện bằng thể thức ghi sổ nhật ký. Mệnh giá tối thiểu của T- bills là 10.000USD.

T- bills được phát hành lần đầu và mua bán theo một mức chiết khấu trên giá mặt mệnh giá. Do vậy mà chúng còn được gọi là loại "chứng khoán chiết khấu". Khi đáo hạn, T- bill được thanh toán theo giá trị ghi trên mặt trái phiếu. Sự chênh lệch giữa giá trị mặt và chiết khấu được xem như tiền lãi. Do T- bills không trả lãi định kỳ, chúng được mệnh danh là "chứng khoán không mang lãi" non- interest bearing securities.

T- bills được phát hành theo phương thức đấu giá cạnh tranh. Lượng đấu giá cạnh tranh mua tối thiểu trong đợt phát hành mới là 500.000 USD. Tuy nhiên chúng cũng có thể được mua theo mức giá không cạnh tranh non- competitive bid. Người đầu tư đề nghị mua với mức giá không cạnh tranh sẽ trả theo giá trung bình của các giá bỏ thầu cạnh tranh hợp lệ tại cuộc đấu giá đó, và đề nghị đặt mua sẽ được cam kết thỏa mãn, nhưng chỉ giới hạn tối đa lượng mua được là 500.000USD thôi.

Trái phiếu trung hạn

Trái phiếu trung hạn T- notes được phát hành theo mệnh giá tối thiểu là 1.000USD và tối đa là 1 triệu USD, có thời gian đáo hạn từ 1 năm đến tối đa là 10 năm. T-notes được trả lãi mỗi 6 tháng một lần. Người đầu tư có thể chọn lựa cách để giữ T-notes, hoặc họ nhận các chứng chỉ trái phiếu ký danh đầy đủ fully registered certificates hoặc, nếu muốn, họ có thể thực hiện việc đăng ký sở hữu bằng bút toán ghi sổ được quản lý bằng máy điện toán book- entry form. Đặc biệt các T- notes đáo hạn dưới năm năm được ấn định mệnh giá phát hành tối thiểu là 5.000USD.

Vào thời điểm đáo hạn T- notes được hoàn trả bằng tiền mặt theo mệnh giá ghi trên trái phiếu. Chúng cũng có thể được điều chỉnh lại mức trả lãi khi lãi suất chung của thị trường xuống thấp dựa vào thể thức lập quỹ hoàn trái refunding - phát hành trái phiếu mới lãi suất thấp hơn theo quy định của luật pháp và tập quán tài chính. Trái phiếu trung hạn có thể mua tại các ngân hàng, các công ty chứng khoán hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Các T- notes được mua bán nhộn nhịp tại các thị trường thứ cấp.

Trái phiếu dài hạn

Trái phiếu dài hạn T- bonds chiếm phần nhỏ nhất trong cơ cấu nợ huy động bằng các chứng khoán chính phủ. Trái phiêu dài hạn có thời gian đáo hạn tối thiểu là 10 năm và có thể dài đến 30 năm. T- bonds được phát hành với mệnh giá từ 1.000USD đến 100.000USD, lãi suất được trả mỗi 6 tháng một lần. Cách bán cũng giống như T- notes, theo hình thức các chứng chỉ ký danh đầy đủ cả lãi định kỳ cũng được trả bằng chi phiếu cho chính tên người chủ trái phiếu hoặc bút toán ghi sổ vẫn là loại ký danh đầy đủ.

Các T- bonds, do có thời giàn đáo hạn quá dài, thường hay được ghi thêm điều kiện thu hồi. Điều này cho phép chính phủ có thể mua lại chứng khoán đó ở mệnh giá sau một thời gian được xác định trước, ví dụ từ năm thứ 20 trở đi chẳng hạn. Thời gian này thường được cân nhắc đủ dài để tạo hấp dẫn cho việc tiếp thị phát hành đạt tính khả thi. Các chứng khoán nợ của chính phủ Mỹ luôn được thu hồi theo mệnh giá; khác với các trái phiếu công ty thường áp dụng việc thu hồi với một khoản ưu đãi premium giá cao hơn.

Trái phiếu không lãi suất loại có gốc từ trái phiếu chính phủ

Trái phiếu phi lãi suất zero coupon bonds trong "gia đình" trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán được sinh ra từ sản phẩm gốc là trái phiếu chính phủ, nên chúng còn được gọi là các "biên nhận trái phiếu chính phủ" Treasury receipt.

Từ năm 1985, chúng cũng còn biết đến dưới cái tên ghép STRIPS viết tắt của: Separate Trading of Registered Interest and Principal of Securities - công cụ giao dịch thứ cấp tiền lãi và tiền gốc riêng biệt, đây là một loại phái sinh trong TTCK.

Các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán của các T- bonds sau đó gởi vào các ngân hàng rồi bán các "receipts" tương ứng riêng cho tiền gốc và tiền lãi. Các trái phiếu phi lãi suất như vậy được bảo đảm bằng tài sản thế chấp là các trái phiếu chính phủ trong một tài khoản trung gian escrow do một ngân hàng giám hộ nắm giữ vì quyền lợi của người đầu tư mua receipts. Quá trình này được chế định bằng luật theo nội dung "ủy thác quản lý tài sản", luật Mỹ gọi là "trust".

Các trái phiếu phi lãi suất hay "biên nhận", hoặc STRIPS được mua bán dưới dạng bút toán ký danh đầy đủ. Loại chứng khoán "sản phẩm phụ" này đặt giá trị trên nền tảng là các trái quyền mà chính phủ có nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, nên việc thực hiện phát hành và mua bán thường do các ngân hàng và các nhà kinh doanh chứng khoán lớn mới có khả năng quán xuyến. Tuy nhiều người nói rằng các chứng khoán phi lãi suất không bị lệ thuộc vào các rủi ro trực tiếp về lãi suất, vì chúng được phát hành bằng một chiết khấu khá sâu và được hoàn trái theo mệnh giá, nhưng trong trường hợp lãi suất ngoài thị trường tăng cao, người đầu tư vẫn bị rủi ro cơ hội. Đặc biệt, bản chất các trái phiếu phi lãi suất các Treasury receipts có độ biến động giá trong thị trướng thứ cấp khá lớn, nhất là các T- receipts càng dài hạn. Nếu có dịp chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn về các công cụ đầu tư "zéro- coupon bonds".

Thủ tục phát hành trái phiếu mới của chính phủ

Các chứng khoán của chính phủ được miễn áp dụng theo luật chứng khoán liên bang. Việc phát hành không phải lập hồ sơ với SEC Ủy Ban Chứng Khoán và TTCK Hoa Kỳ như trường hợp trái phiếu công ty.

Các trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được bán thông qua các cuộc đấu giá định kỳ. Những người có ý định mua sẽ nộp các đề nghị mua tenders hay offers to buy cho Hội đồng Dự trữ Liên bang là những người đóng vai trò điều hành ngân khố Mỹ. Các tổ chức chứng khoán lớn đấu với nhau để mua chứng khoán của đợt đó theo hình thức chào giá cạnh tranh competitive tenders. Các chào giá như vậy sẽ nêu giá và/hoặc lãi suất mà tổ chức đó sẵn sàng mua chứng khoán sắp phát hành.

Như đã đề cập sơ qua trong phần trên, một cá nhân cũng có thể mua trực tiếp các trái phiếu trong các đợt phát hành đấu giá đó bằng cách tham gia một chào mua "không cạnh tranh". Tất cả những người chào mua đó đều được chấp thuận trước, mặc dù lợi suất trái phiếu yield mà họ sẽ nhận chỉ được quyết định sau khi các chào mua cạnh tranh được chấp thuận, và luôn là mức trung bình của các chào mua cạnh tranh đợt đó.

Loại trái phiếu ngắn hạn, T- bills 3 tháng, T- bills 6 tháng, được đấu giá hằng tuần, vào ngày thứ Hai, các T- bills này được phát hành ra vào ngày thứ Năm tuần đó. Loại T- bills một năm được đấu giá mỗi 4 tuần lễ một lần, và thường được tổ chức vào ngày thứ Năm, các trái phiếu sẽ được phát ra vào thứ Năm của tuần lễ kế tiếp.

Các T- notes và T- bonds được đấu giá mỗi quý theo lịch được công bố định kỳ. Như ta đã biết, các T- strips được hình thành trên thị trường giao dịch, ngân khố nhà nước không đứng ra phát hành các loại chứng khoán theo hình thức bóc tách này các STRIPS được gọi một cách hình tượng là stripped form.

Mua bán ở thị trường thứ cấp

Các chứng khoán của chính phủ không được niêm yết tại sàn giao dịch, thay vào đó chúng được mua bán trên thị trường phi tập trung OTC. Loại chứng khoán này chủ yếu được mua bán theo quy mô khối lượng lớn giữa những nhà đầu tư nhân danh tổ chức với nhau.

Cách đăng giá chào của T- bills:

T- bills được nêu giá dựa trên cơ sở một lợi suất chiết khấu. Lãi suất T- bill thể hiện ở phần trăm giá trị ghi trên mặt của chứng khoán đó.

Một chào giá nêu mức 3,50% chẳng hạn, có nghĩa là T- bill sẽ được bán với giá thấp hơn mệnh giá số tiền 3,50% của mệnh giá đó. Đối với một T- bill thời hạn 52 tuần mệnh giá 10.000 USD sẽ có giá bán là 9.650 USD. Trên bảng chào giá của các báo, có hai cột số quan trọng cần biết là "mức thu vào - bid" và "mức bán ra - asked" gọi theo cách của nhà buôn chứng khoán. Một chào giá của T- bill được đọc như sau: 

"Đáo hạn tháng 6, bid 3,50%, asked 3,40%"

Như vậy một người đầu tư nào đó nếu muốn đi mua một T- bill mệnh giá 10.000USD đáo hạn tháng 6, thì họ sẽ trả 9.660 USD. Còn nếu họ có T- bill đó và đem đi bán họ sẽ nhận được 9.650 USD. Điều này hợp với lẽ thường: đi mua phải chịu đắt, còn bán thì rẻ hơn.

Chúng ta cũng cần lưu ý lợi suất tương đương gọi là ask yield thực tế của T- bill luôn luôn cao hơn lợi suất chiết khấu discount yield. Ví dụ: Một T- bill 52 tuần 7% với mệnh giá 10.000 USD được mua với giá 9.300 USD. Tiền lãi 700 USD 7% của 10.000 USD đối với người đầu tư phải được hiểu là thu nhập dựa trên vốn thực sự bỏ ra, chỉ 9.300 USD thôi, chứ không phải trên 10.000 USD. Như vậy ask yield sẽ là 7,50% 700 chia cho 9.300. "Ask yield" được để kế bên mức "asked" để người đầu tư tiện so sánh với lãi suất của T- notes va T- bonds hoặc các chứng khoán nợ khác

Cách chào giá của T- notes và T- bonds:

Khác với T- bill, các T- notes và T- bonds được chào trên cơ sở giá tiền, nhưng theo một cách đặc biệt. Giá được chào bán bằng điểm point - một điểm của trái phiếu T- note và T- bond là 10USD 1% của mệnh giá 1.000 - cộng với phần lẻ của một điểm được chia đều cho 32 1/32 của 10 USD hay 1/32% củamệnh giá.

Các T-notes và T-bonds được nêu trên cùng một bảng chào giá. Nhưng để phân biệt, người ta thêm vào ký tự "n" ngay sau thời gian đáo hạn để chỉ loại đó là T-notes. Các bảng thông tin chào giá gồm 5 cột được đăng thường xuyên trên các báo chuyên ngành. Ta có thể khảo sát hai dòng đặc trưng dưới đây của 5 cột đó để xem chúng thông tin những gì? 

1

2

3

4

5

Rate

Maturity

Bid

Asked

Change

Ask Yield

91/8

77/8

May 99n

Feb 95 - 00

101 : 24

93 : 26

101 : 28

93 : 30

- 35

- 34

8,81

8,88

- Cột 1 chỉ lãi suất của trái phiếu. Ví dụ "91/8" có nghĩa là 9,125% của 1.000 USD, mỗi năm trái phiếu này cho lãi 91,25 USD.

- Cột 2 chỉ thời gian đáo hạn tháng và năm. Chữ "n" nằm kế 99 cho biết đó là trái phiếu trung hạn "T- note". Theo ví dụ được trích trên đây "May 99n" được hiểu là T- note đáo hạn vào tháng Năm năm 1999.

Một số T- bond trái phiếu dài hạn, trên 10 năm có mang đặc tính có thể được thu hồi lại callable. Trường hợp này trên chào giá sẽ ghi hai niên hạn, niên hạn để trước là năm khả năng thu hồi bắt đầu có hiệu lực và niên hạn ghi sau là năm trái phiếu đáo hạn. Ta lưu ý vào dòng thứ hai của ví dụ trên, ở cột 2, có ghi "Feb 95-00" có nghĩa là T- bonds đáo hạn vào năm 2000, loại có thể thu hồi lại vào tháng Hai năm 1995 trở đi từ 1995 ~ 2000 có thể được thu hồi hoặc không.

- Cột 3 chỉ giá thu vào "bid" và giá bán ra "asked" dựa trên căn bản điểm của trái phiếu hay phần trăm của mệnh giả . Phần số bên phải của dấu hai chấm đại diện cho các nấc giá 1/23 của một điểm trái phiếu 1/32 của 10 USD. Chẳng hạn 101:24 nghĩa là 1.0124/32. Do đó mà giá thu vào của trái phiếu là 10124/32% của mệnh giá 1.000USD tức 1.017,50 USD một trái phiếu.

- Cột 4 chỉ sự thay đổi của giá thu vào của ngày hiện tại so với ngày báo giá kế trước, các số ghi là số nấc 1/32 của một điểm trái phiếu. Ví dụ "- 35" như trên có nghĩa là giá đã giảm đi 35/2 hay 13/32 so với giá thu vào ngày trước đó.

- Cột 5 Asked Yield chỉ lợi suất tương đương mà trái phiếu thực tế nhận được so với tiền mà người đầu tư phải bỏ ra mua tính đến ngày đáo hạn gọi là Yield- to- maturity- YTM. Trong ví dụ trên ta thấy lãi suất tương đương "ask yield" là 8,81 nhỏ hơn lãi suất ghi trên mặt của trái phiếu "rate" 91/8, lý do là vì T- note đã có giá cao hơn mệnh giá người đầu tư phải trả 101:28 hay 1018,75 chứ không phải với 1.000. Người đầu tư đã bỏ ra một số tiền cao hơn nhưng mỗi năm cũng chỉ nhận được tiền lãi y như cũ, do đó trong thực tế tiền lãi họ nhận được có một lợi suất thấp hơn.

Việc chẻ nhỏ các điểm trái phiếu 1/32 trong thị trường chứng khoán và 1/64 trong thị trường futures và options có một ý nghĩa đặc biệt trong khoa học chứng khoán. Nó vừa có công dụng chuẩn hoá theo yêu cầu thông tin, vừa tạo một phần giá trị lẻ thực dụng và hợp lý trong giao dịch, nhất là các giao dịch số lượng lớn. Ngoài ra, phần lẻ như vậy cũng tạo điều kiện cho sự mặc cả, làm cho mua bán dễ xảy ra hơn. Mua bán nhiều hơn cũng có nghĩa là thị trường càng có khả năng thanh khoản: đây là mục đích gần của TTCK.

Để giúp người quan tâm có thêm thông tin, ta cũng nên lưu ý quy ước về số ngày trong năm khi tính toán tiền lời đối với trái phiếu của Mỹ, nhất là khi tính các giá trị lãi tích được accrued interest giữa hai kỳ trả lãi. Các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị T- bills được tính theo năm tròn 360 ngày hay 30 ngày một tháng. Các T- notes và T- bonds được tính theo ngày thực tế theo dương lịch và một năm có cơ sở là 365 ngày. Đây là căn cứ xác định rất hữu ích khi tính toán phần lãi bằng tiền mà người mua trái phiếu phải trả cho người bán trái phiếu cho tới ngày chuyển quyền sở hữu.

Một thực tế có tính truyền thống là thị trường trái phiếu luôn luôn lớn hơn và lớn hơn nhiều lần thị trường cổ phiếu. Đặc biệt tại các thị trường chứng khoán mới hình thành, lượng mua bán chứng khoán nợ chiếm một tỷ trọng rất cao. Tuy nhiên điều đó chỉ hiện thực khi nào thị trường đã có một cơ chế các lãi suất được hiệu chỉnh theo cung cầu, gọi là các lãi suất thị trường interest rates. Lãi suất thị trường sẽ cảm biến khi thị trường tiền tệ đã hoạt động nhịp nhàng, nhà nước có khả năng can thiệp hiệu quả bằng lãi suất hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ được thực hiện theo những kỹ thuật và thông lệ có tính cạnh tranh...

Các trái phiếu chính phủ còn được xem là "vật liệu hạ tầng" rất quan trọng đối với các tổ chức, các nhà quản lý tài chính, huy động vốn đầu tư, nhất là các nhà điều hành quỹ đầu tư và ngân hàng. Bằng các nghiệp vụ giao dịch, mua bán trong các thị trường, họ sử dụng các sản phẩm này để phòng ngừa rủi ro hoặc bảo tồn giá trị. Chẳng hạn, một đợt huy động vốn kéo dài nếu không tính tới việc bù đắp nghĩa vụ trả lãi phát sinh, trong thời gian chưa đưa được tiền đó vào vòng quay, có thể đưa đến thiệt hại nghiêm trọng, làm cụt vốn theo kế hoạch, đó là chưa nói tác hại của lạm phát.

Những năm gần đây, do sự biến động về lãi suất thị trường, người ta có khuynh hướng phát hành các trái phiếu ngắn hạn hơn. Ở Mỹ chẳng hạn, lượng T- bills tăng lên và T- bonds giảm xuống. Về tỷ trọng sở hữu của người nước ngoài đối với trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng lên. Một thống kê thị trường Mỹ vào khoảng năm 1990 cho thấy cơ cấu sở hữu chứng khoán kho bạc "T" như sau: có 75% là các tổ chức, khoảng 12% là các cá nhân và 13% sở hữu thuộc các nước khác nằm ngoài nước Mỹ. Bách phân sau cùng này nay chắc đã lớn hơn nhiều và biết đâu sắp tới sẽ có cả Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, lượng trái phiếu trung hạn T- notes đang lưu hành chiếm khoảng 56% tổng lượng chứng khoán kho bạc của chính phủ. Điều này có thể giúp khẳng định thêm rằng khuynh hướng tiếp thị các loại trái phiếu trung hạn tại Việt Nam sẽ có tính hợp thời và khả thi hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: