-.-
Nguyễn Tuân là mộ nhà văn lớn của nền văn học hiện đại. Ông được biết đến với vai trò là một người nghệ sĩ tài hoa tạo nên những tác phẩm có nét độc đáo, khác người. Trước Cách mạng tháng 8 , tập truyện vang bóng một thời đã đưa tên tuổi của Nguyễn Tuân lên một tầm cao mới. Tập truyện ' vang bóng một thời' nói về cái đẹp của một thời từng vang bóng mà nhân vật chính là những con người tài văn trong quá khứ. Trong đó, nổi bật nhất là nhân vật Huấn Cao với hình mẫu lí tưởng được xây dựng theo bút pháp duy mỹ và cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có được tái hiện trong tác phẩm ' Chữ người tử tù'
Mở đầu tác phẩm, , Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là "tài bẻ khóa, vượt ngục" của ông Huấn. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "Đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Với nghệ thuật' vẽ mây nảy trăng, lấy bóng tả hình' nhân vật được Nguyễn Tuân khắc họa đã tạo nên tính hấp dẫn trước khi xuất hiện. Huấn Cao được độc giả biết đến là thủ lĩnh của những kẻ ngang tàng đã đứng lên chống lại triều đình và đang bị kết án giam cầm. Trong những ngày ở tù, Huấn Cao càng bộc lộ rõ khí chất ' uy vũ bất khuất' đáng nể phục. Nhân vật được Nguyễn Tuân đề cao hết mức, là một người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, ông là' Một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ'
Với bút pháp lãng mạn cùng với trí tưởng tượng đam mê cái đẹp, NT đã tạo ra nhân vật Huấn Cao với tầm vóc phi thường, đó còn là biểu hiện cho cái đẹp ông khao khát. Từ tài hoa đến thiện lương, từ thiện lương đến khí phách, nhất nhất đều phi thường. Có thể nói Huấn Cao là giấc mơ đầy tính nhân văn của NT . Vẻ đẹp của một môn nghệ thuật cổ truyền của người phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng được NT khắc họa trong tác phẩm là thư pháp.Người viết thư pháp với cái tâm tĩnh lặng, là người có tố chất đặc biệt xen lẫn trí tuệ uyên bác cùng đôi tay tài hoa. Bốn yếu tố nói trên làm nên một nhà thư pháp với mỗi lần đặt bút là một lần sáng tạo . Chữ của ông Huấn theo lời viên quản ngục và thầy thơ ' là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đúng không? 'hay 'Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm'. Chữ không chỉ đại diện cho cái 'nết; mà còn là con người, mỗi nét chữ mang theo cả tâm hồn, cả hơi thở của người viết, ngay từ nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái tung hoành của một đời người, khẳng định cái ngay thẳng, không lẫn lộn của con người đầy khí phách. 'Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ',' Ông mới chỉ cho chữ ba người gồm hai bộ tứ bình và một bức trung đường', đối với viên quản ngục''Có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà là như có vật báu trên đời'Chính tài viết chữ đẹp của ông đã cảm hóa con người, giúp viên quản ngục hướng thiện, thanh lọc tâm hồn, thay đổi cuộc sống, làm đảo lộn mới quan hệ vốn đối nghịch của tử tù với viên quản ngục
Không chỉ dừng lại ở một nghệ sĩ thư pháp mà Huấn Cao được Nguyễn Tuân khắc họa qua tính cách hào hùng, tất cả đều được hiên lên từ cái nhìn của người khác. Hình ảnh ;' Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuy2nh một cái, then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt, một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen' hay thái độ khinh thường, lạnh lùng trước lời đe dọa của bọn lính lệ làm người ta phải nể phục. Huấn Cao chính là cn người của tự do, con người đứng trên luật lệ, bất chấp mọi thế lực. Dù đã là con hổ bị sa cơ, bị đe dọa bởi cảnh ngục tù cùng cái án tử treo trên đầu, nhưng Huấn Cao nào' hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn' mà còn giữ nguyên uy vũ của vị chúa tể sơn lâm. Khi được viên quản ngục biệt đãi, ông ' thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm' , ông coi nhà tù như một lữ điếm, còn ông là người lữ khách dừng chân, thản nhiên đến kinh ngạc. khi viên quản ngục uy quyền khúm núm hỏi han, người tử tù khinh bạc đáp lại;' Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều.Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây' thời thế thay đổi hay cái khí phách uy vũ bất năng khuất khiến cái xấu phải run sợ, khiến ông hiên ngang sừng sững thách thức mọi uy quyền , khác nào anh hùng Từ Hải xưa? 'Chọc trời khuấy nước mặc dầu\ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai'
Một trong những quan điểm của Nguyễn Tuân chính à cái đẹp phải gắn liền với cái thiện lương, chính điều đó làm cho nhân vật Huấn Cao gần ' người' hơn. Ông có lúc bận tâm suy nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục; 'Hay là hắn muốn dò đến những điều bí mật của ta?' .'Không, không phải thế, vì bao nhiêu điều quan trọng, ta đã khai bên ti Niết hết cả rồi.....'những trăn trở về con người kia khiến ông Huấn khio6ng hề vô tình, không hề hờ hững như bao người lầm tưởng. Ông ý thức rõ rệt khi sử dụng cái tài, cái đẹp của mình, khi hiểu rõ tấm lòng viên quản ngục, ông lấy tấm lòng, đáp lại tấm lòng. Hình như ông còn có chút gì đó hối hận khi xem thường viên quản, giờ đây Huấn Cao tôn trọng cái ' tấm lòng thiên hạ'. Ở bình diện xã hội, họ đối nghịch nhau, hai cấp bậc khác nhau nhưng ở bình diện nghệ thuật, họ là con người tri kỉ, một kẻ tạo nên cái đẹp, một người yêu thích cái đẹp , biến ngục tù thành chốn gặp gỡ tri kỉNguyễn Du từng nói'Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài' mà ở Huấn Cao, không chỉ có tâm và tài, ông còn có'dụng', tất cả đều được kết tinh trong'Chữ'
Cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân nhận xét là'Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nhà văn dựng cảnh thật tài tình và đầy dụng ý nghệ thuật. Thủ pháp tương phản làm nên cảnh cho chữ bi tráng chưa từng thấy. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa sự dơ bẩn của xã hội nhà tù và thiên lương trong sáng, khí phách rạng ngời. Tương phản giữa bó đuốc sáng rực trên vách nhà với đêm đen thăm thẳm; tương phản giữa vuông lụa trắng, thoi mực thơm và tường nhà, đất đầy mạng nhện, đầy phân chuột, phân gián. Ở đây sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối nhưng ánh sáng ở đây ngời chói chứ không như ánh sáng leo lét trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Ánh sáng đó mang sắc màu ý nghĩa nhân sinh đậm nét: ánh sáng của lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực. Sự chiến thắng đó là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng. Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện... Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương.Viết thư pháp cần tịnh tâm và thư thả, nhưng Huấn Cao tô dậm nét chữ trong màn đêm, cũng là đêm cuối của một đời người, trái ngược với tư thế cũa người tử tù, viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Cái thioe65n đã hoàn toàn chiến thắng, đẩy lùi thứ bóng tối xấu xa. cuối cùng, lời khuyên của Huấn Cao là di nguyện của quộc sống trước lúc ông về cõi bất tử'Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bu71clu5a trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người'.Cái tài cái đẹp không thể sống chung với cái xấu cái ác. Muốn chăm lo cho cái tài cái đẹp thì phải sống tốt hướng thiện trước đã. Đến đây, viên quản ngục cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào; ' Kẻ mê muội này xin bái lĩnh', ta nhận thấy được sự thức tỉnh, cái tài cái đẹp đã cảm hóa con người lầm lỡ ấy. Có lẽ, sau khi ông Huấn đi, viên quản sẽ trở về quê, treo bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, cảm tạ Huấn Cao và tự hào mình vẫn còn giữ đượccái lương thiện.Kỳ lạ thay, trong cảnh cho chữ này, pháp luật và uy quyền của nhà tù đã bị sụp đổ. Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương. Ở đó không còn tử tù và quản ngục, thơ lại. Ở đó chỉ còn những con người yêu quý và biết thưởng thức cái đẹp .Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khác đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đầy rẫy những cái xấu xa ,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng , để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc
KB Trong truyện ngắn chữ người tử tù, văn của Nguyễn Tuân mang 1 phong vị tài hoa. Ngòi bút khéo léo dựng cảnh tạo 1 không khí cuốn hút lúc kể chuyện. Ông là 1 bậc thầy về ngôn ngữ, có1 vốn giàu có về chữ nghĩa để làm nổi bật cái cao cả trên cái tầm thường. Ánh sáng bừng lên từ cõi chết, những từ Hán Việt xen kẽ với những tiếng bình dị tạo nên những câu văn sắc màu, góc cạnh kì ảo và gợi cảm vô cùng.Chữ người tử tù là tác phẩm ca ngợi sự chiến thắng của khí phách, tài hoa và nhân cách đối với cái xấu xa, thấp hèn, là bài ca đầy cảm hứng động viên con người gắng gìn giữ "thiên lương" dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro