Chu De 4 - Tuan hoan TB
- Khái niệm tuần hoàn TB
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
+ Giai đoạn I: TB mang hình thức tiền tệ, thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất, tư liệu sản xuất và sức lao động
+ Giai đoạn II: TB mang hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra hàng hóa và giá trị thặng dư
+ Giai đoạn III: TB mang hình thức tư bản hàng hóa với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản. Xem xét trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm tùy thuộc vào thời gian chu chuyển tư bản.
- Điều kiện để TB tuần hoàn bình thường:
+ Các giai đoạn của tuần hoàn tư bản diễn ra liên tục. Mặt khác, TB phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong 1 thời gian nhât định. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của TB là sự vận động không ngừng.
+ Các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa hình thái một cách đều đặn.
- Khái niệm chu chuyển TB:
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt
- Biện pháp và ý nghĩa của việc tăng tốc chu chuyển của TB:
+ Biện pháp:
Đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao tay nghề cho công nhân, đổi mới quản lý và tận dụng tốt những điều kiện tự nhiên nhằm tăng năng suất lao động giảm thời gian sản xuất, sản xuất ra hàng hóa chất lượng tốt, giảm lượng lưu thông.
Tổ chức tốt dịch vụ cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu cho sản xuất.
Thực hiện khấu hao hợp lí cho TB cố định nhằm giảm chi phí bảo quản, sửa chữa và hao mòn.
Hiên đại hóa phương tiện vận chuyển, cải tiến phương thức mua và bán.
Tổ chức tốt mạng lưới phân phối hàng hóa và các dịch vụ sau bán hàng.
+ Ý nghĩa:
Với TBCĐ: tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa TBCĐ trong quá trình hoạt động, tránh đi hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình; cho phép đổi mới nhanh máy móc thiết bị, có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Với TBLĐ: Giúp tiết kiệm được TB ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có TB phụ thêm
Với TBKB: Việc tăng tốc độ chu chuyển TB có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro