1
Trên cái ngọn cao phía xa, ở nơi bằng phẳng nhất có một ngôi làng chỉ còn lại lác đác vài người ở, nơi đó ngày qua ngày vắng tan – cứ ngỡ như là mặt trời chưa từng soi đến.
Cách đây trăm năm, khi một đứa con trai của một gia đình nọ được sinh ra, hôm đó trời nặng mưa đổ hạt xuống, có bà cụ làm nghề tâm linh trong nhà nói thằng nhóc là vận xui không nên giữ. Mẹ nó nghe vậy cãi ngay, không chịu bỏ đi ruột thịt của mình. Chồng lại nghe theo bà cụ, khuya đó hắn ta lén lút đem đứa con thả bên rìa bờ sông, để sóng cuốn đi không còn gì ở lại.
Người mẹ vừa sinh, không nhìn được con trai mình lớn lên thì đau khổ tột cùng, âm thầm luyện rượu nguyền rủa những người không có trái tim đều cùng đường, khổ khan không kiềm được mà tự tay kết thúc cuộc sống. Dòng họ sau này mắc kẹt ở nơi hẻo lánh, chỉ một bước đặt xuống đất liền sẽ mất mạng.
Dòng họ ấy cứ thế lụi tàn theo năm tháng, không ai đủ can đảm bước chân khỏi ranh giới định mệnh. Những người còn sống trong họ hàng luôn kể lại câu chuyện bi thương ấy như một lời cảnh báo về hậu quả của những hành động nhẫn tâm và sự thịnh nộ của lòng người khi bị tổn thương.
Đã qua mấy năm chưa hề có tiếng con nít dạo quanh khu làng, vì họ muốn để ngôi làng trôi vào quên lãng. Ấy vậy mà có một hộ gia đình đường đột sinh được một đứa con trai, vì muốn kết thúc lời nguyền sâu thăm thẳm mà chịu đựng lời phê phán người dân. Đứa con trai khóc oe oe được mẹ nâng niu trong vòng tay, bà mẹ đặt cho nó cái tên.
"Trịnh Chí Huân. Sau này con sẽ là Trịnh Chí Huân. Huân của mẹ."
"Huân ơi, vào gọi cu Khuê sang chơi trốn tìm này."
Tích tắc đã mười mấy năm, Mân Tích ngoắc tay. Nó vừa mới nhốm củi xong, chân tay lấm lem bùn đất – nó không để ý, thẳng tay phủi vào áo rồi cười hì hì. Chí Huân xì một tiếng, nhả cọng lúa đang ngậm trong miệng ra, đanh đá đáp lại.
"Mày đi mà gọi, tao bận chăn trâu rồi. Cơ hình như thằng Khuê bị má bắt đi gánh vải qua chợ buôn rồi, mày có gan thì đi gọi cái Hách ấy."
Mân Tích nghe tên cái Hách xong rụt cổ sợ hãi. Anh Hách hơn chúng nó ba tuổi, mà Hách lại đáng sợ lắm. Anh nghiêm túc, không thích đùa. Nhà nghèo, xung quanh không có trường học mà anh ta chẳng biết ở đâu lại khư khư cuốn sách trên tay.
Cơ mà nửa khuôn mặt của Hách có vết bớt do bỏng, to mà sợ lắm nên đám nhóc tụi nó cũng e ngại lại gần. Nghe bảo hồi xưa nhà anh cháy, biết cha mẹ không cứu nổi nên Hách chỉ xông vào nhà cõng Mẫn Huỳnh ra, vô tình bị gỗ rơi vào nửa bên mặt. Thế là như bây giờ. Chẳng hiểu sao, anh Hách vẫn xinh không tả được.
Tương Hách còn một đứa em quấy lắm, chẳng giống anh gì cả, nhưng bù lại to con ôm thích cực. Mân Tích vừa nghĩ đến thôi đã tấm tắc cười. Nói nào ngay, vừa nhắc thì Lý Mẫn Huỳnh đã ở phía sau đây này.
"Anh Hách đi sang chợ mua vải về may đồ rồi, chúng mày không rủ được đâu."
Nói mua nghe cho bớt cái nghèo, chứ thật chất Hách hoàn cảnh thế nào ai cũng biết. Ba má mất sớm nên người ta thương, hay cho sách và vải cũ may đồ cho hai anh em. May là thằng Hách nó giỏi lại còn đảm việc nhà, tính toán mấy cu thanh niên trong vùng phải thua xa.
"Ai hỏi mày. Thế mày có chơi trốn tìm hay không?"
Mân Tích xì xì hai ba cái, thằng nhóc Mẫn Huỳnh ngay lập tức nhíu đôi chân mày xuống.
"Hai người thì chơi kiểu gì?"
"Ờ nhể. Thế thôi, tao với mày sang chăn trâu với thằng Huân đi–"
"Huỳnh, đi về. Chăn trâu bẩn lắm, em vừa tắm."
Hách lù lù đằng xa, tay cầm chồng sách cũ và vài xấp vải xin được từ mấy người buôn bán ở chợ. Mẫn Huỳnh ngay tức khắc để ý thứ gì kỳ lạ phía sau vạt áo phồng phồng và chiếc quần ống rộng quẹt đất của Hách. Một thằng nhóc trắng xinh đang ra sức bấu lấy tay Tương Hách vì sợ.
"Hai ơi, ai đấy?"
"Huyền Thuân. Con trai trưởng làng đấy. Nay ông ta xuống núi gánh trứng đi buôn nên nhờ mình trông nom vài ngày. Về sẽ cho vài cân gạo xem như tiền công."
À, thằng nhóc trắng, chưa lăn lộn tí nào ngoài đất ấy là Huyền Thuân, con của bác trưởng làng đây mà. Bác ta giấu thằng nhóc kín như vàng - Ừ thì thằng nhóc là vàng bạc của ông ta còn gì. Thảo nào nghe bảo có con mà chẳng mấy lần tụi nó xem được mặt mũi người ta ra sao.
"Huỳnh không được rủ rê bạn chơi bẩn. Trưởng làng thế nào cũng sẽ nổi trận cho xem."
Mẫn Huỳnh gật gật đồng ý, rối rít chạy theo bóng anh đã đi xa. Chí Huân ngó theo cái dáng gầy rọc của anh ta khuất dần sau cái cây to, liền méo miệng sân si với Mân Tích.
"Mi xem, tao ghét anh ta vô cùng, người gì nói năng khó nghe thế không biết."
"Người ta là cành vàng đấy, học giỏi, biết việc nhà lại còn trắng trẻo xinh tươi, mày cả ngày vác mặt ra đồng chăn trâu, không thì mò ốc bắt cá, nhìn xem mày như con cá khô ấy, ghen ăn tức ở là phải."
"Cút cút, họ liễu nhà mày biến khỏi đồng của tao." - Chí Huân bị xả một tràng thì lăm le cây roi trên tay đuổi Mân Tích đi nơi khác, cái cậu Mân Tích đó cũng đâu có vừa, với tay nhổ hết một nắm lúa còn đang xanh rồi nhảy chân sáo trốn mất, bỏ lại tiếng chửi rủa vang vọng của Chí Huân.
Từ phía sau Mân Tích, Hoách Khuê tay bê gánh vải đến, giữa đường liền đặt xuống xoa xoa lưng than thở- Chí Huân lại rất chi là ưng anh này, nói chuyện nhẹ nhàng, nghe giọng nũng nịu biết bao nhiêu, chẳng bù cho con cả hộ nhà Lý, nghe đến là đã chướng tai.
Chí Huân cười nhếch mép toan đến bê đồ giúp Khuê thì cu Hạo đã đến trước, mấy thanh niên đi ngang qua nhìn thấy lại rêu rao châm chọc đôi vợ chồng. Hoách Khuê cười xinh, không nóng giận mà chỉ gật đầu đáp lại. Chí Huân ngồi trên đống rơm rạ vẫn lắng tai nghe xem hai người thì thầm gì.
"Khuê có mệt không?, em dẫn mình về nhà thổi cơm nhé."
"Khuê không mệt, Hạo giúp Khuê khuân gánh về nhà, à với cả-"
Nói đến đây, Khuê cúi xuống lấy hai xấp vải xám còn sạch tinh tươm không tì vết, có lẽ anh đã cất nó kĩ càng lắm nên mới trông vừa mắt như thế, Hạo thấy thế hỏi ngay anh xấp vải này để làm gì.
"Mình khuân gánh về nhà xong, đem hai xấp vải sang cho cái Hách, bảo nó may giúp Khuê vài bộ quần áo rồi em trả cho vài lạng thịt nghe chưa, mình nhớ đấy."
"Mình biết may cơ mà, sao phải nhờ Hách làm gì."
"Cái cớ để tặng thịt đấy, cho không cái Hách không lấy đâu. Hạo đừng có cãi, mau mau đi đi."
Suốt ngày cứ anh Hách ấy, Chí Huân không hiểu sao mọi người lại thương được anh ta, nhìn Hách cứ như thiếu gia chẳng đụng móng tay gì, Huân lại phải bươn trải khắp nơi, sáng sớm cho bò ăn, trưa trời trưa trật phải đi chăn trâu, tầm tối sẽ lụi cụi nấu cơm cho bản thân ăn, má tía nó sinh nó được vài ngày đã nằm xuống mất tiêu ời.
Nó ngay từ đầu đã bám dính theo lứa Mân Tích, Mẫn Huỳnh mà lớn lên cùng nhau từ bé, tắm thì ra sông mà tắm, ăn thì tìm xôi không mà ăn, từ ngày anh Hách biết tụi nó chơi với nhau hình như đã cấm tuyệt đối Mẫn Huỳnh đi chơi với chúng nó, Chí Huân nghĩ tới đây là bực bội đạp chân vào ngang hông con trâu lớn.
"Nghèo thì đã nghèo rồi lại còn sợ dơ, làm chuyện đâu đâu chẳng ai ưa vào nổi, xuỳ xuỳ."
Con trâu lớn hừ lên một tiếng, mệt mỏi thay cho cái sự bực tức vô dụng của Huân, cũng như tỏ ý không hài lòng với sự cáu kỉnh của Chí Huân. Nhưng Huân mặc kệ, lòng cậu vẫn đầy ấm ức. Cậu không tài nào hiểu nổi, vì sao ai cũng coi Tương Hách là tấm gương sáng. Một người lúc nào cũng như ông cụ non, nghiêm nghị đến phát chán, thế mà ai cũng tán tụng.
Còn cậu, dù có làm gì đi nữa, vẫn chỉ là "thằng nghèo," cái danh ấy cứ như khắc vào người, chẳng thể nào rửa sạch.
Tiếng bước chân lạo xạo trên cỏ kéo Huân khỏi dòng suy nghĩ miên man. Cậu ngoảnh lại, thấy Mẫn Huỳnh đang tiến tới. Dáng người lớn lớn to to, tay chân lóng ngóng, làm sao mà nhầm được. Huỳnh ngồi bệt xuống bên cạnh, mắt dán chặt vào con trâu đang nhai cỏ.
"Huân, hôm nay mày làm sao thế? Lại gây nhau với thằng Tích à?"
"Không, tao chỉ chán thôi."
Giọng Huân nghe bực bội , khác hẳn ngày thường thấy rõ nên ngay lập tức bị nó bắt bài, Mẫn Huỳnh nghiêng đầu, tỏ vẻ ngạc nhiên:
"Gì à mặt mày nhăn như ai giành mất phần cơm vậy?"
Huân không trả lời ngay. Cậu cúi xuống nhặt một cọng cỏ dài, quấn quanh ngón tay, như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Một lúc sau, cậu buông một tiếng thở dài, rồi quay sang nhìn Huỳnh.
"Huỳnh, mày có thấy tao... tệ lắm không? Nghèo kiết xác, bẩn thỉu, chẳng bằng một góc của thằng Hách nhà mày."
Nghe thế, Mẫn Huỳnh ngạc nhiên, trố mắt nhìn Huân rồi cười phá lên.
"Mày nghĩ gì kỳ vậy? Tự dưng lại đi so mình với anh Hách? Tao với mày chơi với nhau từ bé tí, mày thế nào tao còn lạ gì. Nghèo hay giàu có quan trọng đâu, quan trọng là mày tốt bụng. Còn anh Hách, ổng là anh tao, sao mà đem so với mày được?"
Huân ngớ người trước câu nói của Huỳnh. Cậu không ngờ, người lúc nào cũng quấn quýt bên Tương Hách như Mẫn Huỳnh, lại nói đỡ cho mình.
"Thế sao lúc nào mày cũng nghe lời ảnh? Ảnh bảo mày đừng chơi với tụi tao nữa, mày cũng nghe?"
Huân gặng hỏi, giọng hơi hờn dỗi. Mẫn Huỳnh cúi mặt, tay vẽ nguệch ngoạc xuống đất, có vẻ khó xử, không biết giải thích làm sao.
"Anh Hách không phải ghét bỏ gì đâu. Ảnh chỉ lo tao dính vào mấy trò nghịch ngợm của tụi mày, rồi rước họa vào thân."
"Nghịch ngợm gì chứ! Tao với thằng Tích có làm gì đâu, chỉ chơi vui thôi! Cái Hách ấy... đúng là..."
Huân chưa kịp nói hết câu thì bị ngắt ngang bởi tiếng gọi từ xa xa ;
"Huỳnh! Về ăn cơm!"
Tương Hách đứng đó, dáng cao gầy, cái áo bạc màu càng làm nổi bật vết bớt lớn trên khuôn mặt. Ánh chiều tà chiếu xuống, khiến khuôn mặt ấy thêm phần nghiêm nghị, lạnh lùng.
Mẫn Huỳnh đứng dậy, quay nhìn Huân, vẻ do dự. Nhưng rồi nó lẳng lặng quay bước, đi về phía Tương Hách mà không nói thêm câu nào. Huỳnh nó cũng muốn ở lại trò chuyện hàn huyên với Huân lắm, nhưng nó không muốn làm cái Hách nhà nó bận lòng nên đành quay gót về.
"Đời tao đúng là chẳng khác gì con trâu này," Huân lẩm bẩm, rồi đứng dậy, dắt trâu ra về.
Thời gian thấy vậy mà trôi mau, sáng sớm hôm sau đột ngột thằng Huân dậy sớm có hứng đi bắt cá ngang, thế nên nó lục rục trong nhà tìm mấy vỏ tre rồi chạy theo đường ra sông. Bình thường chỗ này ít người tới ban sáng, đa số chiều đến là tía của thằng Mân Tích hay cái Khuê đến để bắt cá, ấy vậy mà hôm nay có người ngồi đó.
Bóng lưng nhỏ gầy nhưng cao, bộ đồ xám trầm, người t ngồi trên cái cây bị đổ xuống gần mép sông, đưa chân quơ dưới dòng nước mát. Chí Huân lấy làm lạ bước chân ra xem, nhìn thấy vết đo đỏ in dài bên má nó mới biết cái người này là Tương Hách. Tự dưng trong lòng dâng lên cảm giác khó chịu, nhưng cũng pha lẫn chút tò mò.
Tương Hách vẫn ngồi im, mắt nhìn xa xăm ra dòng sông chảy lững lờ. Bóng cây che khuất nửa mặt, làm dáng vẻ của anh thêm phần lặng lẽ, khó gần. Huân ngần ngừ một lúc, rồi quyết định lên tiếng:
"Ủa, anh Hách? Sao sáng sớm mà anh ra đây làm gì?"
Nghe tiếng Huân, Tương Hách quay đầu lại, ánh mắt hơi bất ngờ. Nhưng chỉ chớp mắt, anh lại trở về dáng vẻ điềm tĩnh thường ngày.
"Cũng như mày thôi, ra đây cho khuây khỏa." Hách đáp ngắn gọn, giọng trầm trầm, nhưng Chí Huân ra đây bắt cá cơ mà.
Huân đứng yên nhìn một lúc, rồi bất giác thấy mình chẳng biết nói gì thêm. Cái sự khác biệt giữa hai người hiện lên rõ ràng. Một bên là anh trai của Mẫn Huỳnh, lúc nào cũng nghiêm nghị, già dặn như ông cụ dù chỉ hơm chúng nó mỗi ba năm tuổi. Một bên là cậu, thằng Huân nghèo xác nghèo xơ, suốt ngày bày trò nghịch ngợm. Nghĩ vậy, tự nhiên cậu muốn quay lưng bỏ đi ghê, sao mà tự ti dữ vậy cà.
Nhưng đúng lúc đó, Tương Hách lên tiếng:
"Mày ra đây làm gì?"
"Tui định đặt mấy cái nơm bắt cá. Sáng sớm cá dễ cắn câu hơn."
Nghe vậy, Tương Hách gật gù, mắt nhìn xuống mấy vỏ tre cậu đang cầm, Tương Hách như do dự không biết nên nói hay không, sau đó ngón tay thon dài của anh chỉ vào một chỗ trên sông.
"Chỗ này nước chảy xiết, không dễ đâu. Nếu muốn đặt nơm, qua chỗ bờ cỏ kia kìa, cá hay tụ lại đó hơn."
Huân ngạc nhiên. Lần đầu tiên, Tương Hách không tỏ vẻ lạnh lùng hay khó chịu với cậu. Thậm chí còn chỉ dẫn tận tình. Cậu chần chừ một lát, rồi cất tiếng, không biết nên tỏ ra bực bội hay không nữa.
"Anh biết chỗ đó hả? Vậy anh có hay bắt cá không?"
Tương Hách hơi mỉm cười, nét cười thoáng qua trên khuôn mặt, như thể một ngọn gió nhẹ lướt qua.
"Hồi nhỏ tao hay đi theo ba ra đây, lâu rồi không làm nữa. Nhưng tao nhớ kỹ từng khúc sông, từng bờ cỏ ở đây đó."
Huân gãi đầu, cảm giác khó xử trong lòng vơi đi phần nào. Cậu đặt mấy cái nơm xuống đất, ngồi bệt luôn bên cạnh Hách, nhìn theo dòng nước đang lấp lánh dưới ánh nắng sớm.
"Anh Hách, hồi nhỏ anh có nghịch như tụi tui không? Hay lúc nào cũng nghiêm vậy?" Huân hỏi, giọng nửa đùa nửa thật.
Tương Hách khẽ nghiêng đầu, ánh mắt nhìn xa xăm như đang nhớ lại. Một lúc sau, anh chậm rãi đáp:
"Hồi nhỏ tao cũng nghịch lắm. Nhưng lớn lên rồi, tao hiểu rằng có những thứ không thể mãi chạy theo hứng thú. Có lúc phải lo nghĩ cho người khác, cho gia đình."
Huân im lặng. Câu trả lời ấy làm cậu chững lại, cảm giác như mình vừa hiểu thêm chút gì đó về anh. Dòng sông vẫn trôi, gió nhẹ lay động những tán lá, còn hai người ngồi đó, mỗi người theo đuổi những dòng suy nghĩ riêng.
Bất chợt, Tương Hách đứng dậy, phủi nhẹ bụi trên quần. Anh nhìn Huân, nét mặt vẫn vậy chẳng khác là bao, mà không biết Huân ảo tưởng hay sao mà lại cảm thấy một tia ấm áp khác lạ trong đó khi nhìn vào.
"Đặt nơm đi. Nước rút nhanh, không nhanh tay là trễ đấy."
Huân ngẩng đầu nhìn Hách, rồi gật đầu. Khi bóng dáng cao gầy của Hách dần khuất xa, cậu vẫn còn ngồi đó, tay vô thức quấn cọng cỏ khô. Trong lòng cậu, hình ảnh về người anh trai nghiêm nghị của Huỳnh dường như đã thay đổi thành người khác, có lẽ cậu sẽ giấu nhẹm chuyện nay đi, kể cho tụi Mân Tích nghe thể nào chúng nó cũng cười vào mặt Huân cho xem.
Nhưng mà Huân vẫn ghét tên đó chết đi được.
Mất hứng bắt cá, Huân lẽo đẽo đem mấy cái nơm về nhà, không thèm ngoảnh đầu lại, toan hôm nay chắc ra chợ xin mấy cô đổi vải lấy vài lạng thịt về ăn cho biết vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro