Chmod, Chgrp, Chown
Nhóm lệnh chown, chgrp và chmod được sử dụng rất phổ biến, cho phép thay quyền thâm nhập của tập tin hay thư mục. Chỉ có chủ sở hữu và superuser mới có quyền thực hiện các lệnh này
****Lệnh chmod
Cho phép thay đổi quyền thâm nhập các file và thư mục. Có thể chạy lệnh theo 2 cách:
Theo thông số tuyệt đối
**chmod mode tên_file
VD:$chmod 754 tên_file
Dùng các ký hiệu tượng trưng
**chmod who [operation] [right] filename
who : u có nghĩa user
g group
o other
a all
operation:
+ thêm quyền
- bớt quyền
= gán giá trị khác
right:
r reading
w writing
x execution
s đặt suid hoặc guid
****Lệnh chown
Để thay đổi quyền sở hữu đối với một file, hãy sử dụng lệnh chown với cú pháp như sau:
**chown [tùy chọn] [chủ][.nhóm] <file ...>
Lệnh này cho phép thay chủ sở hữu file. Nếu chỉ có tham số về chủ, thì người dùng chủ
sẽ có quyền sở hữu file và nhóm sở hữu không thay đổi.
Nếu theo sau tên người chủ là dấu "." và tên của một nhóm thì nhóm đó sẽ nhóm sở hữu
file.
Nếu chỉ có dấu "." và nhóm mà không có tên người chủ thì chỉ có quyền sở hữu nhóm
của file thay đổi, lúc này, lệnh chown có tác dụng giống như lệnh chgrp (lệnh chgrp được trình
bày dưới đây).
Các tùy chọn của lệnh chown:
- c, --changes : hiển thị dòng thông báo chỉ với các file mà lệnh làm thay đổi sở hữu
(số thông báo hiện ra có thể ít hơn trường hợp -v, -verbosr).
- f, --silent, --quiet : bỏ qua hầu hết các thông báo lỗi.
- R, --recursive : thực hiện đổi quyền sở hữu đối với thư mục và file theo đệ quy.
- v, --verbose : hiển thị dòng thông báo với mọi file liên quan mà chown tác động
tới (có hoặc không thay đổi sở hữu).
- - help : đưa ra trang trợ giúp và thoát.
****Lệnh chgrp
Các file (và người dùng) còn thuộc vào các nhóm, đây là phương thức truy nhập file
thuận tiện cho nhiều người dùng nhưng không phải tất cả người dùng trên hệ thống. Khi đăng nhập, mặc định sẽ là thành viên của một nhóm được thiết lập khi người dùng root tạo tài khoản người dùng. Cho phép một người dùng thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng mỗi lần đăng nhập chỉ là thành viên của một nhóm. Để thay đổi quyền sở hữu nhóm đối với một hoặc nhiều file, hãy sử dụng lệnh chgrp với cú pháp như sau:
**chgrp [tùy-chọn] {nhóm|--reference=nhómR} <file...>
Các tùy chọn của lệnh là (một số tương tự như ở lệnh chown):
- c, --changes : hiển thị dòng thông báo chỉ với các file mà lệnh làm thay đổi sở hữu
(số thông báo hiện ra có thể ít hơn trường hợp -v, -verbosr).
- f, --silent, --quiet : bỏ qua hầu hết các thông báo lỗi.
- R, --recursive : thực hiện đổi quyền sở hữu đối với thư mục và file theo đệ quy.
- v, --verbose : hiển thị dòng thông báo với mọi file liên quan mà chgrp tác động tới
(có hoặc không thay đổi sở hữu).
- - help : hiển thị trang trợ giúp và thoát
Tham số --reference=nhómR cho thấy cách gián tiếp thay nhóm chủ của file theo nhóm
chủ của một file khác (tên là nhómR) là cách thức được ưa chuộng hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro