Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

13 - 14 - 15

Câu 13. Vì sao phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội? Chủ trương của Đảng?
• Vì sao phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội?
Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là xu hướng chung, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã xác định phải kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là những phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội. Một chính sách kinh tế tốt là một chính sách vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, hướng vào mục tiêu phát triển con người và lành mạnh hoá xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, không làm gia tăng quá mức chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các nhóm dân cư; tăng trưởng phải gắn với xoá đói giảm nghèo; mọi người, nhất là người nghèo, đều được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, một chính sách xã hội tích cực là một chính sách phù hợp với khả năng của nền kinh tế, dựa trên cơ sở của tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định và động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Từ nhận thức và quan điểm chung trên đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ chương, cơ chế, chính sách, giải pháp về kinh tế và xã hội để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, vừa đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ vậy, nhiều năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, để bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là vấn đề rất phức tạp và khó khăn, cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, tìm ra cơ chế mới và các giải pháp vừa cơ bản, vừa có tính đột phá. Cụ thể là:
1) Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững và điều chỉnh cơ cấu đầu tư đảm bảo công bằng xã hội
Về mô hình tăng trưởng:
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là giải pháp cơ bản và bao trùm nhất để gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Duy trì tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng chất lượng và hiệu quả; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển và khai thác tối đa thị trường trong nước; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Điều chỉnh mô hình đô thị hoá bảo đảm đô thị hoá trải rộng trên phạm vi cả nước.
Về điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Ưu tiên đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bền vững, khuyến khích đầu tư của xã hội vào vùng kinh tế trọng điểm.
2) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được coi là một trong những đột phá chiến lược của tăng trưởng bền vững, gắn kết chặt chẽ với tiến bộ và công bằng xã hội, là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững
Phải thay đổi căn bản đào tạo nguồn nhân lực từ định hướng cung sang định hướng cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư (doanh nghiệp) và yêu cầu việc làm của người lao động. Đột phá vào dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cho nền kinh tế và phổ cập nghề cho người lao động để có cơ hội việc làm, tăng thu nhập,… Thiết lập hệ thống kết nối giữa hướng nghiệp - giáo dục và đào tạo, dạy nghề - thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm - doanh nghiệp, người sử dụng lao động,…
3) Tiếp tục giải phóng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo động lực mới để nguồn nhân lực phát huy tiềm năng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tạo nhiều việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
Tăng đầu tư cho phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, trước hết là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền, phát triển mạnh khu vực dân doanh, đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề.,…
4) Cải cách căn bản chính sách tiền lương bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển bền vững
Chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh phải bảo đảm đủ sống của bản thân người lao động và gia đình, được hình thành theo quy luật của thị trường và do thị trường quyết định, phản ánh cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh về việc làm;,..
5) Thực hiện tốt chăm sóc người có công
Tiếp tục điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi người có công trên cơ sở mức chi dùng bình quân đạt được của xã hội, cộng với sự chăm sóc của cộng đồng và tự vươn lên của đối tượng bảo đảm mức sống người có công đạt mức trên trung bình của xã hội.
6) Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng và linh hoạt, có thể hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho toàn dân đều có cơ hội tiếp cận nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh, theo nguyên tắc đóng - hưởng (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Bổ sung, sửa đổi các chế độ bảo hiểm xã hội còn bất hợp lý; điều chỉnh lương hưu, ưu tiên hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em vùng nông thôn nghèo và khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi; phát triển mạnh hệ thống dịch vụ hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em .
7) Thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Đảm bảo trên thực tế sự bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; thu hẹp khoảng cách giới, xoá bỏ định kiến về giới; thực hiện công bằng về cơ hội và hưởng thụ giữa nam và nữ trong phân phối tiền lương và thu nhập, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới trong những ngành, khu vực và vùng có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
8) Tích cực và kiên quyết phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn nghiện hút, mại dâm
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập, đặc biệt là trong thanh thiếu niên; nhân rộng các mô hình hiệu quả chữa trị, cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng các đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm; thực hiện tốt cuộc vận động “ xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội”.
9) Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo cơ hội cho mọi người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm xã hội yếu thế, tiếp cập và thụ hưởng các chính sách, chương trình phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.


Câu 14: Hiểu biết như thế nào về văn hóa. Trình bày phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Định nghĩa văn hóa - nghĩa rộng về văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh
" Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"
- Trong đời sống của mỗi người và xã hội luôn luôn tồn tại nhu cầu vật chất và tinh thần. Phát triển kinh tế tạo ra của cải, thỏa mãn nhu cầu vật chất, phát triển văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
- Văn hóa định hướng cho sự phát triển toàn diện. Văn hóa phát triển trên cơ sở kinh tế, do kinh tế quyết định nhưng có tác động trở lại thúc đẩy phát triển kinh tế. Văn hóa không nằm ngoài chính trị và phục vụ chính trị. Văn hóa có tính nhân dân sâu sắc; có kế thừa và luôn sáng tạo. Văn hóa có thể vượt trước soi đường phát triển kinh tế, dự báo tương lai
- Văn hóa có chức năng thẩm mỹ, hướng con người tới cái đẹp, cái chân - thiện - mỹ. Văn hóa có chức năng giải trí, góp phần hoàn thiện con người. Văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực đời sống xã hội được truyền bá, lưu giữ, chắc lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc
- Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa nhằm xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng.
- Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu văn hóa thế giới. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Dưới sự lạnh đạo của Đảng, văn hóa Việt Nam được phát huy và góp phần quyết định vào thắng lợi to lớn của cách mạng.
2. Phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
​a. Tiếp tục phát triển sâu rộng và năng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Nội dung tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà cốt lõi là có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa , hội nhập kinh tế quốc tế. Bản sắc dân tộc gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc dân tộc độc đáo và gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán cũ
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa của nhân loại phải luôn giữ những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc quyết không đánh mất mình, đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn của con người Việt Nam.
​b. Văn hóa gắn kết chặc chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
​Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và các hoạt động xã hội trên mọi phương diện, biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.
​c. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam
- Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam
- Xây dưng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ luật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ.
​d. Xây dựng môi trường văn hóa
​Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hóa. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; tạo ra các đơn vị cơ sở, các vùng dân cư đời sống văn hóa lành mạnh, đa dạng. Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, phường văn hóa. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hóa giữa các trung tâm, đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo...
​e. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa.
​Chú trọng các công trình văn hóa lớn. tiêu biểu. Nâng cao hiểu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện - văn hóa xã, khu vui chơi, giải trí..... Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch
​f. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
​Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại. Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian.
​g. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.
​Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc.
​h. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
​Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân, đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở pháp luật. Nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng. Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện.... trong tôn giáo, đồng thời khắc phục tình trạng mê tín dị đoan, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.

​i. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
​Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất - kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lí phù hợp, chủ động, khoa học.
​j. Phát huy tiền năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật.
​Tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ. Có chính sách trọng dụng các tài năng văn hóa, chăn lo đời sống vật chất và tinh thần của văn nghệ sĩ.
​k. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa
​Làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thu co chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, chống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng... Nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài.
​l. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo
​Phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí. các hộ gia đình. cá nhân, các trí thức tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa. Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục văn hóa - thẩm mỹ, nếp sống văn minh, hiện đại trong nhân dân.
​m. Tăng cường quản lý của nhà nước về văn hóa.
​Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Văn hóa là một mặt trận ; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạnglâu dài, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và phải có ý chí cách mạng, sự kiên trì, thận trọng. Trong đó, "xây" đi đôi với "chống", lấy xây làm chính, kiên trì đấu tranh bày trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chốn mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện "diễn biến hòa bình".


Câu 15: Phân tích vì sao bào vệ tổ quốc là chiến lược của CMVN? Liên hệ nhiệm vụ của mọi người trong việc thực hiện nhiệm vụ đó?
Bảo vệ TQ là qui luật đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sau cách mạng, ở đâu cũng thế kẻ thù bị đánh đổ luôn tìm cách phục thù, cấu kết với kẻ thù bên ngoài tìm cách chống lai. Một cuộc CM chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ. Như lời chủ tịch HCM nói: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Trong lịch sử, ông cha ta đã không chịu khuất phục trước mọi khẻ thù lớn mạnh, Đảng ta cũng đã phát huy truyền thống anh hùng dân tộc đánh thắng đế quốc xâm lược. Vì vậy, qua hơn 20 năm đổi mới đến nay, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị của đất nước  được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm
Tuy nhiên, xu thế của thế giới ngày nay tuy hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh vẫn quyết liệt. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phát triền năng động nhưng cũng tiềm ẩn 1 số nhân tố gây mất ổn định. CN đế quốc, các thù lực thù địch vẫn âm mưu chống phá CM nước ta và tinh vi hơn bằng chiến lược”diễn biến hòa bình”. Một số phần tử bất mãn, thoái hóa trong nước cũng đang phụ họa với kẻ đich chống lại Đảng, nhà nước thêm vào đó là các tệ nạn tham nhũng, tệ nạn XH chưa được ngăn chặn hiệu quả.
Sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Chúng ta đang đứng trước cơ hội, thách thức lớn, nếu bị tụt hậu về kinh tế thì nguy cơ “diễn biến hòa bình”, tệ nạn xã hội sẽ có điều kiện lấn tới
Vì vậy, chúng ta không thể lơ là nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích dân tộc. xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc VNXHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược, quan trọng, liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau của CMVN hiện nay. Trong đó, bảo vệ TQ là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên lâu dài, vừa khẩn trương cấp bách trong cục diện TG và nước ta ngày nay. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, thanh niên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng nhiêm vụ này, nêu cao cảnh giác, quyết tâm đánh bại âm mưu” diễn biến hòa bình” của các thế lực kẻ thù.
*Liên hệ nhiệm vụ của mọi người trong việc thực hiện nhiệm vụ đó (tự xử)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: